Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

dtm bệnh viện đa khoa tư nhân mỹ phước kcn mỹ phước 2, huyện bến cát, tỉnh bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 90 trang )

CÔNG TY TNHH PHÒNG KHÁM ĐA KHOA AN BÌNH
ooOoo
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ
TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
DỰ ÁN : BỆNH VIỆN ĐA KHOA TƯ NHÂN MỸ PHƯỚC
KCN MỸ PHƯỚC 2, HUYỆN BẾN CÁT, TỈNH BÌNH DƯƠNG

CƠ QUAN CHỦ DỰ ÁN CƠ QUAN TƯ VẤN
LẬP BÁO CÁO ĐTM
BÌNH DƯƠNG 11 - 2006
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 5
MỞ ĐẦU 6
1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN 6
2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC
ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM) 6
3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM 9
CHƯƠNG 1 10
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 10
1.1. TÊN DỰ ÁN 10
1.2. CHỦ ĐẦU TƯ 10
1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN 10
1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN 11
1.4.1. Quy mô, phạm vi hoạt động của bệnh viện 11
1.4.2. Các hạng mục công trình 12
1.4.3. Nhu cầu nguyên vật liệu, điện, nước và năng lượng tiêu thụ 14
1.4.4. Phương thức vận chuyển và bảo quản nguyên, nhiên liệu 15
1.4.5. Nơi tiếp nhận nước thải từ hoạt động của Dự án 15
1.4.6. Nơi lưu giữ và xử lý chất thải rắn 15
1.4.7. Thời gian hoạt động của dự án 16
1.4.8. Tiến độ thực hiện 16


1.4.9. Vốn đầu tư 16
CHƯƠNG 2 17
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ – XÃ HỘI 17
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 17
2.1.1. Điều kiện về đòa lý, đòa chất: 17
2.1.2. Điều kiện về khí tượng – thủy văn 19
2.1.3. Hiện trạng các thành phần môi trường tại khu vực Dự án 21
2.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ – XÃ HỘI 25
2.2.1. Tình hình kinh tế 25
2.2.2. Tình hình xã hội 26
(Nguồn : Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội của Thò trấn Mỹ Phước - 6/2006) 29
CHƯƠNG 3 30
ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 30
3.1. NGUỒN GÂY TÁC ĐỘNG 30
3.1.1. Giai đoạn xây dựng: 30
3.1.1.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải 30
3.1.1.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải 34
3.1.1.3. Dự báo những rủi ro về sự cố đến môi trường 34
3.1.2. Giai đoạn hoạt động 35
3.1.2.1. Đặc trưng ô nhiễm không khí 35
3.1.2.1.1. Nguồn gốc ô nhiễm không khí 35
3.1.2.2. Đặc trưng ô nhiễm nước 40
3.1.2.3. Đặc trưng ô nhiễm chất thải rắn 45
2
3.1.2.4. Các sự cố phát sinh trong quá trình hoạt động 48
3.2. ĐỐI TƯNG, QUY MÔ BỊ TÁC ĐỘNG 50
3.2.1. Đối tượng quy mô chòu tác động trong giai đoạn xây dựng 50
3.2.2. Đối tượng quy mô chòu tác động trong giai đoạn hoạt động của dự án 51
3.3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG 52
3.3.1. Tác động của các chất ô nhiễm không khí đến môi trường, con người và sinh vật 52

3.3.2. Tác động của các chất ô nhiễm gây ô nhiễm nước đến môi trường, con người và sinh vật 54
3.3.3. Tác động của chất thải rắn đến môi trường, con người và sinh vật 54
3.3.4. Tác động khi xảy ra sự cố 56
3.3.5. Tác động đến kinh tế - xã hội của Dự án 57
3.4. ĐÁNH GIÁ VỀ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG 57
CHƯƠNG 4 58
BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI
TRƯỜNG 58
4.1. CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG CÓ HẠI TRONG GIAI ĐOẠN XÂY
DỰNG CỦA DỰ ÁN 58
4.1.1. Khống chế và giảm thiểu tác động do san lấp mặt bằng và xây dựng công trình 58
4.1.2. Khống chế và giảm thiểu tác động do vận chuyển nguyên vật liệu, thiết bò 58
4.1.3. Khống chế và giảm thiểu tác động do hoạt động dự trữ và bảo quản nguyên nhiên liệu 58
4.1.4. Khống chế và giảm thiểu tác động do sinh hoạt của công nhân tại công trình 59
4.2. CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG CÓ HẠI TRONG GIAI ĐOẠN HOẠT
ĐỘNG CỦA DỰ ÁN 59
4.2.1. Khống chế giảm thiểu ô nhiễm không khí 59
4.2.2. Khống chế giảm thiểu ô nhiễm nước thải 62
4.2.3. Khống chế giảm thiểu ô nhiễm chất thải rắn 65
Stt 68
Tên thiết bò 68
Số lượng 68
Nước sản xuất 68
4.2.4. Tỷ lệ trồng cây xanh trong khuôn viên bệnh viện 68
4.2.5. Phương án phòng chống và ứng cứu sự cố 68
CHƯƠNG 5 71
CAM KẾT THỰC HIỆN BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 71
5.1. TIÊU CHUẨN VIỆT NAM ÁP DỤNG 71
5.2. THỜI GIAN HOÀN THÀNH CÔNG TRÌNH XỬ LÝ 71
CHƯƠNG 6 72

CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG, CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT
MÔI TRƯỜNG 72
6.1. CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG SẼ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 72
6.2. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ 72
6.3. CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 73
6.3.1. Giám sát chất lượng không khí 73
CHƯƠNG 7 75
DỰ TOÁN KINH PHÍ CHO CÁC CÔNG TRÌNH MÔI TRƯỜNG 75
7.1. KINH PHÍ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH XỬ LÝ Ô NHIỄM 75
7.2. KINH PHÍ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 75
CHƯƠNG 8 76
THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 76
8.1. Ý KIẾN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ 76
3
8.2. Ý KIẾN CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC XÃ VÀ CÁC TỔ CHỨC KHÁC 76
CHƯƠNG 9 77
CHỈ DẪN NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU, DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ 77
9.1. NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU, DỮ LIỆU 77
9.2. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM 78
9.3. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ 78
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 79
1. KẾT LUẬN 79
2. KIẾN NGHỊ 80
PHẦN PHỤ LỤC 81
89
4
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BKHCNMT - Bộ Khoa học Công nghệ Môi trường
BOD - Nhu cầu ô xy sinh hoá
CBCNV - Cán bộ công nhân viên

CHXHCN - Cộng hoà Xã hội Chủ nghóa
COD - Nhu cầu ô xy hoá học
ĐTM - Đánh giá tác động môi trường
KCN - Khu công nghiệp
KHKT - Khoa học kỹ thuật
PCCC - Phòng cháy chữa cháy
TCMT - Tiêu chuẩn môi trường
TCVN - Tiêu chuẩn Việt Nam
TNHH - Trách nhiệm hữu hạn
TTCN - Tiểu thủ công nghiệp
UBND - Uỷ ban Nhân dân
VNĐ - Đơn vò tiền Việt Nam.
XLNT - Xử lý nước thải
WB - Ngân hàng Thế giới
WHO - Tổ chức Y tế Thế giới
5
MỞ ĐẦU
1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN
Kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, mức sống người dân càng được nâng cao, nhu cầu
của xã hội về các mặt vui chơi, giải trí, thẩm mỹ,… ngày cũng tăng theo. Tuy nhiên, bên cạnh
sự phát triển của nền kinh tế, việc đảm bảo được sức khỏe của người dân là điều cần được
quan tâm và lưu ý của các cấp chính quyền. Thực tế cho thấy rằng, việc đầu tư cơ sở hạ tầng
cho ngành y tế ngày càng được quan tâm, các bệnh viện tư nhân đã được thành lập ngày càng
nhiều và đã cũng đáp ứng phần nào nhu cầu chữa bệnh của người dân. Nhưng tình hình quá
tải của các bệnh viện luôn xảy ra, có nhiều bệnh viện luôn ở mức quá tải 200%, như bệnh
viện Việt Đức, bệnh viện Phụ sản Trung ương, bệnh viện Chợ Rẫy,…
Tình hình cơ sở hạ tầng của tỉnh Bình Dương trong những năm qua đã có sự đầu tư phát
triển, nhưng vẫn còn thiếu trầm trọng, các ca nghiêm trọng còn phải chuyển lên tuyến trên
gây khó khăn cho quá trình chữa trò cho bệnh nhân. Trước tình hình đó, cấp lãnh đạo của tỉnh
đã có những khuyến khích việc đầu tư cơ sở hạ tầng bệnh viện với hình thức tư nhân. Cho đến

nay, trên đòa bàn tỉnh đã có rất nhiều bệnh viện tư nhân với trang thiết bò hiện đại đã được
thành lập và đang hoạt động rất tốt đáp ứng được nhu cầu của người dân.
Căn cứ thông tư 01/2004/TT-BYT ngày 06/01/2004 của Bộ Y tế hướng dẫn nghề y, dược
tư nhân và Công văn số 3902/YT-ĐTr ngày 02/6/2004 của Vu Điều trò Bộ Y tế hướng dẫn thủ
tục thành lập Bệnh viện tư nhân, dân lập, Công ty TNHH Phòng khám đa khoa An Bình đã có
Công văn số 28 ngày 15/3/2006 trình UBND tỉnh Bình Dương thành lập Bệnh viện Đa khoa
Tư nhân Mỹ Phước và đã nhận được Công văn 1162/UBND-VX ngày 10/3/2006 của UBND
tỉnh chấp nhận việc xây dựng “Bệnh viện đa khoa – Phục hồi chức năng Mỹ Phước”.
Tuân thủ nghiêm chỉnh Luật bảo vệ môi trường, Công ty TNHH Phòng khám đa khoa An
Bình đã nhận được sự tư vấn của Trung tâm Khoa học và Công nghệ Môi trường (CESAT)
tiến hành xây dựng Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho Dự án Bệnh viện đa khoa Tư
nhân Mỹ Phước nhằm có cơ sở để Công ty gìn giữ môi trường tốt hơn trong quá trình hoạt
động, cũng như cung cấp cơ sở khoa học cho các cơ quan quản lý môi trường trong công tác
quản lý và giám sát môi trường.
2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC
ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM)
Cơ sở pháp lý để tiến hành đánh giá tác động môi trường:
1. Hiến pháp Nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001 quy
đònh: "Cơ quan nhà nước, đơn vò vũ trang, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, mọi cá nhân phải
thực hiện các quy đònh của Nhà nước về sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi
trường. Nghiêm cấm mọi hành động làm suy kiệt tài nguyên và hủy hoại môi trường" (Điều
29).

6
2. Căn cứ Luật Bảo vệ Môi trường sửa đổi được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam khoá
XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2006.
3. Nghò đònh 80/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy đònh chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường.
4. Nghò đònh số 81/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về hướng dẫn về xử phạt
hành chính trong lónh vực bảo vệ môi trường

5. Nghò đònh số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2006 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường
đối với nước thải
6. Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/09/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về
Hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ
môi trường.
7. Quyết đònh số 155/1999/QĐ-TTg ngày 16/07/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban
hành Quy chế Quản lý Chất thải Nguy hại.
8. Quyết đònh số 62/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 09/08/2002 của Bộ trưởng Bộ Khoa học,
Công nghệ và Môi trường về việc Ban hành quy chế bảo vệ môi trường Khu công nghiệp.
9. Quyết đònh số 2575/QĐ-BYT ngày 27/8/1999 của Bộ Y tế ban hành quy chế quản lý chất
thải y tế.
Các văn bản liên quan đến dự án:
1. Quyết đònh số 8153/QĐ-CT ngày 04/11/2004 của UBND tỉnh Bình Dương về việc phê
duyệt quy hoạch chi tiết khu đô thò Mỹ Phước 2 – thò trấn Mỹ Phước – Bến Cát.
2. Công văn số 2217/UBND-VX của UBND tỉnh Bình Dương ngày 05 tháng 05 năm 2006 gửi
các sở Y tế, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, UBND huyện Bến Cát, Công ty Becamex, Công ty
TNHH Phòng khám đa khoa An Bình “V/v Thành lập Bệnh viện đa khoa tư nhân Mỹ Phước tại
Khu công nghiệp Mỹ Phước, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương”.
3. Công văn số 2946/UBND-VX của UBND tỉnh Bình Dương ngày 12 tháng 06 năm 2006 gửi
các sở Tài nguyên – Môi trường về xem xét thực hiện thành lập Bệnh viện đa khoa tư nhân Mỹ
Phước.
4. Công văn số 415/SYT-HNYDTN của Sở Y tế tỉnh Bình Dương ngày 24 tháng 04 năm 2006
trình UBND tỉnh Bình Dương “V/v Xin thành lập Bệnh viện đa khoa tư nhân Mỹ Phước”.
5. Tờ trình số 112/TTr-UBND ngày 30 tháng 05 năm 2006 của UBND huyện Bến Cát trình
UBND tỉnh và Sở Tài nguyên – Môi trường “V/v giao đất cho Phòng khám đa khoa An Bình
xây dựng bệnh viện Đa khoa phục hồi chức năng Mỹ Phước”.
7
6. Biên bản thỏa thuận của UBND huyện Bến Cát và Công ty Thương Mại, Đầu tư và Phát
triển ngày 04 tháng 02 năm 2006 về việc bàn giao, quỹ đất để xây dựng các công trình công
cộng.

7. Văn bản giao mốc ranh, diện tích sử dụng đất cho bệnh viện đa khoa An Bình ngày
19/07/2006 của KCN Mỹ Phước 2.
Các văn bản liên quan đến dự án được đính kèm trong Phụ lục I.
Các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam:
1. Tiêu chuẩn thải theo thải lượng của các chất vô cơ trong KCN (TCVN 6991 – 2001)
2. Tiêu chuẩn thải theo thải lượng của các chất hữu cơ trong KCN (TCVN 6994 – 2001)
3. Giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư (TCVN 5949-1995).
4. Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh (TCVN 5937 - 1995).
5. Giới hạn tối đa cho phép của bụi và các chất vô cơ trong khí thải công nghiệp (TCVN
5939 - 1995).
6. Chất lượng không khí – Khí thải lò đốt chất thải rắn y tế – Giới hạn cho phép (TCVN
6560-1999)
7. Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt (TCVN 5942-1995).
8. Giá trò giới hạn cho phép của các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước ngầm
(TCVN-5944-1995).
9. Chất lượng nước – Nước thải sinh họat – Giới hạn ô nhiễm cho phép (TCVN 6772-2000)
10. Giá trò giới hạn cho phép của các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải
(TCVN-5945-1995).
11. Giá trò giới hạn các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp thải
vào vực nước sông dùng cho mục đích cấp nước sinh họat (TCVN 6980 - 2001).
12. Tiêu chuẩn chất lượng nước ăn uống và sinh hoạt của Bộ Y tế. Điều lệ vệ sinh và giữ gìn
sức khỏe do Bộ Y tế ban hành năm 1992 quy đònh các tiêu chuẩn vệ sinh về chất lượng nước,
không khí và yêu cầu các hoạt động kinh tế xã hội phải đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh.
13. Pháp lệnh an toàn và kiểm soát bức xạ được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày
15/06/1996, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/1997.
8
3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM
Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho Dự án Bệnh viện Đa khoa Tư nhân Mỹ Phước
do Công ty TNHH Phòng khám đa khoa An Bình chủ trì thực hiện với sự tư vấn của Trung
tâm Khoa học và Công nghệ Môi trường (CESAT). Trong quá trình thực hiện, Công ty TNHH

Phòng khám đa khoa An Bình đã phối hợp và nhận được sự giúp đỡ của các cơ quan chức
năng sau :
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương.
Uỷ ban nhân dân huyện Bến Cát – tỉnh Bình Dương.
Ban quản lý Khu công nghiệp Mỹ Phước.
Uỷ ban nhân dân Thò trấn Mỹ Phước, huyện Bến Cát, Bình Dương.
Phân viện Nghiên cứu KHKT và Bảo hộ Lao động tại Tp. Hồ Chí Minh.
Trung tâm Đào tạo và Phát triển Sắc ký.
Danh sách các cán bộ tham gia thực hiện dự án được nêu trong bảng 1.
Bảng 1: Danh sách các cán bộ tham gia thực hiện dự án.
STT HỌ VÀ TÊN CHỨC DANH ĐƠN VỊ CÔNG TÁC
01
Nguyễn Xuân Trường
Thạc só
Trung tâm Khoa học và Công nghệ Môi
trường
02
Lê Hồng Dương
Thạc só
Trung tâm Khoa học và Công nghệ Môi
trường
03 Trần Thanh Hiển Kỹ sư Phân viện KHKT&BHLĐ TP.HCM
04
Nguyễn Duy Hậu Thạc só Trung tâm Khoa học và Công nghệ Môi
trường
05
Nguyễn Đình Thi Kỹ sư Trung tâm Khoa học và Công nghệ Môi
trường
06 Nguyễn Đăng Anh Thi Thạc só Trung tâm SXSH Việt Nam
07 Lê Việt Thắng Thạc só Đại học Bán công Tôn Đức Thắng

08 Lê Hoài Nam Kỹ sư Công ty Cổ phần Kiến Xanh
09 Trần Cao Tường Kỹ sư Công ty Cổ phần Kiến Xanh
9
CHƯƠNG 1
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1. TÊN DỰ ÁN
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TƯ NHÂN MỸ PHƯỚC
1.2. CHỦ ĐẦU TƯ
CÔNG TY TNHH PHÒNG KHÁM ĐA KHOA AN BÌNH
Đòa chỉ : A12 Bình Đường 2 – An Bình – Dó An – Bình Dương.
Điện thoại: 08.2830386
Fax : 08.2830386
Đại diện : Ông ĐÀO CẢNH TUẤT Chức vụ : Giám đốc
Giới thiệu sơ lược về Chủ đầu tư :
− Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở
lên, số 4602001950 do Phòng Đăng Ký Kinh Doanh – Sở Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh Bình
Dương cấp ngày 17/04/2006.
− Phạm vi hoạt động chuyên môn của Chủ đầu tư :
+ Cấp cứu, khám và điều trò các bệnh phù hợp với chức năng của bệnh viện như : nội, ngoại,
sản, nhi, mắt, tai mũi họng, v.v….
+ Thực hiện tiểu phẫu và phẫu thuật trong khả năng cho phép.
+ Tham gia khám BHYT theo hợp đồng với BHXH tỉnh Bình Dương.
+ Khám sức khoẻ đònh kỳ cho các cơ quan, xí nghiệp đóng trên đòa bàn.
+ Chăm sóc, điều dưỡng cho những đối tượng có nhu cầu nghỉ ngơi, dưỡng bệnh, kể cả
khách du lòch nếu họ có nhu cầu.
+ Có thể hợp tác với Giáo sư – Tiến sỹ trong và ngoài nước để phục vụ cho công tác chuẩn
đoán và điều trò.
1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN.
Dự án Bệnh viện Đa khoa Tư nhân Mỹ Phước đặt tại Khu Công nghiệp Mỹ Phước 2, Thò
trấn Mỹ Phước, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Vò trí này nằm ven QL 13, cách trung tâm

Thò trấn Mỹ Phước khỏang 1 km, cách thành phố Hồ Chí Minh khỏang 30 km.
Vò trí này có những mặt thuận lợi sau:
Dự án nằm trong KCN Phú Mỹ 2 đã được quy hoạch chi tiết và ổn đònh.
Cơ sở hạ tầng giao thông, điện, nước đảm bảo
Nhu cầu khám chữa bệnh của công nhân KCN và người dân là rất lớn.
Mặt bằng đủ rộng, tiết kiệm chi phí đầu tư về đất đai.
10
Tổng diện tích của dự án là 20.000 m² với các mặt tiếp giáp như sau:
Phía Bắc : giáp đường NB 16.
Phía Nam : giáp đường TC3.
Phía Tây : giáp đường DB4.
Phía Đông : giáp kênh Thủy lợi.
Giới hạn của lô đất được xác đònh bằng hệ thống tọa độ (UTM) như bảng 1.1.
Bảng 1.1. Tọa độ các đỉnh của dự án.
STT TÊN MỐC RANH TỌA ĐỘ
1 AB1 1232245,907 566393,497
2 AB2 1232235,581 566378,190
3 AB3 1232117,386 566261,662
4 AB4 1232129,404 566226,177
5 AB5 1232150,888 566139,832
6 AB6 1232157,061 566134,391
7 AB7 1232218,654 566127,087
8 AB8 1232224,035 566131,481
Sơ đồ vò trí Dự án được trình bày trong Phụ lục II của báo cáo.
1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN
1.4.1. Quy mô, phạm vi hoạt động của bệnh viện.
1.4.1.1. Quy mô khám chữa bệnh
Bệnh viện đa khoa tư nhân Mỹ Phước có quy mô 6 khoa và 100 giường bệnh, trong đó:
Khoa khám bệnh có 20 giường bệnh với các phòng khám nội, khám nhi, khám da liễu, và
khám cơ xương khớp.

Khoa liên chuyên khoa có 20 giường bệnh với các phòng khám tai-mũi-họng, phòng khám
răng-hàm-mặt, và phòng khám mắt.
Khoa nội tổng hợp có 30 giường bệnh với phòng nội chung, y học dân tộc, phục hồi chức
năng và khoa nhi.
Khoa ngoại, sản, gây mê hồi sức có 30 giường bệnh gồm các phòng ngoại tổng quát, sản-
phụ khoa, gây mê hồi sức.
Khoa cận lâm sàng thăm dò chức năng gồm các phòng chụp X-quang (X-quang qui ước,
CT scan), siêu âm (trắng đen, màu, 3&4 chiều), xét nghiệp (sinh hóa, huyết học, miễn dòch),
thăm dò chức năng ( điện tim, nội soi, DSA).
Khoa dược gồm kho dược, nhà thuốc, quầy cấp thuốc BHYT.
11
1.4.1.2. Nhu cầu lao động
Dự kiến nhu cầu nhân sự của bệnh viện là 135 người, trong đó trình độ đại học và trên đại
học là 40%. Cụ thể trong đó:
Giáo sư, bác só : 40 người
Dược só đại học : 02 người
Dược só trung học : 08 người.
Kỹ thuật viên vật lý trò liệu : 20 người
Kỹ thuật viên X-quang : 10 người
Điều dưỡng + y só : 40 người.
Nữ hộ sinh : 10 người.
Nhân viên khác : 25 người.
Các quy đònh về giờ giấc và chế độ làm việc (bảo hiểm xã hội, làm việc theo ca, đau
ốm ) sẽ được Công ty thực hiện đúng trên cơ sở phù hợp với Luật lao động do Nhà nước Việt
Nam ban hành.
1.4.2. Các hạng mục công trình
1.4.2.1. Phần thiết bò
Trang thiết bò phục vụ dự án được đưa ra trong bảng 1.2.
Bảng 1.2: Trang thiết bò thiết yếu phục vụ họat động của dự án
Stt Tên trang thiết bò Đơn vò Số lượng

A. Khoa chẩn đoán hình ảnh
1 Siêu âm tổng quát đen trắng Cái 04
2 Siêu âm tim màu Cái 01
3 Siêu âm 4 chiều Cái 01
4 Máy siêu âm mắt Cái 01
5 Máy X – quang quy ước Cái 03
6 Máy chụp cắt lớp điện toán thế hệ mới Cái 01
7 Máy chụp nhũ ảnh Cái 01
8 Máy đo loãng xương Cái 02
B. Khoa xét nghiệm
1 Máy xét nghiệm sinh hoá Cái 01
2 Máy xét nghiệm huyết học Cái 02
3 Máy xét nghiệm miễn dòch Cái 01
C. Khoa thăm dò chức năng
1 Máy nội soi dạ dày, tátràng Cái 01
2 Máy nội soi tai mũi họng Cái 01
3 Máy đo điện não Cái 01
12
4 Máy đo điện tim Cái 05
D. Khoa tai mũi họng
1 Máy mổ nội soi tai mũi họng Cái 01
E. Khoa răng hàm mặt
1 Ghế nha Cái 03
2 Máy đánh bóng răng Cái 02
3 Máy làm răng giả Cái 01
F. Khoa mắt
5 Máy mổ Phaco Cái 01
G. Khoa ngoại sản
1 Máy mổ nội soi Cái 05
H. Khoa đông y, phục hồi chức năng

1 Máy châm cứu Cái 05
2 Máy sóng ngắn Cái 05
3 Máy từ trường Cái 05
4 Bồn tắm đa năng Cái 02
5 Máy kéo cột sống Cái 02
6 Máy siêu âm điều trò Cái 05
7 Máy massage Cái 05
Nguồn : Công ty TNHH Phòng khám đa khoa An Bình
1.4.2.2. Các hạng mục xây dựng
Bệnh viện được xây dựng trên diện tích 20.000 m² với các hạng mục công trình xây dựng
chính như bảng 1.3.
Bảng 1.3 : Các hạng mục xây dựng chính của Dự án
Stt Danh mục
Đơn vị
Số lượng
A. Hạng mục chính
1 Khám bệnh đa khoa và điều trò ngoại trú m
2
973
2 Khối nhà chữa bệnh nội trú m
2
1.833
Các khoa nội
m
2
270
Cấp cứu
m
2
220

Cận lâm sàng – thăm dò chức năng
m
2
270
3 Nhà thuốc bệnh viện m
2
76,5
4 Khối hành chính (phòng làm việc của lãnh đạo bệnh
viện và phòng chức năng)
m
2
832
5 Khu thanh trùng m
2
145
6 Khu ngoại cảnh m
2
700
7 Đường nội bộ m
2
160
8 Nhà bảo vệ m
2
20
9 Khu nhà xe, bảo trì thiết bò m
2
310
10 Cổng + tường rào m
2
45.000

11 Khu nhà bếp để phục vụ bữa an cho CBCNV và bệnh m
2
256
13
nhân
12 Khu nhà ở cho CBCNV và chuyên gia m
2
310
B. Công trình phụ trợ
12 Hệ thống cấp điện m
2
50
13 Hệ thống xử lý chất thải m
2
450
14 Hệ thống thoát nước m
2
-
15 An toàn bức xạ m
2
-
16 Hệ thống phòng cháy, chữa cháy m
3
100
Nguồn : Công ty TNHH Phòng khám đa khoa An Bình
Sơ đồ bố trí mặt bằng Dự án được đưa ra trong phụ lục II.
1.4.3. Nhu cầu nguyên vật liệu, điện, nước và năng lượng tiêu thụ
I.4.3.1. Nhu cầu vật dụng y tế, dược phẩm
Nhu cầu về vật dụng y tế cho bệnh nhân và dược phẩm của Bệnh viện được đưa ra trong
bảng 1.4.

Bảng 1.4: Nhu cầu về vật dụng y tế và dược phẩm hàng năm của bệnh viện
STT Tên vật dụng Đơn vò Số lượng
1 Găng tay đôi/ngày 1270
2 Alcol lít/ngày 19
3 Bông gòn kg/ngày 8,5
4 Ống chích cái/ngày 740
5 Dây truyền bộ/ngày 200
Nguồn : Công ty TNHH Phòng khám đa khoa An Bình
1.4.3.2. Nhu cầu điện, nước
(1) Mức tiêu hao điện
- Nguồn cung cấp điện là từ lưới điện quốc gia. Dự kiến nhu cầu điện cho hoạt động của
bệnh viện khỏang 450KWh/ngày.
- Ngoài ra, Bệnh viện sẽ sử dụng máy phát điện có công suất 500 KVA để duy trì ổn đònh
nguồn điện phục vụ cho các hoạt động tại phòng mổ, hậu phẫu, hồi sức cấp cứu, khoa sản,
trạm bơm nước chữa cháy (phòng sự cố mất điện lưới).
(2) Mức tiêu hao nước
- Nguồn cung cấp : Nước phục vụ cho hoạt động sản xuất được lấy từ hệ thống cấp nước
thuỷ cục của KCN. Lượng nước thô cung cấp cho bệnh viện khoảng 60 m
3
/h được phân phối
theo các tuyến ống nội bộ đến các phòng chức năng, phòng nghỉ của CBCNV, khu vệ sinh,
14
căn tin,…
1.4.4. Phương thức vận chuyển và bảo quản nguyên, nhiên liệu
Các lọai vật tư y tế, dược phẩm được lưu giữ trong nhà kho khô ráo, có hệ thống chống ẩm
mốc để đảm bảo độ an toàn cho bệnh nhân.
Nhiên liệu chỉ được dùng để vận hành các công trình phụ trợ và máy phát điện, chủ yếu là
xăng và dầu diesel được bảo quản trong các thùng chứa, đặt trong nhà có mái che.
1.4.5. Nơi tiếp nhận nước thải từ hoạt động của Dự án.
I.4.5.1. Hệ thống thoát nước mưa

Bệnh viện sẽ xây dựng hệ thống thoát nước mưa riêng biệt với hệ thống cống thu gom
nước thải. Nước mưa chảy vào rãnh rồi chảy vào các hố ga thu nước nối với mạng cống ngầm
dưới đất, xả vào tuyến thoát nước chung của KCN nằm bên ngoài hàng rào bệnh viện.
I.4.5.2. Hệ thống thoát nước thải
Nước thải sinh hoạt được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại sau đó được dẫn về trạm xử lý nước
thải tập trung của bệnh viện để xử lý đạt TCVN 6772-2000 trước khi thải ra hệ thống cống
thóat nước thải chung của KCN.
Nước thải từ khu vực khám chữa bệnh, từ khâu vệ sinh phòng bệnh và từ khu vực giặt tẩy
được thu gom bằng hệ thống cống riêng biệt. Nước thải được tập trung về trạm xử lý nước thải
để xử lý đạt tiêu chuẩn TCVN 6772-2000 trước khi thải ra hệ thống tiếp nhận nước thải chung
của KCN.
1.4.6. Nơi lưu giữ và xử lý chất thải rắn
Chất thải rắn phát sinh tại dự án bao gồm chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn y tế.
- Chất thải rắn sinh hoạt : bao gồm bao bì thực phẩm, giấy là chất thải thông thường có
thể thu gom xử lý tại bãi rác tập trung trong khu vực.
- Chất thải rắn y tế gồm bơm tiêm, kim tiêm, chai lọ, ống và bao bì đựng thuốc, bệnh phẩm
và các loại thuốc, hoá chất hư hỏng, quá hạn sử dụng là chất thải độc hại và có tính lây bệnh
truyền nhiễm, cần phải xử lý triệt để.
Các chất thải độc hại và các chất thải thông thường được tách riêng đựng vào các túi đựng
rác có màu khác nhau. Chất thải độc hại được thu gom và đưa đến xử lý tại lò đốt chuyên
dụng của bệnh viện, chất thải từ các giường bệnh cũng sẽ được thu gom hàng ngày và vận
chuyển đến hệ thống lò đốt chất thải nguy hại của bệnh viện (sẽ hoàn thành khi bệnh viện đi
vào hoạt động).
15
Các thùng chứa rác chuyên dụng sẽ được bố trí dọc theo các tuyến đường trong khuôn
viên Bệnh viện để bệnh nhân và người nhà bỏ rác đúng nơi quy đònh, tránh tình trạng vứt rác
bừa bãi.
1.4.7. Thời gian hoạt động của dự án
Dự kiến bệnh viện sẽ bắt đầu đi vào hoạt động vào năm 2008. Thời gian hoạt động tối
thiểu của Bệnh viện là 50 năm, sau đó sẽ xin gia hạn thêm tùy tình hình thực tế.

1.4.8. Tiến độ thực hiện.
Trong thời gian tới dự án sẽ tiến hành thực hiện dự án theo tiến độ như sau:
- Thiết kế, đánh giá tác động môi trường, giải pháp phòng chống
cháy nổ, an toàn bức xạ:
09/2006 – 10/2006
- Tổ chức đấu thầu, chọn thầu : 10/2006 – 12/2006
- Khởi công xây dựng bệnh viện : 02/2007
- Đi vào hoạt động : 2008
1.4.9. Vốn đầu tư
(1) Giai đoạn I : Xây dựng khu Bệnh viện đa khoa
- Thuê thiết kế : 500.000.000 đồng
- Kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng : 22.500.000.000 đồng
- Mua sắm trang thiết bò : 17.000.000.000 đồng
- Hệ thống mạng quản lý bệnh viện : 800.000.000 đồng
- Tổng đài điện thoại tự động : 150.000.000 đồng
- Xe cứu thương (2 xe) : 1.000.000.000 đồng
- Hệ thống cung cấp điện : 1.200.000.000 đồng
(Trạm hạ thế 500KVA + máy phát điện 500KVA)
Tổng kinh phí dự kiến trong giai đoạn I : 42.650.000.000 đồng
(3) Giai đoạn II : Xây dựng khu nghỉ dưỡng – Phục hồi chức năng :
Tổng kinh phí dự kiến trong giai đoạn II : 30.000.000.000 đồng
(Nguồn : Công ty TNHH Phòng khám đa khoa An Bình)
16
CHƯƠNG 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ – XÃ HỘI
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG.
2.1.1. Điều kiện về đòa lý, đòa chất:
2.1.1.1. Đặc điểm đòa chất công trình
Vò trí dự án nằm trong KCN Mỹ Phước 2, theo khảo sát của đoàn đòa chất trong quá trình
tiến hành xây dựng KCN Mỹ Phước, vò trí KCN nằm trong đơn vò đòa tầng của các tích tụ

Aluvi cố thuộc hệ Neogen và hệ Đệ tứ. Theo Báo cáo Nghiên cứu Đòa chất Môi trường và
Tiền năng Khoáng sản của Liên đoàn đòa chất 6 (nay là Liên đoàn bản đồ đòa chất Miền
Nam) thực hiện trong giai đọan 1993-1995 thì đòa tầng khu vực có thể tóm tắt như sau:
1. Giới Mezozoi (MZ) – hệ Jura thống hạ hệ đòa tầng Draylinh (J
ldrl
)
Trong khu vực khảo sát hệ tầng Draylinh không lộ trên mặt đất. Theo tài liệu lỗ khoan
2020, TL thì đá móng Jurû độ sâu 110m trở xuống và phát triển rộng khắp, bò phủ lên bởi lớp
trầm tích Đệ tứ phần chân chưa quan sát được.
Thành phần thạch học gồm sét bột kết, cát kết màu xám tro, xám sáng cấu tạo phân lớp
mỏng lẫn Andezit và Đaxit.
2. Giới kainozoi (KZ), hệ Neozen, thống Pleixtoxen thượng, hệ tầng Bà miêu (N
2
2
bm )
Chúng lộ ra ở các vách sườn xâm thực và ở các bề mặt bóc mòn, trầm tích hệ tầng Bà
Miêu đều có chung một đặc điểm phía dưới thô chuyển lên trên mòn dần. Thành phần phía
dưới là cát hạt thô lẫn ít sạn, cuội. Phần phía trên là cát bột sét phân lớp mỏng dạng dãy,
thành phần sét chủ yếu là kaolimit (70%).
3. Hệ Đệ tứ

a). Thống pleistoxen trung – thượng. Hệ tầng thủ Đức (Q
II-III
td)
Đặc trưng của lớp trầm tích này có phương kéo dài Tây Bắc – Đông Nam từ Dầu Tiếng
qua Bến Cát về đến Dó An. Thành phần gồm có cát, cuội, sạn ở phía dưới chuyển dần lên trên
là cát sét caolin lẫn ít sạn, sỏi, cuội, chúng thường có kết cấu bở rời hoặc gắn kết yếu, phân
lớp thô hoặc không phân lớp, chọn lọc kém, đôi nơi có phong hóa laterit sắt có kết cấu rắn
chắc.
b). Thống Holoxen (Aq

IV
12
-Aq
IV
3
)
Tại các suối hiện đại (Rạch Bến, Cha Vì) là trầm tích sông holoxen (Aq
IV
) có thành phần
trầm tích chủ yếu là cát, sạn, bột sét và một ít sét bột màu vàng, mùn sét, bùn hữu cơ phân
17
hủy kém màu nâu đen. Chúng mỏng dần về nơi xuất hiện trầm tích Pleistoxen, tăng dần về
thung lũng sông Thò Tính và sông Sài Gòn. Chiều dày thay đổi từ 2-12m.
Cấu tạo đòa chất khu vực bao gồm các lớp phân bố từ trên xuống như sau:
Lớp đất mặt:
Lớp này (lớp thổ nhưỡng) phủ trùm lên toàn bộ lớp Laterrit và sét trừ một vài nơi trước kia
đã được bốc đi để khai thác Laterit.
Thành phần bao gồm: cát pha sét, sét bột, rải rác có các mảnh vụn Laterit và cuội sỏi
thạch anh. Cát pha sét có màu nâu vàng, vàng nhạt, xám trắng, khi lẫn mùn hữu cơ có màu
nâu đen. Thành phần cát thạch anh là hạt nhỏ đến mòn.
Chiều dày lớp mặt đất thay đổi theo đòa hình, phần cao phủ mỏng, phần trũng thấp phủ
đầy, song thường thay đổi từ 0,2-2,0m cá biệt có một số nơi đến 4m.
Lớp Laterit:
Bề dày của lớp này thường thay đổi, dày ở đòa hình cao và mỏng dần ở đòa hình thấp,
trung bình dày 1-2m.
Laterit tồn tại dưới dạng các hòn, cục hình thức méo mó, cứng chắc kích thước không đều.
Lớp cát, sạn chứa sét:
Nằm dưới lớp Laterrit là lớp lớp cát, sạn chứa sét. Lớp này có diện tích phân bố rộng ở độ
sâu từ 25-30m so với mặt đòa hình. Đây là tập hợp các lớp mỏng gồm cát, cát chứa sét, cát sạn
sen kẽ nhau, càng xuống sâu càng thô dần.

Tham khảo tài liệu đòa chất chung của toàn khu vực, kết hợp với thực tế thi công một số
công trình dân dụng tại khu vực có thể xác đònh điều kiện đòa chất công trình khu vực rất phù
hợp để xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp. Cường độ chòu nén của đất nền đạt
1,2-1,5 daN/cm
2
, cục bộ lên đến trên 2 daN/cm
2
.
2.1.1.2. Đặc điểm đòa chất công trình
Mặt bằng KCN Mỹ Phước nằm trên vùng đất sát sông Thò Tính, đòa hình tương đối phức
tạp có sự chênh cao giữa đòa hình của các khu vực. Dọc các rạch tiêu nước trong khu vực, đòa
hình trũng cao độ thay đổi từ 0,41m đến 1,20m. Các khu vực còn lại có đòa hình thay đổi với
độ cao từ 0,9m đến 15,10m, hướng dốc tự nhiên từ Đông xuống Tây. Nhìn chung, điều kiện
đòa hình khu vực rất thuận lợi trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như tiêu thoát nước
mưa, nước thải, tránh được hiện tượng ngập úng cục bộ vào mùa mưa.
(Nguồn tài liệu : Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án đầu tư xây dựng KCN Mỹ Phước tỉnh Bình Dương)
18
2.1.2. Điều kiện về khí tượng – thủy văn
2.1.2.1. Điều kiện về khí tượng
Quá trình lan truyền, phát tán và chuyển hóa các chất ô nhiễm ra ngoài môi trường
phụ thuộc rất vào các yếu tố sau :
– Nhiệt độ không khí
– Độ ẩm không khí
– Gió và hướng gió
– Lượng mưa
– Độ bền vững khí quyển
(1). Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ không khí ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát tán các chất ô nhiễm trong khí
quyển. Ngoài ra nhiệt độ không khí còn làm thay đổi quá trình bay hơi các chất ô nhiễm hữu
cơ, là yếu tố quan trọng tác động lên sức khỏe công nhân trong quá trình lao động. Vì vậy

trong quá trình đánh giá mức độ ô nhiễm không khí và đề xuất các phương án khống chế cần
phân tích yếu tố nhiệt độ.
Các yếu tố khí tượng được tham khảo trên cơ sở số liệu đo đạc nhiều năm tại trạm Sở Sao
– Bình Dương.
– Nhiệt độ trung bình năm là: 25,0
o
C
– Nhiệt độ cực đại tuyệt đối: 39,3
o
C
– Nhiệt độ cực tiểu tuyệt đối: 12,0
o
C
– Tháng có nhiệt độ bình quân cao nhất là tháng 4 : 28,8
o
C
– Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1: 21,0
o
C
(2). Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí là yếu tố ảnh hưởng lên quá trình chuyển hóa các chất ô nhiễm không
khí và là yếu tố vi khí hậu ảnh hưởng lên sức khỏe. Độ ẩm không khí biến đổi theo mùa là
chủ yếu và biến đổi theo lượng mưa, ngược với sự biến đổi nhiệt độ trung bình. Độ ẩm trung
bình năm tại khu vực là 76,6%.
(3). Lượng mưa và bốc hơi
Mưa làm sạch không khí do cuốn theo các chất ô nhiễm, bụi trong không khí. Chất lượng
nước mưa phụ thuộc vào chất lượng không khí trong không gian rộng. Trên mặt đất mưa làm
rửa trôi các chất ô nhiễm. Chế độ mưa tại từng khu vực có ảnh hưởng rất lớn đến việc thiết kế
các hệ thống xử lý nước thải.
19

Chế độ mưa tại khu vực như sau :
– Số ngày mưa trung bình năm : 162 ngày
– Lượng mưa trung bình năm : 2.177 mm
– Lượng mưa 1 ngày lớn nhất : 177 mm
(4). Gió và hướng gió
Gió có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát tán các chất ô nhiễm không khí. Tốc độ gió
càng nhỏ thì mức độ ô nhiễm xung quanh nguồn ô nhiễm càng lớn. Vì vậy, khi tính toán và
thiết kế các hệ thống xử lý ô nhiễm cần tính trong trường hợp tốc độ gió nguy hiểm.
Hai hướng gió chủ đạo trong năm là Tây Nam và Đông Đông Nam. Gió Tây Nam thổi vào
mùa mưa từ tháng V đến tháng XI. Gió Đông Đông Nam thổi vào mùa khô từ tháng I đến
tháng IV năm sau. Riêng 2 tháng XI, XII hướng gió chính không trùng với hướng gió thònh
hành. Tốc độ gió trung bình tại khu vực là 1,4 – 1,7 m/s. Khu vực tỉnh Bình Dương hầu như
không bò ảnh hưởng của gió bão.
Do vai trò của tốc độ gió như trên nên khi tính toán, đánh giá hiệu quả của hệ thống xử lý
khí thải cần xác đònh tốc độ gió sao cho tổng nồng độ cực đại tuyệt đối của các chất ô nhiễm
tại lớp không khí sát mặt đất và “phông” môi trường thấp hơn tiêu chuẩn vệ sinh cho phép.
2.1.2.2. Điều kiện về thủy văn, nước ngầm.
Nước mặt
Nước mưa và nước thải từ bệnh viện được thải ra hệ thống cống thoát nước của KCN.
Nước thải được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn sau đó thải ra sông Thò Tính.
Sông Thò Tính là phụ lưu ở tả ngạn sông Sài Gòn bắt nguồn từ huyện Bình Long (tỉnh Bình
Phước), chảy qua đòa phận tỉnh Bình Dương – chủ yếu là huyện Dầu Tiếng, Bến Cát trên đòa
hình gò đồi thấp đổ vào sông Sài Gòn tại toạ độ 106
0
35

30

E, 11
0

2

32

N nơi giáp ranh giữa
huyện Bến Cát và huyện Củ Chi trên đòa hình đồng bằng sình lầy trũng thấp. Sông dài khoảng
100km. Có nhiều phụ lưu nhỏ với diện tích lưu vực rộng 1.000km
2
. Hầu hết toàn bộ chiều dài
con sông đều chảy trên các trầm tích Đệ tứ với độ dốc nhỏ.
Đoạn sông từ Cầu Đá đến Ngã ba sông Sài Gòn – Thò Tính dài gần 22km, nằm hoàn toàn
trong đòa phận huyện Bến Cát. Đoạn này dòng sông có hướng chảy chính Bắc – Nam, uốn
khúc với với cung độ độ lớn, một vài nơi có khúc quặt hẹp. Chiều rộng lòng sông ở đoạn này
thu hẹp dần từ cửa sông đến thượng nguồn. Rộng nhất là khu vực Ngã ba sông Sài Gòn – Thò
Tính 70-80m, đoạn giữa hẹp dần 50-60m và đến khu vực Cầu Đá chiều rộng chỉ còn 30-40m
Chiều sâu lòng sông thay đổi từ 7-8m, chỗ sâu nhất 10-11m, nông dần về phía thượng
nguồn. Tại khu vực Bến Tranh – Cầu Đá, chiều sâu chỉ còn 3-4m.
Sông Sài Gòn, trong đó có sông Thò Tính chòu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều với biên độ
20
dao động mực nước lên xuống thay đổi từ 1-3m. Mực nước cao nhất +4m, thấp nhất +1m. Do
ảnh hưởng của thủy triều, một số nơi dọc 2 bờ sông ở hạ nguồn gần cửa sông có thể bò ngập
nước trong những ngày triều cường, đặc biệt vào mùa mưa. Vận tốc dòng chảy trên sông Thò
Tính thay đổi từ 1-1,5m/s phụ thuộc theo mùa.
Nước ngầm
Theo kết quả nghiên cứu của Liên đoàn 8 đòa chất thuỷ văn : nước ngầm khu vực huyện
Bến Cát, tỉnh Bình Dương có 2 tầng đáng lưu ý:
– Tầng chứa nước bán áp trong các trầm tích: Nằm ở độ sâu từ 10 - 15 m, phần chứa nước
chủ yếu là tầng cát lẫn sạn sỏi, tính thấm nước tốt, phong phú Nước thuộc lỗ hổng, dạng vó,
có áp lực chủ yếu, độ cao tuyệt đối của mực áp lực thay đổi trong phạm vi 20 - 55 m, lưu
lượng đạt 2,5 - 6,5 l/s, hệ số thấm từ 5,6 - 22 m/ngày, cá biệt có nơi đạt 46,4 m/ngày. Độ tổng

khoáng hóa thấp, phần lớn thuộc loại nước siêu nhạt (tổng khoáng hóa 0,1 g/l). Hàm lượng
hợp chất hòa tan nhỏ. Nước hoàn toàn phù hợp với yêu cầu ăn uống, sinh hoạt, trồng trọt.
Nhân dân ở đây vẫn khai thác nước ngầm tầng này để sử dụng cho nhu cầu sinh họat.
– Tầng nước có áp trong trầm tích: Phần trên cùng là lớp sét màu nâu đỏ loang lổ dày 20 -
30 m, là lớp cách nước tốt với tầng nước phía trên. Đất đá chứa nước gồm cát nhiều cỡ hạt và
sạn sỏi hạt vừa nhỏ xen kẽ có các thấu kính cát mòn và sét pha cát, phần mái gặp tương đối ổn
đònh ở độ sâu 50 - 55 m nhưng mặt đáy gặp ở những độ sâu khác nhau, bề dày chứa nước thay
đổi trong phạm vi lớn 30 - 35 m cho đến 80 - 100 m. Mức độ chứa nước ở tầng đất phong phú,
lưu lượng lỗ khoan 20 - 30 l/s, hệ số thấm 3,12 - 15,3 m/ngày, tổng khoáng hóa <0,1 g/l, thuộc
loại nước siêu nhạt. Đây là phức hệ chứa nước có triển vọng rất lớn. Hiện nay, mới chỉ khai
thác sử dụng lẻ tẻ bằng các lỗ khoan công nghiệp sâu 60m - 80m để cung cấp cho các điểm
dân cư.
2.1.3. Hiện trạng các thành phần môi trường tại khu vực Dự án.
2.1.3.1. Hiện trạng chất lượng môi trường không khí.
Để đánh giá hiện trạng chất lượng không khí tại khu vực dự án, chúng tôi đã tiến hành lấy
3 mẫu không khí tại khu vực dự án. Kết quả phân tích được trình bày trong bảng sau:
Bảng 2.1 : Kết quả phân tích mẫu không khí tại khu vực dự án.
Stt
Vò trí
lấy mẫu
Độ ồn Nồng độ chất ô nhiễm (mg/m
3
)
(dBA) Bụi SO
2
NO
2
CO THC
1 K1 48,8 - 57,8 0,16 0,104 0,031 1,7 KPH
2 K2 57,7 - 81,3 0,41 0,106 0,047 3,1 0,036

3 K3 54,0 - 84,7 0,28 0,105 0,052 2,2 0,011
TCVN 60
(*)
0,3
(**)
0,5
(**)
0,4
(**)
40
(**)
5,0
(***)
Nguồn : Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ môi trường TP. Hồ Chí Minh-10/2006
Ghi chú:
21
KPH: Không phát hiện
(*) TCVN 5949-1995: Âm học- Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư- mức ồn tối đa cho phép.
(**) TCVN 5937-1995: Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn chất lượng không khí bao quanh.
(***) TCVN 5938-1995: Chất lượng không khí - Nồng độ tối đa cho phép cuả một số chất độc hại trong
không khí xung quanh.
Phương pháp lấy mẫu, phân tích, tính toán nhằm xác đònh từng thông số cụ thể được quy
đònh trong các Tiêu chuẩn Việt Nam tương ứng.
Vò trí lấy mẫu như sau.
- K1 : Khu vực trung tâm của dự án
- K2 : Khu vực đường lộ trước dự án, cách Quốc lộ 13 150m
- K3 : Khu vực đường lộ trước dự án, cách mương thoát nước KCN 15m
So sánh các kết quả phân tích với các Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam TCVN 5937-1995,
TCVN 5938-1995, TCVN 5949-1995 cho thấy hầu hết nồng độ các chất ô nhiễm trong không
khí và tiếng ồn tại khu vực dự án đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép.

Vò trí lấy mẫu không khí được đưa ra trên bản đồ vò trí lấy mẫu trong phụ lục 2.
2.1.3.2. Hiện trạng chất lượng môi trường nước.
(1). Chất lượng nước mặt
Để đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt tại khu vực dự án, chúng tôi đã tiến hành lấy
mẫu nước mặt trong khu vực. Kết quả phân tích các mẫu nước được trình bày trong bảng 2.2.
Bảng 2.2 : Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại khu vực Dự án.
Stt Chỉ tiêu Đơn vò
Ký hiệu mẫu
TCVN 5942-1995
(Cột B)
NM01 NM02
1 pH - 6,8 6,7 5,5 – 9
2 DO mg/l 4,92 4,63 ≥ 2
3 SS mg/l 53 56 80
4 BOD
5
mg/l 21,1 23,8 <25
5 COD

mg/l 28 31 <35
6 NH
4
+
mg/l 0,032 0,081 0,05
7 Tổng Fe mg/l 0,067 0,040 1
8 Tổng Photpho mg/l 0,7 1,1 -
9 Tổng Nitơ mg/l 1,62 1,79 -
10 E.Coli MPN/100ml 0,1.10
2
1.10

3
-
11 Tổng Coliform

MPN/100ml 1,2.10
3
4.10
3
10.000
Nguồn : Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ môi trường TP. Hồ Chí Minh-10/2006
Chú thích:
22
KPH : Không phát hiện.
Vò trí các điểm lấy mẫu :
- NM01 : Tại kênh Thủy lợi gần khu vực dự án
- NM02 : Tại kênh Thủy lợi cách dự án 50 về phía hạ lưu
So sánh kết quả phân tích với tiêu chuẩn chất lượng nước mặt (TCVN 5942 – 1995, cột B)
cho thấy: nguồn nước mặt tại khu vực dự án là rất tốt, tất cả chỉ tiêu đều đạt tiêu chuẩn cho
phép, tuy nhiên có chỉ tiêu NH
4
+
là vượt tiêu chuẩn chút ít nhưng chỉ mang tính chất cục bộ
(chỉ có mẫu NM02 không đạt).
Vò trí lấy mẫu nước mặt được đưa ra trên bản đồ vò trí lấy mẫu trong hình 2.3, phụ lục 2.
(2). Chất lượng nước ngầm
Để đánh giá hiện trạng chất lượng nước ngầm, chúng tôi đã tiến hành khảo sát lấy mẫu
nước ngầm trong khu vực. Kết quả lấy mẫu và phân tích được trình bày trong bảng sau:
Bảng 2.3 : Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm khu vực Dự án.
Stt Chỉ tiêu Đơn vò
Ký hiệu mẫu

TCVN 5944-1995
NN01
NN02
01 pH - 6,8 6,5 6,5 – 8,5
02 Độ đục NTU 1,12 1,13 -
03 TSS mg/l 178 199 750 - 1500
04 Độ cứng mg/l 16 15 300 – 500
05 Nitrat mg/l 0,03 0,15 45
06 Clorua mg/l 1,14 1,12 200 – 600
Tổng Fe mg/l 0,89 2,67 1 – 5
Nguồn : Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ môi trường TP. Hồ Chí Minh-10/2006
Ghi chú:
Tiêu chuẩn TCVN 5944-1995 về giới hạn các thông số và nồng độ cho phép của các chất ô
nhiễm trong nước ngầm.
KPH- Không phát hiện
Vò trí các điểm lấy mẫu :
- NN01 : Giếng khoan nhà hộ Nguyễn Lương Thuý(cách dự án 20m)
- NN02 : Giếng của người dân sống ven QL13 cách dự án 400m
Phương pháp lấy mẫu, phân tích, tính toán xác đònh từng thông số cụ thể được quy đònh
trong các Tiêu chuẩn Việt Nam tương ứng.
23
Nhận xét : Các mẫu nước giếng được khảo sát đều là giếng khoan có độ sâu trung bình từ
40 – 60 m. So sánh kết quả phân tích với tiêu chuẩn TCVN 5944-1995 về giới hạn các thông
số và nồng độ cho phép của các chất ô nhiễm trong nước ngầm cho thấy : Hầu hết các chỉ tiêu
đều nằm trong giới hạn tiêu chuẩn cho phép.
(3). Nhận xét về chất lượng môi trường không khí và nước.
Nhìn chung theo kết quả lấy mẫu hiện trạng môi trường thì vào thời điểm hiện nay, chất
lượng môi trường không khí, nước tại khu vực triển khai dự án còn tương đối tốt. Điều này
thuận lợi cho hoạt động của bệnh viện sau này, vì chất lượng môi trường xug quanh ảnh
hưởng rất lớn đến việc chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân. Tuy nhiên, do bệnh viện nằm trong

khu quy họach khu công nghiệp nên về lâu dài khó tránh khỏi các tác động đến môi trường từ
các nhà máy sản xuất xung quanh. Do vậy, bệnh viện sẽ áp dụng các giải pháp phù hợp nhằm
giảm thiểu ô nhiễm môi trường do họat động của bệnh viện và các tác động từ bên ngòai.
2.1.3.3. Hiện trạng tài nguyên sinh học.
(1). Hệ sinh thái trên cạn.
Theo số liệu điều tra của Viện Sinh học Nhiệt đới những năm gần đây cho thấy, thảm thực
vật trước khi xây dựng các khu công nghiệp tại đây chủ yếu là một số loài thực vật tự nhiên
khác bao gồm 112 loài thực vật, thuộc 70 chi và nằm trong 42 họ thực vật, chủ yếu là những
thực vật bậc cao nằm trong ngành hạt kín (Agiospermae), lớp Hai lá mầm (Dicotylonae) và lớp
Một lá mầm (Monocotylonae). Trong đó, chiếm ưu thế về thành phần loài là các họ:
Hòa thảo (Poaceae) 15 loài
Họ Đậu (Fabaceae) 15 loài
Họ Cói (Cyperaceae) 11 loài
Họ Cúc (Asteraceae) 9 loài
Họ Bìm bìm (Convulvulaceae) 8 loài.
Nhìn chung, sự hình thành và hoạt động của các khu công nghiệp sẽ làm thu hẹp và thay
đổi cấu trúc che phủ của hệ thảm thực vật tại đây.
(2). Hệ sinh thái dưới nước.
- Động vật phiêu sinh
Động vật phù du (Zooplankton) có thành phần loài khá phức tạp. Bước đầu đã xác đònh
được 49 thuộc các nhóm như trong bảng 2.4.
24
Bảng 2.4: Các nhóm động vật nổi tại khu vực.
Số loài
Xoang tràng (Coelenterata)
4
Râu nhánh (Cladocera)
2
Chân mái chèo (Copepoda)
27

Tôm qùy và tôm moi (Lucifer và Acetes)
5
Hàm tơ (Chaetognatha)
4
Chân cánh và chân khác (Pteropoda và Heteropoda)
2
Bơi nghiêng (Amphipoda)
3
Có Bao (Tunicata)
2
- Thực vật phiêu sinh
Có 50 loài thực vật phù du (Phytoplankton). Phát triển ưu thế thuộc về ngành tảo Silic với
49 loài, trong đó loài Coscinodiscus sp. có tần số gặp > 90%. Tảo Giáp chỉ thấy có 1 loài.
Mật độ tế bào trong toàn vùng khảo sát nằm trong khoảng 60.000 - 550.000 tế bào/m
3
,
mật độ bình quân 278.000 tế bào/m
3
. Loài Coscinodiscus sp. chiếm trên 80% số lượng tế bào
ở mỗi điểm đo.
- Thành phần loài và số lượng động vật đáy
Động vật đáy (Zoobenthos) có số lượng loài ít, mật độ 250 cá thể/m
2
. Kết quả phân tích
cho thấy, có 8 loài sinh vật đáy tại khu vực, trong đó có 2 loài giun nhiều tơ, 2 loài thân mềm,
1 loài giáp xác và 3 loài da gai. Ngoài ra, còn thấùy có nhiều ấu trùng cua.
2.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ – XÃ HỘI
2.2.1. Tình hình kinh tế
2.2.1.1. Nông nghiệp
Do quy hoạch công nghiệp và đô thò, diện tích đất nông nghiệp của Thò trấn bò thu hẹp,

sản lượng lúa và các loại hoa màu không đáng kể. Lónh vực chăn nuôi cũng bò ảnh hưởng của
các loại dòch bệnh nên cũng không phát triển. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp của Thò trấn
cũng đã có nhiều hoạt động như phối hợp với cơ quan thú y huyện tiến hành kiểm tra dòch
cúm gia cầm và phun thuốc vệ sinh tiêu độc trên đòa bàn thò trấn; tổ chức tiêm chích phòng
dòch cho 4040 con gia cầm các loại. Do vậy, trong thời gian qua trên đòa bàn thò trấn không
xảy ra dòch bệnh.
2.2.1.2. Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp:
Tính đến nay trên đòa bàn thò trấn vẫn duy trì 12 cơ sở tiểu thủ công nghiệp hoạt động ổn
đònh và có hiệu quả.
25

×