Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG MA TÚY CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH AN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (584.34 KB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
_________________

Nguyễn Quốc Khanh

THỰC TRẠNG CƠNG TÁC
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG MA TÚY
CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH AN GIANG

Chuyên ngành : Quản lý Giáo dục
Mã số: 60 14 05

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. VÕ THỊ BÍCH HẠNH

Thành phố Hồ Chí Minh- 2010


LỜI CÁM ƠN
Tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến :
- Lãnh đạo nhà trường, Phòng Khoa học công nghệ- Sau đại học, Khoa Tâm lý - Giáo dục
trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh;
- Tập thể q Thầy cơ giảng dạy khố 18 (2007 - 2010) ngành Quản lý Giáo dục tại Trường Đại
học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh;
- Ban Giám đốc, Lãnh đạo và Chuyên viên Phòng Giáo dục Trung học, Phòng Tổ Chức cán bộ Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang đã tạo mọi điều kiện cho tôi cả về thời gian, tinh thần, vật chất trong
suốt 3 năm qua.
- Ban chỉ đạo phòng chống AIDS, phòng chống ma túy, mại dâm và tệ nạn xã hội tỉnh An


Giang; Cục thống kê tỉnh An Giang; Chi cục phòng chống tệ nạn xã hội- Sở Lao động Thương binh và
Xã hội tỉnh An Giang; Thư Viện trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh;Thư viện tỉnh An
Giang
- Đặc biệt là TS. Võ Thị Bích Hạnh, giảng viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí
Minh - người đã tận tâm hướng dẫn và giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.
Trân trọng biết ơn !
Tác giả luận văn
Nguyễn Quốc Khanh


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua, Việt Nam là một trong những nước có tốc độ phát triển kinh tế nhanh
trên thế giới. Cơ chế kinh tế thị trường, hội nhập với thế giới đã có những tác động tích cực tới đời
sống xã hội, trong đó có giáo dục và đào tạo. Bên cạnh đó, mặt trái của cơ chế thị trường đã bộc bộ và
ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xã hội, một trong những ảnh hưởng tiêu cực của hội nhập và giao
lưu thế giới là sự du nhập nhanh chóng các hiện tượng lạm dụng và sử dụng chất ma túy. Trường học
cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực của hội nhập nói chung và của ma túy nói riêng. Tác
động của ma túy tới học đường là mối nguy hiểm tiềm ẩn và gây nên những hậu quả không chỉ đối với
bản thân học sinh (HS) bị nghiện mà cịn cả với gia đình các em và tồn xã hội.
Hiện nay, tình trạng nghiện ma túy và các tội phạm liên quan đến ma túy thật sự là mối đe dọa
an ninh, trật tự của toàn xã hội. Tệ nạn ma túy đã và đang trở thành hiểm họa của xã hội, là nỗi lo lắng
của mỗi gia đình, là nguy cơ đe dọa sự bền vững của đất nước và của dân tộc ta. Theo đánh giá tại Hội
nghị tổng kết 10 năm thực hiện chỉ thị 06-CT/TW về phịng, chống và kiểm sốt ma túy trong tồn
quốc thì tình trạng nghiện ma túy trong HS-SV bị đẩy lùi nhưng chưa cơ bản, chưa vững chắc. Nguy
cơ ma túy tái xâm nhập vào nhà trường vẫn còn rất lớn, nếu chúng ta buông lỏng hoặc lơ là thì tình
hình sẽ tái diễn phức tạp. Nhất là hiện nay, ma túy tổng hợp đang xâm nhập vào nước ta mà HS-SV và
thanh thiếu niên lại dễ tiếp cận lạm dụng loại ma túy này. Trong khi đó, một số trường học vẫn chưa
thực sự quan tâm đúng mức, chưa kiên trì, thường xuyên và liên tục, thiếu các biện pháp kiên quyết
trong việc giáo dục HS-SV phòng chống ma túy (PCMT).

Đặc điểm tâm lý của thanh thiếu niên và HS là người đang trưởng thành, hiếu kỳ, dễ bị dụ dỗ
hay kích động, ln thể hiện ta là người lớn, suy nghĩ và hành động một cách bộc phát. Do vậy bọn tội
phạm lợi dụng tâm lý này đã tìm cách dụ dỗ, lơi kéo, kích động thậm chí hăm dọa, khống chế các em
vào con đường sử dụng ma túy. Hoạt động giáo dục PCMT có một vị trí quan trọng trong q trình
giáo dục, hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ trong giai đoạn hiện nay. Nó nhằm giáo
dục HS những hiểu biết về tệ nạn ma túy, biết cách giữ mình không bị ảnh hưởng của ma túy và tham
gia đấu tranh với tệ nạn này ở trong nhà trường cũng như ngồi xã hội. Để thực hiện điều đó, Hiệu
trưởng nhà trường cần phải có những biện pháp quản lý việc giáo dục PCMT trong trường học một
cách có hiệu quả hơn.
An Giang là tỉnh ở phía tây nam bộ, có đường biên giới dài hơn 104 km giáp với Vương quốc
Campuchia, có đường giao thơng nối với thủ đơ Phnơm Pênh, có cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên (huyện
Tịnh Biên) và Khánh Bình (huyện An Phú) giáp với 02 tỉnh Kan - Đan và Tà- Keo của Campuchia là


nơi có đơng người dân của 02 nước qua lại làm ăn, buôn bán. Lợi dụng đặc điểm địa lý trên, bọn tội
phạm ma túy xâm nhập vào tỉnh An Giang sau đó lan tỏa đi các tỉnh khu vực đồng bằng sơng Cửu
Long và lên thành phố Hồ chí Minh. Công tác giáo dục PCMT trong trường học là một đòi hỏi quan
trọng và cấp bách, là trách nhiệm của tất cả mọi người, đặc biệt là những người làm công tác giáo dục.
Là chuyên viên phụ trách công tác hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL) tại Sở Giáo
dục và Đào tạo, tôi xác định chọn đề tài nghiên cứu: “Thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo
dục phòng chống ma túy của Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông tỉnh An Giang” với hy
vọng đóng góp một phần nhỏ những biện pháp của mình vào cơng tác PCMT trong các trường học tại
tỉnh An Giang.
2. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát thực trạng cơng tác quản lý hoạt động giáo dục PCMT của Hiệu trưởng một số trường
trung học phổ thơng (THPT), tìm ra nguyên nhân và đề xuất một số biện pháp quản lý góp phần nâng
cao hiệu quả cơng tác quản lý hoạt động giáo dục PCMT của Hiệu trưởng các trường THPT tại tỉnh
An Giang.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1- Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lý hoạt động giáo dục ở các trường THPT tỉnh An

Giang.
3.2- Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục PCMT của Hiệu
trưởng các trường THPT tỉnh An Giang.
4. Giả thuyết khoa học
4.1- Trong những năm qua, công tác quản lý hoạt động giáo dục PCMT của Hiệu trưởng các
trường THPT tỉnh An Giang đã đạt được một số kết quả. Song, thực tế công tác này cịn gặp nhiều khó
khăn và hạn chế nhất định.
4.2- Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong công tác quản lý của Hiệu trưởng ở các
trường THPT, trong đó phải kể đến những nguyên nhân chủ yếu là: chỉ đạo việc tuyên truyền nhận
thức về tác hại của ma túy cho học sinh THPT cịn q ít thời gian; chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa
các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường trong tham gia hoạt động giáo dục PCMT; Hiệu
trưởng các trường THPT đơi lúc cịn chủ quan trong việc chỉ đạo, kiểm tra đánh giá thực hiện kế hoạch
hoạt động giáo dục PCMT trong nhà trường.
4.3- Cho nên, cần có những biện pháp quản lý hoạt động giáo dục PCMT hợp lý nhằm khắc
phục những hạn chế nêu trên.


5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác quản lý hoạt động giáo dục PCMT của Hiệu trưởng
các trường THPT.
5.2. Khảo sát thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục PCMT ở một số trường THPT tỉnh
An Giang.
5.3. Đề xuất một số biện pháp nhằm khắc phục những hạn chế trong công tác quản lý hoạt động
giáo dục PCMT ở các trường THPT tỉnh An Giang.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1- Phương pháp nghiên cứu lý luận : Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các loại tài liệu, sách
báo, tạp chí, các đề tài khoa học, các văn bản pháp quy, các báo cáo kinh nghiệm … về lĩnh vực ma túy
và PCMT làm cơ sở lý luận của đề tài. Xử lý thơng tin nhằm thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên
cứu của đề tài.
6.2- Phương pháp điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến : đây là phương pháp chủ yếu dùng

cho HS, GV và CBQL giáo dục cấp THPT.
Đối với học sinh:
Nhằm hiểu rõ nhận thức, những hiểu biết của HS về ma túy và tác hại của ma túy; những hoạt
động mà nhà trường đã thực hiện để giáo dục học sinh PCMT.
Đối với CBQL và GV:
Nhằm khảo sát thái độ của CBQL, GV đối với công tác quản lý hoạt động giáo dục PCMT của
Hiệu trưởng các trường THPT, những hoạt động mà nhà trường đã thực hiện để giáo dục PCMT.
Khảo sát nhiệm vụ quản lý của Hiệu trưởng và các biện pháp mà Hiệu trưởng đã thực hiện trong
việc quản lý giáo dục PCMT tại đơn vị.
6.3- Các phương pháp bổ trợ
Dùng phương pháp trao đổi, phỏng vấn : nhằm thu thập những thông tin đáng tin cậy từ CBQL,
GV- những người trực tiếp thực hiện công tác PCMT .
6.4- Phương pháp sử dụng thống kê tốn học để xử lý, phân tích các số liệu thu thập được
nhằm định lượng kết quả nghiên cứu.
7. Giới hạn của đề tài
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục PCMT của Hiệu
trưởng các trường THPT tỉnh An Giang (11 trường THPT tiêu biểu của 11 huyện, thị (TP) trong tỉnh
An Giang chia theo khu vực địa bàn TP, TX, (tt); địa bàn nông thôn và biên giới).


Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1- Hoạt động PCMT ở một số nước trên thế giới
Từ rất lâu, người ta sử dụng ma túy như một phương tiện để chữa bệnh, cho nên việc PCMT ít
được quan tâm. Công tác PCMT chỉ được các nước trên thế giới quan tâm khi họ nhận thấy rõ bản chất
của chúng. Hiện nay, vấn đề ma túy không còn hạn chế bởi quốc gia nào mà đã trở thành hiểm họa trên
phạm vi toàn thế giới. Cho nên, “chống ma túy” đã trở thành nhiệm vụ chung của tất cả các nước.

Chúng ta có thể điểm qua vài nét về lịch sử vấn đề này. [16]
1.1.1.1. Các nước Châu Á
Ở Thái Lan, Luật PCMT đã có từ cuối những năm 1950. Ủy ban bài trừ ma túy của phủ thủ
tướng được thành lập từ cuối những năm 1960. Năm 1982, nhà nước lại thành lập ủy ban đặc biệt trấn
áp hoạt động buôn bán ma túy ở biên giới Thái-Miến (Thái Lan-Myanma). Trong những năm gần đây,
việc lạm dụng ma túy ở Thái Lan đã đến mức báo động, đặc biệt trong HS, SV. Chính phủ Thái Lan đã
thực hiện chương trình “Trường học trắng” trong trường phổ thơng nhằm đưa nhà trường và xã hội
xích lại gần nhau hơn. [32]
Các nước Myanmar, Malaixia, Singapore, Brunay, Indonesia, Philippine đều có luật PCMT
và cơ quan chun trách PCMT. Nhìn chung luật pháp các nước đều có hình phạt nặng đối với những
kẻ buôn bán hoặc tàng trữ ma túy phi pháp. Trong pháp lệnh chống ma túy đều có án tử hình. Malaixia,
Singapore triển khai cơng tác giáo dục PCMT thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, thành lập
đội thiếu niên tuyên truyền PCMT trong và ngoài nhà trường; tập huấn cán bộ chuyên môn giảng dạy,
biên soạn tài liệu về vấn đề ma túy và phụ trách công tác PCMT trong nhà trường; tăng cường lồng
ghép các nội dung về ma túy và tác hại của ma túy trong các mơn học có liên quan để nâng cao ý thức
PCMT trong học sinh.[15, Tr.10]
1.1.1.2. Các nước Châu Mỹ
Mỹ là nước tiêu thụ ma túy lớn nhất thế giới, vấn đề ma túy nghiêm trọng hơn bất cứ quốc gia
nào. Luật chống ma túy Liên bang sớm nhất nước Mỹ là “ pháp lệnh Halition” năm 1914. Năm 1930
chính phủ liên bang thành lập cục chống ma túy trong Bộ Tài chính, tiến hành quản lý chất ma túy,
heroine, cocaine đang lạm dụng lúc đó. Năm 1937, Chính phủ liên bang thơng qua “ Pháp lệnh thu thuế
đại ma” hạn chế mở rộng đại ma. Năm 1986, Quốc hội Mỹ thông qua “ pháp lệnh chống lạm dụng ma
túy”, lần đầu tiên đưa ra về mặt pháp luật một cách toàn diện đối với vấn đề lạm dụng ma túy và vấn đề
buôn lậu ma túy. Năm 1986, nhà trường ở nước Mỹ phải là nhà trường khơng có ma túy. [16, Tr.157]


Các nước Trung và Nam Mỹ đều có luật chuyên về chống ma túy và áp dụng luật hình sự để
trừng trị các loại hoạt động tội phạm vi phạm pháp lệnh cấm ma túy. Những năm 1970 đến nay, luật
cấm ma túy là một loại luật pháp chủ yếu được coi trọng ở các nước, phần lớn các nước đều có cơ quan
chấp pháp chống ma túy.[16, Tr.158]

Nhìn chung, các nước Trung và Nam Mỹ rất coi trọng công tác giáo dục PCMT. Từ năm 1990,
Bộ Giáo dục Pêru bắt đầu triển khai hoạt động chống lạm dụng ma túy trong HS, yêu cầu phụ huynh
HS và GV tích cực phối hợp thực hiện công tác này. Braxin tiến hành tuyên truyền PCMT, thông qua
nhà trường yêu cầu HS hiểu rõ tác hại của ma túy và tránh xa ma túy. Ở một số nước vùng Nam Mỹ
hàng ngày trên các phương tiện thơng tin đại chúng đều có chương trình tuyên truyền PCMT.[15, Tr.9]
1.1.1.3. Các nước Châu Âu [16]
Năm 1975, Ý đã ban bố pháp lệnh về vấn đề ma túy. Tháng 6 năm 1990, Quốc hội thông qua
Luật chống ma túy và thành lập “Cục chống ma túy Trung ương”.
Các nước Tây Ban Nha, Pháp, Anh, Đức ...đều có pháp luật và cơ quan phụ trách vấn đề
PCMT từ những năm 80.
1.1.1.4. Các nước Châu Đại Dương [16, Tr.166]
Năm 1987, Australia thực hiện luật PCMT, cho phép tịch thu tài sản những kẻ buôn bán ma
túy, yêu cầu các cơ quan tài chính phải báo cáo tình hình giao dịch tiền tệ của tội phạm ma túy. Đầu
những năm 1970, New Zealand thành lập cục tình báo ma túy để thu thập và phân tích tình hình tội
phạm ma túy nhằm thực hiện công tác PCMT. Đến đầu những năm 1990, thành lập tổ công tác cấp Bộ
chuyên đánh vào hoạt động buôn bán ma túy và điều hịa chống ma túy của các ngành có liên quan
Chính phủ.
1.1.1.5. Các nước Châu Phi
Ai Cập là nước rất tích cực và nghiêm minh trong cơng tác phịng chống tội phạm ma túy. Luật
pháp về ma túy có quy định, những kẻ chế biến chất ma túy phi pháp với mục đích bn bán phải chịu
tội tử hình và phạt tiền tùy tính chất, những kẻ bn lậu ma túy sẽ bị nghiêm trị, nhẹ thì vào tù, nặng thì
xử tử hình. [16, Tr.167] Trong các nước Châu Phi, Ai Cập là nước có nét đặc sắc riêng về cơng tác giáo
dục PCMT. Chính phủ đã phát động phong trào đài truyền hình tham gia PCMT nhằm vào đặc điểm
u thích xem truyền hình của thanh thiếu nhi [15, Tr.11]
Các nước khác như: Nigieria, Kênia, Nam Phi... đã và đang phải đối mặt với vấn đề ma túy
ngày càng nghiêm trọng. Các quốc gia này cũng đã có luật pháp và cơ quan làm nhiệm vụ bày trừ ma
túy.[16]


1.1.2- Hoạt động phòng chống ma túy ở Việt Nam

Vào năm Cảnh Trị thứ ba (1665) Nhà nước Phong kiến Việt Nam đã ban hành đạo luật đầu tiên
về “Cấm trồng cây thuốc phiện”. Đạo luật này nêu rõ: “ Con trai, con gái dùng thuốc phiện để thỏa
lòng dâm dật, trộm cướp dùng nó để nhịm ngó nhà người ta. Trong thì kinh thành, ngồi thì thơn xóm,
vì nó mà có khi hỏa hoạn, khánh kiệt tài sản. Vì nó mà thân thể tàn tạ, người chẳng ra người”. Đạo luật
này còn quy định: “Từ nay về sau quan lại và dân chúng không được trồng hoặc mua bán thuốc phiện.
Ai đã trồng thì phải phá đi, người nào chứa giữ thì phải hủy đi”. [30, Tr.470]
Năm Minh Mạng thứ nhất (1820) có quy định thêm những hình phạt cụ thể đối với tội phạm ma
túy: gieo trồng, tàng trữ, buôn bán và nghiện hút thuốc phiện. Năm Tự Đức thứ ba (1840), quy định
hình phạt tử hình đối với tội phạm ma túy nghiêm trọng và chú trọng biện pháp điều trị cho người
nghiện hút thuốc phiện. Đặc biệt là vấn đề khen thưởng hậu hỉ cho những người có cơng phát hiện hoặc
tố giác đúng tội phạm ma túy.
Trong thời kỳ đô hộ của thực dân Pháp (1858- 1954), công tác PCMT không được chú trọng.
Các cấp chính quyền bấy giờ khơng hề quan tâm đến việc phịng chống thuốc phiện, tình trạng gieo
trồng, tàng trữ, bn bán và nghiện hút thuốc phiện ở nước ta lại phát triển. Chính vì vậy, tệ nạn nghiện
hút thuốc phiện làm cho nhiều gia đình tan nát, nhiều người rơi vào hồn cảnh túng quẩn, sức khoẻ bị
hủy hoại, trí tuệ cạn kiệt... [15, Tr14]
Sau thành công của Cách mạng tháng Tám (1945), mặc dù chính quyền cách mạng cịn non trẻ
song vấn đề đấu tranh với tệ nạn thuốc phiện đã được Chính phủ rất quan tâm: Chính phủ đã cấm việc
trồng trọt, buôn bán và sử dụng thuốc phiện ngồi danh mục y tế. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra chỉ thị rõ
ràng trong những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước:“Cuối cùng tôi đề nghị cấm hút thuốc phiện”. Nghị
định số 150/TTg của Chính phủ ban hành ngày 12/3/1952 ấn định chế độ tạm thời về thuốc phiện;
Ngày 22/12/1952, Chính phủ lại ban hành Nghị định mới số 225/TTg sửa đổi lại Nghị định 150/TTg.
Nhìn chung, đây là cơ sở pháp lý đầu tiên của Nhà nước Việt Nam về đấu tranh chống thuốc phiện nói
chung.[36]
Sau hiệp định Giơnevơ năm 1954, ở miền Bắc XHCN, tệ nạn trồng, hút thuốc phiện đã căn
bản xóa bỏ được. Trong khi đó, ở Miền nam thời Mỹ- Ngụy, nạn nghiện hút, tiêm chích ma túy rất phát
triển ở Sài gòn, Huế, Nha Trang, Vũng Tàu, Cần Thơ ...
Sau ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (năm 1975) Đảng và Nhà nước ta tiếp tục
chủ trương bài trừ nạn trồng trọt, chế biến, sử dụng các chất ma túy. Cuộc đấu tranh chống nạn ma túy
đã đạt được nhiều kết quả từ năm 1975- 1984. Nhưng từ giữa thập kỷ 80, do việc buông lỏng quản lý



của Nhà nước và gia đình nên tệ nạn ma túy có cơ hội phát triển. Vì thế, để kịp thời ngăn chặn tệ nạn
này ngày 08/4/1991, Chính phủ ra Nghị quyết số 99/CT về việc vận động nhân dân không trồng cây
anh túc.[16]
Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều văn bản để chỉ đạo công tác
PCMT, cụ thể như:
Chỉ thị số 33/CT-TW ngày 01/3/1994 của Ban chấp hành Trung ương Đảng chỉ rõ: “ Phịng
chống, khắc phục có hiệu quả các tệ nạn xã hội, trước hết là nạn mại dâm, nghiện ma túy, là một nhiệm
vụ cấp bách hiện nay của Đảng và Nhà nước ta phải kiên quyết lãnh đạo thực hiện để có bước tiến bộ
rõ rệt ngay từ năm 1994”.
Chỉ thị 06-CT/TW ngày 30/11/1996 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về tăng cường lãnh
đạo, chỉ đạo công tác phịng chống và kiểm sốt ma túy đã u cầu: “Các cấp ủy Đảng phải tăng cường
lãnh đạo, chỉ đạo đối với cơng tác phịng chống và kiểm sốt ma túy, phải coi đây là nhiệm vụ thường
xuyên nhằm từng bước ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng sử dụng ma túy trong nhân dân...”
Văn kiện Đại hội IX của Đảng cũng đã nêu: “Phòng chống đẩy lùi các tệ nạn xã hội, đặc biệt
là ma túy. Thực hiện cơ chế, giải pháp đồng bộ về tuyên truyền, giáo dục, chữa trị, đào tạo nghề, tạo
việc làm. Xử lý nghiêm theo pháp luật những hành động gây tệ nạn xã hội”
Quốc hội ban hành Luật số 04/1997/QH9 “Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình
sự”, trong đó đã quy định 13 tội phạm về ma túy. Tháng 10/1999 Quốc hội đã ban hành Bộ luật hình sự
thay thế Luật sửa đổi và bổ sung Bộ luật hình sự quy định các tội phạm về ma túy thành một chương
riêng gồm 10 tội và tại kỳ họp lần thứ 8 Quốc hội khóa X, Luật phịng chống ma túy được thông qua
ngày 09/12/2000 gồm 08 chương, 56 điều.
1.1.3. Một số cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Với đề tài nghiên cứu “Biện pháp giáo dục phòng chống ma túy ở một số trường trung học
phổ thông tỉnh Lai Châu” (2003), tác giả Nguyễn Mạnh Chủ đã tập trung nghiên cứu, làm rõ thực
trạng nhận thức và những vấn đề vi phạm ma túy của HS trường THPT trên địa bàn tỉnh Lai Châu, trên
cơ sở đó tác giả đã đề xuất một số biện pháp giáo dục PCMT học đường có tính khả thi trong tình hình
hiện nay.
Tác giả Dương Thị Kim Oanh cũng đã xác định được thực trạng nhận thức của học sinh THPT

về vấn đề ma túy và chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến tệ nạn nghiện ma túy trong HS trường THPT,
qua kết quả nghiên cứu của đề tài: “Tìm hiểu thực trạng nhận thức về ma túy và nguyên nhân dẫn tới tệ
nạn nghiện ma túy của học sinh trung học phổ thông” (1998)


Với nội dung nghiên cứu của đề tài “Một số giải pháp quản lý của Hiệu trưởng ngăn chặn tệ
nạn ma túy xâm nhập vào các trường học trung học phổ thơng ở Tây Ninh. Thực trạng hướng đến sự
hồn thiện nó trong thời gian tới”. (2002), tác giả Trần Úc Châu đã giúp cho chúng ta hiểu được thực
trạng công tác quản lý của Hiệu trưởng nhằm ngăn chặn tệ nạn ma túy xâm nhập vào trường THPT và
tìm ra nguyên nhân, đề xuất các biện pháp quản lý có tính khả thi giúp người quản lý đạt hiệu quả cao
trong hoạt động PCMT xâm nhập vào trường học, góp phần thực hiện thắng lợi chương trình hành
động PCMT giai đoạn 2001-2005 của Chính phủ.
Trong tạp chí “phịng chống ma túy” của Ủy ban quốc gia PCMT xuất bản do Đại tá Bùi Xuân
Biên, Trung tá-PGS.TS Nguyễn Xuân Yêm biên tập được phát hành hàng tháng. Các tác giả đã nêu lên
nhiều vấn đề có liên quan đến ma túy. Nó cần thiết và bổ ích cho cơng tác quản lý hoạt động giáo dục
PCMT trong các nhà trường hiện nay.
Ngồi ra, cịn có nhiều khóa luận, luận văn thạc sĩ nghiên cứu về vấn đề này. Hầu hết các cơng
trình tập trung nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của vấn đề ma túy. Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn
tỉnh An Giang, trong phạm vi các trường THPT, chưa có đề tài nào nghiên cứu về cơng tác quản lý
hoạt động giáo dục PCMT của Hiệu trưởng. Vì vậy, trong đề tài này, chúng tơi khảo sát thực trạng một
số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục PCMT của Hiệu trường ở một số trường THPT trên địa bàn
tỉnh An Giang.
1.2. Lý luận về hoạt động giáo dục PCMT ở trường THPT
1.2.1. Khái niệm ma túy
Trong Từ điển tiếng Việt, “ ma túy” mới được đề cập trong thời gian gần đây song vấn đề nhận
thức về thuật ngữ ma túy hiện nay tồn tại nhiều khái niệm khác nhau:
Ma túy, theo gốc Hán- Việt, có nghĩa là “làm mê mẩn”. Thuật ngữ chất ma túy (gốc Hy lạp:
Narcotikos) ban đầu được dùng để chỉ các chất có tác dụng gây ngủ, gây mê, ngày nay dùng để chỉ tất
cả các hợp chất tự nhiên và tổng hợp có khả năng gây nên bệnh nghiện. Theo cách hiểu này thì các chất
ma túy được định nghĩa là “Các chất ma túy là các chất có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp, khi xâm

nhập vào cơ thể con người sẽ gây tác dụng làm thay đổi trạng thái, ý thức, trí tuệ, tâm trạng của người
đó. Nếu dùng lặp lại nhiều lần sẽ làm cho người dùng bị lệ thuộc vào nó, lúc đó gây tổn thương và
nguy hại cho cá nhân và cộng đồng”. [10, Tr.7]
Trong Từ điển tiếng Việt, khái niệm ma túy rất đơn giản: Ma túy là các chất kích thích lấy từ
cây cần sa, dùng nhiều thành nghiện [7]. Theo giải thích của từ điển thì khái niệm ma túy được hiểu
đơn thuần chỉ là chất gây nghiện được lấy từ cây cần sa. Giải thích này chưa đầy đủ vì ngoài cần sa ra


còn nhiều loại cây khác hoặc các chất khác, các hợp chất khác có khả năng gây nghiện và đều được coi
là ma túy. [14, Tr.10]
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 1982 thì ma túy được hiểu theo nghĩa rộng, là mọi thực
thể hóa học hoặc là những thực thể hỗn hợp, khác với tất cả những cái được địi hỏi để duy trì một sức
khoẻ bình thường, việc sử dụng những cái đó làm biến đổi chức năng sinh học hoặc tâm lý học loại trừ
thực phẩm, nước và ô xy đều được gọi là ma túy. [14, Tr.9]
Theo chương trình kiểm sốt ma túy quốc tế của Liên hợp quốc (UNDCP) năm 1991 thì: Ma
túy là những chất độc, có tính gây nghiện, có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo. Khi xâm nhập vào cơ
thể con người có tác dụng thay đổi tâm trạng, ý thức và trí tuệ, làm cho con người bị lệ thuộc vào
chúng, gây nên những tổn thương cho cá nhân người sử dụng và cả cộng đồng.[14, Tr.10]
Theo định nghĩa trong Luật PCMT được Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
thông qua ngày 28 tháng 12 năm 2000 tại kỳ họp thứ 8 khóa X : “Chất ma túy là các chất gây nghiện,
chất hướng thần được quy định trong các danh mục do Chính phủ ban hành”. Chất gây nghiện là chất
kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng. Chất hướng thần là
chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng
nghiện đối với người sử dụng. [10, Tr.7-8]
Tóm lại: Ma túy được hiểu đó là những chất độc nguy hiểm, có khả năng gây nghiện cao, có
ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người và làm cho người sử dụng lệ thuộc vào chúng, gây tác hại xấu
cho sức khoẻ người sử dụng và ảnh hướng xấu đến đời sống cộng đồng.
1.2.2. Tình hình ma túy và nguyên nhân của nghiện ma túy
1.2.2.1. Tình hình ma túy [26]
Trên thế giới, nạn bn bán, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng ma túy đang là “cơn lốc” dữ dội,

đã và đang là hiểm họa của nhiều nước. Theo số liệu mới nhất của chương trình kiểm sốt ma túy Liên
hiệp quốc (UNDCP), hiện nay trên thế giới có khoảng 218.2 triệu người đang thường xuyên sử dụng
ma túy bất hợp pháp. Buôn bán ma túy là lĩnh vực kinh doanh có lời nhất, chỉ đứng sau bn bán vũ
khí; do đó, các hoạt động phịng chống các tổ chức bn bán, vận chuyển, tiêu thụ ma túy là cơng việc
vơ cùng khó khăn, tốn kém, thậm chí cả đổ máu. Ma túy thực sự là mối đe dọa an ninh, trật tự của cộng
đồng nhân loại toàn thế giới. Hợp tác quốc tế đã trở thành mặt trận chung, là nhu cầu bức xúc của các
quốc gia trên thế giới để chống tệ nạn ma túy. Từ ngày 08 đến ngày 10 tháng 6 năm 1998, tại New
York (Mỹ) đã diễn ra kỳ họp đặc biệt lần thứ 20 Đại hội đồng Liên hiệp quốc về chống ma túy, nhằm
hình thành chiến lược xóa bỏ hồn tồn tệ nạn ma túy.


Ở Việt Nam, theo số liệu báo cáo tổng kết công tác PCMT của Ủy ban quốc gia PCMT qua các
năm, số người nghiện ma túy cả nước có hồ sơ quản lý như sau:
Năm

Số người nghiện có hồ sơ quản lý

2005

158.000 người

2006

129.999 người

2007

178.305 người

2008


173.603 người

2009

146.731 người

Cuối năm 2009, cả nước có 4.788/11.017 xã, phường, thị trấn khơng có tệ nạn ma túy, chiếm
tỷ lệ 43,46% tổng số xã phường của cả nước, tỷ lệ này cũng gần bằng so với năm 2004 [1]. Hàng năm,
nhà nước phải chi hàng trăm tỷ đồng cho công tác PCMT ở Việt Nam, số tiền trên được dùng cho việc
chữa trị, cai nghiện, giáo dục nghề, tạo việc làm và giải quyết các vấn đề xã hội sau chữa trị, cai nghiện
cho các đối tượng nghiện ma túy.[33] Cũng theo thống kê, tính đến cuối năm 2009, cả nước có trên
156.800 người nhiễm HIV đang cịn sống, trong đó có tới hơn 60% số người nhiễm bệnh qua tiêm
chích ma túy; hơn 40% các vụ án do người nghiện ma túy gây ra và 85,5% người nghiện ma túy có tiền
án, tiền sự.
Đặc biệt nghiêm trọng, ma túy đã lan vào học đường trên qui mơ cả nước, đã có một bộ phận
HS và cả GV là nạn nhân của tệ nạn ma túy. Theo báo cáo tổng kết công tác phối hợp PCMT trong
trường học giai đoạn 2001-2005 của Bộ GDĐT thì số HS, SV có liên quan đến ma túy, cụ thể như sau:
[3, Tr.28]
Năm

Số liệu HS-SV có liên quan đến ma túy

2000

1. 533 người

2001

1.376 người


2002

1.187 người

2003

979 người (trong đó: 503 HS, 177 SV, 299 GV)

2004

600 người

2005

1.234 người (riêng Sơn La có 333 HS, SV và GV)

Trong thời gian qua, cơng tác giáo dục PCMT trong các nhà trường đã được đẩy mạnh, bước
đầu số HS và GV nghiện ma túy và liên quan đến ma túy đã giảm nhưng chưa có cơ sở vững chắc và
đảm bảo sự ổn định, bền vững. Tệ nạn ma túy không chỉ hủy hoại sức khoẻ, đời sống vật chất và tinh
thần của bản thân người nghiện, mà còn gây tác hại nghiệm trọng đến nhiều mặt của đời sống kinh tế-


văn hóa- xã hội của mỗi cộng đồng dân cư, mỗi quốc gia và tồn thế giới. Vì vậy, cần phải tổ chức các
hoạt động PCMT ở các địa phương, nhất là trong các nhà trường để thực hiện mục tiêu của “ Kế hoạch
tổng thể phòng chống ma túy đến năm 2010”:
“Nâng cao nhận thức của mọi người trong toàn xã hội về ma túy, tệ nạn ma túy và cơng tác
phịng chống ma túy; ngăn chặn, đẩy lùi tệ nạn ma túy để đến 2015 cơ bản thanh tốn được tệ nạn ma
túy trong cả nước, góp phần phát triển xã hội lành mạnh, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an tồn xã
hội; đồng thời tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh phòng chống ma túy trong khu vực và trên thế

giới”.
1.2.2.2. Nguyên nhân nghiện ma túy [15]
Hiện nay, trong số người nghiện ma túy thanh thiếu niên chiếm từ 70 đến 80%, có nhiều nguyên
nhân dẫn tới nghiện ma túy:
Nguyên nhân chủ quan: do bản thân người nghiện ma túy có trình độ dân trí thấp, thiếu kiến
thức, thiếu thơng tin, khơng hiểu được những tác hại to lớn của tệ nghiện hút ma túy; lười biếng, thích
ăn chơi, sống bng thả, cuộc sống gia đình gặp bế tắc; thiếu bản lĩnh, dễ bị người xấu kích động lơi
kéo. Đặc biệt đa số thanh niên sa ngã, nghiện ma túy lúc đầu do bắt chước, không tỉnh táo để phân biệt
đúng sai đã vội tiếp xúc và sử dụng ma túy, sau quen dần thành nghiện. Tất cả những loại này thường
tìm đến ma túy như một giải pháp để quên đi thực tại trong chốc lát. Khi hết cơn say lại đối mặt với
thực tại mà thấy bất lực, lại quay lại với thuốc.
Nguyên nhân khách quan: do thói quen và tập quán của địa phương, nơi trồng thuốc phiện, cần
sa... mà những người sinh ra và lớn lên ở đó bị ảnh hưởng bởi những tập tục mang tính truyền thống.
Do gia đình khơng thực sự quan tâm đến sự phát triển và thay đổi của con em, những người lớn trong
gia đình thiếu gương mẫu, gia đình q nng chiều con cái, đặc biệt là gia đình giàu chỉ có hai thế hệ
bố mẹ và con cái. Mối quan hệ qua lại giữa gia đình và nhà trường cịn lỏng lẻo; thơng tin giữa gia đình
và nhà trường về tình hình học tập và hoạt động của học sinh chưa được thiết lập hoặc nếu có thì cịn
rất hạn chế. Ban đại diện CMHS được thành lập tại các trường học nhưng nội dung và hình thức hoạt
động chưa đáp ứng kịp yêu cầu phối hợp chặt chẽ để tạo điều kiện chăm sóc, giáo dục và kiểm sốt các
hoạt động của cá nhân HS. Công tác PCMT chưa được nhà trường và xã hội coi trọng, chưa có biện
pháp xử lý triệt để những ổ tiêm chích, nghiện hút ma túy và những hành vi tàng trữ, buôn bán và sử
dụng ma túy. Do pháp luật về PCMT chưa đủ chặt chẽ, chưa mạnh và việc thực thi chưa nghiêm nên
việc phịng chống và kiểm sốt ma túy chưa đạt hiệu quả. Các đoàn thể và các tổ chức xã hội chưa thực
sự thu hút thanh niên vào các hoạt động xã hội mang tính hữu ích.


Mặt khác, tổ chức Đoàn- Đội trong nhà trường chưa thực sự là lực lượng nịng cốt trong cơng
tác PCMT, chưa là nơi để các thành viên trao đổi với nhau những quan điểm về cuộc sống, những ước
mơ và hoài bão, về những mối quan tâm thường ngày giúp nâng cao nhận thức và hoàn thiện bản thân.
Tổ chức và kỷ luật của Đoàn - Đội ở cơ sở cịn lỏng lẻo, sinh hoạt chỉ mang tính hình thức. Các nhà

trường thiếu các biện pháp kiên quyết về việc làm trong sạch mơi trường trong và ngồi nhà trường,
chưa nắm chắc tình hình và đánh giá đúng thực trạng HS nghiên ma túy hoặc có nguy cơ nghiện ma túy
để có biện pháp phịng ngừa và đấu tranh ngăn chặn; chưa làm tốt công tác tuyên truyền, vận động
người dân tham gia PCMT.
1.2.3. Công tác giáo dục PCMT trong nhà trường
1.2.3.1. Vị trí, vai trị của hoạt động giáo dục PCMT trong nhà trường [26, Tr.62]
Vị trí: Giáo dục PCMT ở nhà trường phổ thông là một trong các hoạt động giáo dục có vị trí
quan trọng trong q trình giáo dục hình thành và phát triển tồn diện nhân cách thế hệ trẻ trong giai
đoạn hiện nay. Với đặc điểm tâm lý cùng với sự thiếu kinh nghiệm sống của tuổi mới lớn, học sinh
đang là “con mồi” tấn công của tệ nạn ma túy, các em rất dễ bị lôi cuốn vào tệ nghiện hút, buôn bán ma
túy. Vì vậy, nhà trường phổ thơng có nhiệm vụ kết hợp với gia đình và xã hội tổ chức các hoạt động
giáo dục có nội dung PCMT nhằm “miễn dịch” cho HS trước tệ nạn ma túy, để các em trở thành những
con người sống có bản lĩnh, ln nói khơng với các tệ nạn xã hội nói chung và đặc biệt là tệ nạn ma
túy.
Vai trò: giáo dục PCMT trong nhà trường phổ thơng có tác dụng nâng cao sức đề kháng của HS
trước một tệ nạn xã hội đang phát triển, hình thành ở họ một tâm thế đúng đắn trước những vấn đề liên
quan tới tệ nạn ma túy. Tổ chức giáo dục PCMT trong nhà trường phổ thơng có hiệu quả sẽ góp phần
tích cực vào việc thực hiện mục tiêu chung xã hội không có ma túy.
1.2.3.2. Mục tiêu, nội dung giáo dục PCMT trong nhà trường phổ thông
a. Mục tiêu [26, Tr.63]
Giáo dục về mặt tri thức: giúp HS có những hiểu biết cần thiết về các chất ma túy, hiểu rõ tính
chất nguy hại của tệ nạn ma túy đối với bản thân, gia đình, nịi giống, cộng đồng xã hội và đất nước;
hiểu được hiện trạng về tệ nạn ma túy ở địa phương, trong nước và trên thế giới; hiểu được những thủ
đoạn lôi kéo, rủ rê các em vào con đường nghiện hút ma túy; hiểu và nắm vững luật pháp Việt Nam đối
với các tội phạm về ma túy. Từ đó, mỗi HS cần hiểu và biết cách phòng chống tệ nạn ma túy với đầy
đủ trách nhiệm của mình.


Giáo dục về mặt thái độ: hình thành ở HS lối sống tích cực, lành mạnh; có thái độ khơng đồng
tình, phản đối lối sống bng thả, tệ nạn hút hít, tiêm chích ma túy đang tồn tại và có chiều hướng gia

tăng trong thanh thiếu niên. Hình thành ở học sinh thái độ kiên quyết chống lại những hành vi rủ rê, lôi
kéo các em vào tệ nạn ma túy; có thái độ đúng đắn đối với người nghiện ma túy.
Giáo dục về kỹ năng, hành vi: giúp HS biết giữ mình, khơng bị cám dỗ, lơi kéo vào tình trạng
nghiện; khơng hút thuốc lá, uống rượu bia, khơng hút hít, tiêm chích ma túy; thực hiện tốt các quy
định của nhà trường, của nhà nước về PCMT. Tích cực giúp đỡ chính quyền địa phương phát giác,
ngăn chặn những hành vi buôn bán ma túy.
b. Nội dung giáo dục PCMT trong nhà trường phổ thông [26]
Tùy theo đối tượng mà nội dung giáo dục PCMT được ngành giáo dục và nhà trường xây dựng
cho phù hợp. Những nội dung cơ bản về giáo dục PCMT trong nhà trường phổ thông gồm:
Những kiến thức cơ bản về ma túy: Ma túy là gì ? Nghiện ma túy là gì ? đặc điểm của ma túy,
phân loại ma túy.
Những kiến thức về hiện tượng nghiện ma túy: tác hại của việc nghiện ma túy, nguyên nhân của
nạn nghiện ma túy, nhận biết người nghiện ma túy, cai nghiện ma túy.
Luật pháp Việt Nam đối với tội phạm ma túy: Hiến pháp nước Cộng hịa XHCN Việt Nam, Bộ
luật hình sự, Luật phịng chống ma túy.
Hình thành ở HS thái độ và hành vi cần có trước những vấn đề liên quan đến ma túy, xây dựng
lối sống lành mạnh.
Việc cung cấp kiến thức về PCMT là cần thiết nhưng chưa đủ để xây dựng thái độ và kỹ năng
tự bảo vệ cho bản thân khỏi bị lôi cuốn vào tệ nạn ma túy. Vì vậy, nhà trường cịn phải áp dụng cách
tiếp cận giáo dục kỹ năng sống vào giáo dục PCMT để giúp học sinh không chỉ hiểu biết mà có khả
năng tự bảo vệ mình và tích cực tham gia hoạt động PCMT trong nhà trường và ngoài cộng đồng xã
hội. Nhà trường nhất thiết phải trang bị cho HS một số kỹ năng “ kỹ năng giao tiếp- tự nhận thức (tự
nhận thức và tự đánh giá, lắng nghe tích cực, giao tiếp bằng lời và khơng bằng lời, sự thông cảm); kỹ
năng xác định giá trị (chính kiến, thái độ, niềm tin, lịng tự trọng, tình bạn); kỹ năng ra quyết định (suy
nghĩ sáng tạo, suy nghĩ có phê phán cách giải quyết vấn đề...); kỹ năng kiên định (từ chối một cách
cương quyết, biết đánh giá đúng mình và người khác, kiên quyết theo đuổi mục tiêu đã đặt ra ...) kỹ
năng đặt mục tiêu (xác định mục tiêu ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, các bước đặt mục tiêu..)”
1.2.3.3. Phương pháp tổ chức giáo dục PCMT trong nhà trường phổ thông [26]



Giáo dục PCMT tích hợp, lồng ghép vào một số mơn học trên lớp: thơng qua việc tích hợp, lồng
ghép nội dung giáo dục PCMT vào nội dung giảng dạy, trước hết là các mơn học có liên quan trực tiếp
ở trường THPT như: Sinh học, GDCD, Hóa học ... để cung cấp cho HS những hiểu biết về các vấn đề
có liên quan đến ma túy, tệ nạn ma túy; việc tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục PCMT vào các môn
học, cần đảm bảo những nội dung cơ bản, phù hợp của giáo dục PCMT, đồng thời đảm bảo đặc trưng
nội dung và tính hệ thống của các mơn học; việc tích hợp được tiến hành một cách tự nhiên, nhẹ nhàng,
khơng gị bó; có thể tiến hành ở các mức độ khác nhau, tùy nội dung kiến thức có trong bài học.
Giáo dục PCMT thơng qua HĐGDNGLL: hình thức lên lớp nội khóa với các nội dung tích hợp,
lồng ghép trong chương trình các mơn học nhằm trang bị kiến thức về ma túy, xây dựng thái độ và
hành vi ứng xử phù hợp với lứa tuổi HS trong các nhà trường. HĐGDNGLL một mặt củng cố, mở
rộng, khắc sâu những hiểu biết đã có; mặt khác, quan trọng hơn là tạo ra sân chơi lành mạnh, cuốn hút
các em vào các hoạt động bổ ích, để các em không bị rủ rê vào các tệ nạn xã hội, đặc biệt là tệ nạn
nghiện ma túy. Các hoạt động cụ thể là: tổ chức các buổi nói chuyện với chủ đề PCMT, tổ chức báo
cáo ngoại khóa bộ mơn về chủ đề PCMT; thi tìm hiểu về HIV/AIDS, về các tệ nạn xã hội, về PCMT
dưới các hình thức bài viết dự thi của cá nhân, hùng biện, kính vạn hoa, tiếp sức đồng đội...; tổ chức
các hoạt động thể dục thể thao, văn nghệ, các hoạt động xã hội, các hình thức sinh hoạt câu lạc bộ...
nhằm thu hút sự tham gia đông đảo của HS vào các hoạt động lành mạnh, bổ ích; tổ chức thi vẽ tranh
với chủ đề PCMT; tổ chức truyền thông PCMT, các tệ nạn xã hội vào các đợt cao điểm 26/6 ngày toàn
dân PCMT và ngày 1/12 ngày thế giới phịng chống HIV/AIDS; lập hộp thư vì “tương lai bè bạn” để
học sinh phát hiện cho nhà trường những bạn có biểu hiện sử dụng ma túy, chất gây nghiện...
1.3. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
1.3.1. Khái niệm về quản lý
Quản lý là hoạt động mang tính xã hội, khoa học, nghệ thuật của chủ thể quản lý tác động lên
đối tượng quản lý, khách thể quản lý một cách hợp quy luật, qua các chức năng quản lý (lập kế hoạch,
tổ chức, điều khiển, kiểm tra) trong một hệ thống xác định nhằm làm cho hệ thống vận hành đến mục
tiêu quản lý đã định.
Theo Đại từ điển Tiếng việt do Nguyễn Như Ý chủ biên, NXB văn hóa thơng tin, 1999; khái
niệm quản lý được định nghĩa là:
- Tổ chức và điều khiển các hoạt động của một số đơn vị, cơ quan.
- Trơng coi, gìn giữ và theo dõi việc gì.

Theo một số tác giả khác định nghĩa về quản lý:


Tác giả Nguyễn Ngọc Quang cho rằng : “Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ
thể quản lý dẫn đến tập thể những người lao động nói chung là khách thể quản lý nhằm thực hiện được
những mục tiêu dự kiến”. [18, Tr. 130]
Theo PGS. TS Trần Kiểm: “Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý trong việc huy động,
phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và
ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao
nhất”.[12, Tr.29]
Theo F.W Taylor cho rằng: “Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm, và
sau đó là hiểu được rằng họ đã hồn thành cơng việc một cách tốt nhất và rẻ nhất” [8, Tr. 12]
Theo Harold Koontz: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó bảo đảm phối hợp những nỗ lực cá
nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm. Mục tiêu của quản lý là hình thành một mơi trường mà
trong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất
mãn cá nhân ít nhất” [11, Tr.29]
Tuy các khái niệm nêu trên có khác nhau, nhưng chúng cùng có chung những dấu hiệu chủ yếu
sau đây:
- Hoạt động quản lý được tiến hành trong một tổ chức hay một nhóm xã hội.
- Hoạt động quản lý là những tác động hướng, có mục tiêu xác định.
- Hoạt động quản lý gồm những công việc chỉ huy và tạo điều kiện cho những người khác
thực hiện công việc và đạt mục đích của nhóm.
- Hoạt động quản lý là sự tác động liên tục của chủ thể quản lý tới khách thể và đối tượng
quản lý một cách có kế hoạch, có tổ chức, có kiểm tra, đánh giá cơng việc nhằm đạt được những mục
tiêu đã dự kiến.
1.3.2. Khái niệm về quản lý giáo dục
Các nhà lý luận về quản lý giáo dục Liên xô (cũ) đã đưa ra một số định nghĩa về khái niệm
quản lý giáo dục, theo như M.M.MechtiZeđe đã nêu: “quản lý giáo dục là tập hợp những biện pháp (tổ
chức, phương pháp, cán bộ, giáo dục, kế hoạch hóa, tài chính, ...) nhằm bảo đảm sự vận hành bình
thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục, bảo đảm sự tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả

về mặt số lượng cũng như về mặt chất lượng” [18, Tr.34]
Ở Việt Nam, nhiều tác giả đã viết:
Theo PGS. TS. Đặng Quốc Bảo “ Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát là hoạt động điều hành,
phân phối các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ, theo yêu cầu phát triển xã


hội. Ngày nay, với sứ mệnh phát triển giáo dục thường xuyên, công tác giáo dục không chỉ giới hạn ở
thế hệ trẻ mà cho mọi người. Tuy nhiên, trọng tâm vẫn là giáo dục thế hệ trẻ. Cho nên quản lý giáo dục
được hiểu là sự điều hành của hệ thống giáo dục quốc dân, các trường trong hệ thống giáo dục quốc
dân”. [34, Tr. 124]
Theo PGS. TS. Trần Kiểm “ Quản lý giáo dục được hiểu là hệ thống những tác động tự giác (có
ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên,
công nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường
nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường”. [12, Tr. 37- 38]
Tác giả Nguyễn Ngọc Quang đã viết: “Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục
đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý (hệ giáo dục) nhằm làm cho hệ vận hành theo
đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường XHCN Việt
Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học- giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự
kiến, tiến lên trạng thái mới về chất” [18, Tr.35]
Như vậy, có thể hiểu: Quản lý giáo dục là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng, của
chủ thể quản lý (người quản lý hay tổ chức quản lý ) lên đối tượng giáo dục và khách thể quản lý giáo
dục nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng. Quản lý giáo dục bao giờ
cũng phải được định hướng tới những mục đích, mục tiêu nhất định. Có thể khái quát khái niệm quản
lý giáo dục qua sơ đồ sau đây: [13, Tr. 9]
SƠ ĐỒ VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
CÔNG CỤ

CHỦ THỂ
QUẢN LÝ GD


ĐỐI TƯỢNG VÀ
KHÁCH THỂ
QUẢN LÝ GD

MỤC
TIÊU

PHƯƠNG
PHÁP

1.3.3. Khái niệm quản lý nhà trường [25]
Quản lý nhà trường là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp với quy luật của chủ
thể quản lý nhà trường, làm cho nhà trường vận hành theo đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng,
thực hiện được mục tiêu kế hoạch đào tạo của nhà trường, góp phần thực hiện mục tiêu chung của giáo


dục: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước.
Quản lý nhà trường bao gồm hai loại tác động quản lý: (1) tác động của những chủ thể quản
lý bên trên và bên ngoài nhà trường, (2) tác động của chủ thể quản lý bên trong nhà trường.
Quản lý nhà trường là những tác động quản lý của các cơ quan quản lý giáo dục cấp trên
nhằm hướng dẫn và tạo điều kiện cho hoạt động giảng dạy, giáo dục, học tập của nhà trường. Quản lý
nhà trường cũng bao gồm những chỉ dẫn, quyết định của các thực thể bên ngồi nhà trường nhưng có
liên quan trực tiếp với nhà trường như cộng đồng được đại diện dưới hình thức Hội đồng nhân dân,
nhằm định hướng sự phát triển của nhà trường và hỗ trợ tạo điều kiện cho việc thực hiện phương
hướng phát triển đó.
Quản lý nhà trường do chủ thể quản lý bên trong nhà trường (Hiệu trưởng) bao gồm các hoạt
động: quản lý giáo viên, quản lý học sinh, quản lý quá trình dạy học - giáo dục, quản lý cơ sở vật chất,
trang thiết bị trường học, quản lý tài chính trường học, quản lý lớp học như nhiệm vụ của giáo viên,
quản lý quan hệ giữa nhà trường và cộng đồng.

Tóm lại, nhà trường là đối tượng cuối cùng và cơ bản nhất của quản lý giáo dục. Dạy học và
giáo dục trong sự thống nhất là hoạt động trung tâm của nhà trường. Mọi hoạt động đa dạng và phức
tạp khác trong nhà trường đều hướng vào mục tiêu này. Quản lý nhà trường thực chất là quản lý quá
trình lao động sư phạm của thầy, hoạt động học tập- tự giáo dục của trò diễn ra trong quá trình dạy học
và giáo dục. Có thể nói rằng, quản lý nhà trường thực chất là quản lý quá trình dạy học- giáo dục.
1.3.4. Khái niệm về quản lý hoạt động giáo dục PCMT
Quản lý hoạt động giáo dục PCMT trong nhà trường phổ thông là hệ thống các tác động có mục
đích của Hiệu trưởng tới CB, GV, NV và HS nhằm tổ chức hoạt động giáo dục PCMT đạt được mục
tiêu và kế hoạch giáo dục của nhà trường. [26, Tr.67]
1.3.5. Vai trò và nhiệm vụ của Hiệu trưởng trường THPT [35]
Vai trò: Hiệu trưởng là người lãnh đạo nhà trường, chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của
nhà trường; là nhà sư phạm mẫu mực, nhà giáo dục có tâm hồn, hết lịng u mến trẻ; xây dựng mối
quan hệ tốt với địa phương, vận động toàn xã hội tham gia sự nghiệp giáo dục; là người lãnh đạo cấp
cơ sở trong sự nghiệp giáo dục và là người đi đầu trong phong trào nghiên cứu khoa học giáo dục.
Nhiệm vụ: là người tổ chức bộ máy của nhà trường; xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện
nhiệm vụ năm học; quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý và tổ chức giáo dục học sinh; quản lý hành


chánh, tài chính, tài sản trong nhà trường; thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo
viên, nhân viên và học sinh.
1.4. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục PCMT
Nội dung Hiệu trưởng quản lý hoạt động giáo dục PCMT trong nhà trường phổ thông được
trình bày theo cách tiếp cận các chức năng quản lý, nội dung cụ thể như sau:
1.4.1. Kế hoạch hóa hoạt động giáo dục PCMT ở trường THPT
Xây dựng kế hoạch là điểm khởi đầu cho một chu trình quản lý khoa học mà người quản lý
nào cũng phải thực hiện. Hiệu trưởng quản lý hoạt động giáo dục PCMT cũng phải bắt đầu từ việc xây
dựng kế hoạch. Đầu mỗi năm học, Hiệu trưởng chỉ đạo các bộ phận trong nhà trường xây dựng kế
hoạch công tác, trong kế hoạch đó có nội dung giáo dục PCMT; đặc biệt là kế hoạch của ban chỉ đạo,
kế hoạch tổ nhóm chuyên môn, tổ chủ nhiệm, kế hoạch GVCN, kế hoạch Đồn- Đội và Cơng Đồn.
Đối với hoạt động giáo dục PCMT: mục tiêu chung nhất là phấn đấu 100% nhà trường

khơng có ma túy, đây là hoạt động giáo dục được thực hiện thơng qua việc tích hợp, lồng ghép vào một
số môn học trên lớp và thông qua các HĐGDNGLL khác. Vì vậy, kế hoạch hoạt động giáo dục PCMT
cũng phải được tích hợp vào kế hoạch của các tổ nhóm bộ mơn và tích hợp vào HĐGDNGLL.
Kế hoạch giáo dục PCMT được xây dựng phù hợp với điều kiện cụ thể của từng trường, đáp
ứng được nhiệm vụ trọng tâm của năm học và nhiệm vụ chính trị của địa phương, dựa trên cơ sở kế
hoạch năm học chung của nhà trường, trong sự phối hợp với kế hoạch của các bộ phận khác trong nhà
trường. Việc xây dựng kế hoạch giúp Hiệu trưởng có cái nhìn bao quát về hoạt động diễn ra trong một
năm học, từ đó có sự phối hợp nguồn lực một cách hợp lý cho hoạt động, mặt khác đảm bảo tính ổn
định tương đối, tính hệ thống và tính có mục đích của hoạt động, loại trừ lộn xộn, tùy tiện trong tổ chức
hoạt động. [26]
1.4.2. Tổ chức thực hiện chương trình kế hoạch hoạt động giáo dục PCMT
Tổ chức hoặc củng cố BCĐ các hoạt động giáo dục trong nhà trường, ban này được tổ chức
và hoạt động theo thông tư số 32 của Bộ GDĐT và Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí
Minh. Theo thơng tư này, nhiệm vụ cơ bản của BCĐ là giúp Hiệu trưởng quản lý các hoạt động giáo
dục, trong đó có hoạt động giáo dục PCMT.
Tổ chức các lực lượng giáo dục bên trong nhà trường, trước hết là việc xây dựng quy định về
nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, tổ chủ nhiệm, tổ
chun mơn, Đồn TNCS HCM trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục cho học sinh.
Làm tốt công tác phối hợp với các lực lượng ngoài xã hội để hỗ trợ tổ chức các hoạt động
giáo dục bởi vì các hoạt động giáo dục với đặc thù đa dạng, phong phú về nội dung và hình thức hoạt


động, địi hỏi phải có nguồn lực rất lớn cho việc tổ chức. Nhưng với sự hạn hẹp về năng lực tổ chức
hoạt động của đội ngũ, về cơ sở vật chất và tài chính của các nhà trường phổ thông hiện nay, nhà
trường rất cần sự hỗ trợ từ các lực lượng ngồi xã hội để có đủ nguồn lực tổ chức các hoạt động giáo
dục có chất lượng [26].
Hiệu trưởng chỉ đạo, lãnh đạo việc thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục PCMT: Hiệu
trưởng chỉ đạo BCĐ các hoạt động giáo dục; chỉ đạo hoạt động của tổ, khối chủ nhiệm; chỉ đạo các tổ
bộ môn tham gia tổ chức các HĐGDNGLL và thực hiện tích hợp hoặc lồng ghép nội dung giáo dục
PCMT vào một số môn học; Hiệu trưởng chỉ đạo các bộ phận khác trong nhà trường tham gia giáo dục

HS PCMT (bộ phận giám thị, nhân viên bảo vệ, bộ phận thư viện, bộ phận thiết bị và đồ dùng dạy
học); phối hợp với các đoàn thể trong nhà trường (Đoàn TNCS HCM, Cơng Đồn trong nhà trường);
Hiệu trưởng phối hợp với các lực lượng xã hội tổ chức các hoạt động giáo dục (phối hợp với ban đại
diện CMHS, tham mưu với cấp ủy chính quyền địa phương, phối hợp với cơ quan Công an, trung tâm y
tế, hội chữ thập đỏ địa phương, hội cựu chiến binh, trung tâm thể dục thể thao huyện, thị, các tổ chức
Đoàn ở địa phương, kết nghĩa với các lực lượng vũ trang, phối hợp với các đơn vị kinh tế...); Hiệu
trưởng chỉ đạo xử lý khi phát hiện học sinh nghiện ma túy [26].
1.4.3. Quản lý việc kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục PCMT.[26]
Bất cứ hoạt động nào, khi tổ chức hoạt động thì Hiệu trưởng phải tổ chức kiểm tra để đánh giá
chất lượng, hiệu quả giáo dục. Từ đó, rút kinh nghiệm và điều chỉnh tổ chức hoạt động nhằm đạt được
chất lượng và hiệu quả cao hơn. Việc kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch giáo dục PCMT nằm trong
kế hoạch kiểm tra của nhà trường.
Nội dung kiểm tra bao gồm :
- Thực hiện giáo dục PCMT qua lồng ghép, tích hợp nội dung vào các mơn học có liên quan và
các HĐGDNGLL có nội dung PCMT.
- Cơng bố chế độ khen thưởng những GV, HS có thành tích đóng góp cho hoạt động giáo dục
PCMT
- Cơng bố chế độ xử lý HS nghiện ma túy
- Yêu cầu GVCN kết hợp với GVBM phát hiện những HS có những biểu hiện bất thường
- Có lịch làm việc hàng tháng với GVCN, đội ngũ cán bộ tự quản, bí thư đoàn trường, GT, Bảo
vệ nhằm phát hiện kịp thời HS có biểu hiện nghiện ma túy
- Xây dựng hộp thư giám sát và phát hiện HS có liên quan đến ma túy


Phương pháp kiểm tra: nghiên cứu sản phẩm của HS, quan sát hoạt động, trao đổi trò chuyện
cùng HS, báo cáo của GVCN, cán bộ lớp, Bí thư Đồn, dự giờ giáo viên hoặc dự sinh hoạt tổ chuyên
môn.
Tiểu kết chương một
Giáo dục PCMT trong nhà trường phổ thông là một trong những nội dung giáo dục rất quan
trọng nhằm góp phần giáo dục học sinh- thế hệ trẻ trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước.

Các em chính là những con người phát triển một cách tồn diện về thể chất, tinh thần và trí tuệ, có kỹ
năng sống, luôn vững vàng trước những cám dỗ của tệ nạn xã hội, trong đó có tệ nạn ma túy.
Quản lý hoạt động giáo dục PCMT trong nhà trường phổ thơng là hệ thống các tác động có mục
đích của Hiệu trưởng tới giáo viên, học sinh, cán bộ công nhân viên nhằm tổ chức các hoạt động giáo
dục đạt được mục tiêu và kế hoạch giáo dục của nhà trường.
Hoạt động giáo dục PCMT trong nhà trường sẽ đạt hiệu quả nếu đội ngũ giáo viên hiểu được
trách nhiệm quan trọng của họ và nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục PCMT với các hình thức
đa dạng, phong phú, phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học sinh và phù hợp với thời điểm và
điều kiện của từng trường, từng địa phương.


Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG
MA TÚY CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG THPT TỈNH AN GIANG
2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội, Giáo dục và Đào tạo của tỉnh An Giang
2.1.1. Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế- xã hội của tỉnh An Giang
An Giang là tỉnh nằm ở phía Tây Nam của Tổ quốc, nằm trong vùng đồng bằng Sơng Cửu Long
(ĐBSCL), giữa hai dịng sơng Tiền, sơng Hậu và dọc theo hữu ngạn sông Hậu (thuộc hệ thống sông
Mê Kông).
Về ranh giới, An Giang giáp với các tỉnh và quốc gia:
Phía Bắc và Tây Bắc giáp với Campuchia dài 104 km (theo hiệp ước hoạch định biên giới Việt
Nam – Campuchia ký ngày 27-12-1985).
Phía Tây Nam giáp với tỉnh Kiên Giang dài 69,789 km.
Phía Đơng Nam giáp với thành phố Cần Thơ dài 44,734 km.
Phía Đơng Bắc giáp với tỉnh Đồng Tháp dài 107,628 km.
Nằm trên trục giao thông của tam giác kinh tế lớn: thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ
và Thủ đơ Phnơm Pênh (Campuchia), An Giang còn sở hữu nhiều cửa khẩu quốc gia, quốc tế quan
trọng bao gồm cả đường bộ lẫn đường thủy như: cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên (Huyện Tịnh Biên), Vĩnh
Xương (TX. Tân Châu), Khánh Bình (Huyện An Phú). Diện tích tồn tỉnh là 3.536,76 km2 chiếm
1,05% diện tích tồn quốc và bằng 8,71% diện tích tồn vùng ĐBSCL (đứng thứ 4 trong vùng). An
Giang có 11 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm thành phố Long Xuyên, TX Châu Đốc, TX Tân

Châu và 08 huyện là An Phú, Châu Thành, Châu Phú, Chợ Mới, Phú Tân, Thoại Sơn, Tri Tôn, Tịnh
Biên với 156 đơn vị xã, phường, thị trấn. Đường giao thông thủy, bộ khá thuận tiện. Đường bộ với trục
chính là Quốc lộ 91 nối với quốc lộ 2 của Campuchia; sông Tiền và sông Hậu là những tuyến giao lưu
đường thủy quan trọng tạo nên một hệ thống giao thông nối các tỉnh trong vùng ĐBSCL với các nước
Campuchia, Lào, Thái Lan và vùng biển Đông. Đây là điều kiện hỗ trợ cho việc mở cửa, hội nhập phát
triển kinh tế - xã hội của toàn vùng với các nước trong khu vực ASEAN.
Với 73% diện tích là đất phù sa mầu mỡ từ hai nhánh sơng Tiền và sơng Hậu, diện tích mặt
nước ngọt lớn, An Giang có thế mạnh về sản xuất lúa gạo và thủy sản. Hiện nay sản lượng lúa của An
Giang lớn nhất toàn vùng; sản lượng thủy sản đứng thứ ba, trong đó sản lượng thủy sản ni trồng theo
địa phương lớn nhất tồn quốc.


Ngồi ra, An Giang cịn có rừng, núi, và tài ngun khóang sản, những di tích văn hóa vật thể và
phi vật thể là những điều kiện tốt để tỉnh có thể phát triển một nền kinh tế có tính chủ lực xen lẫn tính
đa dạng.
Căn cứ vào vị trí địa lý tự nhiên, An Giang hình thành hai vùng rõ rệt:
- Vùng đất cù lao nằm giữa sông Tiền và sơng Hậu, chiếm 30% diện tích, là vùng đồng bằng rất
thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
- Vùng Tứ giác Long Xun nằm ở phía Tây sơng Hậu, chiếm 70% diện tích của tỉnh, được chia
thành 2 tiểu vùng: vùng đồng bằng và vùng núi. Vùng núi có nhiều khối núi lớn, không thành dãy như
các núi Cấm, núi Dài, núi Cơ Tơ... Ngồi những tiềm năng về khóang sản, vùng núi An Giang cịn có
nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử- văn hóa và hệ thống động thực vật phong phú là những
điểm du lịch có khả năng thu hút được lượng khách du lịch lớn.
An Giang là tỉnh có mật độ dân số khá cao. Năm 2006, dân số tỉnh An Giang là 2.210,2 ngàn
người. Tỷ trọng nữ giới chiếm 50,99 % và nam giới là 49,01%. Mật độ dân số là 625 người/km2, sự
phân bố dân cư An Giang không đều, hiện nay dân số của tỉnh vẫn tập trung tới gần 72% ở khu vực
nông thôn. Dân cư trong tỉnh An Giang gồm 4 dân tộc chủ yếu. Dân tộc kinh là đông nhất chiếm 91%
dân số toàn tỉnh, người Hoa chiếm khoảng 4-5%, người khơmer chiếm 4,31% (tập trung nhiều ở 02
huyện Tịnh Biên và Tri Tôn) và người Chăm khoảng 0,61% (tập trung chủ yếu ở huyện An Phú và TX.
Tân Châu) [24, Tr.1-2].

2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh An Giang năm 2009 [6]
2.1.2.1.Tình hình kinh tế
* Sản xuất nông nghiệp:
Năng suất- sản lượng lúa giảm so với năm 2008. Sản lượng đạt khoảng 3.38 triệu tấn, giảm hơn
135 ngàn tấn. Năng suất hoa màu các loại cây đều giảm thấp so cùng kỳ. Sản lượng khoảng 803 ngàn
tấn. Tuy năng suất có giảm nhưng nhờ bán được giá nên lợi nhuận trồng hoa màu tương đối cao. Cây
lâu năm, tiếp tục có sự chuyển đổi về cơ cấu cây trồng theo hướng giảm dần diện tích vườn tạp, tăng
diện tích các loại cây trồng chuyên canh. Nét nổi bật, đáng chú ý là phong trào sản xuất vụ 3, việc ứng
dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và hình thành các vùng chuyên canh có năng suất và
giá trị hàng hóa cao.
Về chăn ni, số lượng đàn trâu bị, lợn và gia cầm đều tăng. Hiện tổng số đàn trâu bị có 79.079
con. Đàn heo, do ảnh hưởng từ giá cả tiêu thụ không ổn định, tổng đàn thường xuyên biến động song


đến thời điểm cuối năm 2009 vẫn duy trì quy mô được 181.901 con tăng 7.47% ; đàn gia cầm hiện có
khoảng 4.2 triệu con. Đàn chăn ni khác trong tỉnh tiếp tục được đa dạng về chủng loại như hươu, nai
dưới tán rừng, dê cừu, trăn, rắn,...Tuy nhiên, do hiệu quả chưa cao nên quy mơ cịn hạn chế.
* Về lâm nghiệp, thủy sản:
Năm 2009, toàn tỉnh thực hiện trồng mới được 500 ha rừng phòng hộ, đạt 100% kế hoạch và
thực hiện được trên 8 triệu cây phân tán các loại. Cũng trong năm 2009, toàn tỉnh thu hoạch khoảng
71.000 m3 gỗ các loại, tăng 3,08% so với cùng kỳ.
Về ni trồng thủy sản tính chung cả năm 2009, toàn tỉnh thu hoạch được 285.370 tấn cá, giảm
26,3 ngàn tấn so năm 2008, trong đó sản lượng cá tra, ba sa gần 245 ngàn tấn, giảm 26,4 ngàn tấn. Sản
lượng tôm là 1.045 tấn, giảm 252 tấn.
Về sản lượng đánh bắt thủy sản, sản lượng cá khai thác là 30.403 tấn tăng 2,72% so cùng kỳ;
thủy sản khác là 9.682 tấn đạt 87,9% so cùng kỳ; tôm 39 tấn tăng 5,41% so cùng kỳ.
* Sản xuất công nghiệp, thương mại và dịch vụ:
Năm 2009, tốc độ tăng trưởng nhưng chưa cao. Chương trình khuyến cơng của tỉnh tiếp tục
hoạt động hiệu quả, với những chính sách cho vay hỗ trợ vốn, ưu đãi đầu tư, đào tạo nghề cho người
lao động, xúc tiến thương mại, hội chợ triển lãm giới thiệu sản phẩm, phát triển sản phẩm làng nghề

...nhằm góp phần ổn định sản xuất cơng nghiệp. So với cùng kỳ năm 2008, công nghiệp khai thác mỏ
tăng mạnh 15,12%, công nghiệp sản xuất, phân phối điện nước tăng 12,14%, riêng công nghiệp chế
biến tăng 13,22% cao hơn cùng kỳ (12,07%). Hoạt động thương mại, dịch vụ ổn định hơn, góp phần
đáng kể vào tăng trưởng là ngành thương nghiệp, nhà hàng- khách sạn, vận tải kho bãi, tài chính tín
dụng.
2.1.2.2.Tình hình xã hội
Trong năm 2009, do ảnh hưởng của tình hình suy thóai kinh tế thế giới, giá cả nhiều mặt
hàng tăng cao trong một thời gian dài đã tác động bất lợi đến sản xuất và đời sống của người dân.
Nhưng với những nổ lực và quyết tâm cao, Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân tỉnh An Giang đã đưa
nền kinh tế vượt qua khó khăn, cùng với các chính sách an sinh xã hội của nhà nước được thực hiện kịp
thời, đúng đối tượng, chính sách kích cầu, chính sách hỗ trợ lãi suất, miễn thuế, giản nộp thuế ...phần
nào giúp cơ sở giảm chi phí. Bên cạnh đó, các chương trình 120 (giải quyết việc làm); chương trình


×