Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

CHƯƠNG TRÌNH TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH ĐÀO TẠO: KINH TẾ HỌC QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC: VẬN TẢI VÀ GIAO NHẬN NGOẠI THƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273.16 KB, 20 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐH LẠC HỒNG Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
CHƯƠNG TRÌNH TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC
NGÀNH ĐÀO TẠO: KINH TẾ HỌC & QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
MÔN HỌC: VẬN TẢI VÀ GIAO NHẬN NGOẠI THƯƠNG
Mã số: 7116
Số tín chỉ: 2 (LT: 1; TH: 0; BT/ TL: 1)
NGƯỜI PHỤ TRÁCH: Th.S Nguyễn Thanh Lâm.
BỘ MÔN PHỤ TRÁCH: Khoa Quản trị- Kinh tế Quốc tế, Trường ĐH Lạc Hồng.
I. ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT
Sinh viên đã có kiến thức cơ bản về các môn liên quan như: Thanh toán quốc tế, Kinh tế
quốc tế, Kinh tế ngoại thương.
II. MÔ TẢ MÔN HỌC
Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức về các phương thức vận tải quốc tế
phục vụ quá trình chuyên chở hàng hoá ngoại thương, chẳng hạn: phương thức chuyên
chở hàng hoá bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt, đường ô tô và đường
sông, v.v… Ngoài ra, học phần còn giúp sinh viên có những hiểu biết sâu sắc về nghiệp
vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu và nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá trong hoạt động
ngoại thương.
III. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU CỦA MÔN HỌC
* Mục tiêu:
Sau khi học xong môn này, sinh viên có thể tự tổ chức được qui trình vận tải và giao
nhận hàng hoá xuất nhập khẩu; đồng thời, sinh viên biết tự tính toán và đưa ra phương án
“tối ưu” mua bảo hiểm cho hàng hoá xuất nhập khẩu.
* Yêu cầu:
- Tham gia đầy đủ các giờ giảng và các buổi thảo luận, kiểm tra.
- Hoàn thành các nhiệm vụ được yêu cầu trong chương trình.
- Dự kiểm tra và thi cuối môn học để đánh giá kết quả học tập.
* Cụ thể:
Tổng số tiết: 45 tiết (2 tín chỉ)


1/20
Số tiết giảng: 15 tiết (1 tín chỉ)
Hướng dẫn tự học và thảo luận: 30 tiết (1 tín chỉ)
PHẦ
N
CHƯƠNG NỘI DUNG
TỔNG
SỐ
TIẾT
GIẢNG
BÀI
HƯỚNG
DẪN TỰ
HỌC,
THẢO
LUẬN
THI
(KT)
I. Vận tải & Ngoại thương 24 9 15
I Vận tải & Ngoại thương 1 1 0
II Chuyên chở hàng hoá
ngoại thương bằng đường
biển
6 2 4
III Chuyên chở hàng hoá
ngoại thương bằng hàng
không
6 2 4
IV Chuyên chở hàng hoá
ngoại thương bằng các

phương thức vận tải khác
3 1 2
V Chuyên chở hàng hoá
ngoại thương bằng
container
6 2 4
VI Vận tải Đa phương thức/
Vận tải liên hợp
2 1 1
II. Nghiệp vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập
khẩu
10 3 7
I Nghiệp vụ giao nhận hàng
hoá xuất nhập khẩu
4 1 3
II Thủ tục hải quan hàng hoá
xuất nhập khẩu
6 2 4
III. Bảo hiểm Vận tải quốc tế 11 3 8
I Khái niệm chung về Bảo
hiểm Vận tải quốc tế
3 1 2
II Rủi ro & Tổn thất và các
điều khoản bảo hiểm trong
bảo hiểm vận tải quốc tế
5 1 4
III Hợp đồng bảo hiểm &
nghiệp vụ bảo hiểm hàng
3 1 2
2/20

hoá xuất nhập khẩu
TỔNG CỘNG 45 15 30
IV. NỘI DUNG CHI TIẾT MÔN HỌC
PHẦN 1 - VẬN TẢI & NGOẠI THƯƠNG
CHƯƠNG I - VẬN TẢI & NGOẠI THƯƠNG
I. Khái niệm chung về vận tải
II. Khái niệm chung về ngoại thương
III. Vận tải & Ngoại thương
Câu hỏi thảo luận trên lớp:
1) Các đặc điểm của vận tải ngoại thương?
2) Mối liên hệ hữu cơ giữa “Vận tải ngoại thương” và “ngoại thương”
Tài liệu tham khảo:
- Chương 1- Phần 1- Phạm Mạnh Hiền, “Nghiệp vụ giao nhận vận tải và Bảo hiểm trong
ngoại thương”, NXB Thống Kê 2007.
- Chương 1- Ts. Triệu Hồng Cẩm, “Vận tải quốc tế- Bảo hiểm vận tải quốc tế”, NXB
Văn Hoá Sài Gòn 2006.
CHƯƠNG II
CHUYÊN CHỞ HÀNG HOÁ NGOẠI THƯƠNG BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
I. Vận tải biển & Ngoại thương
II. Cơ sở vật chất kỹ thuật của vận tải biển
III. Nghiệp vụ thuê tàu biển
Câu hỏi thảo luận trên lớp:
1. Vị trí của ngành vận tải biển trong ngoại thương được thể hiện như thế nào?
2. Trong phương thức thanh toán bằng L/C, khi nào vận đơn được xem là bất hợp lệ và
bị ngân hàng từ chối thanh toán?
3. Nêu sự khác nhau giữa tàu chợ & tàu chuyến. Cơ sở lựa chọn phương thức thuê tàu
chợ, tàu chuyến? Người mua hay người bán thuê tàu?
4. Hãy nêu những đặc điểm của những loại vận đơn đường biển mà Bộ Luật Hàng hải
Việt Nam công nhận.
5. Người thầu vận chuyển là gì?

*** Câu hỏi đúng/ sai:
6. Vận đơn đích danh (Straight B/L) được chuyển nhượng bằng cách ký hậu?
3/20
7. Vận đơn theo lệnh (To order B/L) được chuyển nhượng một cách tự do?
8. Freight to collect được hiểu là cước thanh toán khi tàu đến cảng dỡ?
9. Bán hàng với giá CIF thì chi phí vận tải do người mua trả?
10. Với điều kiện FOB.ST thì người bán thực hiện nghĩa vụ xếp hàng & san hàng trong
khoang?
11. Với điều kiện DAF, người mua có trách nhiệm ký kết hợp đồng vận tải?
12. Vận đơn nhận để xếp (Received for shipment B/L) là vận đơn do thuyền trưởng ký
phát sau khi hàng hoá đã được xếp lên tàu?
13. Trong phương thức thuê tàu định hạn, quyền sở hữu con tàu chuyển từ chủ tàu sang
người thuê tàu trong thời gian thuê tàu?
14. Chữ “I” trong điều kiện FIO của hợp đồng thuê tàu chỉ chi phí bảo hiểm hàng hoá
chuyên chở?
15. Nếu người thuê tàu giao hàng chậm để xếp hàng thì chi phí phát sinh do tàu neo đậu
để chờ hàng sẽ do người thuê tàu trả?
16. Doanh nghiệp Việt Nam được “quyền thuê tàu” và thuê tàu nước ngoài thì đây được
xem là việc nhập khẩu sản phẩm vận tải?
17. Trong điều kiện giao hàng CFR, người xuất khẩu sẽ có “quyền về vận tải”?
18. Vận đơn có ghi chú “Thùng cũ”, “Kiện dùng lại” do thuyền trưởng ký phát được xem
là vận đơn sạch?
19. Vận đơn nhận để xếp (Received for shipment B/L) được cấp khi hàng hoá đang nằm
trong kho/ bãi container?
20. Tàu chợ là tàu chuyên chở hàng hoá theo thoả thuận với người thuê tàu trên một
vùng biển nhất định?
21. B/L không những điều chỉnh mối quan hệ giữa người chuyên chở và người gửi hàng
mà còn điều chỉnh quan hệ giữa người chuyên chở và người nhận hàng?
22. Chữ “I” trong CIF, ở góc độ cấu thành giá thì nó là chi phí bảo hiểm; còn ở góc độ
nghĩa vụ thì nó là do bên bán mua bảo hiểm?

23. Bear B/L được chuyển nhượng bằng cách ký hậu?
24. Through B/L là vận đơn sử dụng khi vận chuyển hàng hoá giữa các cảng bằng một
tàu của một chủ tàu?
25. Booking note là chứng từ sử dụng trong giao nhận hàng hoá với cảng?
Câu hỏi về nhà chuẩn bị:
4/20
1. Hãy tìm hiểu nội dung của 1 booking note cụ thể.
2. Hãy nêu và phân tích các yếu tố kỹ thuật cần quan tâm khi thuê tàu?
3. Hãy trình bày những điểm cần lưu ý khi lập và nhận vận đơn đường biển?
4. Giải thích các thuật ngữ: FI, FO, FIO, FIOST, WWDSEXEU, WWDSHEXUU trong
thuê tàu chuyến.
5. Cách tính cước của hãng tàu đối với thuê tàu chợ & thuê tàu chuyến.
6. Trình bày sự khác biệt giữa Vận đơn tàu chợ & Vận đơn tàu chuyến. B/L tàu chợ có
tính pháp lý cao hơn B/L tàu chuyến?
7. Sau khi giao hàng, hãng tàu cấp vận đơn có in chữ “Bill of Lading for combined
transport”, trong khi L/C đã mở không cho phép chuyển tải (Transhipment is not
allowed). Như vậy, vận đơn này có được Ngân hàng chấp nhận thanh toán không?
8. Khi xuất khẩu theo điều kiện FOB hay nhập khẩu theo điều kiện CFR hoặc CIF, trên
hợp đồng ngoại thương có cần thiết qui định về con tàu chuyên chở hay không?
9. Tại sao ở Việt Nam hiện nay, các doanh nghiệp thường xuất theo điều kiện FOB &
nhập theo điều kiện CFR hoặc CIF? Các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu của
Việt Nam có cần phải thay đổi điều kiện thương mại này không? Vì sao?
10. Nhập khẩu theo điều kiện CFR hay CIF có đảm bảo an toàn tuyệt đối cho nhà nhập
khẩu hay không? Tại sao?
11. “San hàng” là gì?
12. Giải thích nguyên tắc phạt xếp dỡ chậm.
Tài liệu tham khảo:
- Chương 2- Phần 1- Phạm Mạnh Hiền, “Nghiệp vụ giao nhận vận tải và Bảo hiểm trong
ngoại thương”, NXB Thống Kê 2007.
- Chương 3- Ts. Triệu Hồng Cẩm, “Vận tải quốc tế- Bảo hiểm vận tải quốc tế”, NXB

Văn Hoá Sài Gòn 2006.
CHƯƠNG III
CHUYÊN CHỞ HÀNG HOÁ NGOẠI THƯƠNG BẰNG HÀNG KHÔNG
I. Vai trò - Đặc điểm & đối tượng của vận tải hàng không
II. Cơ sở vật chất kỹ thuật của vận tải hàng không
III. Cước hàng không
IV. Chứng từ trong vận tải hàng không
5/20
V. Cơ sở pháp lý của vận tải hàng không quốc tế
VI. Các tổ chức hàng không quốc tế
Câu hỏi thảo luận trên lớp:
1. AWB là cơ sở để chủ hàng khiếu nại, đòi hãng hàng không bồi thường nếu hàng hoá
hư hỏng, mất mát: Đúng hay sai?
2. Đặc điểm của phương thức vận tải hàng không?
3. Trình bày các loại cước hàng không?
4. Các chứng từ vận tải hàng không?
5. Trình bày cơ sở vật chất kỹ thuật của vận tải hàng không?
6. Có nên mua bảo hiểm cho hàng gửi bằng đường hàng không hay không?
Câu hỏi về nhà chuẩn bị:
1. FIATA là từ viết tắt của tổ chức nào?
2. Cước vận tải đối với hàng gửi nặng/nhẹ bằng đường hàng không được tính như thế
nào?
3. Thời gian khiếu nại về tổn thất & giao chậm?
Tài liệu tham khảo:
- Chương 4- Phần 1- Phạm Mạnh Hiền, “Nghiệp vụ giao nhận vận tải và Bảo hiểm trong
ngoại thương”, NXB Thống Kê 2007.
- Chương 4- Ts. Triệu Hồng Cẩm, “Vận tải quốc tế- Bảo hiểm vận tải quốc tế”, NXB
Văn Hoá Sài Gòn 2006.
CHƯƠNG IV
CHUYÊN CHỞ HÀNG HOÁ NGOẠI THƯƠNG

BẰNG CÁC PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI KHÁC
I. Vận tải đường sắt
II. Vận tải ôtô
III. Vận tải đường sông
Câu hỏi thảo luận trên lớp:
1. Hãy nêu đặc điểm của ngành vận tải đường sắt đối với nền kinh tế quốc dân?
2. Cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành vận tải đường sắt?
3. Hãy nêu tác dụng và nghiệp vụ tổ chức chuyên chở hàng hoá bằng đường sắt liên vận
quốc tế.
6/20
4. Hãy nêu đặc điểm và phạm vi áp dụng của phương thức vận tải ôtô.
5. Hãy nêu đặc điểm và phạm vi áp dụng của phương thức vận tải đường sông.
Tài liệu tham khảo:
- Chương 7- Phần 1- Phạm Mạnh Hiền, “Nghiệp vụ giao nhận vận tải và Bảo hiểm trong
ngoại thương”, NXB Thống Kê 2007.
- Chương 5- Ts. Triệu Hồng Cẩm, “Vận tải quốc tế- Bảo hiểm vận tải quốc tế”, NXB
Văn Hoá Sài Gòn 2006.
CHƯƠNG V
CHUYÊN CHỞ HÀNG HOÁ NGOẠI THƯƠNG BẰNG CONTAINER
I. Lịch sử phát triển & Lợi ích của vận tải container
II. Cơ sở vật chất kỹ thuật của hệ thống vận tải container
III. Nghiệp vụ chuyên chở hàng hoá bằng container
IV. Cước phí trong chuyên chở hàng hóa bằng container
V. Hiệu quả KT-XH & Hạn chế của vận chuyển container
Câu hỏi thảo luận trên lớp:
1. Các loại tàu chở container? Đặc điểm của từng loại?
2. Trình bày các loại cước vận tải container?
3. Các nguyên tắc xếp dỡ hàng hoá trong container?
4. Thế nào là container? Các căn cứ phân loại container & cho ví dụ?
5. Việc lấy vận đơn cho lô hàng gửi lẻ (LCL- less than container load) được thực hiện

như thế nào? Vận đơn này có được ngân hàng chấp nhận thanh toán?
6. Tàu chuyên chở container là tàu chợ hay tàu chuyến? Bên mua hay bên bán thuê tàu?
7. Trình bày trách nhiệm của các bên liên quan trong cách gửi hàng FCL?
8. Trình bày trách nhiệm của các bên liên quan trong cách gửi hàng LCL?
9. Công ty A xuất khẩu cam kết thời gian giao hàng chậm nhất ngày 15/08/2008 và nhận
được L/C với yêu cầu xuất trình “On board B/L” trong vòng 15 ngày kể từ khi ký phát
B/L. Công ty A giao hàng cho đại lý hãng tàu và nhận được Received for shipment B/L
vào ngày 14/08/2008 và sau đó, hàng được xếp lên tàu vào ngày 16/08/2008. Cùng ngày,
công ty A nhận được “Shipped on board B/L”. Hỏi:
@ B/L cuối có được chấp nhận thanh toán không? Vì sao?
@ Nếu Shipped on board B/L được ký phát vào ngày 15/08/2008 (do công ty A có mối
quan hệ tốt với hãng tàu), thời hạn mà công ty A phải xuất trình chứng từ thanh toán cho
7/20
ngân hàng là ngày nào?
Câu hỏi về nhà chuẩn bị:
1. Trình bày hiệu quả kinh tế- xã hội và hạn chế của việc vận chuyển hàng hoá bằng
container?
2. Hãy phát thảo một sơ đồ bố trí của một cảng container theo lý thuyết đã học và tìm
hiểu sơ đồ của một cảng container cụ thể (nếu được).
3. Hãy trình bày các phương pháp vận chuyển container bằng đường sắt.
4. Trình bày và vẽ sơ đồ qui trình thực hiện phương thức gửi hàng FCL/FCL.
5. Trình bày và vẽ sơ đồ qui trình thực hiện phương thức gửi hàng LCL/LCL.
6. Tìm hiểu qui trình xuất khẩu hàng hoá bằng container đường biển từ khi đã chuẩn bị
xong hàng hoá cho đến khi nhận được vận đơn.
7. Tìm hiểu qui trình nhập khẩu hàng hoá bằng container đường biển từ khi đại lý hãng
tàu thông báo hàng đến cảng cho đến khi nhận hàng về kho chủ hàng.
8. Hãy chỉ ra điều khoản “không biết tình trạng hàng xếp trong container” trên 1 B/L cụ
thể.
9. Hãy tìm hiểu các thông số kỹ thuật của container 20DC, 40DC, 40HC, 45DC hàng
khô/ bách hoá.

10. Trong điều kiện tàu biển không thể cập vào cảng sâu trong đất liền, hãy trình bày các
phương pháp chuyển tải container từ tàu biển vào cảng đó.
11. Hãy nêu giải pháp vận chuyển container từ cảng biển vào sâu trong đất liền trong
điều kiện nơi nhận không có trang bị cẩu chuyên dùng xếp dỡ container.
Tài liệu tham khảo:
- Chương 4- Phần 1- Phạm Mạnh Hiền, “Nghiệp vụ giao nhận vận tải và Bảo hiểm trong
ngoại thương”, NXB Thống Kê 2007.
- Chương 6- Ts. Triệu Hồng Cẩm, “Vận tải quốc tế- Bảo hiểm vận tải quốc tế”, NXB
Văn Hoá Sài Gòn 2006.
CHƯƠNG VI
VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC/ VẬN TẢI LIÊN HỢP
I. Khái quát về vận tải đa phương thức
II. Cơ sở vật chất kỹ thuật trong vận tải đa phương thức
III. Tổ chức chuyên chở hàng hóa bằng vận tải đa phương thức quốc tế
VI. Hiệu quả kinh tế của vận tải đa phương thức
8/20
Câu hỏi thảo luận trên lớp:
1. Trình bày các phương thức vận tải thường tham gia vào vận tải đa phương thức.
2. Hãy nêu khái niệm và các đặc điểm của vận tải đa phương thức.
3. Trình bày các hình thức của vận tải đa phương thức trên thế giới.
4. Các loại MTO và trách nhiệm của họ đối với hàng hoá.
5. Phân tích hiệu quả kinh tế của phương thức vận tải đa phương thức.
6. Trình bày định nghĩa, hình thức và nội dung của chứng từ vận tải đa phương thức.
7. MTO có thể làm dịch vụ logistics hay không?
Tài liệu tham khảo:
- Chương 5- Phần 1- Phạm Mạnh Hiền, “Nghiệp vụ giao nhận vận tải và Bảo hiểm trong
ngoại thương”, NXB Thống Kê 2007.
PHẦN II - NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU
CHƯƠNG I - NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU
I. Khái niệm chung về Giao nhận

II. Nghiệp vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu
Câu hỏi thảo luận trên lớp:
1. Trình bày khái niệm và phân loại nghiệp vụ giao nhận.
2. Trình bày nội dung cơ bản của nghiệp vụ giao nhận.
3. Trình bày vai trò và trách nhiệm của người giao nhận.
4. Người giao nhận khi hoạt động như người chuyên chở (Principal carrier) chỉ chấp
nhận trách nhiệm đối với lỗi của anh ta hay nhân viên của anh ta mà thôi. Điều này đúng
hay sai?
5. Trình bày cơ sở pháp lý, nguyên tắc giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu tại cảng.
6. Trình bày nhiệm vụ của các cơ quan tham gia giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu
bằng đường biển.
Câu hỏi về nhà chuẩn bị:
1. Hãy thể hiện bằng sơ đồ (có chú thích) trình tự giao nhận hàng hoá xuất khẩu tại cảng
biển.
2. Hãy thể hiện bằng sơ đồ (có chú thích) trình tự giao nhận hàng hoá nhập khẩu tại cảng
biển.
3. Hãy trình bày chứng từ Hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu bằng đường biển.
9/20
4. Hãy trình bày các chứng từ trong giao nhận hàng hoá nhập khẩu bằng đường biển.
5. Hãy thể hiện bằng sơ đồ (có chú thích) quy trình giao nhận hàng hoá xuất khẩu bằng
đường hàng không.
6. Hãy thể hiện bằng sơ đồ (có chú thích) quy trình giao nhận hàng hoá nhập khẩu bằng
đường hàng không.
7. Trình bày các lợi ích của việc sử dụng dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất khẩu đối với
các doanh nghiệp xuất khẩu.
8. Trình bày các lợi ích của việc sử dụng dịch vụ giao nhận hàng hoá nhập khẩu đối với
các doanh nghiệp nhập khẩu.
9. Tại sao khi là đại lý của chủ hàng thì người giao nhận phải tuân thủ “điều kiện kinh
doanh tiêu chuẩn, còn khi là người chuyên chở thì người giao nhận phải áp dụng các
công ước quốc tế hoặc các quy tắc do ICC ban hành?

Tài liệu tham khảo:
- Chương 1 & 2- Phần 2- Phạm Mạnh Hiền, “Nghiệp vụ giao nhận vận tải và Bảo hiểm
trong ngoại thương”, NXB Thống Kê 2007.
CHƯƠNG II - THỦ TỤC HẢI QUAN HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU
I. Khái quát chung
II. Làm thủ tục hải quan cho hàng hoá xuất nhập khẩu
III. Thủ tục Hải quan đối với các doanh nghiệp khu chế xuất
IV. Thủ tục Hải quan điện tử
Câu hỏi thảo luận trên lớp:
1. Trình bày khái niệm “Thủ tục Hải quan” & “Người khai Hải quan”.
2. Trình bày quy trình làm thủ tục Hải quan cho hàng hoá nhập khẩu đối với các doanh
nghiệp thuộc khu chế xuất.
3. Trình bày quy trình làm thủ tục Hải quan cho hàng hoá xuất khẩu đối với các doanh
nghiệp thuộc khu chế xuất.
4. Trình bày qui định về đối tượng- phạm vi áp dụng và thủ tục đăng ký tham gia Hải
quan điện tử.
Bài tập thực hành trên lớp:
Bài 1: Dựa vào hợp đồng dưới đây, thực hiện khai báo vào tờ khai hải quan thích hợp
cho lô hàng. Biết rằng hàng được giao vào ngày cuối theo hợp đồng, giao toàn bộ lô
hàng, tên tàu Victory V3324, mã HS của hàng hóa 4602102000. Tỷ giá lúc khai báo hồ
10/20
sơ USD/VND = 16,210.
SALES CONTRACT
Contract No.: PI-200706/BB-CTL Date:July 20, 2006.
Seller: CTL CO., LTD.
1/ 23, Binh Thuan Quarter, Binh Nham Ward,
Thuan An Dist, Binh Duong Prov., Vietnam
Represented by: Mr. Hua Kim Jat – Director.
Buyer: BAMBUS OU
Ed. Vilde Tee 89-72, 12911 Tallinn, Estonia

Fax: +3728802867
Represented by: Mr. Aleksandr Ljaljakin- Director
Hereby mutually agree to sell and purchase on the terms and conditions as the following:
Article I: COMMODITY, PRICE AND QUANTITY
NO
.
ITEM
CODE
DESCRIPTIONS DIMENSIONS QUANITY
U.PRICE
FOB.HC
M (USD)
AMOUNT
SEAGRASS AND BAMBOO PRODUCTS
1
SM-
09150N
Seagrass mat 90x150 400 pcs $1.60 $640.00
2
SM-
09200N
Seagrass mat 90x200 400 pcs $1.70 $680.00
3 DCHAIR
Bamboo Deck
chair
L135 W60 H27 100 pcs $5.90 $590.00
4
ST-
007074-3
Seagrass trunk

set/3
SML 120 sets $22.75 $2,730.00
5
ST-
006054-3
Seagrass trunk
set/3
SML 150 sets $18.85 $2,827.50
TOTAL
1,17
0
sets/pcs $7,467.50
IN WORDS: SEVEN THOUSAND FOUR HUNDRED AND SIXTY-SEVEN US
DOLLARS AND FIFTY CENTS./.
The tolerence of quantity is allowed ± 5% to make full of 1x20’ container.
Article II: QUALITY AND PACKING
- According to the buyer’s sample.
11/20
- Commodities will be packed up to export standard
- Brand-new 100%.
Article III: COUNTRY OF ORIGIN: Vietnam.
Article IV: PAYMENT TERM
50% value of this contract shall be made by T.TR right after this contract is signed by
both parties. The rest will be made by T.TR within 10 days from the B/L date.
Article V: DELIVERY TERM
- Delivery time: Not later than August 30, 2006.
- Port of loading: Hochiminh Port – Vietnam.
- Port of destination: Tallinn- Estonia
Article VI: DOCUMENTS
- Full set (3/3) of Original B/L marked “Freight collect”.

- Commercial invoice and Packing list in triplicate.
- Certificate of Origin: Form A.
- Copy of Customs Declaration of Commodities exported in Vietnamese
These documents shall be sent by courier to the buyer immediately after vessel’s
departure. One set of copy shall be sent to the buyer by email/fax.
Article VII: DELIVERY ADVICE
- Delivery advice shall be cabled to the buyer within 48 hours after vessel’s
departure, containing such information as the contract number, loading port, name
of port, B/L number and date, delivery date, quantity, invoice value and cargo
specifications.
- The buyer is not responsible for any clause of the charter party inconsistent with
this contract unless otherwise previously agreed by both parties.
Article VIII: PENALTY
- To delay delivery/ delay payment: in case of this, the penalty for delay interest will
be based on annually rate of 15%.
- To cancel the contract: if one party wants to cancel the contract, 5% of the total
contract value would be charged as penalty to that party.
Article IX: ARBITRATION
- In the course of execution of this contract, all dispute not reaching an amicable
agreement shall be settled by the International Arbitration Center beside the Chamber
12/20
of Commerce and Industry of Vietnam whose awards shall be the final and biding on
both parties.
- The fee for arbitration and other relating charges connected therewith shall be born
by the loosing party, unless otherwise agreed by writing.
Article X: GENERAL CONDITION
- This contract comes into effect from signing date, any amendment and/or additional
clause to these conditions shall be valid only if made in wrting and duly signed by
two parties.
- This contract is made in Hochiminh City, in four English originals – two of which

are retained by each party.
FOR THE BUYER FOR THE SELLER
Bài 2: Dựa vào Commercial Invoice dưới đây, thực hiện khai báo vào tờ khai hải quan
thích hợp cho lô hàng. Biết rằng hàng theo hợp đồng số: PI090206/CC-CTL, ngày
15/01/2006. Mã HS 9405502300. Hàng được gởi bằng tàu biển, vận đơn số
ENRX2006718 ngày 25/03/06. Tỷ giá lúc khai báo hồ sơ USD/VND = 16,236.
Câu hỏi về nhà chuẩn bị:
1. Hãy thể hiện bằng sơ đồ (có chú thích) quy trình làm thủ tục Hải quan đối với hàng
hoá xuất khẩu.
2. Hãy thể hiện bằng sơ đồ (có chú thích) quy trình làm thủ tục Hải quan đối với hàng
13/20
hoá nhập khẩu.
3. Hãy tìm hiểu & lập quy trình làm thủ tục Hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu tại một
cảng cụ thể.
4. Hãy tìm hiểu & lập quy trình làm thủ tục Hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu tại một
cảng cụ thể.
5. Trình bày quy trình làm thủ tục Hải quan điện tử cho hàng hoá xuất khẩu thuộc luồng
xanh? Căn cứ để hồ sơ Hải quan được phân vào luồng xanh?
6. Trình bày quy trình làm thủ tục Hải quan điện tử cho hàng hoá xuất khẩu thuộc luồng
vàng? Căn cứ để hồ sơ Hải quan được phân vào luồng vàng?
7. Trình bày quy trình làm thủ tục Hải quan điện tử cho hàng hoá xuất khẩu thuộc luồng
đỏ? Căn cứ để hồ sơ Hải quan được phân vào luồng đỏ?
8. Trình bày quy trình làm thủ tục Hải quan điện tử cho hàng hoá nhập khẩu thuộc luồng
xanh? Căn cứ để hồ sơ Hải quan được phân vào luồng xanh?
9. Trình bày quy trình làm thủ tục Hải quan điện tử cho hàng hoá nhập khẩu thuộc luồng
vàng? Căn cứ để hồ sơ Hải quan được phân vào luồng vàng?
10. Trình bày quy trình làm thủ tục Hải quan điện tử cho hàng hoá nhập khẩu thuộc
luồng đỏ? Căn cứ để hồ sơ Hải quan được phân vào luồng đỏ?
Tài liệu tham khảo:
- Chương 3 & 4- Phần 2- Phạm Mạnh Hiền, “Nghiệp vụ giao nhận vận tải và Bảo hiểm

trong ngoại thương”, NXB Thống Kê 2007.
PHẦN III - BẢO HIỂM VẬN TẢI QUỐC TẾ
CHƯƠNG I - KHÁI NIỆM CHUNG VỀ BẢO HIỂM VẬN TẢI QUỐC TẾ
1. Các khái niệm
2. Vai trò của bảo hiểm trong chuyên chở hàng hoá ngoại thương
Câu hỏi thảo luận trên lớp:
1. Trình bày các khái niệm thường dùng trong bảo hiểm vận tải quốc tế.
Tài liệu tham khảo:
- Chương 1- Phần 3- Phạm Mạnh Hiền, “Nghiệp vụ giao nhận vận tải và Bảo hiểm trong
ngoại thương”, NXB Thống Kê 2007.
- Chương 1- Phần 2- Ts. Triệu Hồng Cẩm, “Vận tải quốc tế- Bảo hiểm vận tải quốc tế”,
NXB Văn Hoá Sài Gòn 2006.
CHƯƠNG II - RỦI RO & TỔN THẤT VÀ CÁC ĐIỀU KHOẢN BẢO HIỂM
14/20
TRONG BẢO HIỂM VẬN TẢI QUỐC TẾ
I. Rủi ro trong bảo hiểm vận tải quốc tế
II. Tổn thất trong Bảo hiểm vận tải quốc tế
III. Các điều khoản bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu
Câu hỏi thảo luận trên lớp:
1. Trình bày khái niệm & phân loại rủi ro đối với hàng hoá được vận chuyển bằng đường
biển.
2. Trình bày khái niệm tổn thất & phân loại tổn thất dựa vào mức độ & qui mô tổn thất
đối với hàng hoá được vận chuyển bằng đường biển.
3. Trình bày khái niệm tổn thất & phân loại tổn thất dựa vào quyền lợi & trách nhiệm đối
với hàng hoá được vận chuyển bằng đường biển.
4. Trình bày sự khác nhau giữa tổn thất chung & tổn thất riêng và cho ví dụ cụ thể.
5. Trình bày điều khoản bảo hiểm ICC(A).
6. Trình bày điều khoản bảo hiểm ICC(B).
7. Trình bày điều khoản bảo hiểm ICC(C).
Tài liệu tham khảo:

- Chương 2 & 3- Phần 3- Phạm Mạnh Hiền, “Nghiệp vụ giao nhận vận tải và Bảo hiểm
trong ngoại thương”, NXB Thống Kê 2007.
- Chương 2, 3 & 4- Ts. Triệu Hồng Cẩm, “Vận tải quốc tế- Bảo hiểm vận tải quốc tế”,
NXB Văn Hoá Sài Gòn 2006.
CHƯƠNG III - HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM &
NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU
I. Hợp đồng bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu
II. Nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu
Câu hỏi thảo luận trên lớp:
1. Hãy nêu khái niệm “Hợp đồng bảo hiểm” và trình bày các loại hợp đồng chính được
dùng trong bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển.
2. Trình bày thủ tục mua bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển.
3. Các yếu tố chính ảnh hưởng đến phí bảo hiểm?
4. Làm thế nào để tiết kiệm được phí bảo hiểm đồng thời được người bảo hiểm bồi
thường khi có tổn thất xảy ra đối với hàng hoá được mua bảo hiểm?
5. Chủ hàng có nhất thiết luôn luôn mua bảo hiểm theo điều khoản A hay không? Tại
15/20
sao?
Câu hỏi về nhà chuẩn bị:
1. Trình bày cách tính bồi thường tổn thất đối với hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường
biển.
2. Cho biết hồ sơ & thủ tục khiếu nại đòi bồi thường tổn thất đối với hàng hoá xuất nhập
khẩu bằng đường biển.
3. Hãy tìm hiểu nội dung của một hợp đồng bảo hiểm cụ thể.
4. Bán hàng theo điều kiện thương mại nào của Incoterms 2000 thì người xuất khẩu phải
mua bảo hiểm cho hàng hoá và trong phương thức thanh toán nào thì người xuất khẩu
phải xuất trình chứng từ bảo hiểm cho ngân hàng để được thanh toán?
5. Khi mua bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển theo điều khoản A-B-C,
người bảo hiểm có phải bồi thường khi có tổn thất chung xảy ra hay không? còn khi có
tổn thất do chiến tranh, đình công, bạo loạn?

Bài tập:
@ Làm tại lớp:
Bài 1:
Công ty X (xuất khẩu-VN) tiến hành giao dịch với công ty N (nhập khẩu-NL) cho một lô
hàng 200.000MT của loại hàng Y. Thời gian giao hàng là 2 tháng kể từ ngày ký hợp
đồng và thời gian vận chuyển từ cảng Sài Gòn về đến cảng đích Rotterdam là 1 tháng.
Ngày 20/4, công ty X chào giá FOB.HCM 545USD/MT kèm theo điều kiện thanh toán là
đặt cọc 30% ngay khi ký hợp đồng và phần còn lại thanh toán ngay khi hàng đến cảng
đích.
Ngày 2/5, công ty N đề nghị công ty X xem xét bán theo giá CIF.Rotterdam
600USD/MT với cùng điều kiện thanh toán thanh toán như trên. Với đề nghị này, công
ty X đã thu thập & có những thông tin sau:
- Cước phí vận chuyển đường biển từ Saigon đến Rotterdam: 26USD/MT.
- Tỉ lệ phí bảo hiểm 4% và Lãi suất ngân hàng 12%/năm.
Anh/chị đang là nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu cho công ty X.
a) Anh/chị chọn bán theo FOB hay CIF? Vì sao?
b) Anh/chị chọn bán theo FOB hay CIF khi công ty N đề nghị giá CIF như trên nhưng sẽ
đặt cọc 30% ngay khi ký hợp đồng & phần còn lại thanh toán ngay khi xuất hàng?
16/20
c) Khách đề nghị giá CIF như trên nhưng với điều kiện thanh toán: đặt cọc a% ngay khi
ký hợp đồng và phần còn lại ngay khi hàng đến Rotterdam. Hãy cho biết giá trị a là bao
nhiêu để anh/chị có thể chấp nhận đề nghị đó?
d) Nếu bán theo giá CIF, với lãi dự tính 10%, hãy tính trị giá bảo hiểm và phí bảo hiểm
đơn vị cho 1 MT hàng Y; từ đó, suy ra trị giá bảo hiểm và phí bảo hiểm cho cả lô hàng.
Bài 2:
Công ty N (nhập khẩu-VN) tiến hành giao dịch với công ty X (xuất khẩu-UK) cho một lô
hàng 180.000MT của loại hàng Y. Thời gian giao hàng là 3 tháng kể từ ngày ký hợp
đồng và thời gian vận chuyển từ cảng Southampton về đến cảng đích Sài Gòn là 1 tháng.
Ngày 15/5, công ty X chào giá cho công ty N với hai bảng báo giá như sau:
+ FOB.Southampton 582USD/MT với điều kiện thanh toán là đặt cọc 30% ngay khi ký

hợp đồng và phần còn lại thanh toán ngay khi hàng đến cảng đích.
+ CIF.Saigon 650USD/MT với cùng điều kiện thanh toán như trên.
Công ty N đã thu thập & có những thông tin sau:
- Cước phí vận chuyển đường biển từ Southampton về Sài Gòn: 25USD/MT.
- Tỉ lệ phí bảo hiểm 4% và Lãi suất ngân hàng 12%/năm.
Anh/chị đang là nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu cho công ty N.
a) Anh/chị chọn mua theo FOB hay CIF? Vì sao?
b) Anh/chị chọn mua theo FOB hay CIF khi công ty X đề nghị giá CIF như trên nhưng
sẽ đặt cọc 35% ngay khi ký hợp đồng & phần còn lại thanh toán khi công ty N nhận hàng
được 1 tháng?
c) Công ty N muốn mua theo giá FOB.Southampton nhưng chỉ muốn đặt cọc 20% và
phần còn lại thanh toán hết một lần sau đó. Theo anh/chị, phần còn lại đó phải được
thanh toán vào thời gian nào để công ty X có thể chấp nhận đề nghị này?
d) Nếu mua theo FOB.Southampton, hãy tính trị giá bảo hiểm và phí bảo hiểm đơn vị
cho 1 MT hàng Y; từ đó suy ra trị giá bảo hiểm và phí bảo hiểm cho cả lô hàng.
@ Bài tập về nhà:
Bài 1:
Công ty X (xuất khẩu-VN) tiến hành giao dịch với công ty N (nhập khẩu-NL) cho một lô
hàng 160.000MT của loại hàng Y. Thời gian giao hàng là 2 tháng kể từ ngày ký hợp
đồng và thời gian vận chuyển từ cảng Sài Gòn về đến cảng đích Felixstow là 1 tháng.
17/20
Ngày 15/5, công ty X chào giá FOB.HCM 456USD/MT kèm theo điều kiện thanh toán là
đặt cọc 25% ngay khi ký hợp đồng và phần còn lại thanh toán ngay khi hàng đến cảng
đích.
Ngày 28/5, công ty N đề nghị công ty X xem xét bán theo giá CIF.Felixstow
501USD/MT với cùng điều kiện thanh toán thanh toán như trên. Với đề nghị này, công
ty X đã thu thập & có những thông tin sau:
- Cước phí vận chuyển đường biển từ Saigon đến Felixstow: 24USD/MT.
- Tỉ lệ phí bảo hiểm 5% và Lãi suất ngân hàng 12%/năm.
Anh/chị đang là nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu cho công ty X.

a) Anh/chị chọn bán theo FOB hay CIF? Vì sao?
b) Anh/chị chọn bán theo FOB hay CIF khi công ty N đề nghị giá CIF như trên nhưng sẽ
đặt cọc 40% ngay khi ký hợp đồng & phần còn lại thanh toán ngay khi nhận hàng?
c) Khách đề nghị giá CIF như trên nhưng với điều kiện thanh toán: đặt cọc 40% ngay khi
ký hợp đồng và phần còn lại thanh toán hết sau khi xuất hàng. Vậy, phần còn lại phải
thanh toán khi nào để anh/chị có thể chấp nhận đề nghị đó?
d) Nếu bán theo giá CIF, với lãi dự tính 10%, hãy tính trị giá bảo hiểm và phí bảo hiểm
đơn vị cho 1 MT hàng Y; từ đó suy ra trị giá bảo hiểm và phí bảo hiểm cho cả lô hàng.
Bài 2:
Công ty N (nhập khẩu-VN) tiến hành giao dịch với công ty X (xuất khẩu-NL) cho một lô
hàng 160.000MT của loại hàng Y. Thời gian giao hàng là 3 tháng kể từ ngày ký hợp
đồng và thời gian vận chuyển từ cảng Rotterdam về đến cảng đích Sài Gòn là 1 tháng.
Ngày 18/5, công ty X chào giá cho công ty N với hai bảng báo giá như sau:
+ FOB.Rotterdam 595USD/MT với điều kiện thanh toán là đặt cọc 25% ngay khi ký hợp
đồng và phần còn lại thanh toán ngay khi xuất hàng.
+ CIF.Saigon 660USD/MT với cùng điều kiện thanh toán như trên.
Công ty N đã thu thập & có những thông tin sau:
- Cước phí vận chuyển đường biển từ Rotterdam về Sài Gòn: 26USD/MT.
- Tỉ lệ phí bảo hiểm 6% và Lãi suất ngân hàng 12%/năm.
Anh/chị đang là nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu cho công ty N.
a) Anh/chị chọn mua theo FOB hay CIF? Vì sao?
18/20
b) Anh/chị chọn mua theo FOB hay CIF khi công ty X đề nghị giá CIF như trên nhưng
sẽ đặt cọc 30% ngay khi ký hợp đồng & phần còn lại thanh toán khi hàng đến cảng Sài
Gòn?
c) Công ty N muốn mua theo giá FOB.Rotterdam nhưng muốn đặt cọc a% và phần còn
lại thanh toán hết một lần khi hàng về đến cảng Sài Gòn. Hãy xác định giá trị a để công
ty X có thể chấp nhận đề nghị này?
d) Nếu mua theo FOB.Rotterdam, hãy tính trị giá bảo hiểm và phí bảo hiểm đơn vị cho 1
MT hàng Y; từ đó suy ra trị giá bảo hiểm và phí bảo hiểm cho cả lô hàng.

Tài liệu tham khảo:
- Chương 4- Phần 3- Phạm Mạnh Hiền, “Nghiệp vụ giao nhận vận tải và Bảo hiểm trong
ngoại thương”, NXB Thống Kê 2007.
V. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ KHOA HỌC
STT NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ TRỌNG SỐ GHI CHÚ
1 Dự lớp, thảo luận (M
1
) 0,1
2 Tiểu luận (M
2
) 0,3
3 Thi cuối môn học (M
3
) 0,6
Điểm môn học = M
1
x 0,1 + M
2
x 0,3 + M
3
x 0,6
VI. KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY MÔN HỌC
- Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy môn học.
- Số tín chỉ: 2 tín chỉ (45 tiết).
- Số tiết giảng của giảng viên: 15 tiết (1 tín chỉ)
- Số tiết thảo luận (có sự hướng dẫn của giảng viên): 30 tiết.
- Ngoài ra, học viên cần tự nghiên cứu thêm tài liệu và hoàn thành các câu hỏi về
nhà và bài tập được yêu cầu.
VII. TRANG THIẾT BỊ CẦN THIẾT CHO MÔN HỌC
- Bảng, phấn hoặc bút viết, micro.

- Máy vi tính và Projector.
VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO
* Tài liệu tham khảo chính:
- Phạm Mạnh Hiền, “Nghiệp vụ giao nhận vận tải và Bảo hiểm trong ngoại thương”,
NXB Thống Kê 2007.
- Ts. Triệu Hồng Cẩm, “Vận tải quốc tế- Bảo hiểm vận tải quốc tế”, NXB Văn Hoá Sài
Gòn 2006.
* Tài liệu tham khảo phụ:
19/20
- GS-TS Võ Thanh Thu, “Kỹ thuật nghiệp vụ XNK”, NXB Thống Kê 2005.
- PGS-TS Hoàng Văn Châu, “Vận tải giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu”, NXB Khoa
học kỹ thuật 1999.
- Dương Hữu Hạnh, “Cẩm nang nghiệp vụ XNK”, NXB Thống Kê 2007.
20/20

×