Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Vấn đề tranh chấp tên miền và các biện pháp giải quyết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.35 KB, 20 trang )

Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU 2
1 VẤN ĐỀ CHIẾM DỤNG TÊN MIỀN 3
1.1 Những vấn đề chung về tên miền 3
1.1.1 Khái niệm về tên miền Internet 3
1.1.2 Đặc tính tên miền Internet 4
1.1.3 Quản lý tên miền Internet 5
1.2 Tranh chấp tên miền Internet 5
1.2.1 Khái niệm tranh chấp tên miền 5
1.2.2 Các dạng tranh chấp tên miền 6
1.2.3 Chủ thể của tranh chấp tên miền 6
1.2.4 Chính sách và kinh nghiệm quốc tế trong giải quyết tranh chấp tên miền. . .7
2 NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ CỦA VIỆC TRANH CHẤP TÊN MIỀN 10
2.1 Nguyên nhân 10
2.2 Thực trạng của tranh chấp tên miền tại VN 11
2.3 Hậu quả của tranh chấp tên miền đối với doanh nghiệp 12
2.3.1 Tổn thất tài chính 12
2.3.2 Ảnh hưởng đến họat động sản xuất, kinh doanh 13
2.3.3 Ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu 13
3 GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ TRANH CHẤP TÊN MIỀN 14
3.1 Giải pháp doanh nghiệp đã và đang áp dụng 14
3.1.1 Thủ tục tố tụng 14
3.1.2 Tự vệ và hòa giải 16
3.2 Ý kiến đề xuất của nhóm về giải pháp cho tranh chấp tên miền 17
KẾT LUẬN 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
Vấn đề tranh chấp tên miền và các biện pháp giải quyết
LỜI MỞ ĐẦU
Tên miền là một vấn đề đã xuất hiện và gây ra nhiều tranh cãi trên thế giới. Đặc biệt, ở
Việt Nam, gần đây, nước ta phát sinh ra nhiều tranh chấp tên miền. Nhưng phổ biến là
dạng tranh chấp phát sinh giữa một bên chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa (NHHH) với bên


chiếm giữ tên trùng tên nhãn hiệu, nhưng vẫn được Trung tâm Internet Việt Nam
(“VNNIC”) cấp đăng ký dưới dạng tên miền. Do mỗi tên miền là duy nhất trên toàn
mạng Internet nên theo quy luật chung, khi số lượng tên miền đăng ký sử dụng gia tăng
thì số lượng các vụ việc tranh chấp tên miền sẽ ngày một nhiều hơn. Vấn đề tên miền nếu
không được xem xét và giải quyết một cách hợp lý thì sẽ gây ra rất nhiều hệ hụy cho
doanh nghiệp. Nhóm No1, sau khi xem xét một số vụ việc tranh chấp tên miền ở Việt
Nam cũng như trên thế giới, nhận thấy tên miền đang là một vấn đề nóng hổi hiện nay,
đang cần được nghiên cứu, tìm hiểu sau hơn nữa. Chính vì vậy, nhóm No 1 chọn đề tài về
“ Vấn đề tranh chấp tên miền và các biện pháp giải quyết” sẽ tập trung tìm hiểu về tên
miền cũng như vấn đề chiếm dụng tên miền hiện nay; Việc tranh chấp tên miền sẽ gây ra
những hậu quả gì cho doanh nghiệp và cuối cùng, tìm hiểu về những giải pháp mà các
doanh nghiệp đã đề ra cho việc giải quyết vấn đề tranh chấp liên quan tới tên miền của
doanh nghiệp của mình. Từ đó nhận xét điểm mạnh, điểm yếu của các giải pháp đó nhằm
đưa ra những giải pháp đầy đủ và cụ thể hơn nữa cho vấn đề giải quyết tranh chấp xung
quanh tên miền. Tiểu luận của nhóm No 1 sẽ dựa trên những khía cạnh sau:
1. Vấn đề chiếm dụng tên miền
2. Nguyên nhân và hậu quả của việc tranh chấp tên miền
3. Giải pháp cho vấn đề tranh chấp tên miền
Trang 2
Vấn đề tranh chấp tên miền và các biện pháp giải quyết
1 VẤN ĐỀ CHIẾM DỤNG TÊN MIỀN
1.1 Những vấn đề chung về tên miền.
1.1.1 Khái niệm về tên miền Internet.
Ngày nay, mạng Internet được phát triển rộng khắp trên toàn thế giới. Để có thể khai
thác và sử dụng các dịch vụ và ứng dụng trên mạng Internet chúng ta cần phải xác định
được vị trí của mỗi máy tính. Địa chỉ Internet (IP) đang được sử dụng hiện tại là thế hệ
địa chỉ IPv4 (có khả năng cung cấp 2
32
= 4 294 967 296 địa chỉ, còn địa chỉ IPv6 có khả
nǎng cung cấp tới 2

128
địa chỉ ở tại một số quốc gia) có 32 bit chia thành 4 Octet, mỗi
Octet có 8 bit, tương đương với 1 byte được đếm từ trái qua phải từ bit 1 đến bit 32, các
Octet tách biệt nhau bằng dấu chấm "." và biểu hiện ở dạng thập phân đầy đủ là 12 chữ
số. Ví dụ một địa chỉ Internet: 203.119.8.101. Địa chỉ dạng chữ số dài như vậy rất khó
nhớ, dẫn đến việc sử dụng dịch vụ do một máy tính trên mạng cung cấp là rất khó, hệ
thống DNS (Domain Name System) được sinh ra để gán cho mỗi địa chỉ IP dạng số một
tên dạng chữ tương ứng, dễ nhớ. Các tên dạng chữ này được gọi là tên miền. Các tên
miền này thường có ý nghĩa liên quan đến các dịch vụ được cung cấp. Ví dụ: Máy chủ
Web Server của VNNIC có địa chỉ là 203.119.8.101, tên miền của nó là www.vnnic.vn.
Theo VNNIC, tên miền là một danh từ dịch theo kiểu nghĩa của từng từ một (word by
word) từ tiếng Anh (domain name). Thực chất tên miền là sự nhận dạng vị trí của một
máy tính trên mạng Internet nói cách khác tên miền là tên của các mạng lưới, tên của các
máy chủ trên mạng Internet. Mỗi địa chỉ bằng chữ này phải tương ứng với một địa chỉ IP
dạng số.
Hiện nay trên thế giới tồn tại hai loại tên miền khác nhau về tính chủ quyền và tính
chất khai thác, đó là:
- Tên miền cấp cao dùng chung (gTLD – generic Top Level Domain name ) gồm
các tên miền có đuôi như .com, .net, .edu… Loại tên miền này được sử dụng tự do
và do các công ty Hoa Kỳ sở hữu và bán cho đối tượng muốn sử dụng mà không
chịu sự kiểm soát của bất kỳ quốc gia nào. VD: www.bbc.com; www.vietnam.info,

- Tên miền mã quốc gia (ccTLD - country code Top Level Domain name ): là tên
miền có phần kết thúc bằng mã quốc gia được quốc tế công nhận theo chuẩn ISO
3166. Ví dụ: Việt Nam là .VN, Hàn Quốc là .KR, Trung quốc là CN, Loại tên
miền này thể hiện chủ quyền tên miền của các quốc gia và được coi là tài nguyên
quốc gia. Muốn sử dụng cần phải đăng ký với cơ quan quản lý theo sự cho phép
của Chính phủ quốc gia đó. Tại Việt Nam Bộ Bưu chính Viến thông được giao
nhiệm vụ này.
Trang 3

Vấn đề tranh chấp tên miền và các biện pháp giải quyết
Khái niệm về tên miền Internet Việt Nam được quy định tương tự như tên miền
quốc tế và hầu như theo một chuẩn chung vì yếu tố kỹ thuật đã xác định và đã được quy
định ở nhiều văn bản khác nhau. Bao gồm:
- Tên miền cấp cao nhất .vn – đây là tên miền cấp cao nhất mã quốc gia (theo tiêu
chuẩn ISO3166);
- Tên miền cấp 2, cấp 3, cấp 4, cấp 5 là các tên miền theo trật tự nằm dưới tên miền
cấp cao nhất;
- Tên miền tiếng Việt.
1.1.2 Đặc tính tên miền Internet.
- Tên miền là duy nhất trên hệ thống Internet toàn cầu. Khi một tên miền đã được
đăng ký và sử dụng trên Internet bởi một chủ thể nào đó thì không ai có thể sử
dụng tên miền đó trên mạng Internet nữa.
- Khả năng tìm thấy trên Internet: Đây là một đặc tính phổ thông trên mạng, khả
năng này xuất phát từ tính năng và vai trò của Internet là tìm kiếm thông tin. Vì
thông tin trên Internet được thể hiện bằng các trang web, nội dung trên trang web
sẽ được lưu tại một máy tính nào đó. Và khi gõ tên của trang web (tên miền) thì
một máy tính sẽ tìm đến máy tính lưu thông tin trang web thông qua địa chỉ dưới
dạng số.
- Khoảng không gian rộng: Không chỉ có một loại tên miền mà có rất nhiều loại
được thừa nhận, từ .com; .net; đến .vn; .kr; không những thế, sau mỗi tên miền
cấp cao lại có các nhóm tên miền khác nhau và phân thành các cấp độ. Chính vì
vậy, với một nhãn hiệu hay tên thương mại có thể đăng ký sử dụng với rất nhiều
loại tên miền khác nhau.
- Phương tiện nhận biết chủ thể kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể đăng
ký trên mạng Internet bởi tính dễ nhớ và dễ nhận biết. Do quan hệ gắn bó với đối
tượng sở hữu trí tuệ.
- Tên miền, trong rất nhiều trường hợp, có thể chứa đựng nhãn hiệu, tên thương mại
và các đối tượng sở hữu trí tuệ, song không phải tất cả các nhãn hiệu, tên thương
mại đều được “Internet hóa”.

- Tên miền có giá trị: Với chức năng như là một chỉ dẫn thương mại, tên miền đã trở
thành tài sản có giá trị thương mại, tương tự như các đối tượng sở hữu trí tuệ. Các
giao dịch gần đây cho thấy, có những tên miền lên tới hàng triệu đô như
Business.com, university.com, loans.com,
- Sự hấp dẫn của tên miền: Tên miền được cho là phù hợp với hoạt động kinh doanh
vì có những đặc điểm sau:
- Định vị được trang web mà tại đó hoạt động thương mại được tiến hành;
- Hứa hẹn loại nội dung có thể tìm thấy trên trang web;
Trang 4
Vấn đề tranh chấp tên miền và các biện pháp giải quyết
- Khả năng định hướng, thu hút thị trường nhờ tính dễ nhớ và chứa đựng nhiều
thông tin;
- Tên miền là tiền đề cho các dịch vụ trên Internet như web, email . . . phục vụ cho
thương mại điện tử đang rất phát triển;
- Tên miền thường được đặt theo tên các đối tượng sở hữu trí tuệ (tổ chức, nhãn
hiệu hàng hóa & dịch vụ; tên sản phẩm của doanh nghiệp), góp phần cho quảng bá
trong công việc.
1.1.3 Quản lý tên miền Internet.
Với hai hệ thống tên miền khác nhau đang tồn tại là tên miền cấp cao chung (general
Top level Domain name - gTLD) và tên miền cấp cao mã quốc gia (ccTLD) nên hệ thống
quản lý cũng do hai chủ thể thực hiện. Tên miền cấp cao chung ( .com; .net; …) do Tổ
chức quản lý hệ thống tên miền thế giới (The Internet Corporation for Assigned Names
and Numbers - ICANN) thực hiện dưới sự giám sát của Ủy ban Thương mại Hoa Kỳ. Tổ
chức này đã ủy quyền cho một số các chủ thể có đủ điều kiện thực hiện một số công đoạn
của công việc quản lý như đăng ký sử dụng, cấp phép, giải quyết tranh chấp, ….
Đối với tên miền cấp cao mã quốc gia lại do quốc gia quản lý, phổ biến là các Trung
tâm thông tin Internet (NIC) thực hiện.
Ở Việt Nam, Bộ Bưu chính Viễn thông là cơ quan quản lý Nhà nước về tên miền và
trực tiếp là Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC). Cho đến nay, văn bản điều chỉnh lĩnh
vực tên miền tại Việt Nam là Quyết định số 27/2005/QĐ – BBCVT ngày 26/05/2003 ban

hành quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet, trong đó có một chương riêng
quy định về tên miền.
1.2 Tranh chấp tên miền Internet
Trong xu hướng toàn cầu hóa, các công cụ Internet, trong đó đặc biệt là tên miền và trang
web ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Không chỉ
là một địa chỉ định danh trên Internet, tên miền đã trở thành một “tài sản” giá trị, giúp
doanh nghiệp định vị thương hiệu, quảng bá hình ảnh,, và điều đó dẫn đến nguy cơ phát
sinh tranh chấp tên miền với các chủ thể khác, đặc biệt là tên miền quốc tế. Với các
doanh nghiệp ở những quốc gia đang phát triển ở Việt Nam, việc tiếp cận và giải quyết
các tranh chấp tên miền quốc tê luôn là một thách thức lớn.
1.2.1 Khái niệm tranh chấp tên miền
Theo Bộ Thông Tin và Truyền Thông – Trung tâm Internet, thì các tranh chấp liên quan
chủ yếu đến việc đăng ký tên miền xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá
nhân khác. Dạng tranh chấp này xảy ra trong trường hợp một chủ thể tiến hành đăng ký
tên miền và phát hiện thấy tên miền này đã được sử dụng bởi một chủ thể khác.
Trang 5
Vấn đề tranh chấp tên miền và các biện pháp giải quyết
(“Domain names disputres arise largely from the practice of cybersquatting, which
involves the pre-emptive registration of trademarks of third parties as domain names”-
WIPO)
Thực tế cho thấy tranh chấp tên miền thường phát sinh từ các nguyên nhân sau:
- Xung đột giữa các tên miền với nhau;
- Xung đột giữa tên miền và nhãn hiệu, tên công ty (tên thương mại) hoặc chỉ dẫn
địa lý;
- Xung đột giữa tên miền và tên cá nhân.
Cơ sở chủ yếu làm phát sinh tranh chấp tên miền là bởi người sử dụng Internet luôn
mong đợi rằng một tên miền được sử dụng trên mạng sẽ có mối liên hệ có ý nghĩa với
chủ sở hữu của một thương hiệu nào đó. Ví dụ như, tên miền có chứa đựng thương hiệu
đang sử dụng có mối liên hệ với chủ sở hữu thương hiệu chứ không phải với bất kỳ bên
nào khác, tên miền mang tên của một cá nhân nổi tiếng sẽ chỉ dẫn đến trang web của

chính cá nhân đó hoặc trang web có mối liên hệ hợp lý với cá nhân đó v.v
Do có mối quan hệ mật thiết với các đối tượng sở hữu trí tuệ như đã phân tích ở trên, các
tranh chấp tên miền được coi như một tranh chấp sở hữu trí tuệ đặc biệt.
1.2.2 Các dạng tranh chấp tên miền
Các tranh chấp tên miền được xuất phát từ mục đích khác nhau, do vậy tranh chấp tên
miền là rất đa dạng. Cũng theo thống kê và dữ liệu của bộ Thông tin và Truyền thông –
VNNIC, tranh chấp tên miền được chia thành hai dạng như sau:
- “Đầu cơ tên miền” (domain name speculation). Do tính đa dạng và cạnh tranh cao
của môi trường thương mại, nhiều chủ thể kinh doanh đã tiến hành đăng ký trước
những tên miền mà theo sự tính toán của họ, trong tương lai sẽ có chủ thể đăng ký.
Khi có đối tượng cần đăng ký, chủ thể kinh doanh này sẽ bán lại để thu lợi.
- “Chiếm dụng tên miền” (domain name cybersquatting). Chủ thể kinh doanh đăng
ký trước tên miền của các đối thủ cạnh tranh trên thương trường của mình nhằm
gây khó khăn cho công việc kinh doanh và công tác tiếp thị của họ
1.2.3 Chủ thể của tranh chấp tên miền
Từ các dạng tranh chấp đã được đề cập ở trên, việc phân loại các đối tượng tham gia
tranh chấp dựa trên tiêu chí về mức độ tham gia vào quá trình đăng ký, sử dụng tên miền
Internet:
- Cơ quan quản lý tên miền Internet.
Trang 6
Vấn đề tranh chấp tên miền và các biện pháp giải quyết
Đối với các tên miền gTLD thì cơ quan này là ICANN và các nhà đăng ký tên miền (cấp
phát tên miền trực tiếp – Registrar).
Đối với tên miền .vn thì cơ quan quản lý tên miền là Trung tâm Internet Việt Nam Bộ
Bưu chính, Viễn thông. Ở đây có một sự khác biệt về tính chất quản lý giữa gTLD và .vn,
đó là cơ quản quản lý tên miền gTLD là một tổ chức hoặc một doanh nghiệp phi nhà
nước, còn .vn lại là một cơ quan nhà nước. Việc tham gia của các cơ quan quản lý này
trong các cuộc tranh chấp chỉ mang tính “liên quan” chứ không phải là một bên trong
tranh chấp. Ở Việt Nam, Bộ Bưu chính, Viễn thông có thể là một bên trong tranh chấp
mang tính hành chính, khiếu nại, tố cáo.

- Các tổ chức, cá nhân không phân biệt quốc tịch hay nơi cư trú.
Đối với tên miền quốc tế yếu tố chủ thể không quan trọng vì, dù họ là ai, ở đâu, khi có
tranh chấp đều có thể được giải quyết bằng UDRP. Nhưng tên miền mã quốc gia lại khác
vì tính lãnh thổ, chủ quyền và đặc thù quản lý của từng nước. Và việc áp dụng pháp luật
để giải quyết cũng sẽ khác nhau.
1.2.4 Chính sách và kinh nghiệm quốc tế trong giải quyết tranh chấp tên miền
a. Chính sách hình thành chính sách giải quyết tranh chấp tên miền cấp cao dung
chung gTLD – WIPO
- Lịch sử hình thành chính sách giải quyết tranh chấp tên miền gTLD
Khi Internet ngày càng phát triển, tình trạng “chiếm dụng và đầu cơ” tên miền trở
nên phổ biến và khó kiểm soát. Lợi dụng chính sách đăng ký tên miền dễ dàng và
nguyên tắc đăng ký tên miền là “duy nhất”, “nộp đơn trước, đăng ký trước”, nhiều
chủ thể đã đăng ký tên miền trùng hoặc tương tự với các chỉ dẫn thương mại của
chủ thể khác, đặc biệt là nhãn hiệu nổi tiếng, để sau đó bán lại với giá cao. Tình
trạng này không chỉ xâm phạm nghiêm trọng tới quyền sở hữu trí tuệ mà còn cản
trở sự phát triển của thương mại thế giới nói chung và sự phát triển của hoạt động
thương mại trên Internet nói riêng. Do đó, nhu cầu cấp thiết đặt ra là phải có một
cơ chế đồng bộ và hoàn thiện để ngăn chặn tình trạng chiếm dụng tên miền.
Căn cứ những đề xuất của WIPO, ICANN đã tiến hành soạn thảo và cho ra đời
một cơ chế giải quyết tranh chấp nhằm bảo vệ các chủ sở hữu nhãn hiệu và những
người đăng ký tên miền hợp pháp. Ngày 24/10/1999, Hội đồng ICANN đã chính
thức thông qua UDRP. Chính sách này tạo cho chủ sở hữu của nhãn hiệu hàng hóa
một cơ chế hành chính để giải quyết một cách có hiệu quả các tranh chấp phát sinh
từ việc đăng ký với mục đích xấu và việc xâm phạm đến quyền về nhãn hiệu hàng
hóa thông qua việc sử dụng tên miền của một bên thứ ba.
Trang 7
Vấn đề tranh chấp tên miền và các biện pháp giải quyết
Để giải quyết đúng đắn các tranh chấp tên miền, ICANN còn phê chuẩn “Điều lệ
giải quyết tranh chấp tên miền thống nhất” (Rules for Uniform Dispute Resolution
Policy) nhằm mục đích quy định cụ thể hơn các điều khoản trong UDRP, đặc biệt

là các quy định về quá trình giải quyết tranh chấp, phương thức lựa chọn trọng tài,
thời gian xử lý, ngôn ngữ sử dụng, phí dịch vụ…
- Nội dung của chính sách giải quyết tranh chấp tên miền thống nhất (UDRP)
Về cơ sở pháp lý, UDRP là một thủ tục hành chính bắt buộc đối với các chủ thể
đăng ký tên miền quốc tế. Cơ sở pháp lý của UDRP dựa trên thỏa thuận đăng ký
tên miền giữa chủ thể đăng ký và Cơ quan cấp phát tên miền, theo đó, chủ thể
đăng ký cam kết tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp thuộc phạm vi điều
chỉnh của UDRP.
Về phạm vi áp dụng, UDRP chỉ áp dụng với các tranh chấp tên miền quốc tế (các
tên miền có đuôi là các tên miền cấp cao dùng chung bao gồm .com, .net,
.org, .aero, .biz, .coop, .info, .museum, .name và .pro). Ngoài ra, ICANN đặt ra hai
giới hạn trong phạm vi áp dụng của UDRP: một là, UDRP chỉ áp dụng cho trường
hợp đăng ký tên miền gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tức là các tranh chấp giữa chủ
sở hữu nhãn hiệu và chủ thể đăng ký tên miền; hai là thủ tục giải quyết tranh chấp
này chỉ áp dụng với những trường hợp cố ý chiếm dụng tên miền, các trường hợp
tranh chấp khác thuộc thẩm quyền của tòa án. Để chứng minh hành vi “chiếm
dụng tên miền”, UDRP yêu cầu chủ sở hữu nhãn hiệu phải chứng minh được ba
yêu cầu sau (phép thử “ba bước”): Sự trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn
của tên miền với nhãn hiệu; chủ thể đăng ký tên miền không có quyền và lợi ích
hợp pháp đối với tên miền và chủ thể này đăng ký tên miền với ý đồ xấu.
Và thực tiễn áp dụng chính sách đã mang lại một kết quả khả quan. Với mục tiêu
ban đầu của ICANN là tạo ra một cơ chế thống nhất trên toàn thế giới nhằm giải
quyết tranh chấp tên miền quốc tế và ngăn chặn tình trạng “chiếm dụng tên miền”,
tới nay, có thể nói UDRP đã hoạt động tương đối có hiệu quả. Trong vòng hơn 12
năm kể từ khi Chính sách này chính thức có hiệu lực (từ tháng 12/1999 đến tháng
12/2011), đã có 36.443 vụ tranh chấp được khởi kiện theo cơ chế này, trong đó có
28.270 vụ, HĐHC đã đưa ra được phán quyết cuối cùng. Ngoài ra, 21% số vụ
tranh chấp đã được các bên thỏa thuận trước khi Hội đồng phán quyết đưa ra quyết
định. Đối với các tranh chấp đã đưa ra phán quyết thì chủ yếu phán quyết ủng hộ
nguyên đơn (tỷ lệ số phán quyết ủng hộ nguyên đơn là khoảng 67 %)

b. Chính sách giải quyết tranh chấp tên miền Internet của một số quốc gia trên thế
giới
Trang 8
Vấn đề tranh chấp tên miền và các biện pháp giải quyết
- Các quốc gia không có chính sách giải quyết tranh chấp tên miền
Hiện nay trên thế giới còn nhiều quốc gia chưa có chính sách giải quyết tranh chấp
tên miền riêng biệt, điển hình là các quốc gia như: Colombia, Áo, Canada, Látvia,
Singapore, Argentia, Anbani.
- Các quốc gia áp dụng quy chế giải quyết tranh chấp tên miền của ICANN
Hiện nay, trên thế giới có một số quốc gia tuy không có chính sách giải quyết tranh
chấp tên miền riêng biệt, xong các tranh chấp tên miền vẫn được giải quyết theo
một chính sách có tính hiệu quả cao và mang tính chất quốc tế - UDRP. Các quốc
gia đó bao gồm: Mỹ, Venezuela, Cyprus, Ecuador, Malawi, Namibia, Romania.
Uganda v.v…Bằng việc thông qua UDRP và Điều lệ giải quyết tranh chấp tên
miền và ủy quyền cho Trung tâm Hòa giải và Trọng tài của WIPO, các tranh chấp
tên miền phát sinh tại các quốc gia trên sẽ được giải quyết tại Trung tâm Hòa giải
và Trọng tài của ICANN.
Bên cạnh đó, một số quốc gia có những chính sách giải quyết tranh chấp tên miền
riêng được xây dựng dựa trên Chính sách giải quyết tranh chấp tên miền thống
nhất của ICANN như Mỹ, Anh, Philippin, Trung Quốc, Ba Lan
c. Khuyến cáo của WIPO đối với tên miền ccTLD
- Phác thảo về thực hành đăng ký các tên miền với mục đích phòng ngừa xung đột
giữa tên miền với quyền sở hữu trí tuệ;
- Phác thảo về thủ tục giải quyết các tranh chấp tên miền, bổ sung cho thủ tục truyền
thống bằng tòa án, nhằm giải quyết các tranh chấp tên miền cấp cao mã quốc gia
một cách nhanh chóng với giá cả hợp lý.
- Dự kiến về các tổ chức dịch vụ giải quyết tranh chấp thông qua Trung tâm Hòa
giải và Trọng tài của WIPO cho bất cứ tổ chức quản lý tên miền cấp cao mã quốc
gia nào muốn thuê.
Trang 9

Vấn đề tranh chấp tên miền và các biện pháp giải quyết
2 NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ CỦA VIỆC TRANH CHẤP TÊN MIỀN
2.1 Nguyên nhân
- Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tranh chấp tên miền là nguyên tắc và quy định: “Ai
đăng ký trước được cấp phát trước” của các cơ quan quản lý tên miền là căn
nguyên chính dẫn đến tình trạng tranh chấp tên miền.
- Nguyên nhân tiếp theo dẫn đến tình trạng tranh chấp tên miền là do các tổ chức,
doanh nghiệp không thực hiện chính sách bao vây khi đăng ký. Họ cho rằng chỉ
cần 1 tên miền để xây dựng website cho doanh nghiệp là đủ và bỏ ngỏ tên miền
với các đuôi còn lại hoặc những tên miền có cách viết, cách đọc tương tự.Do vậy,
các cá nhân, tổ chức khác đã đăng ký những tên miền còn sót đó để đầu cơ hoặc sử
dụng vào những mục đích không chính đáng. Đến lúc doanh nghiệp nhận thấy
những thiệt hại vì không đăng ký đầy đủ hoặc hay tin các tên miền đó bị sử dụng
vào mục đích xấu gây tổn hại cho doanh nghiệp thì mới bắt đầu khiếu nại lên các
cấp có thẩm quyền để giành lại tên miền. Có rất nhiều dẫn chứng về tranh chấp tên
miền do sự chủ quan, lơ là của các chủ thể trong việc đăng ký tên miền như: Ebay
chỉ đăng ký ebay.vn mà bỏ qua ebay.com.vn, Bitis đã đăng ký bitis.com.vn và
bitis-vn.com.vn nhưng bỏ qua bitis.vn, Heineken chỉ đăng ký heineken.com.vn mà
bỏ qua heineken.vn,…
- Nguyên nhân thứ ba là do sự quản lý lỏng lẻo của chủ thể tên miền. Khi tên miền
đến hạn duy trì, chủ thể không đóng phí duy trì sẽ bị thu hồi tên miền và các cá
nhân, tổ chức khác có cơ hội đăng ký tên miền đó.
- Ngoài ra còn có trường hợp do ủy quyền cho một đơn vị thứ ba đi đăng ký và theo
dõi tên miền mà không quản lý về việc đơn vị được ủy quyền đó là đơn vị nào,
phạm vi ủy quyền đến đâu.
- Và nguyên nhân sâu xa dẫn đến việc các cá nhân tổ chức khác lợi dụng sự thiếu
sót của các doanh nghiệp có tên tuổi để đăng ký các tên miền có cách đọc giống
hoặc tương tự là do sự cạnh tranh cao của môi trường thương mại, và lợi ích
thương mại. Nhiều chủ thể kinh doanh đã tiến hành đăng ký trước những tên miền
mà theo sự tính toán của họ, trong tương lai sẽ có chủ thể đăng ký. Khi có đối

tượng cần đăng ký, chủ thể kinh doanh này sẽ bán lại để thu lợi.Hoặc như trường
hợp các chủ thể kinh doanh đăng ký trước tên miền của các đối thủ cạnh tranh trên
Trang 10
Vấn đề tranh chấp tên miền và các biện pháp giải quyết
thương trường của mình nhằm gây khó khăn cho công việc kinh doanh và công tác
tiếp thị của họ.
2.2 Thực trạng của tranh chấp tên miền tại VN
Trong thời gian vừa qua đã xảy ra rất nhiều vụ tranh chấp tên miền tại Việt Nam, chủ yếu
là tranh chấp xảy ra giữa chủ sở hữu nhãn hiệu, chủ yếu là nhãn hiệu nổi tiếng (đối tượng
SHTT) và chủ sở hữu tên miền giống hệt nhãn hiệu đó. Ví dụ như trường hợp Samsung
giữa samsungmobile.vn vàsamsungmobile.com.vn
Trong khi các doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam vẫn chưa nhận thức được vai trò quan
trọng của tên miền trong nền kinh tế mạng thì các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước
đã nhanh tay đăng ký trước, đến khi doanh nghiệp có nhu cầu kinh doanh hay quảng bá
thương hiệu trên internet đi đăng ký thì mới biết tên miền đã bị đăng ký từ trước đó. Do
chậm chân trong việc đăng ký tên miền, nhiều doanh nghiệp, tổ chức đã không sở hữu
được tên miền của mình. Đó là nguyên nhân đầu tiên dẫn tới các vụ tranh chấp tên miền
liên quan tới nhãn hiệu hàng hóa, các tổ chức, doanh nghiệp nóng và dồn dập như thời
gian qua. Điển hình là các vụ tranh chấp liên quan đến là tên miền của các nhãn hiệu nổi
tiếng như: ebay.com.vn, ibm.com.vn: visa.com.vn, anz.com.vn, toyotavn.vn, camry.vn,
innova.vn, sprite.com.vn, coke.com.vn, fanta.com.vn, olay.com.vn, heineken.vn,
bayer.vn, bitis.vn, samsungmobile.vn, samsungmobile.com.vn, visa.com.vn, …; liên
quan tới tên tổ chức, doanh nghiệp như nld.vn, nguoilaodong.vn, mhb.vn, habeco.vn,
tvad.vn…
Theo Ông Trần Minh Tân- Phó GĐ Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) : Hiện tại các
doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ đăng ký khoảng 200.000 tên miền (bao gồm cả tên miền
Việt Nam .VN và tên miền quốc tế), trong đó mỗi doanh nghiệp thường đăng ký nhiều
hơn 1 tên miền. Trên thực tế, chỉ có một số rất ít các doanh nghiệp thể hiện rõ chiến lược
bảo vệ tên doanh nghiệp, sản phẩm, nhãn hiệu của mình trên mạng Internet thông qua
việc đăng ký hàng chục tên miền .VN mà họ đăng ký bảo vệ, ví dụ như: Công ty Cổ phần

Kinh Đô đăng ký 63 tên miền .VN, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk với gần 40
tên miền .VN, trong khi đó phần lớn doanh nghiệp trong nước vẫn chưa ý thức được việc
này.Con số này so với tổng số doanh nghiệp hiện nay đang hoạt động (khoảng gần
400.000 theo số liệu của VCCI tính đến đầu năm 2013) thì có thể thấy số lượng doanh
nghiệp đăng ký tên miền còn rất ít.Cùng với tình hình phát triển Internet cũng như số
lượng tên miền quốc gia Việt Nam .VN được đăng ký mới và cấp phát theo nguyên tắc
“đăng ký trước, xét cấp trước” hàng tháng là trên 8.000 tên miền như hiện nay, các vụ
Trang 11
Vấn đề tranh chấp tên miền và các biện pháp giải quyết
việc tranh chấp về tên miền do có sự trùng hợp với các đối tượng được bảo hộ sở hữu trí
tuệ sẽ ngày càng xảy ra nhiều hơn và là xu thế tất yếu trong quá trình phát triển.Nhìn vào
con số doanh nghiệp tại Việt Nam đang hoạt động với số lượng tên miền đã được các
doanh nghiệp đăng ký thì chúng ta có thể thấy rõ nguy cơ tranh chấp về tên miền là rất
cao và đồng thời cũng thấy được nhận thức chung của doanh nghiệp trong việc bảo hộ
thương hiệu của mình trên Internet với tên miền .VN vẫn còn hạn chế.
2.3 Hậu quả của tranh chấp tên miền đối với doanh nghiệp
Trên thực tế ở Việt Nam và thế giới, đã có nhiều tập đoàn, doanh nghiệp nhận được bài
học đắt giá về sở hữu trí tuệ. Riêng trong vấn đề tên miền website, các doanh nghiệp
thường phải chịu khá nhiều thiệt hại về tài chính, hoạt động kinh doanh và thương hiệu
nếu để xảy ra tranh chấp hoặc thậm chí để mất tên miền vào tay đối tượng khác, khi chưa
kịp ý thức về việc bảo hộ bằng tên miền Internet.
2.3.1 Tổn thất tài chính
Chỉ tính riêng về tên miền thương hiệu, đã có nhiều tập đoàn, doanh nghiệp Việt Nam
nhận được bài học đắt giá về sự chậm chân.Thậm chí, có hàng loạt tập đoàn, công ty tên
tuổi trong ngành công nghệ như Bkav, FPT, Viettel, Vinaphone, Mobifone và
Vietcombank đều bị mất tên miền dot com (.com). Và nếu muốn mua lại, cái giá được
đưa ra thường không hề nhỏ. Lấy ví dụ về Bkav, sau hơn 2 năm đàm phán để mua lại tên
miền bkav.com, đầu tháng 1/2012, công ty Bkav đã phải chấp nhận mua với giá 2 tỷ
đồng. Trong khi đó nếu mua bkav.com trước khi chưa có ai đăng ký năm 2001, Bkav chỉ
phải chi 10 USD (khoảng 200.000 đồng).

Hay như trường hợp của Google - nhà cung cấp công cụ tìm kiếm Internet với nhiều sản
phẩm trực tuyến nổi tiếng trên Thế giới phải đối mặt với những vụ tranh chấp tên miền
liên quan tới những tên miền .CN tại Trung Quốc, ngay sau khi Google đã bỏ ra một
khoản chi phí gần một triệu ND tệ (US $ 123.456) để đăng ký các tên miền
google.com.cn và google.cn nhưng nhưng tên miền gmail.cn lại bị đăng ký bởi một Công
ty khác có trụ sở tại Bắc Kinh đăng ký từ tháng 8 năm 2003, cách xa thời điểm mà
Google triển khai dịch vụ Gmail.
Một ví dụ khác để làm rõ hơn cho điều này là vụ việc giữa tập đoàn Accor và tranh chấp
halongnovotel.com. Khi bên phía tập đoàn Accor gửi một lá thư yêu cầu Vũ Duy
Trường(Hạ Long, Quảng Ninh, Việt Nam) tạm ngừng, chấm dứt sử dụng tên miền tranh
chấp và chuyển giao tên miền halongnovotel.com cho Accor, vì Accor đơn có quyền đối
với nhãn hiệu novotel. Nhưng bên phía Vũ Duy Trường trả lời bằng cách yêu cầu 20.000
USD để đổi lấy việc chuyển giao tên miền halongnovotel.com. Đó quả thật là chi phí
không nhỏ để có thể lấy lại được tên miền.
Trang 12
Vấn đề tranh chấp tên miền và các biện pháp giải quyết
2.3.2 Ảnh hưởng đến họat động sản xuất, kinh doanh
Việc tranh chấp tên miền có thể ảnh hưởng rất nhiều tới hoạt động sản xuất kinh doanh
của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn khi muốn mở rộng thị trường
hoặc tập trung phát triển cho 1 loại sản phẩm mang tính đặc trưng của doanh nghiệp. Vụ
việc gần đây nhất là Trung Nguyên để mất tên miền cà phê "chồn". Trung Nguyên mua
Legendee.com từ tháng 12/2011, nhưng hàng loạt tên miền có thể gây nhầm lẫn thương
hiệu liên quan đến Legendee đã bị Trung Nguyên "bỏ quên".
Hiện Trung Nguyên chỉ sở hữu tên miền legendee.com, trong khi một cá nhân khác sở
hữu tên miền legendee.com.vn và legendee.vn.
Trong tháng 4/2012, một cá nhân khác đã bất ngờ mua Legendeecoffee.com. Khi truy cập
vào địa chỉ này, nội dung trong website quảng bá cho café Starbucks – một thương hiệu
café là đối thủ cạnh tranh lớn của Trung Nguyên.
Theo ông Hà Tuấn Anh - Tổng Giám đốc Vinalink Media đồng thời là một chuyên gia
cung cấp các giải pháp liên quan đến thương hiệu, marketing online, SEO :

Legendeecoffee.com có thể gây nhầm lẫn rất lớn về mặt từ khoá trong các trang tìm kiếm
với sản phẩm Legendee của Trung Nguyên. Legendee.com do Trung Nguyên đăng ký chỉ
có phiên bản tiếng Việt mà không có phiên bản tiếng Anh đó là một vấn đề lớn nếu Trung
Nguyên muốn phát triển thương hiệu của mình ra toàn cầu.
Trước đó, năm 2010, một vụ ầm ỹ giữa café Trung Nguyên và cafe Highlands của Công
ty cổ phần Việt Thái Quốc tế (VTI) đã diễn ra, khi tên miền trungnguyen.com.au (tên
miền quốc gia của Australia) được dùng để quảng bá cho Highlands Coffee. Trung
Nguyên cho rằng, Highlands cạnh tranh không lành mạnh. Tuy nhiên đại diện của VTI đã
thẳng thừng bác bỏ điều này và khẳng định mình không hề có sự liên quan nào đến công
ty đã đăng kí tên miền trungnguyen.com.au là Công ty The trustee for Hinchliffe
Trust.Vụ việc này đã khiến cho việc mở rộng thị trường của Trung Nguyên sang Australia
gặp phải những trở ngại nhất định.
2.3.3 Ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu
Nhiều tổ chức cá nhân đã lợi dụng tên miền Internet có điềm trùng và tương tự với các
nhãn hiệu nổi tiếng để thu về lợi nhuận riêng, không mang tính thiện ý. Như trong trường
hợp tranh chấp tên miền lacosteshopsale.com giữa Lacoste Alligator SA, có trụ sở ở
Geneva, Thụy Sĩ và Bocai có trụ sở ở Thượng Hải, Trung Quốc đăng ký qua Xiamen
eName. Lacoste Alligator SA là một công ty chuyên thiết kế, sản xuất quần áo và phụ
kiện thời trang.
Trang 13
Vấn đề tranh chấp tên miền và các biện pháp giải quyết
Công ty này và các chi nhánh của họ là chủ sở hữu đăng ký nhãn hiệu LACOSTE ở khắp
nơi trên thế giới, sớm nhất tại Hoa Kỳ là năm 1967. Sự hiện diện của nhãn hiệu
LACOSTE trên Internet cũng phát triển nhanh, nguyên đơn đã đăng ký nhiều tên miền có
từ lacoste: lacoste.com, lacoste.com.uk, lacoste.uk, lacoste.nl, lacote.com.nl,
lacoste.com.de, lacote.de, lacoste.com.fr, lacoste.fr, ….và nhiều tên miền khác dưới mã
quốc gia.
Tên miền tranh chấp lacosteshopsale.com được Bocai (Thượng Hải) đăng ký ngày
24/11/2009. Trang web lacosteshopsale.com giới thiệu về thị trường bán hàng trực tuyến,
cung cấp các hàng hóa khác nhau để bán, bao gồm cả quần áo và phụ kiện mang nhãn

hiệu LACOSTE. điều này đã thu hút một lượng truy cập lớn vào trang web, người dùng
Internet tin rằng đây là trang web bán các sản phẩm LACOSTE.
Tên miền đã được sử dụng cho việc bán hàng giả mang nhãn hiệu LACOSTE, những
mẫu hàng hóa này bắt chước giống y như các mẫu sản phẩm mang nhãn hiệu LACOSTE
củaLacoste Alligator SA. Bên Bocai đã lợi dụng thương hiệu LACOSTE để bán các sản
phẩm khác mang tính cạnh tranh, chưa kể nếu sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng
và mẫu mã thì sẽ làm giảm nghiêm trọng uy tín trong sản xuất sản phẩm của LACOSTE,
gây mất niềm tin của các khách hàng tin dùng LACOSTE.
Nhìn chung việc tranh chấp tên miền mang lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng đến
các doanh nghiệp trên nhiều khía cạnh liên quan. Vì thế các doanh nghiệp cần phải có
những biện pháp để tự bảo vệ mình khỏi những rắc rối liên quan đến tranh chấp tên miền.
3 GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ TRANH CHẤP TÊN MIỀN
3.1 Giải pháp doanh nghiệp đã và đang áp dụng
3.1.1 Thủ tục tố tụng
Tất cả thủ tục tố tụng phải thực hiện theo các Nghị quyết về chính sách giải quyết tranh
chấp tên miền (thường được gọi là "UDRP"). Theo chính sách này, hầu hết các loại tranh
chấp tên miền thương hiệu dựa trên phải được giải quyết bằng thỏa thuận, tòa án hoặc
trọng tài trước khi thực hiện hủy bỏ, đình chỉ, hoặc chuyển một tên miền. Tranh chấp phát
sinh từ những cáo buộc lạm dụng đăng ký tên miền (ví dụ, chiếm dụng tên miền) có thể
được giải quyết bằng thủ tục hành chính, chủ sở hữu quyền thương hiệu sẽ phải nộp đơn
khiếu nại với nhà cung cấp dịch vụ giải quyết tranh chấp đã được phê duyệt. Để bắt đầu
thủ tục tố tụng, một chủ sở hữu nhãn hiệu nên (a) nộp đơn khiếu nại tại tòa án có thẩm
Trang 14
Vấn đề tranh chấp tên miền và các biện pháp giải quyết
quyền thích hợp chống lại chủ sở hữu tên miền tên hoặc (b) trong các trường hợp lạm
dụng việc đăng kí tên miền thì cần nộp đơn khiếu nại đến một nhà cung cấp dịch vụ giải
quyết tranh chấp đã được phê duyệt.
Trong chính sách giải quyết tranh chấp tên miền của ICANN
( các thủ tục bắt buộc đối với vụ
kiện tranh chấp bao gồm:

- Người bị khiếu kiện được yêu cầu tham gia tố tụng khi liên quan tới 3 trường hợp
sau:
 Tên miền của Người bị khiếu kiện trùng hoặc giống đến mức nhầm lẫn với nhãn
hiệu thương mại (thương hiệu) hoặc nhãn hiệu dịch vụ mà Người khiếu kiện là
người có quyền; và
 Người bị khiếu kiện không có quyền hoặc lợi ích hợp pháp đối với tên miền đó; và
 Tên miền mà Người bị khiếu kiện đã đăng ký và đang sử dụng với mục đích xấu.
Người khiếu kiện phải đưa ra được đồng thời cả 3 điều kiện nêu trên trong đơn khiếu
kiện.
- Chứng cớ cho việc đăng ký và sử dụng với mục đích xấu trong (nhưng không giới
hạn) các trường hợp sau:
 Người bị khiếu kiện đã đăng ký hoặc đã có được tên miền chỉ vì mục đích bán,
cho thuê hoặc nếu không thì chuyển đăng ký tên miền cho người khiếu kiện, người
chủ thương hiệu hay nhãn hiệu dịch vụ hoặc chuyển cho đối thủ cạnh tranh của
người khiếu kiện với số tiền lớn vượt quá chi phí mà người bị khiếu kiện chi trực
tiếp cho tên miền đó.
 Người bị khiếu kiện đăng ký tên miền để ngăn cản người chủ của thương hiệu hay
nhãn hiệu dịch vụ phản ánh nhãn hiệu đó vào trong tên miền tương ứng hoặc là
người bị khiếu kiện đã hành động với mục đích như vậy; hoặc
 Người bị khiếu kiện đăng ký tên miền nhằm mục đích ngăn cản công việc kinh
doanh của đối thủ cạnh tranh; hoặc
 Người bị khiếu kiện sử dụng tên miền để cố tình lôi kéo sự chú ý của người sử
dụng Internet vì mục đích thương mại vào Website của mình hoặc vào địa chỉ trực
tuyến khác, bằng cách tạo ra một cái tên tương tự gây nhầm lẫn nhãn mác của
người khiếu kiện làm cho người sử dụng Internet nhầm lẫn với trang Web gốc,
nghĩ rằng người bị khiếu kiện là người đỡ đầu, là chi nhánh của người khiếu kiện
hoặc đã được người khiếu kiện đồng ý.
Trang 15
Vấn đề tranh chấp tên miền và các biện pháp giải quyết
- Người bị khiếu kiện làm sao để chứng minh được quyền và lợi ích hợp pháp của

mình trong tên miền cho Người khiếu kiện:
Các trường hợp sau (nhưng không giới hạn) sẽ chứng minh cho người bị khiếu
kiện:
 Trước khi nhận được thông báo có tranh chấp, người bị khiếu kiện đã sử dụng
hoặc chứng minh được là chuẩn bị sử dụng tên miền hoặc tên tương ứng với tên
miền liên quan tới việc cung cấp hàng hóa hay dịch vụ một cách thực sự; hoặc
 Người bị khiếu kiện được công chúng biết đến thông qua tên miền đó mà thậm chí
người bị khiếu kiện chưa có các quyền nhãn hiệu thương mại hay nhãn hiệu dịch
vụ; hoặc
 Người bị khiếu kiện đang sử dụng tên miền hợp pháp không liên quan đến thương
mại hay đang sử dụng tên miền một cách đúng đắn ngay thẳng, không có ý định
thương mại để đánh lạc hướng người tiêu dùng hay để làm lu mờ hình ảnh của
nhãn hiệu thương mại hay nhãn hiệu dịch vụ mà người khiếu kiện kiện.
Sau khi phê chuẩn UDRP, ICANN chỉ định 4 tổ chức sau đây làm nhiệm vụ cung
cấp dịch vụ giải quyết tranh chấp tên miền:
 Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO)
 Diễn đàn trọng tài quốc gia (NAF)
 Công ty CPR
 Công ty eResolution
Căn cứ vào tính hiệu quả của chính sách giải quyết tranh chấp tên miền thống nhất đã ban
hành, ICANN đã khuyến dụ tất cả các tổ chức quản lý tên miền cấp cao áp dụng hoặc xây
dựng chính sách giải quyết khiếu nại liên quan đến tranh chấp tên miền theo thông lệ
thống nhất nhằm tạo nên sự hài hoà, thống nhất về mặt thông lệ trong quá trình giải quyết
các khiếu nại về tranh chấp tên miền.
3.1.2 Tự vệ và hòa giải
Việc không sở hữu được các tên miền trùng với thương hiệu của mình, lỗi đầu tiên thuộc
về chính doanh nghiệp. Bởi từ ban đầu do không quan tâm và đánh giá hết ý nghĩa của
tên miền Internet nên chưa chú trọng việc đăng ký. Chỉ đến khi nhận thấy nguy cơ tên
miền bị người khác làm ảnh hưởng đến thương quyền mới thực hiện các biện pháp khác
nhau, thậm chí là nhờ các Văn phòng luật sư để đòi lại tên miền không phải của mình.

Nhưng theo quy định hiện tại của nhà nước Việt Nam và phù hợp với thông lệ quốc tế “ai
đăng ký trước được cấp phát trước”, đây là nguyên tắc bất di bất dịch. Còn nói rằng việc
Trang 16
Vấn đề tranh chấp tên miền và các biện pháp giải quyết
đăng ký các tên miền gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của những thương
hiệu nổi tiếng thì rất khó có cơ sở chính xác. Qua khảo sát, dễ dàng nhận thấy những
website sử dụng tên miền trùng thương hiệu nổi tiếng đăng tải thông tin không hề có dấu
hiệu nói xấu hoặc có dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh, ảnh hưởng đến quyền lợi của
doanh nghiệp. Đồng thời, một tên miền cũng không thể bao hàm hết được tất cả nội dung
thông tin có trên website, đây là điều dễ hiểu. Vì vậy các Doanh nghiệp, tổ chức lưu ý
đăng ký sớm các tên miền có liên quan để tránh các tranh chấp phát sinh về tên miền. Các
doanh nghiệp cần có giải pháp đăng ký phong tỏa các tên miền có thể có liên quan hoặc
gây nhầm lẫn đến các tên miền chính thức được sử dụng để tránh bị các đối tượng lợi
dụng, gây tranh chấp tên miền. Như trường hợp của Microsoft, họ đăng ký không chỉ
những tên miền sẽ được sử dụng mà cả những tên miền viết sai lỗi chính tả mà có thể gây
nhầm lẫn với tên miền mà họ sử dụng. Ví dụ khi đăng ký tên miền Bing.com, họ đăng ký
luôn cả Bings.com để tránh gây tranh chấp sau này.
Chính vì vậy, có thể nói về bản chất, các khiếu nại liên quan đến việc cấp phát tên miền
thực chất là việc tranh chấp sử dụng tên miền. Và như vậy, theo quy định tại Điều 76 Luật
Công nghệ Thông tin, việc giải quyết tranh chấp được thực hiện theo ba cách: Tự thương
lượng hoà giải, thông qua trọng tài hoặc khởi kiện ra toà án. Tuy nhiên việc giải quyết
thông qua trọng tài hoặc khởi kiện ra toà án đều khá mất thời gian và cả kinh phí. Như
vậy, giải pháp tốt nhất cho việc tranh chấp tiền miền là biện pháp tự thương lượng, hoà
giải. Tuy nhiên, đây cũng là bài học quý báu cho các doanh nghiệp còn chưa nhận thấy sự
quan trọng của tên miền Internet, bởi một lý do thật đơn giản nhưng lại thật cần thiết, tên
miền sẽ giúp doanh nghiệp có thêm một kênh thông tin quan trọng, một cánh cừa để hội
nhập kinh tế quốc tế, để khách hàng biết đến thương hiệu, sản phẩm của mình và còn là
điều kiện không thể thiếu để triển khai thương mại điện tử.
3.2 Ý kiến đề xuất của nhóm về giải pháp cho tranh chấp tên miền
Đề xuất khắc phục một số bất cập

- Về chính sách quản lý tên miền Internet
 Thứ nhất, hệ thống cơ sở dữ liệu về đăng ký tên miền .vn cần phải được liên kết
với hệ thống cơ sở dữ liệu về sở hữu trí tuệ. Đây là một trong những biện pháp để
cơ quan có thẩm quyền tra cứu, giúp cho quyết định cấp phát được minh bạch hơn.
Và cũng là biện pháp phòng ngừa xung đột giữa tên miền với quyền sở hữu trí tuệ.
 Thứ hai, nên xác định quyền sử dụng tên miền phải được chuyển giao, thừa kế.
 Thứ ba, thực hiện công khai và minh bạch nguyên tắc đăng ký trước cấp trước
trên cơ sở phù hợp với các quy định của luật Sở hữu trí tuệ.
 Thứ tư, phải gắn trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về tên miền với việc
cấp phát tên miền sao cho việc cấp phát không vi phạm các quy định của pháp luật
Trang 17
Vấn đề tranh chấp tên miền và các biện pháp giải quyết
liên quan, tránh trường hợp chỉ vì thu được nhiều phí, lệ phí mà cơ quan này bỏ
qua các trường hợp có khả năng vi phạm.
- Về một số chế định pháp luật liên quan
Khoản 4 Điều 68 Luật Công nghệ thông tin quy định “Bộ Bưu chính, Viễn thông quy
định việc đăng ký, quản lý, sử dụng và giải quyết tranh chấp tên miền quốc gia Việt
Nam .vn”, như vậy Bộ trưởng có thể ra quyết định hay thông tư để quy định về việc giải
quyết tranh chấp tên miền.
Nên mở rộng thẩm quyền của trọng tài thương mại, không chỉ dừng lại ở vụ việc xuất
phát từ hoạt động thương mại mà cả các lĩnh vực khác mà các bên có thể thỏa thuận
được, miễn sao họ chấp nhận giải quyết theo phương thức trọng tài hoặc theo chỉ định
của cơ quan quản lý đối tượng tranh chấp, bởi vì tranh chấp có thể phát sinh từ quan hệ
không phải là thương mại, tranh chấp tên miền có thể là một trong các trường hợp đó.
- Nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ tham gia giải quyết tranh chấp
Do đặc tính kỹ thuật của tên miền và các tranh chấp tên miền, đòi hỏi những người tham
gia vào quá trình giải quyết tranh chấp có kiến thức về tên miền và pháp luật liên quan,
đặc biệt là pháp luật về sở hữu trí tuệ. Thực tiễn phản ánh là họ chỉ là các nhà luật gia chứ
chưa phải là các chuyên gia trong lĩnh vực Internet. Chính vì vậy, khi chính sách giải
quyết tranh chấp được ban hành, cần phải chuẩn bị sẵn cho đội ngũ này những kiến thức

liên quan, đặc biệt là các thẩm phán.
Trang 18
Vấn đề tranh chấp tên miền và các biện pháp giải quyết
KẾT LUẬN
Hiện nay, toàn cầu hoá và hội nhập đang bùng nổ khắp nơi. Các doanh nghiệp
trong và ngoài nước đang còn cạnh tranh với nhau khốc liệt và dữ dội hơn. Việc xây dựng
và quảng bá thương hiệu thông qua xây dựng tên miền đang là một xu hướng thịnh hành
và mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, xoay quanh vấn đề tên miền còn
tồn tại rất nhiều vấn đề bất cập và cần phải nhận được những sự quan tâm từ phía doanh
nghiệp. Do đặc tính của tên miền, nhiều vụ tranh chấp xảy ra mà ngay cả những nhà chức
năng cũng không thể phân giải được. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những vụ tranh chấp
này , nhưng nguyên nhân chính phải kể đến là do các doanh nghiệp chưa quan tâm đích
đáng đến vấn đề đăng kí và bảo vệ tên miền trên Internet cho doanh nghiệp mình. Dẫn
đến tình trạng tên miền và thương hiệu của doanh nghiệp mình lại bị chiếm dụng bởi
doanh nghiệp khác, gây ra nhiều hệ luỵ cho bản thân các doanh nghiệp. Thiết nghĩ, những
hiểu biết vể tên miền, đăng kí và bảo hộ tên miền là vô vùng quan trọng. Các doanh
nghiệp cần phải lưu tâm đến vấn đề bảo vệ thương hiệu nói chung và đăng kí tên miền
nói riêng để tránh mất thời gian và tiền bạc cho những vụ việc tranh chấp không đáng có.
Chúng em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Tiến Sỹ Lê Thị Thu Hà –
Giảng viên khoa Kinh tế và Kinh Doanh quốc tế - trường Đại học Ngoại Thương đã
hướng dẫn và giúp chúng em trong quá trình nghiên cứu. Tuy các thành viên trong nhóm
đã cố gắng làm việc hết sức nhưng quá trình nghiên cứu sẽ không tránh khỏi những sai
sót. Vì vậy, chúng em mong Cô góp ý và chỉ bảo để chúng em thực hiện được một bài
nghiên cứu hoàn thiện nhất.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Trang 19
Vấn đề tranh chấp tên miền và các biện pháp giải quyết
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 20

×