Tên đề tài:
Rèn viết chữ cho học sinh lớp 1.
Người thực hiện : Nguyễn Thành Đôn.
Trường: Tiểu học Cát Linh - Đống Đa - Hà Nội
Hà Nội 2003 - 2004
I - Lý do chọn đề tài:
Chữ viết của học sinh là vấn đề được nhiều người quan tâm, lo lắng. Đối với
học sinh lớp 1, việc rèn chữ có một ý nghĩa rất quan trọng. Vì đây là năm đầu tiên
các em học viết, thông qua rèn luyện chữ viết để giáo dục nhân cách con người.
Nhận thức được điều đó nên tôi đã chú trọng rèn chữ cho học sinh lớp 1.
II- Cơ sở lý luận thực tiễn để giải quyết đề tài:
Học sinh lớp 1 viết chữ đẹp là kết quả tổng hợp nhiều yếu tố. Trước hết và chủ
yếu phải do việc dạy dỗ công phu của các thầy cô giáo ở trường được kết. Về gia
đình, có sự kèm cặp sát sao của các vị phụ huynh học sinh và bản thân các em phải
nỗ lực học tập.
Cơ sở vật chất của nhà trường như: ánh sáng, bàn ghế, bảng lớn...phù hợp với
đặc điểm lứa tuổi là điều kiện rất quan trọng để rèn chữ viết cho học sinh lớp 1.
III - Quá trình triển khai thực hiện đề tài:
Để rèn chữ viết cho học sinh lớp 1, ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành các
công việc sau:
1 - Chuẩn bị trước khi viết:
Giai đoạn viết bút chì, cần chuẩn bị chu đáo cho đầu nét chì hơi nhọn đúng
tầm. Nếu quá nhọn, dẫn đến nét chữ mảnh, có khi chọc thủng giấy. Ngược lại, đầu
nét chì quá "tù" nét chữ sẽ to đậm, chữ viết ra rất xấu.
Khi chuyển sang bút mực, giáo viên yêu cầu học sinh thống nhất viết bút xanh
Thiên Long. Mỗi học sinh luôn có 2 bút.
Việc chuẩn bị tinh thần khi viết rất cần thiết: trạng thái tinh thần phải phấn
chấn, hứng thú. Không viết khi quá mệt mỏi, buồn ngủ, uể oải, phân tán vì chuyện
khác. tránh tư tưởng viết qua quýt cho xong
2 - Rèn tư thế khi ngồi viết:
Tư thế ngồi viết phải thoải mái, không gò bó. Hai tay phải đặt đúng điểm tựa
quy định . Khoảng cách từ mắt đến vở 25 -30 cm. Cột sống luôn ở tư thế thẳng
đứng, vuông góc với mặt ghế ngồi. Hai chân thoải mái, không chân co chân duỗi. Tay
trái để xuôi theo chiều ngồi, giữ lấy mép vở cho khỏi xô lệch, đồng thời làm điểm tựa
cho trọng lượng nửa người bên trái. ánh sáng phải đủ độ và thuận chiều, chiếu sang
từ bên trái sang.
3 - Cách cầm bút:
Tay phải cầm chắc bút bằng 3 ngón tay (cái, trỏ, giữa). Đầu ngón trỏ cách
đầu ngòi bút chừng 2,5 cm. Mép bàn tay là điểm tựa của cánh tay phảikhi đặt xuống
bàn viết. Cầm bút xuôi theo chiều ngồi. Góc độ bút đặt so với mặt giấy khoảng 45
độ. Tuyệt đối không cầm bút dựng đứng 90 độnhư cách cầm bút lông, không để
ngửa hoặc úp quá nghiêng bàn tay về phía bên trái. Lúc viết, đưa bút chì từ trái sang
phải, từ trên xuống dưới. Các nết đưa lên hoặc đưa sang ngang ph nhẹ tay, không ấn
mạnh đầu bút vào mặt giấy, điều khiển cây bút bằng các cơ ở cổ tay và các ngón
tay.
4 - Bản thân giáo viên:
- Từng bài dạy trang bị đầy đủ, chuẩn mực kiến thức cho học sinh.
- Trình bày bảng, viết mẫu trong vở học sinh phải chuẩn mực, thống nhất
để học sinh noi theo,
- Trong khi học sinh viết phải theo dõi, uốn nắn những em kém.
- Sau khi viết, giáo viên cần nhận xét, tuyên dương, tìm nguyên nhân chỗ
viết hỏng để giúp học sinh sửa chữa.
- Sau mỗi đợt xếp loại vở, chữ, tôi khen thưởng, động viên nhắc nhở trước
lớp.
- Giữ lại và trưng bày những quyển vở, bài làm viết đẹp, trình bày hay trong
tủ của lớp để học sinh học tập.
IV. Tự đấnh giá kết quả thực hiện:
Qua việc rèn chữ cho học sinh lớp 1 tôi nhận thấy:
- Chữ viết của học sinh có nhiều tiến bộ. Đợt kiểm tra đánh giá cuối năm
>80% học sinh đạt vở sạch chữ đẹp.
- chữ viết sạch, đẹp tạo điều kiện cho các em học tốt các môn học khác.
- Qua việc rèn chữ, giữ vở đồng thời rèn cho học sinh nhiều đức tính tốt cần
thiết.
- Kết quả chữ viết của học sinh lớp 1 là tiền đề chữ viết của các em ở lớp
trên. Muốn giữ và phát huy được chữ viết đẹp của học sinh lớp 1. lên các
lớp trên giáo viên vẫn phải duy trì việc rèn chữ thường xuyên. Thực hiện
được như vậy, thì chúng ta mới có được chữ viết của học sinh như hằng
mong muốn.
Ngày 25 - 2 - 2000
Người viết
Nguyễn Thanh Đôn