Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Hướng dẫn cách nuôi gà Đông Tảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (354.95 KB, 19 trang )

CÁCH NUÔI GÀ ĐÔNG TẢO SINH SẢN THUẦN CHỦNG
Cách nuôi gà đông tảo thuần chủng của Trang Trại KIỀU HOA
I. Cách chuẩn bị trước khi nuôi gà đông tảo thuần chủng
a. Chuẩn bị thiết bị - dụng cụ chăn nuôi:
- Rèm che: Cóthể dùng rèm che dài để có thể che kín hoàn toàn chuồng nuôi hoặc loại rèm che
lửng chỉ che kín phần có lồng.
- Lồng gà: Chuẩn bị đủ số lượng, căn cứ trên quy định 1 2 gà/1ồng/1 ,2m2 (4 con trong một ngăn
của lồng).
- Máng ăn và máng uống: máng dài bằng kim loại hay bằng nhựa. Máng được đặt dọc theo chiều
dọc chuồng. ở phía trước (máng uống ởtrên, máng ăn ởdưới). Định mức 10 cm chiều dài máng
cho 1 gà.
b. Cách vệ sinh, tiêu độc chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi để nuôi gà đông tảo:
Cần thực hiện các bước sau:
- Loại bỏ rèm che cũ, mang ra khu vực xa nơi nuôi dưỡng để xử lý.
- Rửa toàn bộ chuồng, lồng, rèm che, máng ăn, máng uống sau đó để khô và phun thuốc sát
trùng trần, tường của chuồng, lồng, máng ăn, máng uống, diện tích xung quanh chuồng bằng
dung dịch thuốc sát trùng.
Thao tác vệ sinh chuồng phải theotrình tự sau:
- Đưa tất cả các trang thiết bị nhỏ ra ngoài và ngâm vào nước.Cọ rửa đánh sạch những chất bẩn.
- Sát trùng bằng thuốc sát trùng. Cách sát trùng có hướng dẫn trên chai thuốc.
- Để trống chuồng. Bố trí một hố sát trũng trước mỗi chuồng nuôi. Hạn chế khách thăm viếng, bất
cứ người nào vào chuồng cũng phải thay quần áo sạch, mang giầy mũ của nơi chăn nuôi.
II.Cách nuôi gà đông tảo thuần chủng hậu bị:
Giai đoạn gà từ 1 ngày tuổi đến 18 - 20 tuần tuổi: Đây là giai đoạn quan trọng, có tính quyết định
tới năng suất đẻ trứng. Nuôi gà đúng phương pháp đẻ đúng thời điểm, trứng sẽ to, năng suất đẻ
cao.
Bà con chăn nuôi phải hết sức chú ý đến hai yêu cầu kỹ thuật sau:
- Chế độ cho ăn đạt thể trọng quy định (luôn kiểm tra thể trọng gà).
- Chế độ chiếu sáng thích hợp tạo cho gà đẻ đúng thời điểm.
Kiểm tra mức độ tăng trọng của gà hậu bị: Kỹ thuật cơ bản nuôi gà hậu bị là không quá mập cũng
như gà quá gầy. Cần phải theo sát định mức thể trọng từng giai đoạn tuổi.


Các bước tiến hành cách nuôi gà đông tảo thuần chủng.
-Bố trí đủ máng ăn, máng uống và mật độ theo quy định để gà phát triển đồng đều.
-Cứ 2 tuần cân gà 1 lần (10% trên tổng đàn) . Cân vào lúc đói và cố định thời gian . Từ kết quả
kiểm tra thể trọng để phân đàn và đều chỉnh thức ăn, nếu trọng lượng gà nhẹ bằng 95% trọng
lượng chuẩn thì phải dùng định mức thức ăn của tuần trên kế tiếp.
Ví dụ: Trọng lượng chuẩn gà là 670g ở tuần thứ 8 mà chỉ cân được 630g thì phải dùng định?
mức thức ăn ởtuần thứ 10 là 55g/con/ngày thay cho khẩu phần định mức ởtuần 9 là
52g/con/ngày. Nếu trọng lượng gà nặng hơn trọng lượng chuẩn 5% thì tiếp tục sử dụng khẩu
phần định mức ở tuần đó thay cho tuần kế tiếp. Để có một đàn gà hậu bị tốt khi trọng lượng gà ở1
9 tuần tuổi bằng trọng lượngchuẩn = 5% và đạt tỷ lệ đồng đều là 80% so với tổng đàn.
Cách chiếu sáng:
Chế độ chiếu sáng giúp cho gà thuần thục giới tính đúng ngày giờ, đẻ sai và duy trì năng suất đẻ.
Thời gian chiếu sáng một ngày đối với gà hậu bị:
- Gà 1 - 2 tuần tuổi: Thời gian chiếu 24/24 giờ.
- Gà 3 -7 ngày tuổi: Thời gian chiếu 23/24 giờ
Trang | 1
- Gà từ đến tuần 11 : Thời gian chiếu giảm từ 22/24 xuống 13/24 giờ.
- Gà từ 12 - 18 tuần tuổi: sử dụng ánh sáng tự nhiên. - -Gà từ 19 - 22 tuần tuổi : Thời gian chiếu
sáng từ 13/24 giờ đến 16/24 giờ và duy trì thời gian chiếu sáng này suốt thời kỳ gà đẻ. Cường độ
ánh sáng sử dụng là 4w/m2.
III. Cách nuôi gà đông tảo đẻ:
* Nước uống phải luôn đảm bảo số lượng 250ml/con, luôn sạch và mát 26oc.
* Duy trì chế độ chiếu sáng 16 giờ/ ngày. Sáng 4 - 6 giờ thắp đèn 16 - 1 8 giờ ánh sáng tự nhiên.
18 - 20 giờ ánh sáng đèn . Cường độ ánh sáng duy trì 4w/m2 cho suốt thời kỳ đẻ. Tiếp tục theo
dõi thể trọng gà, trong giai đoạn này, phải tăng trọng chậm đặc biệt? trong 5 - 6 tháng đầu thời kỳ
đẻ. Ngược lại sự giảm trọng lượng trong thời kỳ này thường? dẫn tới sự sụt đẻ và thay lông. Loại
bỏ những gà không đủ tiêu chuẩn như đầu to hay quá? dài, mào kém phát triển và có vảy trắng
* lịch phòng vaccin
-Gà 1 ngày tuổi Dùng vacxin phòng bệnh Marex.
-Gà 3 ngày tuổi Nhỏ vacxin phòng dịch tả và viêm phế quản.

-Gà đẻ 7 ngày tuổi Phòng bệnh Gumboro.
-Gà 10 ngày tuổi Chủng vacxin đậu .
-Gà 14 ngày tuổi Phòng Gumboro và dịch tả gà.
-Gà từ 22 - 24 ngày tuổi Phòng cầu trùng. .
-Gà từ 26 - 28 ngày tuổi Phòng CRD, E-coli, thương hàn.
-Gà từ 33 -37 ngày tuổi Phòng cầu trừng.
-Gà đến 42 ngày tuổi Phòng E-coli, tụ huyết trùng.
-Gà đến 63 ngày tuổi Phòng Gumboro. .
-Gà đến 70 ngày tuổi Tiêm phòng dịch tả, phù đầu, hội chứng giảm đẻ
-Gà 98 ngày tuổi Phòng tụ huyết trùng
-Gà đến 1 1 2 ngày tuổi Tiêm phòng dịch tả, phù đầu, hội chứng giảm đẻ.
(Sau 4 tháng tiêm lại vacxin dịch tả gà)
Trang | 2
KỸ THUẬT NUÔI GÀ ĐÔNG TẢO THUẦN CHỦNG
Để nuôi gà đông tảo thành công trước hết bà con nên tìm hiểu qua về các kỹ thuật cơ bản sau:
Kỹ Thuật làm chuồng nuôi gà đông tảo thuần chủng
Để nuôi gà đông tảo bà con có thể nuôi theo cách thả vườn hoặc nuôi nhốt theo quy mô công
nghiệp. Nhưng tốt nhất nên nuôi thả vườn vì gà đông tảo là loại gà rất hoạt bác, chúng sẻ lớn
nhất hơn khi thả vườn hơ nữa nuôi thả vườn thì sẻ cho chất lượng thịt ngon hơn, gà sẻ to hơn.
Khi làm chuồng bà con lưu ý chuồng nuôi cho gà ngủ phải đủ ấm, không bị ứ nước. Tốt nhất nên
xây nền cao hơn mặt đất và cho trấu vào để làm nơi cho gà ngủ.
Nếu nuôi trong môi trường nuôi nhốt bà con nên bố trí các máng ăn và máng uốn đều nhau.
Vệ sinh chuồng trại sạch sẻ để tránh bệnh dịch. Bà con có thể dùng thuốc khử trùng chuồng trại
có bán ở các nhà thuốc thú ý để phun - xịt, xác khẩu 2 tuần 1 lần.
Cách chọn gà đông tảo giống thuần chủng
Trong chăn nuôi gà, việc chọn gà con là khâu quan trọng nhất. Gà con phải được mua ở những
nơi cung cấp giống đáng tin cậy. Gà con phải đồng đều, nhanh nhẹn, da chân bóng mượt, hồng
hào, rốn khô và khép kín.
Trước khi bắt gà con về phải chuẩn bị kỹ chuồng úm, ở chuồng phải có nhiệt kế đo ẩm độ và nhiệt
độ trong và ngoài chuồng. Chuồng úm phải kín, đầy đủ ánh sáng, tránh gió lùa, mưa tạt vào

chuồng gà (vì gà con rất dễ nhiễm bệnh khi lạnh do đề kháng rất yếu).
Khi gà con 01 ngày tuổi cho nước có pha glucose, Vitamin C và cho ăn tấm hoặc bắp nhuyễn lúc
1 – 2 ngay đầu cho sạch ruột sau đó mới cho gà ăn thức ăn theo từng giai đoạn.
Kỹ thuật nuôi gà đông tảo con thuần chủng
Gà đông tảo con bà con nên nuôi nhốt chứ không nên thả vườn. Vì gà đông tảo con long ít chịu
lạnh rất kém . Tùy theo độ tuổi của gà mà bà con có kỹ thuật nuôi hợp lý.
Kỹ Thuật nuôi gà đông tảo con mới nở thuần chủng
+ Gà ở tuổi này nên ủ điện cả ngày lẫn đêm.
+ Phải bổ xung các loại vitamin trong khẩu phần ăn để gà khỏe mạnh và có sức đề kháng
+ Máng ăn, máng uốn phải sạch sẻ.
+ Không nên cho thức ăn đã hử

Trang | 3
Kỹ thuật nuôi gà đông tảo con 1 tháng tuổi thuần chủng
+ Gà ở tuổi này nên ủ điện vào buổi chiều tối đến sáng, ban ngày thì không cần. Nhưng vào mùa
mưa và mùa đông, nên ủ điện cả vào ban ngày để g+ Gà ở tuổi này long tơ vẫn đang phát triển
nhiều, mặt và bắp thịt đỏ dần và rất hay cắn đá nhau. Trọng lượng khoảng 300gam-350gam, gà
ăn rất khỏe, hoạt bát.
+ Gà ở tuổi này nên ủ điện vào buổi chiều tối đến sáng, ban ngày thì không cần. Nhưng vào mùa
mưa và mùa đông, nên ủ điện cả vào ban ngày để giữ ấm cho gà. Phải bổ xung các loại vitamin
trong khẩu phần ăn để gà khỏe mạnh và có sức đề kháng

Kỹ thuật nuôi gà đông tảo 2 tháng tuổi thuần chủng
+ Gà ở tuổi này hoàng toàn không cần phải ủ điện. Nhưng vào mùa đông, nên ủ điện những lúc
trời lạnh để giữ ấm cho gà. Nên bổ xung các loại vitamin trong khẩu phần ăn để gà khỏe mạnh và
có sức đề kháng
+ Gà ở tuổi này hoàng toàn không cần phải ủ điện. Nhưng vào mùa đông, nên ủ điện những lúc
trời lạnh để giữ ấm cho gà. Nên bổ xung các loại vitamin trong khẩu phần ăn để gà khỏe mạnh và
có sức đề kháng


Trang | 4
Kỹ thuật nuôi gà đông tảo con 3 tháng tuổi thuần chủng

+ Gà ở tuổi này đang phát triển thể trọng rất nhanh, gà ăn rất khỏe, thịt và các cơ bắp đỏ âu. Gà
đang bắt đầu trổ lông mã và bặp bẹ tập gáy.



Kỹ thuật nuôi gà đông tảo giống thuần chủng (Gà
bố mẹ)
Hiện nay do nhu cầu tại các nhà hàng đang tăng cao
cộng với một lượng lớn cần giống nuôi làm cảnh nên
gà đông tảo đang là loại gia cầm vô cùng đắt đỏ.
Những con gà đông tảo giống đẹp đang được dân
chơi gà săn lùng với mức giá khủng (Có thể đến 50
triệu / con).
Gà đông tảo bố mẹ có trọng lượng khá nặng là khỏe
mạnh nên việc chăm sóc cũng không có gì là phức
tạp. Thức ăn cho chúng chủ yếu là : lúa, bắp tẻ
nguyên hạt, hoặc thức ăn của gà trộn rau muống, rau
lang xắt nhỏ, có thể kèm thêm bắp xay, (Thức ăn
của chúng tương đối giống với gà thả vườn)
Gà mái bắt đầu đẻ lúc 160 ngày tuổiNếu để gà đẻ rồi
tự ấp thì trong 10 tháng sẽ đẻ được 70 quả. Còn nếu
gà đẻ rồi lấy trứng ra ấp, thì gà đẻ khoảng 100 quả/
năm.
Khối lượng trứng: 48-55 gam/quả. Thường được dùng để cúng tế - hội hè. Là vật nuôi cổ truyền
Trang | 5
LỊCH TIÊM PHÒNG CHO GÀ ĐÔNG TẢO
NGÀY

TUỔI
LOẠI VACXIN CÁCH DÙNG
3-5 Newcastle chủng F ( Hệ 2) ( lần 1 ) Nhỏ mắt hoặc mũi (1 giọt ).
7 Đậu Gà Dùng kim chủng vào vùng da mỏng mặt trong cánh.
8-10 Gumboro ( lần 1 )
Nhỏ mắt hoặc cho uống hoặc tiêm dưới da (miệng 1
giọt )
21
Newcastle ( lần 2 ) chủng Laxota
hoặc chịu nhiệt
- Nếu Vacxin Laxota: thì cho uống
- Nếu Vacxin Newcastle chịu nhiệt: thì trộn thức ăn
23-25 Gumboro ( lần 2 ) Nhỏ mắt hoặc cho uống hoặc tiêm dưới da. ( 1 giọt )
30-45 Tụ huyết trùng gia cầm Tiêm dưới da cổ hoặc mặt trong đùi.
>60 Newcastle chủng M ( hệ 1 )
- Tiêm dưới da cổ hoặc mặt trong đùi (dùng cho gà đông
tảo hậu bị, gà đẻ, )
- Sau mỗi 6 tháng tiêm nhắc lại.

- Vacxin sau khi tiêm xong nếu còn thừa, thì bắt buộc phải bỏ và thực hiện biện pháp tiêu hủy an
toàn theo cách dưới đây.
- Sau khi tiêm vacxin cho gà đông tảo xong, Quí khách cần phải đun 1 nồi nước thật sôi sau đó bỏ
các lọ vacxin vào để tiêu hủy, đợi nước nguội rồi bỏ vào bao rác đóng lại cẩn thận đem đi bỏ.
* Khuyến cáo khi sử dụng vaccin:
- Không dùng vaccin khi lọ bị vỡ hoặc nút không kín
- Chỉ dùng cho đàn gà khoẻ mạnh
- Nên cho gà uống điện giải trước và sau khi làm vaccin để trách stress
- Trong quá trình sử dụng vaccin, chú ý tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp
- Thời gian từ khi mở lọ vaccin đến khi sử dụng xong không được quá 2 giờ. Tốt nhất là trong
vòng 1 gìờ

- Không dùng nước uống cho đàn giống có sử dụng thuốc sát trùng 48 giờ trước và 24 giờ sau khi
dùng vaccin
- Tất cả các dụng cụ có liên quan đến vaccin không được dùng thuốc sát trùng để tẩy, rửa trước
và sau 48 giờ
- Bảo quản vaccin trong điều kiện nhiệt độ từ 2-8oC
- Quá trình bảo quản, vận chuyển, sử dụng lưu ý tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp
- Khi pha vaccin nên sử dụng dung dịch pha có sự tương đồng về nhiệt độ với nhiệt độ vaccin,
tránh gây stress cho virus vaccin
- Tránh không đặt tay vào đáy lọ nơi có viên vaccin
- Thao tác pha vaccin phải nhẹ nhàng, không lắc mạnh tay
* Phương pháp cho uống Vaccin:
- Nên cho gà nhịn khát khoảng 1-2 giờ trước khi cho gà uống vaccin
- Dụng cụ và thiết bị phải chuẩn bị trước và sạch sẽ, cấm rửa bằng thuốc sát trùng.
- Hoà tan sữa bột không chất béo (skim milk_ với nước theo tỷ lệ 3gr/lít nước
- Lưu ý pha sữa vào nước trước, sau 15 phút mới pha vaccin vào
- Pha lượng nước vừa đủ đảm bảo cho gà uống hết vaccin trong vòng 1-2 giờ, sau khi hết vaccin
thì cho gà uống nước trắng.
* Phương pháp cho uống Vaccin:
- Hoà tan vaccin với nước pha chuyên biệt của hãng sản xuất, đậy nắp núm nhỏ cho kín.
Trang | 6
- Dung dịch vaccin đã hoà tan nên sử dụng hết trong vòng 1 giờ
- Nước pha vaccin phải có nhiệt độ tương đồng với nhiệt độ vaccin
- Bắt gà nằm nghiêng, nhỏ vaccin vào mắt hoặc vào mũi hoặc vào miệng mỗi con một giọt, đợi gà
nháy mắt mới thả gà ra
- Lưu ý: Khi dùng vaccin của hãng sản xuất, mỗi con chỉ nhỏ một giọt vaccin là đủ, nếu nhỏ 2 giọt
sẽ thiếu
*Phương pháp tiêm chủng vaccin áp dụng với vaccin vô hoạt:
- Lắc nhẹ lọ vaccin cho đều, đảm bảo dung dịch vaccin được đồng nhất trước khi tiêm và trong
suốt quá trình tiêm cứ tiêm được khoảng 10 con lắc nhẹ lại 1 lần
- Nên để lọ vaccin ra khỏi tủ lạnh 30 phút trước khi tiêm để nhiệt dộ vaccin gần với nhiệt độ môi

trường khi tiêm cho gà
- Nên dùng Xilanh tự động đảm bảo liều chính xác
- Tiêm dưới da cổ hoặt tiêm bắp lườn
- Nếu tiêm vaccine sống thì pha vaccine vào dung dịch nước pha (thường NaCL 0,9%) sau đó
cũng tiêm dưới da cổ hoặc cơ ngực.
Trang | 7
NHỮNG BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN GÀ ĐÔNG TẢO VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
1. Bệnh ngộ độc do mặn, hoá chất, nhấm mốc aflatoxin:
Ngộ độc muối làm gà uống nước nhiều, tích nước dưới da, bại liệt, có thể sưng khớp. Ngộ độc
hoá chất, gà cũng uống nước nhiều, có khi chưa kịp có triệu chứng đã chết, mổ ra có mùi hoá
chất bị nhiễm trước hết là ở diều, mề, lâu hơn có thể thấm vào thịt. Cả đàn gà cùng ăn uống một
loại thức ăn đều biểu hiện bệnh, con nào ăn khoẻ còn bị ngộ độc nhanh hơn.
Gà ăn ngô mốc có đầu đen ở hạt, khô lạc mốc, thức ăn vón mốc . . . là bị ngộ độc mà nguy hại
nhất là độc tố aflatoxin làm gà kém ăn, lông xù, giảm đẻ rõ rệt, trứng ấp nở kém. Ngộ độc nặng
gây chết gà rất nhanh. Gan sưng có chấm xuất huyết, màu xám hoặc vàng đất thó, thận gà ốm
sưng và xuất huyết.
Phòng ngộ độc bằng cách theo dõi đàn gà thường ngày, thấy hiện tượng khác thường là phải
xem xét ngay nước uống, thức ăn. Thức ăn mặn phải cho thêm ngô, cám; thức ăn mốc, có hoá
chất phải loại bỏ. Nếu nước bẩn, nhiều con, nước giếng khơi, nước ao v là phải thay, phải lọc
sát trùng. Tuyệt đối không để thức ăn, nước uống cạnh thuốc sâu, thuốc chuột v.v
2. Bệnh mổ cắn (canibalizm) là thói quen có hại của gà:
Mổ cắn có các dạng:
a) Mố cắn hậu môn (ven picking): Gà đẻ nhiều quá làm dãn dạ con hoặc gà mới vào đẻ, trứng
hơi to cũng làm cho lòi dom. Khi niêm mạc dạ con lòi ra, màu hồng kích thích gà khác
mổ cắn vào làm chảy máu, màu đỏ càng quyến rũ gà xúm lại mổ làm cho lòi cả ruột rồi chết.
b) Mổ cắn đứt lông (Feather pulling): ở gà nuôi nhốt không được vận động, dinh dưỡng và
khoáng không đủ gây nên hiện tượng gà mổ lông nhau, quanh ống chân lông bị mổ có sắc tố tập
trung tạo hình màu nâu sẫm.
c) Mổ cắn ngón chân (Toe picking) : Thường xảy ra với gà con trước hết do bị đói vì thành
máng cao, để xa, thiếu máng, con bé yếu bị con to chèn. Khi không tìm được thức ăn, gà sẽ mổ

chân mình hoặc chân con khác.
d) mổ cắn trên đầu (Head picking): Khi ở mào, tích có vết thương là bị gà khác mổ cắn tiếp. Gà
nuôi nhốt lồng hay mổ cắn tích, mào, đầu. Gà đã cắt mỏ, nhốt ở lồng khác vẫn nhoài đầu ra ngoài
với tới mổ cắn gà nhốt bên cạnh.
Một tập hợp khá nhiều nguyên nhân gây ra bệnh mổ cắn: ăn thức ăn viên; Lượng ngô quá nhiều
trong thức ăn; Thiếu máng ăn, máng uống; Gà nhịn đói lâu; Thiếu ổ đẻ và ổ đẻ đặt nơi quá sáng;
Nhốt chật quá; Thức ăn thiếu chất dinh dưỡng và thiếu khoáng; Bị kích thích do ngoại ký sinh
trùng: mạt, rận Khi đã có một số con mổ cắn nhau, đàn gà tiếp tục thói quen đó không cần có sự
kích thích nào khác.
Khắc phục bệnh mổ cắn bằng các biện pháp: Thức ăn chất lượng tốt; Cho ăn đủ không để gà đói
lâu (kể cả phương thức thả và cho ăn thêm) ; Cho ăn thêm rau đối với gà nhốt và gà thả; Đủ
máng ăn uống; Không nhốt quá chật; Đảm bảo chuồng thông thoáng, tránh ánh sáng mạnh quá,
gây kích thích cho gà; Nuôi đàn đông cần cắt mỏ.
Khi gà bị vết thương do mổ cắn lấy thuốc xanh Methylen bôi vào, không bôi thuốc đỏ vì màu đỏ
kích thích làm gà tiếp tục mổ cắn.
3. Bệnh cầu trùng (Coccidiosis avium):
Là bệnh phổ biến gây thiệt hại cho các đàn gà không nhỏ vì khí hậu nước ta nóng ẩm là điều kiện
cho loại cầu trùng phát triển. Đối với gà thả vườn môi trường tiếp xúc rộng càng dễ nhiễm bệnh
này.
Bệnh do ký sinh trùng đơn bào thuộc Genus eimeria gây nên làm tổn thương những lớp tế bào
niêm mạc ruột. Loại ký sinh trùng này thường sống và phát triển trong tế bào ruột gây phá huỷ tế
bào ấy. Hậu quả là gây viêm ruột từ trạng thái nhẹ kiểu viêm ca ta, hay còn gọi là viêm xuất dịch
Trang | 8
tới viêm xuất huyết làm niêm mạc, hạ niêm mạc và cả những lớp cơ ruột bị thương. ở các thể
bệnh, phân gà thường lẫn máu.
Có đến 9 loài cầu trùng, ở đây chỉ đề cập đến một số loài quan trọng, hay gặp phải:
a) Cầu trùng ở manh tràng gà do Eimeria tenella trên niêm mạc manh tràng gây viêm xuất huyết
cấp tính. Gà bệnh suy kiệt nhanh, phân có máu kèm dịch nhầy, thường xảy ra ở gà 3-4 tuần tuổi.
Gà xù lông, có biểu hiện thiếu máu, chết đến 20-30% hoặc 'hơn. Niêm mạc manh tràng tổn
thương nặng, xuất huyết lấm tấm thành từng đám. Có các đám mũ, bã đậu kèm máu.

b) Cầu trùng ruột non cấp tính do Eimeria necatrix là loài gây bệnh nhiều nhất trong các loài ký
sinh trùng ở ruột non, gây ra cấp tính nặng, thường xảy ra ở gà 6-8 tuần tuổi. Bị bệnh cầu trùng
ruột non, gà bỏ ăn, xù lông, ỉa chảy ra nhiều nước lẫn lượng lớn dịch muội và dịch hoại tử, có lẫn
máu nhưng không nhiều như cầu trùng manh tràng. Bệnh cầu trùng ruột non lây lan chậm, thời
gian nung bệnh dài hơn do gà thải ra ít noãn nang yếu. Ruột dày lên, có xuất huyết ở nhiều
trường hời), thành ruột có màu đỏ sẫm, dễ vỡ có dịch lẫn máu tràn ra.
c) Cầu trùng mãn tính do các loại cầu trùng ký sinh ở gà như Eimeria maxima, Eimeria mivati,
quan trọng nhất là Eimeria acervulina, có thể do 2 loài Eimeria tenella (cầu trùng manh tràng) và
Eimeria necatrix (cầu trùng ruột nong Gà ốm ăn ít, chậm lớn, bệnh xuất hiện từ từ, ỉa lỏng nhiều,
gà gầy, đẻ giảm, chất lượng trứng kém, niêm mạc ruột viêm, có những vệt xuất huyết.
Biện pháp phòng trị: Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, khô ráo, tuyệt đối không để ẩm ướt. Định kỳ
quét vôi, phun formol 2% hay crezyl 3% sát trùng chuồng trại, thiết bị, dụng cụ chăn nuôi. Sau mỗi
đợt nuôi gà để'chuồng trống một thời gian. Tổng vệ sinh toàn bộ bên trong và khu vực bên ngoài
chuồng, phun thuốc sát trùng, đệm lót ủ phân rắc vôi bột, hoặc tốt hơn là đốt chất độn cũ. Nền
chuồng phải sát trùng kỹ bằng dung dịch xút 2% đun nóng (nếu có điều kiện) hoặc đốt chém lửa
kỹ. Trong từng ô chuồng nên nuôi một loại gà cùng lứa. Mật độ chuồng nuôi không chật hẹp quá.
Chú ý diệt chuột, cách ly người ra vào khu chăn nuôi.
Trị bệnh bằng các loại thuốc: EsB3 Coccistop-2000, Rigecoccin, Furazolidon, Avicoc, Stenorol
theo hướng dẫn của nơi sản xuất. Với thuốc Furazolidon, Rigecoccin liều trộn vào thức ăn 35-40
g/tạ, hoặc trộn với cơm viên lại đút'cho gà ăn ở gia đình cho đến lúc khỏi bệnh.
4. Bệnh Niu-cát-xơn (Newcastle)
Còn gọi là bệnh Tân thành gà, bệnh gà rù là bệnh truyền nhiễm lây lan rất nhanh. Bệnh do siêu vi
trùng (virus) Paramixovirus gây ra (virus chỉ có 1 serotype), tồn tại trong chuồng 13-30 ngày. . .
Gà khoẻ bị lây bệnh từ gà ốm qua đường hô hấp thở không khí), đường tiêu hoá (ăn thức ăn,
nước uống nhiễm virus), còn lây qua dụng cụ, người chăn nuôi, gia súc, gia cầm khác bị nhiễm
virus.
Thời gian ủ bệnh từ 2-14 ngày. Gà bệnh thường biểu hiện ở 3 thể hoặc 1-2 trong 3 thể triệu
chứng hô hấp, tiêu hoá, thần kinh: ủ rũ, kém ăn, ho, hắt hơi chảy nước mũi, thở khò khè đứt
quãng, thở khó. Gà ỉa chảy, phân có nước loãng trắng như vôi "cút cò", cơ run, liệt co giật từng
lúc, bước đi không phối hợp giữa đầu và cổ, có con đầu ngoẹo ra sau (torticolis), thân lệch sang

bên, cuối đợt dịch những gà sống sót vẫn còn di chứng vẹo đầu, chạy vòng quanh. Tất cả các loại
gà đều có thể nhiễm bệnh. Trường hợp nặng bệnh làm chết đến 100% gà.
Gà ốm chết mổ ra thấy xuất huyết có đọng dịch nhầy đục, có khi lẫn máu ở xoang mũi, khí quản,
phổi. Dạ dày tuyến (mề tuyến) xuất huyết ở các ống tiết dịch làm thành vệt. ở niêm mạc ruột, van
hồi manh tràng bị xuất huyết có gờ nổi lên. Trực tràng, hậu môn ướt đều xuất huyết. Các bộ phận
khác cũng bị xuất huyết: Tim, mỡ, màng treo ống dẫn trứng, buồng trứng ở gà đẻ bị bệnh, trứng
non rụng ra khoang bụng, vỡ ra làm viêm phúc mạc - gà có thể không sống được.
a) Phòng bệnh: Bệnh Newcatsle đến nay không có thuốc trị, mà chỉ có phòng trong đó vệ sinh
thú y và tiêm phòng vacxin đầy đủ có thể đảm bảo an toàn dịch bệnh.
Cụ thể: Cách ly tốt đàn gà, trại gà; Thực hiện tốt quy trình nuôi dưỡng, vệ sinh chuồng gà và trại;
Tiêm phòng kịp thời và đầy đủ theo lịch hướng dẫn cho đàn gà nuôi để đẻ (xem bảng).
Trang | 9
Bảng 23 : Lịch dùng vacxin Newcastle cho gà Ri
7-10 ngày
Nhỏ lasota lần 1
21-25 ngày
Nhỏ lasota lần 2
40-60 ngày
Tiêm vacxin newcastle hệ 1 lần 2
133 ngày
Tiêm vacxin newcastle hệ 1 lần 3
308 ngày
Tiêm vacxin newcastle hệ 1 lần 4
Sau đó có điều kiện thì cứ 3 tháng kiểm tra hàm lượng kháng thể 1 lần, nếu độ miễn dịch thấp thì
tiêm phòng bổ sung tiếp Newcastle hệ I.
b) Biện pháp xử lý khi có dịch : Khi có dịch Newcastle xảy ra cần thực hiện các biện pháp sau:
- Bao vây ổ dịch không cho lây lan: Cách ly khu có dịch với các khu khác, có người nuôi dưỡng
riêng. Nghiêm cấm sự tiếp xúc của người, súc vật từ nơi khác đến, tức là "nội bất xuất ngoại bất
nhập".
- Chọn loại triệt để gà bệnh, nghi bệnh. Xử lý gà loại, gà chết theo chỉ đạo hướng dẫn của cán bộ

thú y. Lông, lòng, vật phẩm và gà ốm phải chôn sâu, rắc vôi bột phủ từng lớp.
- Tiêm phòng cho gà khoẻ: Nhỏ Lasota cho gà con dưới 1 tháng, gà trên 30 ngày tiêm vacxin
Newcastle hệ I. Sau 1 tuần tiêm vacxin mà gà không chết là đã có thể yên tâm.
- Tăng cường, chăm sóc nuôi dưỡng đàn gà bằng thức ăn chất lượng tốt, tổng vệ sinh chuồng
trại, thiết bị dụng cụ chăn nuôi.
- Để đề phòng bệnh khác thứ phát xâm nhập, cần cho liều kháng sinh nhẹ và bổ sung vitamin (ăn
thêm rau xanh non) trong 7- 1 0 ngày .
- Nếu thấy diều căng do độ axit cao, uống nước nhiều thì có thể cho gà uống nước vôi trong.
Chăn nuôi gà thả ở gia đình khi thấy có gà lù rù là phải nhốt cách ly ngay và thực hiện các biện
pháp phòng bệnh.
5. Bệnh đậu gà bánh trái gà - Fowl pox)
Là bệnh truyền nhiễm cấp tính chung cho gia cầm ở mọi lứa tuổi, có triệu chứng đặc trưng là
những mụn viêm tấy ở da và những nơi không có lông, hay có những mụn màng giả ở niêm mạc
họng; mắt. Bệnh do một loại virus thuộc nhóm pox viruses có khả năng sống thời gian dài trong
điều kiện thời tiết môi trường khác nhau, chịu được khô hanh, ẩm ướt và ánh sáng cả trong mùa
rét. Ruồi, muỗi và các côn trùng khác là vật trung gian truyền bệnh nguy hiểm nhất. Virus có thể
sống lâu đến 56 ngày trong cơ thể muỗi và được truyền cho gà qua vết muỗi cắn. Các chất thải
của gà bệnh khi gà khoẻ tiếp xúc có vết xước ở da, gà bệnh mổ vào vùng quanh mắt. Virus bị diệt
dễ dàng khi phun hơi nóng ẩm; formol 3% ở 200 C và hợp chất iod 1/400 làm mất hoạt tính của
virus, phenol 5% chỉ 30 phút làm mất hoạt tính của virus. Bệnh đậu gà ủ bệnh từ4-10 ngày, thể
hiện ở dạng khô và dạng ưót.
a) Đấu gà dạng khô (đậu ở da): Mụn vảy mọc trên da ở những chỗ không có lông, có khi có cả ở
hậu môn, da trong cánh, mào, mép, quanh mắt, chân Mụn lúc đầu sưng tấy màu hồng nhạt
hoặc trắng, sau chuyển tím sẫm dần, mụn khô đóng thành vẩy dễ bong. Gà bệnh vẫn ăn uống có
chút ít kém hơn bình thường, gà hay lắc đầu, vẩy mỏ do các mụn vẩy, khi chữa khỏi gà phát triển
bình thường, có thể chết nhưng rất ít.
b) Đậu gà dạng ướt (đậu mọc ở niêm mạc thường gọi là difteria): Bắt đầu viêm ca ta ở
miệng, họng, thanh quản, gà ho, vẩy mỏ. Các vết viêm loang dần thành các nốt phồng, niêm mạc
màu hồng chuyển sang đỏ sẫm, dày dần lên và sau cùng tạo thành các lóp màng giả dính chặt
vào niêm mạc làm cho gà ăn uống, thở khó khăn. Gà bị sưng mặt, sưng tích, phù thũng, mắt gà

Trang | 10
viêm có ghèn, nhớt, dần dần mắt bị lồi do tích tụ các chất đó trong hốc mắt. Mũi viêm, chảy nước
mũi rồi đặc quánh lại, mặt gà sưng to. ở dạng này gà không ăn uống được, gầy và bị chết tỷ lệ
cao. Có trường hợp gà bị đậu cả 2 dạng kết hợp.
Biện pháp phòng và chữa:
- Chủng vacxin đậu cho gà con và gà lớn theo lịch lúc 7 hoặc 14 ngày tuổi, 112 ngày tuổi; Vệ sinh
chuồng, trại, khu chăn nuôi sạch sẽ khô ráo, thoáng mát; Chăm sóc nuôi dưỡng tốt; Diệt ruồi muỗi
theo định kỳ.
- Chữa bệnh đậu cho gà ở dạng khô, còn ở dạng ướt nhiều, chữa khó khăn. Khi chớm bệnh, thì
chủng ngay vacxin đậu cho gà khoẻ. Gà bệnh thì phải bắt chữa từng con bằng cách cạy sạch vảy
mụn rồi hàng ngày bôi cồn iod, glycerin, nitrat bạc ở dạng ướt thì dùng bông lau sạch màng giả
rồi nhỏ thuốc sát trùng nhẹ, lugol hoặc glycerin. Nên cho uống kháng sinh liều nhẹ đề phòng bệnh
thứ phát xâm nhập như Choloramphenicol, Tetrcayclin và vitamin A 5000 đơn vị cho looml nước.
ở gia đình có thể dùng dầu hoả bôi vào các mụn ở da sau khi đã cậy vảy. Các vảy mụn, chất rơi
vào là phải đốt, tránh lây lan .
6. Bệnh tụ huyết trùng (Pasteurellosis)
Là bệnh truyền nhiễm lây lan cấp tính hay mãn tính ở gia cầm do vi khuẩn thuộc họ Pasteurella
gây ra. Vi khuẩn này tồn tại trong thiên nhiên nhất là các vùng ao tù, ngòi lạch nước đọng, có khi
ngay cả trong cơ thể gia cầm khoẻ mạnh, đặc biệt là gia cầm nuôi thả như gà Ri . . . khi sức đề
kháng của gà bị giảm thì bệnh phát sinh.
Gà bị bệnh do thả chung đàn gà khoẻ có gà ốm tiếp xúc, thức ăn, nước uống nhiễm mầm bệnh, vi
khuẩn xâm nhập vào cơ thể gà qua các vết xước ở da. Gà bị bệnh ở 3 mức độ (3 thể) :
- Thể quá cấp tính (ác tính) gà chết đột ngột không kịp thể hiên triệu chứng gì. Có khi gà đang ăn,
đang ấp lăn ra chết, chỉ kịp giãy đập vài cái và kêu "quắc" . . .
- Thể cấp tính: Gà ủ rũ, sốt, bỏ ăn, xù lông, chậm chạp mào tích xanh tím, miệng có dãi, nhớt đục,
sùi bọt, thở khò khè, phân loãng màu nhạt, sau chuyển màu xanh sẫm có lẫn dịch nhầy. . . Gà
chết sau 24-72 giờ do kiệt sức, ngạt thở, tỷ lệ chết cao lên đến trên 50%. ở gà có hiện tượng liệt
duỗi thẳng chân.
- Thể mãn tính: Gà ỉa chảy kéo dài, gầy, có khi bị sưng khớp, què, đẻ kém, tích sưng to còn gọi là
bệnh tích sưng Có hiện lượng khó thở có tiếng ran ở khí quản.

Bệnh tích ở thể cấp tính cho thấy có hiện tượng tắc rối loạn tuần hoàn ở gà bệnh, xung huyết nội
tạng, xuất huyết từng đám ở cổ, đầu tim, thanh mạc phổi, mỡ bụng, niêm mạc ruột. Viêm màng
bao tim. Gan sưng màu nâu vàng.
Phòng và chữa bệnh: Đối với bệnh tụ huyết trùng, phòng là biện pháp tích cực, hiệu quả nhất.
Cách phòng tốt nhất là không đưa gà, vịt, ngan lạ về nuôi hoặc giết mổ trong khu chuồng trại chăn
nuôi. Nếu mua giống về nuôi phải chọn nơi an toàn dịch, đưu gà về nhốt riêng 7-10 ngày sau
khoẻ mạnh mới thả chung vào đàn.
- Định kỳ cho phòng liều kháng sinh nhẹ: Tetracilin 250 g/tấn thức ăn, hoặc Furazolidon 300 g/tấn
thức ăn, liên tục cho ăn trong 5 ngày; Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng bằng thức ăn có chất
lượng, gà nuôi thả tăng lượng thức ăn cho ăn thêm. Lúc có dịch chọn loại xử lý gà ốm, gà chết,
tách đàn gà khoẻ nhốt lại không thả, tăng cường vệ sinh, chăm sóc đàn gà bằng thức ăn, nước
uống đầy đủ; Gà ốm có thể điều trị : S treptomycin 120- 150 mg/kg thể trọng kết hợp với liều
Penicillin 150 mg/kg thể trọng hoặc Chlortetracyclin 40 mg/kg thể trọng gà.
7. Bệnh Marek
Là bệnh truyền nhiễm lây lan cấp tính hoặc mãn tính do virus thuộc họ Herpes virus thuộc nhóm B
liên kết tế bào bắt buộc. Virus có thể tồn tại lâu trong đệm lót, bụi bặm ở chuồng gà bệnh đến 16
tuần, trong glycerin 6 tháng. Virus có ở các lỗ chân lông, bám vào vỏ trứng, được thải ở phân gà,
dải đớt. Gà ốm truyền bệnh cho gà khoẻ trực tiếp tiếp xúc, hoặc qua đường hô hấp, qua vật thải,
lông, dót, vỏ trứng, phân Tuổi gà mẫn cảm với bệnh Marek. từ 4-20 tuần.
Trang | 11
Có 2 dạng bệnh:
- Marek dạng cổ điển (mãn tính) thường gây ở gà lớn 3-4 tháng tuổi, thể hiện phổ biến là gà đẻ
không vững dẫn đến què (liệt) 1 hay 2 chân và cánh, trường hợp nặng cả 2 chân đều liệt, một
chân choãi ra đằng trước, một chân choãi ra đằng sau (hình com pa), nếu thần kinh cổ bị nhiễm
thì gục đầu xuống hoặc vẹo cổ ra đằng sau. Một số gà bị viêm thần kinh mắt (Iridociclitis) ở gà lớn
9 tháng tuổi trở lên, thuỷ tinh thể bị đục, không tròn, có con bị biến dạng ra hình răng cưa, không
nhìn thấy nên không ăn được, gầy, yếu, kiệt sức, chết
- Marek dạng nội tạng (cấp tính) thường ở gà con 6- 16 tuần tuổi, khối u phát triển ở hầu hết các
cơ quan nội tạng như gan, lách, thận, dạ dày tuyến, ruột, buồng trứng, màng treo ruột, da, tim, túi
fabricius

Gà ốm bị kiệt sức nhanh, ỉa chảy, chết nhanh. Mổ gà ốm thấy khối u ở nội tạng, có cơ quan nội
tạng to lên gấp 2-3 lần, nhất là lách và gan (nên nhiều người quen gọi nôm na là "bệnh to gan"), tỷ
lệ chết 5-60%.
- Phòng bệnh Marek chính là thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp vệ sinh phòng bệnh thú y,
chăm sóc nuôi dưỡng tốt. Hàng ngày quét, nhặt thu dọn lông và đốt hết vì virus tồn tại lâu trong
chân lông. Tiêm phòng vacxin Marek cho gà con lúc mới nở ngay tại trạm ấp. Không nuôi gà lớn,
gà con lẫn lộn. Bệnh Marek chưa có thuốc chữa trị đặc hiệu.
8. Bệnh bạch ly (samonellosis) - Bệnh thương hàn (typhus avium):
Là bệnh truyền nhiễm lây lan cấp tính hay mãn tính ở gia cầm do vi khuẩn thuộc genus Samonella
gây ra. Bệnh bạch ly còn gọi là bệnh ỉa cứt trắng do vi khuẩn Sanmonella pullorum gây ra ở gà
con và bệnh thương hàn do vi khuẩn Samonella gallinarum gây ra ở gà lớn. Trên thế giới có quan
điểm là tách ra như trên, có quan điểm kể cả một phần châu âu thì cho là chung, thực tế là rất
giống nhau nên mọi biện pháp phòng trị như một bệnh.
Có 2 cách truyền bệnh:
- Truyền dọc từ mẹ sang con: Gà mẹ bị bệnh thì trứng giống nhiễm bệnh nên gà con nở ra đã
nhiễm bệnh có thể chết ngay, hoặc chết trong giai đoạn ấp cuối. Những gà con sống sót là vật
mang bệnh.
- Truyền ngang: Phân gà bệnh mang trùng truyền mầm bệnh làm ô nhiễm nước, thức ăn nhiễm
làm lây bệnh qua miệng, hít mầm bệnh qua không khí ở máy ấp, ăn trứng nhiễm bệnh, gia súc ăn
trứng và gà chết bệnh sẽ thải ra mầm bệnh trong phân, vacxin sống chế từ trứng có mầm bệnh có
thể lan bệnh cho đàn gà mái khi được tiêm vacxin này.
Gà con bị bệnh nặng từ sơ sinh đến 2 tuần tuổi, tỷ lệ mắc cao nhất vào 24-48 giờ sau khi nở. Gà
ủ rũ, ít vận động, mắt nửa nhắm, nửa mở, bỏ ăn, cánh sã, uống nhiều nước, ỉa chảy phân hôi
khắm, có bọt màu trắng, đôi khi lẫn máu, phân bết quanh hậu môn. Mổ gà chết, ốm thấy gan, lách
bị sưng có màu đỏ tím. ở lách, tim, phổi có các ổ hoại tử.
Gà lớn thường bị bệnh ở dạng ẩn (mãn tính), không thấy rõ triệu chứng, thường thấy ỉa chảy,
phân bết đít, mào rụt, đẻ ít, trứng méo mó. Trường hợp bệnh ồ ạt: Gà sốt, nằm phủ phục, khát
nước, mào tích tía, ỉa chảy phân loãng vàng xanh. Gà có thể chết trong 2-3 ngày. Mổ khám gà
bệnh thấy gan bị xơ có các hạt hoại tử, buồng trứng viêm, nhiều trứng bị teo, trứng non dị hình,
biến màu xanh xám. Trứng giống bị nhiễm bệnh thì tỷ lệ chết phôi cao, gà nở ra yếu, đa phần hở

rốn, lòng đỏ tiêu hết.
- Phòng bênh: Phòng bệnh bằng biện pháp vệ sinh thú y tổng hợp toàn bộ chuồng trại, ổ ấp,
trạm ấp. các trang trại nuôi gà định kỳ kiểm tra đàn gà đẻ giống bằng phản ứng "ngưng kết" loại
bỏ hết gà mái bị bệnh. ở gia đình theo dõi con mái nào thể hiện các triệu chứng trên thì loại bỏ.
Cách ly nghiêm ngặt khu chăn nuôi. ở các nước đã hoàn toàn khống chế được bệnh bạch ly, các
biện pháp xử lý rất nghiêm ngặt, gà bệnh có phản ứng dương tính khi kiểm tra là loại bỏ mặc dù
không có triệu chứng, cách ly triệt để. Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng tốt đàn gà.
Trang | 12
- Điều ta: Dùng th.uốc Choloramphenicol 50 mg/kg thể trọng trong 10 ngày, hoặc Tetracyclin 150-
200 mg/kg thể trọng trong 7-10 ngày, hoặc Furazolidon 1 50-350 g/tấn thức ăn trong 7- 10 ngày.
ngày hoặc có thể theo nơi sản xuất hướng dẫn. Tẩy sán: Loại đặc hiệu là thuốc Arecolin hoặc
Bromosalạxilamit (liều theo nơi sản xuất hướng dẫn). Có thể dùng loại Butynorate kết hợp
Trang | 13
KINH NGHIỆM PHÒNG BỆNH CHO GÀ ĐÔNG TẢO
Gà Đông Tảo hay gà Đông Cảo là một giống gà đặc hữu, quý hiếm của Việt Nam, không nơi nào
trên thế giới có. Đặc điểm nổi bật của gà này là cặp chân thô to, màu đỏ, vảy rồng, khi trưởng
thành có thể nặng trên 5 kg (gà trống) và trên 3,5 kg (gà mái). Đây là loài gà nuôi cổ truyền
thường dùng để cúng tế - hội hè, hay tiến Vua. Gà Đông Tảo thuộc danh sách các giống gia
cầm quí hiếm của Việt Nam hiện đang được bảo tồn nguồn gen.
Chăn nuôi gà Đông Tảo tại Việt Nam đang phát triển rất mạnh, tại Thành Phố gà Đông Tảo trở
thành "thú cưng" vật nuôi yêu qúy của nhiều bạn trẻ thích gia cầm. Cùng với đó là các trang trại,
nhà vườn, khu du lịch cũng đưa gà Đông Tảo về nuôi để giới thiệu với khách du lịch bốn phương
về giống gà quý hiếm của Việt Nam. Nhiều bạn trẻ khu vực nông thôn thay vì các loại vật nuôi
kém hiệu quả khác đã chuyển hướng chọn nuôi gà Đông Tảo để phát triển kinh tế và đang là
hướng đi rất tốt.
Đông Tảo chế biến được nhiều món như da gà bóp thính, gà hấp nấm, chân gà hầm thuốc bắc
nhiều địa phương đang có phong trào nuôi gà Đông Tảo vì dễ nuôi, hiệu quả kinh tế cao. Một số
nước như Anh, Nhật Bản, cũng đang có ý định nhập khẩu loại gà này về nghiên cứu. Tại thành
phố Hồ Chí Minh vào đầu cuối năm 2012, mỗi kg gà Đông Tảo xuất tại vườn có giá 350.000-
400.000 đồng tùy loại, gà giống có giá 100.000-120.000 đồng/con. Riêng những con gà trống có

tướng đẹp, chân to, oai vệ có giá lên tới 5-6 triệu đồng/con.
Tuy nhiên, kiến thức chăn nuôi, cách phòng bệnh, trị bệnh cho gà Đông Tảo không phải ai cũng
biết. Các loại dịch bệnh như Newcastle, tụ huyết trùng, cúm gia cầm… vẫn thường xuyên xảy ra
gây thiệt hại rất lớn về kinh tế. Để phòng ngừa sự xâm nhập của mầm bệnh, bảo vệ hiệu quả
chăn nuôi, bà con nên chú ý làm thuốc đầy đủ vắc xin theo quy trình cho gà, chúng tôi xin giới
thiệu kinh nghiệm phòng bệnh cho gà Đông Tảo như sau:
1. Đối với gà Thương phẩm:
- 1 ngày tuổi tiêm madec.
- 2 – 4 ngày tuổi nhỏ laxota (lần 1.
- 7 ngày tuổi nhỏ GUM.
- 14 ngày tuổi nhỏ laxota (lần 2).
- 20 ngày tuổi tiêm kháng thể Gum (kết hợp uống cả Gum)
- 30 ngày tuổi tiêm kháng thể bổ sung tăng đề kháng cho gà.
- 45 ngày tuổi làm tụ huyết trùng.
- 60 Ngày làm thuốc chống Newcastle (Neu catson).
Chú ý: (4 ngày đầu uống thuốc úm; ngày thứ 10 uống thuốc viêm phế quản, uống trong 4 ngày,
nghỉ không uống nước để gà uống thuốc; 20 ngày vừa tiêm kháng thể GUM vừa uống GUM).
b/ Gà đẻ trứng thương phẩm:
- 1-45 ngày tuổi: sử dụng quy trình giống gà thịt.
- 49-60 ngày tuổi: tiêm vaccin Newcastle hệ M.
- 65 ngày tuổi: tiêm vaccin Tụ huyết trùng.
- Sau khi tiêm phòng Newcastle, Tụ huyết trùng và Cúm gia cầm cứ mỗi 4-6 tháng phải tái chủng
một lần.
Nguồn: Theo kinh nghiệm của Trung tâm Bảo tồn và Phát triển Vật nuôi Có Gen Quý hiếm cùng
các Chuyên gia Khuyến nông.
Trang | 14
CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN GÀ ĐÔNG TẢO VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
1. Bệnh ngộ độc do mặn, hoá chất, nhấm mốc aflatoxin:
Ngộ độc muối làm gà đông tảo uống nước nhiều, tích nước dưới da, bại liệt, có thể sưng khớp.
Ngộ độc hoá chất, gà cũng uống nước nhiều, có khi chưa kịp có triệu chứng đã chết, mổ ra có

mùi hoá chất bị nhiễm trước hết là ở diều, mề, lâu hơn có thể thấm vào thịt. Cả đàn gà cùng ăn
uống một loại thức ăn đều biểu hiện bệnh, con nào ăn khoẻ còn bị ngộ độc nhanh hơn. Gà ăn ngô
mốc có đầu đen ở hạt, khô lạc mốc, thức ăn vón mốc . . . là bị ngộ độc mà nguy hại nhất là độc tố
aflatoxin làm gà kém ăn, lông xù, giảm đẻ rõ rệt, trứng ấp nở kém. Ngộ độc nặng gây chết gà rất
nhanh. Gan sưng có chấm xuất huyết, màu xám hoặc vàng đất thó, thận gà ốm sưng và xuất
huyết. Phòng ngộ độc bằng cách theo dõi đàn gà thường ngày, thấy hiện tượng khác thường là
phải xem xét ngay nước uống, thức ăn.
Thức ăn mặn phải cho thêm ngô, cám; thức ăn mốc, có hoá chất phải loại bỏ. Nếu nước bẩn,
nhiều con, nước giếng khơi, nước ao v là phải thay, phải lọc sát trùng. Tuyệt đối không để thức
ăn, nước uống cạnh thuốc sâu, thuốc chuột v.v
KỸ THUẬT NUÔI GÀ ĐÔNG TẢO
2. Bệnh mổ cắn (canibalizm) là thói quen có hại của gà:
Mổ cắn có các dạng:
a) Mố cắn hậu môn (ven picking): Gà đẻ nhiều quá làm dãn dạ con hoặc gà mới vào đẻ, trứng
hơi to cũng làm cho lòi dom. Khi niêm mạc dạ con lòi ra, màu hồng kích thích gà khác mổ cắn vào
làm chảy máu, màu đỏ càng quyến rũ gà xúm lại mổ làm cho lòi cả ruột rồi chết.
b) Mổ cắn đứt lông (Feather pulling): ở gà nuôi nhốt không được vận động, dinh dưỡng và
khoáng không đủ gây nên hiện tượng gà mổ lông nhau, quanh ống chân lông bị mổ có sắc tố tập
trung tạo hình màu nâu sẫm.
c) Mổ cắn ngón chân (Toe picking) : Thường xảy ra với gà con trước hết do bị đói vì thành
máng cao, để xa, thiếu máng, con bé yếu bị con to chèn. Khi không tìm được thức ăn, gà sẽ mổ
chân mình hoặc chân con khác.
d) mổ cắn trên đầu (Head picking): Khi ở mào, tích có vết thương là bị gà khác mổ cắn tiếp. Gà
nuôi nhốt lồng hay mổ cắn tích, mào, đầu. Gà đã cắt mỏ, nhốt ở lồng khác vẫn nhoài đầu ra ngoài
với tới mổ cắn gà nhốt bên cạnh. Một tập hợp khá nhiều nguyên nhân gây ra bệnh mổ cắn: ăn
thức ăn viên; Lượng ngô quá nhiều trong thức ăn; Thiếu máng ăn, máng uống; Gà nhịn đói lâu;
Thiếu ổ đẻ và ổ đẻ đặt nơi quá sáng; Nhốt chật quá; Thức ăn thiếu chất dinh dưỡng và thiếu
khoáng; Bị kích thích do ngoại ký sinh trùng: mạt, rận Khi đã có một số con mổ cắn nhau, đàn gà
tiếp tục thói quen đó không cần có sự kích thích nào khác.
Khắc phục bệnh mổ cắn bằng các biện pháp: Thức ăn chất lượng tốt; Cho ăn đủ không để gà đói

lâu (kể cả phương thức thả và cho ăn thêm) ; Cho ăn thêm rau đối với gà nhốt và gà thả; Đủ
máng ăn uống; Không nhốt quá chật; Đảm bảo chuồng thông thoáng, tránh ánh sáng mạnh quá,
gây kích thích cho gà; Nuôi đàn đông cần cắt mỏ. Khi gà bị vết thương do mổ cắn lấy thuốc xanh
Methylen bôi vào, không bôi thuốc đỏ vì màu đỏ kích thích làm gà tiếp tục mổ cắn.
3. Bệnh cầu trùng (Coccidiosis avium): Là bệnh phổ biến gây thiệt hại cho các đàn gà không
nhỏ vì khí hậu nước ta nóng ẩm là điều kiện cho loại cầu trùng phát triển. Đối với gà thả vườn môi
trường tiếp xúc rộng càng dễ nhiễm bệnh này. Bệnh do ký sinh trùng đơn bào thuộc Genus
eimeria gây nên làm tổn thương những lớp tế bào niêm mạc ruột.
Loại ký sinh trùng này thường sống và phát triển trong tế bào ruột gây phá huỷ tế bào ấy. Hậu quả
là gây viêm ruột từ trạng thái nhẹ kiểu viêm ca ta, hay còn gọi là viêm xuất dịch tới viêm xuất
Trang | 15
huyết làm niêm mạc, hạ niêm mạc và cả những lớp cơ ruột bị thương. ở các thể bệnh, phân gà
thường lẫn máu. Có đến 9 loài cầu trùng, ở đây chỉ đề cập đến một số loài quan trọng, hay gặp
phải:
a) Cầu trùng ở manh tràng gà do Eimeria tenella trên niêm mạc manh tràng gây viêm xuất huyết
cấp tính. Gà bệnh suy kiệt nhanh, phân có máu kèm dịch nhầy, thường xảy ra ở gà 3-4 tuần tuổi.
Gà xù lông, có biểu hiện thiếu máu, chết đến 20-30% hoặc 'hơn.Niêm mạc manh tràng tổn thương
nặng, xuất huyết lấm tấm thành từng đám. Có các đám mũ, bã đậu kèm máu.
b) Cầu trùng ruột non cấp tính do Eimeria necatrix là loài gây bệnh nhiều nhất trong các loài ký
sinh trùng ở ruột non, gây ra cấp tính nặng, thường xảy ra ở gà 6-8 tuần tuổi. Bị bệnh cầu trùng
ruột non, gà bỏ ăn, xù lông, ỉa chảy ra nhiều nước lẫn lượng lớn dịch muội và dịch hoại tử, có lẫn
máu nhưng không nhiều như cầu trùng manh tràng. Bệnh cầu trùng ruột non lây lan chậm, thời
gian nung bệnh dài hơn do gà thải ra ít noãn nang yếu. Ruột dày lên, có xuất huyết ở nhiều
trường hời), thành ruột có màu đỏ sẫm, dễ vỡ có dịch lẫn máu tràn ra.
c) Cầu trùng mãn tính do các loại cầu trùng ký sinh ở gà như Eimeria maxima, Eimeria mivati,
quan trọng nhất là Eimeria acervulina, có thể do 2 loài Eimeria tenella (cầu trùng manh tràng) và
Eimeria necatrix (cầu trùng ruột nong Gà ốm ăn ít, chậm lớn, bệnh xuất hiện từ từ, ỉa lỏng nhiều,
gà gầy, đẻ giảm, chất lượng trứng kém, niêm mạc ruột viêm, có những vệt xuất huyết. Biện pháp
phòng trị:
Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, khô ráo, tuyệt đối không để ẩm ướt. Định kỳ quét vôi, phun formol

2% hay crezyl 3% sát trùng chuồng trại, thiết bị, dụng cụ chăn nuôi. Sau mỗi đợt nuôi gà
để'chuồng trống một thời gian. Tổng vệ sinh toàn bộ bên trong và khu vực bên ngoài chuồng,
phun thuốc sát trùng, đệm lót ủ phân rắc vôi bột, hoặc tốt hơn là đốt chất độn cũ. Nền chuồng
phải sát trùng kỹ bằng dung dịch xút 2% đun nóng (nếu có điều kiện) hoặc đốt chém lửa kỹ. Trong
từng ô chuồng nên nuôi một loại gà cùng lứa. Mật độ chuồng nuôi không chật hẹp quá. Chú ý diệt
chuột, cách ly người ra vào khu chăn nuôi. Trị bệnh bằng các loại thuốc: EsB3 Coccistop-2000,
Rigecoccin, Furazolidon, Avicoc, Stenorol theo hướng dẫn của nơi sản xuất. Với thuốc
Furazolidon, Rigecoccin liều trộn vào thức ăn 35-40 g/tạ, hoặc trộn với cơm viên lại đút'cho gà ăn
ở gia đình cho đến lúc khỏi bệnh.
4. Bệnh Niu-cát-xơn (Newcastle)
Còn gọi là bệnh Tân thành gà, bệnh gà rù là bệnh truyền nhiễm lây lan rất nhanh. Bệnh do siêu vi
trùng (virus) Paramixovirus gây ra (virus chỉ có 1 serotype), tồn tại trong chuồng 13-30 ngày. . . Gà
khoẻ bị lây bệnh từ gà ốm qua đường hô hấp thở không khí), đường tiêu hoá (ăn thức ăn, nước
uống nhiễm virus), còn lây qua dụng cụ, người chăn nuôi, gia súc, gia cầm khác bị nhiễm virus.
Thời gian ủ bệnh từ 2-14 ngày.
Gà bệnh thường biểu hiện ở 3 thể hoặc 1-2 trong 3 thể triệu chứng hô hấp, tiêu hoá, thần kinh: ủ
rũ, kém ăn, ho, hắt hơi chảy nước mũi, thở khò khè đứt quãng, thở khó. Gà ỉa chảy, phân có
nước loãng trắng như vôi "cút cò", cơ run, liệt co giật từng lúc, bước đi không phối hợp giữa đầu
và cổ, có con đầu ngoẹo ra sau (torticolis), thân lệch sang bên, cuối đợt dịch những gà sống sót
vẫn còn di chứng vẹo đầu, chạy vòng quanh.
Tất cả các loại gà đều có thể nhiễm bệnh. Trường hợp nặng bệnh làm chết đến 100% gà. Gà ốm
chết mổ ra thấy xuất huyết có đọng dịch nhầy đục, có khi lẫn máu ở xoang mũi, khí quản, phổi. Dạ
dày tuyến (mề tuyến) xuất huyết ở các ống tiết dịch làm thành vệt. ở niêm mạc ruột, van hồi manh
tràng bị xuất huyết có gờ nổi lên. Trực tràng, hậu môn ướt đều xuất huyết. Các bộ phận khác
cũng bị xuất huyết: Tim, mỡ, màng treo ống dẫn trứng, buồng trứng ở gà đẻ bị bệnh, trứng non
rụng ra khoang bụng, vỡ ra làm viêm phúc mạc - gà có thể không sống được.
a) Phòng bệnh: Bệnh Newcatsle đến nay không có thuốc trị, mà chỉ có phòng trong đó vệ sinh
thú y và tiêm phòng vacxin đầy đủ có thể đảm bảo an toàn dịch bệnh. Cụ thể: Cách ly tốt đàn gà,
trại gà; Thực hiện tốt quy trình nuôi dưỡng, vệ sinh chuồng gà và trại; Tiêm phòng kịp thời và đầy
Trang | 16

đủ theo lịch hướng dẫn cho đàn gà nuôi để đẻ (xem bảng). Bảng 23 : Lịch dùng vacxin Newcastle
cho gà Ri 7-10 ngày Nhỏ lasota lần 1 21-25 ngày Nhỏ lasota lần 2 40-60 ngày Tiêm vacxin
newcastle hệ 1 lần 2 133 ngày Tiêm vacxin newcastle hệ 1 lần 3 308 ngày Tiêm vacxin newcastle
hệ 1 lần 4 Sau đó có điều kiện thì cứ 3 tháng kiểm tra hàm lượng kháng thể 1 lần, nếu độ miễn
dịch thấp thì tiêm phòng bổ sung tiếp Newcastle hệ I.
b) Biện pháp xử lý khi có dịch : Khi có dịch Newcastle xảy ra cần thực hiện các biện pháp sau: -
Bao vây ổ dịch không cho lây lan: Cách ly khu có dịch với các khu khác, có người nuôi dưỡng
riêng. Nghiêm cấm sự tiếp xúc của người, súc vật từ nơi khác đến, tức là "nội bất xuất ngoại bất
nhập". - Chọn loại triệt để gà bệnh, nghi bệnh. Xử lý gà loại, gà chết theo chỉ đạo hướng dẫn của
cán bộ thú y. Lông, lòng, vật phẩm và gà ốm phải chôn sâu, rắc vôi bột phủ từng lớp. - Tiêm
phòng cho gà khoẻ: Nhỏ Lasota cho gà con dưới 1 tháng, gà trên 30 ngày tiêm vacxin Newcastle
hệ I. Sau 1 tuần tiêm vacxin mà gà không chết là đã có thể yên tâm. - Tăng cường, chăm sóc nuôi
dưỡng đàn gà bằng thức ăn chất lượng tốt, tổng vệ sinh chuồng trại, thiết bị dụng cụ chăn nuôi. -
Để đề phòng bệnh khác thứ phát xâm nhập, cần cho liều kháng sinh nhẹ và bổ sung vitamin (ăn
thêm rau xanh non) trong 7- 1 0 ngày . - Nếu thấy diều căng do độ axit cao, uống nước nhiều thì
có thể cho gà uống nước vôi trong. Chăn nuôi gà thả ở gia đình khi thấy có gà lù rù là phải nhốt
cách ly ngay và thực hiện các biện pháp phòng bệnh.
5. Bệnh đậu gà bánh trái gà
Là bệnh truyền nhiễm cấp tính chung cho gia cầm ở mọi lứa tuổi, có triệu chứng đặc trưng là
những mụn viêm tấy ở da và những nơi không có lông, hay có những mụn màng giả ở niêm mạc
họng; mắt. Bệnh do một loại virus thuộc nhóm pox viruses có khả năng sống thời gian dài trong
điều kiện thời tiết môi trường khác nhau, chịu được khô hanh, ẩm ướt và ánh sáng cả trong mùa
rét. Ruồi, muỗi và các côn trùng khác là vật trung gian truyền bệnh nguy hiểm nhất.
Virus có thể sống lâu đến 56 ngày trong cơ thể muỗi và được truyền cho gà qua vết muỗi cắn.
Các chất thải của gà bệnh khi gà khoẻ tiếp xúc có vết xước ở da, gà bệnh mổ vào vùng quanh
mắt. Virus bị diệt dễ dàng khi phun hơi nóng ẩm; formol 3% ở 200 C và hợp chất iod 1/400 làm
mất hoạt tính của virus, phenol 5% chỉ 30 phút làm mất hoạt tính của virus. Bệnh đậu gà ủ bệnh
từ4-10 ngày, thể hiện ở dạng khô và dạng ưót.
a) Đấu gà dạng khô (đậu ở da): Mụn vảy mọc trên da ở những chỗ không có lông, có khi có cả ở
hậu môn, da trong cánh, mào, mép, quanh mắt, chân Mụn lúc đầu sưng tấy màu hồng nhạt

hoặc trắng, sau chuyển tím sẫm dần, mụn khô đóng thành vẩy dễ bong. Gà bệnh vẫn ăn uống có
chút ít kém hơn bình thường, gà hay lắc đầu, vẩy mỏ do các mụn vẩy, khi chữa khỏi gà phát triển
bình thường, có thể chết nhưng rất ít.
b) Đậu gà dạng ướt (đậu mọc ở niêm mạc thường gọi là difteria): Bắt đầu viêm ca ta ở
miệng, họng, thanh quản, gà ho, vẩy mỏ. Các vết viêm loang dần thành các nốt phồng, niêm mạc
màu hồng chuyển sang đỏ sẫm, dày dần lên và sau cùng tạo thành các lóp màng giả dính chặt
vào niêm mạc làm cho gà ăn uống, thở khó khăn. Gà bị sưng mặt, sưng tích, phù thũng, mắt gà
viêm có ghèn, nhớt, dần dần mắt bị lồi do tích tụ các chất đó trong hốc mắt. Mũi viêm, chảy nước
mũi rồi đặc quánh lại, mặt gà sưng to. ở dạng này gà không ăn uống được, gầy và bị chết tỷ lệ
cao. Có trường hợp gà bị đậu cả 2 dạng kết hợp.
Biện pháp phòng và chữa:- Chủng vacxin đậu cho gà con và gà lớn theo lịch lúc 7 hoặc 14 ngày
tuổi, 112 ngày tuổi; Vệ sinh chuồng, trại, khu chăn nuôi sạch sẽ khô ráo, thoáng mát; Chăm sóc
nuôi dưỡng tốt; Diệt ruồi muỗi theo định kỳ.
- Chữa bệnh đậu cho gà ở dạng khô, còn ở dạng ướt nhiều, chữa khó khăn. Khi chớm bệnh, thì
chủng ngay vacxin đậu cho gà khoẻ. Gà bệnh thì phải bắt chữa từng con bằng cách cạy sạch vảy
mụn rồi hàng ngày bôi cồn iod, glycerin, nitrat bạc ở dạng ướt thì dùng bông lau sạch màng giả
rồi nhỏ thuốc sát trùng nhẹ, lugol hoặc glycerin. Nên cho uống kháng sinh liều nhẹ đề phòng bệnh
thứ phát xâm nhập như Choloramphenicol, Tetrcayclin và vitamin A 5000 đơn vị cho looml nước.
Trang | 17
ở gia đình có thể dùng dầu hoả bôi vào các mụn ở da sau khi đã cậy vảy. Các vảy mụn, chất rơi
vào là phải đốt, tránh lây lan .
6. Bệnh tụ huyết trùng (Pasteurellosis)
Là bệnh truyền nhiễm lây lan cấp tính hay mãn tính ở gia cầm do vi khuẩn thuộc họ Pasteurella
gây ra. Vi khuẩn này tồn tại trong thiên nhiên nhất là các vùng ao tù, ngòi lạch nước đọng, có khi
ngay cả trong cơ thể gia cầm khoẻ mạnh, đặc biệt là gia cầm nuôi thả như gà Ri . . .
khi sức đề kháng của gà bị giảm thì bệnh phát sinh. Gà bị bệnh do thả chung đàn gà khoẻ có gà
ốm tiếp xúc, thức ăn, nước uống nhiễm mầm bệnh, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gà qua các vết
xước ở da.
Gà bị bệnh ở 3 mức độ (3 thể) : - Thể quá cấp tính (ác tính) gà chết đột ngột không kịp thể hiên
triệu chứng gì. Có khi gà đang ăn, đang ấp lăn ra chết, chỉ kịp giãy đập vài cái và kêu "quắc" . . . -

Thể cấp tính: Gà ủ rũ, sốt, bỏ ăn, xù lông, chậm chạp mào tích xanh tím, miệng có dãi, nhớt đục,
sùi bọt, thở khò khè, phân loãng màu nhạt, sau chuyển màu xanh sẫm có lẫn dịch nhầy. . . Gà
chết sau 24-72 giờ do kiệt sức, ngạt thở, tỷ lệ chết cao lên đến trên 50%. ở gà có hiện tượng liệt
duỗi thẳng chân.
- Thể mãn tính: Gà ỉa chảy kéo dài, gầy, có khi bị sưng khớp, què, đẻ kém, tích sưng to còn gọi
là bệnh tích sưng Có hiện lượng khó thở có tiếng ran ở khí quản. Bệnh tích ở thể cấp tính cho
thấy có hiện tượng tắc rối loạn tuần hoàn ở gà bệnh, xung huyết nội tạng, xuất huyết từng đám ở
cổ, đầu tim, thanh mạc phổi, mỡ bụng, niêm mạc ruột. Viêm màng bao tim. Gan sưng màu nâu
vàng. Phòng và chữa bệnh: Đối với bệnh tụ huyết trùng, phòng là biện pháp tích cực, hiệu quả
nhất.
Cách phòng tốt nhất là không đưa gà, vịt, ngan lạ về nuôi hoặc giết mổ trong khu chuồng trại chăn
nuôi. Nếu mua giống về nuôi phải chọn nơi an toàn dịch, đưu gà về nhốt riêng 7-10 ngày sau
khoẻ mạnh mới thả chung vào đàn. - Định kỳ cho phòng liều kháng sinh nhẹ: Tetracilin 250 g/tấn
thức ăn, hoặc Furazolidon 300 g/tấn thức ăn, liên tục cho ăn trong 5 ngày; Tăng cường chăm sóc
nuôi dưỡng bằng thức ăn có chất lượng, gà nuôi thả tăng lượng thức ăn cho ăn thêm. Lúc có dịch
chọn loại xử lý gà ốm, gà chết, tách đàn gà khoẻ nhốt lại không thả, tăng cường vệ sinh, chăm
sóc đàn gà bằng thức ăn, nước uống đầy đủ; Gà ốm có thể điều trị : S treptomycin 120- 150
mg/kg thể trọng kết hợp với liều Penicillin 150 mg/kg thể trọng hoặc Chlortetracyclin 40 mg/kg thể
trọng gà.
7. Bệnh Marek
Là bệnh truyền nhiễm lây lan cấp tính hoặc mãn tính do virus thuộc họ Herpes virus thuộc nhóm B
liên kết tế bào bắt buộc. Virus có thể tồn tại lâu trong đệm lót, bụi bặm ở chuồng gà bệnh đến 16
tuần, trong glycerin 6 tháng.
Virus có ở các lỗ chân lông, bám vào vỏ trứng, được thải ở phân gà, dải đớt. Gà ốm truyền bệnh
cho gà khoẻ trực tiếp tiếp xúc, hoặc qua đường hô hấp, qua vật thải, lông, dót, vỏ trứng, phân
Tuổi gà mẫn cảm với bệnh Marek. từ 4-20 tuần.
Có 2 dạng bệnh: - Marek dạng cổ điển (mãn tính) thường gây ở gà lớn 3-4 tháng tuổi, thể hiện
phổ biến là gà đẻ không vững dẫn đến què (liệt) 1 hay 2 chân và cánh, trường hợp nặng cả 2
chân đều liệt, một chân choãi ra đằng trước, một chân choãi ra đằng sau (hình com pa), nếu thần
kinh cổ bị nhiễm thì gục đầu xuống hoặc vẹo cổ ra đằng sau. Một số gà bị viêm thần kinh mắt

(Iridociclitis) ở gà lớn 9 tháng tuổi trở lên, thuỷ tinh thể bị đục, không tròn, có con bị biến dạng ra
hình răng cưa, không nhìn thấy nên không ăn được, gầy, yếu, kiệt sức, chết - Marek dạng nội
tạng (cấp tính) thường ở gà con 6- 16 tuần tuổi, khối u phát triển ở hầu hết các cơ quan nội tạng
như gan, lách, thận, dạ dày tuyến, ruột, buồng trứng, màng treo ruột, da, tim, túi fabricius
Gà ốm bị kiệt sức nhanh, ỉa chảy, chết nhanh. Mổ gà ốm thấy khối u ở nội tạng, có cơ quan nội
tạng to lên gấp 2-3 lần, nhất là lách và gan (nên nhiều người quen gọi nôm na là "bệnh to gan"), tỷ
lệ chết 5-60%.
Trang | 18
- Phòng bệnh Marek chính là thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp vệ sinh phòng bệnh thú y,
chăm sóc nuôi dưỡng tốt. Hàng ngày quét, nhặt thu dọn lông và đốt hết vì virus tồn tại lâu trong
chân lông. Tiêm phòng vacxin Marek cho gà con lúc mới nở ngay tại trạm ấp. Không nuôi gà
đông tảo lớn, gà con lẫn lộn. Bệnh Marek chưa có thuốc chữa trị đặc hiệu. 8. Bệnh bạch ly
(samonellosis) - Bệnh thương hàn (typhus avium): Là bệnh truyền nhiễm lây lan cấp tính hay mãn
tính ở gia cầm do vi khuẩn thuộc genus Samonella gây ra. Bệnh bạch ly còn gọi là bệnh ỉa cứt
trắng do vi khuẩn Sanmonella pullorum gây ra ở gà con và bệnh thương hàn do vi khuẩn
Samonella gallinarum gây ra ở gà lớn. Trên thế giới có quan điểm là tách ra như trên, có quan
điểm kể cả một phần châu âu thì cho là chung, thực tế là rất giống nhau nên mọi biện pháp phòng
trị như một bệnh.
Có 2 cách truyền bệnh:
- Truyền dọc từ mẹ sang con: Gà mẹ bị bệnh thì trứng giống nhiễm bệnh nên gà con nở ra đã
nhiễm bệnh có thể chết ngay, hoặc chết trong giai đoạn ấp cuối. Những gà con sống sót là vật
mang bệnh.
- Truyền ngang: Phân gà bệnh mang trùng truyền mầm bệnh làm ô nhiễm nước, thức ăn nhiễm
làm lây bệnh qua miệng, hít mầm bệnh qua không khí ở máy ấp, ăn trứng nhiễm bệnh, gia súc ăn
trứng và gà chết bệnh sẽ thải ra mầm bệnh trong phân, vacxin sống chế từ trứng có mầm bệnh có
thể lan bệnh cho đàn gà mái khi được tiêm vacxin này. Gà con bị bệnh nặng từ sơ sinh đến 2 tuần
tuổi, tỷ lệ mắc cao nhất vào 24-48 giờ sau khi nở.
Gà ủ rũ, ít vận động, mắt nửa nhắm, nửa mở, bỏ ăn, cánh sã, uống nhiều nước, ỉa chảy phân hôi
khắm, có bọt màu trắng, đôi khi lẫn máu, phân bết quanh hậu môn. Mổ gà chết, ốm thấy gan, lách
bị sưng có màu đỏ tím. ở lách, tim, phổi có các ổ hoại tử. Gà lớn thường bị bệnh ở dạng ẩn (mãn

tính), không thấy rõ triệu chứng, thường thấy ỉa chảy, phân bết đít, mào rụt, đẻ ít, trứng méo mó.
Trường hợp bệnh ồ ạt: Gà sốt, nằm phủ phục, khát nước, mào tích tía, ỉa chảy phân loãng vàng
xanh. Gà có thể chết trong 2-3 ngày. Mổ khám gà bệnh thấy gan bị xơ có các hạt hoại tử, buồng
trứng viêm, nhiều trứng bị teo, trứng non dị hình, biến màu xanh xám. Trứng giống bị nhiễm bệnh
thì tỷ lệ chết phôi cao, gà nở ra yếu, đa phần hở rốn, lòng đỏ tiêu hết. - Phòng bênh: Phòng bệnh
bằng biện pháp vệ sinh thú y tổng hợp toàn bộ chuồng trại, ổ ấp, trạm ấp. các trang trại nuôi gà
định kỳ kiểm tra đàn gà đẻ giống bằng phản ứng "ngưng kết" loại bỏ hết gà mái bị bệnh. ở gia
đình theo dõi con mái nào thể hiện các triệu chứng trên thì loại bỏ.
Cách ly nghiêm ngặt khu chăn nuôi. ở các nước đã hoàn toàn khống chế được bệnh bạch ly, các
biện pháp xử lý rất nghiêm ngặt, gà bệnh có phản ứng dương tính khi kiểm tra là loại bỏ mặc dù
không có triệu chứng, cách ly triệt để. Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng tốt đàn gà. - Điều ta:
Dùng th.uốc Choloramphenicol 50 mg/kg thể trọng trong 10 ngày, hoặc Tetracyclin 150-200 mg/kg
thể trọng trong 7-10 ngày, hoặc Furazolidon 1 50-350 g/tấn thức ăn trong 7- 10 ngày.ngày hoặc có
thể theo nơi sản xuất hướng dẫn.
Tẩy sán: Loại đặc hiệu là thuốc Arecolin hoặc Bromosalạxilamit (liều theo nơi sản xuất hướng
dẫn). Có thể dùng loại Butynorate kết hợp
Trang | 19

×