Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và ảnh hưởng của nhiễm virus đến cơn hen phế quản cấp ở trẻ dưới 5 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.24 MB, 90 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
♣♣

BÙI THỊ HOÀNG NGÂN



NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ
ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỄM VIRUS ĐẾN CƠN HEN PHẾ QUẢN
CẤP Ở TRẺ DƯỚI 5 TUỔI


Chuyên nghành: Nhi khoa
Mã số: 62.72.16

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng


HÀ NỘI - 2010

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
♣♣

BÙI THỊ HOÀNG NGÂN




NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ
ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỄM VIRUS ĐẾN CƠN HEN PHẾ QUẢN
CẤP Ở TRẺ DƯỚI 5 TUỔI


LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC





HÀ NỘI – 2010

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận
được sự dạy bảo tận tình của các thầy cô, sự giúp đỡ nhiệt tình của các bạn
đồng nghiệp, sự động viên to lớn của gia đình và những người thân.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Đảng uỷ, Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau
đại học, Bộ môn Nhi-Trường Đại học Y Hà Nội, Ban giám đốc Bệnh viện
Bạch Mai, Bệnh viện Nhi trung ương đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong
suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS.Nguyễn Tiến Dũng-
Trưởng Khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai, người thầy đã tận tình dạy dỗ,trực
tiếp hướng dẫn tôi từng bước trưởng thành trên con đường nghiên cứu khoa
học, giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể Bác sỹ,Y tá, Hộ lý, Khoa Nhi Bệnh
viện Bạch Mai đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong

suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi cảm ơn các bệnh nhi cùng gia đình
trong đề tài nghiên cứu đã giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. Vũ Tường Vân phó trưởng
khoa Vi sinh Bệnh viện Bạch Mai, cùng tập thể nhân viên phòng PCR khoa
Vi sinh Bệnh viện Bạch Mai đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới tất cả các bạn thân, các bạn đồng nghiệp
đã nhiệt tình, động viên giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng tôi xin dành tấm lòng yêu thương và biết ơn sâu nặng nhất
tới bố, mẹ hai bên, chồng, con và những người thân trong gia đình, những
người luôn ở bên tôi, giành cho tôi những gì thuận lợi nhất để tôi học tập và

hoàn thành luận văn này. Đặc biệt với lòng kính yêu sâu nặng nhất tôi gửi tới
bố, người suốt đời hy sinh, tận tụy, chăm lo cho tôi từng bước trưởng thành
trên con đường học tập, mong mỏi đến ngày tôi hoàn thành luận văn này
nhưng không kịp. Nơi chín suối, bố hãy mỉm cười vì con đã làm được những
gì bố mong muốn. Con luôn yêu bố.

Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2010.
Bùi Thị Hoàng Ngân



LI CAM OAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, không
trùng lặp với bất kỳ một công trình nghiên cứu khoa học nào khác. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu là trung thực và cha đợc công bố. Tôi xin chịu
trách nhiệm về lời cam đoan này.

Bựi Th Hong Ngõn



MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3U
1.1. Định nghĩa và lịch sử bệnh hen phế quản 3
1.1.1. Định nghĩa: 3
1.1.2. Vài nét về lịch sử 4
1.2. Dịch tễ học 5
1.2.1. Tỉ lệ mắc hen phế quản 6
1.2.2. Tỉ lệ tử vong 7
1.2.3. Hậu quả của hen phế quản 8
1.3. Nguyên nhân: 9
1.4. Phân loại hen phế quản 10
1.4.1. Phân loại theo nguyên nhân 10
1.4.2. Phân loại theo mức độ nặng cơn hen cấp theo GINA 2009 11
1.5. Cơ chế bệnh sinh hen phế quản : 11
1.5.1. Viêm là quá trình chủ yếu trong cơ chế bệnh sinh của hen phế quản 11
1.5.2. Co thắt phế quản 12
1.5.3. Gia tăng tính phản ứng phế quản 13
1.6. Đặc điểm một số virus và ảnh hưởng của virus đến cơn HPQ: 14
1.6.1. Các nghiên cứu về ảnh hưởng virus đến cơn HPQ cấp: 14
1.6.2. Đặc điểm một số virus 14
1.6.3. Mối liên quan giữa nhiễm virus và HPQ 18
1.7. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của hen phế quản 18
1.7.1. Lâm sàng: 18
1.7.2. Cận lâm sàng 19
1.7.3. Chẩn đoán hen phế quản ở trẻ dưới 5 tuổi :Theo GINA 2009 [42]21


1.8. Điều trị: 23
1.8.1.Thuốc giãn phế quản 23
1.8.2. Thuốc chống viêm. 24
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25U
2.1. Đối tượng và địa điểm 25
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 25
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu: 27
2.2. Phương pháp nghiên cứu: 27
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, tiến cứu, so sánh giữa hai
nhóm có nhiễm virus và không nhiễm virus 27
2.2.2. Cỡ mẫu 28
2.2.3. Dụng cụ và phương tiện nghiên cứu: 28
2.3. Phương pháp và kỹ thuật thu thập số liệu: 28
2.3.1. Các bước tiến hành: 28
2.4. Phân tích và xử lý số liệu: 33
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34U
3.1. ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỘ NẶNG CỦA BỆNH 34
3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới 34
3.1.2. Mức độ nặng nhẹ của cơn hen phế quản cấp 35
3.1.3. Tỷ lệ nhiễm virus 35
3.1.4. Tỷ lệ từng loại virus (+) theo tuổi 36
3.1.5. Tiền sử dị ứng bản thân 37
3.1.6. Triệu chứng cơn HPQ cấp 38
3.2. ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỄM VIRUS VÀ ĐỘ NẶNG CỦA BỆNH 40
3.2.1. Ảnh hưởng nhiễm virus và độ nặng 40
3.2.2. Ảnh hưởng của nhiễm virus phối hợpvà độ nặng 40
3.2.3. Ảnh hưởng của từng loại virus và độ nặng. 41

3.3. MỐI LIÊN QUAN CỦA NHIỄM VIRUS VÀ TRIỆU CHỨNG LÂM

SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, THỜI GIAN ĐIỀU TRỊ 42
3.3.1. Liên quan giữa sốt và nhiễm virus 42
3.3.2. Liên quan giữa chảy mũi và nhiễm virus 43
3.3.3. Liên quan giữa kích thích và nhiễm virus 43
3.3.4. Liên quan giữa triệu chứng co kéo cơ hô hấp và nhiễm virus 44
3.3.5. Liên quan giữa tím và nhiễm virus 44
3.3.6. Liên quan giữa nhịp thở và nhiễm virus 45
3.3.7. Liên quan giữa mạch và nhiễm virus 45
3.3.8. Liên quan giữa SpO
2
và nhiễm virus 46
3.3.9. Liên quan giữa số lượng bạch cầu và nhiễm virus 46
3.3.10. Liên quan giữa số lượng bạch cầu ưa axid và nhiễm virus 47
3.3.11. Liên quan giữa thời gian điều trị và nhiễm virus 48
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 49
4.1. Một số đặc điểm dịch tễ của đối tượng nghiên cứu liên quan đến độ
nặng của cơn HPQ 49
4.1.1. Tuổi và giới: 49
4.1.2. Tỉ lệ bệnh nhân nặng và tuổi. 50
4.1.3. Tỉ lệ nhiễm vius: 51
4.1.4. Liên quan tiền sử dị ứng bản thân và độ nặng 52
4.1.5. Đặc điểm lâm sàng và tuổi. 53
4.2. Ảnh hưởng của nhiễm virus và mức độ nặng cơn HPQ 55
4.2.1. Ảnh hưởng của virus (+) và virus (-) với độ nặng cơn HPQ 55
4.2.2. Ảnh hưởng từng loại virus và độ nặng. 56
4.2.3. Ảnh hưởng số virus bị nhiễm và mức độ nặng 57
4.3. Liên quan nhiễm virus và triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và thời
gian điều trị cơn HPQ cấp. 58

4.3.1. Liên quan triệu chứng sốt và nhiễm virus. 58

4.3.2. Liên quan chảy mũi và nhiễm virus. 58
4.3.3. Liên quan triệu chứng kích thích và nhiễm virus 58
4.3.4. Liên quan co kéo cơ hô hấp và nhiễm virus 58
4.3.5. Liên quan tím và nhiễm virus 59
4.3.6. Liên quan nhịp thở và nhiễm virus 59
4.3.7. Liên quan mạch và nhiễm virus 59
4.3.8. Liên quan SpO2 và nhiễm virus. 59
4.3.9. Ảnh hưởng của nhiễm virus và triệu chứng cận lâm sàng. 60
4.3.10. Liên quan nhiễm virus và thời gian điều trị. 60
KẾT LUẬN 62
ĐỀ XUẤT 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


CÁC CHỮ VIẾT TẮT

WHO ( world Health Organization) : Tổ chức y tế thế giới
GINA ( Global Intiative For Asthma) : Chiến lược toàn cầu về hen
PaCO
2
: Áp lực riêng phần của carrbonic trong
máu động mạch
PaO
2
: Áp lực riêng phần oxy trong máu động
mạch
SaO
2
: Bão hoà oxy máu động mạch

HPQ : Hen phế quản
CNHH : Chức năng hô hấp
PEF ( Peak Exiratory Flow) : Lưu lượng đỉnh
FVC (Forced vital capacity) :Dung tích sống thở mạnh
PEF(Peak expiratory flow) : Lưu lượng đỉnh
FEV1(Forced expiratory volum in
the first one second)
:Thể tích thở ra tối đa trong giây đầu
tiên
FEF25-75%(Forced expiratory flow
during the midle of FVC)
:Lưu lượng thở ra ở quãng giữa FVC
MEF50%(Maximal expiratory flow
when 50% of the FVC remain in the
lung)
:Lưu lượng thở ra tối đa tại vị trí còn lại
50% của FVC.
RSV (Respiratory syncytial virus) : Vi rút hợp bào hô hấp
VR (+) : Vi rút dương tính
VR (-) : Vi rút âm tính
VMDƯ : Viêm mũi dị ứng
COPD(Chronic obstructive
pulmonary disease)
: Bệnh viêm phổi tắc ngẽn mãn tính.


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Tỷ lệ hen phế quản ở các nước khu vực Châu Á 6
Bảng 1.2. Phân loại mức độ nặng cơn hen phế quản cấp ở trẻ dưới 5 tuổi

theo GINA 2009 22

Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới 34
Bảng 3.2. Mức độ nặng nhẹ của cơn hen phế quản cấp 35
Bảng 3.3. Tỷ lệ từng loại virus (+) theo tuổi 36
Bảng 3.4. Liên quan tiền sử bản thân và độ nặng cơn hen 37
Bảng 3.5. Triệu chứng cơn HPQ cấp 38
Bảng 3.6. Ảnh hưởng nhiễm virus và độ nặng 40
Bảng 3.7. Ảnh hưởng nhiễm virus phối hợp và độ nặng 40
Bảng 3.8. Ảnh hưởng nhiễm Adenovirus và độ nặng 41
Bảng 3.9. Ảnh hưởng nhiễm virus cúm A và độ nặng 41
Bảng 3.10. Ảnh hưởng nhiễm RSV và độ nặng 42
Bảng 3.11. Liên quan giữa sốt và nhiễm virus 42
Bảng 3.12. Liên quan giữa chảy mũi và nhiễm virus 43
Bảng 3.13. Liên quan giữa kích thích và nhiễm virus 43
Bảng 3.14. Liên quan giữa co kéo cơ hô hấp và nhiễm virus 44
Bảng 3.15. Liên quan giữa tím và nhiễm virus 44
Bảng 3.16. Liên quan giữa nhịp thở và nhiễm virus 45
Bảng 3.17. Liên quan giữa mạch và nhiễm virus 45
Bảng 3.18. Liên quan giữa SpO
2
và nhiễm virus 46
Bảng 3.19. Liên quan giữa nhiễm virus và số lượng bạch cầu 46
Bảng 3.20. Liên quan giữa bạch cầu ưa axid và nhiễm virus 47
Bảng 3.21. Liên quan giữa thời gian điều trị và nhiễm virus 48



DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ nhiễm virus 35
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ nhiễm từng loại virus 36
Biểu đồ 3.3. Tiền sử dị ứng bản thân 37
Biểu đồ 3.4. Tỉ lệ của các triệu chứng lâm sàng 39
Biểu đồ 3.5. Ảnh hưởng của nhiễm virus đến số ngày điều trị 48




DANH MỤC ẢNH

Hình 1.1. Mô hình cấu trúc của Adenovirus 15
Hình 1.2. Mô hình cấu trúc của virus Cúm 16
Hình 1.3. Mô hình cấu trúc của virus hợp bào hô hấp 17
Hình 2.1. Hình ảnh mẫu dương tính của virus Cúm A,B, RSV 32
Hình 2.2. Hình ảnh mẫu dương tính của Adenovirus 32
Hình 2.3. Máy RT-PCR (trái) và máy PCR (phải) 33
1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Hen phế quản là bệnh mãn tính đường hô hấp, một trong những bệnh
mãn tính phổ biến nhất trên thế giới. Đặc biệt trong những thập niên gần đây
số lượng người mắc hen phế quản ngày càng có xu hướng tăng lên. Hen gặp ở
mọi lứa tuổi, mọi chủng tộc trên khắp thế giới, ảnh hưởng nhiều đến sức
khoẻ, học tập, lao động và hoạt động xã hội [7].
Theo báo cáo của tổ chức y tế thế giới (WHO) hiện trên thế giới có
khoảng 300 triệu người hen, 255000 người mắc hen bị chết trong 2005 [73].
Ở Việt Nam theo điều tra của hội hen, dị ứng - miễn dịch lâm sàng có khoảng
5 – 10% dân số bị hen, trong đó có 11% trẻ < 15 tuổi tương đương 4 triệu

người bị hen và số người tử vong hàng năm không dưới 3000 người [3].
Tỉ lệ trẻ em có triệu chứng hen thay đổi từ 0 – 3% tùy theo điều tra ở
từng khu vực trên thế giới. Các số liệu điều tra có liên quan đến trẻ em thường
tập trung vào 3 nhóm là điều tra về tỉ lệ hen hiện hành, tỉ lệ hen đã được chẩn
đoán và tỉ lệ trẻ khò khè trong 12 tháng gần đây. Theo tỉ lệ điều tra của
ISAAC (The Internatimal Study of Asthma and Allergies in Childhood) về tỉ
lệ bị khò khè trong 12 tháng gần đây ở lứa tuổi từ 13 – 14 tuổi trên toàn thế
giới có 3 nước mắc cao nhất là ở Anh, New Zeland và Australia chiếm
khoảng từ 20 - 35%. Trong khi đó 3 nước có tỉ lệ mắc thấp nhất là Indonexia,
Albania và Romania có tỉ lệ < 5%. Tại nước ta theo điều tra ở thành phố Hồ
Chí Minh tỉ lệ này là 29,1% [9].
Chẩn đoán và điều trị hen ở trẻ em còn gặp nhiều khó khăn đặc biệt là
với trẻ dưới 5 tuổi. Phát hiện sớm hen ở trẻ em, đặc biệt ở trẻ nhỏ là rất khó
bởi dựa chủ yếu vào triệu chứng lâm sàng, mặt khác bệnh cảnh lâm sàng
2

Tỉ lệ tử vong của hen phế quản ngày càng tăng, đặc biệt là ở trẻ em và
người già.
Để góp phần khống chế hen phế quản ở trẻ em chủ yếu là trẻ nhỏ cần
hiểu rõ đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng, đặc biệt là ảnh hưởng của tình
trạng nhiễm virus đường hô hấp qua đó đóng góp thêm những kinh nghiệm
chẩn đoán hen ở trẻ nhỏ.
Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với 2 mục tiêu:
1.
Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng cơn hen phế quản cấp ở trẻ
dưới 5 tuổi.
2.
Ảnh hưởng của nhiễm virut đường hô hấp với tình trạng bệnh và
thời gian điều trị cơn hen phế quản cấp.







3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Định nghĩa và lịch sử bệnh hen phế quản
1.1.1. Định nghĩa:
- Định nghĩa của hội lồng ngực Hoa Kì (AST) thường được áp dụng
trong thực hành lâm sàng: Hen phế quản được nghĩ đến khi bệnh nhân có thở
khò khè, ho, khạc đờm, nặng ngực hay mệt, đặc biệt khi các triệu chứng đó
xảy ra cách quãng và nặng lên về đêm. Chẩn đoán dương tính dựa trên sự
phối hợp các triệu chứng gợi ý đó qua hỏi bệnh hay thăm khám với sự tắc
nghẽn cây phế quản được phục hồi từng phần hay hoàn toàn một cách tự
nhiên hay do điều trị. Nếu các trị số đo CNHH bình thường thì nên tìm sự
hiện diện của tăng đáp ứng phế quản không đặc hiệu với histamin,
metacholen hoặc làm nghiệm pháp gắng sức. Trước một tình trạng có tắc
nghẽn đường hô hấp nặng, chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý tắc nghẽn mãn
tính khác thường khó khăn. Do đó một số chỉ tiêu chẩn đoán khác có thể được
dùng như: có tế bào ái toan trong máu hay trong đờm.
- Ngoài ra còn có rất nhiều định nghĩa hen phế quản: Định nghĩa về
sinh lý bệnh hen phế quản, định nghĩa về dịch tễ học.
Vì hen ở trẻ em có nhiều điểm khác biệt so với người lớn do đó hen phế
quản ở trẻ em được định nghĩa theo GINA 2009 như sau:
[42]
+ Trẻ có các triệu chứng: Khò khè, ho, thở ngắn hơi (với biểu hiện đặc

trưng là hạn chế vận động) và các triệu chứng về đêm, gần sáng.
+ Tiển sử: đối với trẻ nhỏ có các triệu chứng về hô hấp từng đợt, biểu
hiện dị ứng: da, thức ăn, mũi họng.
4

+ Gia đình có người bị hen (đặc biệt là mẹ).
- Thực chất của hen phế quản là do chít hẹp phế quản và sau đó là hiện
tượng giãn phế nang làm tăng thể tích khí cặn. Chít hẹp phế quản được giải
thích do ba yếu tố:
+ Co thắt cơ trơn phế quản.
+ Phù nề thành phế quản kèm theo hiện tượng xung huyết, thâm nhiễm
bạch cầu ái toan, kích thích bài tiết các tuyến nhờn trong biểu mô phế quản.
+ Xuất tiết nhiều chất nhầy, dính thành nút gây tắc hẹp phế quản, những
nút nhầy này chứa vòng xoắn Cushman, tinh thể Charcot, Leyden, bạch cầu ái
toan…
[ 42].
1.1.2. Vài nét về lịch sử
- Hen phế quản là một bệnh đã biết từ lâu đời nay, cách đây khoảng 5000
năm, các nhà y học cổ đại Trung Quốc, Hy Lạp, Ai Cập đã nói đến bệnh hen.
Từ năm 2007 trước Công Nguyên, người ta đã sử dụng ma hoàng
(Ephedra) để chữa cơn khó thở.
- Sau này Hippocrat (năm 40 trước Công Nguyên) đã đề xuất và giải
thích từ “Asthma” (thở vội vã) để mô tả một cơn khó thở kịch phát, có biểu
hiện khò khè. Đến thế kỷ thứ II công lịch hen phế quản mới được Aretanus
mô tả chi tiết hơn. Ông cho rằng hen là một bệnh mãn tính có chu kỳ, có ảnh
hưởng của thay đổi thời tiết và làm việc quá sức.
- Từ thế kỷ thứ III đến thế kỷ XVII do ảnh hưởng của tôn giáo nên việc
nghiên cứu về hen không được quan tâm nhiều.
Năm 1615 Van Helmont thông báo các trường hợp hen do ảnh hưởng
của phấn hoa.

Năm 1698 John Floyer giải thích nguyên nhân khó thở này là do co thắt
phế quản. J.Cullen (1777) chú ý tới cơn khó thở về đêm, có liên quan đến thời
5

tiết và di truyền. Laennec (1819) xác định cơn khó thở là do co thắt cơ
Reissessen. Các thập kỷ sau, Samter (1860) chứng minh bệnh hen là do tiếp
xúc với lông mèo, Blackley (1873) chứng minh phấn hoa và một số loại cỏ có
thể là nguyên nhân gây hen [23].
- Từ thế kỷ XX, phát hiện của C.Richet (1902) về shock phản vệ trên
thực nghiệm đã đặt cơ sở cho việc nghiên cứu sâu hơn về hen phế quản và các
bệnh dị ứng như viêm mũi dị ứng, mày đay và các bệnh dị ứng ngoài da…
Năm 1914 Widal đưa ra thuyết dị ứng về hen phế quản. Mãi đến 1932
mới có hội nghị lần thứ nhất về hen phế quản.
- Từ sau hội nghị này nhiều tác giả đã nghiên cứu sâu hơn về bệnh này:
Chakravarty tìm ra Serotonin vào năm vào năm 1936. Ado lưu ý đến vai trò
của Acetylcholin (1940). Nhiều tác giả đã nghiên cứu các loại thuốc điều trị
hen phế quản, các thuốc kháng histamin.
- Từ năm 1962 – 1972 các công trình nghiên cứu sâu hơn về cơ chế
bệnh sinh như Burnet, Miller Roitt nghiên cứu vai trò của tuyến ức , các tế
bào T và B trong hen phế quản. Ishisaka phát hiện IgE vào năm 1972.
- Từ 1985 đến nay nhiều công trình nghiên cứu chứng minh rằng viêm
đóng vai trò quan trọng trong hen phế quản dẫn đến tình trạng co thắt phế
quản, tăng tính phản ứng phế quản và từ đó có những tiến bộ trong việc phòng
và điều trị hen phế quản
[1,19,20].
1.2. Dịch tễ học
Hen phế quản là bệnh mãn tính hay gặp nhất ở trẻ em. Tỉ tệ lưu hành gia
tăng trong những năm gần đây làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng người
bệnh và là gánh nặng cho người bệnh, gia đình và xã hội [41].
6


1.2.1. Tỉ lệ mắc hen phế quản
- Cách đây 10 năm, cả thế giới có khoảng 150 triệu người hen phế quản
với tỉ lệ 6 – 8% ở người lớn và 8 – 10% đối với trẻ em dưới 15 tuổi. Cứ
khoảng 10 năm độ lưu hành của hen phế quản lại tăng lên 20 – 25%, có nơi
tăng 50%.
Theo điều tra dịch tễ học ở Châu Á – Thái Bình Dương cho thấy tỉ lệ
hen phế quản ở trẻ em trong 10 năm (từ 1984 đến 1994) đã tăng lên gấp 3 – 4
lần
[24].
Bảng 1.1.Tỷ lệ hen phế quản ở các nước khu vực Châu Á
Nước 1984 1994
Philippine 6% 18,8%
Indonesia 2,3% 9,8%
Nhật Bản 0,75 8%
Malaixia 6,1% 18%
Thái Lan 3,1% 12%
Singapore 5% 20%
- Tỉ lên mắc hen phế quản ở mỗi vùng và mỗi lứa tuổi khác nhau tuỳ
theo hoàn cảnh, địa lý, khí hậu, môi trường, song nhìn chung cao hơn ở các
nước phát triển, có đô thị hóa mạnh và thấp hơn ở các nước đang phát triển.
Theo thống kê năm 1997 ở 65 nước trên thế giới, nước có tỉ lệ hen thấp nhất
là Uzebekistan (1,4%), cao nhất là Peru (28%) [1].
- Hiện nay cả thế giới có khoảng 300 triệu người bị hen phế quản, tỉ lệ
hen phế quản nói chung (cả người lớn và trẻ em) vẫn gia tăng nhiều mặc dầu
chương trình kiểm soát hen đã được triển khai và một số nước đã có kế hoạch
khống chế.
7

- Theo WHO năm 2005 tỉ lệ hen ở các nước như sau: tỉ lệ cao nhất là

xứ Wales (khoảng 17%), sau đó là New Zealand, Ireland, Costarica, Mỹ,
Ecuador, Cộng hoà Czech, Clombia, Pháp, Nhật Bản, Thái Lan, Bỉ,
Singapore, Uzebekistan, Hàn Quốc, Hy Lạp và Albania (khoảng 1,4%) [22].
Tại Việt Nam năm 2001, ước tính có khoảng 4 triệu người. Tỉ lệ hen ở
một số vùng dân cư Hà Nội năm 1997 như quận Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm,
Thanh Xuân, Từ Liêm là 3,15% trong đó trẻ dưới 15 tuổi chiếm 73%. [
16]
Một số tác giả nghiên cứu tỉ lệ hen ở Hà Nội, Hải Phòng, Hoà Bình, Lâm
Đồng, Nghệ An, Thành phố Hồ Chí Minh (năm 2001), bằng phỏng vấn trực
tiếp theo mẫu 8038 người thì thấy tỉ lệ hen thấp nhất ở Lâm Đồng là 1,1%,
Hoà Bình là 5,35%, tỉ lệ hen trung bình 4,1%. Những nghiên cứu gần đây của
khoa Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng Bệnh viện Bạch Mai dự báo tỉ lệ mắc hen
phế quản ở nước ta là 6 – 7%. Tỉ lệ ở học sinh một số trường trung học phổ
thông tại Hà Nội năm 2006 là 8,74%.
[13]
1.2.2. Tỉ lệ tử vong
- Tỉ lệ tử vong không phụ thuộc vào độ lưu hành của hen. Nước có tỉ lệ
mắc hen thấp nhưng có thể có tỉ lệ tử vong cao. Nước có tỉ lệ tử vong cao là
Nga, Uzbekistan, Albani, Singapore…trong lúc tỉ lệ mắc hen ở những nước
này không cao.
- Cùng với sự tăng lên của tỉ lệ mắc hen phế quản, tỉ lệ tử vong cũng
tăng lên rõ rệt, hàng năm có khoảng 20 đến 25 vạn người tử vong do hen, cứ
250 người tử vong có một người tử vong do hen.
[22]
- Ở các nước Anh, Pháp, Đức trung bình hàng năm có tới 2000 trường
hợp tử vong (năm 1980 có 1480 trường hợp, năm 1990 có 1990 trường hợp,
năm 1998 có 3000 trường hợp). Ở Mỹ hàng năm có khoảng 4000 – 5000
trường hợp tử vong do hen (trong đó khoảng 85% tử vong có thể tránh được).
8


- Ở Việt Nam hiện nay chưa có số thống kê chính xác về tỉ lệ tử vong
do hen nhưng nếu dự tính khoảng 4 – 5% thì chúng ta có khoảng 4 triệu người
bị hen và chắc chắn tỉ lệ tử vong không phải là thấp, do độ lưu hành hen phế
quản tăng, phát hiện điều trị không kịp thời, sử dụng thuốc không đúng, chủ
quan coi nhẹ việc quản lý, kiểm soát hen phế quản tại cộng đồng.
- Nguyên nhân của sự gia tăng tỉ lệ mắc và tử vong do hen:
Trên thế giới đã được nhiều tác giả nghiên cứu và nhận xét:
+ Tình trạng ô nhiễm môi trường sống và xã hội.
+ Lạm dụng sử dụng thuốc, hoá chất trong chữa bệnh và đời sống sinh
hoạt hàng ngày.
+ Khí hậu và thời tiết thay đổi.
+ Nhịp sống khẩn trương, hiện đại, nhiều stress.
+ Thiếu kiến thức phòng chống hen, chương trình khống chế, kiểm soát
hen chưa được triển khai tốt.
[22]
1.2.3. Hậu quả của hen phế quản.
1.2.3.1. Đối với người bệnh:
Sức khoẻ giảm sút, mất ngủ, gầy sút, suy nhược thần kinh, nhiều khi bi
quan lo lắng về bệnh tật của mình, năng suất lao động kém dễ mất việc, nghỉ học,
do phải đi khám bệnh nhiều lần, chất lượng cuộc sống giảm sút, ảnh hưởng đến
hạnh phúc cá nhân và gia đình, nhiều trường hợp tử vong hoặc tàn phế.
1.2.3.2. Đối với gia đình:
Do bệnh kéo dài, khó điều trị dứt điểm nên nhiều gia đình coi người
bệnh như một gánh nặng, thiếu kiên trì động viên người bệnh điều trị. Có hai
xu hướng hoặc là bi quan, chán nản hoặc cho là bệnh không điều trị được nên
lơ là ảnh hưởng đến việc khống chế, kiểm soát bệnh hen, ảnh hưởng đến kinh
tế, hạnh phúc gia đình…
9

1.2.3.3. Đối với xã hội:

- Chi phí cho việc khám bệnh, xét nghiệm, tiền thuốc….tốn kém. Ngày
nghỉ học, nghỉ làm việc tăng lên, năng suất lao động giảm sút, thiếu nhiệt tình,
giới hạn hoạt động, thiếu hoà nhập với xã hội.
- Theo con số ước tính chi phí cho điều trị hen phế quản lớn hơn chi phí
điều trị của hai bệnh Lao và AIDS cộng lại.
- Theo tài liệu của GINA thì chi phí trực tiếp (nằm viện, thuốc men,
điều trị) chiếm 1 – 3% tổng chi phí y tế ở hầu hết các quốc gia. Chi phí nhiều
hay ít tuỳ thuộc vào mức độ nặng của bệnh và bệnh kèm theo, tuỳ theo kết
quả của chương trình kiểm soát hen có được triển khai thường xuyên và triệt
để hay không. [22]
- Ở Việt Nam hiện nay ước tính có từ 5% dân số mắc bệnh hen, tương
đương con số là khoảng 4 triệu người. Chỉ riêng thành phố Hồ Chí Minh năm
1996 theo thống kê chưa đầy đủ bệnh hen đã gây ra những thiệt hại to lớn,
mỗi năm trung bình tiêu tốn 108 triệu USD cho việc chữa bệnh, hơn 4 tỉ đồng
mất đi do điều trị thiếu hiệu quả với gần 300000 ngày công lao động bị mất.
Những con số thống kê ở Hà Nội cho thấy, mỗi bệnh nhân hen nếu không
được kiểm soát tốt mỗi năm phải vào viện cấp cứu trung bình 2 – 4 lần, mỗi
lần nhập viện chi phí 2 – 3 triệu đồng, chưa kể các tổn thất gây ra do nghỉ
học, nghỉ việc, mất việc và làm giảm chất lượng cuộc sống.
1.3. Nguyên nhân: [14]
- Các dị nguyên hít: Các dị nguyên từ động vật (da, lông, chất thải,…),
con mạt bụi nhà (dermatophagoides pteronyssinus), con gián, nấm mốc trong
nhà, và các dị nguyên ngoài trời như: phấn hoa Ambrosia ở Mỹ, Canada,
Mexico , cỏ cây thầu dầu ở Pháp, Rumani….
- Các dị nguyên mang tính nghề nghiệp làm bệnh khởi phát hoặc nặng
lên ở nơi làm việc như: bụi bông, thuỷ tinh, sơn
10

- Các yếu tố kích thích: khói thuốc lá, khói than, khói hương, ô nhiễm
môi trường như SO

2
, NO
2
, tro bụi và các phần tử trong khí diesel, nhiệt độ
lạnh và khô, hơi nước.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ trầm trọng của bệnh: viêm mũi –
xoang; trào ngược thực quản – dạ dày; mẫn cảm với aspirin, các thuốc kháng
viêm không steroid, các chất sulfit, một số loại thuốc ức chế beta trong các
thuốc nhỏ mắt. Đặc biệt viêm đường hô hấp do virus như virus hợp bào hô
hấp, rhinovirus, influenza…là một yếu tố quan trọng gây trầm trọng cơn hen.
Ngoài ra còn phải kể đến tình trạng gắng sức, yếu tố thần kinh-nội tiết (xúc
động mạnh,lo lắng, sợ hãi…) thường dễ khởi phát hen. Trẻ bị Addison, nhiễm
độc giáp hen thường nặng hơn.
Ngoài ra ở những gia đình có tiền sử HPQ, sổ mũi dai dẳng, viêm da
atopic, nồng độ IgE trong máu cao cũng là yếu tố quan trọng làm khởi phát bệnh.
1.4. Phân loại hen phế quản . [19,23,42].
1.4.1. Phân loại theo nguyên nhân
1.4.1.1. Hen phế quản không dị ứng: Có thể do các yếu tố sau:
- Yếu tố di tuyền.
- Thay đổi thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm, biến động từ môi trường, áp suất
khí quyển.
- Rối loạn tâm thần, nội tiết.
- Aspirin và thuốc chống viêm không Steroid.
- Cảm xúc mạnh (vui, buồn quá mức).
1.4.1.2. Hen phế quản dị ứng:
+. Hen phế quản dị ứng không nhiễm khuẩn:
- Dị nguyên đường hô hấp: bụi nhà, khói bếp, khói thuốc lá…, lông
chó mèo.
- Dị nguyên thức ăn: tôm, cua, cá, trứng, sữa…
11


- Lông vũ.
- Phấn hoa, cây cỏ (Ambrona, hướng dương, ngô, thầu dầu).
+ Hen phế quản dị ứng nhiễm khuẩn ( typ IV):
- Vi khuẩn, đặc biệt là các vi khuẩn không điển hình như: Mycoplasma,
pneumonia. …
- Virus: Arbovirus, cúm, á cúm, RSV…
- Nấm mốc: Alternaria, cladosporium, Aspergillus…
1.4.2. Phân loại theo mức độ nặng cơn hen cấp theo GINA 2009.
1.5. Cơ chế bệnh sinh hen phế quản :
Hiện nay người ta biết rõ hơn cơ chế bệnh sinh của hen phế quản. Có 3
hiện tượng bệnh lý cơ bản: viêm, co thắt và gia tăng tính phản ứng phế quản.
1.5.1. Viêm là quá trình chủ yếu trong cơ chế bệnh sinh của hen phế quản
.[2,12,20,22,23]
- Viêm mãn tính niêm mạc đường thở với nhiều bạch cầu ái toan là nét
đặc trưng phân biệt giữa viêm của hen với viêm của bất kỳ bệnh lý hô hấp
nào khác.
- Các tế bào gây viêm như đại thực bào, bạch cầu đa nhân trung tính,
bạch cầu ái toan, bạch cầu ưa kiềm, mastocyte, tế bào T và B, tế bào
monocyte, tiểu cầu…
- Nhiều Cytokin gây viêm được giải phóng từ đại thực bào, tế bào B như
IL
4
, IL
5
, IL
6
, 6MCSF (Gramnulocyte marcophage colony stimulating factor) gây
viêm dữ dội làm tổn thương vận chuyển nhung mao niêm mạc đường hô hấp.
Leucotrien B

4
kéo bạch cầu ưa acid khi bị hoạt hóa sẽ sản xuất ra Leucotrien C
và yếu tố hoạt hoá tiểu cầu trực tiếp gây hẹp và phù nề phế quản.
- Các yếu tố gây viêm, các dị nguyên như là một kháng nguyên vào cơ
thể kết hợp với kháng thể trên bề mặt dưỡng bào (tế bào mast) làm thoái hoá
hạt, giải phóng nhiều chất trung gian hóa hoặc tiên phát và thứ phát như:
12

Histamin, serotonine, bradykine, thromboxan A
2
(TX A
2
), prostaglandin
(PGD
2
, PGE
2
, PGF), leucotrien (LTB
4
, LTC
4
, LTD
4
) có tác dụng làm tăng
tính thấm thành mạch, tăng tính phản ứng phế quản, tăng tiết nhầy…
- Yếu tố hoạt hoá tiểu cầu (Platelet activating factor: PAF) gây co thắt,
viêm nhiễm phù nề phế quản.
- Các neuropeptid do các eosinophil tiết ra một số chất trung gian như
MBP (Major basis protein), ECP (Eosinophil cationic peptid) làm tróc biểu
mô giải phóng các meuropeptid gây viêm như chất P (substance P), VIP,

CGERP, ET
1

- Các phân tử kết dính (Adhension Molicule: AM) được phát hiện trong
những năm gần đây gồm nhiều họ khác nhau, có mối quan hệ gắn bó với các
cytokines trong quá trình viêm dị ứng có tác dụng gắn kết các tế bào với nhau
ở trong các mô, tổ chức, tạo điều kiện cho các tế bào di tản đến vị trí viêm dị
ứng, chủ yếu là phân tử kết dính liên bào 1 và 2.
1.5.2. Co thắt phế quản
- Hậu quả của hiện tượng viêm gây nên tình trạng co thắt phế quản. Ở
trẻ hen phế quản thụ thể β
2
bị suy giảm làm cho enzym Adenylcyclase kém
hoạt hoá, gây nhiều thiếu hụt AMPc ở cơ trơn phế quản. Tình trạng này làm
cho ion calci xâm nhập vào tế bào, đồng thời dưỡng bào bị thoái hoá hạt, giải
phóng các chất trung gian hoá học gây co thắt phế quản.
- Rối loạn hệ thần kinh tự động giao cảm làm tăng tiết cholin kích thích
hệ cholinergic làm giải phóng các chất trung gian hoá học và tăng GMPc nội
bào gây phản xạ co thắt phế quản.
- Trong tế bào và các chất hoá học trung gian gây viêm cần lưu ý vai
trò của leucotrien, đó là những sản phẩm chuyển hoá của acid arachidonic
theo đường 5 – lipooxygenase hình thành 2 typ leucotrien: sulfido – peptide
và LTB
4
. Thực chất các sulfido – peptide là chất SRS – A (Slow – reacting

×