Phương pháp nghiên cứu khoa học GD
Câu 1 : Người NC cần lưu ý những vấn đề gì khi lựa chọn đề tài NC ? Cho VD minh
họa ?
Đề tài là 1 hình thức tổ chức NCKH do 1 người hoặc 1 nhóm người thực hiện. Đề
tài định hướng giải đáp những vấn đề có ý nghĩa KH. Trong thực tiễn, vấn đề rất phong
phú & đa dạng, người NC nên lựa chọn đề tài có tính thời sự, tính cấp thiết tại thời điểm
NC. Vì vậy, người NC cần lưu ý 1 số vấn đề khi lựa chọn đề tài NC :
→ Sự thích thú đam mê đv đề tài đã chọn. Sự hứng thú có ảnh hưởng lớn đến tiến độ
NC. Bởi sự hứng thú đam mê đó sẽ làm cho người NC có niềm tin vào giá trị của đề tài
đã chọn, có động lực để dấn thân vào tìm tòi những tri thức mới lạ. Mặt khác, ngoài việc
tiếp thu tri thức từ các bài giảng, bài thí nghiệm thì sự phát triển những kĩ năng, kiến
thức mới liên quan đến NCKH sẽ không phải là công việc dễ dàng, nếu không có niềm
đam mê & hứng thú thật sự.
→ Tri thức : cần có vốn hiểu biết nhất định về đề tài định NC. Bởi nếu không có đủ
hiểu biết về đề tài định NC, người NC sẽ gặp khó khăn khi thực hiện đề tài vì hạn chế về
kiến thức. Do đó, người NC cần tích lũy cho mình những kiến thức, kĩ năng cần thiết, có
hiểu biết về CNTT, để biến những ý tưởng thành hiện thực. Bên cạnh đó, người NC có
tính năng động, sáng tạo & xử lí nhạy bén các tình huống thì kết quả NC cũng tốt hơn.
NCKH sẽ không đạt được kết quả tốt nếu người NC không đủ khả năng & PP phù hợp.
VD 1 : Khi chọn đề tài “Thực trạng viết sai chính tả của HS lớp 1” người NC cần
nắm vững kiến thức về cấu trúc, từ ngữ ngữ pháp tiếng Việt, nắm vững đặc điểm tâm
sinh lí, ảnh hưởng vùng miền khiến các em đọc sai, viết sai.
VD 2 : Khi chọn đề tài "Ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường tiểu học", người
NC cần có kiến thức cơ bản về CNTT như : soạn thảo văn bản, trình chiếu powerpoint,
xử lí số liệu
→ T ime : tùy thuộc vào cấp độ, tg cho phép của đề tài mà có kế hoạch lựa chọn &
phân bổ tg làm việc hợp lý. Cần cân nhắc các khoảng tg để lựa chọn đề tài & làm những
công việc phù hợp như : tìm kiếm tài liệu, giới hạn phạm vi đề tài, đọc & thu thập thông
tin, viết bài, sửa bài.
VD 3 : Khi đi thực nghiệm cho đề tài " Vận dụng PP thuyết trình trong dạy học môn
TNXH ở lớp 3 ( Thực nghiệm tại trường Tiểu học )", nên chọn tg không phải là tg thi
cử, tránh tg diễn ra các hoạt động thi đua.
→ Vật chất : cần xét xem khả năng tài chính, kinh phí, trang thiết bị, đồ dùng phục vụ
NC (máy tính, laptop, máy chụp ảnh, máy ghi âm, ĐTDĐ ), phương tiện đi lại, tài liệu
tham khảo có đảm bảo phục vụ thu thập thông tin dữ liệu cần thiết để tiến hành đề tài
hay không.
VD 4 : Khi thực hiện đề tài “Thực trạng viết sai chính tả của học sinh lớp 1” người
NC cần tiến hành khảo sát tại trường. Nếu không có đk, phương tiện đi lại thì nên tiến
hành tại 1 trường gần nhất, không nên đi xa, => việc thực hiện sẽ dễ dàng hơn; còn nếu
đi xa mà không có đk, phương tiện => việc thực hiện sẽ gặp nhiều khó khăn.
→ Điều quan trọng nhất : Khi lựa chọn đề tài NC, người NC cần chú ý đề tài NC có
ý nghĩa, ứng dụng ntn trong thực tiễn, có đóng góp đem lại những hiểu biết nhất định
không.
Câu 2 : Hãy giúp 1 GV đặt tên cho đề tài NC trong trường hợp GV đó muốn NC đề xuất các biện
pháp rèn luyện KNS của HS lớp 5 trường TH Tô Hiệu năm học 2012 – 2013. Thuyết minh
cho tên đề tài đó.
Tên đề tài : “Một số biện pháp rèn luyện KNS của HS lớp 5 trường TH Tô Hiệu năm học
2012 – 2013 (Khảo sát tại trường Tiểu học …)”.
Thuyết minh cho tên đề tài :
_ Đối tượng : các biện pháp rèn luyện KNS
_ Khách thể : HS lớp 5
_ Phạm vi NC : không gian : trường TH Tô Hiệu
thời gian : năm học 2012 – 2013
_ Mục đích NC : Đề xuất các bp để rèn luyện & nâng cao KNS cho HS lớp 5
_ Mục tiêu : + Nhận diện thực trạng KNS của HS lớp 5
+ Tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới thực trạng
+ Đề xuất các giải pháp
Lí do chọn đề tài :
GD KNS cho HS là việc làm rất quan trọng & cần thiết. Điều đó giúp các em tự tin, chủ động xử
lý linh hoạt các tình huống trong cuộc sống.
Việc rèn KNS là một mặt GD cần đặc biệt coi trọng, nhất là trong những năm gần
đây khi sự nghiệp GD đang được đẩy mạnh. Việc rèn KNS cho HS là đòi hỏi thường
xuyên và cấp thiết của việc hình thành nhân cách trong công tác GD. GD trong nhà
trường luôn là vấn đề cần được quan tâm, việc rèn KNS cho HS cũng không kém phần
quan trọng. Rèn KNS sẽ trang bị tri thức, hành vi cho HS. Đồng thời định hướng cho HS
rèn luyện hành vi, thói quen tốt, ứng xử tốt. Trong sự phát triển nhân cách của HS, rèn
KNS là đảm bảo cho HS có được bản lĩnh rõ ràng về nhân cách toàn diện. Nếu không rèn
KNS thì không những sự ứng xử trong các tình huống sẽ phức tạp, khó khăn, mắc phải
sai lầm, mà việc hình thành nhân cách toàn diện của trẻ sẽ bị hạn chế, phiến diện, việc
xây dựng những thói quen hành vi dễ rơi vào chủ nghĩa hình thức máy móc, lí trí và tình
cảm không thống nhất với nhau, lời nói không đi đôi với việc làm, dễ dẫn đến hiện tượng
lệch lạc về nhân cách.
Ở bậc tiểu học, các môn học cung cấp cho HS những tri thức sơ đẳng về các chuẩn
mực hành vi XH gắn với những kinh nghiệm đạo đức, từ đó giúp HS hình thành KNS,
biết phân biệt đúng sai, làm theo cái đúng, ủng hộ cái đúng, đấu tranh với những biểu
hiện sai trái, xấu xa, thôi thúc các em hành động theo chuẩn mực đạo đức và thói quen
đạo đức. Vì vậy việc rèn KNS ở bậc tiểu học là một nhiệm vụ quan trọng mà người
người làm công tác GD cần quan tâm .
Thực trạng hiện nay việc rèn KNS của các em ở trường TH còn thấp và nhiều hạn chế .Việc rèn
KNS cho HS chưa có nét chuyển biến, nguyên do chính là trong tư tưởng GV, phụ huynh chỉ chú trọng
đến việc dạy kiến thức, việc rèn KNS cho HS còn chiếu lệ, GV chưa đề cao tầm quan trọng của việc rèn
KNS cho HS mà chủ yếu chỉ chú trọng đến việc đọc tốt, làm tính tốt …
Về phía HS, các em hay nói trước quên sau và chưa có khả năng vận dụng những điều đã học vào
thực tế. Với HS tiểu học, tâm lý độ tuổi các em rất hiếu động, các em có nhu cầu hỏi đáp, không muốn
bị áp đặt. Các em rất tin vào lời nói của GV, thầy cô bảo đọc là đọc, bảo chép là chép, quá trình đó lặp
đi lặp lại dần dần dẫn đến thói quen. Nếu nói rằng GV không quan tâm đến việc rèn KNS là không
đúng, nhưng việc rèn KNS ở đây còn hạn chế, nhất là việc lồng ghép vào tất cả các môn học.
PPNC : phỏng vấn, bảng hỏi, quan sát
Câu 3 : Tại sao khi thực hiện 1 đề tài khoa học, người NC phải chú trọng xác định
mục đích, mục tiêu của đề tài ? Cho VD minh họa ?
Khi thực hiện 1 đề tài khoa học, người NC phải chú trọng xác định mục đích, mục
tiêu của đề tài, vì : 1 điều rất quan trọng là làm sao thể hiện được mục đích và mục tiêu
NC mà không có sự trùng lặp lẫn nhau. Vì vậy, cần thiết phải phân biệt sự khác nhau
giữa mục đích và mục tiêu.
* Mục đích : là cái đích mà đề tài hướng đến, thường thì mục đích khó có thể đo
lường hay định lượng.
Nói cách khác, mục đích là sự sắp đặt công việc hay điều gì đó được đưa ra trong
NC. Mục đích trả lời câu hỏi “nhằm vào việc gì?”, hoặc “để phục vụ cho điều gì?” và
mang ý nghĩa thực tiễn của NC, nhắm đến đối tượng phục vụ sản xuất, NC.
Trong NC KHGD, mục đích của các đề tài thường nhằm nâng cao chất lượng, kết
quả dạy và học của quá trình GD, chất lượng tổ chức và quản lí hệ thống GD.
* Mục tiêu : là định hướng công việc mà người NC vạch ra để thực hiện, tiến hành
trong quá trình NC. Đó là kế hoạch cụ thể, rõ ràng mà người NC đã đặt ra trong NC và
sẽ hoàn thành theo kế hoạch đó.
Mục tiêu có thể đo lường hay định lượng được. Nói cách khác, mục tiêu là nền tảng
hoạt động của đề tài và làm cơ sở cho việc đánh giá kế hoạch NC đã đưa ra, là điều mà
kết quả phải đạt được. Mục tiêu trả lời câu hỏi “làm cái gì?”.
Việc xđ mục đích, mục tiêu đc tiến hành ngay khi lập đề cương NC. Đây là bước
quan trọng. Nếu không xđ đc mục đích, mục tiêu, sẽ không biết cần làm những gì và làm
để làm gì.
VD 5 : Với đề tài “Rèn luyện KNS cho HS lớp 1, 2, 3 thông qua dạy học chủ đề
“Con người và sức khỏe”của môn TNXH (Thực nghiệm tại trường Tiểu học … )”.
+ Mục đích NC : Tìm ra các giải pháp GD để nâng cao KNS cho HS lớp 1, 2, 3
thông qua dạy học chủ đề “Con người và sức khỏe”của môn TNXH.
+ Mục tiêu NC :
- Tìm hiểu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc rèn luyện KNS cho HSTH thông qua dạy học
chủ đề “Con người và sức khỏe”của môn TNXH lớp 1, 2, 3.
- Xác định các biện pháp rèn luyện KNS
- Tiến hành thực nghiệm SP
VD 6 : Với đề tài "Thực trạng KNS của HSTH. Nguyên nhân và giải pháp"
(Khảo sát tại trường Tiểu học …)
+ Mục đích NC : Đề xuất các giải pháp để nâng cao KNS cho HSTH
+ Mục tiêu NC :
- Nhận diện thực trạng KNS của HSTH
- Tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới thực trạng
- Đề xuất các giải pháp
Câu 4 : Giả sử bạn muốn NC đề xuất các biện pháp rèn luyện kĩ năng viết đúng cho
HS lớp 1. Hãy viết lí do chọn đề tài ?
Tên đề tài : “ Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng viết đúng cho HS lớp 1”
( Thực nghiệm tại trường Tiểu học … )
Lí do chọn đề tài :
Tiểu học là bậc học nền tảng, dạy Tiếng Việt và tập viết Tiếng Việt là chúng ta đã
trao cho các em chìa khóa để mở ra những cánh cửa bước vào tương lai, là công cụ để
các em vận dụng suốt đời. Tập viết là 1 phân môn có tầm quan trọng đặc biệt ở tiểu học,
nhất là đối với lớp 1. Vì HS lớp 1 là giai đoạn đầu cấp, cũng là giai đoạn then chốt trong
quá trình hình thành kỹ năng viết. Không phải ngẫu nhiên mà ở tiểu học, Tập viết được
bố trí thành một phân môn độc lập (thuộc môn Tiếng Việt), có tiết dạy riêng. Giống như
các phân môn khác, tính nổi bật của phân môn Tập viết là tính thực hành, chỉ có hình
thành kỹ năng, kỹ xảo cho HS thông qua việc thực hành và luyện tập. Viết đúng mẫu, rõ
ràng và nhanh giúp HS có điều kiện ghi chép các môn học tốt hơn. Tập viết còn góp
phần quan trọng vào việc rèn luyện cho HS những phẩm chất đạo đức tốt như tính cẩn
thận, tinh thần kỷ luật và óc thẩm mĩ.
Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết
người. Dạy cho HS viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em
tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy và bạn đọc bài vở của
mình”. Hay người xưa cũng đã từng nói: “Nét chữ - nết người ”. Qua câu nói đó, người
xưa muốn nói với các thế hệ đi sau rằng chữ viết là thể hiện tính cách của con người, và
thông qua rèn luyện chữ viết mà GD nhân cách con người.
Tập viết không những có quan hệ mật thiết tới chất lượng học học tập ở các môn
học khác, mà còn góp phần rèn luyện 1 trong những kĩ năng hàng đầu của việc học Tiếng
Việt trong nhà trường TH - kĩ năng viết chữ. Viết chữ đúng mẫu, rõ ràng, tốc độ nhanh
thì HS có điều kiện ghi chép bài học tốt hơn. Viết xấu, tốc độ chậm sẽ ảnh hưởng không
nhỏ tới chất lượng học tập. Học vần, tập đọc giúp rèn luyện năng lực đọc thông, tập viết
giúp rèn năng lực viết thạo. Để làm chủ một tiếng nói về mặt văn tự, người học phải rèn
luyện cho mình đọc thông, viết thạo văn tự đó. Hai năng lực này có quan hệ mật thiết với
nhau.
Bao lâu nay, nhiều thế hệ GV đã trăn trở góp nhiều công sức cải tiến kiểu chữ, nội
dung và PP dạy tập viết, cũng như nghiên cứu các đề tài “ Rèn chữ giữ vở” cho HS. Tuy
vậy chỉ có một bộ phận HS là biết “Rèn chữ giữ vở”, còn nhiều HS vẫn viết sai, viết xấu
và viết rất chậm. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tiếng Việt nói riêng
& các môn khoa học khác nói chung của các em.
Phân môn Tập viết là 1 môn khó dạy đối với HS lớp 1. HS lớp 1 ngày đầu tiên đến
trường còn rất nhiều bỡ ngỡ, việc làm quen với chữ viết của các em còn khó khăn bởi đôi
tay của các em còn vụng về, lóng ngóng. Các em chưa hề có kiến thức cơ bản về chữ viết
và kĩ thuật viết chữ. Mà KTVC đúng là điều cốt lõi để duy trì kĩ năng viết đúng, viết
nhanh và làm chủ tiếng nói về mặt văn tự. Khi các em đã có KTVC đúng các em mới
viết đẹp, và KTVC đúng sẽ là cơ sở giúp các em viết được những kiểu chữ sáng tạo hơn,
đẹp hơn.
Là một người giáo viên tương lai, tôi luôn tự hỏi phải làm gì, làm như thế nào để
giúp các em viết đúng, viết đẹp, góp phần nâng cao chất lượng chữ viết của các em và
làm cho phong trào “Vở sạch - chữ đẹp” của trường lớp ngày một đi lên 1 cách bền vững
nhất. Đó là lí do tôi chọn đề tài : “ Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng viết đúng cho HS
lớp 1 (Thực nghiệm tại trường Tiểu học …) ”.
Câu 5 : Hãy xác định mục đích, mục tiêu trong các trường hợp sau :
a. 1 GV muốn tìm hiểu nhận thức thái độ & hành vi BVMT của HSTH ?
Tên đề tài : "Thực trạng nhận thức thái độ & hành vi BVMT của HSTH"
( Khảo sát tại trường Tiểu học )
Mục đích : Đề xuất các giải pháp để nâng cao nhận thức, thái độ & hành vi
BVMT của HSTH.
Mục tiêu :
+ Thực trạng nhận thức thái độ & hành vi BVMT của HSTH.
+ Tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới thực trạng
- Thói quen
- Bắt chước
- Chưa đc GD tốt
+ Đề xuất các giải pháp
- Gia đình
- Nhà trường
b. 1 hiệu trưởng muốn xác định các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả học tập môn
Toán của HS lớp 1
Tên đề tài : “Một số yếu tố ảnh hưởng tới kq học tập môn Toán của HS lớp 1”
( Khảo sát tại trường Tiểu học )
Mục đích : Đưa ra các giải pháp để nâng cao kq học tập môn Toán của HS lớp 1.
Mục tiêu :
+ Thực trạng kq học tập môn Toán của HS lớp 1
+ Tìm hiểu nguyên nhân ảnh hưởng tới kq môn Toán :
- Gia đình : chưa tận tình chỉ bảo
- Nhà trường : phân bố time chưa hợp lí, lớp đông HS, GV không kiểm
soát hết mức độ hiểu bài của HS, trang thiết bị học tập thiếu
- HS : ham chơi, chưa chú ý tập trung học
+ Đề xuất các giải pháp nâng cao kq học tập
- Sự quan tâm của gia đình
- Cách dạy của GV
- Nhà trường
Câu 6 : Để thu thập dữ kiện cho một NC đổi mới PPDH, người NC nên sử dụng những
PPNC nào ? Cho VD minh họa ? Lựa chọn PP chính ?
Để thu thập dữ kiện cho một NC đổi mới PPDH , người NC nên sử dụng các nhóm PPNC sau :
+ Nhóm PPNC lí luận : có PP phân tích tài liệu : là phân tích, tổng hợp các công trình đã NC, XD
trước đó, nhằm lấy thông tin để viết cơ sở lí luận & các kinh nghiệm của vđ đổi mới PPDH.
+ Nhóm PPNC thực tiễn : gồm các PP :
- PP phỏng vấn : GV, HS
- PP quan sát : qs lớp học trong các giờ học, cách tổ chức lớp học, thái độ tinh thần học t ập của
HS
- PP lấy ý kiến chuyên gia : Trao đổi với 1 số chuyên gia để tham khảo định hướng cho đề tài,
cũng như đánh giá khách quan kết quả NC.
- PP thực nghiệm : tiến hành dạy để kiểm chứng
- PP lập bảng hỏi
=> Thu thập đc thông tin có liên quan đến đề tài NC, đánh giá đc tình hình đổi mới & quản lí đổi
mới PPDH.
PPNC chính là : PP thực nghiệm
VD 7 : Đề tài : “Rèn luyện KNS cho HS lớp 1, 2, 3 thông qua dạy học chủ đề “Con
người và sức khỏe”của môn TNXH”.
+ PP phân tích tài liệu : tìm hiểu, NC những tài liệu cơ bản về GD học, tâm lí học, triết học, PP
dạy học, các công trình đã NC, XD trước đó để lấy thông tin viết cơ sở lí luận & kinh nghiệm KNS.
+ PP phỏng vấn : pv GV về vđ rèn luyện KNS cho HS lớp 1, 2, 3
+ PP lập bảng hỏi : chưa thể lập bảng hỏi với HS lớp 1, 2. Với HS lớp 3, có thể lập bảng hỏi
khoảng 15 câu để tìm hiểu thực trạng KNS của các em.
+ PP quan sát : qs hoạt động của GV & HS trong tiết dạy học chủ đề “Con người và sức
khỏe”của môn TNXH 1, 2, 3.
+ PP lấy ý kiến chuyên gia
+ PP thực nghiệm :
Câu 7 : Để thu thập dữ kiện cho một NC loại điều tra thực trạng 1 hiện tượng đang diễn ra
trong lĩnh vực GD, người NC nên sử dụng những PPNC nào ? Cho VD minh họa ?
Những PPNC để thu thập dữ kiện cho một NC loại điều tra thực trạng 1 hiện tượng đang diễn ra
trong lĩnh vực GD là :
+PP quan sát
+PP phỏng vấn
+PP xây dựng bảng hỏi
+PP tham khảo tài liệu
+PPđiều tra viết
Tùy vào đối tượng, khách thể NC mà sử dụng PP thu thập thông tin chính. Nếu vđ NC nhạy cảm,
khách thể khó khăn trong việc trả lời bảng hỏi thì chọn PP chính là phỏng vấn. Với vđ NC trên phạm vi
rộng, khách thể dễ trả lời thì nên sử dụng bảng hỏi.
VD 8 : thực trạng bỏ học, đọc sai, KNS, vứt rác bừa bãi, ứng dụng CNTT, sử dụng trang thiết bị,
chất lượng sống của GV…
VD 9 : Đề tài “ Thực trạng chất lượng sống của GV (Khảo sát tại trường Tiểu học …)” nên
chọn PP phỏng vấn & quan sát.
VD 10 : Đề tài “ Thực trạng vứt rác bừa bãi của HS trong khuôn viên và xung quanh trường học
(Khảo sát tại trường Tiểu học …)”
+PP quan sát : Là quan sát thái độ, hành vi của HS trong việc giữ gìn vệ sinh khuôn viên và xung
quanh trường học ở trường Tiểu học…
• Quan sát khuôn viên và xung quanh trường học có nhiều rác không ?
• Quan sát HS có vứt rác bừa bãi trong khuôn viên và xung quanh trường học không ?
• Quan sát thái độ, ứng xử của HS khi nhìn thấy rác & thấy người khác vứt rác
trong khuôn viên và xung quanh trường học ?
+PP phỏng vấn : Là phỏng vấn GV & HS về nhận thức của HS trong việc giữ gìn vệ sinh khuôn
viên và xung quanh trường học
Câu 8 : Bạn muốn NC thực trạng sử dụng trò chơi dân gian trong HĐNGLL ở lớp 3.
Hãy xác định nội dung phỏng vấn để có dữ liệu NC ?
- Trong 1 tuần có mấy tiết HĐNGLL ?
- Đc tổ chức ntn ?
- Có sử dụng TCDG không ?
1. Nếu có :
+ Những trò nào đã đc sử dụng ?
+ Thái độ HS ntn ? Có hứng thú không ?
+ Mức độ tham gia trò chơi của HS ntn ? Có đảm bảo tất cả HS đều đc chơi k ?
+ Sự khác biệt giữa HS người Kinh & HS người DTTS, giữa HS nam & HS nữ,
giữa HS khỏe mạnh & HS thể trạng yếu, HS mạnh dạn & HS nhút nhát ntn ?
+ Trò nào thường hay đc sử dụng ? Vì sao ?
+ Trò nào không đc hoặc ít đc sử dụng ? Lí do ?
+ Việc sử dụng TCDG trong tiết HĐNGLL có đạt đc mục tiêu GD không ?
+ Sau khi tham gia TCDG trong tiết HĐNGLL, HS tiếp thu đc những gì & GV
đúc kết đc những kinh nghiệm gì ?
+ Tiết HĐNGLL có ảnh hưởng ntn tới sự phát triển tâm lí, nhân cách & thể chất
HS ?
+ Theo ý kiến cá nhân của GV thì có nên tăng cường sử dụng TCDG trong tiết
HĐNGLL ở lớp 3 ? Nếu có : ưu & nhược điểm ? Nếu không : tại sao ?
+ Sử dụng TCDG trong HĐNGLL hay gặp phải những khó khăn gì ?
2. Không :
+ Lí do không sử dụng ?
_ Tg ?
_ Sức khỏe ?
_ Việc soạn giáo án ?
_ Ban giám hiệu ?
+ Theo ý kiến cá nhân thì có nên sử dụng TCDG vào tiết HĐNGLL không ?
_ Nếu nên : TCDG ntn, có ích không ? Các em HS có biết nhiều TCDG không ?
Đã bao giờ thấy các em chơi TCDG khi đc nghỉ ra chơi ?
_ Nếu không : Tại sao ?
Câu 9 : Giả sử bạn muốn NC vận dụng trò chơi trong dạy học môn TNXH 3, hãy lập kế hoạch
quan sát tại lớp học để có dữ liệu NC ?
Kế hoạch quan sát : Quan sát tại khối lớp 3 trường Tiểu học (10 tiết )
1. Quan sát bầu kk chung của lớp học : diện tích phòng học, ánh sáng, tinh thần HS
2. Quan sát GV và cách tổ chức trò chơi của GV
+ GV lên lớp ntn : vui vẻ, hứng thú ? mệt mỏi ?
+ Tác phong : gọn gàng, lịch sự, đúng chuẩn mực ?
+ Ngôn ngữ : rõ ràng, nhẹ nhàng tạo sự hứng khởi cho HS ?
+ Động tác : nhanh nhẹn ? từ từ ?
+ Cách thức tổ chức lớp học : làm cho lớp sôi nổi hay trầm ?
+ Cách tổ chức trò chơi : cả lớp, theo tổ, theo nhóm đôi, cá nhân ?
- Tên trò chơi : GV nêu trò chơi
- Tg chơi, cách chơi : phổ biến luật chơi rõ ràng, dễ hiểu ?
- Sử dụng cho hoạt động nào của tiết học : Hđ mở đầu, giữa tiết hay hđ kết thúc để
củng cố bài ?
- Cách điều khiển trò chơi của GV ?
- Trò chơi có đạt đc mục tiêu dạy học ?
3. Quan sát HS và thái độ của HS
+ HS có hứng thú với trò chơi ?
+ Có bao nhiêu HS nhiệt tình tham gia ? Các em có thật sự hiểu luật chơi ?
+ Tác phong HS nhanh nhẹn, hào hứng hay không ?
+ Khuôn mặt HS vui vẻ hay uể oải
+ Mức độ tham gia chơi : nhiều hay ít HS tham gia, tham gia với thái độ hứng thú hay miễn cưỡng
?
+ Trò chơi có phù hợp với ND bài học, tâm sinh lí HS, không gian lớp học ?
+ HS rút ra đc bài học, kĩ năng gì qua trò chơi ?
4. Nhận xét
+ HS tham gia trò chơi ntn ?
+ Tổ chức trò chơi có gây ảnh hưởng gì tới lớp bên cạnh ?
+ Sau khi vận dụng trò chơi, mục tiêu bài học có đạt đc không ?
+ Ở các bài học khác nhau, trò chơi có khác nhau ? Có sự lặp lại không ?
+ Ưu nhược điểm & những đòi hỏi của trò chơi đó đối với người GV ?
Câu 10 : 1 GV muốn NC thực trạng KNS của HS lớp 5. Hãy lập 5 câu hỏi trong bảng
hỏi dành cho HS ?
1. Khi đi chơi cùng bố mẹ, người thân, bạn bè mà bị lạc, em sẽ :
A. Khóc.
B. Ngồi chờ bố mẹ, người thân, bạn bè quay lại tìm mình.
C. Vừa đi tìm vừa hỏi thăm những người em gặp trên đg về tin tức của bố mẹ, người
thân, bạn bè.
2. Trên đg đi học về, có 1 người lạ nói đc bố mẹ em nhờ đi đón em về, em sẽ :
A. Hỏi người đó là ai.
B. Cố nhớ xem người đó có quan hệ ntn với gia đình, bố mẹ.
C. Không đồng ý.
D. Em tin lời người đó nói và đi với người đó.
3. Đã muộn học nhưng em thấy 1 cụ già đang tìm cách qua đg, em sẽ :
A. Dù sao cũng đã muộn rồi, nên em tìm cách giúp cụ già qua đg rồi tới lớp sẽ giải
thích với cô giáo sau.
B. Em không thể đến muộn hơn đc nữa, nên em mặc kệ cụ già và nhanh chân chạy tới
lớp.
C. Cách khác :
4. Em ở nhà 1 mình, có 1 người lạ em chưa gặp bao giờ đến nhà, bảo rằng họ là bạn ở xa
của bố mẹ em đến thăm, và muốn đc vào nhà chờ bố mẹ em về. Em sẽ :
A. Cho họ vào nhà chờ bố mẹ.
B. Hỏi thăm họ là ai.
C. Gọi điện thoại cho bố mẹ và nói rõ sự việc.
D. Nhất quyết không đồng ý.
E. Khéo léo nói với họ thông cảm cho em, dù là bạn thân của bố mẹ nhưng bố mẹ
không có nhà nên không thể cho họ vào nhà, sau đó gọi điện thoại cho bố mẹ.
5. Em và bạn đang chơi với nhau thì nhìn thấy 1 bà cụ đang đứng ngoài cửa nhà chú Thanh
hàng xóm. Em và các bạn không biết bà cụ đó là ai, chỉ nghe thấy bà cụ gọi : “ Vợ chồng
Thanh có nhà không con?”. Em sẽ :
A. Mời bà cụ - chắc là mẹ của chú Thanh vào nhà mình nghỉ tạm rồi ngồi đợi chú
Thanh về.
B. Nhỡ đó không phải mẹ chú Thanh mà chỉ là 1 bà cụ giả vờ. Dạo này có nhiều kẻ
lừa đảo lắm.
C. Mặc kệ, việc của hàng xóm, chẳng ảnh hưởng gì tới mình nên chẳng bận tâm.
6. Bố đi công tác xa, mẹ ở nhà ốm nặng, họ hàng nội ngoại đều ở quê, em sẽ :
A. Chờ bố về đưa mẹ đi bệnh viện
B. Bối rối chẳng biết làm gì
C. Nhờ hàng xóm giúp đỡ ( nhờ đi mua thuốc hoặc nhờ đưa mẹ đi bệnh viện )
D. Cách khác :
7.Cả nhà đi vắng, chỉ có em và em bé 2 tuổi ở nhà. Các bạn em rủ em đi chơi, em sẽ :
A. Từ chối, không tham gia
B. Đưa cả em bé ra ngoài cùng chơi
C. Gửi em bé cho hàng xóm rồi đi chơi
D. Gọi các bạn vào nhà mình chơi