Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành Kinh tế đối ngoại XUẤT NHẬP KHẨU DỊCH VỤ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CỦA HÀ NỘI THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (497.76 KB, 85 trang )

LỜI NÓI ĐẦU 1
Chương 1 3
DỊCH VỤ VÀ XUẤT NHẬP KHẨU DỊCH VỤ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 3
1.1. Dịch vụ và thương mại dịch vụ 3
1.1.1.1 Khái niệm của dịch vụ 3
1.1.1.2. Đặc điểm của dịch vụ 4
1.1.1.3 Phân loại dịch vụ 6
1.1.2.1. Khái niệm thương mại dịch vụ 7
1.1.2.2. Các phương thức cung cấp dịch vụ 8
Bảng 1.1 Nhận diện các hoạt động xuất nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học theo bốn phương
thức cung cấp dịch vụ của GATS 10
1.2. Dịch vụ giáo dục đại học và xuất nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học 10
1.1.2.1. Khái niệm 11
Bảng 1.2 Giáo dục đại học trong hệ thống phân loại dịch vụ của WTO 12
1.2.2.2. Đặc điểm của dịch vụ giáo dục đại học 13
1.3 Vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học 16
Chương 2 17
XUẤT NHẬP KHẨU DỊCH VỤ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CỦA HÀ NỘI 17
2.1.Khái quát về năng lực xuất khẩu và nhu cầu nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học của Hà Nội
17
Bảng 2.1 Số cơ sở giáo dục đại học trên toàn quốc so với tổng dân số Theo 8 vùng lãnh thổ
(tính đến hết 9/2009) 18
2.1.1.2. Số lượng sinh viên 19
Bảng 2.2 Số sinh viên các trường Đại học Cao đẳng tại Hà Nội 20
2.1.1.3. Đội ngũ giảng viên 21
Bảng 2.3 Số lượng giảng viên Đại học cao đẳng tại Hà Nội 21
2.1.2.1. Chất lượng giáo dục đại học tại Hà Nội 22
2.1.2.2. Kiểm định chất lượng giáo dục đại học tại Hà Nội 23
Bảng 2.4 Ngân sách nhà nước chi cho giáo dục đào tạo 2001-2009 23
2.2. Chính sách đối với xuất nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học tại Hà Nội 25
2.2.2 Nhìn nhận thực tiễn các chính sách theo từng phương thức 26


a. Chính sách đối với xuất nhập khẩu theo phương thức 1 26
b. Chính sách đối với xuất nhập khẩu theo phương thức 2 26
c. Chính sách đối với xuất nhập khẩu theo phương thức 3 27
2.3 Xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học của Hà Nội 29
2.4. Nhập khẩu dịch vụ giáo dục ĐH của Hà Nội 34
Bảng 2.6. Số lượng du học sinh các nước tại Nhật Bản 41
Bảng 2.7 Số sinh viên của một số chương trình liên kết 42
2.5. Đánh giá chung về hoạt động xuất nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học của Hà Nội 44
Chương 3 47
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ GIẢI PHÁP XUẤT NHẬP KHẨU
DỊCH VỤ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ĐẾN NĂM 2020 47
3.1. Kinh nghiệm xuất, nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học của một số nước 47
Bảng 3.2 Số lượng du học sinh quốc tế tại Nhật Bản 50
3.2.Định hướng phát triển giáo dục đại học của Việt Nam 53
3.3. Giải pháp phát triển xuất, nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học của Việt Nam 58
a. Thay đổi tư duy quản lý giáo dục đào tạo, nâng cao tính tự chủ và chịu trách nhiệm của các
cơ sở giáo dục đại học trước xã hội và chính phủ 58
b. Xây dựng hệ thống đánh giá chất lượng giáo dục đào tạo thiết thực, hiệu quả theo nhu cầu
thực tế của xã hội 60
c. Hình thành các trung tâm nghiên cứu, đánh giá chất lượng giáo dục đại học mang tầm cỡ
quốc tế không chịu chi phối bởi bất cứ tổ chức chính trị xã hội nào. Nghiên cứu nhu cầu xã
hội, mục tiêu phát triển của đất nước, định hướng xây dựng các chương trình đào tạo cho các
cơ sở giáo dục đại học 62
d. Nhận thức đúng vai trò của đội ngũ giảng viên và xây dựng cơ chế buộc lực lượng này tự
học, tự đào tạo, tự rèn luyền làm gương cho các học sinh sinh viên. Bên cạnh đó chúng ta
cũng nên có các chế độ đãi ngộ phù hộ với công sức, trí tuệ mà họ đã bỏ ra. Chính sách hỗ
trợ kịp thời cho lực lượng này trong quá trình tự đào tạo, tự rèn luyện 62
e. Nâng cao nhận thức và đổi mới công tác quản lý nói chung và quản lý xuất nhập khẩu dịch
vụ giáo dục đại học nói riêng ở các cấp và địa phương 65
f. Xây dựng chiến lược tổng thể để phát triển xuất nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học 71

g. Đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế 71
3.3.2.1 Phương thức 1: 71
3.3.2.2. Phương thức 2 72
3.3.2.3. Phương thức 3 73
3.3.2.4. Phương thức 4 74
3.3.3. Các giải pháp đối với các cơ sở đào tạo tham gia xuất nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại
học 75
KẾT LUẬN 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
ii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Nhận diện các hoạt động xuất nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học
theo bốn phương thức cung cấp dịch vụ của GATS
10
Bảng 1.2 Giáo dục đại học trong hệ thống phân loại dịch vụ của WTO 12
Bảng 2.1 Số cơ sở giáo dục đại học trên toàn quốc so với tổng dân số Theo 8
vùng lãnh thổ (tính đến hết 9/2009)
19
Bảng 2.2 Số sinh viên các trường Đại học Cao đẳng tại Hà Nội 20
Bảng 2.3 Số lượng giảng viên Đại học cao đẳng tại Hà Nội 21
Bảng 2.4 Ngân sách nhà nước chi cho giáo dục đào tạo 2001-2009 24
Bảng 2.5 Các công cụ của chính sách xuất nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học 25
Bảng 2.6 Số lượng du học sinh các nước tại Nhật Bản 41
Bảng 2.7 Số sinh viên của một số chương trình liên kết 43
Bảng 3.1 Số lượng sinh viên quốc tế tại Mỹ 48
Bảng 3.2 Số lượng du học sinh quốc tế tại Nhật Bản 50
DANH MỤC ĐỒ THỊ
Hình 2.1 Tỷ lệ sinh viên quốc tế đang học tập tại các trường ĐH Việt Nam
theo châu lục
30

Hình 2.2 Tỷ lệ các giảng viên Việt Nam đang giảng dạy tại nước ngoài 32
Hình 2.3 Số lượng sinh viên học tập ở nước ngoài 39
Hình 2.4 Sự gia tăng số lượng sinh viên Việt Nam đang học tập tại Mỹ 40
iii
LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay giáo dục đại học thế giới đang có những thay đổi cơ bản. Đó là xu
thế chuyển từ đại học tinh hoa dành cho số ít sang đại học đại chúng dành cho đông
đảo dân chúng - xu thế này được coi là xu thế dân chủ hoá trong giáo dục đại học,
chuyển giáo dục đại học từ thượng tầng kiến trúc thành hạ tầng cơ sở của xã hội. Xu
thế thứ hai liên quan đến việc chuyển đổi từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh
tế tri thức - đòi hỏi phải đào tạo ra lực lượng lao động chất xám đông đảo với khả
năng tư duy mềm dẻo, thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của xã hội chưứkhông
phải học một lần, sử dụng kiến thức suốt đời như trước đây. Xu thế thứ ba là toàn
cầu hoá, khi khoảng cách giữa các quốc gia không còn nhiều ý nghĩa, dịch vụ giáo
dục được xem là một lĩnh vực xuất nhập khẩu quan trọng. Xu thế cuối cùng là ngày
càng thể hiện rõ tính cạnh tranh trong giáo dục đại học.
Những thay đổi này đang diễn ra ở quy mô toàn cầu, như một xu thế tất yếu
mà không quốcgia nào có thể đứng ngoài cuộc. Vấn đề chỉ là sớm hay muộn, và
làm thế nào để tận dụng được các mặt tích cực và hạn chế các tác động tiêu cực kèm
theo mà thôi.
Trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) ,
Việt Nam đã hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Về thương mại dịch vụ,
chúng ta đã cam kết mở cửa thị trường trên cơ sở hiệp định chung về thương mại
dịch vụ (GATS). Trong việc mở cửa thị trường trong lĩnh vực thương mại dịch vụ
chúng ta không thể không kể đến việc toàn cầu hóa dịch vụ giáo dục đặc biệt là dịch
vụ giáo dục ĐH của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Vì thế câu hỏi đặt ra
là Xuất nhập khẩu dịch vụ giáo dục ĐH là gì , chúng có tác động gì vào nền kinh tế
nước ta hay không, hay chúng được thực hiện như thế nào, những kết quả mà chúng
ta đạt được trong lĩnh vực đó cụ thể là gì
Xuất phát từ những suy nghĩ trên tôi đã chọn đề tài khóa luận tốt nghiệp :

“Xuất nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học của Hà Nội: Thực trạng và giải
pháp”
Mục đích của đề tài là trên cơ sở vận dụng những lý luận cơ bản về xuất
nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học để phân tích, đánh giá đúng tình hình xuất nhập
1
khẩu dịch vụ giáo dục ĐH của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng và từ đó
đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục bằng xuất nhập khẩu dịch
vụ giáo dục ĐH.
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận tốt nghiệp là xuất nhập khẩu dịch vụ
giáo dục ĐH tại Hà Nội.
Khóa luận đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp
phân tích định tính và định lượng, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích
kinh tế, phương pháp duy vật biện chứng để xem xét, đánh giá và giúp cho vấn đề
nghiên cứu sâu sắc hơn.
Kết cấu của khóa luận ngoài Lời nói đầu và Kết luận ra gồm có 3 chương:
Chương 1. Dich vụ và xuất nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học
Chương 2. Xuất nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học của Hà Nội
Chương 3: Định hướng phát triển giáo dục đại học và giải pháp xuất nhập
khẩu dịch vụ giáo dục đại học đến năm 2020
Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2012
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Thu
2
Chương 1
DỊCH VỤ VÀ XUẤT NHẬP KHẨU DỊCH VỤ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
1.1. Dịch vụ và thương mại dịch vụ
1.1.1.Khái niệm và đặc điểm của dịch vụ
1.1.1.1 Khái niệm của dịch vụ
Trong cuộc sống ngày nay chúng ta biết đến rất nhiều hoạt động trao đổi
được gọi chung là dịch vụ và ngược lại dịch vụ bao gồm rất nhiều các loại hình hoạt

động và nghiệp vụ trao đổi trong các lĩnh vực và ở cấp độ khác nhau. Đã có nhiều
khái niệm, định nghĩa về dịch vụ nhưng để có hình dung về dịch vụ trong khoá luận
này, tôi tham khảo một số khái niệm dịch vụ cơ bản.
Theo Từ điển Tiếng Việt: Dịch vụ là công việc phục vụ trực tiếp cho những
nhu cầu nhất định của số đông, có tổ chức và được trả công [Từ điển Tiếng Việt,
2004, NXB Đà Nẵng, tr256]
Định nghĩa về dịch vụ trong kinh tế học được hiểu là những thứ tương tự
như hàng hoá nhưng phi vật chất [Từ điển Wikipedia]. Theo quan điểm kinh tế học,
bản chất của dịch vụ là sự cung ứng để đáp ứng nhu cầu như: dịch vụ du lịch, thời
trang, chăm sóc sức khoẻ và mang lại lợi nhuận.
Philip Kotler định nghĩa dịch vụ: Dịch vụ là một hoạt động hay lợi ích cung
ứng nhằm để trao đổi, chủ yếu là vô hình và không dẫn đến việc chuyển quyền sở
hữu. Việc thực hiện dịch vụ có thể gắn liền hoặc không gắn liền với sản phẩm vật
chất.
Tóm lại, có nhiều khái niệm về dịch vụ được phát biểu dưới những góc độ
khác nhau nhưng tựu chung thì:
Dịch vụ là những hoạt động và kết quả mà một bên (người bán) có thể cung
cấp cho bên kia (người mua) và chủ yếu là vô hình không mang tính sở hữu. Dịch
vụ có thể gắn liền hay không gắn liền với một sản phẩm vật chất.
Trong thực tế, sản phẩm chào bán của một doanh nghiệp có thể trải rộng từ
một mặt hàng thuần túy cho đến một dịch vụ thuần túy. Với mặt hàng cụ thể thuần
3
túy như xà phòng, kem đánh răng hay muối ăn, thì không cần có dịch vụ đi kèm.
Một mặt hàng cụ thể kèm dịch vụ là mặt hàng cộng thêm một hay nhiều dịch vụ để
tăng khả năng thu hút khách mua, nhất là đối với các sản phẩm hữu hình có công
nghệ chế tạo và sử dụng phức tạp. Ví dụ, nhà sản xuất xe hơi bán xe hơi kèm theo
dịch vụ bảo hành, chỉ dẫn sử dụng và bảo trì, giao hàng theo ý khách mua
Các dịch vụ này có thể do nhà sản xuất cung cấp hay thuê qua một trung gian
chuyên kinh doanh dịch vụ đó. Một mặt hàng gồm một dịch vụ chính kèm theo
những mặt hàng và dịch vụ nhỏ hơn. Ví dụ, khách đi máy bay là mua một dịch vụ

chuyên chở. Nhưng chuyến đi còn bao hàm một số món hàng cụ thể, như thức ăn,
đồ uống và một tạp chí của hãng hàng không.
Sau cùng một mặt hàng có thể là một dịch vụ thuần túy. Ví dụ một cuộc tâm
lý trị liệu hay uốn tóc. Nhà tâm lý trị liệu chỉ cung cấp một dịch vụ đơn thuần, và
những thứ cụ thể duy nhất là phòng mạch hay một cái máy xoa bóp. Như vậy sản
phẩm của một doanh nghiệp có thể là mặt hàng cụ thể hay dịch vụ, có thể có cả
những dịch vụ bổ sung.
1.1.1.2. Đặc điểm của dịch vụ
Tính vô hình một cách tưong đối của dịch vụ ( Intangibility)
Đặc tính này phản ánh một cách thực tế là hiếm khi khách hàng nhật
được sản phẩm thực từ kết quả của hoạt động dịch vụ. Kết quả thường là sự
trải qua hơn là sự sở hữu.
Ví dụ: Một chuyến đi nghỉ chọn gói bao gồm các nhân tố vô hình và
hữu hình.
Một dịch vụ thuần tuý thường không thể đánh giá trực tiếp vởi các
giác quan tự nhiên, không thể khảo sát trực tiếp trước khi mua bán, bởi vậy
khi tiêu dùng dịch vụ người tiêu dùng dễ gặp rủi ro.
 Tính đồng thời của sản xuất và tiêu dùng: Trong dịch vụ thì sản xuất
và tiêu dùng diễn ra đồng thời không có thời gian giãn cách giữa sản
4
xuất và tiêu dùng dịch vụ để ktra chất lượng sản phẩm vì thế trong
dịch vụ nên thực hiện khẩu hiệu: “làm đúng, làm tốt ngay từ đầu”
 Sự tham gia của khách hàng trong quá trình tạo ra dịch vụ.
Khách hàng là người tiêu dùng đồng thời là người tham gia sản xuất
bằng những nhu cầu, yêu cầu của chính họ.
Khách hàng trên thực tế có tính chất quyết định việc sản xuất dịch vụ.
Các tổ chức dịch vụ không thể tạo ra dịch vụ nếu không có đầu vào vững
chắc là khách hàng.
 Tính không đồng nhất: thông thường dịch vụ dễ bị cá nhân hoá do đó
phụ thuộc vào tâm lý, sở thích, kinh nghiệm của khách hàng. Người

cung câp dịch vụ cần có sự đồng cảm với khách để tạo ra chất lưọng
dịch vụ tốt.
 Tính dễ hư hỏng và không lưu trữ được: Vì tính đồng thời của sản
xuất và tiêu dùng dịch vụ nên sản phẩm dịch vụ không cất giữ được
và rất dễ bị hư hỏng. Các nhà cung ứng dịch vụ không thể bán tất cả
các sản phẩm của mình sản xuất ở hiện tại và lại càng không có cơ hội
bán ở tương lai không lưu kho được.
 Quyền sở hữu: khi mua hàng hóa thì người mua có quyền sở hữu đvới
hàng hoá còn đối với dịch vụ thì không có quyền sở hữu nào chuyển
đổi giữa người bán với ngưòi mua. Người mua chỉ có quyền đôí với
tiến trình dịch vụ.
 Quyền kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi bán là rất khó: Do tính
đồng thời của sản xuất và tdùng dịch vụ nên không có thời gian để
ktra chất lượng sản phẩm. Vì vậy sản xuất sản phẩm dịch vụ làm tốt
ngay từ đầu là tốt nhất.
5
1.1.1.3 Phân loại dịch vụ
Trên thế giới hiện nay tồn tại nhiều cách phân loại dịch vụ khác nhau tuỳ
thuộc vào các căn cứ để phân loại dịch vụ hay hệ thống thông kê dịch vụ của từng
quốc gia và từng tổ chức kinh tế khác nhau .
Căn cứ vào tính chất của dịch vụ khi cung cấp ta có thể phân loại dịch vụ
thành :
Dịch vụ gắn với hoạt động sản xuất, phục vụ sản xuất, dịch vụ mang
tính trung gian như dịch vụ vận tải hàng hoá, dịch vụ thông tin liên lạc, dịch
vụ phân phối, dịch vụ kinh doanh.
Dịch vụ gắn với tiêu dùng , thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng
cuối cùng như dịch vụ du lịch, dịch vụ y tế, dịch vụ giải trí
Căn cứ vào mục đích cung cấp dịch vụ, ta có thể phân loại dịch vụ thành:
Dịch vụ mang tính thương mại : là dịch vụ được cung cấp trên cơ sở
cạnh tranh giữa các nhà cung cấp khác nhau, nhằm vào mục đích thương mại

và kinh doanh;
Dịch vụ công hay dịch vụ của chính phủ: là những dịch vụ được cung
cấp trên cơ sở độc quyền , có tính chất phục vụ của chính phủ, không dựa
trên cơ sở cạnh tranh và không nhằm mục đích kinh doanh và thương mại;
Căn cứ theo phuơng thức thống kê, ta có thể thấy hiện nay có nhiều cách
phân loại khác nhau. Đó là:
Theo Uỷ ban thống kê của Liên hợp quốc thì dịch vụ được phân loại
theo hai cách : Hệ thống phân loại theo ngành tiêu chuẩn quốc tế và Phân
loại các sản phẩm chủ yếu ( Tài sản vô hình; Đất đai; Công trình xây dựng;
Dịch vụ xây dựng , Dịch vụ thương mại; dịch vụ chỗ ở; dịch vụ phục vụ ăn
uống; dịch vụ vận tải; dịch vụ phân phối điện, nước, khí đốt, Dịch vụ tài
chính; dịch vụ bất động sản; dịch vụ thuê và cho thuê, Dịch vụ liên quan đến
sản xuất và kinh doanh, Dịch vụ cá nhân, cộng đồng và xã hội ). Hai cách
phân loại này được các quốc gia và các tổ chức kinh tế thừa nhận và sử dụng.
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cũng có cách phân loại giao dịch dịch vụ
quốc tế khác biệt.
6
Tổ chức thương mại quốc tế (WTO) phân loại dịch vụ theo Hiệp định chung
về thương mại dịch vụ (GATS) : chia ra 12 ngành và 155 phân ngành: Các dịch vụ
kinh doanh bao gồm Dịch vụ chuyên ngành, Dịch vụ máy tính và các dịch vụ có
liên quan, Dịch vụ nghiên cứu và phát triển, Dịch vụ bất động sản, Dịch vụ cho thuê
không cần người điều khiển và các dịch vụ kinh doanh khác, Dịch vụ bưu chính
viễn thông bao gồm Dịch vụ bưư điện, Dịch vụ báo chí, Dịch vụ viễn thông, Dịch
vụ nghe nhìn và các dịch vụ khác, Dịch vụ xây dựng và các dịch vụ kỹ thuật liên
quan, Dịch vụ phân phối, Dịch vụ giáo dục, Dịch vụ môi trường, Dịch vụ tài chính,
Dịch vụ xã hội và dịch vụ liên quan đến y tế, Các dịch vụ du lịch và dịch vụ liên
quan đến lữ hành, Các dịch vụ văn hoá ,giải trí, thể thao( ngoài dịch vụ nghe nhìn),
Dịch vụ vận tải và các dịch vụ khác chưa được thống kê ở đâu.
Trong các hệ thống phân loại trên có thể nói cách phân loại theo các sản
phẩm chủ yếu là hệ thống phân loại của hàng hoá và dịch vụ dựa trên nguồn gốc

ngành kinh tế và là hệ thống phân loại đầy đủ nhất về hàng hóa và dịch vụ.
Hiện nay hệ thống phân loại của Việt Nam dựa trên qui định trong Nghị định
số 75/CP củaChính phủ ngày 27/10/1993 gồm có từ phân ngành thứ 7 đến phân
ngành thứu 20 trong tổng số 20 phân ngành cấp 1. Tuy nhiên, sự phân loại nàyđã
không tính đến các ngành tiện ích và ngành xây dựng vốn được xếp vào nhóm dịch
vụ thương mại theo tiêu chí GATS
1.1.2.Thương mại dịch vụ theo qui định của WTO
1.1.2.1. Khái niệm thương mại dịch vụ
Dịch vụ ngày càng tham gia sau rộng vào thương mại. Điều này xuất phát từ
nhu cầu của các đơn vị sản xuất kinh doanh và từ sự phân công lao động xã hội
khiến cho dịch vụ trở thành các ngành sản xuất độc lập với sản phẩm là các dich vụ
chuyên nghiệp. Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS) lần đầu tiên được
đưa ra tại vòng đàm phán Uruguay và đã trở thành một bộ phận không thể tách rời
trong hệ thống pháp lý của Tổ chức Thương mại Thế giới ( GATS, WTO ).
Trong hiệp định GATS, không có điều hoản nào nói rõ bản chất của thương
mại dịch vụ. Nhưng nếu dựa vào định nghĩa thương mại hàng hoá, có thể định nghĩa
7
thương mại dịch vụ như sau: Thương mại dịch vụ là hành vi mua bán, cung cấp,
trao đổi dịch vụ giữa các cá nhân, tổ chức vì mục đích thương mại trên cơ sở cạnh
tranh.
1.1.2.2. Các phương thức cung cấp dịch vụ
GATS – tên viết tắt của General Agreement on Trade in Services (Hiệp định
chung về thương mại dịch vụ) là một Hiệp định thuộc Tổ chức thương mại thế
giới (WTO), ra đời năm 1995 nhằm quy định các nguyên tắc về thương mại dịch vụ
trên phạm vi toàn cầu. Các nguyên tắc trong Hiệp định này được áp dụng bắt buộc
đối với tất cả các nước thành viên WTO về thương mại dịch vụ. Tuy nhiên, nghĩa
vụ cụ thể của mỗi nước thành viên trong việc mở cửa thị trường dịch vụ của nước
mình được nêu trong Biểu cam kết dịch vụ riêng của nước đó, là kết quả của đàm
phán mở cửa thị trường dịch vụ của nước đó khi gia nhập WTO. Theo danh mục
phân loại ngành dịch vụ của GATS, có tất cả 12 ngành (sector): Kinh doanh, Thông

tin, Xây dựng, Phân phối, Giáo dục, Du lịch, Môi trường, Tài chính, Y tế, Văn hóa-
Thể thao-Giải trí, Vận tải, và các dịch vụ khác. Những ngành này được chia nhỏ
thành 155 phân ngành (sub-sector),ví dụ ngành Giáo dục bao gồm các phân ngành:
Tiểu học, Trung học, Đại học, Người lớn, và các dịch vụ khác (chẳng hạn đào tạo
ngoại ngữ, thi-kiểm tra, …).
Theo qui định của GATS, mỗi quốc gia thành viên trong WTO có quyền đưa
ra lộ trình mở cửa đối với mỗi ngành dịch vụ, đối với những phân ngành, cũng như
đối với các phương thức cung cấp dịch vụ (được trình bày ở phần sau). Đồng thời
GATS cũng cho phép mỗi quốc gia thành viên của WTO xây dựng những chính
sách, qui định riêng của quốc gia về mỗi ngành và phân ngành dịch vụ được mở
cửa, miễn sao chúng phù hợp với những qui định chung của GATS (Knight, 2006).
Cho đến tháng 3/2007, mới chỉ có 47 nước trong tổng số 150 nước thành viên WTO
cam kết thực hiện GATS trong dịch vụ giáo dục, chủ yếu là các nước thuộc khối
OECD với tư cách là các nước xuất khẩu giáo dục (Phạm, 2007).
Kể từ khi chính thức gia nhập WTO vào ngày 11/1/2007, Việt Nam cũng bắt
đầu thực hiện GATS trên tất cả 11 ngành dịch vụ và 110 phân ngành (VCCI). Theo
lộ trình đã cam kết đối với ngành giáo dục, kể từ 1/1/2009 các cơ sở đào tạo có
100% vốn đầu tư nước ngoài được phép thành lập tại Việt Nam. Đối với giáo dục
8
đại học (GDĐH), Việt Nam đã chấp nhận mở cửa trong khu vực tư thục đối với hầu
hết các lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật, nghiên cứu và quản lý doanh nghiệp,
kinh tế, kế toán, ngôn ngữ và luật quốc tế, và chấp nhận cả bốn phương thức cung
cấp dịch vụ.
GATS quy định bốn phương thức cung cấp dịch vụ đối với tất cả các ngành:
Cung cấp qua biên giới (Cross-border Supply), Tiêu dùng ngoài lãnh thổ
(Consumption Abroad), Hiện diện thương mại (Commercial Presence), và Hiện
diện thể nhân (Presence of Natural Persons).
Đối với hai phương thức đầu, người cung cấp dịch vụ ở ngoài nước thành
viên, còn 2 hình thức sau, người cung cấp dịch vụ làm việc ở nước mà dịch vụ được
cung cấp. Theo Varghese (2007), trong số các phương thức nêu trên, phương thức

thứ ba (hiện diện thương mại) đang và sẽ có nhiều tiềm năng nhất đối với thị trường
GDĐH tại Việt Nam với việc thiết lập các chi nhánh hoặc cơ sở đào tạo vệ tinh và
triển khai các chương trình đào tạo (CTĐT) liên kết với nước ngoài
9
Bảng 1.1 Nhận diện các hoạt động xuất nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học
theo bốn phương thức cung cấp dịch vụ của GATS
Phương thức Giải thích Ví dụ trong GDĐH Qui mô/tiềm năng của
thị trường
1. Cung cấp qua
biên giới
Dịch vụ được cung
cấp từ lãnh thổ của
một nước này sang
lãnh thổ của một nước
khác (không bao gồm
sự di chuyển xuyên
biên giới của khách
hàng)
Giáo dục/đào tạo từ
xa
Học tập trên mạng
Các trường ĐH “ảo”
(Virtual universities)
Thị trường hiện ở
qui mô nhỏ
Có tiềm năng phát
triển lớn dựa vào sự
tiến bộ của công nghệ
thông tin và truyền
thông. Tuy nhiên khó

quản lý chất lượng.
2. Tiêu dùng ngoài
lãnh thổ

Khách hàng của một
nước di chuyển sang
nước khác để tiêu
dùng dịch vụ
Du học sinh Hiện là phương thức
phổ biến nhất và đang
tiếp tục phát triển
3. Hiện diện thương
mại

Nhà cung cấp dịch vụ
của một nước thiết lập
các hình thức hiện
diện trên lãnh thổ của
một nước khác để
cung cấp dịch vụ
Chi nhánh hoặc cơ
sở đào tạo vệ tinh ở
nước ngoài
Liên kết đào tạo
Nhượng quyền
thương hiệu cho cơ sở
đào tạo tại chổ
Ngày càng được
quan tâm và có tiềm
năng phát triển lớn

Là phương thức gây
nhiều tranh cãi nhất
liên quan đến việc xác
lập các qui định về đầu
tư nước ngoài
4. Hiện diện thể
nhân


Người của một nước
di chuyển sang nước
khác để cung cấp dịch
vụ
Giảng viên, nghiên
cứu viên làm việc ở
nước ngoài
Là phương thức có
nhiều tiềm năng
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

1.2. Dịch vụ giáo dục đại học và xuất nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học
1.2.1. Dịch vụ giáo dục
10
Khái niệm thị trường giáo dục là chủ đề của 9 bài báo khoa học đăng
trên Revue de recherche internationale et comparative en education (Tạp chí
Nghiên Cứu Quốc Tế và So Sánh Giáo Dục), số 6/2011 vừa mới phát hành.
Giáo dục trước hết là một dịch vụ, sản phẩm được tạo ra là những con người hoàn
toàn có thể chủ động tham gia vào quá trình đào tạo, chính bản thân họ là những tác
nhân ảnh hưởng mạnh mẽ trên sự điều tiết của thị trường giáo dục. Hơn nữa, giáo
dục có những sứ mệnh và lý tưởng cao xa hơn thị trường kinh tế, chẳng hạn như vai

trò của giáo dục trong việc đào tạo các công dân tự do, hay cuộc chiến của trường
học với sự bất bình đẳng xã hội, vv. Vì những điều như vậy, chúng ta không thể sử
dụng cùng những logic trong việc trao đổi hàng hóa trên thị trường kinh tế để bàn
luận về giáo dục. ( Khái niệm thị trường giáo dục và vai trò các tác nhân,
tiasang.com.vn).
Gọi là thị trường vì trong giáo dục có các tác nhân khác nhau, có cung và
cầu, có sự cạnh tranh, có sự lựa chọn, có cơ chế điều tiết vv. Những điều này đều
thấy trong đa số các nền giáo dục, tuy mức độ, hình thức, tính logic và cả cách hiểu
về chúng có thể khác nhau trong các quốc gia. Ở đây nếu có dính dáng tới kinh tế,
thì thị trường giáo dục cũng được vận hành theo nguyên tắc “bàn tay vô hình” trong
lý thuyết cổ điển của Adam Smith ở chỗ, thị trường tự điều chỉnh trên nguyên tắc có
lợi cho mỗi bên tác nhân tham gia và vì lợi ích của tất cả.
Nói tóm lại, “thị trường” là một khái niệm của kinh tế, nhưng chúng ta có
thể “xã hội học hóa” nó để biến thành một khái niệm công cụ nhằm lý giải và so
sánh các nền giáo dục khác nhau.
Theo hệ thống phân loại dịch vụ của GATS, dịch vụ giáo dục là ngành dịch
vụ thứ năm và được chia làm năm phân ngành: dịch vụ giáo dục tiểu học, dịch vụ
giáo dục trung học, dịch vụ giáo dục đại học, dịch vụ giáo dục người lớn và các
dịch vụ giáo dục khác.
1.1.2. Dịch vụ giáo dục đại học
1.1.2.1. Khái niệm
11
Theo hệ thống phân loại các sản phẩm chủ yếu của Liên hợp quốc, dịch vụ
giáo dục đại học là một phân ngành của dịch vụ giáo dục, được dẫn chiếu tới mã
CPC 925 ( tertiary education services).
Trong hệ thống phân loại các ngành dịch vụ của WYO thì dịch vụ giáo dục
đại học được coi là một phân ngành dịch vụ nằm trong ngành dịch vụ giáo dục.
Bảng 1.2 Giáo dục đại học trong hệ thống phân loại dịch vụ của WTO
Ngành Phân ngành Tên gọi
5 Dịch vụ giáo dục

A Giáo dục tiểu học
B Giáo dục trung học
C Giáo dục đại học
D Giáo dục cho người lớn
E Dịch vụ giáo dục khác
Nguồn: WTO (1991), Services Sectoral Classification
List
Tại Việt Nam, giáo dục đại học được coi là một bộ phận trong hệ thống giáo
dục quốc dân. Trong xã hội ngày nay giáo dục đại học ngày càng đóng vai trò quan
trong trong quá trình phát triển của đất nước. Giáo dục đại học bao gồm đào tạo
trình độ cao đẳng, trình độ đại học, trình độ thạc sỹ, trình độ tiến sỹ. Điều 38 Luật
Giáo Dục 2005 đã chỉ rõ giáo dục đại học bao gồm :
1. Đào tạo trình độ cao đẳng được thực hiện từ hai đến ba năm học tùy theo
ngành nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc
bằng tốt nghiệp trung cấp; từ một năm rưỡi đến hai năm học đối với người có bằng
tốt nghiệp trung cấp cùng chuyên ngành;
2. Đào tạo trình độ đại học được thực hiện từ bốn đến sáu năm học tùy theo
ngành nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc
bằng tốt nghiệp trung cấp; từ hai năm rưỡi đến bốn năm học đối với người có bằng
tốt nghiệp trung cấp cùng chuyên ngành; từ một năm rưỡi đến hai năm học đối với
người có bằng tốt nghiệp cao đẳng cùng chuyên ngành;
3. Đào tạo trình độ thạc sĩ được thực hiện từ một đến hai năm học đối với
người có bằng tốt nghiệp đại học;
12
4. Đào tạo trình độ tiến sĩ được thực hiện trong bốn năm học đối với người
có bằng tốt nghiệp đại học, từ hai đến ba năm học đối với người có bằng thạc sĩ.
Trong trường hợp đặc biệt, thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ có thể được kéo
dài hoặc rút ngắn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Nghiên cứu sinh không có điều kiện theo học tập trung liên tục và được cơ
sở giáo dục cho phép vẫn phải có đủ lượng thời gian học tập trung theo quy định tại

khoản này để hoàn thành chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ, trong đó có ít nhất
một năm theo học tập trung liên tục
Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể việc đào tạo trình độ tương đương với
trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ ở một số ngành chuyên môn đặc biệt.
Đối tượng cung cấp dịch vụ giáo dục đại học được qui định trong Điều 42,
Luật Giáo dục 2005, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục 2009 như
sau:
a) Trường cao đẳng đào tạo trình độ cao đẳng;
b) Trường đại học đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học; đào tạo trình
độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ khi được Thủ tướng Chính phủ giao.
Viện nghiên cứu khoa học đào tạo trình độ tiến sĩ, phối hợp với trường đại
học đào tạo trình độ thạc sĩ khi được Thủ tướng Chính phủ giao.
Như vậy có thể nói rằng trong xu thế phát triển nền kinh tế tri thức của hầu
hết các quốc gia trên thế giới với mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt, dịch vụ giáo
dục đại học đóng vai trò ngày càng quan trọng
1.2.2.2. Đặc điểm của dịch vụ giáo dục đại học
Cũng như bất cứ dịch vụ giáo dục nào khác dịch vụ giáo dục đại học cũng
mang những đặc tính cơ bản của dịch vụ giáo dục nói chung:
 Chất lượng dịch vụ không đồng nhất và khó tăng lên
Chất lượng dịch vụ giáo dục phụ thuộc vào từng nhà cung ứng dịch vụ hay nói
cách khác tuỳ thuộc vào từng trường đại học vì vậy nên việc đánh giá hay xác định
chất lượng giáo dục là rất khó khăn
 Tính xã hội của dịch vụ giáo dục
13
Dịch vụ giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng được cung cấp không chỉ
nhằm thoả mãn nhu cầu của từng cá nhân hay từng đối tượng khách hàng mà còn
nhằm mục đích mang lại những giá trị văn hoá và duy trì , ổn định xã hội.
 Tính cạnh tranh trong thị trường giáo dục thường không cao
Xét theo cấu trúc thị trường thì thị trường giáo dục mang đặc điểm của thị trường
độc quyền nhóm . Chính bởi vậy thỉtường cạnh tranh không hoàn hảo sữ làm cho

hiệu quả đầu tư không cao .
 Khách hàng không được tự do lựa chọn dịch vụ theo nhu cầu và khả năng
thanh toán
Không giống như các các hàng hoá dịch vụ thông thường người tiêu dùng có thể
tự do lựa chọn tuỳ theo nhu cầu và khả năng thanh toán của mình , việc sử dụng
dịch vụ giáo dục phụ thuộc vào khả năng và trình độ học vấn của mỗi con người.
 Ngoại ứng tích cực trong giáo dục
Dịch vụ giáo dục không chỉ mang lại lợi ích cho cá nhân sử dụng dịch vụ mà còn
mang lại lợi ích cho toàn xã hội. Việc học của một cá nhân không chỉ giúp bản thân
cá nhân đó nângcao năng lực, hiểu biết mà còn đóng góp vai trò quan trọng vào quá
trình phát triển của mỗi đất nước ( GT.TS.NGƯT Hoàng Văn Châu, 2011, tr. 19)
Ngoài những đặc điểm cơ bản của dịch vụ giáo dục nói chung, dịch vụ giáo
dục đại học còn có những đặc thù riêng:
 Tính thương mại hoá tăng cao và sự bùng nổ tham gia của khu vực tư nhân
Trong xã hội ngày nay , đầu tư vào giáo dục đại học ngày càng tăng và số lượng
các trường đại học tư, ngoài công lập ngày càng gia tăng mạnh mẽ. Vào năm 1980 ở
nhiều nước trên thế giới không có đại học tư nhưng cho đến nay số sinh viên đại
học tư đã chiếm khoảng 1/3.
 Tính hướng nghiệp
Mục đích chính của các cơ sở hay các trường đại học là hướng nghiệp cho các cá
nhân sử dụng dịch vụ đó. Trong quá trình học, Sinh viên sẽ được đào tạo những kỹ
năng chuyên môn liên quan đến chuyên ngành, lĩnh vực mà mình đang học tạo điều
kiện cho việc tìm kiếm viẹc làm sau này.
14
1.2.3. Xuất nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học
Có thể nói xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ là một thuật ngữ vô cùng
quen thuộc với bất cứ quốc giao nào trên thế giới nhưng xuất nhập khẩu dịch vụ
giáo dục đại học tại một vài nước trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói chung
là lĩnh vực thực sự mới mẻ.
Xuất nhập khẩu dịch vụ theo GATS là việc cung cấp dịch vụ giữa các nước

theo bốn phương thức: Cung cấp qua biên giới, Tiêu dùng ngoài lãnh thổ, Hiện diện
thương mại và Hiện diện của thể nhân.
Phương thức 1 Cung cấp qua biên giới : Để làm rõ khái niệm về GDXBG,
UNESCO (2004) đã tiến hành một phân biệt quan trọng giữa khái niệm không biên
giới thường được sử dụng và khái niệm xuyên biên giới. Khái niệm không biên giới
đề cập đến việc làm mờ nhạt đi các biên giới truyền thống trong GDĐH, được hiểu
là theo nghĩa khái niệm, quy tắc, và đường phân ranh giới địa lý. Khái niệm xuyên
quốc gia thừa nhận việc dịch chuyển của GDĐH băng qua các rào cản pháp lý; quốc
gia duy trì các trách nhiệm thuộc về quy định, đặc biệt trong lĩnh vực chất lượng,
tiếp cận, và tài chính (UNESCO, 2004). Hơn nữa, GDXBG bao gồm việc di chuyển
của sinh viên, nhân viên, kiến thức, chương trình giáo dục, và cơ sở giáo dục từ
quốc gia này sang quốc gia khác, có thể là thực tế, có thể là ảo (Knight, 2003; Lee,
2005). GDĐH xuyên biên giới đang trên đường tăng trưởng, tạo ra sự cạnh tranh
giữa các cơ sở giáo dục trong và ngoài nước dành cho sinh viên, và các chương
trình trao đổi dành cho học sinh và học giả. Ngoài ra, còn một số quan tâm khác, đó
là việc ngày càng nhiều chuyên gia và người tốt nghiệp chất lượng cao đến làm việc
tại các quốc gia khác trong khi chính những người này có vai trò rất lớn trong việc
hỗ trợ cải thiện hệ thống giáo dục trong nước (ví dụ, chảy máu chất xám) (Knight,
2003, UNESCO, 2004).
Phương thức 2 Tiêu dùng ngoài lãnh thổ: Các cơ sở đào tạo đại học của một
quốc gia cung cấp dịch vụ đào tạo cho sinh viên nước ngoài tại lãnh thổ của đất
nước mình hay sinh viên Việt Nam đi du học tại các trường đại học nước ngoài và
chi trả học phí cho nơi mà mình học.
Phương thức 3 Hiện diện thương mại: Đó là việc các trường đại học của một
quốc gia xây dựng cơ sở của mình tại một quốc gia khác hay việc một quốc gia
15
khác xây dựng cở sở của một trưởng đại học nào đó của quốc gia đó tại Việt Nam
để cung cấp dịch vụ giáo dục.
Phương thức 4: Hiện diện của thể nhân : Việc xuất nhập khẩu dịch vụ giáo
dục được thể hiện qua sự di chuyển của các giảng viên ra nước ngoài , tiến hành

giảng dạy và có được thu nhập từ nước đó và việc Việt Nam mời chuyên gia nước
ngoài về giảng dạy và cũng phải trả chi phí cho các chuyên gia đó.
Tóm lại trong tất cả bốn phương thức trên thì phương thức 2 đang nắm giữ thị phần
toàn cầu lớn nhất và có tiềm năng phát triển rất lớn trong đó Phuơng thức 1 qui mô
nhỏ, phương thức 4 vẫn là thị trường tiềm năng và phương thức 3 vẫn gây tranh cãi
rất nhiều trên toàn thế giới.
1.3 Vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học
Tác động đến cán cân thương mại : đối với các quốc gia đang phát triển như
Việt Nam thì nhập khẩu giáo dục đại học thường nhiều hơn xuất khẩu nhưng đối
với các nước phát triển thì ngược lại xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học mang lại
cho họ nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước.
Ảnh hưởng đến tính cạnh tranh và chất lượng giáo dục : trong xu thế toàn
cầu hoá như hiện nay việc phát triển kinh tế đòi hỏi các nước ngày càng cạnh tranh
gay gắt và đây cũng chính la nguyên nhân thúc đẩy cho các quốc gia tiến hành các
biện pháp, chính sách nhằm phát triển, cải cách dịch vụ giáo dục đại học nói riêng
đảm bảo theo kịp với sự phát triển của các nước bạn. Tuy nhiên việc cạnh tranh
ngày càng gay gắt cũng mang lại những hệ luỵ cho các nước mà có các trường đại
học có thể còn non kém sẽ gặp rất nhiều khó khăn thậm chí có thể sẽ bị loại trừ
trong thị trưòng cạnh tranh gay gắt đó.
Đảm bảo nhu câù về tri thức phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế: Đối
với các quốc gia mà nguồn nhân lực chất lượng cao còn thiếu hụt thì vấn đề đó có
thể được giải quyết bằng nhập khẩu dịch vụ giáo dục và việc nhập khẩu này sẽ bù
đắp đựơc cho những thiếu hụt đó. Thêm vào đó đối với những nước xuất khẩu dịch
vụ giáo dục đại học hay nói cách khác là có các sinh viên đi du học chiếm số lượng
lớn thì không những đảm bảo nguồn nhân lực cho việc phát triển kinh tế mà còn
đóng góp vào việc nâng cao chất lượng cho giảng viên, chất lượng đào tạo và giẳng
16
dạy của trường bằng những tri thức tiên tiến mà họ đã học được từ đất nước mà họ
du học đó.
Tạo nhiều cơ hội cho sinh viên trong và ngoài nước: Toàn cầu hoá dịch vụ

giáo dục tạo cho người học nhiều cơ hội hơn trong việc lựa chọn địa điểm học và
các ngành học cũng sẽ trở nên đa dạng hơn. Điều này cũng đóng vai trò vô cùng
quan trọng trong việc quyết định trình độ phát triển của một quốc gia trong xu thế
toàn cầu hoá hiện nay.
Chương 2
XUẤT NHẬP KHẨU DỊCH VỤ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CỦA HÀ NỘI
2.1.Khái quát về năng lực xuất khẩu và nhu cầu nhập khẩu dịch vụ giáo dục
đại học của Hà Nội
2.1.1. Quy mô và cơ cấu đào tạo giáo dục đại học của Hà Nội
17
Theo thống kê của Bộ giáo dục và Đào tạo , trong những năm gần đây quy
mô giáo dục đại học của nước ta có sự thay đổi lớn ở cả hệ thống công lập và ngoài
công lập.
Hiện nay, thủ đô Hà Nội có 69 trường đại học trong đó có 10 trường ĐH tư
thục và 59 trường đại học công lập và khối ngành quân sự. Hơn nữa, thủ đô Hà Nội
có tổng cộng 22 trường Cao Đẳng công lập và ngoài công lập.
Có thể thấy được rằng, trong những năm trở lại đây quy mô giáo dục đại học
của nước ta nói chung và thủ đô Hà Nội nói riêng tiếp tục tăng ở cả hệ thống công
lập và ngoài công lập. Quy mô giáo dục đang phát triển mạnh mẽ với tốc độ rất
nhanh, và các trường đại học dân lập ngày càng chiếm tỷ lệ lớn hơn. Khi mà các
trường công lập không đáp ứng đủ nhu cầu thì hệ thống các trường ngoài công lập
đóng vai trò quan trọng hơn trong giáo dục đại học và góp phần giảm bớt gánh nặng
ngân sách cho Nhà nước.
Dựa vào bảng số liệu dưới ta có thể thấy thủ đô Hà Nội là nơi tập trung nhiều
trường ĐH nhất khu vực miền Bắc mà nguyên chính chính có lẽ là do trình độ phát
triển kinh tế xã hội và các điều kiện thuận lợi về khoa học và công nghệ là chủ yếu.
Bảng 2.1 Số cơ sở giáo dục đại học trên toàn quốc so với tổng dân số Theo 8
vùng lãnh thổ (tính đến hết 9/2009)
Số Vùng Đại học
Cao đẳng

Tổng số
trường ĐH,

Tổng Tỷ lệ SV
chính quy
quy đổi/
18
TT

dân số vạn dân
Công
lập
Ngoài
công lập
Tổng Công lập
Ngoài
công lập
Tổng
1
Đồng
bằng Sông
Hồng
59 19 78 57 8 65 143 18.443.563 393 SV
2 Đông Bắc 9 0 9 33 1 34 43 9.480.044 136 SV
3 Tây Bắc 1 0 1 8 0 8 9 2.728.786 72 SV
4
Bắc Trung
Bộ
14 2 16 14 1 15 31 10.073.336 61 SV
5

Nam
Trung Bộ
11 6 17 21 9 30 47 7.028.570 354 SV
6
Tây
Nguyên
2 1 3 9 0 9 12 5.107.437 75 SV
7
Đông
Nam Bộ
29 16 45 33 11 44 89 15.758.966 431 SV
8
Đồng
bằng SCL
7 4 11 27 0 27 38 17.178.871 75 SV

Tổng
cộng
132 48 180 202 30 232 412 85.789.573 199
Nguồn: Bộ Giáo dục và đào tạo
2.1.1.2. Số lượng sinh viên
Số lượng sinh viên trên cả nước nói chung và trên địa bàn Hà Nội nói riêng cũng
liên tục tăng trong các năm qua ở cả khu vực đại học và cao đẳng . Năm 2001 số
lượng sinh viên là 368147, toàn bộ là sinh viên hệ công lập nhưng đến năm 2010
con số này đã tăng lên 668227 sinh viên , tăng 81,5% so với năm 2011.
19
Thêm vào đó số lượng sinh viên trong các trường công lập cũng tăng theo từng
năm . Trong hầu hết các năm số lượng các sinh viên công lập gia tăng đáng kể đặc
biệt trong 2 năm 2001 và 2002 toàn bộ sinh viên theo học hệ chính quy . Trong 2
năm cuối sự chênh lệch giữa sinh viên hệ công lập và ngoài công lập ngày càng lớn.

Bảng 2.2 Số sinh viên các trường Đại học Cao đẳng tại Hà Nội
Trường
Năm
Công Lập Ngoài công lập Tổng
2001 368147 0 368147
2002 379160 0 379160
2003 416406 23552 439958
2004 475735 23193 498928
2005 491216 24506 515723
2006 541199 28726 568925
2007 578771 27436 606207
2008 498309 30902 529211
2009 507869 33802 541671
2010 605132 63095 668227
Nguồn : Website Tổng cục thống kê
(*) Năm 2001 và 2002 chỉ có loại hình công lập
Mặc dù có sự thay đổi lớn trong số lượng sinh viên qua các năm nhưng
dường như vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của xã hội trong xu thế toàn cầu hoá hiện
nay do vậy việc nhập khẩu dịch vụ giáo dục là không thể tránh khỏi và nhu càu xuất
khẩu dịch vụ giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng vô cùng quan
trọng đối với đất nước Việt Nam nói chung và thủ đô Hà Nội nói riêng. Thêm vào
20
đó , với tình hình kinh tế như hiện nay thì số lượng sinh viên không tìm được việc
làm cũng vô cùng lớn. Do vậy đầu tư vào giáo dục cũng đóng vai trò rất quan trọng.
2.1.1.3. Đội ngũ giảng viên
Không giống như số lượng sinh viên , số lượng giảng viên có rất nhiều biến động.
Nhìn vào bảng số liệu dưới đây ta có thể thấy được số lượng giảng viên hệ ngoài
công lập năm 2006 là 1361 nhưng sau đó còn số này chỉ còn có 863 vào năm 2009,
giảm 36.4% . Trong khi số lượng giảng viên hệ công lập tăng liên tục trong giai
đoạn từ năm 2001 đến năm 2010 với tốc độ chậm.

Bảng 2.3 Số lượng giảng viên Đại học cao đẳng tại Hà Nội
Trường
Năm
Công lập Ngoài công lập Tổng
2001 11552
0
11552
2002 12457
0
12457
2003 12656 756 13412
2004 13912 1345 15257
2005 14367 1360 15727
2006 14207 1361 15568
2007 15936 540 16476
2008 16451 514 17065
2009 17220 863 18083
2010 18499 1483 19982
Nguồn: Website Tổng cục thống kê
(*) Năm 2001 và 2002 chỉ có loại hình công lập
Tuy nhiên, nếu so sánh với tốc độ tăng truởng của số lượng sinh viên thì số
lượng giảng viên gia tăng ở mức độ chậm hơn. Đây có thể nói cũng là hạn chế lớn
đối với sự phát triển nền giáo dục của Việt Nam hay của thủ đô Hà Nội nói riêng
bởi số lượng giảng viên có thể gia tăng nhưng không có nghĩa rằng chất lượng
giảng dạy cũng gia tăng với tốc độ như vậy. Vì thế nên nhu cầu xuất nhập khẩu dịch
21
vụ giáo dục đào tạo nhằm tăng chất lượng đội ngũ giảng viên ngày càng trở nên cấp
thiết hơn bao giờ hết.
2.1.2 Thực trạng kiểm định chất lượng giáo dục của Hà Nội
2.1.2.1. Chất lượng giáo dục đại học tại Hà Nội

Theo Quyết định số 65/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01/11/2007 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo thì chất lượng giáo dục trường đại học là việc đáp ứng các
mục tiêu đã được đặt ra nhằm đảm bảo các yêu cầu về mục tiêu giáo dục đại học
của Luật giáo dục, phù hợp với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển
kinh tế-xã hội của địa phương và cả nước. Dựa trên các tiêu chí đánh giá đó chúng
ta có thể thấy được chất lượng giáo dục đại học tại Hà Nội vẫn còn nhiều điểm hạn
chế. Để hiểu rõ hơn chúng ta sẽ tìm hiểu về những hạn chế đó.
Nội dung, chưong trình và phương pháp giảng dạy
Một vấn đề đáng đựơc chú ý đó là các môn học trong giáo dục đại học ở các
trường đại học tại Hà Nội còn rất cồng kềnh thậm chí còn bao gồm cả những môn
thật sự không cần thiết cho công việc sau này của mỗi sinh viên hay chưa sát với
thực tế xã hội. Các môn học liên quan đến chuyên ngành và các kỹ năng mềm lại
không được chú ý đến nhiều. Chính bởi vậy sau khi ra trường và đi làm các doanh
nghiệp lại phải đào tạo lại các sinh viên về kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ.
Vấn đề thứ 2 liên quan đến chương trình giảng dạy. Có thể nói chương trình
đào tạo đại học của nước ta nói chung và Hà Nội nói riêng trong những năm gần
đây ít có sự chuyển biến. Như đã nói ở trên đây , chương trình đào tạo còn thiếu
tính hệ thống mang tính bài bản quá cao do vậy không thể mang lại được hiểu qur
cao nhất trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo đại học.
Về phương pháp giảng dạy đang được cải tiến nhưng không đạt được nhiều
tiến bộ đáng kể. Sinh viên học trên lớp quá nhiều thời gian mặc dù qui chế mới đào
tạo theo tín chỉ thì số tiết sinh viên tự nghiên cứu cũng gia tăng nhưng nếu những
tiết tự học đó được thay bằng những buổi học ngoại khóa hay những buổi đi thực tế
thì có lẽ hiệu quả sẽ tốt hơn rất nhiều so với tình trạng " học chay " như hiện nay.
Về tổ chức quản lý
22

×