Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO KỸ NĂNG LÀM VIỆC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA DOANH NGHIỆP TRONG KHU CÔNG NGHỆ CAO TP.HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (639.38 KB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH





ĐOÀN ANH KIỆT




THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO KỸ NĂNG LÀM VIỆC
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA DOANH NGHIỆP TRONG KHU
CÔNG NGHỆ CAO TP.HCM


Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số:



LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS. VÕ VĂN NAM








THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2010
THƯ
VIỆN
MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài:
Khu Công nghệ cao TP.HCM được Chính phủ xác định là một dự án cấp quốc gia,
được Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ VIII xác định là một trong 5 chương trình, công
trình mang tính đòn bẩy, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong 5 năm 2006 – 2010
nhằm mục đích góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố theo hướng tăng
các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn.
Khi đặt vấn đề tham gia đầu tư tại Khu Công nghệ cao TP HCM, các nhà đầu tư
thường quan tâm đến khả năng cung ứng lao động có trình độ thích hợp trong thời gian
trước mắt và kể cả phục vụ cho chiến lược mở rộng của bản thân mình. Con số được các
nhà đầu tư nêu ra thường là vài trăm trong thời gian đầu, lên đến vài ngàn, có trường hợp
hàng chục ngàn người sau năm, mười năm hoạt động.
Vì vậy nhu cầu nhân lực của chỉ riêng KCNC TPHCM đã là rất lớn chưa kể đến thị
trường lao động bên ngoài Khu. Vấn đề ở đây là để đáp ứng được nhu cầu lao động của
các nhà đầu tư, đặc biệt là của những nhà đầu tư trong KCNC TPHCM, nguồn nhân lực đã
qua đào tạo hiện nay cần phải được đào tạo bổ sung một cách kỹ lưỡng và toàn diện hơn.
Thực tế hoạt động tại KCNC TP HCM trong thời gian qua cho thấy sự sẵn sàng về
nguồn nhân lực tại chỗ cùng khả năng có được sự hỗ trợ về việc tuyển dụng và đào tạo
nhân sự là một trong những yếu tố quan trọng trong quyết định đầu tư của những nhà
đầu tư tiềm năng khi đến với KCNC. Ngược lại, có thể xem chính việc tổ chức đào tạo
nguồn nhân lực đón đầu nhu cầu của nhà đầu tư như một yếu tố thu hút đầu tư là công cụ
chiến lược để hướng việc đầu tư vào các lĩnh vực CNC nằm trong mục tiêu chuyển đổi cơ
cấu ngành công nghiệp của Thành phố.
Do vậy để đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực của các doanh nghiệp trong

KCNC, tại Kế hoạch triển khai Chương trình hành động thực hiện Công trình xây dựng
Khu Công nghệ cao giai đoạn 2006 – 2010 (Ban hành kèm theo Quyết định số
116/2006/UBND ngày 21/7/2006 của Ủy ban nhân dân thành phố), tại tiểu mục 1.6 Mục II.

Nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 5 năm 2006 – 2010 và tiểu mục 2 Mục III. Các chương trình
cụ thể giai đoạn 2006 – 2010, Thành phố đã có những quan điểm chỉ đạo rất rõ về việc đầu
tư cho đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động của KCNC TP.HCM.
Hiện tại đã kết thúc thời gian thực hiện chương trình hành động 5 năm 2006 – 2010,
chúng ta cần có những nghiên cứu cụ thể về thực trạng tổ chức và quản lý việc đào tạo bổ
sung kỹ năng trực tiếp đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp trong KCNC TP.HCM nhằm
điểm lại những gì đã thực hiện được, những gì chưa thực hiện cũng như những thiếu sót,
khó khăn nào cần khắc phục trong thời gian sắp tới. Từ những nhận xét trên tác giả quyết
định chọn đề tài “Thực trạng quản lý đào tạo kỹ năng làm việc đáp ứng yêu cầu của
doanh nghiệp trong Khu Công nghệ cao TP.HCM” làm đề tài luận văn thạc sỹ.

2. Mục đích nghiên cứu

Khảo sát thực trạng quản lý đào tạo kỹ năng làm việc đáp ứng yêu cầu của doanh
nghiệp trong KCNC TP.HCM, trên cơ sở đó đề xuất các nội dung, phương thức đào tạo
hiệu quả, đáp ứng yêu cầu trực tiếp của doanh nghiệp.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lý đào tạo kỹ năng làm việc tại KCNC TP.HCM
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng quản lý đào tạo kỹ năng làm việc tại KCNC TP.HCM

4. Giả thiết khoa học


Khi đánh giá đúng thực trạng quản lý đào tạo kỹ năng làm việc tại KCNC TP.HCM
thì có thể đề xuất các nội dung, phương pháp phù hợp hơn nhằm tăng cường chất lượng
đào tạo đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu


- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý đào tạo, đào tạo kỹ năng
- Khảo sát thực trạng về tổ chức và quản lý đào tạo kỹ năng trong KCNC TP.HCM
- Đề xuất các nội dung, phương thức đào tạo hiệu quả.

6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng quản lý đào tạo kỹ năng làm việc tại Trung tâm đào tạo trực
thuộc Ban quản lý Khu Công nghệ cao TP.HCM trong năm 2010.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Phân tích, tổng hợp, phân loại và hệ thống hóa các tài liệu có liên quan làm cơ
sở lý luận cho đề tài.

7.1.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp điều tra bằng phiếu thu thập số liệu, thông tin từ học viên,
cán bộ quản lý, giảng viên, doanh nghiệp. Xây dựng bộ công cụ nghiên cứu gồm 2
loại:
- Phiếu 1: Hỏi doanh nghiệp về thực trạng đào tạo kỹ năng của đơn vị.
- Phiếu 2: Hỏi ý kiến học viên, giảng viên về thực trạng đào tạo kỹ năng tại
Trung tâm đào tạo.
+ Phương pháp trò chuyện chuyên gia: Thu thập các ý kiến của các chuyên
gia trong lĩnh vực quản lý, nghiên cứu khoa học.


7.1.3. Phương pháp thống kê toán học
Dùng phần mềm SPSS for Windows xử lý số liệu thu thập.

NỘI DUNG


Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ VIỆC ĐÀO TẠO
KỸ NĂNG LÀM VI
ỆC
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA DOANH NGHIỆP

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

"Ngày nay, hơn bao giờ hết trong lịch sử nhân loại, sự giàu mạnh hoặc đói nghèo
của một quốc gia phụ thuộc vào chất lượng của giáo dục đại học. Những người có một
vốn liếng kỹ năng và năng lực học tập lớn hơn sẽ có thể mong đợi một cuộc sống với
những thành tựu kinh tế chưa từng có, trong lúc những ai không được học hành đến nơi
đến chốn trong những thập niên tới sẽ phải đối mặt với viễn cảnh tăm tối của một cuộc
sống lặng lẽ trong tuyệt vọng" (Malcom Gillis, Hiệu Trưởng Trường Đại học Rice,1999 )
Vấn đề chất lượng đào tạo nguồn nhân lực từ trước đến nay là một đề tài có tính
thời sự, luôn thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên đây là vấn đề khó,
phức tạp với phạm vi rộng và phong phú, do vậy các đề tài đi sâu nghiên cứu lính vực này
còn ít với nội dung nghiên cứu khá rộng. Nhiều tài liệu giáo trình về quản lý đào tạo nghề
đã được biên soạn và phát hành như: Năm 1999, trường đào tạo cán bộ công đoàn Hà Nội
với đề tài: “Đánh giá thực trạng tay nghề của công nhân Hà Nội”, đề xuất các giải pháp
nâng cao tay nghề cho công nhân trong các ngành trọng điểm của Hà Nội. Năm 2002 với
bài viết “Đánh giá một cách khách quan nhất công tác đào tạo nghề đã đạt được những
thành công nhất định“ Lao động & Xã hội của bộ trưởng Bộ LĐTB&XH. Với thông tin thị
trường lao động, trang 1-2 của tác giả Đỗ Trọng Hùng (2002) “Thực hiện tốt chiến lược đào
tạo nghề góp phần phát triển thị trường lao đông” Tác giả Nguyễn Minh Đường, với “Tổ

chức và quản lý quá trình đào tạo“ (năm 1996) và nhiều tài liệu khác. Với việc “ Cải tiến
mục tiêu và nội dung đào tạo nghề” (1990); “ Phát triển giáo dục nghề nghiệp đáp ứng quá
trình đào tạo nguồn nhân lực “(2001), “ Đổi mới công tác quản lý trong các trường đào tạo
nghề đáp ứng sự nghiệp công ngiệp hóa , hiện đại hóa“ (Kỷ yếu hội thảo của sở Lao đông-
TBXH Hà Nội) và “ Giáo dục nghề nghiệp- những vấn đề và giải pháp” (2005) của PGS.TS

Nguyễn Viết Sự. “Định hướng nghề nghiệp và việc làm“ (2004) của Tổng cục Dạy nghề.
Với việc “Đào tạo nguồn nhân lực ở Thành phố Hồ Chí Minh” Những bất cập trong lĩnh
vực này và giải pháp.v.v. Tất cả cho chúng ta thấy các đề tài đã đề cập đến chất lượng tay
nghề, chất lượng công tác đào tạo nguồn nhân lực trong những năm qua và đề xuất những
giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong thời gian tới nhằm
phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Các công trình nghiên cứu khoa học, từ
trên những hướng tiếp cận khác nhau, đã cũng đề cập đến những khó khăn, thuận lợi,
những nỗ lực và sự chuyển biến tích cực của công tác đào tạo nguồn nhân lực trong những
năm qua. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và Chính phủ, sự nỗ lực của toàn ngành
dạy nghề, sự nghiệp dạy nghề đã được phục hồi và đang tiếp tục phát triển mạnh, đạt
được một số thành tựu đáng khích lệ: Mạng lưới cơ sở dạy nghề từng bước được phát
triển theo quy hoạch. doanh. Các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo nghề được cải
thiện một bước như nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên; đổi mới nội dung, chương
trình đào tạo, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho dạy và học nghề đã được đầu tư, nâng cấp.
Phong trào thi đua dạy tốt học tốt trong toàn ngành đã được đẩy mạnh. Các hoạt động
như hội thi học sinh giỏi nghề, hội giảng giáo viên dạy nghề, hội thi thiết bị dạy nghề tự
làm … đã trở thành hoạt động thường xuyên từ cơ sở dạy nghề đến toàn quốc mang lại
hiệu quả thiết thực. Chất lượng và hiệu quả dạy nghề đã có nhiều chuyển biến tích cực tỷ
lệ học sinh tốt nghiệp luôn đạt 96%, khoảng 70% học sinh ra trường tìm được việc làm.
Học sinh ra trường đáp ứng được nhu cầu của thị truờng lao động. Tuy vấn đề quản lý
đào tạo nghề cũng đã đạt được một số thành tích đáng kể song trong nhiều năm qua chưa
được nghiên cứu một cách có hệ thống. Chính vì vậy công tác quản lý chất lượng đào tạo
nghề là vấn đề cần được nghiên cứu kỹ. Nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa quan trọng
trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực góp phần thực hiện thành công các mục

tiêu phát triển kinh tế trong khu vực. Đây cũng là nỗ lực của Ban quản lý Khu Công nghệ
cao TP.HCM cùng chung tay với thành phố thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
thành phố giai đoạn 2011 – 2015, trong đó, “Chương trình nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực” được coi là 1 trong 06 chương trình đột phá để thực hiện kế hoạch này.


1.2 Một số khái niệm
1.2.1 Quản lý

Quản lý là sự công tác liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể (người quản lý,
tổ chức quản lý) lên khách thể (đối tượng quản lý) về các mặt chính trị, văn hóa, xã hội,
kinh tế… bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp
và các biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối
tượng. Đối tượng quản lý có thể trên qui mô toàn cầu, khu vực, quốc gia, ngành, đơn vị, có
thể là một con người, sự vật cụ thể. Quản lý thể hiện việc tổ chức, điều hành tập hợp
người, công cụ, phương tiện tài chính,… để kết hợp các yếu tố đó với nhau nhằm đạt mục
tiêu định trước. Chủ thể muốn kết hợp được các hoạt động của đối tượng theo một định
hướng quản lý đặt ra phải tạo ra được “quyền uy” buộc đối tượng phải tuân thủ. Quản lý
là sự tác động chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt động
của con người nhằm đạt tới mục đích đã đề ra. Sự tác động của quản lý, phải bằng cách
nào đó để người chịu quản lý luôn luôn hồ hởi, phấn khởi đem hết năng lực và trí tuệ để
sáng tạo ra lợi ích cho bản thân, cho tổ chức và cho cả xã hội. Quản lý là một môn khoa học
sử dụng trí thức của nhiều môn khoa học tự nhiên và xã hội nhân văn khác như: toán học,
thống kê, kinh tế, tâm lí và xã hội học… Nó còn là một “nghệ thuật” đòi hỏi sự khôn khéo
và tinh tế để đạt tới mục đích.

Quản lý trong kinh doanh hay quản lý trong các tổ chức nhân sự nói chung là hành
động đưa các cá nhân trong tổ chức làm việc cùng nhau để thực hiện, hoàn thành mục tiêu
chung. Công việc quản lý bao gồm 5 nhiệm vụ (theo Henry Fayol): xây dựng kế hoạch, tổ
chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm soát. Trong đó, các nguồn lực có thể được sử dụng và để

quản lý là nhân lực, tài chính, công nghệ và thiên nhiên. Quản lý (tiếng Anh là
Management) đặc trưng cho quá trình điều khiển và dẫn hướng tất cả các bộ phận của một
tổ chức, thường là tổ chức kinh tế, thông qua việc thành lập và thay đổi các nguồn tài
nguyên (nhân lực, tài chính, vật tư, trí thực và giá trị vô hình).

×