Tải bản đầy đủ (.pptx) (22 trang)

lễ nghi giao tiếp trong giao tiếp công sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (582.76 KB, 22 trang )

một số
lễ nghi cơ bản trong giao tiếp
BÀI DẠY:
CHÀO HỎICHÀO HỎI
CẤU TRÚC BÀI
I. CHÀO HỎI:
HÃY TÌM MỘT SỐ CÂU CA DAO, TỤC NGỮ NÓI VỀ CHÀO
HỎI?

LỜI CHÀO CAO HƠN MÂM CỖ

DAO NĂNG LIẾC NĂNG SẮC,
NGƯỜI NĂNG CHÀO NĂNG QUEN

GẶP NHAU CHE NÓN KHÔNG CHÀO,
CỨ LẶNG THINH NHƯ RỨA BIẾT NGÀY NÀO QUEN NHAU

Ở Việt Nam, chào luôn đi kèm với hỏi.

Chào hỏi thể hiện sự tôn trọng người trên, kính trọng thầy cô, coi
trọng các mối quan hệ.
I. CHÀO HỎI:

Chi phối lựa chọn cách chào cho phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ.
I. CHÀO HỎI:
LỜI CHÀO CÓ Ý NGHĨA NHƯ THẾ NÀO TRONG GIAO TIẾP NƠI
CÔNG SỞ?

Lời chào là lễ nghi bước đầu để giao tiếp

Thể hiện mối quan hệ tốt đẹp và thái độ sẵn sàng để giao tiếp.



Lời chào thể hiện sự lễ phép, có chừng mực, có văn hóa… của người nhân
viên công sở.

Quyết định đến sự thành bại trong giao tiếp
I. CHÀO HỎI:
CẦN CHÚ Ý ĐIỀU GÌ VỀ CHÀO HỎI TRONG GIAO TIẾP CÔNG
SỞ?

Nhân viên phải chào thủ trưởng

Người ít tuổi chào người lớn tuổi

Nam phải chào nữ trước

Chào phải gắn với những hành động, thái độ tôn trọng thân mật.

Không chào cho có lệ.

Phải chào hỏi phù hợp với phong tục tập quán của từng quốc gia…
I. CHÀO HỎI:

Người Âu – Mỹ khi gặp gỡ, họ thường chào hỏi nhau một cách hồ hởi và
nhanh chóng. Phong cách chung là bắt tay, ôm hôn hoặc gật đầu. Họ luôn tỏ thái
độ tự tin, bình đẳng, ít coi trọng cương vị xã hội.

Cư dân ở châu Á khi gặp gỡ, chào hỏi thường dè dặt và có xu hướng tôn trọng địa
vị xã hội của cá nhân. Họ luôn luôn tôn kính người lớn tuổi hoặc những người có địa vị
xã hội cao hơn. Thái độ biểu cảm và cử chỉ, điệu bộ trong giao tiếp của họ cũng cụ thể.
II. BẮT TAY:

HÃY KỂ MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP BẮT TAY TRONG GIAO
TIẾP?

Gặp người quen lâu không gặp.

Buổi gặp có tính chất trang trọng và chào hỏi người quen biết

Đóng vai trò là chủ nhà, người tiếp đón khách, hoặc là người đi tiễn khách.

Sau khi giao tiếp xong, từ biệt người khác ra về.

Được giới thiệu với một người mới không quen.

Khi người khác ủng hộ, cỗ vũ hoặc giúp đỡ bạn ở một phương diện nào đó.

Thể hiện lòng cảm ơn, chúc mừng hoặc thể hiện sự thông cảm đối với người khác,
khi tặng quà hoặc nhận quà.
VAI TRÒ CỦA BẮT TAY TRONG GIAO TIẾP?

Biểu hiện của lòng tin tưởng và tạo dựng các mối quan hệ bền vững

Bắt tay không chỉ là một hành động đơn thuần mà còn là một tín hiệu báo hiệu
cho đối tác biết về con người, cá tính và mức độ tự tin của bạn trước đối tác.

Bắt tay làm giảm sự xung đột và tăng thêm sự thân mật.
II. BẮT TAY:

“Cái bắt tay cũng như giao tiếp hằng ngày, bắt tay như thế nào, mạnh hay yếu, giữ bao
lâu. Điều đó phần nào thể hiện tính cách của bạn, ngoài ra nó cũng giúp bạn gây
ăn tượng với đối phương.”

II. BẮT TAY:
CÁCH BẮT TAY NHƯ THẾ NÀO
LÀ ĐÚNG?

Đứng thẳng, cách đối phương khoảng một bước chân, mắt nhìn người đối diện và nở nụ cười.

Phần thân trước hơi nghiêng về phía trước, hai chân đứng thẳng, đưa tay bên phải ra, bốn ngón tay
chập lại với nhau, khoảng giữa ngón cái và ngón trỏ giao nhau, ngón tay cái mở rộng, hướng về
người cần bắt tay.

Lòng bàn tay tiếp xúc với nhau, lực xiết vừa đủ

Lắc tay khoảng 3-4 lần, không nhìn xuống hai tay đang bắt.

Thực hiện một cuộc trò chuyện nhỏ rồi mới tách hai tay ra
II. BẮT TAY:
KHI BẮT TAY NÊN LƯU Ý
NHỮNG ĐIỀU GÌ?

Tay khô ráo, sạch sẽ

Đứng đối diện và không được ngồi khi bắt tay

Người đưa tay trước: chủ nhà, phụ nữ, người có danh vị cao, người lớn tuổi, cấp trên…

Không bắt tay trái, không được bắt chéo tay, không bắt 2 tay cùng một lúc.

Không đeo kính đen, không nhai kẹo, đội mũ, đeo găng tay. Không nên một tay cầm đồ hoặc đút
túi còn tay kia giơ ra bắt.

II. BẮT TAY:

Không giữ thái độ vô cảm, không nói một lời nào hoặc lý luận dài dòng, gật đầu lia lịa hoặc nhún
vai, kiểu cách một cách quá đáng.

Không bắt hờ hững đầu ngón tay của đối phương

Không kéo tay đối phương qua lại, gạt lên trên xuống dưới, sang trái hoặc sang phải lệch hướng.
Hãy nắm vững “nghệ thuật” bắt tay và tận dụng hết sức
mạnh của nó.
III. GIỚI THIỆU:

Có 3 loại giới thiệu trong giao tiếp:
TỰ GIỚI THIỆU
ĐƯỢC GIỚI THIỆU
GIỚI THIỆU NGƯỜI KHÁC

Tự giới thiệu bản thân:

Nói “ xin chào “để tạo sự chú ý.

Thông báo tên và thân phận của bản thân một cách ngắn gọn súc tích, tranh thủ
tiết kiệm thời gian.

Nên tạo thái độ thiện chí bằng cách gật đầu nhẹ hoặc mỉm cười…

Thái độ tự nhiên, thân thiện, thân thiết, hài hoà. bình tĩnh, tự tin, thoải mái, hoà
nhã lễ phép.


Biểu đạt tình cảm chân thành kì vọng làm quen với đối phương.
III. GIỚI THIỆU:
CẦN CHÚ Ý ĐIỀU GÌ
KHI TỰ GIỚI THIỆU
BẢN THÂN???

Được người khác giới thiệu:
KHI ĐƯỢC GIỚI THIỆU GẶP MỘT NGƯỜI MỚI THÌ PHẢI LÀM GÌ?

Bày tỏ thái độ vui mừng khi được giới thiệu

Sự dụng các câu “Rất hân hạnh được làm quen với anh /chị/ ông / bà…”, “ Rất vui khi
được gặp anh/ chị…”

Đứng dậy khi được giới thiệu, nói rõ họ tên, nơi làm việc…

Chủ động chào hỏi người mới được giới thiệu.
III. GIỚI THIỆU:
PHẢI CHÚ Ý ĐIỀU GÌ KHI GIỚI THIỆU NGƯỜI KHÁC?

Giới thiệu người khác:

Phải biết là hai bên có muốn làm quen với nhau không.

Phải phân biệt giới thiệu ai trước, ai sau

Đưa lòng bàn tay hướng nhẹ về phía người được giới thiệu.

Thái độ chân thành, lễ nghĩa, nhiệt tình
III. GIỚI THIỆU:

KHI NHÀ TUYỂN DỤNG HỎI
“HÃY CHO TÔI BIẾT VỀ BẠN”
BẠN SẼ GIỚI THIỆU BẢN THÂN
NHƯ THẾ NÀO?
IV. BÀI TẬP CỦNG CỐ:
KHI ĐI PHỎNG VẤN CÓ NÊN BẮT TAY KHÔNG?
CẢM ƠN SỰ HỢP TÁC CỦA CÁC BẠN !!!

×