Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Xóa đói, giảm nghèo và phát triển kinh tế ở huyện miền núi đà bắc – hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.26 KB, 11 trang )

Xóa đói, giảm nghèo và phát triển kinh tế ở huyện miền núi Đà Bắc –
Hòa Bình
Nghèo đói là vấn đề bức xúc có tính toàn cầu, nó không chỉ diễn ra ở các
nước kinh tế lạc hậu, chậm phát triển mà còn diễn ra ở các nước đang phát triển và
các nước công nghiệp.Xóa đói, giảm nghèo ở nước ta vẫn đang là vấn đề bức xúc
được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm. Xóa đói, giảm nghèo toàn diện, bền
vững là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và là một
trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần thực hiện phát triển đất nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa.Trong xu thế hội nhập con người là trung tâm của mọi
chiến lược phát triển cảu quốc gia,vì vậy cần phát triển hài hòa,bền vững giữa các
vùng ,không chỉ quan tâm tới phát triển kinh tế mà cong coi xóa đói giảm nghèo là
mục tiêu hàng đầu và quan trọng nhất trong xây dựng nông thôn, đô thị mới,giảm
tỷ lệ phân hóa giàu nghèo giữa các khu vực. Cũng như trong bối cảnh khủng hoảng
kinh tế tài chính, sản xuất đình trệ, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) giảm thì vấn
đề thất nghiệp nghèo đói lại gia tăng nhanh chóng. Đất nước ta chuyển đổi từ nền
kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường, hoà nhập với nền kinh tế thế giới với
xu hướng toàn cầu hoá. Nền kinh tế thị trường đã đạt được những thành tựu nổi
bật. Sự tăng trưởng kinh tế trong những năm đổi mới, đã cải thiện cơ bản đời sống
của đại đa số nhân dân, song một bộ phận nhân dân do nhiều nguyên nhân khác
nhau vẫn sống mức chuẩn nghèo đói. Với mong muốn có được cái nhìn rõ hơn về
thực trạng nghèo đói một khía cạnh của xóa đói giảm nghèo nên em viết chuyên đề
này.
Là một huyện miền núi nên công tác xóa đói giảm nghèo vẫn luôn được sự
quan tâm để nâng tầm về chất lượng, đi sâu vào cuộc sống. Vì vậy, thời gian qua
công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện không chỉ thực hiện có hiệu quả ở
các xã có điều kiện kinh tế thuận lợi mà hiện nay các xã vùng cao, sâu, đặc biệt
khó khăn cũng được cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm để giúp nhân dân có cuộc
sống ấm lo hơn. Để công tác xóa đói giảm nghèo được triển khai sâu rông, thiết
thực Tỉnh ủy Hòa Bình đã có nghị quyết số 04-NQ/TU về công tác xóa đói, giảm
nghèo, lao động việc làm, đào tạo, dạy nghề và xuất khẩu lao động, tạo cho cuộc
sống đồng bào các dân tộc trong tỉnh bước chuyển mới. Ngay sau khi có Nghị


quyết, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, chỉ đạo triển khai thực
hiện thông qua các kế hoạch, chương trình hoạt động hàng năm và giai đoạn trong
lĩnh vực này. Trong đó có văn bản phân công và chỉ đạo cơ quan, đơn vị trên địa
bàn tỉnh giúp đỡ 79 xã vùng đặc biệt khó khăn. Đặc biệt, Nghị quyết đã được các
huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn tiếp nhận hưởng ứng và cụ thể hóa bằng
nghị quyết chuyên đề về công tác xóa đói, giảm nghèo, đồng thời kiện toàn lại các
ban chỉ đạo. Do đó, các chủ trương, chính sách và chương trình, dự án được các
cấp, ngành, tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp trên địa bàn triển khai, thực hiện đồng
bộ. Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo đã được tỉnh ta triển khai với
nhiều giải pháp phù hợp như đầu tư kết cấu hạ tầng, vay vốn phát triển sản xuất,
dạy nghề cho người nghèo, hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản
đã tạo sự chuyển biến về nhận thức giảm nghèo ở các cấp, ngành và người dân,
góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống các hộ nghèo. Với sự triển khai bằng
những việc làm cụ thể, đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh như được tiếp thêm
sức mạnh và trực tiếp, tích cực hưởng ứng tham gia bằng các hoạt động thiết thực.
Trong quá trình thực hiện, tỉnh đã chú trọng nâng cao năng lực cán bộ và
truyền thông giảm nghèo; đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho 2.730 cán bộ
làm công tác xóa đói, giảm nghèo cấp huyện, xã; xuất bản 50.000 bản tin xóa đói,
giảm nghèo và việc làm. Những nội dung truyền thông đã kịp thời tuyên truyền các
chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, những mô hình hay, những điển hình
tiên tiến trong công tác giảm nghèo. Đến nay, đã có hơn 10 vạn lượt hộ nghèo
được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội với tổng số tiền 726.264 triệu
đồng; 34.911 lượt học sinh, sinh viên nghèo được vay vốn ưu đãi với tổng số tiền
160.030 triệu đồng. Đặc biệt, trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở, đến
hết năm 2011 trên địa bàn đã có 17.799 hộ nghèo được hỗ trợ tiền và cho vay ưu
đãi cải thiện nhà ở; UBMTTQ tỉnh đã chủ trì, vận động quỹ Vì người nghèo được
26.182 triệu đồng và xây dựng 2.032 nhà đại đoàn kết. Bên cạnh đó, dự án phát
triển sản xuất, dạy nghề và chuyển giao kỹ thuật đã tiếp sức cho người nghèo từng
bước thoát nghèo. Điển hình như mô hình và cấp vốn để phát triển chăn nuôi cho
700 hộ nghèo; hướng dẫn cách làm ăn, kỹ thuật khuyến nông, lâm, ngư nghiệp cho

15.000 lượt hộ (trong đó đã tổ chức được 138 lớp dạy nghề cho 4.057 học viên
nghèo); kinh phí thực hiện 5.435 triệu đồng. Trong xóa đói, giảm nghèo, tỉnh cũng
đã có những nỗ lực đáng kể trong thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II (2007-
2011). Giai đoạn này, ngân sách T.Ư đã đầu tư hỗ trợ với tổng kinh phí 517.677
triệu đồng và tỉnh đã đầu tư xây dựng 520 công trình, hỗ trợ trực tiếp giống cây
trồng, vật nuôi và máy móc thiết bị sản xuất, tổ chức 526 lớp đào tạo, bồi dưỡng,
tập huấn, tham quan học tập kinh nghiệm cho 28.118 lượt học viên và chính sách
hỗ trợ, cải thiện các dịch vụ và nâng cao đời sống nhân dân.
Có định hướng đúng và phù hợp với lòng dân, trong những năm qua công tác xóa
đói giảm nghèo đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, MTTQ và toàn
dân trên địa bàn tỉnh thực hiện bằng quyết tâm cao nhất. Do đó, đã đẩy nhanh tốc
độ giảm nghèo của tỉnh từ 31,31% (năm 2006) xuống còn xuống còn 26,09% (năm
2011) tương đương 50.770/194.600 hộ trong toàn tỉnh. Thời gian tới, Hòa Bình sẽ
tiếp tục có các giải pháp nhằm phấn đấu mỗi năm giảm bình quân 3% số hộ nghèo;
huy động sức mạnh tổng hợp nhằm khắc phục những mặt hạn chế, yếu kém như
công tác giảm nghèo chưa thật bền vững, nguy cơ tái nghèo cao, số xã có tỷ lệ hộ
nghèo còn ở mức cao (115/210 xã); chưa hỗ trợ nhiều cho các hộ cận nghèo, nội
lực của chính các hộ nghèo chưa được thể hiện hết.

Là một huyện vùng cao của tỉnh Hòa Bình, Đà Bắc có diện tích tự nhiên 836,68
km2; phía bắc giáp tỉnh Phú Thọ, phía nam giáp huyện Mai Châu và huyện Tân
Lạc, phía đông giáp thị xã Hòa Bình và huyện Kỳ Sơn. Toàn huyện có 21 xã, thị
trấn; số dân trên 50 vạn người, với 5 dân tộc cùng sinh sống xen cư với nhau, gồm
dân tộc Tày (41,49%), dân tộc Mường (35%), dân tộc Dao (12,44%), dân tộc Kinh
(10%) và dân tộc Thái (0,065%).
1 – Dưới tác động của cơ chế và chính sách mới, nhất là việc thực hiện chính sách
giao đất, giao rừng cho các hộ tự chủ sản xuất, kinh doanh, khuyến khích phát triển
kinh tế hàng hóa đồi rừng theo Chương trình phủ xanh đất trống đồi núi
trọc (Chương trình 327), Chương trình định canh định cư, Chương trình phát triển
kinh tế – xã hội ở những xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng

xa, Chương trình quốc gia giải quyết việc làm, đặc biệt là Chương trình 135
(năm1999) của Chính phủ, kinh tế – xã hội ở Đà Bắc đã có nhiều chuyển biến tích
cực. Sản xuất nông, lâm nghiệp có bước phát triển tốt. Sản lượng lương thực có hạt
tăng từ 12 537 tấn (năm 2000) lên đến 19 000 tấn (năm 2003). Chăn nuôi phát triển
mạnh, nhất là chăn nuôi trâu, bò đã góp phần giải quyết sức kéo phục vụ sản xuất
và cung cấp thực phẩm cho nhân dân. Huyện đã trồng mới 5 207 ha rừng, bình
quân hằng năm trồng được 1 376 ha; khoanh nuôi rừng tái sinh bình quân hằng
năm là 32 717 ha, tỷ lệ che phủ của rừng đạt 50%. Sản xuất tiểu – thủ công nghiệp
bước đầu phát triển. Giá trị tổng sản lượng đạt từ 3,8 tỉ đồng (năm 2000) lên 4,5 tỉ
đồng (năm 2002) và 5,2 tỉ đồng (năm 2003). Toàn huyện có 50 cơ sở sản xuất tiểu
– thủ công nghiệp, 10 doanh nghiệp, đã giải quyết được một bộ phận đáng kể việc
làm cho người lao động.
Kết cấu hạ tầng ở nông thôn tiếp tục được đầu tư phát triển. Riêng 4 năm thực hiện
Chương trình 135, Chương trình định canh định cư, huyện đã đầu tư 8 967 687 000
đồng, làm được 58,71 km đường, điển hình là đường Bai – Sưng (xã Cao Sơn),
đường Mơ – Ang (xã Hiền Lương), đường Mít – Diều Nọi (xã Tân Minh)…, đầu
tư 2 867 596 000 đồng làm 67,6 km mương máng như ở Mỏ Sủi (xã Yên Hòa),
Diềm – Ban (xã Tân Dân)…; đầu tư 3 195 395 000 đồng làm các công trình điện ở
các xã Đồng Nghê, Tân Pheo, Đoàn Kết, Yên Hòa…; đầu tư 2 061 393 000 đồng
làm các công trình nước sinh hoạt cho các xã Mường Tuồng, Trung Thành, Giáp
Đắt, các xóm xã Vẩy Nưa… Đặc biệt, huyện đầu tư 7 837 895 000 đồng xây dựng
7 256 m2 phòng học(1). Đến nay, huyện có 20/21 xã, thị trấn có đường ô-tô đến
trung tâm xã, 80% số hộ dân đã sử dụng điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt, khai
hoang được 95,5 ha đất sản xuất. Số điện thoại tăng từ 46 máy (năm 2000) lên 587
máy (năm 2003), bình quân 1,16 máy/100 dân, có 14 điểm bưu điện – văn hóa xã.
Kinh tế – xã hội phát triển, đặc biệt nhờ triển khai công tác xóa đói giảm nghèo sâu
rộng nên Đà Bắc đã thoát khỏi đói, giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 39% (năm 2000) xuống
19,86% (năm 2002) và chỉ còn 16% (năm 2003)(2). Thành tựu xóa đói, giảm
nghèo của Đà Bắc là rất lớn, không chỉ góp phần phát triển kinh tế, xã hội mà còn
giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội, tăng cường quốc phòng an ninh trên địa

bàn.
Đạt được những thành tựu trên là do công tác xóa đói giảm nghèo trong những
năm gần đây luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, coi đây là vấn đề
bức xúc, có ý nghĩa cơ bản, nhất là ở các vùng nông thôn, các tỉnh trung du, miền
núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa với hệ thống chủ trương, chính sách đúng đắn,
thiết thực. Mặt khác, Đà Bắc đã triển khai nhiều công việc, thực hiện tốt công tác
xoá đói, giảm nghèo ở địa phương:
Một là, từ nhận thức rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của việc xóa đói giảm nghèo,
Huyện ủy, ủy ban Nhân dân huyện Đà Bắc coi đây là một trong những chương
trình phát triển kinh tế, xã hội vừa cấp bách, vừa lâu dài. Xuất phát từ đặc điểm của
mình, huyện đã tập trung đầu tư để định canh định cư, phát triển sản xuất, xóa đói
giảm nghèo cho 16/20 xã phải chuyển dân cư ra khỏi lòng hồ thủy điện Hòa Bình
và 16/20 xã đặc biệt khó khăn.
Hai là, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy, chính quyền các cấp đã tổ chức thực hiện,
các ngành, các đoàn thể cùng vận động đưa công tác xóa đói giảm nghèo ngày
càng đi vào chiều sâu, có nề nếp. Chẳng hạn, Mặt trận Tổ quốc phối hợp với các
ban, ngành, đoàn thể đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, phân bổ 63 triệu đồng tiền quỹ “Vì người
nghèo” cho các hộ nghèo ở 10 xã (xã Đồng Nghê, xã Suối Nánh, xã Tân Pheo…).
Hội Nông dân Đà Bắc phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp huyện cho nông dân
vay vốn để phát triển sản xuất và chỉ đạo các chi hội ở cơ sở tăng cường hoạt động,
vận động nông dân tích cực chuyển đổi cơ cấu kinh tế và thâm canh tăng năng suất
cây trồng vật nuôi. Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Liên đoàn Lao động huyện…
vận động nông dân áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất, quyên góp
ủng hộ vật chất, ngày công giúp đỡ các gia đình khó khăn, tích cực tham gia các
phong trào giúp nhau làm kinh tế, xóa đói giảm nghèo, chăm lo đời sống, bảo vệ
quyền lợi hợp pháp chính đáng cho người lao động.
Ba là, các cấp ủy, chính quyền các cấp đã lồng ghép các chương trình phát triển
kinh tế – xã hội với các chương trình dự án, đặc biệt phát huy nguồn lực tại chỗ,
nhờ vậy, đã có tác dụng to lớn nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc, góp phần

quan trọng trong xóa đói giảm nghèo.
Bốn là, các cấp ủy, chính quyền các cấp thường xuyên điều tra thực trạng đói
nghèo, đi sâu tìm hiểu nguyên nhân để đề ra các biện pháp thích hợp. Đối với các
hộ có người bị tàn tật, già yếu, không còn sức lao động, chuyển họ sang hình thức
cứu trợ thường xuyên; những đối tượng thiếu tư liệu sản xuất sẽ được cấp thêm đất
và các công cụ cần thiết; những đối tượng nghiện hút, chây lười, ỷ lại thì vừa giáo
dục, vừa áp dụng các biện pháp cứng rắn, kiên quyết.
Năm là, nét mới trong công tác xóa đói, giảm nghèo ở Đà Bắc là chuyển đổi cơ cấu
đầu tư theo hướng tập trung cho sản xuất. Điển hình là, năm 2003, huyện đã cấp
giống và phân bón cho 584 hộ nghèo ở các xã Trung Thành, Đoàn Kết, Tân Minh,
Tân Pheo, Giáp Đắt; hỗ trợ trồng 39,95 ha chè tuyết tại xã Trung Thành và xã Yên
Hòa; hỗ trợ khai hoang phục hóa 48,388 ha ruộng nước, ruộng màu với 217 988
000 đồng. Huyện còn tổ chức tập huấn cho các hộ thiếu kiến thức, kinh nghiệm sản
xuất (197 người ở các xã Trung Thành, Yên Hòa, Đoàn Kết, Tân Minh)(3);
Sáu là, từ nguồn vốn vay và nguồn vốn của các chương trình dự án, chính quyền
các cơ sở đã phối hợp với các ngành chức năng của huyện giúp đồng bào thực hiện
nhiều mô hình sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao. Điển hình là xã Đồng Nghê,
Suối Nánh, Tân Dân, đồng bào đã bỏ lúa nương để trồng ngô lai, thu hoạch bốn
mùa quanh năm. Các xã Trung Thành, Tân Pheo, Cao Sơn, Hiền Lương, đồng bào
đã trồng giống lúa mới của Trung Quốc, nâng năng suất từ 3 đến 4 tạ/ha lên 80
tạ/ha.
2 – Tuy nhiên, sự phát triển sản xuất, kinh doanh ở các xã vẫn chưa ổn định, tái đói
nghèo vẫn còn cao, nhất là ở các vùng sâu, vùng cao; việc làm giàu lại càng khó
khăn. Nguyên nhân cơ bản của tình hình đó là:
Thứ nhất: Điều kiện tự nhiên ở Đà Bắc rất không thuận lợi do địa hình hiểm trở,
núi cao, vực sâu, thời tiết lại khắc nghiệt, có khi mưa lũ kéo dài hằng tháng nên sản
xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Đồng bào tuy sinh sống bên cạnh hồ thủy
điện Hòa Bình nhưng nhiều khi vẫn thiếu nước sinh hoạt và sản xuất. Đất rộng,
người thưa, các xóm cách xa nhau và tình trạng thiếu lao động là khá phổ biến.
Thứ hai: Tình trạng thiếu vốn sản xuất, nhưng chỉ có 1/3 hộ nghèo được vay vốn,

do họ hoặc không có nhu cầu, không đủ điều kiện vay vốn, hoặc thủ tục vay vốn
rườm rà. Song, điều quan trọng hơn ở Đà Bắc hiện nay là, nhiều người không biết
vay vốn để làm gì: Vay vốn đầu tư cho chăn nuôi trâu bò, lợn gà… không đem lại
lãi, thậm chí lỗ vốn; đầu tư cho trồng trọt lại gặp thời tiết không thuận lợi hoặc sản
xuất ra không bán được nên đồng bào cũng không đầu tư. Thiếu vốn là vấn đề cơ
bản của các dân tộc ở Đà Bắc, đặc biệt là dân tộc Dao, dân tộc Thái, nhưng, vấn đề
không chỉ ở đó mà họ còn thiếu nhận thức, thiếu trình độ. Trình độ văn hoá,
chuyên môn của người dân ở đây rất thấp: 6,6% số cán bộ chủ chốt như bí thư, chủ
tịch xã vẫn ở trình độ tiểu học và 70,3% số cán bộ chủ chốt ở cơ sở vẫn dừng lại ở
trình độ phổ thông cơ sở. Về trình độ chuyên môn, chỉ có 4,4% số cán bộ chủ chốt
có trình độ sơ cấp và trung cấp chuyên môn kỹ thuật, 95,4% cán bộ không có trình
độ chuyên môn. Điều đó khó có thể làm cho người dân đổi mới trong nhận thức,
cách nghĩ, cách làm kinh tế, nên sự bảo thủ, trông chờ, ỷ lại cấp trên là tình trạng
phổ biến.
Thứ ba, điểm xuất phát kinh tế của đồng bào Đà Bắc còn đang ở mức rất thấp.
Nguồn thu chủ yếu của họ là lâm thổ sản, sản xuất nông nghiệp lại chủ yếu dựa
vào tự nhiên. Năm 2003, mức thu nhập bình quân đầu người hằng tháng chỉ đạt
khoảng 150 000 đồng. Do vậy, người dân không thể có điều kiện tái sản xuất mở
rộng. Bên cạnh đó, phong tục tập quán của đồng bào còn rất lạc hậu, có nhiều gia
đình đông con.
Thứ tư, kết cấu hạ tầng yếu kém, không ít nơi trong huyện điện lưới chưa về tới
bản làng. Toàn huyện mới chỉ có 6/20 xã có điện thoại đến trung tâm xã, 60% số
hộ có phương tiện nghe nhìn. Mạng giao thông rất mỏng, chất lượng thấp, chủ yếu
là các đường mòn và đường đất, còn có nơi chưa có đường ô-tô đến trung tâm xã.
Điển hình như xã Đồng Nghê, đường đất đá đi qua nhiều ngầm, dốc quanh co hiểm
trở đang là những trở ngại lớn trong giao lưu buôn bán hàng hóa và đi lại của đồng
bào.
3 – Tuy nhiên Đà Bắc có vị trí địa lý thuận lợi, trung tâm huyện chỉ cách thị xã
Hòa Bình 15 km. Đà Bắc còn là vùng có những tài nguyên với tiềm năng khai thác
quy mô lớn như 6 000 000 ha diện tích mặt nước hồ thủy điện Hòa Bình có thể

phát triển mạnh ngành thủy sản; đất đồi rừng rộng, có thể phát triển sản xuất lâm
thổ sản như ngô, luồng, bương, tre, chè,… bằng các mô hình kinh tế trang trại;
nhiều khu rừng nguyên sinh có thể trở thành các điểm du lịch sinh thái, điển hình
như khu vực Pu Canh và khu vực Núi Biều – Lỗ Làn Hiền Lương. Đà Bắc còn có
đủ điều kiện tự nhiên để phát triển kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp chế
biến lâm thủy sản, du lịch dịch vụ. Để đánh thức được những tiềm năng trên, phát
triển kinh tế – xã hội, đoạn tuyệt với đói nghèo, tiến lên giàu có, Đà Bắc không thể
thực hiện những giải pháp nhất thời hoặc thụ động trông chờ cứu trợ, mà phải tìm
những bước đi thích hợp với sự nỗ lực của tất cả các cấp lãnh đạo, chính quyền và
từng hộ gia đình ở đây. Cụ thể là:
- Đổi mới và nâng cao nhận thức, trình độ cho đồng bào, trước hết cần tìm nguyên
nhân, những nhân tố gây nên đói nghèo của từng gia đình, biện pháp khắc phục đói
nghèo để nhanh chóng đoạn tuyệt sự tái đói nghèo. Trên cơ sở điều tra thực trạng
đói nghèo, đi sâu tìm nguyên nhân từ đó giúp cho từng gia đình xóa đói nghèo
thích hợp, có hiệu quả. Để làm được việc đó, điều quan trọng là phải nâng cao trình
độ văn hóa, chuyên môn cho đồng bào, trước hết nâng cao trình độ cho cán bộ chủ
chốt và các cán bộ ở các ban ngành của xã, các hộ sản xuất kinh doanh giỏi.
- Tạo điều kiện cho đồng bào tiếp cận với thị trường, tiếp cận với kinh nghiệm sản
xuất, kinh doanh mới và giúp họ phát triển kinh tế, đồng thời bảo đảm để họ được
hưởng những thành quả lao động. Muốn làm được vấn đề này, Nhà nước cần tăng
cường xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, đặc biệt là mạng lưới giao thông,
điện sản xuất và sinh hoạt, mạng thông tin liên lạc. Nhà nước cần tập trung xây
dựng trục đường quốc lộ nối liền các xã với huyện và các tỉnh khác. Phát triển chợ,
các thị tứ cụm gồm vài ba xã như cụm xã Tân Minh, cụm xã Cao Sơn, cụm xã
Đồng Nghê và phát triển mạng điện thoại ở 100% số xã.
Thực hiện mục tiêu trong phương hướng nhiệm vụ đến năm 2005: Mường Chiêng
gồm 7 xã vùng cao phát triển rừng phòng hộ, thâm canh cây ngô, lúa và chăn nuôi
gia súc; các xã vùng Yên Hòa trồng luồng, bương, tre, xoan, cây chè tuyết, khai
thác cá vùng hồ; phát triển những mô hình đạt từ 45 đến 50 triệu đồng/ha ở các
vùng thấp; phát triển các điểm du lịch sinh thái ở Hiền Lương, tiểu – thủ công

nghiệp và công nghiệp chế biến; tỉnh và huyện cần đầu tư vốn hoặc cho vay dài
hạn với lãi suất thấp cho các chủ hộ sản xuất kinh doanh giỏi.

* TS, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
(1) Phạm Minh Sơn (2003): Ban QL DA 135 Đà Bắc, Báo cáo tiến độ thực hiện
Chương trình 135, Chương trình định canh định cư ngày 20-11-2003
(2) Huyện ủy Đà Bắc (11-2003): Các số liệu được rút từ Báo cáo thực trạng công
tác tổ chức cán bộ trong hệ thống chính trị cấp xã nhiệm kỳ 2000 – 2005
(3) Ban QL DA 135 Đà Bắc (11-2003): Báo cáo tiến độ thực hiện Chương trình
135 ngày 20-11-2003, số 62 BC/DA 135
Nguồn: Tạp chí cộng sản số 60-2004
HBĐT) - Là huyện nghèo của tỉnh, Đà Bắc nằm trong Chương trình 30a của
Chính phủ. Cả huyện có 10 xã vùng đặc biệt khó khăn. Trong những năm
qua, Đảng và Nhà nước đã quan tâm triển khai nhiều chương trình, dự án
giúp nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho bà con đồng bào dân tộc
trong huyện.
Ông Xa Hữu Ban, Trưởng phòng Dân tộc huyện Đà Bắc cho biết: Những năm lại
đây, đời sống của bà con đồng bào dân tộc ở các xã đặc biệt khó khăn nói riêng và
cả huyện Đà Bắc nói chung đã thay đổi nhiều. Trước đây, cán bộ đến các xã, xóm
phải đi vài ngày mới về. Đến giờ có thể đi, về trong ngày. Hầu hết các tuyến đường
liên xã đã được trải nhựa hoặc trải cấp phối. 200/1.000 km đường giao thông nông
thôn đã được bê tông hoá tạo điều kiện thuận lợi giao lưu hàng hoá phát triển KT-
XH. Trong công tác xoáđói - giảm nghèo, các cấp uỷ, chính quyền từ huyện đến cơ
sở đã làm tốt công tác tuyên truyền về những chủ trương của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước, nhờ đó đã làm thay đổi nhận thức của người dân. Tất cả
các chương trình, dự án như: Chương trình 134, 135, 167, 747 đã đầu tư hàng
trăm tỷ đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện giúp đỡ về tư liệu sản xuất,
nhờ đó, đến nay đời sống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện cơ bản đã
ổn định. Hiện, toàn huyện còn 42,53% hộ nghèo, mỗi năm trung bình có 3% số hộ
thoát nghèo. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt 14%, cơ cấu kinh tế có sự

chuyển dịch tích cực, thu nhập bình quân đầu người đạt 13,2 triệu đồng/năm.
Nhằm tạo điều kiện cho bà con ở những xóm khó khăn, huyện đã phối hợp với các
ngành triển khai thành công dự án tái định cư cho đồng bào ở các xã vùng cao, xa
có điều kiện sinh hoạt và sản xuất khó khăn về khu tái định cư Suối Kẻ, xã Tu Lý
với mức đầu tư hàng chục tỷ đồng đưa gần 30 hộ đến định cư. Tại khu ở mới đồng
bào được nhận ruộng cấy lúa, đất sản xuất và tiền để hỗ trợ vận chuyển, làm nhà tại
nơi ở mới. Bên cạnh đó, các công trình dân sinh như: điện sinh hoạt, nước sạch,
khu vệ sinh cũng được đầu tư, đảm bảo cho đời sống của nhân dân khi chuyển
đến khu ở mới có điều kiện tốt hơn so với nơi ở cũ. Anh Bùi Văn Xẻ ở xóm Nhạp,
xã Đồng Ruộng cho biết: trước đây, nhà ở Đồng Ruộng sống bám ven lòng hồ
không có đất sản xuất, nhà ở tạm bợ chỉ sống bằng nghề đánh cá nên ăn bữa nay lo
bữa mai. Từ ngày được chuyển về khu tái định cư, gia đình được hỗ trợ làm nhà, di
chuyển, gạo ăn 6 tháng, được cấp đất sản xuất nên cuộc sống ổn định không vất vả
như trước. Có được cuộc sống như thế này, gia đình rất biết ơn Đảng, Nhà nước
các cấp, ban, ngành giúp đỡ.
Trong công tác xoá đói - giảm nghèo, chính quyền địa phương đã làm tốt công tác
tuyên truyền đến nhân dân tạo sự chuyển biến về nhận thức, cụ thể hoá các chương
trình tập huấn, chuyển giao KH-KT về trồng trọt, chăn nuôi, thông qua sự uỷ thác
của các ngân hàng đóng trên địa bàn huyện tạo điều kiện về vốn vay với dư nợ
hàng trăm tỷ đồng Chương trình 135 của Chính phủ ngoài xây dựng cơ sở hạ
tầng như điện, đường, trường, trạm đã hỗ trợ bà con sản xuất như mua giống ngô,
lợn, cá giúp nhiều gia đình thoát nghèo vươn lên bằng các mô hình như nuôi cá
lòng hồ, lợn rừng lai, gà thả đồi Qua đó góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế,
nâng cao thu nhập, tạo điều kiện cho người dân vươn lên thoát nghèo.
Việt Lâm

Phương hướng.
Điều 9: Xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, phát triển bền vững
Tiếp tục các hoạt động đổi mới công tác kế hoạch, thực hiện các chương
trình, dự án theo hướng nâng cao chất lượng công tác kế hoạch, tăng cường dân

chủ cơ sở, sự tham gia của người dân trong lập và thực hiện kế hoạch, nhất là ở cấp
xã; đảm bảo kế hoạch có tầm nhìn dài hạn, có mục tiêu ưu tiên, có sự đồng thuận
của nhân dân; ban hành cơ chế lồng ghép các hoạt động đầu tư, các chương trình,
dự án vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; đảm bảo kế hoạch trở thành công cụ
chỉ đạo, điều hành có hiệu quả của chính quyền các cấp và là công cụ để người dân
tham gia quản lý nhà nước và quyết định các vấn đề của địa phương.
Tăng cường phân cấp ngân sách, nhất là phân cấp về đầu tư cho chính quyền cơ
sở, đảm bảo cấp xã có đủ vốn đầu tư thực hiện các công trình quy mô nhỏ phục vụ
thiết thực nhu cầu của người dân. Xây dựng tiêu chí để phân bổ ngân sách đầu tư cho
chính quyền cấp xã (Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính thực hiện).
Phổ cập dịch vụ viễn thông và internet đến người dân (bao gồm cả việc phát
triển internet cho cộng đồng nông thôn, nâng cao năng lực sử dụng máy tính và
truy cập internet cho người dân); xây dựng hạ tầng viễn thông băng thông rộng đến
xã; xây dựng các kênh truyền hình chuyên biệt; nâng cao hiệu quả hoạt động của
các điểm bưu điện văn hóa xã (giao Sở Thông tin Truyền thông chủ trì thực hiện).
Xây dựng, thực hiện đề án đầu tư, hỗ trợ 36 thôn, bản khó khăn nhất của tỉnh
Hòa Bình (xây dựng cơ sở hạ tầng; hỗ trợ phát triển sản xuất; hỗ trợ sự nghiệp văn
hóa xã hội) (giao Ban Dân tộc triển khai thực hiện).
Thành lập Qũy hỗ trợ việc làm của tỉnh (giao Sở Lao động Thương binh Xã
hội thực hiện).
Xây dựng, lồng ghép, triển khai chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho các đối
tượng đặc thù như lao động nông thôn được hưởng chính sách ưu đãi người có công
với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất
canh tác, (giao Sở Lao động Thương binh Xã hội chủ trì thực hiện).
Làm điểm và nhân rộng các mô hình giảm nghèo bền vững cho các huyện,
trước mắt đảm bảo mỗi huyện có một mô hình (giao Sở Lao động Thương binh Xã
hội chủ trì thực hiện).
Rà soát, điều chỉnh Đề án Phát triển kinh tế - xã hội vùng chuyển dân sông
Đà theo hướng chiến lược, lâu dài để đầu tư dứt điểm vào năm 2020 (Đề án 1588)
(Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện).

Rà soát lại quy hoạch phát triển vùng CT229 (đã được UBND tỉnh phê duyệt
tại Quyết định 755/QĐ-UBND ngày 18/5/2010), triển khai thực hiện có hiệu quả sự
hỗ trợ của Trung ương cho vùng (giao Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện).
Thực hiện dự án phát triển 2 xã Hang Kia – Pà Cò (thuộc Đề án 03); đề nghị
trung ương hỗ trợ thực hiện để đảm bảo điều kiện về hạ tầng và phát triển kinh tế -
xã hội của đồng bào H’Mông (giao Ban Dân tộc, Uỷ ban nhân dân huyện Mai
Châu thực hiện).
Triển khai có hiệu quả Dự án đa mục tiêu huyện Đà Bắc (Cô oet tài trợ) (Sở
Kế hoạch và Đầu tư thực hiện).
Tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và
bền vững theo Quyết định số 293/QĐ-TTg ngày 05/02/2013 của Thủ tướng Chính
phủ về việc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương cho 23 huyện có tỷ lệ hộ
nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định của
Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình
hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo (Sở Kế hoạch và
Đầu tư chủ trì phối hợp Lao động, Thương binh và Xã hội, UBND huyện Đà Bắc,
Kim Bôi thực hiện).
Tổ chức thực hiện tốt Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính
phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (Ngân hàng
Nhà nước Chi nhánh tỉnh Hòa Bình thực hiện).
Tiếp tục tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia: Giảm nghèo
bền vững, Việc làm, Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, Ứng phó với
biến đổi khí hậu; Chương trình bảo vệ và phát triển rừng bền vững; Dự án Giảm
nghèo (WB); tạo thuận lợi cho phát triển cơ sở hạ tầng, sinh kế, xóa đói giảm
nghèo ở nông thôn, nhất là vùng khó khăn (các cơ quan quản lý chương trình, dự
án thực hiện).

×