Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

định hướng phát triển và một số giải pháp thực hiện kế hoạch đề ra của công ty cổ phần sông đà 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.25 KB, 30 trang )

- 1 –
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 11
1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của công ty
1.1. Quá trình hình thành của công ty
Tiền thân của Công ty Cổ phần Sông Đà 11 là Đội điện - nước thuộc Công
ty Xây dựng Thuỷ điện Thác Bà, được thành lập từ năm 1961. Đến năm 1973, đội
này được nâng cấp thành Công trường Cơ điện. Năm 1976, khi tham gia vào xây
dựng công trình thuỷ điện Hòa Bình, Công trường một lần nữa được đổi tên thành
Xí nghiệp Lắp máy Điện nước. Đến năm 1989, với sự trưởng thành về quy mô và
hoạt động sản xuất kinh doanh, đơn vị được nâng cấp thành Công ty Lắp máy
Điện nước. Năm 1993, Hội đồng Bộ trưởng ra Nghị định số 388/HĐBT thành lập
lại Công ty, đổi tên thành Công ty Xây lắp Năng lượng.
Đến năm 2002, với việc phát triển, đa dạng hoá ngành nghề hoạt động,
Công ty đã được đổi tên thành Công ty Sông Đà 11. Cùng năm này, Công ty vinh
dự được nhận chứng chỉ quốc tế ISO 9001:2000 về quản lý chất lượng.
Đến ngày 17-08-2004, Công ty nhận Quyết định số 1332/QĐ-BXD của Bộ
trưởng Bộ Xây dựng chuyển từ Doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần.
Công ty hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0303000212
ngày 21-09-2004 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tây (nay là thành phố Hà
Nội) cấp.
Trong quá trính hoạt động, Công ty đã 3 lần được cấp Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh thay đổi về việc thay đổi trụ sở và vốn điều lệ. Đăng ký thay
đổi lần thứ 1 ngày 10-01-2005; Đăng ký thay đổi lần thứ 2 ngày 26-11-2006. Đăng
ký thay đổi lần thứ 3 ngày 18-10-2007.
Ngày 04-12-2006, Công ty cổ phần Sông Đà 11 được Trung tâm giao dịch
chứng khoán Hà Nội (nay là Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội) cấp giấy chứng
nhận đăng ký giao dịch cổ phiếu tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội với
tổng số lượng cổ phiếu đăng ký là 2 triệu tương ứng với tổng giá trị là 20 tỷ đồng.
Ngày 05-07-2007, Chủ tịch Ủy ban chứng khoán Nhà nước quyết định cấp giấy
chứng nhận chào bán cổ phiếu ra công chúng cho Công ty với số vốn điều lệ tăng từ 20
tỷ lên 50 tỷ.


Ngày 21-11-2007, 3 triệu cổ phiếu chào bán tăng vốn điều lệ của Công ty Cổ
phần Sông Đà 11 chính thức được Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội cho phép
niêm yết bổ sung.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
- 2 –
1.2. Tên và địa chỉ giao dịch của công ty
- Tên công ty: Công ty Cổ phần Sông Đà 11.
- Tên giao dịch quốc tế: SONGDA No.11 JOINT STOCKS COMPANY.
- Biểu tượng thương hiệu:

SONGDA11
- Trụ sở chính: A16 TT9 – Khu đô thị Văn Quán – Hà Đông – Hà Nội.
- Điện thoại: (84) 04.22413402 – 04.33543750.
- Fax: (84) 04. 33542280.
- Mã số thuế: 05 003 13811
- Website: www.songda11.com.vn
- Email:
1.3. Danh sách cổ đông sáng lập
Cổ đông sáng lập Địa chỉ
Tổng Công ty Sông Đà
được đại diện bởi:
Nhà G10, Phường Thanh Xuân Nam, Quận
Thanh Xuân, Hà Nội.
Lê Văn Châu Tập thể thiết bị I - Văn Mỗ - Hà Đông – Hà Tây
Nguyễn Bạch Dương
54/639 Hoàng Hoa Thám - Cống Vị - Ba Đình -
Hà Nội
Hoàng Văn Khinh Nhà G6b Thanh Xuân Nam - Hà Nội
Lê Văn Tuấn
Trung tâm Thí nghiệm Sông Đà - Thanh Trì -

Hà Nội
Nguyễn Đăng Bí Số 14 ngõ 3 - Phúc La – Hà Đông - Hà Tây
Nguyễn Mạnh Tiến
Số 3 tổ 26 cụm 5 - Hạ Đình - Thanh Xuân - Hà
Nội
Ngô Văn Đễ Khu Ao Sen 5 - Văn Mỗ - Hà Tây - Hà Đông
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
- 3 –
1.4. Ngành nghề kinh doanh của công ty
- Xây dựng các công trình thủy điện, thuỷ lợi, giao thông, bưu điện. Quản lý, vận
hành, phân phối điện năng các dự án do Tổng Công ty Sông Đà làm tổng thầu xây lắp
hoặc chủ đầu tư.
- Xây lắp hệ thống cấp thoát nước khu đô thị và khu công nghiệp. Xây lắp các kết cấu
công trình, đường dây tải điện, trạm biến áp đến cấp điện áp 500KV. Quản lý vận hành
nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ, nhà máy nước tại các khu công nghiệp và đô thị.
- Sản xuất, kinh doanh các sản phẩm về cơ khí; quản lý và vận hành kinh doanh bán
điện.
- Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, phương tiện vận tải cơ giới, phụ tùng cơ
giới và phục vụ thi công xây dựng và công nghệ xây dựng. Vận tải hàng hóa đường bộ.
- Xây lắp, thí nghiệm, hiệu chỉnh, bảo dưỡng, lắp ráp tủ bảng điện công nghiệp cho
đường dây, nhà máy điện, trạm biến áp và các dây chuyền công nghệ có cấp điện áp đến
500 KV.
- Bảo trì, bảo dưỡng định kỳ các nhà máy điện, trạm biến áp, xử lý sự cố bất thường
cho các công trình điện. Tư vấn chuyên ngành thiết kế hệ thống điện - điện tử và tự động
hoá.
- Đầu tư xây dựng và kinh doanh các khu đô thị, nhà cao tầng và khu công nghiệp.
- Khai thác, sản xuất và kinh doanh các sản phẩm công nghiệp: cát, sỏi, đá xây dựng
và điện thương phẩm.
- Kinh doanh vận tải và dịch vụ du lịch.
Tính đến năm 2009, cơ cấu ngành nghề chính của công ty như sau:

Cơ cấu ngành nghề tính đến năm 2009 của
CTCP Sông Đà 11
23%
13%
64%
Lĩnh vực xây lắp
Lĩnh vực kinh doanh
dịch vụ
Lĩnh vực sản xuất
công nghiệp
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
- 4 –
2. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban
2.1. Cơ cấu tổ chức của CTCP Sông Đà 11
2.2.
2.2. Các chi nhánh thành viên
- Chi nhánh Sông Đà 11.1
Trụ sở: Công trường thủy điện Sơn La, huyện Mường La, tỉnh Sơn La.
- Chi nhánh Sông Đà 11.3
Trụ sở: Nhà 12A TT9 Khu đô thị Văn Quán – Hà Đông – Hà Nội.
- Chi nhánh Sông Đà 11.4
Trụ sở: phường Hà Khánh, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
ĐẠI HỘI
ĐỒNG CỔ
ĐÔNG
HỘI
ĐỒNG
QUẢN
BAN

KIỂM
SOÁT
TỔNG
GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG
GIÁM ĐỐC
KINH TẾ
PHÓ TỔNG
GIÁM ĐỐC
DỰ ÁN
PHÒNG
TỔ CHỨC –
HÀNH CHÍNH
PHÒNG
KỸ THUẬT
– CƠ GIỚI
PHÒNG
TÀI CHÍNH
– KẾ TOÁN
PHÒNG
KINH TẾ -
KẾ HOẠCH
PHÒNG
DỰ ÁN
PHÓ TỔNG
GIÁM ĐỐC
KỸ THUẬT
PHÒNG
CHỨC NĂNG
CHI NHÁNH

THÀNH VIÊN
CÔNG TY
LIÊN KẾT
- 5 –
- Chi nhánh Sông Đà 11.9
Trụ sở: Xã Hồ Bố, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.
- Chi nhánh miền Nam tại Biên Hòa
- Xí nghiệp xây lắp và sản xuất vật liệu xây dựng.
Trụ sở: Thôn Cố Thổ, xã Hòa Sơn, huyên Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.
- Nhà máy thủy điện Thác Trắng
Trụ sở: Xã Nà Tấu, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.
2.3. Các công ty liên kết
- Công ty Cổ phần Sông Đà 11 – Thăng Long
Là công ty được thành lập trên cơ sở sát nhập chi nhánh Sông Đà 11.2 và chi
nhánh Sông Đà 11.5 cùng với sự góp vốn của Công ty Cổ phần Sông Đà – Thăng
Long. Công ty Cổ phần Sông Đà 11 chiếm cổ phần chi phối với tỷ lệ 51,67%.
Trụ sở: Tầng 5 – Tòa nhà Vinaconex – số 8 Quang Trung – Hà Đông – Hà Nội.
- Công ty Cổ phần kỹ thuật điện Sông Đà
Công ty Cổ phần Sông Đà 11 chiếm tỷ lệ sở hữu 33,12%.
Trụ sở: số 8 Quang Trung – Hà Đông – Hà Nội.
- Công ty Cổ phần đô thị Sông Đà 11
Công ty Cổ phần Sông Đà 11 chiếm tỷ lệ sở hữu 48,02%.
Trụ sở: 319B Bến Cam – Nguyễn Phước Thiền – Nhơn Trạch – Đồng Nai.
- Công ty Cổ phần thủy điện Cao nguyên – Sông Đà
- Công ty Cổ phần Cao su Tân Biên – Campuchia.
- Công ty Cổ phần Vinavico Năng lượng.
2.4. Nhiệm vụ của các phòng ban
2.4.1. Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông có thẩm quyền cao nhất trong công ty, bao gồm tất cả
các cổ đông có quyền biểu quyết. Đại hội đồng cổ đông quyết định những vấn đề

được Luật pháp và Điều lệ công ty quy định và được họp mỗi năm ít nhất một lần.
Đại hội đồng cổ đông có các quyền và nghĩa vụ như sau: quyết định sửa
đổi, bổ sung Điều lệ Công ty; nghe và chất vấn báo cáo của Hội đồng quản trị,
Tổng giám đốc và Ban kiểm soát về tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty;
thong qua các Báo cáo tài chính hàng năm và ngân sách tài chính cho năm tiếp
theo; quyết định mức cổ tức hàng năm do Hội đồng quản trị đề nghị; bầu hoặc bãi
nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát của Công ty.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
- 6 –
2.4.2. Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị thay mặt cho Đại hội đồng cổ đông, quyết định mọi vấn
đề liên quan đến hoạt động của Công ty trừ các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại
hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị của Công ty Cổ phần Sông Đà 11 hiện nay
gồm các thành viên cụ thể như sau:
- Ông Lê Văn Châu - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty, Bí thư Đảng ủy.
- Ông Nguyễn Bạch Dương - Ủy viên Hội đồng quản trị, Phó Bí thư Đảng
ủy kiêm Tổng giám đốc.
- Ông Nguyễn Đăng Bí - Ủy viên Hội đồng quản trị, Phó Tổng giám đốc
- Ông Lê Văn Tuấn - Ủy viên Hội đồng quản trị, Phó Tổng giám đốc.
- Ông Đoàn Ngọc Ly - Ủy viên Hội đồng quản trị, Kế toán trưởng Công ty.
2.4.3. Ban kiểm soát
Ban kiểm soát thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc trong
việc quản lý và điều hành công ty và chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông
trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao. Ban kiểm soát của Công ty Cổ phần
Sông Đà 11 hiện nay gồm các thành viên cụ thể như sau:
- Ông Đặng Anh Vinh - Trưởng Ban kiểm soát, Bí thư đoàn thanh niên cộng
sản Hồ Chí Minh Tổng công ty Sông Đà.
- Ông Ngô Văn Đễ - Thành viên Ban kiểm soát, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ
tịch Công Đoàn Công ty
- Ông Đặng Xuân Thư - Thành viên Ban kiểm soát, Trưởng phòng Tổ

chức hành chính Công ty
2.4.4. Ban Giám đốc
Ban Giám đốc có nhiệm vụ điều hành công ty trong hoạt động sản xuất
kinh doanh hàng ngày, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp
luật về việc thực hiện các nhiệm vụ được giao. Ban Giám đốc của Công ty Cổ
phần Sông Đà 11 hiện nay gồm các thành viên cụ thể như sau:
- Ông Nguyễn Bạch Dương: Tổng giám đốc công ty
- Ông Lê Văn Tuấn: Phó Tổng giám đốc công ty.
- Ông Nguyễn Đăng Bí: Phó Tổng giám đốc công ty.
- Ông Nguyễn Mạnh Hà: Phó Tổng giám đốc công ty.
2.4.5. Phòng tổ chức - hành chính
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
- 7 –
Phòng tổ chức - hành chính có các nhiệm vụ chính sau đây:
- Xác định và xây dựng các tiêu chuẩn chức danh trong Công ty; xây dựng nội
quy, thể chế, chế độ công tác của các bộ phận.
- Xây dựng các định mức lao động, nghiên cứu chế độ tiền lương, tiền thưởng,
tiền bồi dưỡng, lập kế hoạch nâng lương cũng như tiền thưởng cho Công ty.
- Quản lý nhân sự như lập hồ sơ theo hợp đồng lao động, xây dựng quy chế
tuyển dụng, thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chế độ phép, nghỉ
việc, kỷ luật, hồ sơ lý lịch và giấy từ văn thư.
2.4.6. Phòng kỹ thuật - cơ giới
Phòng kỹ thuật - cơ giới sẽ chịu trách nhiệm một số vấn đề như: Thi công
các công trình xây lắp; phụ trách các vấn đề kỹ thuật – công nghệ cũng như thiết
kế các công trình; quản lý việc sử dụng máy móc, thiết bị thi công; nghiệm thu các
công trình xây dựng…
2.4.7. Phòng tài chính - kế toán
Phòng tài chính - kế toán có một số nhiệm vụ chính như:
- Quản lý tài sản, tiền vốn, hàng hóa, kinh phí và các quỹ, tổng kết thu – chi tài
chính, báo cáo quyết toán của Công ty.

- Lập kế hoạch tài chính và cung cấp thông tin cho các bộ phận trong và ngoài
Công ty.
- Tham mưu cho Tổng giám đốc trong việc thực hiện chức năng quản lý tài
chính, tổ chức thực hiện các chỉ tiêu về tài chính – kế toán.
- Chịu trách nhiệm quan hệ với khách hàng, cơ quan thuế và một số cơ quan
khác để thực hiện công tác tài chính – kế toán theo quy định của pháp luật.
2.4.8. Phòng kinh tế - kế hoạch
Phòng kinh tế - kế hoạch có các nhiệm vụ chính như sau:
- Xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty, cân đối kế hoạch
để giao nhiệm vụ cho các đơn vị thành viên của Công ty.
- Thương thảo để ký kết hợp đồng kinh tế, lập hồ sơ thanh lý hợp đồng khi
công việc hoàn thành.
- Tổng hợp, hoàn thiện quyết toán công trình, sản phẩm; chủ trì và phối hợp
với các phòng liên quan để xét duyệt quyết toán đúng tiến độ.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
- 8 –
- Đảm bảo cung ứng vật tư, thiết bị và nhân công theo đúng tiến độ và chất
lượng yêu cầu.
- Thực hiện marketing phục vụ sản xuất kinh doanh của Công ty.
2.4.9. Phòng dự án
Phòng dự án có các nhiệm vụ chính như sau:
- Lập dự án đầu tư các công trình phù hợp với chức năng hoạt động của Công
ty bao gồm: lập báo cáo đầu tư, lập báo cáo lựa chọn địa điểm, lập báo cáo đầu tư
xây dựng công trình, lập dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Thẩm tra dự án đầu tư xây dựng.
- Tư vấn đấu thầu và quản lý các dự án đầu tư xây dựng.
3. Tình hình nhân sự của công ty
Tính đến tháng 11-2009, tổng số cán bộ công nhân viên của công ty là 1059
người. Trong đó, xét về trình độ, có 5 người có trình độ trên đại học, 200 người có
trình độ đại học, 120 người có trình độ cao đẳng và trung cấp, 15 người có trình độ

sơ cấp cán sự và chuyên viên và 719 công nhân kỹ thuật các loại.
Công ty thường xuyên tiến hành hoạt động kiện toàn tổ chức bộ máy
chuyên môn, nghiệp vụ theo hướng tinh giảm tối đa, sắp xếp biên chế theo chức
năng, nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh; quy định chức năng, nhiệm
vụ cụ thể cho từng phòng, tránh chồng chéo, không hiệu quả. Toàn bộ cán bộ công
nhân viên của Công ty đều được phổ biến để nắm rõ về chuyên môn, nghiệp vụ,
nội quy lao động cũng như các trách nhiệm và quyền hạn được giao. Công ty
thường xuyên phát động các phong trào thi đua sản xuất giữa các bộ phận, tổ chức
sản xuất và tìm ra những bộ phận xuất sắc nhất để khen thưởng kịp thời nhằm
động viên khuyến khích cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty.
Với đội ngũ cán bộ công nhân viên như hiện nay cùng với các trang thiết bị,
máy móc hiện đại và kinh nghiệm thi công, Công ty có đầy đủ năng lực để thi
công xây lắp các công trình, dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực, ngành nghề của
Công ty. Tuy nhiên, với mục tiêu phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, trong
những năm tới, nhu cầu nhân sự của Công ty cần thay đổi, bổ sung cả về số lượng
và chất lượng.
4. Năng lực và vị thế của công ty
Công ty Cổ phần Sông Đà 11 đến nay đã không ngừng phát triển và lớn
mạnh, tham gia thi công xây dựng và đầu tư dự án trên toàn quốc. Công ty được
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
- 9 –
coi là đơn vị thi công hàng đầu của Tổng Công ty Sông Đà về thi công lắp đặt
đường dây và trạm biến áp, là đơn vị chuyên ngành phục vụ cấp điện và toàn bộ hệ
thống cấp nước thi công và sinh hoạt cho các dự án trọng điểm quốc gia. Có bề
dày hơn 40 năm kinh nghiệm, Công ty ngày càng lớn mạnh, với vị thế đã được
khẳng định trên toàn quốc. Hiện công ty là một trong những doanh nghiệp có sức
cạnh tranh và đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh cao trong ngành xây dựng – xây
lắp, thể hiện qua doanh thu bình quân và lợi nhuận bình quân của công ty luôn ở
mức cao so với bình quân ngành.
* Số năm kinh nghiệm của Công ty trong công tác xây lắp các công trình:

- Xây lắp các hệ thống đường dây, trạm biến áp trung, hạ thế : Từ năm 1965
- Xây lắp các trạm biến áp, đường dây có cấp điện áp đến 500kV : Từ năm 1993
- Xây lắp các hệ thống thông tin liên lạc : Từ năm 1975
- Xây lắp các hệ thống cấp thoát nước có đường ống đến Ф300 : Từ năm 1975
- Xây lắp các hệ thống cấp thoát nước có đường ống đến Ф1200 : Từ năm 1999
- Xây dựng các công trình công nghiệp và dân dụng : Từ năm 1995
* Số năm kinh nghiệm đầu tư các dự án:
- Đầu tư các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ : Từ năm 2004
- Đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng : Từ năm 2005
- Đầu tư khu đô thị : Từ năm 2006
* Năng lực và kinh nghiệm của Công ty Cổ phần Sông Đà 11 trong một số
lĩnh vực hoạt động sản xuất – kinh doanh:
- Xây lắp đường dây và trạm biến áp đến 500kV: Đây là một trong những lĩnh
vực hoạt động kinh doanh truyền thống của Công ty. Hiện tại, Công ty có một đội
ngũ nhân lực giàu kinh nghiệm đã qua các công trình lớn, có lực lượng thiết bị thi
công hiện đại đáp ứng tốt các hạng mục thi công khó khăn như vượt đồi núi hiểm
trở, đầm lầy, thành phố, vượt sông…
Đến nay đã thi công và đưa vào vận hành:
+ Trạm biến áp 500kV : 01 trạm.
+ Trạm biến áp 220kV : 14 trạm.
+ Trạm biến áp 110kV : 16 trạm.
+ Trạm biến áp 35kV và 65kV : 150 trạm.
+ Đường dây tải điện 500kV : 214 km.
+ Đường dây tải điện 220kV : 321 km.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
- 10 –
+ Đường dây tải điện 110kV : 342 km.
+ Đường dây tải điện 35kV : 530 km.
- Thi công nhà máy xử lý và hệ thống cấp thoát nước: trải qua hơn 40 năm phát
triển và trưởng thành cùng Tổng công ty Sông Đà với ngành nghề ban đầu là cấp

điện, nước thi công cho các nhà máy thuỷ điện Thác Bà, Hoà Bình, Yaly… Ngày
nay, đơn vị đã phát triển mạnh cả về chiều sâu lẫn chiều rộng lĩnh vực xây lắp Hệ
thống thoát nước, có khả năng thi công các công trình cấp thoát nước đô thị, khu
công nghiệp, khách sạn, nhà ở, văn phòng… với đội ngũ cán bộ công nhân lành
nghề, giàu kinh nghiệm, thiết bị thi công hiện đại. Trong những năm gần đây Công
ty đã liên tiếp được các chủ đầu tư giao cho thi công các hạng mục về Hệ thống
cấp thoát nước trọng điểm trên toàn quốc và đang được đánh giá cao. Năm 2002
Công ty Cổ phần Sông Đà 11 gia nhập Hiệp hội cấp thoát nước Việt nam.
Một số công trình điển hình:
+ Hệ thống cấp nước sạch Nhơn Trạch - Đồng Nai
+ Hệ thống cấp nước thành phố Hạ Long
+ Dự án cấp nước bốn tỉnh miền Trung - SP5
+ Hệ thống cấp thoát nước KCN Nội Bài; KCN Tiên Sơn
+ Hệ thống cấp thoát nước KS Deawoo; KS Tây Hồ (Sofitel Plaza)
+ Hệ thống cấp thoát nước toà nhà Pacific; Saigon Pearl
+ Hệ thống cấp thoát nước Đại sứ quán Nhật Bản.
- Thí nghiệm hiệu chỉnh điện: Song song với những ngành nghề truyền thống đã
và đang phát huy mạnh, lĩnh vực thí nghiệm hiệu chỉnh điện của Công ty cũng
đang phát huy được hiệu quả cao. Xuất phát điểm từ đội thí nghiệm nhỏ, ngày nay
Công ty đã có đơn vị thành viên - Công ty CP kỹ thuật điện Sông Đà chuyên
ngành thí nghiệm điện được đầu tư và có một đội ngũ kỹ sư, công nhân thí nghiệm
chuyên nghiệp nên có đủ khả năng thí nghiệm - hiệu chỉnh - lắp đặt thiết bị điện
đến 500KV. Vào cuối năm 2004, được công nhận có Phòng thí nghiệm điện hợp
chuẩn theo ISO/IEC 17025, số hiệu Vilass162 và được Tổng cục đo lường và tiêu
chuẩn Quốc gia cấp Giấy uỷ quyền kiểm định máy biến dòng điện đo lường, máy
biến điện áp đo lường với số hiệu N146.
5. Một số chỉ tiêu về tài chính và hoạt động kinh doanh của Công ty
Bảng 1: Một số chỉ tiêu tài chính của Công ty giai đoạn 2005 – 2008
(Đơn vị: Tỷ đồng)
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP

- 11 –
STT Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008
1 Tổng số tài sản có 203,013
272,87
7
356,83
8 363,979
2 Tài sản có lưu động 144,999
165,20
7
245,66
5 251,775
3 Tổng số tài sản nợ 172,191
235,75
7
255,16
1 231,745
4 Tài sản nợ lưu động 115,367
147,28
2
183,42
8 187,124
5 Doanh thu 159,745
255,13
8
241,81
1 322,199
6 Tổng lợi nhuận trước thuế 6,863 10,084 12,439 23,332
7 Tổng lợi nhuận sau thuế 6,863 8,672 10,671 20,083
8 Vốn điều lệ 20 20 50 50

9 Vốn chủ sở hữu 37 37 104 106
Nguồn: Báo cáo năng lực của Công ty Cổ phần Sông Đà 11
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
- 12 –
CHƯƠNG II: CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐẦU TƯ
1. Hoạt động đầu tư phát triển của công ty
1.1. Đầu tư vào tài sản cố định
Hoạt động đầu tư vào tài sản cố định của Công ty không ngừng gia tăng qua
các năm từ 2005 đến nay. Giá trị đầu tư vào tài sản của Công ty là khá lớn, đặc
biệt từ năm 2006 khi Công ty chuyển từ Doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty Cổ
phần. Cụ thể về tình hình đầu tư vào tài sản cố định được thể hiện ở bảng dưới.
Bảng 2: Tình hình đầu tư vào tài sản cố định từ 2005 đến hết tháng 6-2009
(Đơn vị: Đồng)
Loại
tài sản
2005 2006 2007 2008 Tháng 6-2009
I
Tài sản cố định
hữu hình
40.664.840.101 130.414.622.120 122.319.113.085 128.205.394.829 143.519.570.935
1
Nhà cửa, đất đai,
vật kiến trúc
500.347.453 39.120.114.226 40.482.719.564 41.367.933.420 54.909.929.146
2
Máy móc, thiết bị
sản xuất
20.004.650.440 67.246.726.795 59.480.510.558 70.864.808.196 67.268.309.886
3
Phương tiện vận

tải, truyền dẫn
17.909.174.149 21.031.644.906 19.968.230.295 13.929.632.100 18.828.069.495
4
Thiết bị, dụng cụ
quản lý
2.250.668.059 3.016.136.193 2.387.652.668 2.043.021.113 2.513.262.408
I
I
Tài sản cố định
vô hình
1.729.470.426 1.979.470.426 1.729.470.426 2.216.090.426 2.216.090.426
1 Quyền sử dụng đất - - - 486.620.000 486.620.000
2
Giá trị lợi thế
kinh doanh
729.470.426 729.470.426 729.470.426 729.470.426 729.470.426
3 Giá trị thương hiệu 1.000.000.000 1.250.000.000 1.000.000.000 1.000.000.000 1.000.000.000
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính các năm
Do tính chất đặc điểm của ngành nghề xây dựng – xây lắp, máy móc thiết
bị phục vụ thi công công trình là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng
đến chất lượng của hoạt động và thể hiện năng lực thi công của Công ty. Chính vì
vậy, Công ty luôn chú trọng, quan tâm đến việc đầu tư mua sắm và đổi mới các
máy móc thiết bị phục vụ thi công xây dựng.
Bảng 3: Danh sách thiết bị xe máy phục vụ thi công và quản lý
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
- 13 –
STT Mô tả thiết bị
Trọng tải,
công suất
Số

lượng
Nơi sản xuất
I Nhóm thiết bị điện
1 Máy biến áp điện lực hợp bộ 100-1000kVA 60 SNG, Việt Nam
2 Máy phát điện công suất
nhỏ
5-50kVA 12 Châu Á
3 Máy phát điện công suất lớn 100-500kVA 12 Châu Á
4 Thiết bị thí nghiệm điện 5000V 13 Châu Á, Mỹ
II Nhóm máy bơm nước
1 Máy bơm các loại 40m³/h-
120m³/h
66 Châu Á, EU,
Việt Nam
III Nhóm máy thi công đường dây và trạm biến áp
1 Máp ép đầu cốt thủy lực Lực ép 100 tấn 10 Nhật,Việt Nam
2 Máy kéo ra dây dẫn Lực kéo 5 tấn 10 Việt Nam
3 Máy kinh vĩ điện tử 9 Nhật
4 Máy toàn đạc 2 Nhật
5 Máy trác đạc điện tử 9 Nhật
6 Máy trộn bê tông 250 - 500lit/h 19 Việt Nam
7 Máy đầm cóc 6 Nhật
8 Máy cắt bê tông 1 Nhật
9 Máy khoan bê tông 1 Nhật
10 Máy thắng gỗ 1 Việt Nam
11 Máy hãm và ra dây 1 Việt Nam
12 Máy cắt đường 1
IV Nhóm máy gia công cơ khí
1 Máy tiện ren Đường kính
đến Ф100

1 Trung Quốc
2 Máy cắt hơi con rùa Chiều dày cắt
đến 40mm
1 Nhật
3 Máy khoan trục đứngi 7,5kW 1 SNG, Châu Á
4 Máy khoan từ 10,5kW 1 Nhật
5 Máy hàn điện 23kW 2 Việt Nam
6 Máy phát hàn diezen 23kW 5 Châu Á, EU
7 Máy nén khíi 3 Châu Á
V Nhóm máy cẩu chuyển
1 Xe cẩu bánh lốp thủy lực 15 - 25 tấn 3 Nhật, SNG
2 Xe cẩu tự hành 4 - 5 tấn 5 Nhật
Nguồn: Báo cáo năng lực của Công ty Cổ phần Sông Đà 11
1.2. Đầu tư vào nguồn lực
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
- 14 –
Nhân lực là nhân tố quan trọng đối với sự phát triển của bất kỳ công ty nào.
Nhận thức được ý nghĩa này, Công ty đề ra kế hoạch phù hợp để xây dựng và đào
tạo nguồn nhân lực đủ về lượng, mạnh về chất: Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý
giỏi; Đội ngũ cán bộ kỹ thuật giỏi chuyên môn, nghiệp vụ; Đội ngũ công nhân kỹ
thuật có tay nghề cao.
Công ty chú trọng việc phát triển, bồi dưỡng, thu hút, sử dụng và đãi ngộ đội
ngũ tri thức, sinh viên giỏi mới ra trường, các chuyên gia có trình độ cao; giành
những ưu đãi thích hợp, hỗ trợ về nhà ở, tuyển dụng và các hình thức đãi ngộ khác để
thu hút nhân tài về cho Công ty. Đồng thời, Công ty lập quỹ tài chính, tổ chức trao
các loại giải thưởng; cải cách chế độ tiền lương, chế độ cung cấp và tiếp cận thông tin,
tạo mọi điều kiện vật chất, môi trường làm việc, các hoạt động chuyên môn và đời
sống sinh hoạt cho đội ngũ trí thức, chuyên gia để họ yên tâm cống hiến tài năng và
trí tuệ, phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Hàng năm, Công ty tổ chức tuyển chọn và hỗ trợ kinh phí thích đáng để cử

cán bộ, công nhân viên có thành tích, triển vọng phát triển tốt và có nguyện vọng
gắn bó lâu dài với Công ty trong những lĩnh vực cần thiết đi đào tạo, nâng cao
trình độ chuyên môn. Đồng thời, Công ty chú trọng tạo cơ hội phát triển cho các
cán bộ giỏi, chuyên gia có trình độ cao, đưa họ trở thành cán bộ đầu đàn để phát
triển nguồn nhân lực của Công ty. Đối với một số lĩnh vực cần có những chuyên
gia đầu ngành để áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến, Công ty sẽ có kế hoạch cụ
thể để cử đi đào tạo ở nước ngoài.
Công ty chú trọng cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, tăng thu nhập hàng năm
cho cán bộ công nhân viên, đảm bảo cho người lao động có cuộc sống ổn định, gắn bó
với Công ty. Công ty cũng chú ý cải thiện điều kiện môi trường làm việc cho người
lao động, thực hiện nghiêm túc công tác an toàn và bảo hộ lao động. Đảm bảo đầy
đủ các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chế độ bảo trợ khác đối với
người lao động. Thực hiện ký kết hợp đồng lao động với các chức danh quản lý
điều hành trong Công ty, tổ chức ký thoả ước lao động tập thể giữa lãnh đạo Công
ty và Công đoàn Công ty để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
Dưới đây là bảng kê khai về số lao động và mức lương bình quân của người
lao động của Công ty qua các năm.
Bảng 4: Một số chỉ tiêu về lao động của Công ty giai đoạn 2005 - 2008
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
- 15 –
Chỉ tiêu
2005 2006 2007 2008
Số lao động (người) 1.088 1.122 1.049 700
Mức lương bình quân
người/tháng (đồng)
2.105.000 2.367.000 2.495.000 3.007.000
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo thường niên các năm
Từ bảng số liệu trên có thể thấy, mức lương bình quân của người lao động của
Công ty được cải thiện rõ rệt qua từng năm. Công ty cũng thực hiện việc tinh giảm
đội ngũ cán bộ nhằm đảm bảo yêu cầu chất lượng của công việc. Tuy nhiên, sự

chênh lệch lớn về số lao động giữa năm 2007 và 2008 là do Công ty đã tách 2 chi
nhánh Sông Đà 11.2 và Sông Đà 11.5, chuyển toàn bộ nguồn lực sang Công ty Cổ
phần Sông Đà 11 – Thăng Long.
2. Vốn và nguồn vốn đầu tư
Vốn là một yếu tố không thể thiếu trong hoạt động đầu tư. Chính vì vậy,
hoạt động huy động vốn đầu tư cũng rất được Công ty Cổ phần Sông Đà 11 chú
trọng. Vốn đầu tư của Công ty được huy động từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm:
- Vốn góp ban đầu của chủ sở hữu.
- Lợi nhuận chưa phân phối được giữ lại để tái đầu tư.
- Phát hành chứng khoán ra công chúng, chào bán cổ phần.
- Vốn vay từ các tổ chức tín dụng và các cá nhân.
Nguồn vốn đầu tư của Công ty bao gồm cả nguồn vốn bên trong và nguồn
vốn bên ngoài. Nguồn vốn bên trong đảm bảo sự độc lập, tự chủ của Công ty trong
việc sử dụng vốn và đóng vai trò quyết định, nhưng nguồn vốn bên ngoài cũng có
vai trò rất quan trọng. Bảng 5 dưới đây thể hiện cụ thể tình hình nguồn vốn của
Công ty từ năm 2005 đến hết tháng 6-2009. Trong đó nguồn vốn bên trong bao
gồm vốn đầu tư của chủ sở hữu, thặng dự vốn cổ phần, vốn từ quỹ đầu tư phát
triển và lợi nhuận chưa phân phối dùng để tái đầu tư. Nguồn vốn bên ngoài bao
gồm các khoản vay ngắn hạn và dài hạn từ các tổ chức tín dụng và cá nhân. Trong
đó, thặng dư vốn cổ phần là khoản chênh lệch của việc phát hành cổ phiếu cao hơn
mệnh giá. Các khoản vay dài hạn và ngắn hạn trong bảng chỉ tính đến các khoản
vay của Công ty phát sinh trong năm tài chính đó.
Bảng 5: Tình hình nguồn vốn của Công ty từ năm 2005 đến hết tháng 6-2009
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
- 16 –
(Đơn vị: Đồng)
Nguồn vốn 2005 2006 2007 2008 Tháng 6-2009
Nguồn vốn
bên trong
29.941.546.655 34.611.937.669

100.909.625.34
7
112.183.217.59
6
117.328.867.5
46
Vốn đầu tư của
chủ sở hữu
20.000.000.000 20.000.000.000 20.000.000.000 20.000.000.000 20.000.000.000
Thặng dư
vốn cổ phần
- - 29.692.425.608 29.692.425.608 29.692.425.608
Quỹ đầu tư
phát triển
3.078.148.997 6.209.327164 10.583.430.333 12.407.473.389 21.794.026.519
Lợi nhuận
chưa phân phối
6.863.397.658 8.402.610.505 10.633.769.406 20.083.318.599 15.842.415.419
Nguồn vốn
bên ngoài
122.503.361.65
5
159.130.174.13
1
128.226.585.34
8
57.457.463.247 82.709.749.546
Vay ngắn hạn 71.491.086.344
123.342.719.53
7

113.699.432.63
7
49.218.841.395 78.271.723.494
Vay dài hạn 51.012.275.311 35.787.454.594 14.527.152.711 8.238.621.852 4.438.026.052
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính các năm
Từ bảng số liệu trên, có thể thấy từ năm 2008 đến nay, nguồn vốn bên trong
của Công ty lớn hơn nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng. Trong các nguồn vốn,
nguồn vốn từ quỹ đầu tư phát triển và lợi nhuận chưa phân phối tăng lên đều đặn
qua các năm. Qua đó có thể thấy Công ty rất quan tâm đến việc gia tăng nguồn
vốn cho hoạt động đầu tư phát triển.
3. Công tác lập dự án của công ty
Từ khi thành lập, Công ty đã làm chủ đầu tư của một số dự án. Chính vì
vậy, công tác lập dự án luôn được Công ty quan tâm triển khai thực hiện thật tốt.
Đối với một số dự án nhỏ mang tính chất đơn giản và hoàn toàn thuộc lĩnh vực
chuyên môn sâu của Công ty thì phòng Dự án chịu trách nhiệm chính trong việc
lập dự án. Với các dự án có quy mô lớn và phức tạp, Công ty thuê công ty tư vấn
có uy tín lập dự án một phần hoặc toàn bộ dự án. Và chủ yếu các dự án do Công ty
làm chủ đầu tư đều thuê tư vấn để tiến hành lập dự án.
Dự án xây dựng bao gồm hai phần là thuyết minh dự án và thiết kế cơ sở.
Phần thuyết minh nêu ra sự cần thiết, mục tiêu đầu tư, đánh giá nhu cầu thị trường,
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
- 17 –
xác định hình thức đầu tư xây dựng, địa điểm xây dựng. Đồng thời thuyết minh
cũng mô tả về quy mô, diện tích công trình, các giải pháp thực hiện về công nghệ,
xây dựng, bố trí sử dụng lao động, giải pháp giải phóng mặt bằng. Ở Công ty Cổ
phần Sông Đà 11, phần thuyết minh dự án thường do Công ty tự lập, phần thiết kế
cơ sở do đơn vị tư vấn được thuê lập.
Trình tự cơ bản của việc lập dự án đầu tư ở Công ty như sau:
- Bước 1 : Lập nhóm soạn thảo dự án.
Lập nhóm soạn thảo dự án bao gồm việc xác định chủ nhiệm lập dự án và các

thành viên. Đối với các dự án thuê đơn vị tư vấn lập dự án, đơn vị tư vấn sẽ tự lập
nhóm soạn thảo.
- Bước 2 : Chuẩn bị đề cương và phân công công việc.
Đề cương sơ bộ của dự án sẽ được chủ nhiệm lập dự án đưa ra thảo luận cũng các
thành viên trong nhóm soạn thảo, từ đó xác định đề cương chi tiết. Công việc soạn
thảo sẽ được phân công một cách cụ thể cho các các thành viên trong nhóm soạn
thảo. Cụ thể ở Công ty Cổ phần Sông Đà 11, phần phân tích kỹ thuật được giao
cho phòng kỹ thuật - cơ giới, phần phân tích thị trường và kinh tế xã hội được giao
cho phòng kinh tế - kế hoạch, phần phân tích tài chính được giao cho phòng tài
chính – kế toán. Phòng dự án là đơn vị đầu mối, thống nhất trong việc lập và soạn
thảo dự án.
- Bước 3 : Triển khai việc soạn thảo và trình duyệt
Đây là bước cuối cùng trong công tác lập dự án. Bao gồm các công việc cụ thể
như sau:
+ Phân tích, xử lý thông tin, dự báo.
+ Lập các phương án và so sánh các phương án.
+ Hoàn chỉnh lập hơ và trình duyệt.
4. Công tác thẩm định dự án đầu tư
Công tác thẩm định dự án ở Công ty Cổ phần Sông Đà 11 được tiến hành
bởi Hội đồng Thẩm định Công ty Cổ phần Sông Đà 11 và Hội đồng Thẩm định
của Tổng Công ty. Tuy nhiên, đối với các dự án có quy mô lớn và phức tạp, Công
ty vẫn thuê tư vấn các đơn vị tư vấn tiến hành thẩm định dự án đầu tư. Thông
thường, các dự án sau khi được xem xét chi tiết, tùy theo tính chất quy mô dự án
và theo các quy định hiện hành về thẩm quyền thẩm định các dự án đầu tư xây
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
- 18 –
dựng, dự án được trình lên các cấp có thẩm quyền tiến hành thẩm định lại một
cách hoàn chỉnh.
Các căn cứ cho công tác thẩm định dự án của Công ty bao gồm hồ sơ dự án,
các căn cứ pháp lý như chủ trương, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển

kinh tế - xã hội của Nhà nước, ngành, địa phương; các văn bản pháp luật chung và
văn bản pháp luật có liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư. Ngoài ra, với từng
dự án khac nhau, quá trình thẩm định còn dựa vào các tiêu chuẩn, quy phạm và
định mức trong từng lĩnh vực cụ thể.
Một số phương pháp thẩm định được Công ty sử dụng trong công tác thẩm
định như: phương pháp thẩm định theo trình tự, phương pháp so sánh đối chiếu chỉ
tiêu và phương pháp phân tích độ nhạy. Tuy nhiên, thông thường, trong quá trình
xem xét lại hồ sơ dự án, Công ty thường sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu
chỉ tiêu để tiến hành thẩm định. Một số chỉ tiêu của dự án được xem xét như:
- Thẩm định về nguồn cung cấp đầu vào của dự án: cung cấp nguyên vật liệu,
giá cả, vận chuyển…
- Đánh giá lại các giải pháp về xây dựng, công nghệ.
- Đánh giá lại nguồn nhân lực của dự án.
- Đánh giá lại các chỉ tiêu tài chính như dòng tiền dự án, nguồn vốn huy động,
tổng vốn đầu tư, các khoản chi phí dự toán.
- Đánh giá lại các yếu tố kinh tế - xã hội, môi trường.
5. Công tác quản lý dự án
Trong hoạt động quản lý chung, Công ty Cổ phần Sông Đà 11 luôn đánh
giá tầm quan trọng của công tác quản lý đầu tư. Đây là một bộ phận không thể
tách rời trong hoạt động quản lý cũng như trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Công ty cố gắng thực hiện tốt việc quản lý đầu tư để tạo sự tác động liên tục vào
quá trình đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư.
Công ty thực hiện công tác quản lý dự án đầu tư chủ yếu ở giai đoạn thực
hiện đầu tư và vận hành các kết quả đầu tư. Cụ thể trong giai đoạn thực hiện đầu
tư, Công ty tiến hành quản lý tiến độ, quản lý thông tin, quản lý chi phí, chất lượng
thi công xây lắp, quản lý nguồn nhân lực và quản lý hoạt động mua bán, đấu thầu.
Trong giai đoạn vận hành, Công ty thực hiện việc quản lý chất lượng máy móc,
thiết bị và công trình để sử dụng tối đa công suất mà vẫn đảm bảo an toàn.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
- 19 –

Do các dự án đầu tư xây dựng của Công ty đều gắn liền với lĩnh vực
chuyên môn sâu của công ty là xây dựng – xây lắp nên mô hình quản lý dự án
thường được Công ty lựa chọn là Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án. Tổng giám
đốc Công ty đưa ra quyết định thành lập các Ban quản lý dự án tổ chức thực hiện
và quản lý các dự án đầu tư. Các Ban quản lý dự án phải chịu trách nhiệm trước
pháp luật và chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Sông Đà 11 về quyền hạn và nhiệm vụ
được giao.
Ngoài ra, Công ty Cổ phần Sông Đà 11 còn làm tổng thầu xây dựng một số
công trình công nghiệp. Với vai trò tổng thầu xây dựng, hoạt động quản lý dự án
đầu tư cũng đuợc Công ty rất chú trọng. Các Ban quản lý dự án được thành lập để
quản lý toàn bộ các hoạt động của việc thi công, xây dựng.
Bảng 6: Một số công trình Công ty làm tổng thầu xây dựng
TT Công trình
Trị giá
hợp đồng
(triệu đồng)
Chủ đầu tư
Thời gian thực hiện
Khởi
công
Hoàn
thành
1
Cung cấp vật tư, thi công
đập chính và tuyến đường
dây 110kV Nhà máy thủy
điện Nậm Na 2
347.000
CTCP
Tập đoàn

Hưng Hải
2009 2010
2
Cung cấp vật tư và thi công
xây lắp Nhà máy thủy điện
Sông Miện
60.000
CTCP
Bát Đại Sơn
2008 2010
3
Cung cấp vật tư thiết bị hệ
thống điện ngoài nhà trường
PTTH Academy
8.400
CTCP
Giáo dục
IDJ
2008 2/2009
4
Cung cấp vật tư, thi công
các hạng mục xây lắp và lắp
đặt thiết bị Nhà máy thủy
điện Mường Kim
150.000
CTCP cơ
khí và thiết
bị điện Hà
Nội
2007 2009

5
Thiết kế, cung cấp vật tư,
đền bù, thi công xây lắp và
thí nghiệm đường dây 110kV
Than Uyên - Nậm Khóa
18.000
CTCP
Linh Linh
2007 2008
Nguồn: Báo cáo năng lực của Công ty
6. Nội dung và phương pháp đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
- 20 –
Khi tiến hành hoạt động đầu tư, Công ty Cổ phần Sông Đà 11 luôn quan
tâm đến vấn đề kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư. Các số liệu về các hoạt
động đầu tư phát triển và các dự án đầu tư của Công ty đuợc tập hợp từ tất cả các
phòng ban khác nhau: phòng kinh tế - kế hoạch, phòng kỹ thuật – cơ giới, phòng
dự án và các Ban quản lý dự án. Các số liệu này được tập trung và tổng hợp tại
phòng tài chính – kế toán. Phòng tài chính – kế toán chịu trách nhiệm sắp xếp các
số liệu và thiết lập nên các chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả và kết quả đầu tư.
Những chỉ tiêu này giúp Ban giám đốc Công ty cũng như toàn bộ nhân viên Công
ty nắm rõ hơn về tình hình cụ thể của Công ty. Từ đó rút ra kinh nghiệm và đề ra
các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư.
Các chỉ tiêu về kết quả đầu tư bao gồm: khối lượng vốn đầu tư thực hiện,
tài sản cố định huy động. Đối với từng dự án cụ thể, Công ty cũng xác định các chỉ
tiêu cơ bản như: tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện của dự án, tỷ lệ hoàn thành của hạng
mục công trình.
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư bao gồm các chỉ tiêu tài chính và các
chỉ tiêu kinh tế - xã hội.
Các chỉ tiêu tài chính đối với từng dự án cụ thể bao gồm các chỉ tiêu giá trị

hiện tại ròng NPV, hệ số hoàn vốn nội bộ IRR, thời gian hoàn vốn, tỷ lệ lợi ích –
chi phí B/C, doanh lợi tiêu thụ (lãi ròng/doanh thu), doanh lợi trên tài sản ROA và
hệ số khả năng trả nợ. Tuy nhiên, để đánh giá hiệu quả tài chính của hoạt động đầu
tư trong toàn Công ty, Công ty không sử dụng các chỉ tiêu như đối với từng dự án
cụ thể. Hàng năm, phòng tài chính – kế toán sẽ tập hợp các số liệu và xây dựng
các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư của Công ty bao gồm: Cơ cấu tài
sản, cơ cấu nguồn vốn, khả năng thanh toán và tỷ suất sinh lời.
Ngoài ra, Công ty Cổ phần Sông Đà 11 cũng có đánh giá hiệu quả kinh tế -
xã hội của hoạt động đầu tư thông qua một số chỉ tiêu như: số lao động tăng thêm
nhờ hoạt động đầu tư, mức thu nhập bình quân tăng thêm của người lao động, nộp
ngân sách Nhà nước.
Dưới đây là một số chỉ tiêu về hiệu quả tài chính của hoạt động đầu tư của
Công ty Cổ phần Sông Đà 11 trong giai đoạn 2006 - 2008.
Bảng 7: Một số chỉ tiêu hiệu quả của Công ty giai đoạn 2006 - 2008
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
- 21 –
T
T
Chỉ tiêu 2006 2007 2008
I Cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn (%)

1 Cơ cấu tài sản
Tài sản ngắn hạn/Tổng số tài sản 60,54 68,84 63,46
Tài sản dài hạn/Tổng số tài sản 39,46 31,16 36,54
2 Cơ cấu nguồn vốn
Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn 86,40 71,51 69,17
Nguồn vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn 13,60 28,49 30,83
II Khả năng thanh toán (lần)
Khả năng thanh toán hiện hành 1,16 1,40 1,44
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 1,12 1,34 1,23

Khả năng thanh toán nhanh 0,20 0,31 0,54
III Tỷ suất sinh lời (%)
1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu thuần 3,93 5,14 7,23
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần 3,38 4,41 6,23
2 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản 3,70 3,49 6,40
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản 3,18 2,99 5,52
3 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu 23,36 10,49 17,9
Nguồn: Tổng hợp Báo cáo thường niên các năm
7. Công tác đấu thầu và quản lý hoạt động đấu thầu
7.1. Với tư cách là đơn vị tham gia dự thầu
Do đặc điểm ngành nghề hoạt động của Công ty Cổ phần Sông Đà 11 là
chủ yếu là lĩnh vực xây lắp – xây dựng nên hoạt động đấu thầu là một hoạt động
quan của Công ty. Hoạt động này do phòng Dự án chịu trách nhiệm chính.
Ngoài một số dự án mà Công ty được thuê trực tiếp từ các chủ đầu tư công
trình và nhận hoàn thành từ Tổng Công ty Sông Đà, đa phần các hợp đồng xây
dựng mà Công ty ký kết là thông qua hoạt động đấu thầu cạnh tranh. Chính vì vậy,
Ban Giám đốc Công ty đặc biệt chú trọng đến công tác lập hồ sơ dự thầu và công
tác tiếp thị đấu thầu nhằm tăng tỷ lệ trúng thầu các gói thầu có giá trị cao.
Bảng 8: Một số gói thầu tiêu biểu của Công ty
TT Tên gói thầu
Giá trị gói thầu
(Triệu đồng)
Chủ đầu tư
Thời gian
thực hiện
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
- 22 –
1

Xây dựng đường dây 500kV
Sơn La - Hiệp Hòa (gói số
5,6)
119.106
BQLDA điện
Miền Bắc
10/2009 đến 2011
2
Xây dựng đường dây 500kV
Sơn La - Hòa Bình
99.000
BQLDA điện
Miền Bắc
10/2008 đến 12/2010
3
Xây dựng đường dây 110kV và
220kV DakMi 4 - Thạch Mỹ
72.732
BQLDA Nhà
máy thủy
điện DakMi 4
5/2009 đến 5/2010
4
Cung cấp lắp đặt hệ thống
điện trong nhà thuộc công
trình trung tâm điều hành và
thông tin viễn thông
79.868 EVN 9/2008 đến 2009
5
Quản lý vận hành hệ thống

cấp điện khu tái định cư
Mường Lay
85.045
BQLDA di
dân tái định
cư Thủy điện
Sơn La
7/2009 đến 2010
6
Xây lắp và quản lý vận hành
hệ thống cấp thoát nước,
thông tin liên lạc phục vụ xây
dựng công trình Thủy điện
Sêsan 3
89.205 EVN 2003 đến 2008
7
Cung cấp vật tư và thi công
đập chính và tuyến đường dây
110kV Nhà máy thủy điện
Nậm Na 2
347.000
CTCP Tập
đoàn Hưng
Hải
2009 đến 2010
8
Cung cấp vật tư, thi công các
hạng mục xây lắp và lắp đặt
thiết bị Nhà máy thủy điện
Mường Kim

150.000
CTCP cơ khí
và thiết bị
điện Hà Nội
2007 đến 2009
Nguồn: Báo cáo năng lực của Công ty.
Bảng dữ liệu ở trên là một số gói thầu tiêu biểu mà Công ty đã trúng thầu.
Đặc biệt, ngay cuối năm 2009, Công ty Cổ phần Sông Đà 11 có thông báo trúng
thầu thi công xây lắp một số công trình với tổng giá trị là: 268,2 tỷ đồng, cụ
thể như sau:
- Gói thầu ĐM4-15: "Xây dựng, lắp đặt vật tư, thiết bị đường dây 110kV,
220kV ĐakMi 4 - Thạnh Mỹ và ngăn lộ 220kV tại trạm 500kV Thạnh Mỹ - Công
trình nhà máy thủy điện Đak Mi 4 - tỉnh Quảng Nam. Tổng giá trị gói thầu là
103.903.745.012 đồng.
- Gói thầu CP- 1B dự án Hệ thống cấp nước Nhơn Trạch giai đoạn I, công suất
100.000 m3/ ngày. Tổng giá trị trúng thầu là 76.702.583.000 đồng.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
- 23 –
- Gói thầu số 1 (EPC) tư vấn khảo sát, thiết kế BVTC, dự toán, tổng dự toán và
thi công xây dựng dự án đầu tư xây dựng công trình: Hệ thống cấp điện các khu tái
định cư thị xã Mường Lay. Tổng giá trị trúng thầu là 85.045.430.000 đồng.
- Gói thầu số 02: Thi công hào cáp, hầm cáp cung cấp và lắp đặt ống HDPE.
Tổng giá trị trúng thầu là 20.600.000.000 đồng.
7.2. Với tư cách là chủ đầu tư tổ chức đấu thầu
Ngoài việc tham gia các công trình xây dựng với tư cách đơn vị thi công,
thực hiện thầu, Công ty Cổ phần Sông Đà 11 cũng làm chủ đầu tư trực tiếp của
một số dự án xây dựng. Tuy nhiên, do lĩnh vực chuyên môn sâu của Công ty là
xây dưng - xây lắp, nên các dự án đầu tư do Công ty thực hiện đa phần chỉ tổ chức
đấu thầu lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu mua sắm, lắp đặt máy móc thiết bị.
Hoạt động đấu thầu được các Ban quản lý dự án phối hợp với phòng Dự án

lập kế hoạch và tổ chức đấu thầu. Tất cả các kế hoạch và kết quả đấu thầu phải
được sự phê duyệt của Hội đồng quản trị Công ty.
Bảng 8: Các dự án làm chủ đầu tư của Công ty
TT Tên dự án
Tổng mức đầu tư
(triệu đồng)
Thời gian đi
vào hoạt động
1 Nhà máy thủy điện Thác Trắng 103.000 2006
2
Dự án đầu tư khai thác và sản xuất
đá Bazan tại Lương Sơn - Hòa Bình
- giai đoạn 1
22.370 2007
3
Dự án đầu tư khai thác và sản xuất
đá Bazan tại Lương Sơn - Hòa Bình
- giai đoạn 2
20.000 2008
4
Dự án đầu tư khu đô thị Vĩnh Thanh
- Nhơn Trạch - Đồng Nai
561.000 2010
5
Dự án nhà máy sản xuất gạch tunnel
tại Lương Sơn - Hòa Bình
20.000 2008
Nguồn: Báo cáo năng lực của Công ty.
8. Công tác quản lý rủi ro của công ty.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP

- 24 –
Công ty không có bộ phận chuyên trách về quản lý rủi ro. Phòng kinh tế -
kế hoạch khi đưa các kế hoạch đầu tư, phát triển của công ty cũng có tính đến các
nhân tố rủi ro. Tuy nhiên, công tác quản lý rủi ro mới chỉ chủ yếu dừng lại ở việc
nhân diện rủi ro, chưa có các biện pháp quản trị rủi ro.
Một số rủi ro có thể tác động tới hoạt động của công ty.
- Rủi ro kinh tế: Nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng
tài chính thế giới nên đà tăng trưởng kinh tế có dấu hiệu chững lại, tuy nhiên vẫn
nằm trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới. Năm 2010, nền
kinh tế Việt Nam được tin tưởng sẽ thoát hoàn toàn ra khỏi cuộc khủng hoảng.
Bên cạnh đó, với các chính sách kích cầu và phục hồi kinh tế, ngành công nghiệp
và xây dựng vẫn tiếp tục được kỳ vọng sẽ tăng trưởng mạnh mẽ. Ngoài ra, ngành
sản xuất và kinh doanh điện, nước là một ngành thiết yếu, giữ một vị trí quan
trọng trong nền kinh tế quốc dân. Trong bất cứ giai đoạn phát triển nào của đất
nước, Chính phủ đều đưa ra các chính sách khuyến khích phát triển đối với lĩnh
vực này. Đây là những điểm thuận lợi cho hoạt động xây lắp của Công ty. Tuy
nhiên, hoạt động đầu tư vào khu đô thị của Công ty có thể chịu nhiều rủi ro từ
những diễn biến bất thường của thị trường bất động sản.
- Rủi ro pháp luật: Công ty đã niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán
nên hoạt động của Công ty chịu sự tác động của Luật Doanh nghiệp và các điều
luật với công ty đại chúng của Luật Chứng khoán. Sự thay đổi của các bộ Luật này
có thể tác động tới hoạt động của Công ty. Ngoài ra, Công ty cũng có thể phải đối
mặt với các vụ kiện tụng, tranh chấp làm mất cơ hội kinh doanh và tốn chi phí.
- Rủi ro cạnh tranh: Công ty chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực xây dựng công
nghiệp và dân dụng. Hiện nay cũng có nhiều đơn vị tham gia vào lĩnh vực xây lắp
đường dây và trạm biến áp; thí nghiệm điện. Do nhu cầu phát triển mạnh mẽ các
nguồn cung điện để đáp ứng nhu cầu điện năng trong xã hội nên các ngành xây
lắp mạng lưới điện cũng phát triển tương ứng. Thị trường này trong thời gian tới
sẽ thu hút được sự tham gia của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước và ít nhiều
cũng tạo ra sức ép cạnh tranh đối với Công ty. Tuy nhiên, nhờ vào mối quan hệ

chặt chẽ với Tổng công ty Sông Đà, Công ty vẫn đảm bảo được đầu ra của mình,
phần nào giảm bớt yếu tố cạnh tranh. Hiện tại, Tổng công ty vẫn được Nhà nước
giao tổng thầu nhiều công trình thủy điện quan trọng.
- Rủi ro tài chính: Để phục vụ cho nhu cầu hoạt động kinh doanh của mình,
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
- 25 –
Công ty luôn có nhu cầu vay vốn phục vụ hoạt động sản xuất – kinh doanh. Chính
vì vậy, sự biến động về lãi suất có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của Công ty,
đặc biệt là sự gia tăng lãi suất cơ bản.
- Rủi ro về giá : Sự biến động của giá cả nguyên vật liệu đầu vào theo chiều
hướng tăng cao cũng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động đầu tư của Công ty.
- Ngoài ra còn một số rủi ro khác như thiên tai, địch họa,…các rủi ro bất khả
kháng gây thiệt hại tới tài sản của Công ty. Để hạn chế thiệt hại của rủi ro này,
Công ty có thể tiến hành mua bảo hiểm tài sản.
9. Các hoạt động đầu tư tài chính khác
Ngoài hoạt động đầu tư phát triển và các dự án đầu tư thuộc ngành nghề
hoạt động chính là xây dựng – xây lắp, từ năm 2007, Công ty Cổ phần Sông Đà 11
còn thực hiện các dự án đầu tư tài chính ngắn hạn vào các công ty liên doanh, liên
kết và các dự án đầu tư tài chính dài hạn khác.
Dưới đây là bảng số liệu về các tình hình đầu tư tài chính của Công ty.
Bảng 9: Tình hình đầu tư tài chính của Công ty từ 2007 đến hết tháng 6-2009
(Đơn vị: Đồng)
TT Các khoản đầu tư 2007 2008 Tháng 6-2009
I Đầu tư vào công ty liên kết 2.000.000.000 20.100.139.210 8.178.393.045
1 CTCP Kỹ thuật điện Sông Đà 2.000.000.000 5.000.000.000 6.532.073.400
2
CTCP Sông Đà 11 Thăng
Long
- 13.500.000.000 -
3 CTCP Đô thị Sông Đà 11 - 1.600.139.210 1.646.229.645

II Đầu tư dài hạn khác 3.980.000.000 5.300.000.000 6.900.000.000
1
CTCP Thủy điện Cao Nguyên
- Sông Đà
1.600.000.000 1.600.000.000 3.200.000.000
2
CTCP Điện lực dầu khí
Nhơn Trạch
1.500.000.000 1.500.000.000 1.500.000.000
3 CTCP Cao su Tân Biên 880.000.000 2.200.000.000 2.200.000.000
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính các năm
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP

×