Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu ôn thi tuyển công chức năm 2014 một số lĩnh vực liên quan đến tôn giáo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.78 KB, 4 trang )


MỘT SỐ LUẬT LIÊN QUAN CỤ THỂ ĐẾN LĨNH VỰC TÔN GIÁO

I. LUẬT ĐẤT ĐAI NĂM 2003
Điều 9. Ngƣời sử dụng đất
4. Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đường, tu viện,
trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và các cơ sở khác
của tôn giáo được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất hoặc giao đất;
Điều 13. Phân loại đất
Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại như sau:
2. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất:
e) Đất do các cơ sở tôn giáo sử dụng;
Điều 33. Giao đất không thu tiền sử dụng đất
Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
7. Cộng đồng dân cư sử dụng đất nông nghiệp; cơ sở tôn giáo sử dụng đất
phi nông nghiệp quy định tại Điều 99 của Luật này.
Điều 48. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
3. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp theo từng thửa đất.
Trường hợp thửa đất thuộc quyền sử dụng chung của cơ sở tôn giáo thì
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho cơ sở tôn giáo và trao cho
người có trách nhiệm cao nhất của cơ sở tôn giáo đó.
Điều 51. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, cơ sở
tôn giáo đang sử dụng đất
4. Cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
a) Cơ sở tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động;
b) Có đề nghị bằng văn bản của tổ chức tôn giáo có cơ sở tôn giáo đó;
c) Có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất về
nhu cầu sử dụng đất của cơ sở tôn giáo đó.
Điều 52. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
1. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp giấy chứng


nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở
nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại khoản 2
Điều này.
Điều 66. Đất sử dụng ổn dài định lâu
2

Người sử dụng đất được sử dụng đất ổn định lâu dài trong các trường hợp
sau đây:
7. Đất do cơ sở tôn giáo sử dụng quy định tại Điều 99 của Luật này;
Điều 99. Đất do cơ sở tôn giáo sử dụng
1. Đất do cơ sở tôn giáo sử dụng gồm đất thuộc chùa, nhà thờ, thánh thất,
thánh đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn
giáo, các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động.
2. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào
chính sách tôn giáo của Nhà nước và quỹ đất của địa phương, quyết định diện
tích đất giao cho cơ sở tôn giáo.
Điều 117. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cƣ
sử dụng đất
1. Cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất có các quyền và nghĩa vụ
quy định tại Điều 105 và Điều 107 của Luật này.
2. Cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất không được chuyển đổi,
chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho quyền sử dụng đất; không được thế chấp,
bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
II. LUẬT GIÁO DỤC NĂM 2005
Điều 10. Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân
Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân.
Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn
gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập.
Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai
cũng được học hành. Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để người nghèo được học

tập, tạođiều kiện để những người có năng khiếu phát triển tài năng.
Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho con em dân tộc thiểu số, con em gia
đình ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đối tượng được
hưởng chính sách ưu đãi, người tàn tật, khuyết tật và đối tượng được hưởng
chính sách xã hội khác thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của mình.
Điều 19. Không truyền bá tôn giáo trong nhà trƣờng, cơ sở giáo dục
khác
Không truyền bá tôn giáo, tiến hành các nghi thức tôn giáo trong nhà
trường, cơ sở giáo dục khác của hệ thống giáo dục quốc dân, của cơ quan nhà
nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân.
III. LUẬT THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP 2010
(có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2012)
Điều 3. Đối tƣợng không chịu thuế
3

Đất phi nông nghiệp sử dụng không vào mục đích kinh doanh bao gồm:
2. Đất do cơ sở tôn giáo sử dụng;
IV. LUẬT XÂY DỰNG NĂM 2003
Điều 35. Dự án đầu tƣ xây dựng công trình
3. Những công trình sau đây chỉ cần lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật:
a) Công trình sử dụng cho mục đích tôn giáo
4. Nội dung báo cáo kinh tế - kỹ thuật của công trình xây dựng quy định
tại khoản 3 Điều này bao gồm sự cần thiết đầu tư, mục tiêu xây dựng công trình;
địa điểm xây dựng; quy mô, công suất; cấp công trình; nguồn kinh phí xây dựng
công trình; thời hạn xây dựng; hiệu quả công trình; phòng, chống cháy, nổ; bản
vẽ thiết kế thi công và dự toán công trình.
V. LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA CÁC LUẬT
LIÊN QUAN ĐẾN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN NĂM 2009
Điều 4.
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai.

5. Điều 52 đƣợc sửa đổi, bổ sung nhƣ sau:
“Điều 52. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
1. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho
tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được giao đất,
cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư; tổ chức, cá nhân nước ngoài.
VI. LUẬT BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM NĂM
2004
Điều 4. Không phân biệt đối xử với trẻ em
Trẻ em, không phân biệt gái, trai, con trong giá thú, con ngoài giá thú, con
đẻ, con nuôi, con riêng, con chung; không phân biệt dân tộc, tín ngưỡng, tôn
giáo, thành phần, địa vị xã hội, chính kiến của cha mẹ hoặc người giám hộ, đều
được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, được hưởng các quyền theo quy định của
pháp luật.
VII. LUẬT BẦU CỬ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN NĂM 2003
Điều 2.
Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam không phân biệt dân
tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề
nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai
mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy
định của pháp luật.
4

VIII. PHÁP LỆNH DÂN QUÂN TỰ VỆ NĂM 2005
Điều 2.
1. Công dân Việt Nam không phân biệt dân tộc, tôn giáo, thành phần xã
hội, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, nam từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi, nữ từ đủ 18
tuổi đến hết 40 tuổi, có nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, trừ trường hợp quy định
tại khoản 2 Điều này./.


×