Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Sử 10- BÀI 35:CÁC NƯỚC ĐỂ QUỐC ANH, PHÁP, ĐỨC, MĨ VÀSỰ BÀNH TRƯỚNG THUỘC ĐỊA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (719 KB, 18 trang )

Sử 10- BÀI 35:CÁC NƯỚC ĐỂ QUỐC ANH, PHÁP,
ĐỨC, MĨ VÀSỰ BÀNH TRƯỚNG THUỘC ĐỊA

Lược đồ chủ nghĩa tư bản ( thế kỷ XVI- 1914)

A. ANH VÀ PHÁP CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX
I. Nước Anh
* Tình hình kinh tế:
Đầu thập niên 70 của thế kỷ XIX, nền công nghiệp Anh vẫn đứng đầu thế giới. Sản lượng than của
Anh gấp 3 lần Mĩ và Đức; sản lượng gang gấp 4 lần Mĩ và gần 5 lần Đức. Về xuất khẩu kim loại sản
lượng của 3 nước Pháp, Đức, Mĩ gộp lại không bằng Anh.
- Từ cuối thập niên 70, Anh mất dần địa vị độc quyền công nghiệp, mất cả vai trò lũng đoạn thị trường
thế giới, bị Mĩ và Đức vượt qua.
Nguyên nhân của sự giảm sút :
+ Máy móc xuất hiện sớm nên cũ và lạc hậu, việc hiện đại hóa rất tốn kém.
+ Một số lớn tư bản chạy sang thuộc địa, vì ở đây lợi nhuận tư bản đẻ ra nhiều hơn chính quốc. Mặt
khác, cướp đoạt thuộc địa có lợi nhiều hơn so với đầu tư cải tạo công nghiệp.
- Tuy vậy, Anh vẫn chiếm ưu thế về tài chính, xuất cảng tư bản, thương mại, hải quân và thuộc địa.
- Công nghiệp: Quá trình tập trung tư bản diễn ra mạnh mẽ, nhiều tổ chức độc quyền ra đời chi phối
toàn bộ đời sống kinh tế nước Anh.( 5 ngân hàng ở khu Xi-ti Luân Đôn nắm 70% số tư bản cả nước.)
- Nông nghiệp: khủng hoảng trầm trọng, phải nhập khẩu lương thực.
* Tình hình chính trị:
- Đối nội :Anh là nước quân chủ lập hiến ,thực hiện chế độ hai Đảng (Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ)
thay nhau cầm quyền , bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản ,đàn áp phong trào quần chúng và đẩy
mạnh xâm lược thuộc địa.
- Đối ngoại:
- Đây là thời kì giai cấp tư sản Anh tăng cường mở hệ thống thuộc địa đặc biệt ở châu Á và châu Phi.
- Đặc điểm đế quốc Anh: là chủ nghĩa đế quốc thực dân.
Chủ nghĩa đế quốc Anh tồn tại và phát triển dựa trên sự bóc lột một hệ thống thuộc địa rộng lớn
(chiếm 1/4 dân số thế giới) do vậy được mệnh danh là chủ nghĩa đế quốc thực dân "Mặt trời không
bao giờ lặn" trên đất nước Anh. ( hệ thống thuộc địa rộng lớn của đế quốc Anh đầu thế kỷ XX trải dài


từ Bắc Mĩ, châu Phi, châu Á đến châu Đại Dương.)
Lê-nin nhận xét: "Nước Anh không chỉ là quê hương của hệ thống công xưởng của chủ nghĩa tư
bản, mà còn là thủy tổ của chủ nghĩa đế quốc hiện đại".
Chủ nghĩa thực dân Anh đã trở thành đặc trưng riêng của chủ nghĩa đế quốc Anh.Việc xuất khẩu
tư bản của Anh mang những qui mô to lớn. Nước Anh là một cường quốc thuộc địa chính.

” .

Lược đồ hệ thống thuộc địa Anh.

Tranh biếm họa về chủ nghĩa thực dân Anh
II. Nước Pháp
* Tình hình kinh tế:
-Trước 1870, công nghiệp Pháp đứng hàng thứ hai thế giới, cuối thập niên 70 trở đi công nghiệp
Pháp bắt đầu chậm lại. tụt xuống hàng thứ tư sau Đức, Mĩ, Anh
-Nguyên nhân:
+ Kĩ thuật lạc hậu
+ Pháp thất bại trong cuộc chiến tranh Pháp - Phổ , mất đất ,phải bồi thường chiến tranh.
+ Nghèo tài nguyên và nhiên liệu, đặc biệt là than đá.
+ Giai cấp tư sản chỉ chú trọng đến xuất cảng tư bản, không chú trọng phát triển công
nghiệp trong nước.
- Sự thâm nhập của phương thức: sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp ở Pháp diễn ra chậm
chạp do đất đai bị chia nhỏ, không cho phép sử dụng máy móc và kĩ thuật canh tác mới.
- Đầu thế kỷ XX quá trình tập trung sản xuất diễn ra trong lĩnh vực công nghiệp, dẫn đến việc hình
thành các công ty độc quyền, chi phối nền kinh tế Pháp, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng (chậm
hơn các nước khác)
Đặc điểm nổi bật của các tổ chức độc quyền ở Pháp:
+ Sự tập trung ngân hàng đạt đến mức cao: 5 ngân hàng lớn ở Pa-ri nắm 2/3 tư bản của các ngân
hàng trong cả nước.
+ Khác với Anh tư bản chủ yếu đầu tư vào thuộc địa, còn ở Pháp tư bản phần lớn đưa vốn ra nước

ngoài, cho các nước chậm tiến vay với lãi suất lớn.
- Đặc điểm: Tư bản Pháp phần lớn đưa vốn ra nước ngoài, cho các nước chậm tiến vay với lãi suất
lớn. Chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi.
* Tình hình chính trị:
+ Đối nội
- Sau cách mạng tháng 9 - 1870, nước Pháp thành lập nền cộng hòa thứ ba, song phái cộng
hòa đã sớm chia thành hai nhóm: Ôn hòa và Cấp tiến thay nhau cầm quyền.
- Đặc điểm của nền cộng hòa là tình trạng thường xuyên khủng hoảng nội các. (Trong vòng
40 năm (1875 - 1914) ở Pháp diễn ra 50 lần thay đổi chính phủ.)
+ Đối ngoại :
-Pháp tăng cường chạy đua vũ trang để trả mối thù với Đức.
-Tiến hành những cuộc chiến tranh xâm lược thuộc đìa chủ yếu ở khu vực châu Á và châu
Phi, hệ thống thuộc địa của Pháp rất rộng lớn, chỉ sau Anh.



Lược đồ hệ thống thuộc địa Pháp


Tham khảo :
Chủ Nghĩa Tư Bản Độc Quyền (Phần I)
A)Tập Trung Sản Xuất Và Các Tổ Chức Độc Quyền:
Tích tụ và tập trung sản xuất cao dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền là đặc điểm kinh tế cơ
bản của chủ nghĩa đế quốc.
Trong những năm 1900, ở Mỹ, Đức, Anh, Pháp đều có tình hình là các xí nghiệp lớn chỉ chiếm
khoảng 1% tổng số xí nghiệp nhưng chiếm hơn ¾ tổng số máy hơi nước và điện lực, gần một nửa
tổng số công nhân và sản xuất ra gần một nửa tổng số sản phẩm. Sự tích tụ và tập trung sản xuất
đến mức cao như vậy đã trực tiếp dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền. Bởi vì, một mặt, do có
một số ít các xí nghiệp lớn nên có thể dễ dàng thỏa thuận với nhau; mặt khác, các xí nghiệp có quy
mô lớn, kĩ thuật cao nên cạnh tranh sẽ rất gay gắt, quyết liệt, khó đánh bại nhau, do đó dễ dẫn đến

khuynh hướng thỏa hiệp với nhau để nắm độc quyền.
Tổ chức độc quyền là tổ chức liên minh giữa các nhà tư bản lớn để tập trung vào trong tay phần lớn
việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hóa nào đó nhằm mục đích thu được lợi nhuận độc quyền
cao.
Khi mới bắt đầu quá trình độc quyền hóa, các liên minh độc quyền hình thành theo liên kết ngang,
nghĩa là mới chỉ liên kết những doanh nghiệp trong cùng một ngành, nhưng về sau theo mối liên hệ
dây chuyền , các tổ chức độc quyền đã phát triển theo liên kết dọc, mở rộng ra nhiều ngành khác
nhau. Những hình thức độc quyền cơ bản là: cácten, xanhđica, tơrớt, côngxoócxiom, cônggơlômêrát.
Cácten là hình thức tổ chức độc quyền giữa các nhà tư bản kí hiệp nghị thỏa thuận với nhau về giá
cả, quy mô sản lượng , thị trường tiêu thụ, kì hạn thanh toán, .v.v…
Các nhà tư bản tham gia cácten vẫn độc lập về sản xuất và thương nghiệp. Họ chỉ cam kết làm đúng
hiệp nghị, nếu làm sai sẽ bị phạt tiền theo quy định của hiệp nghị. Vì vậy, cácten là liên minh độc
quyền không vững chắc. Trong nhiều trường hợp, những thành viên thấy ở vào vị trí bất lợi đã rút ra
khỏi cácten, làm cho cácten thường tan vỡ trước kì hạn.
Xanhđica là hình thức tổ chức độc quyền cao hơn, ổn định hơn cácten. Các xí nghiệp tham gia
xanhđica vẫn giữ độc lập về sản xuất, chỉ mất độc lập về lưu thông: mọi việc mua - bán do một ban
quản trị chung của xanhđica đảm nhận. Mục đích của xanhđica là thống nhất đầu mối mua và bán để
mua nguyên liệu với giá rẻ, bán hàng hóa với giá đắt nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao.
Tớrớt là một hình thức độc quyền cao hơn cácten và xanhđica, nhằm thống nhất cả việc sản xuất,
tiêu thụ, tài vụ đều do một ban quản trị quản lý. Các nhà tư bản tham gia tờrớt trở thành những cổ
đông thu lợi nhuận theo số lượng cổ phần.
Côngxoócxiom là hình thức tổ chức độc quyền có trình độ và quy mô lớn hơn các hình thức độc
quyền trên. Tham gia côngxoócxiom không chỉ có các nhà tư bản lớn mà còn cả các xanhđica, tờrớt,
thuộc các ngành khác nhau nhưng liên quan với nhau về kinh tế, kĩ thuật. với kiểu liên kết dọc như
vậy, một côngxoócxiom có thể có hàng trăm xí nghiệp liên kết trên cơ sở hoàn toàn phụ thuộc về tài
chính vào một nhóm tư bản kếch sù.
B) Tư Bàn Tài Chính Và Bọn Sỏ Đầu Tài Chính
Cùng với quá trình tích tụ và tập trung sản xuất trong công nghiệp cũng diễn ra quá trình tích tụ, tập
trung tư bản trong ngân hàng, dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền trong ngân hàng. Quy luật
tích tụ, tập trung tư bản trong ngân hàng cũng giống như trong công nghiệp, do quá trình cạnh tranh

của các ngân hàng vừa và nhỏ bị thôn tính, dẫn đến hình thành những ngân hàng lớn. khi sản xuất
trong các ngành công ngiệp ở mức độ cao, thì trong các ngân hàng nhỏ không đủ tiềm lực và uy tín
phục vụ cho công việc kinh doanh của các xí nghiệp công nghiệp lớn.
Các tổ chức độc quyền này tìm kiếm các ngân hàng lớn hơn thích hợp với các điều kiên tài chính và
tín dụng của mình. Trong điều kiện đó, các ngân hàng nhỏ phải tự xác nhập vào các ngân hàng mạnh
hơn, hoặc phải chấm dứt sự tồn tại của mình trước quy luật khốc liệt của cạnh tranh.
Quá trình này thúc đẩy các tổ chức độc quyền ngân hàng ra đời.
- Sự suất hiện, phát hiện của các tổ chức độc quền trong ngân hàng đã làm thay đổi quan hệ giữa tư
bản ngân hàng và tư bản công nghiệp, làm cho ngân hàng bắt đầu có vai trò mới. Ngân hàng từ chỗ
chỉ là trung gian trong việc thanh toán tín dụng, nay đã nắm được hầu hết tư bản tiền tệ của xã hội
nên có quyền lực vạn năng, khống chế mọi hoạt động của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Dựa trên địa
vị của người chủ cho vay, độc quyền ngân hàng cử đại diện của mình vào các cơ quan quản lí của
độc quyền công nghiệp để theo dõi việc sử dụng tiền vay, hoặc trực tiếp đầu tư vào công nghiệp.
Trước sự khống chế và chi phối ngày càng xiết chặt của ngân hàng, một quá trình xâm nhập tương
ứng trở lại của các độc quyền công nghiệp vào ngân hàng cũng diễn ra.Các tổ chức độc quyền công
nghiệp cũng tham gia vào công việc của ngân hàng bằng cách mua cổ phần của ngân hàng lớn dể chi
phối hoạt động của ngân hàng, hoặc lập ngân hàng riêng phục vụ cho mình. Quá trình độc quyền hóa
trong công nghiệp và trong ngân hàng xoắn xuýt với nhau và thúc đẩy lẫn nhau làm nảy sinh một số
tư bản mới gọi là tư bản tài chính.
V.I. Lenin nói: “Tư bản tài chính là kết quả của sự hợp nhất giữa tư bản ngân hàng của một số ít ngân
hàng độc quyền lớn nhất ,với tư bản của những liên minh độc quyền các nhà công nghiệp”.
Sự phát triển của tư bản tài chính dẫn đến sự hình thành một nhóm nhỏ độc quyền, chi phối toàn bộ
đời sống kinh tế và chính trị của toàn bộ xã hội tư bản gọi là bọn đầu xỏ tài chính.
- Bọn đầu xỏ tài chính thiết lập sự thống trị của mình thông qua chế độ tham dự. Thực chất của chế
độ tham dự là một nhà tài chính lớn, hoặc một tập đoàn tài chính nhờ có số cổ phiếu khống chế mà
nắm được một công ty lớn nhất với tư cách là công ty gốc (hay là “công ty mẹ”);công ty này lại mua
được cổ phiếu khống chế, thống trị được công ty khác gọi là “công ty con”; “công ty con” đến lượt nó
lại chi phối các “công ty cháu” cũng bằng cách như thế…
Nhớ có chế độ tham dự và phương pháp tổ chức tập đoàn theo kiểu móc xích như vậy, bằng một
lượng tư bản đầu tư nhỏ, các nhà tư bản độc quyền tài chính có thể khống chế và điều tiết được một

lượng tư bản lớn gấp nhiều lần.
Ngoài “chế dộ tham dự”, bọn dầu xỏ tài chính sử dụng những thủ đoạn như: lập công ty mới, phát
hành trái khoán, kinh doanh công trái, đầu cơ chứng khoán ở sở giao dịch, đầu cơ ruộng đất … để thu
đươc lợi nhuận và độc quyền cao.
- Thống trị về kinh tế là cơ sở để bọn đầu xỏ tài chính thống trị về chình trị và các mặt khác. Về mặt
chính trị, bọn đầu xỏ tài chính chi phối mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước, biến nhà nước tư
sản thành công cụ phục vụ lợi ích cho chúng. Sự thống trị của bọn tài phiệt đã làm nảy sinh chủ nghĩa
phát xít, chủ nghỉa quân phiệt va nhiều thứ chủ nghĩa phản động khác, cùng chạy đua vũ trang gây
chiến tranh xâm lược để áp bức, bóc lột các nước đang phát triển và chậm phát triển.
II. CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC
1/ Bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là nấc thang phát triển của chủ nghĩa tư bản độc quyền, là sự
kết hợp sức mạnh của các tổ chức độc quyền tư nhân với sức mạnh của nhà nước tư bản thành một
thiết chế và thể chế thống nhất nhằm phục vụ lợi ích của các tổ chức độc quyền và cứu nguy cho chủ
nghĩa tư bản
Ở đây nhà nước tư bản xuất hiện như một chủ sở hữu tư bản, một nhà tư bản xã hội, đồng thời lại là
người quản lý xã hội bằng pháp luật với bộ máy bạo lực to lớn.
Như vậy chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là một quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội, chứ không
chỉ là một chính sách trong giai đoạn độc quyền của chủ nghĩa tư bản.
2/ Nguyên nhân hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
Thứ nhất, tích tụ và tập trung tư bản càng lớn thì tích tụ và tập trung tư bản càng cao, do đó đẻ ra
những cơ cấu kinh tế to lớn đòi hỏi một sự điều tiết xã hội đối với sản xuất và phân phối, một sư kế
hoạch hóa tập trung từ một trung tâm. Nói cách khác sự phát triển hơn nữa của trình độ xã hội lực
lượng sản xuất đã đến yêu cầu khách quan là nhà nước phải đại biểu cho toàn bộ xã hội quản lý nền
kinh tế.
Thứ hai, sự phát triển của phân công lao động xã hội đã làm xuất hiện một số ngành mà các tổ chức
độc quyền tư bản không thể hoặc không muốn kinh doanh đầu tư vì vốn đầu tư lớn, thu hồi vốbn
chậm, ít lợi nhuận, nhất là các ngành thuộc kết cấu hạ tầng, GTVT…
Thứ ba, sự thống trị của độc quyền đã làm sâu sắc thêm sự đối kháng giữa giai cấp tư sản với gia
cấp vô sản và nhân dân lao động. Nhà nước phải có những chính sách xoa dịu những mâu thuẩn đó,

như trợ cấp thất nghiệp, điều tiết thu nhập quốc dân, phá triển phúc lợi xã hội…
Thứ tư, cùng với xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế, sự bành trướng của các liên minh độc quyền
quốc tế vẫn vấp phải những hàng rào quốc gia dân tộc và xung đốt lợi ích với các đối thủ trên thị
trường. Tình hình đó đòi hỏi phải có sự điều tiết các quan hệ chính trị và quan hệ kinh tế; nhà nước tư
sản có vai trò quan trọng trong việc giải quyết các quan hệ đó.
3/ Những hình thức chủ yếu của chủ nghĩa tư bản độc quyền
a/ Sự kết hợp về nhân sự giữa các tổ chức độc quyền và nhà nước tư sản
VI Lênin đã từng nhấn mạnh,sự liên minh về nhân sự của các ngân hàng với công nghiệp được bổ
sung bằng sự liên minh về nhân sự của ngân hàng và công nghiệp với chính phủ theo kiểu: Hôm nay
là bộ trưởng, ngày mai là chủ ngân hàng. Hôm nay là chủ ngân hàng, ngày mai là bộ trưởng.
Sự kết hợp về nhân sự thực hiện thông qua các đảng phái tư sản. Chính các đảng phái này đã tạo ra
cho tư bản độc quyền một cơ sở xã hội để thực hiện sự thống trị và trực tiếp xây dựng đội ngũ công
chức cho bộ máy nhà nước.
b/ Sự hình thành và phát triển của sở hữu tư bản độc quyền nhà nước.
Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước thâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống, nhưng nét nổi bật
nhất là sức mạnh của nhà nước và độc quyền kết hợp với nhau trong lĩnh vực kinh tế và nhà nước
can thiệp trực tiếp vào quá trình tái sản xuất xã hội. Cơ sở của những biện pháp độc quyền nhà nước
trong kinh tế là sự thay đổi các quan hệ sở hữu. Nó biểu hiện không những ở chổ sở hữu nhà nước
tăng lên mà cả ở sự tăng cường mối quan hệ giữa sở hữu nhà nước và sở hữu độc quyền tư bản tư
nhân, hai sở hữu này đan kết với nhau trong quá trình chu chuyển của tổng tư bản xã hội.
Sở hữu nhà nước hình thành dưới những hình thức sau:
+ Xây dựng các doanh nghiệp nhà nước bằng vốn của ngân sách;
+ Quốc hữu hóa các xí nghiệp tư bản tư nhân bằng cách mua lại;
+ Nhà nước mua cổ phiếu của các xí nghiệp tư nhân’
+ Mở rộng các doanh nghiệp nhà nước bằng vốn tích lũy của các doanh nghiệp tư nhân.
c/ Sự điều tiết kinh tế của nhà tư bản
Cơ chế thị trường tự do cạnh tranh và cơ chế độc quyền tư nhân đều có những tác động tích cực và
tiêu cực. Bởi vậy, khi nào và ở đâu mà trính độ xã hội hóa lực lượng sản xuất đã vượt quá giới hạn
điều tiết của cơ chế thị trường và độc quyền tư nhân thỉ tất yếu đòi hỏi bổ sung bằng sự điều tiết của
nhà nước. Bản thân sự điều tiết của nhà nước cũng có những mặt tích cực và tiêu cực. Vì thế hệ

thống điều tiết kinh tế của nhà nước đã dung hợp cả ba cơ chế: thị trường, độc quyền tư nhân và điều
tiết của nhà nước nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của từng cơ chế
Sự điều tiết kinh tế của nhà nước được thực hiện dưới nhiều hình thức: hướng dẫn, kiểm soát, uốn
nắn những lệch lạc, bằng các công cụ kinh tế và các công cụ hành chánh - pháp lý , bằng cả ưu đãi
và trừng phạt; bằng những giải pháp chiến lược dài hạn như lập chương trình, kế hoạch tổng thể phát
triển kinh tế, khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường …và bằng những giải pháp ngắn hạn như chống
khủng hoảng tài chính, tiền tệ, lạm phát …
Tùy theo học thuyết kinh tế được vận dụng, hệ thống điều tiết kinh tế ở mỗi nước có những nét khác
nhau: - còn được gọi là “mô hình thể chế kinh tế”-như “mô hình trọng cầu”, “mô hình trọng cung”,”mô
hình trọng tiền”… các chính sách kinh tế của nhà nước tư sản là biểu hiện quan trọng nhất của chủ
nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.
Như vậy, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước nảy sinh là một tất yếu kinh tế, đáp ứng yêu cầu xã
hội hóa cao độ của các lực lượng sản xuất trong khuôn khổ chế độ tư bản, đóng vai trò quan trọng đối
với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhưng vẫn vấp phải những giới hạn và mâu thuẫn
mà chủ nghĩa tư bản không vượt qua được.
III. CHỦ NGHĨA TƯ BẢN NGÀY NAY
1/ Những biểu hiện mới trong năm đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc quyền
a/ Tập trung sản xuất và hình thức độc quyền mới: sự xuất hiện những công ty độc quyền xuyên quốc
gia bên cạnh sự phát triển của các xí nghiệp vừa và nhỏ. Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày
càng quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Với 57.000 công ty mẹ và 500.000 chi nhánh các công ty
xuyên quốc gia đang kiểm soát 80% công nghệ mới, 40% nhập khẩu, 60% xuất khẩu, 90% đầu tư
trực tiếp nước ngoài.
Ví dụ công ty GMC của Mỹ năm 1992 có doanh số 132 tỷ, sử dụng gần 1 triệu lao động, 136 chi
nhánh ở hơn 100 nước trên thế giới.
Mặt khác trong các nước tư bản lớn lại phát triển rất nhiều các công ty vừa và nhỏ. Do, việc ứng dụng
các thành tựu khoa học kỹ thuật cho phép chuyên môn hóa sản xuất ngày càng sâu rộng, => hình
thành hệ thó6ng gia công, nhất là trong các ngành sản xuất ôtô, máy bay, đồ điện cơ khí…. Bên cạnh
đó do ưu thế những doanh nghiệp vừa và nhỏ trong cơ chế thị trường…
b/ Sự thay đổi trong các hình thức tổ chức và cơ chế thống trị của tư bản tài chính.
Do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, trong các nước tư bản chủ nghĩa phát triển đã

xuất hiện nhiều ngành kinh tế mới. Đặc biệt là các ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong GDP. Thích
ứng với sự biến đổi đó, hình thức tổ chức và cơ chế thống trị của tư bản tài chính đã thay đổi. Sự thay
đổi đó diễn ra ngay trong quá trình thâm nhập vào nhau giữa tư bản ngân hàng và tư bản công
nghiệp. Ngày nay phạm vi liên kết được mở rộng ra nhiều ngành, do đó các tập đoàn tài chính thường
tồn tại dưới hình thức những tổ hợp kiểu công - nông - thương - tín - dịch vụ hay công nghiệp - quân
sự - dịch vụ quốc phòng. Nội dung của sự liên kết cũng đa dạng hơn, tinh vi hơn, phức tạp hơn. Thí
dụ: ngân hàng cho tư bản công nghiệp vay vốn và bảo đảm tín dụng cho nó kinh doanh, có lợi cùng
hưởng, rủi ro, thất bại cùng chia sẽ. Hoặc ngân hàng mua sắm các phương tiện sản xuất hiện đại, đắt
tiền và cho rồi cho các doanh nghiệp thuê gọi là cho thuê tài chính, như máy móc, hệ thống vi tính….
Cơ chế thị trường của tư bản tài chính cũng biến đổi, cổ phiếu mệng giá nhỏ được phát hành rộng rãi,
khối lượng cổ phiếu tăng , nhiều tầng lớp dân cư mua cổ phiếu.
c/ Xuất khẩu tư bản vẫn là cơ sở của độc quyển quốc tế sau chiến tranh, nhưng quy mô, chiều hướng
và kết cấu của việc xuất khẩu tư bản đã có bước phát triển mới.
d/ Sự phân chia thế giới giữa các liên minh của chủ nghĩa tư bản: xu hướng quốc tế hóa, toàn cầu
hóa ngày càng tăng bên cạnh xu huớng khu vực hóa nền kinh tế. EU,, NAFTA, ASEAN, APEC….
e/ Sự phân chia thế giới giữa các cường quốc vẫn tiếp tục dưới những hình thức cạnh tranh và thống
trị mới.
Tuy chủ nghĩa thực dân cũ đã hoàn toàn sụp đổ và chủ nghĩa thực dân mới đã suy yếu, nhưng các
cường quốc tư bản chủ nfghĩa, khi ngấm ngầm, lúc công khai, vẫn tranh giành nhau phạm vi ảnh
hưởng bằng cách thực hiện” chiến lược biên giới mềm”, ra sức bành trướng “biên giới kinh tế” rộng
hơn biên giới địa lý, ràng buộc, chi phối các nước kém phát triển từ sự lệ thuộc về vốn, công nghệ đi
đến sự phụ thuộc về chính trị vào các cường quốc.
Tóm lại: dù có nhữ ng biểu hiện mới, CNTB đương đại vẫn là CNTB độc quyền. Những biếu hiện mới
đó chỉ là sự phát triển năm đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc quyền mà Lênin đã vạch ra từ những
năm đầu thế kỷ.
2/ Những biểu hiện mới trong cơ chế điều tiết kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà
nước
a/ Sự điều tiết của nhà nước kết hợp với cơ chế thị trường cạnh tranh tự do và tính năng động của
chủ nghĩa tư bản độc quyền tư nhân.
Hạn chế sự quan liêu của nhà nước, xác định lại sự trợ cấp của nhà nước, thực hiện tư nhân hóa khu

vực kinh tế nhà nước với quy mô lớn ở nhiều nước. Điều đó là do nhu cầu tăng khả năng cạnh tranh
của các doanh ngiệp trong nền kinh tế quốc dân, do tình trạnh nhiều doanh nghiệp nhà nước làm ăn
không hiệu quả. Tuy nhiên chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước ngày nay không chủ trương xóa bỏ
khu vực kinh tế nhà nước mà chỉ thu hẹp, duy trì doanh nghiệp nhà nước ở mức độ thích hợp để
quản lý kinh tế vĩ mô……
b/ Phương thức điều tiết của nhà nước linh hoạt hơn, mềm dẻo hơn với phạm vi rộng hơn
Điều tiết bằng chương trình và kế hoạch
Điều tiết thị trường tài chính, tiền tệ, chống lạm phát, điều tiết giá cả…
Điều tiết quan hệ kinh tế đối, hệ thống tài chính tính dụng quốc tế……
IV/ Những thành tựu , hậu quả và xu hướng vận động của chủ nghĩa tư bản
1/ Những thành tựu chủ nghĩa tư bản đạt được
- Lực lượng sản xuất phát triển cao nhất hiện nay là ở các nước tư bản phát triển. Các nước này
đang diễn ra cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại. Năm nội dung chính của cuộc cách mạng
khoa học công nghệ hiện đại là : cách mạng vi điện, điện tử khoa học, cách mạng trong lĩnh vực năng
lượng, cácch mạng trong lĩnh vực vật liệu mới, cách mạng sinh học, cách mạng trong lĩnh vực công
cụ sản xuất ( Robot thế hệ thứ V ).
Hầu hết các nước tư bản phát triển đã đạt tới trình độ phát triển cao của khoa học và kỹ thuật, nền
kinh tế phát triển cao. Vì vậy Mác noí: chủ nghĩa xã hội chỉ thắng lợi khi nó tạo ra năng suất lao động
cao hơn chủ nghĩa tư bản.
- Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã có nhiểu thay đổi:
+ Đa dạng hóa hình thức sở hữu, sở hữu nhà nước ngày càng gia tăng, sở hữu hỗn hợp là phổ biến.
+ Tổ chức sản xuất mang tính toàn cầu, thể hiện hệ thống tài chính mang tính toàn cầu. Một nước bị
khủng hoảng là lan ra khắp thế giới.
+ Quan hệ phân phối có nhiều biến đổi, các nước tư bản hiện nay đã đưa ra được công nghệ phân
phối tốt, động viên được mọi nguồn lực phát triển khoa học và kinh tế. Có hai cách phân phối là phân
phối theo cơ chế thị trường và phân phối bằng nhà nước, tức là phải có chính sách phân phối, chế độ
phân phối gọi chung là công nghệ phân phối. Người giàu là phổ biến, người nghèo là thiểu số, quan
hệ chủ tớ thay đổi, quyền con người đuợc đề cao.
- Kiến thúc thượng tầng: đời sống tinh thần xã hội xuất hiện nhiều thành tựu văn minh mới, bao gồm:
tiêu chí về xã hội và giai cấp thay đổi. Đánh giá con người dựa trên trình độ sở hữu và nắm giữ thông

tin khoa học và sở hữu trí tuệ đặt lên hàng đầu.
- Xu hướng đầu tư cho con người được đề cao.
- Sự tồn tại trong quan niệm và trong thực tế về nhà nước phúc lợi chung.
Đáng giá chung: Những thành tựu của chủ nghĩa tư bản đối với lịch sử: CNTB đã đưa loài người từ
xã hội thần dân sang xã hội công dân là một bước tiến của lịch sử.
Chủ nghĩa tư bản đưa con người đến đỉnh cao của trí tuệ và văn minh. Đến chủ nghĩa tư bản hôm
nay, con người mới hạnh phúc nhất. Giúp con người hiểu rõ hơn về xã hội chủ nghĩa văn minh, lí
tưởng của nhân loại. Xã hội lý tưởng đó sẽ ra đời từ xã hội tư bản với trình độ cao nhất và văn minh
nhất.
Tuy nhiên, mặt khác CNTB cũng đưa con người xuống vực thẳm của địa ngục
2. Những hậu quả chủ nghĩa tư bản gây ra
- Tội ác về chiến tranh và chạy đua vũ khí : Cuộc chiến tranh thế giới lần I (1914-1918) để chia lại
thuộc địa của các nước đế quốc đã lôi kéo 38 nước trên thế giới tham gia, huy động 37 triệu quân và
đã làm 10 triệu người chết, 20 triệu bị thương, trong đó 20% là dân thường. Chiến tranh thế giới lần 2
(1939- 1945) lúc đầu là cuộc chiến tranh đế quốc, sau đó chuyển thành cuộc chiến tranh chống phát
xít đã lôi kéo 72 nước của bốn châu lục tham gia, huy động 110 triệu quân chính quy, làm cho gần 55
triệu người chết, trong đó 50% là thường dân ( Liên xô:22 triệu, Đức 15 triệu, Ba lan: 6 triệu).
Chiến tranh lạnh do chủ nghĩa đế quốc khởi xướng và diễn ra trong 5 thập kỷ, là thời kỳ căng thẳng,
chạy đua vũ trang lớn nhất trong lịch sử loài người. Sau chiến tranh lạnh kết thúc, xung đột vũ trang
tiếp tục tăng lên. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, bình quân trên thế giới có 4,3 cuộc xung đột vũ trang
trong một năm. Tính từ 1975 đến 1998 trên thế giới xảy ra 150 cuộc chiến tranh cục bộ, làm 30 triệu
người chết.
Trong thời kỳ hậu chiến tranh lạnh, những mâu thuẫn dân tộc, sắc tộc, tôn giáo phức tạp phát triển.
- Tội các gây ra sự nghèo khổ, lạc hậu của nhân dân các nước chậm phát triển: Bản tuyên ngôn cuộc
họp nhóm 15 tại Giamaica đã vạch rõ: “’do kết quả vòng đàm phán Urugoay về thương mại thế giới;
Hoa kỳ thu lợi được 100 tỷ USD, EU thu lợi được 55 tỷ USD và Nhật Bản thu lợi được 45 tỷ USD.
Ngược lại hơn 50 nước đang phát triển bị thiệt hại ngang bằng con số ấy. Theo thống kê của LHQ, 48
nước kém phát triểnnnhất thế giới chiếm 10% dân số nhưng chỉ chiếm 0,1% GDP thế giới. Trong khi
đó nhóm G7 chỉ chiếm 20% dân số thế giới nhưng chiếm 62,5 GDP thế giới. Năm 1997, 20% dân số
giàu nhất thế giới chiếm 86% GDP, 82 % xuất khẩu hàng hóa, 68 % đầu tư trực tiếp nước ngoài,

trong khi đó, 20% dân số nghèo nhất thế giới chỉ chiếm 1% GDP, 1% XK, 1%FDI.
Thế giới hiện nay có hơn 830 triệu người thiếu ăn, ngay tại các nước phát triển cũng có đến trên 100
triệu người sống dưới mức nghèo khổ.
- Tội ác ngay tại các nước tư bản phát triển: thất nghiệp, bạo lực, tệ nạn xã hội…
- Môi trường thế giới đang bị tàn phá nặng nề.
Kết luận:
- Ngày nay cả thế giới đang hướng tới một nền văn minh mới- xã hội cộng sản một cách hiện thực
hơn và thực tiễn hơn. Khi nào chủ nghĩa công sản tạo ra được một năng suất lao động lớn hơn năng
suất lao động của CNTB hiện nay…
- CNTB ngày nay còn đang phát triển và có khả năng tự điều chỉnh để phát triển nhưng những mâu
thuẫn cơ bản vẫn chưa giải quyết.
- CNTB hiện tại là sự chuẩn bị đầy đủ nhất về vật chất và tinh thần cho xã hội chủ nghĩa của loài
người.
Các Mác và Ăngghen đã chỉ rõ: “đối với chúng ta, chủ nghĩa công sản không phải là một trạng thái
cần phải sáng tạo ra, không phải là lý tưởng mà hiện thực phải tuân theo. Chúng ta gọi chủ nghĩa
công sản là một phong trào hiện thực, nó xóa bỏ trạng thái hiện nay. Những điều kiện của phong trào
ấy là do những tiền đề hiện tại tạo ra”
Sử 10 -BÀI 35:CÁC NƯỚC ĐẾ QUỐC ANH, PHÁP, ĐỨC, MĨ VÀ SỰ BÀNH TRƯỚNG THUỘC ĐỊA (Tiếp)
Sử 10 -BÀI 35:CÁC NƯỚC ĐẾ QUỐC ANH, PHÁP, ĐỨC, MĨ VÀ SỰ BÀNH TRƯỚNG THUỘC ĐỊA
(Tiếp)


Sự phân chia thuộc địa giữa các đế quốc
B. ĐỨC VÀ MĨ CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX
I.NƯỚC ĐỨC
a.Tình hình kinh tế :
- Sau khi thống nhất đất nước tháng 1- 1871, kinh tế Đức phát triển với tốc độ mau lẹ Đức đã vượt
Pháp và đuổi kịp Anh ,vươn lên đứng đầu châu Âu và thứ hai thế giới.
Sau khi thống nhất đất nước tháng 1 - 1871, nền kinh tế Đức phát triển với tốc độ mau lẹ. Từ
1870 - 1900 sản xuất than tăng 4 lần, gang tăng 6 lần, độ dài đường sắt tăng gấp đôi. Đức đã vượt

Pháp và đuổi kịp Anh. Trong những ngành công nghiệp mới như kĩ nghệ điện, hóa chất Đức đạt
thành tựu đáng kể. Năm 1883, công nghiệp hóa chất của Đức đã sản xuất 2/3 lượng thuốc nhuộm
trên thế giới.
Đến đầu năm 1900, Đức đã vượt Anh về sản xuất thép. Về tổng sản lượng công nghiệp Đức
dẫn đầu châu Âu thứ hai trên thế giới chỉ đứng sau Mĩ.
- Nguyên nhân: Thị trường dân tộc thống nhất, giàu tài nguyên, nhờ tiền bồi thường chiến tranh của
Pháp, tiếp thu những thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại của những nước đi trước, có nguồn nhân
lực dồi dào.
- Tác động xã hội: Thay đổi cơ cấu dân cư giữa thành thị và nông thôn. Nhiều thành phố mới, nhiều
trung tâm thương nghiệp, bến cảng xuất hiện.
Từ năm 1871 - 1901 dân cư thành thị tăng từ 36% đến 54,3% . Nhiều thành phố mới, nhiều trung tâm
thương nghiệp bến cảng xuất hiện.

- Quá trình tập trung sản xuất và hình thành các công ty độc quyền diễn ra mạnh mẽ và sớm hơn các
nước khác ở châu Âu. Với hình thức độc quyền là Cácten và Xanh-đi-ca.
Không đầy 1% xí nghiệp sử dụng hơn 3/4 tổng số điện lực, trong khi 91% là xí nghiệp nhỏ chỉ
nhận có 7% thôi; số lượng Các-ten tăng lên nhanh chóng: năm 1905 có 835, đến năm 1911 có tới 550
- 600.
- Quá trình tập trung Ngân hàng cũng diễn ra cao độ. Tư bản công nghiệp kết hợp với tư bản ngân
hàng thành tư bản tài chính.
- Nông nghiệp Đức có tiến bộ song chậm chạp.
Việc tiến hành cách mạng không triệt để, phần lớn ruộng đất nằm trong tay quí tộc và địa chủ;
phương pháp canh tác vẫn còn tàn dư của chế độ phong kiến.
Hậu quả của sự phát triển của chủ nghĩa tư bản làm cho nông dân Đức càng phân hóa sâu sắc.
Phần lớn nông dân bị phá sản phải đi làm thuê cho địa chủ, phú nông hoặc đi kiếm ăn ở các cơ sở
công nghiệp.

b. Tình hình chính trị:
* Đối nội :
-Đức là một Liên bang theo chế độ quân chủ lập hiến, Hoàng đế là người đứng đầu có quyền lực tối

cao.
- Chế độ chính trị ở Đức không phải là đại nghị tư sản , thực chất là chế độ bán chuyên chế phục vụ
giai cấp tư sản và quí tộc hóa tư sản, đi ngược lại quyền lợi của nhân dân.

Hiến pháp 1871 qui định nước Đức là một Liên bang gồm 22 bang và 3 thành phố tự
do, theo chế độ quân chủ lập hiến. Hoàng đế là người đứng đầu có quyền lực tối cao như tổng chỉ huy
quân đội, bổ nhiệm và cách chức Thủ tướng, triệu tập và giải tán Quốc hội.
Quyền lập pháp trong tay hai viện: Thượng viện và Hạ viện nhưng quyền lực bị thu
hẹp, các bang vẫn giữ hình thức vương quốc tức có cả vua, chính phủ và quốc hội.
Phổ là bang lớn nhất trong Liên bang Đức, vai trò của Phổ trong liên bang rất lớn:
Hoàng đế Đức là vua Phổ, Thủ tướng Đức là Thủ tướng Phổ.
Nhà nước liên bang được xây dựng trên cơ sở liên minh giữa giai cấp tư sản và quý
tộc hóa tư sản, đây là lực lượng đã lãnh đạo cuộc thống nhất đtn bằng con đường vũ lực có vị thế
chính trị, kinh tế và giữ vai trò quan trọng khi Đức chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
Mặc dù có Hiến pháp và Quốc hội nhưng chế độ chính trị ở Đức không phải là đại nghị
tư sản mà thực chất là chế độ bán chuyên chế, áp dụng sự thống trị của Phổ trên toàn nước Đức.

* Chính sách đối ngoại:
+ Công khai đòi chia lại thị trường và thuộc đìa thế giới.
+ Ráo riết chạy đua vũ trang chuẩn bị gây chiến, dẫn đến mâu thuẫn giữa Đức với Anh và Pháp
càng sâu sắc.
- Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Đức: là chủ nghĩa quân phiệt hiếu chiến.


Lược đồ hệ thống thuộc địa Đúc
II. NƯỚC MĨ
a. Tình hình kinh tế.
*Cuối thế kỉ XIX nền kinh tế phát triển nhanh chóng vươn lên hàng thứ nhất thế giới, sản lượng công
nghiệp bằng 1/2 tổng sản lượng công nghiệp các nước Tây Âu và gấp 2 lần Anh.
Cuối thế kỷ XIX nền kinh tế phát triển nhanh chóng vươn lên hàng thứ nhất trên thế giới. Về

sản lượng công nghiệp bằng 1/2 tổng sản lượng công nghiệp các nước Tây Âu và gấp 2 lần Anh, sản
xuất thép và máy móc đứng đầu thế giới. Năm 1913 sản lượng gang, thép của Mĩ vượt Đức hai lần,
vượt Anh 4 lần, than gấp hai lần Anh và Pháp gộp lại.

* Nguyên nhân:
+ Mĩ giàu tài nguyên , có nguồn nhân lực dồi dào.
+ Phát triển sau nên áp dụng được những thành tựu khoa học và kinh nghiệm của các nước đi
trước.
+ Có thị trường rộng lớn.
* Nông nghiệp: Nông nghiệp Mĩ đạt thành tựu đáng kể, Mĩ trở thành vựa lúa và nơi cung cấp thực
phẩm cho châu Âu.
* Quá trình tập trung sản xuất và ra đời các công ty độc quyền diễn ra nhanh chóng, hình thức là Tờ-
rớt với những ông vua dầu lửa, vua ô-tô, vua thép chi phối mọi hoạt động kinh tế, chính trị nước Mĩ.
Quá trình tập trung sản xuất và ra đời các công ty độc quyền diễn ra nhanh chóng, hình
thức chủ yếu là Tờ-rớt với những ông vua dầu lửa, vua ô-tô, vua thép chi phối mọi hoạt động kinh tế,
chính trị nước Mĩ.
Mĩ không chỉ phát triển kinh tế ở trong nước mà còn vươn lên phát triển ngoại thương và
xuất cảng tư bản. Thị trường đầu tư và buôn bán của Mĩ là Can-na-đa, các nước vùng Ca-ri-bê, Trung
Mĩ và một số nước châu Á khác như Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc.
b. Tình hình chính trị
* Đối nội :
- Chế độ chính trị ở Mĩ là nơi điển hình của chế độ hai đảng, đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ thay
nhau cầm quyền, song đều bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản.
- Thống nhất việc củng cố quyền lực của giai cấp tư sản, trong việc đối xử phân biệt với người lao
động, cũng như đường lối bành trướng ra bên ngoài
*Chính sách đối ngoại:
+ Mĩ mở rộng biên giới đến bờ Thái Bình Dương.( Đây là thời kì Mĩ đẩy mạnh việc thôn tính những
đất đai rộng lớn ở miền Trung và Tây của thổ dân In-đi-an, mở rộng biên giới đến bờ Thái Bình
Dương.)
+ Bành trướng khu vực Mĩ-La tinh gây chiến với Tây Ban Nha để tranh giành Ha-oai, Cu Ba và Phi-

líp-pin Xâm nhập vào thị trường Trung Quốc.


Hình : Tranh đương thời nói về quyền lực của các tổ chức độc quyền ở Mỹ (chữ trên hình mãng
xà monopoly- độc quyền )
Mô tả : con mãng xà khổng lồ , có đuôi rất dài quấn chặt và Nhà Trắng ( trụ sở chính quyền ), há to
mồm đe dọa , nuốt sống người dân .Điều này thể hiện vai trò quyền lực của các công ty độc
quyền Mỹ , cấu kết chặt chẽ và chi phối nhà nước tư sản để thống trị và khống chế cuộc sống
nhân dân.
Tham khảo:
Vua dầu mỏ Rockefeller
Rockefeller là
người sáng lập tập
đoàn Standard Oil.
Lịch sử nước Mỹ từng có một nhà công nghiệp vừa được kính nể và khâm phục bởi tài làm giàu
nhanh chóng, nhưng cũng vừa bị khiếp sợ bởi những tham vọng khôn cùng. Đó chính là John
Davidson Rockefeller, được mệnh danh là người giàu nhất trong những người giàu nhất.
Rockefeller có tham vọng chi phối cả nước Mỹ, chi phối cả chính trị, xã hội thông qua tiềm lực và ảnh
hưởng kinh tế có một không hai của mình. Từ những đồng đôla đầu tiên, sau 50 năm kinh doanh,
Rockefeller đã tạo cho mình một tài sản trên 900 triệu USD (tính đến thời điểm những năm cuối thế kỷ
19 - đầu thế kỷ 20, tức cách đây đã 100 năm). Số tiền đó tương đương với 190 tỷ USD bây giờ, một
con số kỷ lục, hơn tất cả tài sản của 10 tỷ phú lớn nhất hiện nay cộng lại.
Rockefeller vốn xuất thân từ một gia đình công nhân Do Thái di cư sang Mỹ. Ngay từ nhỏ, ông đã
phải vừa học vừa kiếm tiền thêm bằng nghề khuân vác và rửa bát thuê. Ông đã học cách chắt chiu,
tiết kiệm từ bé. Trong hồi ký của mình, Rockefeller kể lại ông ghi chép sổ sách rất cẩn thận từng đồng
một khi bỏ ống tiết kiệm và say sưa theo dõi số tài sản nhỏ mọn ấy lớn dần qua ngày tháng thế nào.
Rockefeller thể hiện khả năng nhạy bén với tài chính của mình như một dấu hiệu bẩm sinh. Ông kể
lại, khi mới 12 tuổi đã biết "mổ lợn" và đem 50 USD tiết kiệm được cho một người hàng xóm vay với
lãi suất 7%/năm. Sau một năm khi nhận lại từ người hàng xóm cả vốn lẫn tiền lãi thì ông bắt đầu thực
sự bộc lộ ham mê làm giàu, kiếm tiền để rồi tiền phải sinh lãi, lãi mẹ phải đẻ lãi con, càng nhiều càng

tốt.
John Davidson Rockefeller Hai cha con Rockefeller

Năm 16 tuổi, Rockefeller phải bỏ học để tập làm nghề kế toán. Khi làm việc, ông được những người
quản lý và ông chủ đánh giá cao về tính thẳng thắn, cẩn thận và chắc chắn của mình. Lớn lên trong
một môi trường gia đình theo đạo Do Thái rất nghiêm ngặt, Rockefeller có một cuộc sống giản dị đến
khắc khổ từ thuở hàn vi. Do đó, dù mức lương kế toán chỉ có 25 USD mỗi tháng những ông vẫn dành
dụm được phần lớn tiền lương của mình với một quyết tâm được nung nấu là có vốn để kinh doanh.
Năm 1859, khi mới 19 tuổi và với vẻn vẹn 1.000 USD tiết kiệm được cùng với 1.000 USD vay
của cha, ông đã cùng với Clark - người bạn hàng xóm - lập nên Công ty Clark &
Rockefeller chuyên buôn bán ngũ cốc, rau quả, thực phẩm và thức ăn gia súc. Mỗi người góp vốn
2.000 USD. Với tài năng quản lý tài chính cộng với bản năng chăm chỉ, cần mẫn và biết tiết kiệm,
Công ty của Rockefeller đã nhanh chóng ăn nên làm ra ngay từ thời mới thành lập. Ngay trong năm
đầu tiên, công ty của ông đã đạt 4.400 USD lợi nhuận và năm thứ hai đạt 17.000 USD lợi nhuận. Đây
là những con số rất đáng nể, thậm chí là một kỳ tích đối với một công ty nhỏ vào thời điểm lúc bấy giờ.
Có một điểm rất đáng chú ý mà mãi về sau khi Rockefeller là một đại gia công nghiệp thì người ta mới
có dịp nhìn lại. Từ lúc mới bước chân vào thương trường, Rockefeller đã sớm có tư tưởng chinh phục
và thống lĩnh thị trường. Ông đã chấp nhận mức chênh lệch thương mại nhỏ để cạnh tranh và dẫn đầu
về doanh thu ngay trong năm đầu tiên với 450.000 USD, mặc dù lợi nhuận tính trên doanh số là khá
thấp.
Năm 1863, khi mới nhận được một vài hợp đồng là nhà thầu phụ liên quan đến lĩnh vực dầu
mỏ, Rockefeller đã nhanh nhạy phát hiện và khẳng định đây sẽ là một miếng đất màu mỡ để có
thể nhanh chóng kiếm tiền. Để cho việc kinh doanh được hoàn toàn theo ý mình, trước hết ông mua
lại công ty ban đầu do ông thành lập chung với Clark và sau này là một số người bạn nữa với giá
72.500 USD. Khi đã trở thành người chủ duy nhất, ông bắt đầu lao vào cuộc giành giật những hợp
đồng dầu mỏ dù là nhỏ nhất.
Mong muốn làm giàu không chưa đủ, Rockefeller còn nung nấu quyết tâm phải có trong tay một cái gì
đó thật độc đáo để cạnh tranh và đè bẹp các đối thủ. Năm 1865, Rockefeller tìm cách lôi kéo bằng
được Samuel Andrew về làm cho công ty mình. Đó là người đang sở hữu một số bằng sáng chế phát
minh chế biến dầu thô thành xăng chất lượng cao. Từ một doanh nhân buôn bán, Rockefeller trở

thành một nhà công nghiệp trong lĩnh vực dầu mỏ với Công ty Rockefeller & Andrrew.
Độc quyền về công nghệ chế biến dầu thô, ông tiếp tục thành lập công ty dầu mỏ "Standard Oil
Company" năm 1870 với số vốn ban đầu là 1 triệu USD. Do nắm giữ được bí quyết công nghệ, khả
năng cạnh tranh của công ty dầu mỏ thuộc quyền Rockefeller rất lớn và đã đe dọa loại khỏi cuộc chơi
không ít doanh nghiệp cùng ngành. Có thể nói đây là thành công lớn nhất của Rockefeller trong kinh
doanh trên cơ sở biết đầu tư và nắm giữ vào bí quyết công nghệ, phán đoán chính xác vai trò và tầm
quan trọng sống còn của dầu mỏ với quá trình công nghiệp hóa của nền kinh tế.
Những thành công nhanh chóng của Rockefeller trong ngành công nghiệp dầu mỏ còn non trẻ đã làm
cho con người kinh doanh của ông ngày càng trở nên tự tin hơn, đồng thời tham vọng của ông ngày
càng mạnh mẽ và quyết liệt hơn bao giờ hết. Rockefeller đã vạch ra cho mình một chiến lược phát
triển mang tính bành trướng quyết liệt để đạt tham vọng dần chi phối và độc quyền trong lĩnh vực chế
biến dầu mỏ. Không chỉ là nhà chiến lược có khả năng phán đoán tài tình, là nhà lãnh đạo quyết đoán
có khả năng quản lý tài chính hoàn hảo và có khả năng lãnh đạo, dùng người một cách tối ưu,
Rockefeller còn có một tính cách mạnh mẽ và quyết liệt, đặc biệt trong cạnh tranh để loại trừ các đối
thủ của mình.
Cho đến nay cũng đã có không ít ý kiến nói Rockefeller đã dùng cả những thủ đoạn, chiến thuật khó
hiểu để đánh gục đối thủ bằng mọi giá. Thậm chí để có thể kiểm soát và tiến tới thống trị thị trường
dầu mỏ đồng thời tránh bị cản trở từ mọi phía, đặc biệt trong công luận và chính quyền, ông đã kỳ
công lên những kế hoạch "cạnh tranh và gặm dần" hay "thâu tóm từng phần thị trường". Rockefeller
từng đạo diễn, lên kế hoạch để cho một số công ty nhỏ tự sáp nhập vào nhau trước khi bị ông mua lại.
Làm thế là ông đã tránh sự chú ý của dư luận và chính quyền so với trường hợp phải lần lượt đàm
phán mua lại tìm công ty một.
Sau 8 năm liên tục phát triển, bành trướng với một động cơ rất quyết liệt là gây ảnh hưởng và chi phối
ngành công nghiệp dầu lửa, Rockefeller đã loại trừ và mua gần hết các đối thủ cạnh tranh.
Có thể nói chính Rockefeller là người đầu tiên có tham vọng và ý tưởng về những tập đoàn
khổng lồ, đa quốc gia cho từng lĩnh vực ngành nghề. Năm 1882, tất cả các công ty dầu mỏ mà
Rockefeller nắm giữ được hợp nhất thành một tổ hợp công nghiệp dầu mỏ khổng lồ nhất trong lịch sử.
Đó là Tập đoàn Standard Oil Trust với số vốn điều lệ 70 triệu USD. Với chừng ấy tiền vào thời điểm
đó, Rockefeller đã là người giàu nhất nước Mỹ. Và ở bang nào của nước Mỹ cũng có mặt "Standard
Oil Trust" - công ty chế biến dầu mỏ gần như duy nhất. Khoảng hơn 90% thị phần đã nằm gọn trong

tay của Rockefeller, ông được gọi là "vua dầu mỏ" từ đấy.
Lo ngại những ảnh hưởng của Rockefeller ngày càng lớn, nhiều hoạt động chính trị xã hội có thể bị
tác động bởi vua dầu lửa thông qua ảnh hưởng của ông đến các ngành công nghiệp nói riêng và toàn
bộ nền kinh tế nói chung, năm 1890, chính quyền bang Ohio - nơi đặt trụ sở chính của Tập đoàn
Standard Oil Trust - đã ra một sắc lệnh gọi là "sắc lệnh Trust" bắt chia nhỏ tập đoàn này thành nhiều
tập đoàn độc lập, không được liên kết để độc quyền và kiểm soát thị trường. Nhưng Rockefeller với
những quan hệ gắn bó với nhiều cá nhân, chính khách đã tìm cách lách được sắc lệnh trên. Ông cho
chuyển trụ sở tập đoàn sang bang New Jersey, nơi sắc lệnh này không có hiệu lực và đổi tên tập
đoàn thành "Standard Oil New Jersey".
Thế là Rockefeller lại vẫn tiếp tục đứng đầu tập đoàn công nghiệp dầu mỏ có vị thế độc quyền và có
khả năng chi phối nền kinh tế và cả xã hội Mỹ. Mãi cho đến năm 1911, khi Rockefeller đã 72 tuổi, thôi
không trực tiếp điều hành tập đoàn và rút về hậu trường thì Tòa án hiến pháp Mỹ mới lại ra được
quyết đinh chia nhỏ tổ hợp cộng nghiệp dầu mỏ của Rockefeller thành 38 công ty độc lập. Môi trường
cạnh tranh thật sự lúc này mới được thiết lập lại trong thị trường dầu mỏ tại Mỹ.
Sau khi nghỉ làm, Rockefeller đã để lại rất nhiều tiếng tốt về mình trong xã hội. Hàng chục quỹ từ thiện
do ông bỏ tiền đã được thành lập để cứu trợ người nghèo, phòng dịch bệnh, thiên tai trên thế giới.
Nhiều trường học, viện nghiên cứu, quỹ bảo trợ đào tạo do ông lập và tài trợ đến nay vẫn được duy trì
hoạt động. Ở New York có Trung tâm thương mại Rockefeller nổi tiếng
Dù các đánh giá về ông có khác nhau thế nào đi chăng nữa, Rockefeller vẫn được khẳng định là một
doanh nhân, một nhà công nghiệp lớn. Tên tuổi ông đến nay vẫn là một trong những biểu tượng tiêu
biểu của nền kinh tế Mỹ thời kỳ công nghiệp hóa.
(Theo Thời Báo Kinh Tế Việt Nam)


Henry Ford - Vua xe

×