Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Ôn thi học kì 2 môn văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.2 KB, 7 trang )

Ôn tập ngữ văn 9 học kì 2
I. Tiếng việt:
1) Khởi ngữ:
-Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
-Trước khởi ngữ thường có thể thêm các quan hệ từ về, đối với.
2) Các thành phần biệt lập:
-Thành phần tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến
trong câu.
-Thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng, giận, vui,…)
•Các thành phần tình thái, cảm thán là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc
của câu nên gọi là thành phần biệt lập.
•Các thành phần gọi-đáp và phụ chú cũng là những thành phần biệt lập.
-Thành phần goi-đáp được dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp.
-Thành phần phụ chú được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.Thành phần phụ
chú thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch
ngang với một dấu phẩy. Nhiều khi thành phần phụ chú còn được đặt sau dấu 2 chấm.
3) Nghĩa tường minh và hàm ý:
- Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.
- Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy
ra từ những từ ngữ ấy.
• Đề sử dụng hàm ý, cần có hai điều kiện sau đây:
Người nói( người viết ) có thức đưa hàm ý vào câu nói.
Người nghe( người đọc) có năng lực giải đoán hàm ý.
4) Liên kết câu và liên kết đoạn văn:
Các đoạn văn trong một văn bản cũng như các câu trong một đoạn văn phải liên kết chặt chẽ với
nhau về nội dung và hình thức.
- Về nội dung:
+ Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ chủ đề của đoạn
văn (liên kết chủ đề).
+ Các đoạn văn và các câu phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí ( liên kết lô-gic).
- Về hình thức, các câu và các đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng một số biện pháp chính


như sau:
+Lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu trước ( phép lặp từ ngữ);
+Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ
ngữ đã có ở câu trước (phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng);
+Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước (phép thế)
+Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước( phép nối).
5) Tổng kết về ngữ pháp:
I) Từ loại:
Danh từ đứng sau: những cái, một,…
Động từ đứng sau: hãy, đã,vừa…
Tính từ đứng sau: rất, hơi, quá,…
Các loại từ khác: số từ: 3,4,5… ; đại từ: tôi,…; lượng từ: bao nhiêu, những,…;phó từ: đang, mới,
đã;quan hệ từ:ở, của,…;chỉ từ: ấy, đâu; tình thái từ: hả,…;trợ từ:chỉ , cả, ngay…;thán từ: trời ơi….
II. Tập làm văn:
1) Phép phân tích và tổng hợp:
Để làm rõ ý nghĩa của một sự vật, hiện tượng nào đó, người ta thường dùng phép phân tích&tổng hợp.
Phân tích là phép lập luận trình bày từng bộ phận, phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung
của sự vật, hiện tượng. Để phân tích nội dung của sự vật, hiện tượng, người ta có thể vận dụng các biện
pháp nêu giả thiết, so sánh, đối chiếu, … và cả phép lập luận giải thích, chứng minh.
Tổng hợp là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích.Ko có phân tích thì không có
tổng hợp. Lập luận tổng hợp thường đặt ở cuối đoạn hay cuối bài,phần Kluận của 1 phần hay tbộ vbản.
2) Nghị luận về một sự việc hiện tượng trong đời sống:
Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội là bàn về 1 sự việc, có ý nghĩa với xã
hội , đáng khen, đáng chê, hay có vấn đề đáng suy nghĩ .
Yêu cầu về nội dung của bài nghị luận là phải nêu rõ đươc sự việc; hiện tượng có vấn đề; phân tích
mặt sai mặt đúng mặt lợi mặt hại của nó; chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ , ý kiến nhận định của
người viết.
Về hình thức, bài viết phải có bố cục mạch lạc;có luận điểm rõ rang,luận cứ xác thực,phép lập luận
phù hợp;lời văn chính xác, sống động.
3) Cách làm bài nghị luận về một sự việc,hiện tượng đời sống:

Muốn làm tốt bài văn về …, phải tìm hiểu kĩ đề bài, phân tích sự việc,hiện tượng đó để tìm ý,lập
dàn bài, viết bài và sữa chữa sau khi viết.
Dàn bài chung:
MB: giới thiệu sự việc, hiện tượng có vấn đề.
TB: liên hệ thực tế, phân tích các mặt, đánh giá, nhận định.
KB: kết luận, khẳng định, phủ định, lời khuyên.
Bài làm cần lựa chọn góc độ riêng để phân tích, nhận định;đưa ra ý kiến, có suy nghĩ và cảm thụ
riêng của người viết.
4) Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí:
Nghị luận về … là bàn về 1 vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức,lối sống,…của con người.
Yêu cầu về nội dung của bài nghị luận này là phải làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng, đạo lí bằng cách giải
thích,chứng minh, so sánh, đối chiếu,phân tích,… để chỉ ra chỗ đúng ( hay chỗ sai) của một tư tưởng
nào đó, nhằm khẳng định tư tưởng của người viết.
Về hình thức, bài viết phải có bố cục 3 phần;có luận điểm đúng đắn,sáng tỏ;lời văn chính xác sinh động.
5) Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí:
Muốn làm tốt bài nghị luận về…, ngoài các yêu cầu chung đối với mọi bài văn, cần chú ý vận dụng
các phương pháp lập luận giải thích,CM, phân tích, tổng hợp.
Dàn bài chung:
-Mở bài: giới thiệu vấn đề tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.
-Thân bài:
+Giải thích, CM nội dung vấn đề tư tưởng đạo lí.
+Nhận định, đánh giá vấn đề tư tưởng,đạo lí đó trong bối cảnh của cuộc sống riêng, chung.
-Kết bài: Kết luận,tổng kết , nêu nhận thức mới,tỏ ý khuyên bảo, hoặc tỏ ý hành động.
Bài làm cần lựa chọn góc độ riêng để giải thích,đánh giá và đưa ra ý kiến của người viết.
6) Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích):
Nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về
nhân vật sự kiện,chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể.
Những nhận xét đánh giá về truyện phải xuất phát từ ý nghĩa cốt truyện, tính cách, số phận của nhân
vật và nghệ thuật trong tác phẩm được người viết phát hiện và khái quát.
Các nhận xét đánh giá về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích trong bài nghị luận phải rõ ràng, đúng

đắn, có luận cứ và lập luận thuyết phục.
Bài nghị luận về tác phẩm truyện đoạn trích cần có bố cục mạch lạc, có lời văn chuẩn xác,gơi cảm.
7) Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích):
Bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích có thể bàn về chủ đề, nhân vật, cốt truyện, nghệ
thuật của truyện.
Bài làm cần đảm bảo đầy đủ các phần của một bài nghị luận:
-Mở bài: Giới thiệu tác phẩm, nêu ý kiến đánh giá sơ bộ của mình.
-Thân bài:Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm,có phân tích, chứng
minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thuật.
-Kết bài: Nêu nhận định đánh giá chung của mình về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
Trong quá trình triển khai các luận điểm,luận cứ, cần thể hiện sự cảm thụ và ý kiến riêng của người
viết về tác phẩm.
Giữa các phần, các đoạn của bài văn cần có sự liên kết hợp lí.
8) Nghị luận về một đoạn thơ bài thơ :
Nghị luận về một đoạn thơ bài thơ là trình bày nhận xét đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật
của đoạn thơ bài thơ ấy.
Nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ bài thơ được thể hiện qua ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, …Bài
nghị luận cần phân tích các yếu tố ấy để có những nhận xét, đánh giá cụ thể, xác đáng.
Bài nghị luận về một đoạn thơ bài thơ cần có bố cục mạch lạc rõ ràng;có lợi văn gợi cảm,thể hiện
rung động chân thành của người viết.
9) Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ bài thơ :
Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần được bố cục mạch lạc theo các phần:
-Mở bài: giới thiệu đoạn thơ bài thơ và bước đầu nêu nhận xét, đánh giá của mình
-Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ bài
thơ.
-Kết bài: Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ,bài thơ.
10) Tổng kết phần văn bản nhật dụng:
Bài nghị luận về một đoạn thơ bài thơ cần nêu lên được các nhận xét,đánh giá và sự cảm thụ riêng
của người viết.Những nhận xét đánh giá phải gắn với sự phân tích, bình giá ngôn từ, hình ảnh, giọng
điệu, nội dung cảm xúc,…của tác phẩm.

11) Biên bản:
Biên bản là loại văn bản ghi chép một cách trung thực, chính xác đầy đủ một sự việc đang xảy ra và
mới xảy ra. Người ghi biên bản chịu trách nhiệm về tính xác thực của văn bản.
Tùy theo nội dung của từng sự việc mà có nhiều loại biên bản khác nhau: biên bản hội nghị, biên bản
sự vụ…
Biên bản gồm các mục sau:
-Phần mở đầu (phần thủ tục) : quốc hiệu và tiêu ngữ ( đối với biên bản sự vụ hành chính), tên biên
bản, thời gian,địa điểm, thành phần tham gia và chức trách của họ.
-Phần nội dung: Diễn biến và kết quả của sự việc
-Phần kết thúc: Thời gian kết thúc, chữ kí và họ tên các thành viên có trách nhiệm chính, những văn
bản hoặc hiện vật kèm theo (nếu có).
Lời văn của biên bản cần ngắn gọn, chính xác.
12) Hợp đồng:
Hợp đồng là loại văn bản có trách chất pháp lí ghi lại nội dung thỏa thuân về trách nhiệm, nghĩa vụ,
quyền lợi của 2 bên tham gia giao dịch nhằm đảm bảo thực hiện đúng thỏa thuận đã cam kết.
Hợp đồng gồm có các phần sau :
-Phần mở đầu: Quốc hiệu và tiêu ngữ, tên hợp đồng, thời gian, địa điểm, họ tên,chức vụ, địa chỉ của
các bên kí hiệp đồng.
-Phần nội dung: Ghi lại nội dung của hợp đồng theo từng điều khoản đã được thống nhất.
-Phần kết thúc: Chức vụ,chữ kí,họ tên của đại diện các bên tham gia kí kết hợp đồng và xác nhận
bằng dấu của cơ quan hai bên( nếu có).
Lời văn của hợp đồng phải chính xác, chặt chẽ.
III. Văn bản:
1) Bàn về đọc sách:
Đọc sách là một con đường quan trọng để tích lũy, nâng cao học vấn. Ngày nay sách nhiều, phải biết
chọn sách mà đọc, đọc ít mà chắc còn hơn đọc nhiều mà rỗng. Cần kết hợp giữa đọc rộng rộng với đọc
sâu, giữa đọc sách thường thức với đọc sách chuyên môn. Việc đọc sách phải có kế hoạch, có mục đích
kiên định chứ không tùy hứng, phải vửa đọc vừa nghiền ngẫm.Qua bài viết Bàn về đọc sách, Chu Quang
Tiềm đã trình bày những ý kiến xác đáng ấy một cách có lí lẽ và bằng những dẫn chứng sinh động.
Chu Quang Tiềm (1897-1986): nhà mĩ học và lí luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc.

2) Tiếng nói của văn nghệ:
Văn nghệ nối sợi dây đồng cảm kì diệu giữa nghệ sĩ với bạn đọc, thông qua những run động mãnh
liệt, sâu xa của trái tim. Văn nghệ giúp cho con người được sống phong phú hơn và tự hoàn thiện
nhân cách tâm hồn mình. Nguyễn Đình Thi đã phân tích, khẳng định những điều ấy qua tiểu luận
Tiếng nói của văn nghệ với cách viết vừa chặt chẽ, vừa giàu hình ảnh và cảm xúc.
Nguyễn Đình Thi ( 1924-2003) : quê ở Hả Nội, là thành viên của tổ chức Văn hóa cứu hóa do Đảng
Cộng sản thành lập từ 1943. Sau cách mạng tháng 8 ông làm tổng thư kí hội văn hóa cứu nước, đại biểu
quốc hội khóa đầu tiên. Từ 1958-1989, Nguyễn Đình Thi là tổng thư kí hội nhà văn VN. Từ 1958, ông là
chủ tịch ủy ban toàn quốc liên hiệp các hội văn học nghệ thuật. Hoạt động văn nghệ của nguyễn Đình Thi
khá đa dạng: làm thơ, viết văn, sáng tạc nhạc, soạn kịch, viết lí luận phê bình. Năm 1996, ông đã được nhà
nước trao tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật.
Tiểu luận tiếng nói của văn nghệ được Nguyễn Đình Thi viết năm 1948, in trong cuốn mấy vấn đề văn
học xuất bản 1956.
3) Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới:
Chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới, thế hệ trẻ Việt Nam cần thấy rõ điểm mạnh và điểm
yếu của con người Việt Nam, rèn cho mình những đức tính và thối quen tốt.
Điểm mạnh của con người VN là thông minh, nhạy bén với cái mới, cần cù sáng tạo, rất đoàn kết
đùm bọc nhau trong thời kì chống ngoại xâm. Bên cạnh đó còn có những điểm yếu cần được khắc
phục: thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành, thiếu đức tính tỉ mỉ, không coi trọng nghiêm
ngặt quy trình công nghệ và thiếu tính cộng đồng trong làm ăn.
Để đưa đất nước đi lên, chúng ta cần phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu,
hình thành thối quen tốt ngay từ những việc nhỏ.
Vũ Khoan: nhà hoạt động chính trị, nhiều năm là thứ trưởng bộ ngoại giao, bộ trưởng bộ thương mại,
phó thủ tướng chính phủ.
Bài viết đăng trên tạp chí Tia sáng năm 2001 và được in vào tập Một góc nhìn của trí thức, NXB
trẻ, TP HCM,2002. Nhan đề bài viết của tác giả là Chuẩn bị hành trang; khi đưa vào sách giáo khoa,
người biên soạn có bổ sung một số chữ vào nhan đề cho cụ thể hơn và lượt bớt 1 câu ở phần đầu
4) Mây và sống:
Với hình thức đối thoại lồng trong lời kể của em bé, qua những hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng
trưng , bài thơ mây và sóng của Ra-bin-đra-nát Ta-go đã ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.

5) Bến quê:
Truyện ngắn bến quê của Nguyễn Minh Châu chứa đựng những suy ngẫm, trải nghiệm sâu sắc của
nhà văn về con người và cuộc đời,thức tỉnh sự trân trọng giá trị của cuộc sống gia đình và những vẻ
đẹp bình dị của quê hương.
Nghệ thuật truyện nồi bật ở sự miêu tả tâm lí tinh tế, nhiều hình ảnh giàu tính biểu tượng, cách xây
dựng tình huống, trần thuật theo dòng tâm trạng của nhân vật.
6) Những ngôi sao xa xôi:
Truyện những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê đã làm nổi bật tâm hồn trong sáng, mơ mộng,
tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khảo, hi sinh sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan
của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Đó chính là hình ảnh
đẹp,tiêu biểu về thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.
Truyện sử dụng vai kể là nhân vật chính, có cách kể chuyện tự nhiên, ngôn ngữ sinh động, trẻ
trung và đặc biệt thành công về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật.
7) Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang:
Qua bức chân dung tự họa và giọng kể của Rô-bin-xơn trong đoạn trích Ro-bin-xơn ngoài đảo hoang
của Đe-ni-ơn Đi-phô, ta hình dung được cuộc sống vô cùng khó khăn gian khổ và cả tinh thần lạc
quan của nhân vật khi chỉ có một mình nơi đảo hoang vùng xích đạo suốt mười mấy năm ròng rã.
8) Bố của Xi-Mông:
Nhà văn Guy đơ Mô-pa-xăng đã thể hiện sắc nét diễn biến tâm trạng của 3 nhân vật Xi-mông, Blăng-sốt,
Phi-líp trong đoạn trích truyện Bố của Xi-mông, qua đó nhắc nhở chúng ta về lòng thương yêu bạn bè, mở
rộng ra là lòng thương yêu con người,sự thông cảm với những nổi đau hoặc lỗi lầm của người khác.
9) Con chó Bấc:
Trong đoạn trích Con chó bấc, nhà văn mĩ Lân-đơn có những nhận xét tinh tế khi viết về những con
chó, thể hiện trí tưởng tượng tuyệt vời khi đi sâu vào tâm hồn của con chó bấc, đồng thời bộc lộ tình
cảm yêu thương của mình đối vời loài vật.
10) Bắc Sơn:
Ở đoạn trích hồi bốn của vở kịch Bắc Sơn, Nguyễn Huy Tưởng đã xây dựng một tình huống làm bộc
lộ xung đột cơ bản của vở kịch giữa lực lượng cách mạng và kẻ thù; đồng thời thể hiện diễn biến nội
tâm của nhân vật Thơm-một cô gái có chồng theo giặc, từ chỗ thờ ơ với cách mạng,sợ liên lụy đến chỗ
đứng hẳn về phía cách mạng. Qua đó tác giả khẳng định sức thuyết phục của chính nghĩa cách mạng.

Hồi kịch cho thấy nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng, thành công nổi bật là tạo dựng tình
huống để bộc lộ xung đột, tổ chức đối thoại, thể hiện tâm lí và tính cách nhân vật.
1) Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-Ten:
Bằng cách so sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn La Phông-ten với những
dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy-phông, H. Ten nêu bật đặc trưng của sáng tác nghệ
thuật là in đậm dấu ấn cách nhìn, cách nghĩ riêng của nhà văn.
Hi-pô-lít Ten ( 1828-1893) là triết gia, sử gia, nhà nghiên cứu văn học Pháp, viện sĩ Viện Hàn lâm
Pháp, tác giả công trình nghiên cứu La Phông-ten và thơ ngụ ngôn của ông (1853).
Chó sói… của La Phông-ten trích từ chương II, phần thứ 2 của công trình trên.
2) Con cò:
Khai thác hình tượng con cò trong những câu hát ru, Con Cò của Chế Lan Viên ngợi ca tình mẹ và ý
nghĩa của lời ru đối với cuộc sống của con người.
Bài thơ thành công trong việc vân dụng sáng tạo ca dao,có những câu thơ đúc kết được những suy ngẫm.
3) Mùa xuân nho nhỏ:
Bài thơ mùa xuân nho nhỏ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời, thể
hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp một mùa xuân nho nhỏ của
mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.
Bài thơ theo thể năm tiếng, có nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp,
giản dị, gợi cảm, những so sánh và ẩn dụ sáng tạo.
4) Viếng lăng bác:
Bài thơ viếng lăng bác thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của mọi
người đối với bác hồ khi vào lăng viếng bác.
Bài thơ có giọng điệu trang trọng và tha thiết, nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm, ngôn ngữ bình dị
mà cô đúc
5) Sang thu :
Từ cuối hạ sang đầu thu, đất trời có những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt. Sự biến chuyển này đã
được Hữu Thỉnh gợi lên bằng cảm nhận tinh tế, qua những hình ảnh giàu sức biểu cảm trong bài sang thu.
6) Nói với con:
Qua bài nói với con, bằng những từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi cảm, Y Phương đã thể hiện tình cảm
gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình. Bài

thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hổn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn
bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống.
Chó sói : Con cò Viếng lăng Bác
-Xin bệ hạ hãy nguôi cơn giận, I Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Xét lại cho tường tận kẻo mà Con còn bế trên tay Con cò mẹ hát Đã thấy trong s’’g hàng tre bát ngát
Nơi tôi uống nước quả là Con chưa biết con cò Cũng là cuộc đời Ôi !Hàng tre xanh xanh VN
Hơn hai chục bước cách xa dưới này. Nhưng trong lời mẹ hát Vỗ cánh qua nôi.Bão táp mưa sa đứg thằg hàg./
Chẳng lẽ kẻ hèn này có thể Có cánh cò đang bay: Một con cò thôi, Ngngày mặt trời đi wa trên lăg
Khuấy nước ngài uống phía nguồn trên. “Con cò bay la Ngủ đi !Ngủ đi!Thấy một mặt trời trog lăng rất đỏ
Con quái ác lại gầm lên : Con cò bay lả Cho cánh cò,cánh vạc,Nngày dòg ng’’i đi trog th’’g nhớ
-Chính mày khuấy nước, ai quên đâu là Con cò cổng phủ, Cho cả sắc trời Kết tràng hoa dâng 79 mùa xuân /
Mày còn nói xấu ta năm ngoái. Con cò Đồng Đăng…” Đến hát Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
-Nói xấu ngài, tôi nói xấu ai, Cò một mình,cò phải kiếm lấy ăn, Quanh nôi.Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Khi tôi còn chửa ra đời ? “Con cò ăn đêm, Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Hiện tôi đang bú mẹ tôi rành rành. Con cò xa tổ, Mà sao nghe nhói ở trong tim !/
Mùa xuân nnhỏMọc giữa dòng sông xanhCò gặp cành mềm, Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Một bông hoa tím biếc Cò sợ xáo măng…” Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Ơi con chim chiền chiện Ngủ yên!Ngủ yên! Cò ơi, chớ sợ! Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Hót chi mà vang trời Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng! Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
Từng giọt long lanh rơi Trong lời ru của mẹ có thắm hơi xuân, Sang thu
Tôi đưa tay tôi hứng./ Trong lời ru của mẹ có thắm hơi xuân, Bỗng nhận ra hương ổi
Mùa xuân người cầm sung Con chưa biết con cò,con vạc. Phả vào trong gió se
Lộc giắt đầy trên lưng Con chưa biết những cành mềm mẹ hát, Sương chùng chình qua ngõ
Tất cả như hối hả Sữa mẹ nhiều,con ngủ chẳng phân vân. Hình như thu đã về./
Tất cả như xôn xao…/ II Ngủ yên !Ngủ yên !Ngủ yên ! Sông được lúc dềnh dàng
Đất nước bốn ngàn năm Cho cò trắng đến làm quen, Chim bắt đầu vội vã
Vất vả và gian lao Cò đứng ở quanh nôi Có đám mây mùa hạ
Đất nước bốn ngàn năm Rồi cò vào trong tổ Vắt nửa mình sang thu./
Cứ đi lên phía trước./ Con ngủ yên thì cò cũng ngủ, Vẫn còn bao nhiêu nắng
Ta làm con chim hót Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi. Đã vơi dần cơn mưa

Ta làm một cành hoa Mai khôn lớn, con theo cò đi học, Sấm cũng bớt bất ngờ
Ta nhập vào hòa ca Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân. Trên hàng cây đứng tuổi.
Một nốt trầm xao xuyến./ Lớn lên,lớn lên, lớn lên,… Nói với con
Một mùa xuân nho nhỏ Con làm gì ? Chân phải bước tới cha
Lặng lẽ dâng cho đời Con làm thi sĩ? Chân trái bước tới mẹ
Dù là tuổi hai mươi Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ Một bước chạm tiếng nói
Dù là khi tóc bạc./ Trước hiên nhà Hai bước tới tiếng cười
Mùa xuân-ta xin hát Và trong hơi mát câu văn… Người đồng mình yêu lắm con ơi
Câu Nam ai,Nam bình III Dù ở gần con, Đan lờ cài nan hoa
Nước non ngàn dậm mình Dù ở xa con, Vách nhà ken câu hát
Nước non ngàn dậm tình Lên rừng xuống bể, Rừng cho hoa
Nhịp phách tiền đất Huế. Lên rừng xuống bể, Con đường cho những tấm lòng
Cò sẽ tìm con, Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Cò mãi yêu con. Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời./
Con dù lớn vẫn là con của mẹ, Người đồng mình thương lắm con ơi
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con. Cao đo nỗi buồn
À ơi ! Xa nuôi chí lớn
Môt con cò thôi, Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương Còn quê hương thì làm phong tục Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con.
I) Phong cách Hồ Chí Minh :
Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hóa văn hóa
nhân loại, giữa thanh cao và giản dị.
II) Đấu tranh cho một thế giới hòa bình:

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×