Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

NGHỀ TRUYỀN THỐNG VÙNG NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG TRONG THỜI KỲ NỀN KINH TẾ VIỆT NAMCHUYỂN ĐỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (343.4 KB, 18 trang )


1
VNH3.TB2.641
NGHỀ TRUYỀN THỐNG VÙNG NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG
SÔNG HỒNG TRONG THỜI KỲ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
CHUYỂN ĐỔI

TS. Lưu Thị Tuyết Vân
Viện Sử học – Viện Khoa học xã hội Việt Nam

Với vị trí là nền công nghiệp thôn xã, từ xa xưa các nghề truyền thống vùng đồng
bằng sông Hồng (ĐBSH) đã đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất hàng hoá phục vụ
sản xuất và đời sống của nhân dân. Trong hơn hai chục năm Đổi mới, nền kinh tế Việt Nam
chuyển dần sang cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, các nghề truyền
thống vùng này đã có nhiều biến động. Nhiều nghề mới, mặt hàng mới, làng nghề mới hình
thành góp phần to lớn về kinh tế – xã hội ở nông thôn và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc,
đồng thời vẫn mang nặng tính chất nông nghiệp, nông thôn với những yếu tố tích cực và hạn
chế. Hiện nay, khái niệm về nghề truyền thống, làng nghề truyền thống còn có những ý kiến
khác nhau. Có người coi nghề truyền thống là nghề cổ truyền, có người căn cứ vào thời gian
tồn tại, số hộ theo nghề và thu nhập từ nghề so với tổng thu nhập trong làng xã nhưng cũng
có người lại quan niệm ngành nghề truyền thống là ngành nghề nông thôn đã được tồn tại
trong một số năm nhất định… Bài viết nhỏ này không đi sâu về mặt khái niệm mà sẽ nêu
lên một số nét cơ bản nhất của những nghề truyền thống vùng nông thôn ĐBSH trong quá
trình chuyển sang cơ chế thị trường, đó là những ngành nghề tiểu - thủ công nghiệp có từ
lâu đời và đã được mở rộng khắp vùng ĐBSH còn tồn tại đến hiện nay, bao gồm cả những
ngành nghề đã được sử dụng máy móc.
1. Vài nét về truyền thống. Theo một nhà nghiên cứu người Pháp
1
thì đến năm 1724
Việt Nam đã có hầu hết các nghề thủ công. Sách Đại Nam nhất thống chí thời Nguyễn cũng
cho thấy sự phong phú của các phẩm thủ công ở vùng ĐBSH: Tỉnh Hà Nội (bao gồm cả tỉnh


Hà Đông và Sơn Tây) có tơ, bông, lụa trắng, trìu nam, là lĩnh hoa, sại nam, the hoa, the
mình băng (có hoa lấm chấm), sa hoa nhỏ, nón lá, dầu nước, diêm tiêu, giấy sắc, các hạng
giấy, quạt tre, ngói, nồi đất, chè, mật mía, đường đen, muối, bánh phục linh, cốm dẹp, cốm
trộn đường, quai thao, rượu trắng. Tỉnh Ninh Bình có chiếu trơn, bông vải, đường mía, chè,
mắm rươi. Tỉnh Hưng Yên có bông, vải, đường mía, mật, quạt lông, chiếu trơn. Tỉnh Nam
Định có vải nhỏ trắng, thuốc lào, mật mía, nước mắm thơm, gạch và bát, đồ mã, quạt, đồi
mồi, quạt tre, lược bí, hương nén, hương đen, giày (dép), lưới, chiếu, trứng tằm. Tỉnh Bắc
Ninh có lụa trắng, vải trắng, vải thâm, vàng lá, sơn sống, dệt sại, đồ đồng, đò gốm, gạch


1
Dumoutier. Essais sus Tonkinois”, Hà Nội, 1908.

2
ngói, bút mực, hương phụ, nam sâm, mạt mía, rượu trắng, mắm ruốc
1
… Trong quá trình
phát triển, các làng nghề hình thành. Từ thế kỷ thứ XV, thợ làm vàng bạc làng Châu Khê,
tỉnh Hải Dương đã được nhà Lê vời ra Hà Nội đúc bạc nén. Sau đó người Châu Khê quy tụ
thành phường, xây nhà, mở cửa hiệu, lập thành phố hàng Bạc (đầu thế kỷ XX là phố Đổi
bạc – Rue des Changeurs)
2
… Vào thế kỷ XIX, riêng nghề dệt vải: tỉnh Hà Nội có 9 xã, 1
thôn; tỉnh Nam Định có 8 xã, thôn; tỉnh Sơn Tây có 26 xã, thôn; tỉnh Bắc Ninh có 15 xã,
thôn. Có làng dệt sầm uất như làng La Khê (Hà Đông) chuyên dệt các loại vải, lụa, gấm,
lĩnh đã có tới 300 thợ chuyên
3
… Theo Pierr Gourou, vào đầu thế kỷ XX vùng ĐBSH có 108
nghề thủ công với 215.000 thợ chia làm các nhóm nghề: dệt; chế biến nông sản, thực phẩm;
đan lát; nghề mộc; thợ nề làm gạch, nung vôi; làm giấy và hàng mã; kim hoàn; làm nông cụ;

làm gốm.
Các nghề truyền thống đã làm nên đặc thù của vùng đất ĐBSH và dệt nên những vần
thơ như:
Ai về Đồng Tỉnh Huê Cầu
Đồng Tỉnh ban thuốc Huê Cầu nhuộm thâm…
Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng
Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông…
Đồng nát thì về Cầu Nôm…
Sau năm 1954, trong điều kiện hoà bình, các nghề thủ công truyền thống vùng ĐBSH
được phục hồi và phát triển, hàng hoá rất phong phú đủ để cung cấp cho nhu cầu vốn còn
hạn chế của nhân dân sau chiến tranh. Từ năm 1958 trở đi đến năm 1979, công cuộc cải tạo
và phát triển xã hội chủ nghĩa đã chuyển các nghề truyền thống từ sản xuất tự sản, tự tiêu,
thị trường tự do sang cơ chế kế hoạch hoá tập trung. Hầu hết các cơ sở sản xuất TTCN được
tổ chức vào ba loại hình sản xuất tập thể là HTX TTCN chuyên nghiệp, tổ sản xuất TTCN
chuyên nghiệp và HTX nông nghiệp kiêm doanh. Số liệu năm 1973 cho thấy vùng ĐBSH
có 1.289 HTX TTCN chuyên nghiệp với 269.725 lao động. Về giá trị, các nghề truyền
thống đã chiếm tỷ lệ lớn trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp Trung ương và địa phương
(năm 1973, giá trị sản lượng là 356,9 triệu đồng, chiếm khoảng 50% số HTX, 53,5 tổng số
lao động và 40% giá trị tổng sản lượng của TTCN miền Bắc
4
). Năng lực thực tế còn lớn hơn
nhiều nếu như thành phần cá thể TTCN không bị triệt tiêu, nhiều lao động và nghệ nhân
không phải trở về với sản xuất nông nghiệp. Ví dụ về 36 làng nghề thuộc tỉnh Hải Hưng
(nay là hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên) lúc đó thì có 21 làng được tổ chức vào làm ăn tập


1
Đại Nam nhất thống chí. Tập IV. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1971, tr.141.
2
Hội đồng nghiên cứu và biên soạn lịch sử tỉnh Hải Hưng. Nghề cổ truyền. Tập II. Sở Văn hoá thông tin Hải Hưng xb.

Hải Hưng, 1987, tr. 82.
3
Nội các triều Nguyễn. Khâm định Đại nam hội điển sự lệ. Tập IV. Nxb Thuận Hoá, 1993, trang 364
4
Niên giám thống kê 1974. Tổng cục Thống kê, Hà Nội, 1974.

3
thể dưới nhiều hình thức, 10 làng chưa có điều kiện tổ chức HTX, còn lại 5 làng không có
điều kiện phát triển đã bị thất truyền… Đây là thời kỳ mà năng lực sản xuất của các nghề
truyền thống bị hạn chế cao độ, nhiều nghề bị mai một đi góp phần làm cho tình trạng thiếu
thốn hàng hoá tiêu dùng trở nên trầm trọng.
Từ năm 1979 đến năm 1989 mặc dù vẫn tồn tại cơ chế kế hoạch hoá nhưng bước đầu
chính sách kinh tế đã được đổi mới trên tất cả các lĩnh vực sản xuất, phân phối, lưu thông
dưới tác động của Hội nghị TƯ lần thứ 6 năm 1979, đó “là bước chuyển biến có ý nghĩa đầu
tiên ra khỏi hệ thống kế hoạch hành chính tập trung hoá cao độ”
1
.
Từ sau năm 1979, các
nghề truyền thống vùng ĐBSH đã có sự chuyển biến. Cụ thể năm 1986 vùng ĐBSH có
10.044 cơ sở sản xuất TTCN với 535.500 lao động trong đó 1.526 HTX chuyên, 1.974 tổ
sản xuất chuyên nghiệp và 6.001 HTX nông nghiệp kiêm doanh, chiếm trên 50% số cơ sở
sản xuất TTCN miền Bắc
2
.
Thành phần cá thể đã dần tăng lên. Năm 1986, lao động TTCN
cá thể có 121.800 người. Giá trị sản xuất TTCN cá thể từ 9.842,2 triệu đồng năm 1979 lên
147,9 triệu đồng năm 1988 và 198,9 triệu đồng năm 1989
3
.
Mặc dù vẫn còn bị ràng buộc bởi

các quan hệ do cơ chế sinh ra những các nghề truyền thống đã có sự thay đổi theo cách tăng
thêm mặt hàng, tăng số lượng lao động. Chẳng hạn ở tỉnh Hà Sơn Bình (gồm ba tỉnh Hà
Đông, Sơn Tây, Hoà Bình) vào năm 1980 các cơ sở dệt màn, vải lụa, khăn bông đã làm
thêm mặt hàng tre đan xuất khẩu, thảm đay, móc sibôri, len tái sinh. Các cơ sở cơ khí tiêu
dùng đã làm thêm hàng nhôm, nồi chảo gang, kiềng bằng phế liệu. Các cơ sở sơn mài làm
thêm phần mộc và hàng mây song. Một số nơi tổ chức làm thêm mặt hàng xà phòng, nước
chấm… Đến năm 1983, số nghề thủ công ở tỉnh Hà Sơn Bình đã tăng lên 150 nghề so với
124 nghề trong những năm trước đó. Có cuốn sách ở địa phương lúc đó còn cho rằng năm
1980 ở Hà Sơn Bình đã có 164 nghề thủ công và nghề phụ, riêng huyện Phú Xuyên có 96
nghề
4
.
Từ năm 1981, tỉnh có thêm 430 khung dệt khăn bông, sản lượng (1985) là 220 ngàn
cái. Năm 1983, do nhu cầu dệt vải chéo xuất khẩu cho Liên Xô và Tiệp Khác, tỉnh có thêm
1.840 khung dệt với 2.000 lao động. Các cơ sở dệt tập trung ở vùng ven ông Đáy thuộc hai
huyện Mỹ Đức và Ứng Hoà nơi vốn có tới 16 cơ sở dệt truyền thống
5
.

Các tỉnh khác cũng có tình hình tương tự. Huyện Vụ Bản, tỉnh Hà Nam Ninh (nay
thuộc tỉnh Nam Định) là một huyện chiêm trũng, vào năm 1986-1987 có tới 16 mặt hàng
xuất khẩu, trong đó có sơn mài, mành trúc, mành tăm, thảm len, hàng ren, thảm đay, thảm
bẹ ngô. Huyện Lý Nhân trước đó chỉ có các nghề gạch, ngói, nung vôi, thêu ren, đan lát thì
đến năm 1980 đã có thêmc ác nghề mới như dệt thảm len, thảm đay, thảm bẹ ngô, công cụ


1
Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước. Báo cáo về nền kinh tế Việt Nam. Chương trình phát triển của Liên Hợp quốc. Hà Nội,
1990.
2

Niên giám thống kê 1986. Tổng cục Thống kê, Hà Nội, 1988.
3
Niên giám thống kê 1989. Tổng cục Thống kê, Hà Nội, 1991, tr.31.
4
Nguyễn Đình Lễ. Suy nghĩ về nghề sơn mài ở làng Giã Thượng, tỉnh Hà Tây (1957-1990). Nghiên cứu Lịch sử số 4-
1993
5
Liên hiệp xã tiểu - thủ công nghiệp Hà Sơn Bình. Đề án sản xuất mặt hàng dệt kim 1983-1985. Hà Sơn Bình, 8-3-
1983. Bản Rônêô.

4
đạp bụi tinh dầu xuất khẩu, đưa số nghề thủ công của huyện lên 15 nghề với 74 mặt hàng.
Tỉnh Thái Bình năm 1982 đã dẫn đầu về giá trị xuất khẩu toàn miền Bắc 54 triệu đồng so
với 3,5 triệu đồng (1970). 226/269 xã trong tỉnh có từ 3-5 ngành nghề.
Các nghề làm hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu đã rất phát triển như: nghề làm hàng
cói và đồ cói xuất khẩu gồm dệt thảm cói, chiếu se đan, đan các đồ cói bàn, cốc, thảm , đĩa,
giày cói. Các nơi phát triển mạnh nhất Hà Nam Ninh, Thái Bình, và một phần ở Hải phòng,
Hải Hưng. Huyện Kim Sơn, Ninh Bình có 5.000 lao động chuyên làm hàng cói. Huyện
Xuân Thuỷ Nam Định có7.500 lao động làm hàng cói… Nghề chế biến đay phát triển mạnh
ở Hải Hưng và Thái Bình. Năm 1980, tỉnh Hải Hưng sản xuất 685 ngàn mét khối thảm đay,
nơi sản xuất nhiều nhất là huyện Khoái Châu và huyện Phù Tiên. Tính chung tỉnh Thái Bình
có đến 300 cơ sở chế biên đay và cói…Nghề mây tre giang đan phát triển mạnh nhất vẫn là
tỉnh Hà Sơn Bình, giá trị sản lượng năm 1982 đạt 39,8 triệu đồng, năm 1986 đạt 105,6 triệu
đồng (~ 2,640 triệu rúp/đôla). Vùng tập trung tre đan là Ninh ở, Thường Tín. Vùng mây
giang đan tập trung ở Phú Vinh, Trung Hà (5.400 lao động), vùng mành tranh tập trung ở thị
xã Hà Đông, huyện Quốc Oai và huyện Ứng Hoà. Ở tỉnh Thái Bình và tỉnh Hà Nam Ninh
lúc đó cũng có sản xuất mây tre đan nhưng số lượng ít hơn. Nghề thêu phát triển mạnh ở
tỉnh Hà Sơn Bình, năm 1985 đạt 6,2 ngàn bộ. Làng Quất Động huyện Thương Tín có 140
lao động chuyên nghiệp và 600 lao động nông nghiệp kiêm doanh làm nghề thêu… Nghề
làm tranh dân gian có ở một số nơi, riêng làng Đông Hồ ở tỉnh Bắc Ninh có tới 17 dòng họ

làm tranh, với 50 nghệ nhân và hàng trăm lao động….
Có thể nói các nghề thủ công truyền thống vùng ĐBSH đã được phục hồi và phát
triển từ sau năm 1979 và đây là bước tập dượt để chuyển sang cơ chế thị trường sau năm
1989.
Năm 1989, hệ thống tổ chức Liên hiệp xã Tiểu thủ công nghiệp TƯ và địa phương –
tổ chức quản lý ngành dọc của TTCN Việt Nam giải thể. Cùng thời điểm này, thị trường
truyền thống Liên Xô và các nước Đông Âu không còn. Có thể nói đây là một “cú sốc” đối
với các ngành nghề nông thôn nói chung. Bởi từ đây người sản xuất phải tự lo “đầu vào” và
“đầu ra” cho sản phẩm của mình. Hầu hết các nghề làm các mặt hàng xuất khẩu đã bị chao
đảo. Nhiều làng nghề, hộ thủ công đã phải chuyển sang sản xuất nông nghiệp. Có những hộ
nhận bao tiêu sản phẩm xuất khẩu đã bị phá sản. Từ năm 1989 đến khoảng năm 1994 là thời
gian các chủ sản xuất phải hướng tới thị trường tiêu thụ trong nước và các nước phát triển
mà lúc đó gọi là thị trường “khu vực II - TBCN”. Từ sau năm 1994 đến nay, dưới tác động
của chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam, thị trường xuất khẩu của các
nghề truyền thống ngày càng mở rộng. Ở trong nước, vấn đề lương thực được giải quyết,
đời sống nhân dân ngày càng ổn định tạo sức mua tăng. Cùng với các biện pháp khôi phục
và phát triển ngành nghề của nhà nước và các tỉnh, những yếu tố trên đã làm cho nghề
truyền thống ở cả nước cũng như ở ĐBSH ổn định trở lại và dần dần phát triển.
Có thể nêu lên một số điểm nổi bật dưới đây.

5
2. Mặc dù vẫn còn bị chi phối bởi yếu tố thị trường làm cho sản xuất không ổn định,
số ít nghề bị mai một đi nhưng hầu hết các nghề truyền thống trong vùng ĐBSH vần tồn tại
và lan toả rộng.
Các chỉ số về ngành nghề nông thôn ở vùng ĐBSH thường đạt cao hơn so với các
vùng khác trong nước. Từ năm 1995 đến năm 2000, các tỉnh ĐBSH có 250 ngàn cơ sở công
nghiệp địa phương so với dưới 600 ngàn cơ sở ở cả nước. Riêng tỉnh Hà Tây
1
có 59.395 cơ
sở. Sau Hà Tây là tỉnh Thái Bình nơi có nhiều cơ sở công nghiệp địa phương. Theo Hội

nghị Phát triển ngành nghề nông thôn các tỉnh phía Bắc tổ chức tháng 8-2000, thì toàn bộ 11
tỉnh vùng ĐBSH trong số 36 tỉnh ở cả nước là điển hình về khôi phục, phát triển làng nghề.
Nếu tính theo đơn vị ngành nghề thì năm 2000, cả nước có 1.350.000 đơn vị ngành nghề,
trong đó chủ yếu là đơn vị hộ (97%), trong đó Hà Tây đã có hơn 99.450 cơ sở, tỉnh Bắc
Ninh có tới 14.651 cơ sở, Hà Nam gần 10.860 cơ sở
Về số làng nghề, số liệu cho biết còn có sự khác nhau nhưng đều cho biết các tỉnh
vùng ĐBSH cũng là nơi có nhiều làng nghề nhất so với cả nước và trong vùng ĐBSH, cao
nhất là tỉnh Hà Tây. Từ 439 làng nghề năm 1995 tăng lên 731 làng năm 1998, bằng 50% số
làng nghề của cả nước (khoảng 1.450 làng). Cụ thể: Thái Bình có 82 làng, Ninh Bình có 161
làng, Nam Định có 90 làng, Hà Nam có 37 làng, Hải Dương có 42 làng, Hưng Yên có 39
làng, Hải Phòng có 80 làng, Bắc Ninh có 58, Hà Nội có 40 làng, Hà Tây có 88 làng và Vĩnh
Phúc có 14 làng. Số liệu của đề tài KH 02-08 thì cho biết số làng nghề ít hơn (do xét tiêu chí
làng nghề cao hơn), trong 10 năm 1990-2000, làng nghề vùng ĐBSH tăng từ 499 lên 581
trong đó làng nghề được hiện đại hoá có 54 làng. Số làng nghề mất đi đã giảm từ 18 làng
xuống 13 làng.
Xem xét mạng lưới nghề và nhóm nghề chủ yếu nằm trong khu vực làng nghề ở Hà
Tây vào năm 2005 cho thấy Hà Tây vẫn luôn luôn xứng đáng với danh hiệu “đất trăm
nghề”.
Chế biến tơ tằm ở Lương Phúc (Ba Vì); Dệt lụa, đũi tơ tằm ở Vạn Phúc (Hà Đông),
Cống Xuyên (Thường Tín); dệt vải ở La Dương (Hoài Đức), Phùng Xá (Mỹ Đức), Hòa Xá
(Ứng Hòa); Dệt kim, dệt len ở La Phù (Hoài Đức), Thanh Thần (Thanh Oai); Dệt in hoa ở
La Nội, Ỷ La (Hoài Đức); Dệt thảm ở Làng Đông (Phúc Thọ); thêu ở Thôn Nội, Thôn Trì
(Mỹ Đức), Bình Lăng, Cổ Chất, Đào Xá, Đình Tổ, Đông Cừu, Hướng Dương, Khoái Nội,
Quất Động, Từ Vân, Phương Cù, Bì Hướng, Đô Quan, Nguyên Bì, Lưu Xá, Đức Trạch,
Quất Lâm, Quất Tỉnh (Thường Tín), Đại Đồng (Phú Xuyên); ren ở Thôn Trên (Thanh Oai),
Bì Hướng, Đô Quan, Nguyên Bì, Lưu Xá, Đức Trạch, Quất Lâm, Quất Tỉnh (Thường Tín);
đan võng ở Thao Nội, Thao Ngoại (Phú Xuyên); nghề cào bông ở Văn Hội, Xuân La (Phú
Xuyên); bông vải sợi ở Trung Thượng (Ứng Hòa), Hạ Thái (Thường Tín); nghề may ở Tử
Thuận, Thượng Yên, Thôn Trung (Phú Xuyên), Thượng Hiệp (Phúc Thọ), Thạch Xá (Ứng
Hòa), Hữu Bằng (Thạch Thất), Thôn Thượng, Thôn Giữa (Thanh Oai); nghề bông len ở Trát



1
Xin vẫn dùng địa danh là tỉnh Hà Tây vì đến 1-8-2008 Hà Tây mới thuộc Hà Nội.

6
Cầu (Thường Tín); nghề da ở Giế Hạ, Giế Thượng, Thương Yên (Phú Xuyên), Lê Dương,
Văn Khê (Thanh Oai); Nghề rèn ở Đa Sỹ (Hà Đông); nghề cơ khí nông cụ ở Phùng Xá
(Thạch Thất); Nghề kim khí ở Dụ Tiền, Gia Vĩnh, Rùa Hạ, Rùa Thượng, Từ Am (Thanh
Oai), Liễu Nội, Nguyên Hanh (Thường Tín), Phú Gia (Phú Xuyên), Thúy Hội (Đan
Phượng); Nhiếp ảnh ở Lai Xá (Hoài Đức); Chế biến chè ở Bùi Thông, Đô Tràm, Cao Lãm,
Đồng Chàm, Trung Sơn, Đồng Dài (Ba Vì); Chế biến nông sản, lương thực, thực phẩm ở
Minh Hồng (Ba Vì), Thép Thượng, Trung Đỉnh, Bá Nội (Đan Phượng), Cát Quế, Dương
Liễu, Minh Khai, Lưu Xá (Hoài Đức), Tân Đô (Phú Xuyên), Hạ Hiệp, Hiếu Hiệp, Linh
Chiểu (Phúc Thọ), Tân Hòa, Cộng Hòa (Quốc Oai), Cự Đà (Thanh Oai); Làm bún bánh ở
Ngự Can, Cao Xá Hạ (Hoài Đức), Hoài Khê Hạ (Phú Xuyên), Kỳ Thủy, Thanh Lương
(Thanh Oai), Thôn Thạch (Thạch Thất), Thượng Đình (Thường Tín), Bặt Ngõ, Bặt Chùa,
Bặt Trung (Ứng Hòa); Làm giò chả ở Ước Lễ, Hoàng Trung (Thanh Oai); Chế biến lâm sản
ở Thôn Hạ, Thôn Trung (Đan Phượng), Canh Hoạch (Thanh Oai); Mây, tre, giang đan ở
Thông Đạt, Đại Phu (Quốc Oai), Trung Cao, Thái Hòa, Nghĩa Hảo, Đồng Trứ, Khê Thanh,
Đồi Ba, Đông Cựu, Khê San, Lam Điền, Phú Vinh, Phù Yên, Yên Kiên, Lũng Vi, Đồi 2, Hạ
Dục, Tiên Lữ, Phú Hữu 1, Phú Hữu 2 (Chương Mỹ), Thôn Trê (Mỹ Đức), Thông Mùi
(Thanh Oai), Bình Xá, Phú Hòa, Thái Hòa (Thạch Thất), Bằng Sở, Đại Lô, Xâm Dương I,
Xâm Dương II, Xâm Dương III (Thường Tín), Đống Vũ, Hoàng Dương, Hoa Đường (Ứng
Hòa); Nghề đan cót nan ở Thế Trụ, Trại Ro, Văn Khê, Văn Quang (Quốc Oai); Làm mũ,
nón lá ở Liễu Châu, Phong Châu, Phú Xuyên (Ba Vì), Văn La, Quan Châu (Chương Mỹ),
Phú Mỹ (Quốc Oai), Chuông, Tri Lễ, Liên Tân, Mã Kiều, Quang Trung, Tân Dân, Tây Sơn,
Tân Tiến, Quế Sơn, Tiên Lữ, Thị Nguyên, Mọc Xá (Thanh Oai); Đan cỏ tế ở Đường La,
Hoàng Xá, Lưu Động, Lưu Thượng, Lưu Xá, Phú Túc, Từ Sản, Trình Viên (Phú Xuyên),
Phí Trạch (Ứng Hòa); Đan guột tế ở Phí Trạch (Ứng Hòa), Trung Lập (Phú Xuyên); Chẻ

tăm hương ở Ba Dư, Phương Nhị, Ngô Đồng, Mạnh Kỳ, Tảo Dương (Thanh Oai), Phú
Lương Thượng, Phú Lương Hạ, Quảng Nguyên, Đạo Tú, Cầu Bầu (Ứng Hòa); Làm hương
đen ở Xà Cầu (Ứng Hòa); Sơn mài ở (Hạ Thái (Thường Tín), Sơn Đồng (Hoài Đức); Khảm
trai ở Làng Ngọ, Làng Thượng, Làng Trung, Thôn Hạ, Bối Khê, Đồng Vinh, Mỹ Văn (Phú
Xuyên); Sơn khảm, sơn tạc tượng ở Bối Khê, Đồng Vinh, Mỹ Văn (Phú Xuyên); Điêu khắc
ở Sơn Đồng (Hoài Đức), Dư Dụ (Thanh Oai), Nhân Hiền, Thượng Cung (Thường Tín), Phụ
Chính (Chương Mỹ); Mộc dân dụng ở Thượng Thôn (Đan Phượng), Đại Nghiệp, Chanh
Hiên (Phú Xuyên), Dị Nậu, Tràng Sơn, Hữu Bằng, Canh Nậu (Thạch Thất), Định Quán,
Vạn Điểm, Nguyên Hanh (Thường Tín), Phụ Chính, Phụ Yên (Chương Mỹ); Làm đồ sừng ở
Thụy Ứng (Thường Tín); Nghề tiện ở Thôn Trung, Nhị Khê (Thường Tín); Nghề xây dựng
ở Dị Nậu (Thạch Thất).
Ngành chế biến nông sản, thực phẩm của Hà Tây chủ yếu ở hai huyện Hoài Đức và
Đan Phượng và một số huyện thị vùng đồng bằng. Huyện Hoài Đức chiếm 1/3 số làng nghề
chế biến nông sản, thực phẩm của tỉnh. Cụm làng nghề Dương Liễu, Đức Giang, Cát Quế
xã Minh khai, có giá trị sản xuất công nghiệp và dịch vụ đạt gần 80 tỷ đồng/năm (2002).
Vào năm 2002, các làng nghề huyện Hoài Đức đã xay xát 25.000 tấn, tạo 2.000 tấn mật,
nha, 14.000 tấn tinh bột, 33.000 tấn bún khô, 12.000 tấn miến dong Tại Dương Liễu, trước

7
năm 1990 có một điểm tập kết nguyên liệu, đã tiến tới 3 - 4 địa điểm. Về nghề mây tre đan,
số làng nghề chiếm 31% số làng nghề mây tre đan toàn quốc và tập trung ở huyện Chương
Mỹ
1
.
Năm 1999, giá trị xuất khẩu đạt 120 tỷ và năm 2003 là 330 tỷ. Hai thôn Thôn Đồi 2 và
Phú Vinh là hai thôn có thu nhập cao từ hàng mây tre đan, chiếm tỷ trọng trên dưới 90%
tổng thu nhập trong làng. Năm 2003, tại thôn Đồi 2, thu nhập bình quân một hộ là 26,4
triệu, của một hộ cao nhất là 57 triệu, công ty tư nhân 65 triệu và công ty TNHH 200 triệu.
Thôn Phú Vinh, thu nhập bình quân một hộ là 38,9 triệu và của một hộ cao nhất là 80 triệu.
Nghề dệt may là nghề có truyền thống ở tỉnh Hà Đông cũ. Hai năm 1999-2000, tổng giá trị

sản xuất nghề dệt may của Hà Tây đạt 44 tỷ và 46 tỷ, năm 2003 140 tỷ
2

Tại vùng ngoại thành Hà Nội, theo số liệu điều tra nghề và làng nghề Hà Nội cuối
năm 2003 của nhóm chuyên gia Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế-xã hội Hà Nội thì hầu
hết 30 xã đều có nghề thủ công nghiệp, trong đó 10 làng nghề có lịch sử hình thành trên 100
năm, 14 làng nghề từ 30 - 100 năm và 6 làng nghề mới hình thành phát triển tập trung vào
các sản phẩm sau: Nghề gốm, sứ có ở Bát Tràng, Kim Lan, Đa Tốn, Văn Đức, Đông Dư
(Gia Lâm); 2. May ở Kiêu Kỵ, ở Phù Đổng, Sài Đồng (Gia Lâm), Cổ Nhuế (Từ Liêm); 3.
Nghề vàng bạc: dát vàng ở Kiêu Kỵ (Gia Lâm); kim hoàn ở Định Công (Thanh Trì); 4. Chế
biến dược liệu ở Ninh Hiệp (Gia Lâm); 5. Làm giò, chả ở Yên Viên (Gia Lâm); 6. Nghề đan
lát: Chổi tre, chổi đót, đan lát ở Dương Quang; làm nón ở Đại Áng (Thanh Trì); đan lồng
bàn ở Liên Ninh (Thanh Trì); đan rổ, rá ở Kim Lũ (Sóc Sơn); làm bàn tre, trúc ở Xuân thu
(Sóc Sơn); 7. Xe đay, dây đay, dây thừng, dây nhựa ở Long Biên (Gia Lâm), Trung Văn (Từ
Liêm); 8. Nghề làm đồ da Kiêu Kỵ (Gia Lâm; 9. Điêu khắc gỗ, khảm trai ở Vân Hà (Đông
Anh); 10. Sơn mài, đồ gỗ phun sơn ở Liên Hà (Đông Anh); Đông Mỹ (thanh Trì) 11. Kim
khí, cán thép ở Dục Tú (Đông Anh); 12. Mây, tre đan ở Đông Hội (Đông Anh), Đông Ngạc
(Từ Liêm) ; Điêu khắc đá ở Mai Lâm (Đông Anh); 13. Tranh tre ở Mai Lâm (Đông Anh);
14. Đậu phụ ở Võng La (Đông Anh), Mỹ Đình (quận Cầu Giấy), Liên Mạc (Từ Liêm); 15.
Dệt thảm ở Cổ Loa, Uy Nỗ (Đông Anh); 16. Nghề chế biến lương thực, thực phẩm: làm
bún ở Mễ Trì (Từ Liêm), Hoàng Liệt (Thanh Trì); làm cốm ở làng Vòng (quận Cầu Giấy),
làng Mễ Trì (Từ Liêm); làm bánh cuốn (Thanh Trì), bánh khúc ở Duyên Hà (Thanh Trì),
làm bánh đa, miến ở Hữu Hoà (Thanh Trì); 17. Làm bánh kẹo ở Xuân Đỉnh (quận Tây Hồ);
Đại Kim (Thanh Trì); 18. Rèn ở Xuân Phương (Từ Liêm); gò, hàn ở Tây Mỗ (Từ Liêm); 19.
dệt ở Đại Mỗ (Từ Liêm); dệt lông vũ, ăng ten ở Tân Triều (Triều Khúc, Thanh Trì); 21.
Làm vàng mã ở làng Ngũ Hiệp, làng Thịnh Liệt (Thanh Trì), làng Cót, phường Yên Hoà
(quận Cầu Giấy)
3
.


Tỉnh Thái Bình vào năm 2003 có 95 làng nghề, 159/285 xã có nghề. Nghề thêu, nghề
dệt vải, dệt khăn là những nghề thu hút nhiều lao động nhất. Hầu hết các huyện trong tỉnh
đều có cơ sở gia công mặt hàng thêu. Hiện tại, số lao động nghề thêu toàn tỉnh có đến


1
Theo điều tra của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2002.
2
Có một số số liệu của tỉnh Hà Tây trong bài viết này dẫn theo: Đỗ Quang Dũng. Làng nghề Hà Tây trong quá trình
công nghiệp hoá. Luận án Tiến sĩ Kinh tế – 2006.
3
Theo Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam, 6-2006.

8
13.000 người, giá trị gia công hằng năm đạt từ 17 đến 20 tỷ đồng, tập trung nhiều nhất ở xã
Minh Lãng (Vũ Thư) với 9 doanh nghiệp, trên 90% số hộ trong xã có nghề thêu. Nghề dệt
khăn, dệt vải tập trung tại xã Thái Phương (Hưng Hà), thu hút trên 10.000 lao động, sản
phẩm làm ra hằng năm từ 100 - 130 triệu khăn đáp ứng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu,
đạt giá trị từ 150 - 200 tỷ đồng. Nghề dệt đũi phát triển mạnh ở các xã Nam Cao, Lê Lợi,
Đình Phùng (Kiến Xương) với 10 doanh nghiệp, 16 tổ sản xuất và gần 2.000 hộ, trên 4.000
lao động, sản lượng 6 triệu mét đũi/năm, đạt giá trị hơn 60 tỷ đồng. Nghề chạm bạc có trên
2.500 lao động. Từ 3 làng nghề mà nổi tiếng là Đồng Sâm (Kiến Xương) đã phát triển thành
4 xã nghề chạm bạc, hằng năm đạt doanh thu từ 14 - 15 tỷ đồng. Nghề ươm tơ phát triển
mạnh ở các xã Bách Thuận, Hồng Phong (Vũ Thư), Phúc Khánh (thị xã Thái Bình) đạt giá
trị sản xuất hằng năm từ 25 - 30 tỷ đồng. Nghề dệt chiếu cói trước đây chỉ tập trung ở các xã
Tân Lễ (Hưng Hà), Đông Hà (Đông Hưng), An Bài, An Dục (Quỳnh Phụ) đã lan rộng sang
nhiều xã lân cận, sản xuất hằng năm từ 7 đến 8 triệu lá chiếu các loại, đạt doanh thu trên 100
tỷ đồng. nghề mây tre đan ở Thượng Hiền (Kiến Xương), Văn Cẩm (Hưng Hà); Nghề đan
cói ở huyện Kiến Xương và huyện Thái Thuỵ. Nghề làm kính ở Lịch Động (Đông Hng);
nghề làm bánh đa ở làng Me (Hưng Hà); nghề làm mộc ở làng Riệc, làng Vế, làng Nứa (H-

ưng Hà); nghề làm nón ở Thuỵ trình (Thái Thuỵ)
1
.
Có các nghề mới nh nghề làm lông mi
giả ở huyện Quỳnh Phụ và Thái Thụy nghề làm lưỡi câu cũng ở huyện Quỳnh Phụ và
huyện Thái Thụy. Nghề truyền thống đã tạo việc làm cho hơn 350.000 lao động, chiếm hơn
1/4 lực lượng lao động trong tỉnh. Riêng khu vực làng nghề đã tạo ra giá trị sản xuất tiểu thủ
công nghiệp 1.266 tỷ đồng, chiếm hơn 75% giá trị sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp
của toàn tỉnh. Nhiều xã, giá trị sản xuất làng nghề đã chiếm hơn 50% tổng giá trị toàn xã,
giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương và vùng lân cận.
Tỉnh Bắc Ninh hiện vẫn có nghề khảm trai ở Đồng Kỵ, tranh Đông Hồ (còn ba gia
đình nghệ nhân và một số ít gia đình khác), rượu Làng Vân, giấy gió Yên Phong, sơn mài
Tiên Sơn, đúc đồng Gia Lương, sắt thép Châu Khê, gốm sứ ở Phù Lãng (Quế Võ), Thị Cầu
(Thị xã Bắc Ninh), dệt nhuộm in hoa ở Tương Giang (Từ Sơn), Hoài Thượng, Song Hồ
(Thuận Thành), Cao Đức (Gia Bình), nhôm Yên Phong, tơ tằm ở Nội Duệ (Tiên Du), Vọng
Nguyệt (Yên Phong), thêu ren ở xã Đại Lại (Gia Bình), xây dựng ở Nội Duệ (Tiên Du), bún
bánh Mỹ Độ, khảm trai ở Đình Bảng, tranh tre - sản phẩm mới ở Xuân Lai (huyện Gia
Bình) Theo số liệu của Báo Nông thôn ngày nay, đến năm 2001, toàn tỉnh Bắc Ninh có 58
làng nghề, 25 ngàn hộ chuyên nghiệp và hàng chục ngàn hộ không chuyên nghiệp sản xuất
công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.
Tỉnh Ninh Bình cũng rất phong phú các nghề truyền thống. Chỉ tính riêng huyện Yên
Mô có tới 11 làng nghề làm các nghề dệt vải, dệt chiếu, làm mộc, làm nề, khai thác đá, chế
biến lương thực, thực phẩm (nem, giò trứng, làm bún…). Huyện Yên Khánh có các nghề
như mây tre đan, nứa chắp, hàng cói xuất khẩu. Huyện Hoa Lư nổi tiếng với nghề thêu, ren,
làm đồ đá mỹ nghệ. Hàng thêu và hàng đá mỹ nghệ của Văn Lâm (xã Ninh Hải) đã nổi tiếng


1
Phát triển nghề và làng nghề ở Thái Bình thực trạng và giải pháp. Con số và sự kiện số tháng 6-2002.


9
ở các nước Pháp, Italia và nhiều nước khác. Huyện Gia Viễn nổi tiếng với nghề đan cót.
Huyện Kim Sơn nổi tiếng với các sản phẩm đan từ cói…
Thành phố Hải Phòng có các nghề đúc gang, cơ khí, rèn ở Mỹ Đồng (Thuỷ Nguyên),
dệt chiếu cói ở Lật Nêu, nghề mây tre đan An Hải, chạm khắc đá Tràng Kênh, gốm sứ Cộng
Hiền, Quang Phục, Núi Voi, tượng gỗ sơn mài ở Bảo Hà, làng hoa Đằng Hải, chế biến thuốc
lào ở huyện Vĩnh Bảo, huyện Tiên Lãng, nghề làm mắm ở Cát Hải, nghề làm bánh đa cua ở
làng Dư (Hàng Kênh)…Sản phẩm gang dẻo của làng đúc Mỹ Đồng đã xuất khẩu sang Anh,
Austrâylia.
Tỉnh Nam Định cũng có rất nhiều nghề tiểu thủ công. Chỉ tính riêng huyện Xuân
Trường đã có những nghề thủ công mỹ nghệ như đúc đồng, rèn sắt, kim hoàn, sản xuất và
chế tác máy nông nghiệp, cơ khí nhỏ, thêu ren
Tỉnh Hà Nam có nghề dệt lụa ở Nha Xá, nghề ươm tơ ở Từ Đài, nghề đan mây, tre,
song, giang ở Ngọc Động, nghề làm trống ở Đọi Sơn, nghề thêu ren ở Yên Vũ, Nam Hạ,
nghề chạm khắc ở Châu Giang, Đông Ngạn, Tiên Nội; nghề làm đậu phụ ngon nổi tiếng ở
Đô Quan
Tỉnh Hưng Yên có nghề đúc đồng Lộng Chương, chạm bạc Phù Ủng, mây tre đan
Đình Cao, thuộc da Lưu Xá, tương Bần, rượu Trương Xá, hạt sen, long nhãn Hồng Nam…
Tỉnh Vĩnh Phúc có nghề gốm Hương Canh, đan lát Triệu Đề, Nam Cường, mộc Bích
Chu, Minh Tân, Thanh Lãng, rèn Lý Nhân, mây tre đan An Tường, Nguyệt Đức, Trung
Kiên, Hoàng Đan, mây xiên Cao Phong, Bắc Bình, thêu Liên Mạc
1
.

Do sự phát triển của công nghiệp, nhu cầu thị trường và thị hiếu của người tiêu
dùng, một số nghề đã bị mai một hoặc mất hẳn do bị hàng công nghiệp, hàng ngoại lấn át
không còn thị trường tiêu thụ, làng nghề tồn tại nhưng sản xuất mặt hàng mới. Những nghề
mất đi như nghề làm giấy sắc ở Nghiã Đô, giấy dó Bưởi, Cầu Giấy (Hà Nội), nghề nhuộm ở
Thanh Loan (Bắc Ninh), nghề đóng cối xay, cối giã ở tất cả các tỉnh trong vùng do công
việc chế biến thóc gạo đã được cơ khí hoá. Có những nghề bị thu hẹp như nghề dát vàng,

bạc ở Kiêu Kỵ (Gia Lâm, Hà Nội), nghề rèn liềm, hái thủ công… Tại Thái Bình những nghề
đang bị mai một hoặc bị thu hẹp như đan võng đay, nghề mộc ở làng Vế, làng Diệc (Hưng
Hà), nghề đúc đồng ở làng An Lộng (Quỳnh Phụ), nghề lụa ở làng Bộ La (Vũ Thư), nghề
chạm bạc ở làng Kim Lậu (Đông Hưng), nghề mây tre đan ở làng Cổ Rồng (Tiền Hải), nghề
ươm tơ ở làng Thái Hòa (Thái Thụy)
Trước sự biến động của cơ chế thị trường chỉ còn số ít những cơ sở, làng nghề làm
những mặt hàng cổ truyền còn hầu hết các cơ sở, làng nghề khác đều phải làm thêm những
mặt hàng mới để tăng thu nhập và tồn tại.


1
Khuyến công ở Vĩnh Phúc giai đoạn 2006-2010. Tài liệu Internét. Trang Công nghiệp địa phương.

10
Làng gốm Bát Tràng đầu những năm 90 đã từng sản xuất thêm mặt hàng mới là sứ
xây dựng và gạch men tiêu thụ chủ yếu ở thị trường miền Trung và Nam Bộ. Hàng chục
năm lại đây, Bát Tràng đã cải tiến lò nung và mẫu mã phù hợp với từng loại thị trường trong
nước và có thị trường nước ngoài, nhờ đó nghề gốm sứ phát triển rất sầm uất lan rộng sang
4 làng, xã khác vơi hàng chục ngàn lao động, hàng vài chục công ty lớn.
Làng Lịch Động thuộc xã Đông Các, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình vốn có là
mộc, khảm, sơn mài, sơn son thiếp vàng Trong thời kỳ bao cấp Lịch Động phải chuyển
sang làm mặt hàng như bút máy nhãn hiệu Trường Sơn. Từ cuối những năm 80 đến nay,
Lịch Động làm kính mắt với sản lượng mỗi ngày hàng vạn chiếc.
Nghề làm kẹo bán ở làng la Phù, huyện Hoài Đức (Hà Tây) có sản lượng khoảng
6.800 tấn với doanh thu 48,7 tỷ đồng (2002). Nhưng do không cạnh tranh được với kẹo
Trung Quốc nhập ồ ạt vào Việt Nam nên người La Phù chuyển dần sang sản xuất quần áo
len xuất khẩu và tiêu thụ trong nước.
Nghề làm đồ mỹ nghệ bằng sừng trâu, sừng bò ở làng nghề Thụy Ứng (Thường Tín,
Hà Tây) vốn có từ thế kỷ 19 là một trong những làng vẫn còn duy trì nghề cho đến hiện
nay. Năm 2003, cả làng có 98% hộ sống chủ yếu bằng nghề làm đồ sừng.

Nghề khảm trai ở Chuyên Mỹ (Phú Xuyên, Hà Tây) có từ hàng nghìn năm vẫn tồn tại
bằng việc nhập khẩu nguyên liệu vỏ trai, ốc từ Trung Quốc và Singapo. Nghề khảm trai đã
lan rộng ra cả xã, với doanh thu 2527 tỷ đồng/năm (2004)
1
.

Tình hình trên cũng diễn ra ở các nghề khác như nghề làm đồ thờ tự ở làng Sơn Đồng
(Hoài Đức - Hà Tây). Trước năm 1995 chỉ sản xuất đồ thờ đơn giản như bàn thờ, câu đối,
sau đó sản xuất các mặt hàng giả cổ để xuất khẩu đi Mỹ, Singapore, Đài Loan Vào năm
2003, cả xã có hơn 4.000 lao động tập trung sản xuất đồ thờ tự bằng gỗ, trong đó có hơn 100
ông chủ có thuê từ 5 - 50 lao động. Nghề làm nón ở làng Phú Mỹ, Quốc Oai (Hà Tây) chỉ
phát triển trở lại sau khi tìm được thị trường xuất khẩu đi hai tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây
(Trung Quốc). Ngoài làm nón, làng Phú Mỹ còn sản xuất thêm mũ các loại và chổi chít.
Nghề làm tranh Đông Hồ đến giữa những năm 90 đã không phát triển mà chuyển sang nghề
làm hàng mã. Từ năm 2001, làng Đông Hồ đã trở thành nơi sản xuất hàng mã lớn nhất của
miền Bắc thay cho nghề tranh truyền thống gần 500 tuổi
2
… Nghề làm giấy dó ở làng Dương
Ổ chuyên cung cấp giấy cho làng Đông Hồ vẽ tranh, giấy cho làm ngòi pháo cho làng Bình
Đà, cho việc viết hoành phi, câu đối. Từ khi làng tranh Đông Hồ không phát triển, làng Bình
Đà bị cấm sản xuất pháo thì Dương Ổ phải chuyển sang sản xuất giấy viết, giấy vệ sinh và
các loại bao bì giấy. Nghề làm giấy dó chỉ còn chừng 10 hộ. Làng Triều Khúc, (Thanh Trì,
Hà Nội) từ sản xuất khuy trai, quai thao, buôn lông gà, lông vịt đã chuyển sang làm rất
nhiều nghề. Cứ thị trường thiếu mặt hàng nào thì cả làng tập trung sản xuất mặt hàng đó như
một “chiến dịch”, chỉ còn một HTX Tân Triều sản xuất đăng ten, tua cờ…


1
Báo Nông thôn Ngày nay, nguyệt san, 3-2004.
2

Báo Nông thôn Ngày nay, nguyệt san, 9-2001.

11
Trong tiêu thụ sản phẩm, các nghề truyền thống có xu hướng di chuyển ra thành thị
nhất là các thành phố lớn và nước ngoài bằng các hình thức đặt cơ sở sản xuất, mở đại lý
bán hàng, xuất khẩu lao động… Ví dụ, phố La Thành Hà Nội là nơi đặt cơ sở sản xuất của
nghề mộc thuộc nhiều tỉnh trong vùng Nam Định, Thái Bình, Hà Tây, các huyện ngoại
thành Hà Nội. Hàng thêu của làng Quất Động (Hà Tây), Xuân Phương (Nam Định) và một
số tỉnh khác đã tiêu thụ ở phố Hàng Quạt, Hàng Bông, Hàng Gai, Hàng Ngang, Hàng Đào,
Hàng Trống, (Hà Nội) gồm áo dài, áo ngắn thời trang, khăn phủ bàn thờ, bàn lễ, bàn ăn, ga
trải giường, cờ phướn, trướng lọng Riêng hàng thêu Xuân Phương (Xuân Trường, Nam
Định) thường có đường ren rua bô-đê rất hợp với khách phương Tây. Có thể tìm thấy hiệu
may và thợ may áo dài của làng Trạch Xá (Hà Tây) ở thành phố Hà Đông và phố Lương
Văn Can, phố Cầu Gỗ (Hà Nội). Hàng đúc đồng ở của làng Lộng Chương (Hưng yên) được
ký gửi chủ yếu tại đại lý trên phố Hàng Đồng - Hà Nội. Hàng khảm trai của Chuyên Mỹ
được ký gửi tại các phố Hàng Gai, Hàng Lược (Hà Nội) và thông qua sự quảng bá du lịch
đã được xuất đi các nước và lãnh thổ Mỹ, Libi, Đức, Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp, Séc,
Xlôvakia, Đài Loan Kể cả những nghề chế biến thực phẩm như làm đậu phụ, làm bún,
bánh cuốn, bánh gai… ở một số làng cũng hành nghề tại các đô thị và nhiều nhất là Hà Nội.
Vào dịp Tết Nguyên đán hàng năm, mỗi gia đình ở làng Sâm Dương, xã Ninh Xá, huyện
Thường Tín (Hà Tây) gói tới 400-500 kg gạo nếp làm bánh chưng. Cả làng tấp nập suốt
đêm để kịp cung cấp hàng cho Hà Nội vào sáng sớm hôm sau. Thợ giỏi có thể gói 500 chiếc
bánh một ngày. Làng Chanh Khúc (xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì, Hà Nội) cũng vậy.
Nhiều gia đình thu nhập được 40 - 60 triệu đồng lợi nhuận từ gói bánh chưng, riêng vào dịp
Tết, thu được 20 - 30 triệu. Thợ gói bánh chưng ở hai làng này còn được “xuất khẩu lao
động” ra Hà Nội. Một số cơ sở sản xuất bánh chưng Tết ở Hà Nội thường gói khoảng trên
dưới 2.000 chiếc bánh/ngày và năm nào cũng phải thuê thợ của các làng này. Vào những
năm đầu thập kỷ 90, làng Sơn Đồng luôn có một đội khoảng 30 người thợ thường xuyên đi
làm hợp đồng cải tạo, trùng tu cung đình Huế.
Hình thức quảng bá sản phẩm thông qua du lịch làng nghề đã bước đầu được áp dụng

ở một số tỉnh như Hà Nội, Hà Tây, Ninh Bình Ở Hà Nội có tuyến du lịch sông Hồng qua
làng gốm Bát Tràng. Ở Ninh Bình có tuyến du lịch qua làng thêu ở huyện Hoa Lư. Ở tỉnh
Hà Tây, đến năm 2004 đã mở mới 6 tour du lịch làng nghề kết hợp với khu di tích lịch sử,
danh thắng, danh nhân văn hóa như ở dệt lụa Vạn Phúc, khảm trai Chuyên Mỹ, mây tre đan
Phú Vinh, làng thêu Quất Động ". Nhờ có du lịch việc tiêu thụ sản phẩm tăng rõ rệt. Trước
năm 2001, làng lụa Vạn Phúc chỉ có 5 kiốt bán hàng, sản xuất khoảng 8 vạn m
2
lụa/năm,
năm 2004 đã có 200 kiốt và sản xuất 2 triệu m
2
lụa. Khăn của Vạn Phúc làm ra nhiều chủng
loại (phần thêu thuê thợ Quất Động,Thường Tín), phù hợp với nhu cầu du khách. Từ chiếc
khăn tơ tằm, tơ se giá 70-80 ngàn đến những chiếc khăn làm bằng tơ đay chỉ 15-20 ngàn
1



1
Báo Tài nguyên và Môi trường 21-11-2006

12
3. Hầu hết các nghề truyền thống đều tiến hành cải tiến công cụ theo hướng công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, dùng nguyên vật liệu mới, thay đổi mặt hàng đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng trong nước và xuất khẩu với số lượng lớn, đa dạng về chủng loại.
Mặc dù thỷ lệ chưa cao nhưng thực tế trong những năm qua, các nghề truyền thống
ở cả nước cũng như ở ĐBSH đều có xu hướng đầu tư thay đổi thiết bị công nghệ và con
người có trình độ kỹ thuật vào sản xuất ở nhiều mức độ khác nhau. Thời kỳ đầu là sự nhận
chuyển giao các công nghệ và thiết bị cũ từ các cơ sở công nghiệp quốc doanh, của nước
ngoài (Trung Quốc là chủ yếu) hoặc của thành phố. Sau là sự đan xen việc nhập thiết bị cũ
với đầu tư trang thiết bị mới hiện đại. Nhất là từ năm 2000, trong lĩnh vực ngành nghề nông

thôn đã tăng cường việc áp dụng các công nghệ sử dụng nhiên liệu mới, góp phần cải thiện
điều kiện làm việc, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, đồng thời giảm thiểu
ô nhiễm môi trường, như dùng ga thay than trong sản xuất đồ gốm, sứ… Trong 4 năm 2001-
2004, trên địa bàn cả nước đã có hàng nghìn lao động tại các làng nghề được tập huấn, đào
tạo, đặc biệt là lao động trong các nghề thủ công mỹ nghệ, hình thành đội ngũ thợ thủ công
trẻ có tay nghề và có kiến thức quản lý doanh nghiệp. Từ đó xuất hiện hiện tượng là ở đâu,
cơ sở nào có sự đầu tư lớn về mọi mặt thì ở đó làm ăn ngày càng phát triển. Nhiều doanh
nhân, “tỷ phú” có xuất thân từ sản xuất ngành nghề truyền thống đã xuất hiện.
Ví dụ, nghề cơ khí ở xã Châu Khê (thuộc huyện Từ Sơn, thành phố Bắc Ninh), một
trung tâm sản xuất thép lớn hình thành từ nghề cơ khí ở làng Đa Hội. Vào năm 2000, cả xã
có khoảng 560 hộ sản xuất thép, mỗi hộ có ít nhất 1 - 2 máy cán thép, hộ nhiều có 5 - 7
máy. Người ta tính rằng mỗi hộ sản xuất 4 tấn/ngày thì mỗi năm Châu Khê tung ra thị
trường từ 700 - 800 ngàn tấn thép. Mỗi ngày, ngoài việc giải quyết lao động trong xã, Châu
Khê còn thu hút từ 2.000 - 2.500 lao động ở các nơi khác đến làm thuê. Trước yêu cầu mở
rộng quy mô sản xuất, từ tháng 6-1999, người ta bắt đầu trình Dự án "Cụm công nghiệp
làng nghề sản xuất thép xã Châu Khê" với Chính phủ. Cuối tháng 9-2000, Thủ tướng Chính
phủ ra Quyết định số 925 giao 13,5 ha đất nông nghiệp trên địa bàn xã cho Ban Quản lý Dự
án. Cụm công nghiệp làng nghề (CNLN) xã Châu Khê được xây dựng không chỉ là cụm
CNLN đầu tiên được xây dựng ở Từ Sơn - Bắc Ninh mà còn là cụm CNLN đầu tiên của cả
nước. Sau Châu Khê, nhiều cụm CNLN ở vùng ĐBSH đã ra đời, một hướng đi mới của các
nghề truyền thống.
Trong điều kiện chưa có Cụm CNLN, một số cơ sở lớn nhất là các CTTN, CTTNHH
đã tiến hành thuê mặt bằng tại địa phương khác. Trường hợp công ty TNHH Thiên Phước
(Bát Tràng) là một ví dụ. Thiên Phước là một doanh nghiệp tư nhân đã đầu tư 5 tỷ đồng và
thuê đất tại xã Phụng Công, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên để xây dựng nhà máy sản
xuất sứ với tổng diện tích 9.500 m
2
, công suất đạt 20 triệu sản phẩm/năm. Đến năm 2004,
nhà máy của công ty Thiên Phước bắt đầu sản xuất. Sản phẩm sứ của Thiên Phước có màu
men đặc trưng đỏ máu bò, men kết tinh, men caladon, giả cổ, men rạn là do biết kết hợp

kỹ thuật truyền thống làng nghề Bát Tràng với công nghệ tiên tiến hiện đại. Từ năm 1999-
2004, 90% sản phẩm của công ty được xuất khẩu đi nhiều nước và được đặc biệt ưa chuộng
tại Pháp, Nhật Bản, Anh, Đức, Mỹ, Canađa, Đài Loan, Hàn Quốc

13
Theo điều tra của Cục Thống kê Hà Tây năm 2003, trong số các làng nghề điều tra có
62,5% làng hoàn toàn sử dụng công nghệ thủ công, 37,5 sử dụng nhiều máy móc. Khá nhiều
công đoạn được thực hiện bằng máy hoặc kết hợp thủ công và máy.
Làng Quảng Phú Cầu có nghề chẻ tăm hương lâu đời, sản phẩm xuất sang Trung
Quốc, Đài Loan, Singapo. Riêng 30 hộ kinh doanh đã tiêu thụ 200 - 250 tấn vầu, nứa/năm.
Có 25 hộ sản xuất lớn sắm máy sát tăm, máy cắt tăm
1

Trong 2 năm 2001-2002, tính chung cả làng La Phù đã đầu tư 65 tỷ đồng cho mua
sắm thiết bị, xây dựng nhà xưởng và năm 2003 là 130 tỷ đồng. 100% số hộ đã trang bị máy
dệt len, năng suất tăng 20 - 30 lần
2
.

Năm 2003, một hộ làm nghề dệt ở làng Vạn Phúc có ít nhất 3 máy dệt, cả xã có 1.000
máy dệt. Làng Hữu Bằng có trên 40 chủ may mặc lớn, mỗi hộ có 10 - 15 máy may công
nghiệp… Bình quân một hộ trong làng có số vốn là 100 triệu đồng.
Nhiều hộ ở Minh Khai, Dương Liễu mua dây truyền liên hoàn sản xuất miến, bánh
phở, bún khô.
Các nghề đan mây tre, cơ sở thêu mức độ cơ giới còn nhỏ bé, chủ yếu ở khâu sơ chế
ban đầu.
Làng Rùa (Thanh Oai) bỏ sản xuất sản phẩm nhỏ lẻ với lò rèn cổ truyền, trang bị
máy móc chuyển sang sản xuất phụ tùng xe đạp, xe máy, máy cơ khí nhỏ và phụ tùng như
ốc, vít bằng công nghệ mới, có thu nhập cao hơn làng Đa Sĩ vốn giữ công nghệ và mặt hàng
cũ. Làng Rùa đã có 40 - 50 xưởng sản xuất cơ khí lớn có 30 lao động, xưởng nhỏ 10 lao

động, mỗi xưởng sản xuất lớn có 12 - 15 máy. Có 75% số hộ sản xuất phụ tùng xe máy, 5%
số hộ làm dịch vụ cho các xưởng.
Làng rèn Lý Nhân (Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc) phục hồi được nghề rèn là nhờ nhanh
chóng áp dụng khoa học vào sản xuất, từng bước cơ khí hóa, tăng năng suất và giảm nhọc
nhằn cho người lao động. Các hộ đã trang bị máy mài (máy rèn), máy cán thép, máy cắt gọt
kim loại, máy búa có khả năng thay thế 100 - 200 sức người
3
.
Làng đúc đồng Đại Bái thuộc xã Đại Bái, huyện Gia Lương, tỉnh Bắc Ninh cũng là
một ví dụ về sự cần thiết phải áp dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất trong nghề truyền
thống. Những năm cuối 80 nghề đúc đồng lâm vào cảnh khó khăn dân làng phải chuyển
sang sản xuất hàng loạt các mặt hàng bằng nhôm như xoong, khay đựng ấm chén, vỏ phích,
phin pha cà phê Cả làng có tới 700/1.200 hộ sản xuất các mặt hàng nhôm. Một số gia đình
có vốn đã mua máy cán nhôm và máy miết cải thiện điều kiện lao động. Nhưng máy loại
nhỏ này năng suất thấp, sản phẩm thiếu độ nhẵn bóng do có vết búa nên khó tiêu thụ. Nhiều


1
Thời báo Kinh tế Việt Nam số 133, 20-8-2004.
2
Báo Khoa học và Đời sống số 7-1364, từ 12-2 đến 18-2-2001.
3
Báo Diễn đàn Doanh nghiệp số 94 ra ngày 24-11-2006.

14
gia đình lại phải tiến hành đổi mới thiết bị, sắm những cỗ máy dập cỡ lớn (máy kích thủy
lực) giá tới hàng trăm triệu đồng.
Làng Dương Ổ, xã Phong Khê, huyện Yên Phong (Bắc Ninh), ngoài việc thay đổi
thiết bị công nghệ làm giấy còn biết thu hút “chất xám”. Cả làng có đến hàng chục công
nghệ của Đài Loan (3 tỷ đồng). Ngoài 80% số hộ (trong số 350 hộ), gần 200 doanh nghiệp

sản xuất giấy các loại, Dương Ổ còn có 50 kỹ sư ngành giấy và hàng ngàn lao động ngoại
tỉnh về lao động cộng tác. Giấy của Dương Ổ đã được xuất sang Nam Phi và các nước Bắc
Âu. Theo thống kê của xã năm 2005, sản lượng các loại giấy của làng là 400.000 tấn, gấp 4
lần sản lượng của nhà máy giấy Bãi Bằng lúc đó
1
.
Cơ sở ông Nguyễn Văn Bào ngoài việc sử
dụng công nghệ của nước ngoài và tự cải tiến các công nghệ cũ, với giá trị dây chuyền 700
triệu đồng còn mời ông Nguyễn Văn Tuyết, Phó Giám đốc Nhà máy giấy Việt Trì về làm
phó Giám đốc xí nghiệp cho mình (với mức lương cao gấp gần hai lần lương Nhà nước, 5
triệu so với 3 triệu) với đầy đủ chế độ đãi ngộ. Các chủ ở Dương Ổ còn đi Trung Quốc,
Thuỵ Điển tìm chuyên gia về làng tư vấn cách làm giấy. Năm 2003, cơ sở ông Nguyễn Văn
Phúc đã đầu tư dây chuyền tẩy bột giấy hàng trăm tỷ và ông còn đi khắp cả nước để tìm
chuyên gia…
4. Từ nghề truyền thống một số chủ cơ sở sản xuất, nghệ nhân đã thay đổi hướng đầu
tư trở thành những chủ doanh nghiệp, doanh nhân lớn điều mà thời kỳ trước đây chưa có.
Có thể nói đây là những người có khả năng kinh doanh, có vốn, có kỹ thuật và tay
nghề cao biết nắm bắt cơ hội của sự đổi mới chính sách của Đảng và Nhà nước. lĩnh vực kinh
doanh là tổ chức sản xuất mặt hàng truyền thống, ngành nghề mới hoặc làm dịch vụ. Họ đã
tiến hành ký kết những hợp đồng, vay vốn trong nước hoặc nước ngoài, mua nguyên liệu, bao
tiêu sản phẩm… với tư cách chủ doanh nghiệp, công ty tư nhân (CTTN) hay công ty trách
nhiệm hữu hạn (TNHH). Số lượng các công ty tư nhân, công ty TNHH ngày càng tăng.
Ở Hà Tây chỉ tính riêng khu vực làng nghề, năm 1999 có 14 công ty tư nhân, chưa
có loại hình công ty TNHH, đến năm 2003 đã 49 công ty tư nhân và 86 công ty TNHH.
Năm 2003, huyện Chương Mỹ có 16 công ty TNHH, huyện Phú Xuyên có 4 công ty tư nhân
và 8 công ty TNHH, thị xã Hà Đông có 3 công ty TNHH… Ở huyện Quốc Oai, công ty
Tiến Động kinh doanh ngành mây tre đan có quy mô lớn từ khâu pha chế nguyên liệu đến
đóng conternơ xuất khẩu, giải quyết việc làm cho người lao động. Công ty có nhà máy trên
diện tích 5 ha ở điểm công nghiệp Biên Giang (Hà Đông), luôn thu mua hàng của 2.000 lao
động ở Quốc Oai và các tỉnh Thái Bình, Hà Nam, Chương Mỹ (Hà Tây).

Tính đến năm 2000, chỉ tính trong 62 làng nghề ở Bắc Ninh đã có 72 công ty trách
nhiệm hữu hạn (TNHH), doanh nghiệp tư nhân (DNTN), 196 HTX kinh doanh và sản xuất
thu hút trên 12.000 hộ với gần 60.000 lao động. Giá trị sản xuất đạt 560 tỷ đồng chiếm 75%
giá trị công nghiệp ngoài quốc doanh và 28% giá trị sản xuất công nhiệp toàn tỉnh. Ở làng
nghề Đồng Kỵ (Đồng Quang, Từ Sơn) có 15 công ty TNHH, 3 DNTN và 53 HTX thu hút


1
Báo Tuổi trẻ cuối tuần số 38, 24-9-2006.

15
3.000 lao động tại chỗ và hơn 2.000 lao động các địa phương. Các doanh nghiệp còn mở
230 cửa hàng bán sản phẩm ở Trung Quốc. Đã có sự liên kết với làng Đa Hội sản xuất thép
xuất khẩu sang Lào, rồi nhập khẩu gỗ từ Lào về nước.
Nghề mộc ở làng Đông Giao thuộc huyện Cẩm Giàng (Hải Dương) chuyên sản xuất
đồ mộc cao cấp, kết hợp kỹ thuật thủ công và máy móc hiện đại cũng ngày càng xuất hiện
nhiều chủ tư nhân lớn như gia đình ông Vũ Xuân Tàu, Vũ Đình Mạch, Vũ Văn Thông, Vũ
Văn Còi
Nghề làm đồ da ở làng Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm (Hà Nội) cũng xuất hiện nhiều chủ
tư nhân, tiêu biểu là Công ty TNHH Ladoda của ông Đinh Quang Bào. Công ty được thành
lập năm 1992 tiếp nối nghề may da truyền thống của cha ông để lại. Sản phẩm chính là các
loại cặp, túi, ví, giày dép, đồ dùng bằng da và giả da. Đến năm 2000, công ty đã có cơ sở
hơn 2.500 m
2
nhà xưởng sản xuất gồm 4 dây chuyền công nghệ hiện đại của Nhật, Đức, hơn
200 thợ lành nghề không kể những hộ làm vệ tinh. Công ty đã luôn chú trọng đến việc nâng
cấp đổi mới thiết bị công nghệ hiện đại. 75% sản phẩm của công ty làm theo đơn đặt hàng
trong nước với hệ thống đại lý có ở các tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên, Nghệ An, Hải D-
ương… Số còn lại xuất khẩu trực tiếp sang các thị trường nước ngoài như Nhật, Đức, Italia,
Hàn Quốc, Đài Loan với các mặt hàng chủ yếu là ba lô, cặp học sinh, ca táp công chức,

túi da, giày, dép da, ví da, thắt lưng 8 tháng đầu năm 2000, tổng doanh thu của công ty đạt
hơn 4 tỷ đồng, trong đó doanh thu công nghiệp đạt hơn 3,6 tỷ đồng, doanh thu xuất khẩu
gần 500 triệu đồng, nộp ngân sách gần 100 triệu đồng. Công ty Ladoda đã được Thủ tướng
Chính phủ đã tặng Cờ thi đua và Bằng khen, 8 Huy chương Vàng liên tục về uy tín và sản
phẩm Việt Nam chất lượng cao.
Làng Phương La, xã Thái Phương, huyện Hưng Hà (Thái Bình) vốn là làng dệt. Sau
thời kỳ bao cấp nghề dệt vải không còn chỗ đứng, Phương La chuyển đổi sang nghề dệt
khăn mặt tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Những năm đầu theo cơ chế thị trường, cả làng
cũng bị chao đảo, lao động không có việc làm phải quay về sản xuất nông nghiệp. Tuy
nhiên chỉ sau thời gian không lâu làng Phương La đã tiến hành đổi mới công cụ, nhập máy
móc hiện đại. Một số cơ sở sản xuất bắt đầu di chuyển địa điểm ra thị trấn Hưng Hà, thị xã
Thái Bình, thành phố Hồ Chí Minh và một số địa phương trên cả nước, tìm hướng tiêu thụ
sản phẩm và lợi thế lao động. Các ông chủ của thời đổi mới bắt đầu xuất hiện vừa phát triển
sản xuất để tiêu thụ trong nước vừa tìm cách tiếp cận với thị trường nước ngoài. Đầu tiên là
các nước Lào, Campuchia, sau đó với nước Nhật và các nước châu Âu. Thị trường tiêu thụ
sản phẩm ngày càng được mở rộng đã đòi hỏi Phương La phải mở rộng quy mô. Hàng chục
năm lại đây, Phương La không ngừng đổi mới công cụ và thu hút hàng chục ngàn lao động
địa phương sản xuất hàng khăn mặt xuất khẩu cho Phương La. Nghề dệt Phương La đã
mang lại hiệu quả kinh tế lớn góp phần giải quyết vấn đề xã hội ở địa phương Thái Bình nói
chung và đặc biệt ở huyện Hưng Hà.
Nghệ nhân Trần Văn Sen, Chủ nhiệm HTX dệt Thái Phương là một trong những ng-
ười đầu tiên chuyển cơ sở dệt từ làng Phương La ra thị trấn Hưng Hà, thuê mướn lao động,
đổi mới công cụ, là một trong những người tìm hướng làm ăn mới cho dân làng Phương La.

16
Đến năm 2005, làng có 1.400 hộ, 4.300 nhân khẩu. 100% số hộ làm nghề dệt. Có 3
doanh nghiệp vừa và nhỏ, 5 doanh nghiệp lớn; 2.000 máy dệt với 3.000 lao động thường
xuyên; 2.000 máy khâu với 3.000 lao động thường xuyên. Công đoạn: dệt khăn bông các
loại, tẩy nhuộm, in hoa, may, đóng kiện xuất khẩu… Tổng sản phẩm 5.760 tấn sản
phẩm/năm, xuất khẩu 90% số sản phẩm (khoảng 5.184 tấn), thặng dư khoảng 201 tỷ

đồng/năm. Làng Phương La có 90 hécta ruộng hàng năm phải thuê tới 14.000 công lao động
của các làng phụ cận đế cầy cấy, giữ ruộng. Đến năm 2006, làng Phương La có 5 doanh
nghiệp lớn doanh thu hàng trăm tỷ đồng/năm. Công ty sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu
Hương Sen, do nghệ nhân dệt Trần Văn Sen
1
làm Tổng Giám đốc hàng năm công ty thu hút
6.000 lao động tại chỗ và 1.500 lao động là cán bộ nhân viên tiếp thị trên thị trường cả n-
ước. Từ năm 1996, Công ty sản xuất bia đen Beyker (nay là bia Đại Việt) bằng thiết bị công
nghệ của Cộng hoà Liên bang Đức. Hiện nay bia “Đại Việt” có công suất 50 triệu lít/năm và
là một trong 84 thương hiệu mạnh Việt Nam. Mỗi năm Công ty nộp ngân sách từ 51 - 80
tỷ đồng. Công ty sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Bình Minh, do ông Lê Minh Hiệu làm
Tổng Giám đốc, kinh doanh nước khoáng Vital, thu hút trên 1.000 lao động, doanh số nhiều
trăm tỷ đồng/năm. Hiện tại, công ty vẫn kinh doanh nghề dệt tại làng với trên 200 lao động.
Doanh nghiệp “Xí nghiệp dệt Hồng Quân”, trụ sở tại thành phố Thái Bình do ông Đinh
Hồng Quân làm giám đốc, thu hút 2.000 lao động, mỗi năm sản xuất hàng ngàn tấn sản
phẩm xuất khẩu và tiêu thụ trong nước. Công ty dệt nhuộm xuất khẩu Thành Công do ông
Trần Văn Ứng làm giám đốc có 240 máy dệt và 400 máy khâu với 1.600 lao động chuyên
sản xuất khăn bông các loại, tổng sản phẩm trên 1.500 tấn/năm, trong đó 95% sản phẩm
xuất khẩu. Công ty xuất khẩu Thăng Long do ông Trần Văn Hương làm giám đốc, có 200
máy dệt và 350 máy khâu với 1.550 lao động, chuyên sản xuất khăn bông các loại để xuất
khẩu. Công ty có dây chuyền sợi, tẩy nhuộm hiện đại. Tổng sản phẩm trên 1.000 tấn/năm
trong đó 95% sản phẩm xuất khẩu. Ngoài những doanh nghiệp nhỏ tại làng, năm 2006, Phư-
ơng La còn có 80 hộ đang làm nghề dệt và tiêu thụ sản phẩm tại thành phố Hồ Chí Minh có
doanh thu trên một tỷ đồng/năm
2

Một vài nét khắc hoạ như trên đã cho thấy vùng ĐBSH vẫn là nơi tồn tại hết sức
phong phú các nghề thủ công truyền thống. Các nghề truyền thống đã ngày càng được nhân
rộng ra nhiều làng xã vốn xưa là làm nông nghiệp. Ngoài sự đóng góp quan trọng trong kinh
tế, các nghề truyền thống đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho rất đông lao động

nông thôn. Sau một thời gian chao đảo do phải chuyển đổi cơ chế mới, các nghề truyền
thống đã dần thích nghi và phát triển với nhiều yếu tố mới mà trong thời kỳ bao cấp chưa có
nhưng vẫn lưu giữ được những yếu tố truyền thống.
5. Dấu ấn nông nghiệp, nông thôn trong các nghề truyền thống.


1
Lưu Vinh. Doanh nhân Việt Nam nụ cười và nước mắt. Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội, 2005.
2
Tư liệu thực tế năm 2006.

17
Trong lịch sử, các nghề truyền thống phát triển ở địa bàn nông thôn, người sản xuất
là nông dân nên trong thời kỳ CNH-HĐH các dấu ấn nông nghiệp, nông thôn vẫn rất đậm
nét. Những yếu tố này có những mặt tích cực và hạn chế.
Người nông dân vùng ĐBSH vốn rất cần cù và sáng tạo. Họ chính là những người
thợ duy trì, lưu giữ và phát huy nghề truyền thống trong mọi hoàn cảnh, do đó nhiều nghề
truyền thống còn đến ngày nay. Hiện tại, sản xuất vẫn ở quy mô gia đình là chủ yếu, nơi tận
dụng được lao động mọi lứa tuổi từ người già đến trẻ em. Khuôn viên gia đình vừa là chỗ ở,
xưởng sản xuất và là kho chứa hàng hoá. Người ta có thể sản xuất hàng hoá bằng những
công nghệ truyền thống và tận dụng nhiều vật dụng trong nhà làm công cụ sản xuất…
Những yếu tố này đã làm cho giá thành sản phẩm hạ, tiêu thụ dễ dàng với thị trường là biển
người nông dân mênh mông và xuất khẩu.
Tuy nhiên, trong điều kiện CNH-HĐH và hội nhập quốc tế thì những yếu tố trên lại
là hạn chế đối với ngành nghề truyền thống. Sản phẩm làm ra với công nghệ thiết bị cũ lạc
hậu chất lượng không cao, mẫu mã đơn điệu, sức cạnh tranh kém, thu nhập thấp.
Sản xuất tại gia đình làm cho tính tuỳ tiện của người nông dân lại có ưu thế phát huy
như sản xuất không có kế hoạch làm cho hàng hoá bị tồn đọng. Chưa kể đến việc vì chạy
theo lợi nhuận nhiều nơi còn làm hàng giả, hàng kém chất lượng để tung ra thị trường. Ví dụ
không ít xưởng ở làng Sơn Đồng đã sản xuất tượng bằng đất sét với một cột trụ bằng gỗ

xoan ở bên trong, sơn màu bên ngoài. Chỉ vài tháng sau sử dụng những pho tượng này sẽ
nứt dần ra, thậm chí có thể bong tróc hoàn toàn lớp sơn phủ ngoài. Hoặc nếu không tinh,
khách hàng có thể mua phải tượng bằng gỗ mít đục trơn, sau đó được dán hoa văn bằng keo
công nghiệp chứ không được gắn bằng sơn sống, nhưng với giá là tượng liền hoa văn. Sau
một thời gian những hoa văn này sẽ bị bong ra. Hay hiện tượng làm long nhãn giả bằng vẩy
hành tây và vỏ cà chua ở Hưng Yên làm ảnh hưởng đến thương hiệu mặt hàng quý giá này.
Nhiều nơi đã kết hợp du lịch thăm nghề truyền thống nhưng du khách nhiều khi đã mua phải
hàng nhái, hàng giả với giá đắt.
Trải qua quá trình lịch sử các nghề truyền thống dựa trên cơ sở hạ tầng nông nghiệp,
nông thôn thấp kém. Cho đến nay, cơ sở hạ tầng vùng ĐBSH đã được cải thiện nhưng
không đồng bộ đặc biệt đối với các làng nghề, vùng nghề làm ảnh hưởng đến môi trường
sống của người dân. Cụ thể là đường sá chật chội, cống rãnh ngập ngụa nước thải hôi thối
độc hại, khói bụi… Rõ ràng nhất là các làng chế biến thực phẩm, làm đồ sừng, làm gốm,
dệt… Ví dụ, nguồn nguyên liệu cung cấp cho làng nghề Thụy Ứng chủ yếu từ các lò mổ
trâu, bò ở Thanh Oai (Hà Tây) và một số tỉnh Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định. Cách chế
biến nguyên liệu từ da trâu, bò vẫn giữ nguyên cách cổ truyền. Sừng trâu, bò phải ngâm từ 7
- 15 ngày cho tới khi thịt thối rữa. Da trâu, bò phải ngâm muối cho đến khi hết thịt, săn da.
Người ta xếp nguyên liệu trong các bao tải dứa trong suốt những ngày muối, để lăn lóc
trong sân, ngoài vườn. Bể ngâm tại các gia đình thường được xây gần khu công trình phụ
thiếu đường thoát nước kiên cố và không được che chắn cẩn thận. Không khí trong làng lúc

18
nào cũng nồng nặc mùi thịt trâu bò thối rữa làm ô nhiễm cả nguồn nước ngầm trầm trọng
làm tăng số người mắc bệnh hô hấp
1
.
Tại làng Bát Tràng cho đến năm 2007 vẫn còn tới 300
lò gốm thủ công, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng… Tính sơ bộ huyện Từ Liêm,
ngoại thành (Hà Nội) có tới 8 xã/13 xã có vấn đề môi trường nổi cộm. Đây là những xã chế
biến thực phẩm, gia công đồ nhựa (làng Xuân Đỉnh làm bánh kẹo, làng Mễ trì làm bún, sản

xuất đậu phụ ở Mỹ Đình, Phú Diễn, Thượng Cát, sản xuất dây nhựa ở xã trung Văn, dệt vải
ở Đại Mỗ)
2
.
Ở làng tái chế chì Mai Lâm (Hưng yên), tình trạng người bị nhiễm chì ngày
càng nhiều, thậm chí có có gia đình đã bị ảnh hưởng đến nòi giống. Có rất nhiều ví dụ về
tình trạng này…
Như vậy, dưới tác động của những điều kiện trong nước và quốc tế trong khoảng 20
năm nền kinh tế Việt Nam chuyển đổi sang cơ chế thị trường, các nghề truyền thống ở vùng
nông thôn ĐBSH đã có nhiều thay đổi. Hầu hết các nghề truyền thống vẫn tồn tại và ngày
càng được nhân rộng, nhiều làng nghề mới hình thành trên cơ sở những làng nghề cổ truyền
góp phần to lớn về kinh tế – xã hội và là yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình CNH-HĐH
nông nghiệp, nông thôn. Sự phát triển các nghề truyền thống vùng ĐBSH đã cho thấy năng
lực của ngành nghề nông thôn là rất lớn và sẽ càng phát triển mạnh hơn khi có chính sách vĩ
mô phù hợp. Trong những năm qua, chính sách kinh tế đặc biệt chính sách kinh tế nhiều
thành phần của Đảng và Nhà nước đã làm cho ngành nghề nông thôn phát triển. Mặc dù còn
nhiều hạn chế như phát triển một cách tự phát và gây ô nhiễm môi trường, các nghề truyền
thống đã ngày càng thích ứng với cơ chế mới, cơ chế thị trường. ĐBSH vẫn duy trì được
tính đặc trưng là một vùng có nhiều nghề truyền thống và làng nghề truyền thống nhất so
với cả nước góp phần giữ gìn đậm nét bản sắc Việt Nam.





1
Báo Nông thôn Ngày nay nguyệt san 4-2003.
2
Báo Tài nguyên và môi trường 23-11-2006.

×