Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Đề tài “ Vài nét về năng suất và chất lượng doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập “

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.62 KB, 9 trang )


Đề tài “ Vài nét về năng suất và chất lượng doanh nghiệp Việt Nam trong tiến
trình hội nhập “
Với xu hướng toàn cầu hoá, nền kinh tế thế giới đang thay da đổi thịt từng
ngày. Trong vòng quay của thời gian và vòng xoáy của thời đại, Việt Nam đã
và đang từng bước cố gắng để bắt kịp với guồng quay thương mại, nhanh
chóng hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Năm 1995,Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Asean). Năm
1997, là thành viên sáng lập ra diễn đàn hợp tác Á – Âu (Asem). Năm 1998, gia
nhập diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương , tháng 11/2006 Việt Nam
đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Những bước tiến quan trọng này là kết quả của sự thay đổi to lớn trong tư duy và
nhận thức của cả hệ thống nền kinh tế đặc biệt là trong vấn đề cạnh tranh. Cạnh
tranh ở đây không chỉ đơn thuần là tranh giành trong phạm vi nội bộ một quốc gia
nữa, mà sâu rộng hơn nó chính là một cuộc chiến thương mại mang tính chất sống
còn của một doanh nghiệp, một quốc gia trong thời kì hội nhập. Vũ khí của cạnh
tranh chính là chất lượng mà chất lượng lại là một trong những yếu tố nâng cao
năng suất, ngược lại năng suất cũng góp phần đảm bảo chất lượng của hàng hoá,
dịch vụ. Hiểu rõ mức độ quan trọng trong mối quan hệ biện chứng giữa năng suất
và chất lượng sẽ giúp doanh nghiệp tăng sức mạnh cạnh tranh trên thị trường.

Năng suất

Theo quan niệm truyền thống, năng suất lao động là lượng sản phẩm sản xuất ra
trong một đơn vị thời gian. Theo Hội đồng năng suất châu Á đưa ra năm 1959:
"Tổng quát mà nói, năng suất-chất lượng là một trạng thái tư duy. Nó là thái độ
tìm kiếm để cải tiến những gì đang tồn tại. Có một sự chắc chắn rằng con người
ngày hôm nay có thể làm việc tót hơn ngày hôm qua và ngày mai tốt hơn ngày
hôm nay. Hơn nữa, nó đòi hỏi những cố gắng không ngừng để thích ứng với các


hoạt động kinh tế trong những điều kiện luôn thay đổi, luôn ứng dụng những lý
thuyết và phương pháp mới. Đó là một sự tin tưởng chắc chắn trong quá trình tin
tưởng của loài người."

Năng suất trở thành vấn đề trọng tâm, tổng hợp và quan trọng. Nó phản ánh hiệu
quả của sản xuất-kinh doanh và hay nói cách khác nó đầy ý nghĩa với hiệu quả.

Chất lượng

Chất lượng là 1 khái niệm quá quen thuộc với loài người ngay từ thời cổ đại, tuy
nhiên chất lượng là 1 khái niệm gây nhiều tranh cãi. Có rất nhiều định nghĩa về
chất lượng, tuy nhiên ở đây sẽ trình bày ra quan niệm về chất lượng theo ISO
9000-2000: “Chất lượng là khả năng của tập hợp các đặc tính của 1 sản phẩm, hệ
thống hay quá trình để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các bên có liên
quan.”

Trong nền kinh tế thị trường, hầu hết các mặt hàng đều ở trạng thái cung lớn hơn
cầu, dẫn đến các doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau bằng việc phải thỏa mãn
ngày càng tốt những nhu cầu của người mua. Do đó các doanh nghiệp phải nâng
cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng ngày càng cao những nhu cầu mà khách hàng
mong đợi.

Năng suất-chất lượng là 2 phạm trù, 2 khái niệm có mối quan hệ tương124.gif hỗ
với nhau, năng suất tác động đến chất lượng: Bởi năng suất được hiểu là thái độ
nhằm tìm kiếm để cải tiến những gì đang tồn tại, nên khi năng suất nâng cao sẽ
đáp ứng một cách tốt nhất những nhu cầu của khách hàng về số lượng, chủng loại,
giá cả của sản phẩm... Từ đó có khả năng ảnh hưởng đến chất lượng, có thể làm
cho chất lượng được nâng cao.

Ngược lại chất lượng cũng tác động đến năng suất: Năng suất thường đồng nghĩa

với hiệu suất, theo quan niệm hiện nay, năng suất bằng tỉ lệ giữa đầu ra và đầu
vào. Vì thế chất lượng cao sẽ giảm số sản phẩm sai hỏng => đầu ra tăng lên với
cùng 1 khối lượng đầu vào => Hiệu suất tăng lên. Ngoài ra chất lượng cao còn làm
tăng độ bền sản phẩm, kéo dài tuổi thọ. Đối với những sản phẩm là các công cụ,
phương tiện sản xuất hay tiêu dùng có sử dụng nguyên liệu, năng lượng trong quá
trình tiêu dùng, thì chi phí trong vận hành khai thác sản phẩm là 1 thuộc tính chất
lượng rất quan trọng. Sản phẩm càng hoàn thiện, chất lượng càng cao thì mức độ
tiêu thụ nguyên liệu, năng lượng trong sử dụng càng ít => góp phần nâng cao chất
lượng lao động.

Năng suất và chất lượng là 2 khái niệm đồng hướng, chúng có mối quan hệ
biện chứng, bổ xung và tăng cường lẫn nhau.


Năng suất - Chất lượng trong các doanh nghiệp Việt Nam

Những mặt tích cực

Hai mươi năm Đổii mới tuy chưa phải là dài đối với một nền kinh tế nhưng nó là
cả một chặng đường phấn đấu. Toàn bộ hệ thống kinh tế đã và đang chuyển mình,
gặt hái được những thành công to lớn, có những thay đổi cả về chất và lượng. Tất
nhiên đó là kết quả trực tiếp của nhận thức đúng đắn và bước đi khoa học trong
hoạt động sản xuất kinh doanh. Là một vũ khí trên thương trường hiện nay, nhận
thức về năng suất và chất lượng đã có sự tiến bộ rõ rệt.

Giờ đây, năng suất không còn là sản xuất nhiều hơn khi sử dụng những nguồn lực
như nhau hay sản xuất cùng sản phẩm nhưng sử dụng ít nguồn lực hơn mà điều
thiết yếu là sản xuất ra đúng sản phẩm với giá cả cạnh tranh để luôn luôn đảm bảo
sự thỏa mãn khách hàng ở mức cao nhất. Về chất lượng, không chỉ dừng lại ở chất
lượng sản phẩm, ở kiểm tra chất lượng, chất lượng hiện nay được hiểu ở quy mô

rộng hơn là chất lượng quá trình, chất lượng toàn diện. Vì vậy để nâng cao sức
cạnh tranh thì gia tăng và cải tiến năng suất- chất lượng là 1 yếu tố tiên quyết.

Tuy từ nhận thức đến thực tiễn còn nhiều khó khăn, song không thể phủ nhận năng
suất-chất lượng trong các doanh nghiệp Việt Nam đã có những bước tiến rõ rệt.
Nếu như chỉ cách đây khoảng 20 năm, hàng Việt Nam sản xuất ra không đủ phân
phối và tiêu dùng, thì ngày hôm nay có thể nói hàng nội địa có mặt ở khắp nơi
trong nước và nhiều nơi trên thế giới, đa dạng cả về số lượng và chủng loại. Rõ
ràng năng suất sản phẩm đã gia tăng nhờ cải tiến kĩ thuật và áp dụng công nghệ
mới.

Chất lượng sản phẩm cũng được nâng cao rõ rệt. Nếu như trong thời bao cấp hàng
hoá sản xuất ra không đủ so với cầu thì nhu cầu của con người chỉ dừng lại ở “ăn
no mặc ấm”. Còn ngày nay xã hội phát triển chất lượng cuộc sống cũng được nâng
cao thì nhu cầu của con người lại là “ăn ngon, mặc đẹp”, là được khẳng định mình
với những sản phẩm đắt tiền, chất lượng cao và hợp “mốt”.

Đặc biệt, công nghệ thông tin ra đời đã tạo ra bước đột phá về năng suất chất
lượng. Nó rút ngắn thời gian thu thập, xử lý và phản hồi thông tin, cải tiến hoạt
động quản lý, tạo ra sự thỏa mãn của khách hàng, tiết kiệm thời gian và chi phí,
nâng cao hiệu quả lao động. Ngày nay, người ta không cần mất hàng giờ, hàng
ngày để đánh một bức điện tín mà ở bất cứ đâu, chỉ cần chiếc điện thoại di động
trên tay, bạn có thể liên lạc tới bất cứ nơi nào. Chính công nghệ thông tin cũng
giúp rút ngắn thời gian phản hồi, sự chậm trễ trong ra quyết định và từ đó loại bỏ
rào cản trong việc gia tăng năng suất lao động, đặc biệt đối với những dịch vụ định
hướng vào khách hàng như dịch vụ công cộng, ngân hàng, bảo hiểm, và giao
thông.

Nổi bật hơn, trước tình hình tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, nguồn
nguyên liệu và năng lượng khan hiếm, Việt Nam đã bắt đầu tiếp cận với khái niệm

“Năng lượng xanh” như một giải pháp tối ưu mà chưa chắc cần tới cải tiến công
nghệ. Đây là một phương pháp kết hợp giữa các biện pháp tăng năng suất với các
kĩ thuật quản lý môi trường nhằm tạo ra sản phẩm, dịch vụ hài hòa với môi trường
nhằm đạt được mục tiêu tăng năng suất mà không làm ô nhiễm hoặc tổn hại tới
môi trường. Tính đến năm 2005, Việt Nam đã thực hiện thành công chương trình
“Năng suất xanh và phát triển cộng đồng” tại 96 điểm thuộc 21 tỉnh thành trên cả
nước và thí điểm chương trình nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng tại công ty
cao su SAO VÀNG. Các giải pháp tiết kiệm năng lượng cũng được áp dụng tại
nhiều doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp giảm được từ 10% đến 15% chi phí về
năng lượng, đồng thời bảo vệ được môi trường và tăng khả năng cạnh tranh trên
thị trường trong nước và quốc tế.

Năng suất và chất lượng có mối quan hệ tương hỗ nhau. Do đó, song hành cùng
năng suất, chất lượng hàng hóa Việt Nam cũng tiến bộ hơn rất nhiều. Hàng hóa
Việt Nam có thị phần nội địa ngày càng cao, đã xuất khẩu tới nhiều nước và có
nhiều mặt hàng có uy tín cao như dệt may, giày dép, thủy hải sản... so với 10 năm
trước đây hàng hóa Việt Nam bị rẻ rúng vì chất lượng kém. Đó là do sự áp dụng
khá thành công các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng vào sản xuất kinh doanh đặc
biệt là bộ tiêu chuẩn ISO 9000.

Tính đến tháng 12 năm 2005, Việt Nam có 2461 chứng chỉ ISO trên tổng 776608

×