Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Đặc trưng giới tính biểu hiện qua ca dao Nam Bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.39 KB, 24 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ca dao Việt Nam là lời ăn tiếng nói của nhân dân truyền từ
bao đời, là trí tuệ tình cảm của xã hội đúc kết từ ngàn đời.Ca dao
Nam Bộ là một bộ phận không thể thiếu trong dòng chảy từ ngàn đời
ấy. Trong kho tàng văn học dân gian, ca dao Nam Bộ chiếm một vị
trí khá phong phú. Đến với ca dao Nam Bộ, chúng ta như đặc chân
đến vườn hoa rực rỡ hương sắc. Vẻ đẹp của ca dao Nam Bộ là vẻ đẹp
của những bông hoa đồng nội. Nó là tiếng hát yêu thương tình nghĩa,
là lời than vãn về thân phận tủi hờn đắng cay, là niềm lạc quan tin
tưởng vào tương lai, là lời phản kháng các thế lực, tình yêu nam-nữ,
tình yêu quê hương đất nước, là những kinh nghiệm quý báo rút kết
từ ngàn đời. Nó là một trong những thửa ruộng vô cùng quý báo
đang hiện hữu, nuôi dưỡng mọi thế hệ tâm hồn con người của vùng
đất Nam Bộ.
Do vị trí đặc biệt quan trọng, ca dao Nam Bộ là một phần trong
kho tàng văn học dân gian Việt Nam, cũng như trong lòng đọc giả
thưởng thức. Cho nên, việc tìm hiểu ca dao Nam Bộ ở bắt cứ lĩnh
vực nào cũng được xem là một bước khám phá rất có ý nghĩa. Đã có
một mảng đề tài phản ánh nhận thức, tình cảm của xã hội hiện nay
trong ca dao, khá đậm nét đó là đặc trưng giới tính.
Trong những năm gần đây, ngôn ngữ học xã hôi-một ngành
mới phát triển rất quan tâm về vấn đề giới tính. Nhưng giới tính thể
hiện qua ca dao Nam Bộ thế nào thì vấn đề đó còn là một câu hỏi cần
có sự giải đáp cụ thể qua điều tra, khảo sát và phân tích ngữ liệu.
Vì những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài tìm hiểu “Đặc trưng
giới tính biểu hiện qua ca dao Nam Bộ”.
1
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Vấn đề giới tính gần đây được các nhà ngôn ngữ quan tâm
nhiều đến từ góc độ ngôn ngữ học xã hội. Trước hết ở Việt Nam phải


kể đến công trình Ngôn ngữ học xã hội - Những vấn đề cơ bản
(1999) của tác giả Nguyễn Văn Khang [7: Chương7]. Trong công
trình của mình, ông đã dành hẳn chương 7 bàn về vấn đề Ngôn ngữ
và giới tính. Có thể nhận thấy nội dung của chương này thể hiện qua
các luận điểm chính sau:
Tác giả đã cho thấy mối liên hệ giữa ngôn ngữ và sự biểu
hiện của các giới. Sự biểu hiện này được thông qua các quan hệ giao
tiếp của các nhân vật. Tuy nhiên, luận điểm của tác giả chỉ mang tính
khái quát mà ít quan tâm đến thể hiện được giới tính các tình huống
cụ thể của giao tiếp.
Bài viết của Lương Văn Hy [6] cũng có điểm lại ý kiến của
Robin Lakoff. Theo bài viết, Lakoff đã đưa ra nhận xét về cách sử
dụng tiếng Anh của giới phụ nữ trung lưu trong môi trường bà sống
và làm việc mà chúng tôi tóm lại như sau:
Tác giả đã khái quát lên được vấn đề giới tính của người
phụ nữ trong việc giao tiếp sử dụng tiếng anh của người phụ nữ thời
đại. Việc giao lưu ngôn ngữ, của phụ nữ về mặt: Âm, từ vựng, cú
pháp cũng khá lưu lót chuẩn mực.
Đặc điểm khác: Thiếu óc hài hước trong lúc nói chuyện.
Những đặc điểm trên đây đã làm nên sự khác biệt về cách
nói với nam giới.
2
Ngoài ra còn một số nhà nghiên cứu cũng quan tâm đến vấn
đề giới tính như:
Sự kì thị giới tính trong ngôn ngữ (2004) của Trần Xuân
Điệp [4:Http://www.hnue.edu.vn]. Theo tác giả, sự kì thị giới tính là
sự đối xử không bình đẳng giữa nam giới và nữ giới thể hiện trong
việc dùng ngôn ngữ.
Nguyễn Thị Việt Thanh [12:Http://www.ussh.edu.vn], (Hiện
tượng phân biệt giới tính của người sử dụng ngôn ngữ trong tiếng

Nhật. Tạp chí Ngôn ngữ, số 8/1999).
Tác giả không nghiên cứu biểu hiện sự phân biệt giới tính
trong tiếng Việt mà trong tiếng Nhật, Hiện tượng phân biệt giới tính
của người sử dụng ngôn ngữ trong tiếng Nhật. Tuy tiếng Việt và
tiếng Nhật là hai ngôn ngữ khác nhau nhưng lại có một số biểu hiện
phân biệt giới tính gần nhau.
Tóm lại, vấn đề giới tính và ngôn ngữ giới tính đã được giới
thiệu và bước đầu tìm hiểu ở Việt Nam. Trong thời gian qua, dưới
góc độ ngôn ngữ học xã hội đã gợi mở những hướng nghiên cứu rất
thú vị và đầy triển vọng. Bên cạnh vấn đề giới tính vấn đề ca dao nói
chung và ca dao Nam bộ nói riêng hiện nay được các nhà ngon ngữ
quan tâm. Từ những kết quả và các hướng tiếp cận ấy làm nền tảng
cơ sở cho chúng tôi đi vào tiếp nhận và tìm hiểu ở mảng đề tài “Đặc
trưng giới tính thể hiện trong ca dao Nam Bộ”.
3. PHẠM VI ĐỀ TÀI
- Đề tài này khảo sát tìm hiểu quan niệm và các biểu hiện về
giới tính thể hiện qua ngôn ngữ.
3
- Tư liệu ngôn ngữ khảo sát phục vụ cho việc tìm hiểu trên là
tập "Ca dao dân ca Nam Bộ " (hơn 500 trang) do Bảo Định Giang,
Nguyễn Tấn Phát, Trần Tấn Vĩnh, Bùi Mạnh Nhị, NXB, Thành phố
Hồ Chí Minh, 1984.
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
a. Tổng hợp những quan niệm về giới tính (nam / nữ) thể
hiện trong ca dao - dân ca Nam Bộ.
b. Thống kê phân loại và miêu tả các biểu hiện của giới tính
qua hệ thống từ ngữ, nội dung phản ánh trong ca dao - dân ca Nam
Bộ.
c. Bước đầu nêu vấn đề kỳ thị giới tính thể hiện qua ca dao -
dân ca Nam Bộ

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Với nhiệm vụ mà luận văn này đã đặt ra, chúng tôi sử dụng
nhiều phương pháp kết hợp hoặc độc lập theo nội dung và công đoạn
nghiên cứu.
- Phương pháp khảo sát thống kê, phân loại.
- Phương pháp phân tích, miêu tả.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
6. ĐÓNG GÓP ĐỀ TÀI
- Nhằm góp phần tìm hiểu một lĩnh vực còn khá mới mẻ và thú
vị trong nghiên cứu ngôn ngữ (từ góc độ ngôn ngữ học xã hội)
- Nhằm góp phần tìm hiểu một khía cạnh mới từ ca dao, giới
tính thể hiện trong sáng tác dân gian này phong phú như thế nào ?
- Qua đó, nhằm khẳng định thêm những biểu hiện phong phú
về tâm hồn, tình cảm, tư tưởng quan niệm của dân gian qua ca dao -
dân ca Nam Bộ.
7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
4
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn gồm có
3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý thuyết có liên quan đến đề tài
Chương 2: Các quan niệm về giới tính của xã hội thể hiện
trong ca dao Nam Bộ.
Chương 3: Các đặc trưng về giới tính và sự kỳ thị giới tính thể
hiện qua ngôn ngữ ca dao Nam Bộ.
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Khái niệm giới tính và ngôn ngữ giới tính
1.1.1. Khái niệm giới tính
Từ trước đến nay, có nhiều cách hiểu khác nhau về giới tính.
Đối với xã hội Phương Đông có những quy định rất hà khắc

người phụ nữ gắn với "Tứ đức tam tòng", còn người đàn ông gắn với
"Tam cương ngũ thường".
Đến thời hiện đại thì quan niệm về giới tính có phần phóng
khoáng hơn, đó là "Nam nữ bình quyền". Dường như lúc này mọi
quy định thời phong kiến đã trở nên lỗi thời. Lúc này tiêu chí về mỗi
giới là "Chấp chính tòng quyền" (chấp hành quy định nhưng có
những thay đổi tuỳ vào hoàn cảnh, đối tượng - Khổng Tử).
Như vậy, giới tính là một vấn đề liên quan nhiều mặt trong
xã hội loài người, và đó là một thực tế, một lẽ đương nhiên.
1.1.2. Giới tính và ngôn ngữ
5
Giới tính thể hiện rất rõ qua ngôn từ (vốn từ vựng)
chẳng hạn:
- Phái mạnh, mạnh mẽ, táo tợn, táo bạo…thường dùng để
chỉ nam giới.
- Phái yếu, yểu điệu, thướt tha, đanh đá… thường dùng để
chỉ nữ giới.
1.2. Vùng đất và con người Nam Bộ
1.2.1. Vùng đất Nam Bộ
Nam Bộ là vùng đất cuối cùng của tổ quốc, nằm trong khu
vực sông Đồng Nai và Sông Cửu Long, gần biển Đông. Vùng châu
thổ màu mở với nhiều cửa sông đổ ra biển, nên Nam Bộ rất trù phú
với biết bao huyền thoai về mở đất.
Khi nói về Nam Bộ Trần Tấn Vĩnh cho rằng: “Nam Bộ đất
vừa rất cổ lại vừa rất mới”[ 11, tr.8 ]. Đầy nét bí ẩn mà người đi
chinh phục đầy lao khổ, khó khăn, đã tới lên những tình người, tình
xứ sở mới gieo.
1.2.2. Con người Nam Bộ
Được hình thành theo quá trình mở đất, con người Nam Bộ
là những con người “Tứ Chiếng”. Được tóm gọn qua nhà văn

Nguyễn Văn Bổng nhận xét về tính cách người Nam Bộ như sau:
“Đất nước ta càng về phương Nam, càng là đất mới, đất lưu đày, đất
của những con người không có quyền sống trên mãnh đất đã được
khai phá. Vì vậy, càng là đất của những con người trỗi dậy…Con
người đến đây là con người liều, con người ngang tàng, nghĩa khí,
tính mạng coi nhẹ tựa lông hồng, tiền tài coi như rơm rác…Họ vồ
vập, hiếu khách, vì cuộc đời họ đã buồn lắm rồi, heo hút, cô đơn lắm
rồi. Họ chỉ còn là tình nghĩa đậm đà với nhau. Họ sẵn sàng nhường
6
cơm sẻ áo vì họ từng biết cái cực, cái nhục của đối khổ thế nào. Và
hơn hết họ rất căm thù. Đừng đụng đến họ…”. [1,Tr. 357-358].
1.3. Vài nét về Ca Dao Nam Bộ
Ca dao Nam Bộ là vốn “văn hóa cổ truyền” được cất giữ
trong trí nhớ có từ khi con người đặt chân:
“Đến đây xứ sở lạ lùng.
Con chim kêu cũng phải sợ, con cá vùng cũng phải kinh”.
Nói đến Nam Bộ, ta không thể không không nhắc đến
phương ngữ Nam Bộ, đến “văn minh miệt vườn”, trong ca dao Nam
Bộ, đến “ca dao của vùng miền sông nước” rồi đến “ca dao của
vùng đất mới”, đó là đặc trưng sinh hoạt thời khai hoang rất “Nam
Bộ” trong ca dao Nam Bộ.
1.4. Ngôn ngữ trong ca dao Nam Bộ
Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên, quan trọng để tạo nên tác phẩm
nghệ thuật ngôn từ. Khi nói về ca dao Nam Bộ, ta xem xét sắc thái
địa phương, trước hết là cách phát âm, dùng từ hay gọi là phương
ngữ Nam Bộ. Ngôn ngữ trong ca dao Nam Bộ thể hiện qua những
đặc điểm sau:
- Tính hình tượng :
- Giàu tính so sánh và tính cụ thể, khuyết đại, cường điệu…
mang đặc điểm riêng của vùng Nam Bộ:

Dù phương ngữ Nam Bộ ra đời muộn hơn phương ngữ các
vùng khác, nhưng không vì thế mà nó nghèo nàn, hời hợt, trái lại nó
còn phong phú, đa dạng, sâu lắng. Không chỉ chứa đựng bao giá trị
đó, ca dao Nam Bộ còn nói lên được vấn đề giới tính khá sâu sắc mà
chúng tôi đi vào tìm hiểu, chứng minh.
1.5. Ca dao Nam Bộ và vấn đề giới tính
7
Trong văn học dân gian nói chung và trong ca dao
Nam Bộ nói riêng thì ngoài một mảng đề tài phổ biến là thể hiện
tình cảm, ca dao, còn có một số lượng khá lớn dành riêng để bàn về
hai giới.
Để tiến hành tìm hiểu về quan niệm giới tính được thể hiện
trong ca dao, và sự thể hiện giới tính cũng như sự kỳ thị giới tính
trong ca dao là vấn đề mới mẻ mà chúng tôi đi vào khám phá các
khía cạnh khác nhau trong ca dao Nam Bộ.
Khi quan niệm xã hội còn gia phong kín đáo, thì vấn đề giới
tính còn dè dật con người. Không chỉ riêng về giới nữ mà cả về giới
nam cũng không nằm ngoài lề lối đó.
Tất cả các quan niệm song song tồn tại về giới như: Quan
niệm về hình thức, quan niệm về tính chất trách nhiệm, quan niệm về
xã hội là không thể thiếu trong ca dao.
Vì vậy, vấn đề giới tính càng trở nên trọng đại trong ca dao
Nam Bộ. Nó nằm gọn trong “khuông vàng thước ngọc” để đo lường
phẩm chất tốt đẹp của con người dẫu có phần hơi khe khắt.
1.6. Tiểu kết
Chương này, chúng tôi đi vào tìm hiểu một số giới thuyết
liên quan đến đề tài. Đây là những vấn đề quan trọng giúp chúng tôi
triễn khai nội dung ở các chương tiếp theo.
8
CHƯƠNG 2

CÁC QUAN NIỆM CỦA XÃ HỘI VỀ GIỚI TÍNH
THỂ HIỆN TRONG CA DAO NAM BỘ
Để tiến hành tìm hiểu về quan niệm giới tính được thể hiện
trong ca dao, và sự thể hiện giới tính cũng như sự kỳ thị giới tính
trong ca dao, chúng tôi đã tiến hành sưu tầm, thống kê và phân loại
các câu ca dao Nam Bộ có liên quan đến đề tài này. Kết quả như sau:
Trong cuốn sách: Ca dao - dân ca Nam Bô (hơn 500 trang)
do Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn Phát, Trần Tấn Vĩnh, Bùi Mạnh
Nhị, NXB, Thành phố Hồ Chí Minh, 1984.
Chúng tôi thống kê được :
Giới Tính Số câu Tỉ lệ %
Nam 304 10.7%
Nữ 330 11.7%
Nam _ Nữ 1418 50.1%
Số chưa xác định rõ và
một số không chứa giới
tính chiếm
780 27.5%
Toàn bộ ca dao Nam Bộ 2832 100%
Sau đây là các phần cụ thể:
2.1 Quan niệm xã hội về giới tính thể hiện qua ca dao Nam Bộ
2.1.1. Quan niệm của xã hội đối với nam giới
* Thống kê một số từ chỉ về giới tính Nam
Thứ tự Số từ
xuất hiện
Số lần
xuất hiện
Tỉ lệ %
9
1

2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
Anh
Ba
Cậu
Cha
Chàng
Chồng
Nam
Phụ
Phu
Phu quân
Qua
Quân tử
Tôi
Trai
Tui
1329

22
10
121
65
298
10
62
15
1
50
26
18
60
1
63.6%
1%
0.5%
5.8%
3%
14.3%
0.5%
3%
0.7%
0.05%
2.4%
1.3%
0.9%
2.9%
0.05%
Tổng

cộng
15 từ 2088 100%
2.1.1.1. Quan niệm về hình thức
Về hình thức người con trai phải được như Vân Tiên :
“Làm trai không xét cho xa,
Kìa xem anh Vân Tiên bóng quáng mà chị Nguỵệt Nga đang còn
chờ”.
Trong lao động gian khổ vẫn hiên ngang:
“ Làm trai cho đáng nên trai,
Phú Xuân đã trải, Đồng Nai đã từng”.
10
Về hình thức người đàn ông ít chú trong quan tâm với vẻ
bề ngoài của mình. Phụ nữ thì chăm chút tô điểm cho nét đẹp bề
ngoài là quan trọng nhất, đó cũng là sự khác biệt giữa hai giới.
2.1.1.2. Quan niệm về tính chất trách nhiệm
Dẫu hơi thoáng, không gò bó khắc khe như nữ giới. Người
đàn ông trong ca dao Nam Bộ cũng có những qui định về chuẩn mực,
trách nhiệm và bổn phận, mà họ vẫn phải thực hiện. Họ cũng chịu
bao vất vả, bấp bênh đầy thất vọng :
“Tiếc công anh đắp đặp be bờ,
Để ai quãng đó mang lờ đến đơm”
Bên cạnh ruộng còn có việc đèn sách:
“ Thông kinh sử ấy là phần nam tử”.
Kể cả “Tu thân tề gia trị quốc bình thiên hạ”, mà còn
phải giữ đạo “Trung - hiếu”.
2.1.1.3. Quan niệm về xã hội.
Người nam tử phải mang nợ đất nước “nợ tang bồng” cho
nên trách nhiệm và nghĩa vụ của họ luôn gắn với đạo “ Vua – tôi”:
“ Tôi ngay phò một chúa”.
Ngoài ra còn phải “ Trung – hiếu ” vẹn toàn:

Họ có uy lực, quyền hạn đã định vợ con không thể trái lời:
“ Ví dầu chồng thấp vợ cao,
Qua sông nước lớn: “ Cỗng tao bớ mày””.
Tóm lại, quan niệm của xã hội về nam giới thể hiện trong ca
dao là:
- Về hình thức: Nam phải to cao, khoẻ mạnh.
- Về tính chất, trách nhiệm: Nam mạnh mẽ, có chí lập thân.
- Về quan hệ xã hội: Nam phải có quan hệ rộng.
2.1.2. Quan niệm của xã hội đối với nữ giới
11
* Thống kê một số từ chỉ về giới tính nữ
Thứ tự Số từ xuất hiện Số lần xuất hiện Tỉ lệ %
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18

19
20
21
22
23
24
25
Bậu

Dâu
Em
Gái
Hiền thê

Má đào
Má hồng
Mẫu
Mẫu thân
Mẫu từ
Mẹ
Mợ
Nàng
Nữ
Nường
Quý nương
Phụ
Thê
Thiếp
Thuyền quyên
Tôi

Tui
Từ mẫu
55
23
10
1229
106
4
54
6
9
62
2
3
183
3
117
12
2
1
1
14
62
13
30
4
1
2.5%
1%
0.5%

55.7%
4.8%
0.2%
2.4%
0.27%
0.4%
3%
0.1%
0.14%
8.3%
0.14%
5%
0.5%
0.1%
0.05%
0.05%
0.6%
3%
0.6%
1.4%
0.2%
0.05%
12
26 Vợ 197 9%
Tổng
cộng
26 từ 2203 100%
2.1.2.1. Quan niệm về hình thức
Có lẽ tạo hoá đã ban tặng cho thế gian này trăm ngàn sự
sống. Họ là vẻ đẹp của bông hoa đồng cỏ nội mà không kém phần

kiêu xa, rung động lòng người mà bất cứ ai cũng nhìn ngắm mong có
được.
“Bướm bay giữa biển bướm rơi
Thấy em còn nhỏ nhiều nơi anh buồn”.
Cả về nụ cười cũng rất Nam Bộ, xứng đáng như “vàng chín
vàng mười trao tay” mà bao người không tiếc rẻ:
“Ở xa nghe tiếng em cười
Trong tay cần nén vàng mười cũng trao”.
Vẻ đẹp ngoại hình được chiêm ngưỡng diễm lệ, mặn mà như
vậy chả trách sao dân gian ta đã xếp hạng:
“Thế gian ba sự không chừa,
Rượu ngon, dê béo, gái vừa đương xuân”.
Qua những quan niệm khác nhau của dân gian về phụ nữ như
thế. Đòi hỏi người phụ nữ biết cân bằng giữa các tiêu chí: “Công –
dung – ngôn - hạnh” thì chắc hẳn người phụ nữ đó sẽ lọt vào “mắt
xanh” của mọi người.
2.1.2.2. Quan niệm về tính chất trách nhiệm
Số phận lam lũ, long đông, nhọc nhằn, chịu thương chịu
khó,vất vả nuôi chồng, nuôi con.
Tình người thường bạc bẽo, vô trách nhiệm của một số ông
chồng để những “gánh vác” bao nỗi lo cực nhọc cho người đàn bà
13
Việc trao dồi đức hạnh này bắt đầu từ lúc lọt lòng cho đền
khi về nhà chồng và mãi mãi:
“Ghe bầu chở lái về đông,
Làm thân con gái theo chồng nuôi con”.
“Thờ chồng nuôi con” vừa là phẩm chất vừa là trách nhiệm không dễ
chút nào của người phụ nữ khi đã có gia đình.
Quả thực đó là yêu cầu hết sức khe khắc đối với phụ nữ.
Cuộc sống họ gắn chặt với chữ “tòng”.

Cũng chính vì thế mà tiếng đời nhem nhúa, tủi nhục cho họ,
sinh ra người thuộc nhóm máu “Hoạn Thư”:
“Ớt nào là ớt chẳng cay
Gái nào là gái chẳng hay ghen chồng”.
Phụ nữ yếu đuối, nên họ luôn khác khao yêu đương, luôn sợ
cái gì đó vô tình đe dọa hạnh phúc. Cho nên, người phụ nữ không tự
tin dẫn đến “ghen chồng” là giữ chồng và giữ hạnh phúc.
Cần được che chở yêu thương.
2.1.2.3. Quan niệm về các quan hệ xã hội
Như C-Mác nói: “Con người là tổng hòa của các mối quan
hệ” cho nên người phụ nữ có nhiều mối quan hệ đôi co, dằng xé hỗn
hợp trong phạm vi ấy .
Chịu sự sắp đặt một chiều họ không được gởi lời thương lời
nhớ vào đúng đối tượng mình yêu:
“Bông ngâu rụng xuống cội ngâu
Em còn phụ mẫu dám đâu tự mình”.
Kết quả của những cuộc hôn nhân “Cha mẹ đặt đâu con ngồi
đấy” này biến người phụ nữ thành món hàng trao tay.
14
Tóm lại, quan niệm xã hội về người phụ nữ là coi trọng hình
thức, coi trọng đề cao chức phận gia đình theo quan niệm “Tam tòng
tứ đức”.
2.2. Tiểu kết
Tổng kết chương 2 cho thấy các quan niệm xã hội về giới
tính thể hiện trong ca dao có mấy điểm nổi bật:
- Quan niệm của xã hội đối với vấn đề giới tính thể hiện qua
ca dao, đối với nam và nữ được xem xét ở các phương diện: hình
thức, hành động, tính chất, quan hệ. Qua khảo sát, chúng tôi nêu
những điểm tương đồng và dị biệt trong quan niệm của xã hội về hai
giới.

- Qua những điểm trên, có thể thấy, quan niệm của xã hội về
giới tính nam và nữ thể hiện trong ca dao rất nổi bật. Đăc biệt giới
tính thể hiện trong ca dao thiên về miêu tả, bộc lộ cảm xúc, tâm
trạng, mong muốn. Trong đó, quan niệm về nữ có những nét đặc
trưng có khác với nam.
CHƯƠNG III
CÁC ĐẶC TRƯNG VỀ GIỚI TÍNH VÀ SỰ KỲ THỊ GIỚI
TÍNH QUA CA DAO NAM BỘ
3.1. Các đặc trưng về giới tính thể hiện qua ca dao Nam Bộ
3.1.1. Các từ ngữ và các câu thể hiện ở nam giới.
Có lẽ ca dao là nơi phản ánh mọi mặt về đời sống, có những
câu, từ ngữ dành cho phái nam là rất ít. Cũng thấy những than vãn về
cuộc đời mình với từ “anh than” dùng 13 lần và “thân anh”được
dùng 11 lần trong ca dao:
15
Bên cạnh từ “chàng” được dùng 65 lần thì từ “anh” được
xuất hiện 1329 lần, gấp hơn 20 lần thì từ “chàng” . Hay từ ,“chồng”
lập lại 298 lần gấp hơn 2 lần từ “cha”. Về tính chất và trách nhiệm
cũng khác nhau, cũng khá nặng nề khổ cực.
Đặc trưng về cách gọi nam Bộ cũng đầy thú vị qua từ “cậu”.
Xét về quan hệ thân tộc, từ “cậu” tức là em trai hay anh trai của mẹ:
Còn có từ “trai”, “quân tử” .
Tóm lại cách dùng từ cho nam giới chiếm số luợng không
nhỏ, thì cách dùng từ câu cho nữ giới cũng đa dạng chiếm số lượng
phong phú trong ca dao Nam Bộ.
3.1.2. Các từ ngữ và các câu thể hiện ở nữ giới
Những câu dành cho người phụ nữ vẫn nói lên phần nào
mềm yếu gắn liền với thân phận của họ.
Về từ “thân em” chúng tôi kể được 18 lần, và “thân gái”…
Từ “ dâu” từ “nàng” được lăp lại 187 lần, từ “ thiếp” lặp 62

lần trong mối quan hệ về hình thức, tính chất, trách nhiệm và xã hội
rất cao. Người Nam Bộ còn dùng “má” dù không ngọt ngào nhưng
cũng triều mến vẫn bộc lộ được tình cảm thân mật qua lời thố lộ tâm
tư của người con gái trong ca dao:
Trong ca dao Từ “vợ” lặp với tần số cao với 197 lần, thể
hiện tình cảm, sự bền vững nương tựa lẫn nhau.
Trong ca dao Nam còn dùng từ “bậu” có thể là sự biến âm,
xuất phát từ từ “bạn” biến thanh từ “bầu” thành “bậu”:
“ Quả đào tiên ruột mất vỏ còn
Buông lời hỏi bậu đường mòn ai đi?”
Cách xưng hô của cô gái “tui”, từ “cô” được dùng đắc giá để
ám chỉ điều gì đó.
16
Chúng tôi cũng xin dành một mục nhỏ để chỉ giới tính của
ca dao Nam Bộ cũng tao nhã, mộc mạc mà nên thơ.
3.1.3. Các cặp từ và các câu thể hiện ở hai giới
* Thống kê các cặp từ cơ bản chỉ mối quan hệ hai giới

Thứ tự Cặp giới tính Số lần xuất hiện Tỉ lệ %
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
Anh – em
Anh – nàng
Anh - bạn
Ba – má
Bậu – anh
Bậu – qua
Cha - mẹ
Chàng - thiếp
Chồng - vợ
Đây – đó
Đó – đây
Đôi ta
Em - bậu
Em – mình
Em – chàng
Em – anh
Gái – trai
Kẻ - người
Mẹ - cha

Mình – tôi
Nàng – anh
Nam - nữ
370
47
13
16
15
20
96
12
50
4
21
41
6
6
9
253
18
23
25
26
9
9
26.3%
3.33%
0.92%
1.14%
1.06%

1.42%
6.81%
0.85%
3.55%
0.28%
1.49%
2.91%
0.43%
0.43%
0.64%
18%
1.28%
1.63%
1.77%
1.85%
0.64%
0.64%
17
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34

35
36
37
38
39
40
41
42
Nguyệt nga –
Vân Tiên
Ông tơ – Bà
nguyệt
Phụ mẫu
Phu thê
Qua – em
Qua - nàng
Qua – bậu
Trai – gái
Thân em –
thân anh
Thiếp – chàng
Thuý kiều –
kim trọng
Tôi – anh
Tôi - bạn
Tôi - bậu
Tôi – chàng
Tôi – em
Tôi – mình
Tui – mình

Tôi – nàng
Vợ - chồng
6
13
62
14
5
4
19
21
5
16
7
18
3
3
4
3
39
4
7
67
0.43%
0.9%
4.4%
1%
0.35%
0.28%
1.34%
1.49%

0.35%
1.14%
0.5%
1.3%
0.21%
0.21%
0.28%
0.21%
2.76%
0.28%
0.5%
4.75%
Tổng
cộng
42 cặp 1409 100%
18
* Thống kê từ chi thân phân của Nam-Nữ trong ca dao
Nam Bộ
Thứ tự Số từ xuất hiện Số lần
xuất hiện
Tỉ lệ %
1
2
3
4
5
6
7
8
9

10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
Anh phân trần
Anh than
Chàng than
Em phân
Em than
Phận anh
Phận anh nghèo
Phận chữ tùng
Phận em
Phận gái
Phận má hồng
Phận nghèo
Phận qua
Phận quần hồng
Phận tôi là gái
Phận thiếp

Qua than
Thân anh
Thân bậu
Thân con gái
Thân em
Thân phận
Thân phận anh nghèo
1
13
2
1
11
2
2
1
9
5
1
1
1
1
1
1
1
10
1
3
18
1
1

1.05%
13.7%
2.11%
1.05%
11.6%
2.11%
2.11%
1.05%
9.5%
5.3%
1.05%
1.05%
1.05%
1.05%
1.05%
1.05%
1.05%
10.5%
1.05%
3.16%
18.9%
1.05%
1.05%
19
24
25
26
27
Thân phận mình nghèo
Thân qua

Thiếp than
Thiếp than phận thiếp
1
2
1
3
1.05%
2.11%
1.05%
3.15%
Tổng cộng 27 từ 95 100%
* Nam: 38.94% < Nữ: 61.06% => Về từ chỉ thân phận trong
Ca dao nam Bộ, người phụ nữ chiếm một số lượng rất cao, gần
1,5 lần so với nam giới.
Thứ nhất, quan hệ về tình yêu, là một trong những lí lẽ tình
cảm mà con người qua những quan niệm rất kì lạ :
Cặp “anh-em” lặp 370 lần, “em-anh” lặp 253 lần.
Và cái phần dí dỏm, ưỡm à ở cặp từ “qua-bậu” với dung
lượng vừa, cũng đủ làm nét mới, nét đẹp cho ca dao Nam Bộ:
“ Qua thương bậu lắm bậu ơi
Cá chết vì mồi khốn nạn thân qua”.
Thứ hai, xét các cặp từ dùng giữa mối quan hệ gia đình: “cha
mẹ”, “vợ chồng” cũng khác nhau.
Ca dao Nam Bộ còn xuất hiện thêm “mình – tui” khá nổi bậc
trong yêu đương thẳng thắn bằng câu hỏi:
“Rồng giao đầu, phụng giao đuôi,
Nay tui hỏi thiệt mình thương tui không mình”.
Tóm lại trong ba mục trên, làm rõ được mỗi giới có quan
niệm nhất định, chuẩn mực nhất định và điều đó cũng thể hiện rõ
trong sự miêu tả. Mỗi giới có hệ thống miêu tả, biểu thị nhất định.

3.2. Sự kỳ thị giới tính thể hiện qua ca dao Nam Bộ
3.2.1. Sự kỳ thị là gì?
3.2.1.1. Khái niệm kỳ thị
20
3.2.1.2. Kỳ thị giới tính
3.2.2. Sự kỳ thị đối với nam
Thứ nhất, đề cao vai trò của người phụ nữ còn là những bà
nội trợ đảm đang, chu đáo, chi tiêu mọi mặt trong gia đình
Thứ hai, ca dao Nam Bộ còn đề cao vai trò trí tuệ, sự khôn
ngoan của người phụ nữ đối với chồng và sự chi phối ngược lại:
“Chồng khôn vợ đặng đi giày
Vợ khôn chồng ắc có ngày làm quan”.
Thứ ba, thái độ đề cao phụ nữ còn thể hiện sự đánh giá giá
trị của người con gái hơn người con trai.
3.2.3. Sự kỳ thị giới tính đối với nữ
Thứ nhất, sự kỳ thị giới tính thể hiện trong ca dao Nam Bộ
có chứa các từ ngữ gọi tên tỉ mỉ các loại gái.
Thứ hai, sự kỳ thị giới tính còn thể hiện sự phân biệt tính
quyền uy giữa nam và nữ. Theo Đỗ Hữu Châu, tính quyền uy
(power) thể hiện mối quan hệ về vị thế xã hội của các vai giao tiếp.
Trong gia đình, người chồng còn có trách nhiệm răn dạy vợ,
con cái:
“Dạy con dạy thuở còn thơ,
Dạy vợ dạy thuở ban sơ mới về”. [14, tr.53]
Thứ ba, sự kỳ thị về giới tính thể hiện qua cách đánh giá trí
tuệ, vị thế xã hội khác nhau giữa nam và nữ.
Thứ tư, sự kì thị giới tính thể hiện ở cách đánh giá "phận"
chỉ sử dụng nhiều giành cho người con gái chứ ít dùng cho nam giới.
Chúng được chia làm hai giai đoạn:Giai đoạn trước khi lấy chồng,
và sau khi lấy chồng,

Thứ năm, sự kỳ thị giới tính thể hiện ở nét văn hoá coi trọng
bên nội nối dõi tông đường, phụ nữ phụ thuộc bên chồng.
21
Tóm lại, trong quan niệm dân gian, sự kỳ thị giới tính là một
hiện tượng được thể hiện khá rõ ràng mọi mặt qua ca dao Nam Bộ.
Nêu (như ở chương 2 đã nêu), biểu hiện qua hệ thống từ ngữ (phần
đầu của chương 3). Nhờ tính đặc thù về mặt loại hình ngôn ngữ mà
chúng ta tin rằng một ngày gần đây, thái độ kỳ thị giới tính này sẽ
mất đi trong tiếng Việt.
3.3. Tiểu kết
Qua các đặc trưng về giới tính và sự kỳ thị giới tính trong ca
dao Nam Bộ. Nó thể hiện một cách phong phú đa dạng về giới tính
nam và nữ. Bên cạnh đó, ca dao Nam Bộ còn đề cập đến hai giới
trong quan hệ tình yêu khá sâu sắc qua các cặp từ chỉ về giới. Đồng
thời nói lên sự kỳ thị giới tính khá rõ trong xã hội cũ khi đi vào ca
dao một cách tươm tất và đầy tỉ mỉ.
KẾT LUẬN
Ca dao là món ăn tinh thần của nhân dân lao động. Mặc dù
đã trải qua bao tháng năm, bao giai tầng, thế hệ nhưng vẫn không
ngừng làm rung động trái tim của triệu triệu độc giả thưởng thức
ngày hôm nay. Bởi bước vào thế giới ca dao ta như bắt gặp một vườn
hoa trăm sắc muôn hương. Thế giới của tục ngữ ca dao là thế giới
của nhiều tâm hồn trong sáng, tinh khôi, giàu lòng yêu thương, tình
nghĩa.
Qua việc tìm hiểu những câu ca dao Nam Bộ thấy toát lên
quan niệm giới tính của dân gian rất thú vị:
1. Giới tính là một vấn đề được nhắc đến trong hàng loạt các
tác phẩm nghệ thuật nói chung, ca dao nói riêng. Tuỳ vào từng hoàn
22
cảnh, đối tượng, giai tầng, ca dao thể hiện giới tính theo một kiểu

quan niệm khác nhau. Điều này tạo nên sự sinh động, phong phú
trong cách biểu hiện tâm lý chung của dân gian.
2. Quan niệm giới trong, ca dao biểu hiện phổ biến trong các
hệ thống câu ca dao. Mỗi giới được thể hiện qua ca dao, tục ngữ thể
hiện bằng một hệ thống từ ngữ khác nhau. Qua hệ thống đó, nổi lên
hai điểm cơ bản: Một mặt, ca dao thể hiện quan niệm của dân gian về
vấn đề giới tính (nam, nữ phải thế nào, có những chuẩn mực gì, vai
trò gì ). Mặt khác, ca dao, đã sử dụng các hệ thống từ ngữ để miêu
tả đặc trưng giới tính (nam thì thế nào, nữ thì ra sao ).
Với nhiều quan niệm khác nhau về giới tính ta thấy: Bên
cạnh những quan niệm rất tích cực vẫn tồn tại những quan niệm có
phần hơi khe khắt lạc hậu. Sự kỳ thị giới biểu hiện ở trọng nam
khinh nữ khá rõ trong tục ngữ, ca dao. Đặc điểm này mang tính quan
niệm xã hội có từ xưa. Song ta không thể chối bỏ được những thành
tựu to lớn cũng như những tâm trạng tươi mới, ráo riết, lạc quan tin
tưởng trong ca dao đem tới.
3. Trong ca dao Nam Bộ vấn đề giới tính, được biểu hiện ở
các khía cạnh như phản ánh thái độ đánh giá, nhận xét của xã hội đối
với nữ giới. Thể hiện ở tất cả mọi mặt về hình thức, tính chất, cả về
xã hội. Vốn ca dao nói về nam giới thường đề cập đến các vấn đề.
Nam giới là những con người tài, phẩm chất, đạo đức Ca dao Nam
Bộ cũng phản ánh một số phong tục ràng buộc người con trai dưới
chế độ xưa như tục lấy vợ phải nạp cheo cho làng, tục lệ lấy nhiều
vợ, tục ở rể nhà vợ, phong tục nối dõi theo họ bố
23
Nghiên cứu đặc trưng giới tính ẩn tàng trong ca dao, đưa lại
nhiều kết quả thú vị. Đó là một công việc phức tạp mà dung lượng
khoá luận không cho phép cho nên những vấn đề mà các tác giả đi
trước và vấn đề chúng tôi giải quyết ở đây chưa phải đã dừng lại mà
còn có thể tìm hiểu thêm ở mức độ cao hơn.

4. Việc tìm hiểu ca dao Nam Bộ giúp ta thấy rõ các đặc
trưng dân tộc về mặt ngôn ngữ và văn hoá được thể hiện đậm nét.

24

×