Trường Đại Học Công Nghệ Thông Tin
Khoa Mạng Máy Tính & Truyền Thông
---------------------------------------------------
BÀI LUẬN PHƯƠNG PHÁP LUẬN SÁNG TẠO KHOA
HỌC TRONG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Đề tài
CÔNG NGHỆ ADD-ONS
GVHD : GSTS Hoàng Văn Kiếm
Sinh viên : Nguyễn Thái Phước Tiến
MSSV : 06520480
Lớp : MMT&TT 01
Mục lục
Nguồn tư liệu ............................................................................... 2
I. Giới thiệu môn học ....................................................................... 3
II. Giới thiệu về bài luận .................................................................... 4
III. Nội dung bài luận .......................................................................... 5
Ví dụ minh họa ................................................................................ 6
IV. Kết luận ......................................................................................... 9
Nguồn tư liệu :
Phương pháp luận sáng tạo và đổi mới – Phan Dũng
/>2
I. Giới thiệu môn học
"PHƯƠNG PHÁP LUẬN SÁNG TẠO" (Creativity Methodologies) là bộ
môn khoa học có mục đích xây dựng và trang bị cho mọi người hệ thống các
phương pháp, các kỹ năng thực hành tiên tiến về suy nghĩ để giải quyết vấn đề
và ra quyết định một cách sáng tạo, về lâu dài, tiến tới điều khiển được tư duy.
"PHƯƠNG PHÁP LUẬN SÁNG TẠO" là phần ứng dụng của khoa học rộng
lớn hơn, mới hình thành và phát triển trong thời gian gần đây : KHOA HỌC
SÁNG TẠO (Creatology).
Theo các nhà nghiên cứu, khoa học này ứng với "làn sóng thứ tư" trong quá
trình phát triển của loài người, sau nông nghiệp, công nghiệp và tin học. Làn
sóng thứ tư ứng với Creatology (hay còn gọi là thời đại hậu tin học) chính là sự
nhấn mạnh vai trò chủ thể tư duy sáng tạo của loài người trong thế kỷ XXI.
Hoạt động sáng tạo gắn liền với lịch sử tồn tại và phát triển của xã hội loài
người. Từ việc tìm ra lửa, chế tạo công cụ bằng đá thô sơ... đến việc sử dụng
năng lượng nguyên tử, chinh phục vũ trụ..., hoạt động sáng tạo của loài người
không ngừng được thúc đẩy. Sáng tạo không thể tách rời khỏi tư duy - hoạt
động bộ não của con người. Chính quá trình tư duy sáng tạo với chủ thể là con
người đã tạo các giá trị vật chất, tinh thần, các thành tựu vĩ đại về mọi mặt trong
cuộc sống và tạo ra nền văn minh nhân loại.
Nói một cách ngắn gọn, "PHƯƠNG PHÁP LUẬN SÁNG TẠO" (Creativity
Methodologies) là bộ môn khoa học có mục đích xây dựng và trang bị cho mọi
người hệ thống các phương pháp, các kỹ năng thực hành tiên tiến về suy nghĩ
để giải quyết vấn đề và ra quyết định một cách sáng tạo, về lâu dài, tiến tới điều
khiển được tư duy.
"PHƯƠNG PHÁP LUẬN SÁNG TẠO" là phần ứng dụng của khoa học rộng
lớn hơn, mới hình thành và phát triển trong thời gian gần đây : KHOA HỌC
SÁNG TẠO (Creatology).
Theo các nhà nghiên cứu, khoa học này ứng với "làn sóng thứ tư" trong quá
trình phát triển của loài người, sau nông nghiệp, công nghiệp và tin học. Làn
sóng thứ tư ứng với Creatology (hay còn gọi là thời đại hậu tin học) chính là sự
nhấn mạnh vai trò chủ thể tư duy sáng tạo của loài người trong thế kỷ XXI.
suất, hiệu quả quá trình tư duy sáng tạo - quá trình suy nghĩ giải quyết vấn đề và
ra quyết định trong mọi lĩnh vực không riêng gì khoa học kỹ thuật.
Trên con đường phát triển và hoàn thiện, KHOA HỌC SÁNG TẠO (Heuristics,
Creatology) tách ra thành một khoa học riêng, trong mối tương tác hữu cơ với
3
các khoa học khác (có đối tượng nghiên cứu, hệ thống các khái niệm kiến thức
riêng, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu riêng...)
II. Giới thiệu bài luận
Trong bất kì lĩnh vực nào , thông qua việc giải quyết thành công nhiều bài toán ,
người ta đều có thể rút ra được các kinh nghiệm. “bí quyết” , “mẹo” giúp giải
quyết nhanh chóng và hiệu quả trong những vấn đề nào đó , hiệu quả hơn so với
phướng pháp thử và sai. Những kinh nghiệm và mẹo như vậy gọi là những thủ
thuật ( thủ pháp ) sáng tạo hay gọi tắt là thủ thuật.
Trong môn Phương Pháp Luận Sáng Tạo và Đổi Mới của Thầy Phan Dũng ,
trình bày lời phát biểu từng thủ thuật của hệ thống 40 thủ thuật với các ví dụ
minh học rất dể hiểu, nguyên tắc nào cũng có những điểm rất hay , rât ứng dụng
trong tất cả các ngành kỹ thuật và khoa học hiện nay. Trong đó có nguyên tắc
theo tôi là những nguyên tắc rất hay :
Nguyên tắc thứ mười :
Nguyên tắc “THỰC HIỆN SƠ BỘ”
Nội dung : Thực hiện trước sự thay đổi , tác động cần có, hoàn toàn hoặc từng
phần, đối với đối tượng.
Cần sắp xếp các đối tượng trước , sao cho chúng có thể hoạt động
từ vị trí thuận lợi nhất và không mất thời gian dịch chuyển.
Giải thích :
Có những việc , dù thế nào cũng cần phải thực hiện . Thủ thuật này đòi
hỏi phải tính đến khả năng thực hiện trước đi một hoặc toàn bộ và sẽ
được lợi hơn nhiều so với thực hiện ở thì hiện tại ( hiểu theo nghĩa tương
đối )
Tinh thần chung của thủ thuật này là trước khi làm bất cứ việc gì , cần có
sự chuẩn bị trước đó một cách toàn diện , chu đáo và thực hiện trước
những gì có thể thực hiện được – “ chuẩn bị tốt là một nửa của thành
công ” . Do vậy , ở thì hiện tại chỉ cần thực hiện nốt phần còn lại.
Khuynh hướng phát triển : Nếu hệ thống ( công việc đã biết cách làm ) đã có
các nhược điểm liên quan đến thực hiện các phần việc tuần tự theo thời gian, thì
nó có thể phát triển theo hướng thực hiện trước ( so với tiền thân ) một ( số )
hoặc tất cả các phần việc . Do vậy các nhược điểm sẽ được khắc phục.
4
III. Nội dung bài luận :
Như chúng ta đã biết , về nguyên tắc , sáng tạo và đổi mới có thể nảy sinh ở bất
kỳ lĩnh vực nào. Trong lĩnh vực công nghệ thông tin cũng thế , nguyên tắc này
có thể áp dụng một cách hiệu quả và tiện lợi vô cùng. Có thể thấy rõ ràng nhất
là vấn đề các add on trong công nghệ phần mềm.
Hiện nay ai sử dụng internet đều đã quen với trình duyệt web Internet Explore
hay Mozilla FireFox. Những trình duyệt ban đầu ra đời thì còn đơn sơ nhưng
dần dần thì cũng được nâng cao qua từng giai đoạn. Có những ứng dụng hữu
ích người sản xuất muốn đưa vào trình duyệt thì phải làm thế nào ?
Như vậy vấn đề ở đây đã được lộ rõ. Có thể nhà sản xuất có thể bắt đầu lại tất
cả các công đoạn này một lần nữa. Thêm vào những ưu điểm hay thay đổi
những khuyết điểm của sản phẩm,thêm vào những ứng dụng hữu ích. Và rồi
tiếp tục hoàn thành sản phẩm. Tuy nhiên việc làm này hết sức lãng phí , với
những ưu điểm nhỏ và khuyết điểm nhỏ lại tốn nhiều công sức đến như vậy là
không cần thiết. Ai cũng biết thì mỗi ngày người ta lại phát hiện những khuyết
điểm của nó. Mặt khác, người tiêu dùng cũng phải tốn khoảng thời gian
download về hay tốn tiền mua về . Cài đặt lại và sự việc này vẫn cứ tiếp diển.
Cả hai phía đều không có lợi . Chính vì vậy nguyên tắc này đã được áp dụng để
giải quyết vấn đề này.
Lúc bắt đầu đưa ra nhưng trình duyệt này , nhà sản xuất hay chính xác là những
lập trình viên phải dự trù trước sau này cần có những ứng dụng hay hơn sẽ cài
thêm vào trình duyệt của họ. Nên tạo ra một khoảng trống trong bộ nhớ hay nói
cách khác là họ đã dự trù trước trong cấu hình của nó theo ý của họ. Khi họ đưa
vào một đoạn code nào đó , thì nó sẽ đi vào hoạt động của phần mềm này. Tiếp
tục hoạt động, không cần phải bắt đầu lại từ đầu như lúc đầu chúng ta đã nói.
Và từ đó định nghĩa add-ons dành cho trình duyệt đã ra đời .
Có thể hiểu đơn giản như thế này. Trong cấu hình của trình duyệt , những tầng
hoạt động đó chỉ có mười ngăn, nhưng người sử dụng tạo ra thêm năm ngăn
rỗng nữa. Khi bước đó thực hiện đến ngăn thứ mười thì sẽ trở về ngằn thứ nhất.
Năm ngăn trống chưa được sử dụng đên . Khi gắn add-ons vào trong cấu hình,
thì lúc này mọi hoạt động phải hiểu rằng lúc này đã có thêm ngăn mới vào nữa.
5