Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

de thi hoc ki II (de 2) - 2012 - 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.86 KB, 4 trang )

Trường THCS Ngô Quyền
Lớp 6A
Họ và tên: ……………………………………
Thi kiểm tra HKII – 2012 – 2013
Môn: Sinh học 6
Thời gian: 45 phút
(Không kể thời gian phát đề)
Điểm Giám thị
Giám khảo
Bằng số Bằng chữ Giám thị 1 Giám thị 2
Đề thi có 2 phần: Trắc nghiệm và tự luận, gồm 2 trang.
I. Trắc nghiệm (4,0 điểm)
Chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau và điên vào bảng dưới : (Mỗi câu đúng đạt 0,5 điểm)
Câu 1: Quả thịt có đặc điểm:
A. Khi chín thì vỏ khô, cứng, mỏng
B. Khi chín thì vỏ dày, cứng
C. Khi chín thì vỏ dày, mềm, chứa đầy thịt quả
D. Khi chín thì vỏ khô, mềm, chứa đầy thịt quả
Câu 2: Nhóm cây gồm toàn cây hai lá mầm là:
A. Cây xoài, cây lúa B. Cây lúa, cây ngô
C. Cây mít, cây xoài D. Cây mít, cây ngô
Câu 3: Đặc điểm nào sau đây thường dùng để nhận diện một cây dương xỉ?
A. Phiến lá đa dạng B. Lá non cuộn tròn lại ở đầu.
C. Rễ mọc ngầm trong đất. D. Túi bào tử nằm trên mặt lá.
Câu 4: Hạt do bộ phận nào của hoa phát triển thành?
A. Hợp tử. B. Noãn. C. Phôi. D. Bầu nhụy.
Câu 5: Xác định cách phát tán đúng nhất của các quả sau:
A. Quả nổ, quả đậu bắp tự phát tán
B. Quả chò được phát tán nhờ sâu bọ và gió.
C. Quả đậu bắp, quả đậu xanh phát tán nhờ sâu bọ.
D. Quả xoài, quả cải phát tán nhờ gió.


Câu 6: Để hạt nảy mầm tốt cần những điều kiện bên ngoài nào?
A. Nhiệt độ và độ ẩm thích hợp. B. Đủ nước, và nhiệt độ thích hợp.
C. Đủ không khí, nước. D. Đủ nước, không khí và nhiệt độ thích hợp
Câu 7: Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào là đặc trưng nhất đối với cây Hạt trần.
A. Lá đa dạng B. Có sự sinh sản hữu tính
C. Có hạt hở, chưa có hoa, chưa có quả. D. Có rễ, thân, lá thật; có mạch dẫn.
Câu 8: Vi khuẩn dinh dưỡng theo hình thức nào?
A. Tự dưỡng B. Dị dưỡng C. Kí sinh D. Hoại sinh.
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án C C B B A D C A
Mã đề: MDSH6.02
Phòng: ……… SBD: ………
II. Tự luận (6,0 điểm)
Câu 9: Nêu các biện pháp bảo vệ sự đa dạng thực vật ở Việt Nam? (2,5 điểm)
Câu 10: Tại sao người ta nói “thực vật góp phần chống lũ lụt và hạn hán”? (2,0 điểm)
Câu 11: Rêu có cấu tạo cơ thể như thế nào? Cơ quan sinh sản của rêu là gì? (1,5 điểm)
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM ĐỀ 2
I. Trắc nghiệm:
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án C C B B A D C B
Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5
II. Tự luận:
Câu 9: (2,5 điểm) Mỗi ý 0,5 điểm:
- Ngăn chặn phá rừng.
- Hạn chế khai thác rừng bừa bãi, các loài thực vật quý hiếm.
- Xây dựng các vườn thực vật, vườn quốc gia, bảo tồn…
- Cấm buôn bán, xuất khẩu các loài quý hiếm.
- Tuyên truyền giáo dục cùng tham gia bảo vệ rừng.
Câu 10: (2,0 điểm) Mỗi ý 1,0 điểm
+ Hệ rễ cây rừng hấp thụ nước và duy trì lượng nước ngầm trong đất. Lượng nước này sau đó chảy vào

chỗ trũng tạo thành sông, suối góp phần tránh hạn hán.
+ Ngoài tác dụng giữ nước của rễ, sự che chắn dòng chảy nước do mưa của cây rừng góp phần hạn
chế lũ lụt.
Câu 11: (1,5 điểm)
* Cấu tạo : Thân không phân nhánh, lá nhỏ và mỏng, chưa có mạch dẫn, rễ giả. (1,0 điểm)
* Cơ quan sinh sản của rêu là túi bào tử, nằm trên ngọn. (0,5 điểm)
MA TRẬN THI HKII – ĐỀ II
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Vận dụng thấp Vận dụng cao
TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL
Quả và hạt
- Đặc điểm của
quả thịt.
- Biết những điều
kiện bên ngoài cần
cho hạt nảy mầm
tốt.
- Sự phát triển của
hạt từ noãn.
- Nhận dạng cây 2
lá mầm.
- Cách phát tán
của một số quả.
Số câu 2 1 2 5
Số điểm 1.0 0.5 1.0 2.5
Các nhóm

thực vật
- Cấu tạo của rêu
và cơ quan sinh
sản
- Đặc điểm đặc
trưng của cây hạt
trần.
- Nhận diện cây
dương xỉ trong
thực tế.
Số câu 1 1 1 3
Số điểm 1.5 0.5 0.5 2.5
Vai trò của
thực vật
- Các biện pháp
bảo vệ đa dạng
thực vật.
- Thực vật góp
phần chống lũ lụt,
hạn hán.
Số câu 1 1 2
Số điểm 2.5 2.0 4.5
Vi khuẩn –
Nấm – Địa y
- Cách dinh dưỡng
của vi khuẩn
Số câu 1 1
Số điểm 0.5 0.5
Tổng
2 2 3 1 3 11

10
1,0 4.0 1.5 2.0 1,5
4
5,0
4
3,5
3
1,5

×