Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

SKKN ren viet dau hoi nga cho HSDT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.67 KB, 8 trang )

MỘT SỐ BIỆN PHÁP
PHÂN BIỆT DẤU HỎI,NGÃ CHO HỌC SINH LỚP 3B
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Trong năm học này,nhà trường quyết tâm rèn luyện chữ viết cho HS đạt
với chỉ tiêu đề ra, cũng là năm học nhà trường tiếp nhận chương trình dạy
học mới VNEN cho khối 2-3. Với phương pháp này các em học theo nhóm là
chính, ít nhiều cũng có ảnh hưởng đến chất lượng chữ viết của các em. Nhận
thức được điều đó,tơi đã chọn đề tài“ Một số biện pháp phân biệt dấu hỏi,ngã
cho học sinh lớp 3B trường tiểu học Lê Thế Hiếu”
Các em học sinh vẫn thường xuyên mắc một lỗi sai rất phổ biến - đó là lỗi sai
về dấu thanh, học sinh đọc tiếng cũng thường xuyên quên dấu hoặc đọc nhầm
lẫn từ dấu nọ sang dấu kia. Chính vì vậy, các em viết chính tả cũng chưa chính
xác – đặc biệt là các từ có dấu thanh ( cụ thể là thanh hỏi / ngã ).
Là một giáo viên tôi xác đònh học sinh của mình phải cùng một lúc được rèn
đồng thời 4 phương diện : nghe – nói – đọc – viết . Trong 4 phương diện đó thì
kó năng viết có thể nói là một kó năng khó nhất, nó yêu cầu sự phối hợp của rất
nhiều kó năng khác. Vậy làm thế nào để dạy cho HS viết đúng. Đặc biệt là viết
đúng các từ có dấu thanh hỏi / ngã.
Trong tất cả các dấu thanh của Tiếng Việt có lẽ hai dấu thanh hỏi và dấu ngã
là dễ nhầm lẫn với nhau nhất. Người giáo viên muốn học sinh của mình viết
đúng thì trước tiên cần rèn cho học sinh viết đúng các từ có dấu thanh hỏi /
ngã.Vậy ngoài cách nhớ những quy tắc chính tả khô khan, đúc rút sau nhiều năm
giảng dạy tôi có đưa ra được một số mẹo chính tả để các em dễ dàng hơn trong
việc phân biệt hai dấu thanh này.

II. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
1.Cơ sở khoa học:
Tiếng Việt là thứ tiếng phổ thông nhất trên đất nước Việt Nam. Nó có chức
năng trang bò cho học sinh công cụ để giao tiếp đó là : tiếp nhận và diễn đạt mọi
kiến thức khoa học trong nhà trường .Vì thế, môn Tiếng Việt là môn học nhằm


rèn luyện ,nâng cao trình độ sử dụng một phương diện học tập và lónh hội tri
thức khoa học, bồi dưỡng tư cách đạo đức của học sinh .
Biết được tầm quan trọng của Tiếng Việt trong giáo dục là rất to lớn . Vậy làm
thế nào để dạy cho học sinh đọc,viết đúng dấu hỏi,ngã trong Tiếng Việt là một
vấn đề thực sự khó khăn.
Mơn Tiếng Việt ở trường Tiểu học rèn cho học sinh các kỹ năng: nghe, nói, đọc,
viết. Nó có nhiệm vụ hình thành và phát triển một cách có hệ thống và có kế hoạch
về năng lực đọc-viết của học sinh. Đọc-viết tiếp tục phát triển những thành tựu học
mà các lớp dưới ( lớp 1,2,3) đã đạt được; ở lớp 4,5 nâng lên mức hồn chỉnh và đầy
đủ hơn.
Thơng qua việc dạy đọc, giúp học sinh thích đọc và thấy được khả năng đọc là
rất có ích cho các em trong cả cuộc đời; đồng thời cũng giúp cho học sinh hiểu đó là
một trong những con đường đặc biệt để tạo cho bản thân các em một cuộc sống đầy
đủ và phát triển.
Khi trẻ có kỹ năng đọc tốt thì sẽ tạo điều kiện cho các em có khả năng viết tốt .
Đồng thời, nó cũng là phương tiện, cơng cụ làm nền tảng cho việc học tập tốt các
mơn học khác và là điều kiện để học lên các lớp trên.
Ngồi việc dạy đọc, nhiệm vụ của người giáo viên còn giúp học sinh giữ gìn và
làm giàu sự trong sáng của tiếng Việt. Tuy nhiên, nếu các em đọc yếu và viết sai
nhiều lỗi chính tả thì các em sẽ khơng thể hồn thành nhiệm vụ . Vì vậy, mà việc
tìm giải pháp giúp các em khắc phục hạn chế trên là việc làm cần thiết của mỗi
người giáo viên.
2.Cơ sở thực tiễn:
A.Thực trạng :
1.Thuận lợi :
Nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp, các ngành và ban giám
hiệu nhà trường. Đồng thời bản thân tôi cũng nhận được sự động viên, sự giúp
đỡ, trao đổi kinh nghiệm tận tình từ phía các anh chò em đồng nghiệp .
Lớp do tôi phụ trách đóng ngay trên đòa bàn dân cư rất thuận tiện cho công
tác liên hệ giáo dục với thôn, với gia đình học sinh.

Là một giáo viên đã có 8 năm tham gia giảng dạy khối lớp 3,. Vì vậy, có thể
nói tôi đã nắm bắt khá chắc về các lỗi sai phổ biến của các em học sinh khi viết
chính tả, nhất là các lỗi sai do nhầm lẫn giữa thanh hỏi và thanh ngã.
Bản thân tôi đã có cơ hội được áp dụng triệt để, dần hoàn thiện các biện
pháp và kinh nghiệm hướng dẫn học sinh viết đúng, phân biệt thanh hỏi và
thanh ngã trong nhiều năm qua.
2.Khó khăn :
- Một số em còn rất xem nhẹ việc đọc, viết sai dấu hỏi,ngã
- Vẫn còn một số phụ huynh học sinh ít quan tâm đến học tập của con em mình
ở nhà
II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI:
Việc nghiên cứu đề tài tìm ra một số giải pháp hướng dẫn học sinh phân biệt
đúng hỏi,ngã nhằm nâng cao chất lượng dạy-học trở thành một u cầu bức thiết
đối với mỗi giáo viên. Vì vậy, tơi nghiên cứu đề tài này với mục tiêu là giúp học
sinh khắc phục và hạn chế viết sai lỗi chính tả. Rèn đọc tốt, giúp học sinh đọc đúng,
đọc trơi chảy, đọc rõ ràng mạch lạc. Từ đó, giúp các em hiểu đúng nội dung của bài
đọc và làm điều kiện học tốt các mơn học khác ; đồng thời giúp các em tự chiếm
lĩnh tri thức và tạo điều kiện để giáo viên áp dụng đổi mới phương pháp dạy học,
phương pháp “Lấy học sinh làm trung tâm”
III.THỜI GIAN –ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Từ tháng 9 năm 2012 đến tháng 5 năm 2013
- Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 3B trường tiểu học Lê Thế Hiếu
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Từ những thực trạng đã nêu trên để nâng cao kó năng đọc,viết đúng chính tả
cho học sinh nhất là để các em viết không nhầm lẫn giữa dấu hỏi và dấu
ngã tôi đã mạnh dạn chọn đề tài : “ Một số biện pháp phân biệt dấu hỏi,ngã
cho học sinh lớp 3B”
Trước hết giáo viên phải tạo cho học sinh niềm say mê, hứng thú khi đi học.
Vì chỉ có yêu thích học tập các em mới tích cực tham gia mọi hoạt động của
trường, của lớp. Có như vậy, mới mong nâng được chất lượng chữ viết cũng

như chất lượng học tập của học sinh .
- Ngoài những biện pháp nêu trên, tôi có một số mẹo vặt như sau, giúp các em
dễ nhớ và phân biệt đúng khi viết chữ có dấu thanh hỏi / ngã . Cụ thể như sau:
* Biện pháp thứ nhất :
Dùng mẹo “Mình nên nhớ là viết dấu ngã ” để viết đúng hỏi ngã cho từ Hán
Việt:
- Chúng ta cần dạy các em đối với từ Hán Việt, nếu các tiếng bắt đầu bằng phụ
âm m, n, nh, l, v, d, ng ( ngh ) thì viết dấu ngã . Điều này có nghóa khi gặp
một từ Hán Việt, không biết viết dấu ngã hay dấu hỏi thì ta sẽ viết dấu ngã
nếu từ đó có phụ âm đầu là m, n, nh, l, v, d, ng ( ngh ).
- Ví dụ :
 Với m : mẫu tử, mẫn cán, mó mãn, minh mẫn, mãn nguyện , cần mẫn
, mẫu mã, bất mãn, tự mãn, mãng xà….
 Với n : nỗ lực, truy nã, nữ tính, nữ công, noãn bào, não lòng…
 Với nh : nhẫn tâm, kiên nhẫn, nhãn hiệu, nhãn quan, nhiễm bệnh,
tâm nhó, nhãn tiền, tham nhũng…
 Với l : lão tướng, lễ phép, lỡ thời, lỗi lạc, lãn ông, lãng tử, lễ nghi,
truy lónh, phiêu lãng, lưỡng tính, lãng quên, tướng lónh ….
 Với v: vững bền, vãng lai, văn võ, vó nhân, uy vũ, võ công, vỗ về,
vónh hằng, viễn xứ, vó mô…
 Với d: kiều diễm, dũng mãnh, giáo dưỡng, dữ kiện, dưỡng dục, dũng
tướng, giận dữ…
 Với ng ( ngh ) : ngưỡng mộ, ngôn ngữ, ngũ hành, nghóa khí, nghễnh
ngãng, nhân nghóa, sa ngã, suy nghó…
- Như vậy giáo viên có thể chỉ cho học sinh dùng mẹo để nhớ các phụ âm
bằng cách học thuộc câu sau : mình ( m ) nên ( n ) nhớ ( nh ) là ( l ) viết (
v ) dấu ( d ) ngã ( ng ).
* Biện pháp thứ hai :
- Dùng mẹo : “Huyền ngã nặng, hỏi sao không sắc thuốc”
( Hay : chò huyền mang nặng ngã đau, hỏi không sắc thuốc biết bao giờ

lành ) để viết đúng dấu hỏi hay dấu ngã trong từ láy.
- Giáo viên cần cho học sinh biết đối với các từ láy, các dấu thanh bao giờ
cũng nằm trong một nhóm như sau :
huyền – ngã – nặng
không – hỏi - sắc
- Cứ áp dụng triệt để theo mẹo này, trong từ láy khi ta thấy còn đắn đo băn
khoăn không biết viết dấu hỏi hay ngã mà thấy tiếng kia đã là không dấu
hoặc dấu sắc thì tiếng còn lại ắt là dấu hỏi ( bởi vì không – hỏi – sắc
cùng một nhóm)
- Ví du :
 Không – hỏi : run rẩy, lẳng lơ, vơ vẩn, nho nhỏ, ủ ê, san sẻ, trai trẻ,
trong trẻo, vui vẻ, tươi tỉnh, rảnh rang, thơ thẩn, thoang thoảng, …
 Sắc – hỏi : mát mẻ, rả rích, sắc sảo, trống trải, gửi gắm, nhí nhảnh, ngổ
ngáo, ngớ ngẩn, khúc khuỷu, rác rưởi…
- Ngược lại khi ta còn băn khoăn không biết viết dấu hỏi hay ngã mà thấy
tiếng kia đã có dấu huyền hoặc dấu nặng thì tiếng còn lại ắt phải là dấu
ngã. ( bởi vì huyền – ngã – nặng cùng một nhóm )
Ví dụ :
 Huyền - ngã : thẫn thờ, rõ ràng, ầm ó, bì bõm, bầu bónh, đẫy đà, đỡ đầu,
đằng đẵng, lạc lõng, hãi hùng, buồn bã , rã rời , bừa bãi, tẽn tò,….
 Nặng – ngã : quạnh quẽ, rực rỡ, nũng nòu, bụ bẫm, dữ dội, đónh đạc, tục
tóu, kẽo kẹt ….
- Giáo viên yêu cầu học sinh học thuộc lòng các câu : “Mình nên nhớ là
viết dấu ngã ”, “Huyền ngã nặng, hỏi sao không sắc thuốc”( Hay : chò
huyền mang nặng ngã đau, hỏi không sắc thuốc biết bao giờ lành ), các
em áp dụng đúng thì sẽ viết đúng chính xác các từ có dấu thanh hỏi / ngã .
KẾT LUẬN :
Ông cha ta có câu : “ Chữ viết là nết con người ” một học sinh sẽ được đánh
giá như thế nào khi viết đã không đẹp lại còn viết hay sai chính tả? Một bài viết
sẽ không bao giờ đạt điểm cao khi chữ viết sai lỗi . Đấy là chưa nói đến hậu quả

nghiêm trọng hơn đó là chữ viết sai dẫn đến việc người đọc sẽ hiểu sai nghóa
của từ cần viết. Chữ Việt của chúng ta, cần được hiểu với nghóa trong sáng nhất
của nó vốn có chứ không thể hiểu lệch lạc sang nghóa khác do viết sai lỗi chính
tả được. Tôi vẫn biết là quá trình rèn luyện học sinh – nhất là học sinh viết đúng
Tiếng Việt là cả là một quá trình khó khăn, những chúng ta hãy kiên nhẫn từng
bước một, thành công sẽ đến với nhũng con người biết kiên trì nhẫn nại. Hãy
cho các em bắt đầu bằng những gì tốt đẹp nhất . Giống như câu nói : “ Một năm
khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Vì tuổi trẻ là mùa xuân của
xã hội.’’
1/ KẾT QUẢ :
- Sau nhiều năm áp dụng sáng kiến của mình và đã có những bước rút kinh
nghiệm để tự hoàn thiện dần các biện pháp như đã nêu ở trên . Tôi nhận thấy
những phát hiện mới của bản thân tôi về việc áp dụng mẹo viết dấu hỏi/ ngã
không chỉ áp dụng được đối với học sinh khối lớp 3 mà còn có thể áp dụng
tốt hơn đối với các em học sinh của khối lớp 4, 5. Mẹo tuy nhỏ nhưng nếu áp
dụng đúng cách sẽ góp phần vào quá trình rèn chữ cho HS tiểu học để càng
ngày càng nâng dần hiệu quả của chữ viết . Chữ viết được nâng cao đồng
nghóa với chất lượng học tập được nâng lên. Tôi tin chắc rằng đến cuối năm
học này lớp 3B không còn học sinh viết sai từ có dấu thanh hỏi/ ngã nữa.
+ Năm học 2012 – 2013 :
Kết quả
Kết quả đạt được
Viết đúng chữ có
dấu hỏi/ ngã
Viết sai chữ có
dấu hỏi/ ngã
Đầu năm
53.1% 46.9%
Giữa kì I
65.6% 34.4%

Cuối kì I
85.5% 14.5%
Cuối năm
95.0% 5.0%
2/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM :
- Trong quá trình áp dụng sáng kiến của mình để đạt được kết quả như nêu
trên tôi nhận thấy cần phải chú ý đến các vấn đề sau :
 Trong tất cả tiết dạy ngoài việc chuẩn bò bài dạy cho thật chu đáo
người giáo viên cần phải chuẩn bò các đồ dùng trực quan, hoặc vật thật sinh
động, thiết thực để nhằm thu hút học sinh say mê học tập .
 Giáo viên phải biết áp dụng các phương pháp và hình thức tổ chức
dạy học phù hợp với tâm lý lứa tuổi, phù hợp với đối tượng học sinh của
lớp mình phụ trách .
 Phân loại chữ viết của học sinh ngay từ đầu năm học, quan tâm nhiều
hơn đối với các đối tượng học sinh viết còn sai chính tả.
 Tạo thật nhiều cơ hội cho học sinh hay đọc sai, viết sai có thể lên bảng
Từ đó giáo viên sẽ dễ dàng hơn trong việc trực tiếp sửa lỗi sai cho học sinh
, giáo viên cần thường xuyên chấm bài có lời phê cụ thể trong mỗi bài, sửa
sai các lỗi phổ biến ngay trước lớp, động viên khen thưởng kòp thời khi các
em có biểu hiện dù là nhỏ nhất của sự tiến bộ trong chữ viết . Tránh tình
trạng giáo viên trách mắng học sinh vì các em viết sai nhiều lỗi, vì như
thế các em sẽ càng ngày càng chán học.
 Hãy tham gia giảng dạy bằng cả bầu nhiệt huyết, bằng tình thương,
trách nhiệm vốn có trong bản thân mỗi giáo viên.
- Qua nghiên cứu và thử nghiệm tôi nhận thấy áp dụng các biêïn pháp phân
biệt thanh hỏi / ngã như đã nêu trên là có hiệu quả nâng cao chất lượng chữ
viết cũng như chất lượng môn học Tiếng Việt đồng thời hỗ trợ tốt nhất cho
việc dạy các môn học còn lại . Tôi khẳng đònh phương pháp này áp dụng
được rộng rãi không chỉ đối với khối lớp 3 mà còn phù hợp với các khối lớp
khác như 4, 5 đều đạt kết quả tốt . Tôi mong sáng kiến nhỏ của bản thân mình

sẽ được các anh chò và bạn bè đồng nghiệp nhân rộng và áp dụng ở phạm vi
đại trà .

Cam Chính, ngày 15 tháng năm 2013
Người viết
Nguyễn Thị Gái

×