Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Một số giải pháp quản lý chất lượng dự án đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị, nghiên cứu tình huống dự án đầu tư xây dựng hệ thống tiêu úng Đông Sơn - Thanh Hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (624.78 KB, 105 trang )

MỤC LỤC
GIỚI THIỆU CHUNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỰ ÁN VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG ĐÔ THỊ 6
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HỆ THỐNG KÊNH TIÊU ÚNG ĐÔNG SƠN 52
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 92
- 1 -
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU CHUNG
1.1 TÊN ĐỀ TÀI
“Một số giải pháp quản lý chất lượng dự án đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị, nghiên
cứu tình huống dự án đầu tư xây dựng hệ thống tiêu úng Đông Sơn - Thanh Hoá”
1.2 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hạ tầng đô thị (HTĐT) đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của
một nước. Một hệ thống hạ tầng đô thị hiện đại, thông suốt, liên hoàn là động lực
to lớn thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển: Nó góp phần làm giảm đáng kể tiêu hao
lao động xã hội trong quá trình sản xuất kinh doanh (SXKD) và trong lưu thông
phân phối, giảm thời gian đi lại của nhân dân; tăng khả năng tiếp cận thị trường
mua bán trao đổi hàng hoá góp phần tăng trưởng sản xuất xã hội; góp phần làm
đẹp bộ mặt đô thị, cải thiện điều kiện sống của nhân dân nhất là các đô thị tập
trung đông dân cư; tăng cường an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội. Chính
vì vậy phát triển HTĐT là nhiệm vụ hàng đầu của mỗi một quốc gia, phát triển
HTĐT phải đi trước phát triển SXKD một bước.
Để phát triển HTĐT cần phải phát triển cơ sở hạ tầng; phát triển phương tiện; cải
tiến tổ chức, quản lý, khai thác kinh doanh vận tải. Trong đó phát triển cơ sở hạ
tầng là vấn đề then chốt. Các dự án dầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đô thị hầu hết
có vốn đầu tư lớn và có tác động rất lớn đến kinh tế xã hội và môi trường. Các
quyết định đầu tư không đúng đắn, phù hợp sẽ để lại hậu quả to lớn, đặc biệt quan
trọng là lãng phí vốn đầu tư trong điều kiện nước ta đang rất khó khăn về vốn đầu
tư. Trong những năm vừa qua vốn đầu tư cho HTĐT cũng rất lớn.


Công tác quản lý hạ tầng đô thị hiện nay ở nước ta còn rất nhiều bất cập, mỗi một
ngành: Giao thông công chính, Điện lực, Viễn thông… Chính phủ lại phân cấp
quản lý HTĐT theo mảng của mình. Vì vậy, các dự án xây dựng mới hay nâng cấp
HTĐT tại các địa phương thường bị chồng chéo, dự án của ngành này lại ảnh
hưởng hay thậm chí phá hỏng kết cấu HTĐT thuộc quản lý của ngành khác. Ví dụ,
dự án xây dựng mới tuyến cáp điện ngầm của ngành Điện lực lại phá hỏng kết cấu
đường bộ của ngành giao thông mới được đầu tư… Quản lý HTĐT ở các địa
- 2 -
phương nhất là các thành phố lớn của nước ta hiện nay hết sức chồng chéo, không
thống nhất được hệ thống các quy hoạch HTĐT của các ngành dẫn đến lãng phí
rất nhiều nguồn lực, đây chính là nguyên nhân chính giải thích vì sao hệ thống
HTĐT của Việt Nam hiện nay hết sức yếu kém. Trong khi vốn đầu tư vào việc
xây dựng HTĐT chủ yếu là vốn ODA nên nếu Chính phủ, các cấp, các ngành
không sớm phối hợp trong việc kết nối quản lý HTĐT thì việc đầu tư HTĐT sẽ
ngày càng lãng phí và không hiệu quả trong khi đó gánh nặng nợ đọng của Chính
phủ sẽ ngày càng tăng do kết cấu HTĐT không mang lại hiệu quả thúc đẩy kinh tế
xã hội phát triển như kỳ vọng.
Bộ Xây dựng đã báo cáo Chính phủ về việc xây dựng một số Nghị định để tạo hành
lang pháp lý cho công tác quản lý HTĐT trong tương lai. Quản lý các dự án đầu tư
xây dựng cơ sở HTĐT trở thành một vấn đề thời sự nóng bỏng rất cần được quan tâm
hiện nay. Chính vì vậy đề tài “Một số giải pháp quản lý chất lượng dự án đầu tư cơ
sở hạ tầng đô thị, nghiên cứu tình huống dự án đầu tư xây dựng hệ thống tiêu úng
Đông Sơn - Thanh Hoá” do tác giả lựa chọn mang tính thời sự và cấp thiết.
1.3 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Trên cơ sở nghiên cứu, hệ thống hoá và phát triển lý luận về QLDA và nghiên cứu
kinh nghiệm QLDA của thế giới, tiến hành phân tích đánh giá hiện trạng QLDA
cơ sở HTĐT của Việt Nam từ đó đưa ra một số kiến nghị về cải tiến thể chế
QLDA đầu tư cơ sở HTĐT và đề xuất ứng dụng một số kỹ thuật và công cụ hữu
hiệu dùng trong QLDA nhằm góp phần hoàn thiện lý luận và nâng cao chất lượng
QLDA đầu tư cơ sở HTĐT ở thành phố Thanh Hoá.

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Khoa học QLDA có đối tượng nghiên cứu rộng bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau
như: Lý thuyết chung QLDA; quản lý chu kỳ dự án; kỹ thuật và công cụ QLDA.
Các phương tiện quản lý như: Quản lý chiến lược, quản lý sự phối hợp giữa các bộ
phận khác nhau cùng thực hiện dự án, quản lý những tác động đến dự án, quản lý
thời gian, chi phí, thiết bị, con người, thông tin, rủi ro, cung ứng vật tư …
QLDA không chỉ là một khoa học mà còn là một nghệ thuật vì vậy khoa học QLDA
còn nghiên cứu những kỹ thuật quản lý một đội ngũ cùng làm việc và tổ chức bộ máy
- 3 -
QLDA Trong đề tài này tác giả không có tham vọng đề cập đến tất cả các vấn đề của
khoa học quản lý dự án mà chỉ nghiên cứu lý thuyết chung QLDA gắn với mục tiêu
nghiên cứu đề xuất hoàn thiện một số vấn đề về lý luận và về thể chế đồng thời
nghiên cứu ứng dụng một số kỹ thuật và công cụ QLDA hữu hiệu.
Do điều kiện và thời gian có hạn nên trong phạm vi luận văn này, đối tượng
nghiên cứu của đề tài giới hạn ở dự án đầu tư kênh tiêu úng Đông Sơn, một dự
án có ý nghĩa rất lớn trong việc giải quyết úng ngập của thành phố Thanh Hóa
và một số huyện lân cận.
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử được sử dụng như phương
pháp luận nền tảng để nghiên cứu giải quyết các vấn đề cụ thể của đề tài. Tác giả
cũng đã sử dụng một loạt các phương pháp nghiên cứu khoa học khác như phương
pháp phân tích thống kê, sử dụng lôgíc nhân quả, toán xác suất, toán tối ưu …
Luận văn cũng đã dựa vào các khoa học như: Kinh tế đầu tư, quản lý kinh tế, quản
trị doanh nghiệp …
Phương pháp nghiên cứu được thực hiện theo các bước sau:
- Xác định vấn đề cần nghiên cứu;
- Lập kế hoạch nghiên cứu;
- Lấy mẫu;
- Thu thập dữ liệu: Kết hợp nghiên cứu sơ cấp và thứ cấp;
- Xử lý dữ liệu và phân tích dữ liệu;

- Tổng hợp và viết báo cáo.
Tác giả sử dụng số liệu chủ yếu là các tài liệu báo cáo thống kê của thành phố
Thanh Hóa về các dự án đầu tư cơ sở HTĐT và các tài liệu từ các sách báo, số liệu
thống kê của Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và đầu tư….
1.6 NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
- Vận dụng lý thuyết chung về quản lý vào việc phân tích làm rõ một số lý luận
về QLDA nói chung và QLDA đầu tư xây dựng cơ sở HTĐT nói riêng;
- 4 -
- Phát hiện và phân tích rõ những khiếm khuyết, bất cập trong các giai đoạn của
QLDA đầu tư xây dựng cơ sở HTĐT, xác định rõ các nguyên nhân của những
khiếm khuyết này;
- Đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện quản lý chất lượng
dự án đầu tư xây dựng cơ sở HTĐT gồm hai nhóm giải pháp là: Các giải pháp
tăng cường thể chế QLCL dự án đầu tư xây dựng cơ sở HTĐT và các giải
pháp nghiên cứu sử dụng một số kỹ thuật và công cụ QLCL hiện đại.
1.7 NHỮNG HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu do cá nhân độc lập thực hiện, mang nhiều yếu tố chủ quan, vì điều
kiện thời gian và ngân sách có hạn, do đó để có thể có được một nghiên cứu tổng
hợp chi tiết, toàn diện và chính xác, cần thiết phải có một quỹ thời gian dài và
được phối hợp bởi một nhóm nghiên cứu.
Nghiên cứu được dựa trên các số liệu chủ yếu là thứ cấp, những số liệu sơ cấp
được thu thập không đủ để phản ánh khách quan trong công tác QLDA cơ sở
HTĐT dẫn đến những hạn chế trong quá trình nghiên cứu.
Nghiên cứu chủ yếu mang tính đề xuất và cùng với sự thay đổi nhanh chóng của
nền kinh tế thị trường và các hành lang pháp lý của Chính phủ, do đó sẽ khó tránh
khỏi những thiếu sót và có thể không phù hợp với yêu cầu quản lý các dự án đầu
tư cơ sở HTĐT trong tương lai. Vì vậy, nghiên cứu cần tiếp tục được hoàn thiện
và điều chỉnh cho phù hợp.
1.8 KẾT CẤU NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài gồm bốn chương:

Chương I: Giới thiệu chung
Chương II: Cơ sở lý luận về dự án và quản lý chất lượng dự án đầu tư cơ sở HTĐT
Chương III: Một số giải pháp quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng hệ thống
kênh tiêu úng Đông Sơn – Thanh Hoá
Chương IV: Kết luận, kiến nghị
- 5 -
CHƯƠNG II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỰ ÁN VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG ĐÔ THỊ
2.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QLDA
Trên thế giới, cùng với công cuộc cải tổ doanh nghiệp, những phương pháp quản
lý mới ra đời nhằm đáp ứng điều kiện môi trường của các doanh nghiệp đã và
đang thay đổi rất nhanh: Toàn cầu hoá, cạnh tranh khốc liệt, cách mạng khoa học
kỹ thuật có những bước tiến nhảy vọt… đòi hỏi không ngừng cải tiến quản lý
nhằm nâng cao hiệu quả SXKD. QLDA dần hình thành và trở thành một ngành
khoa học độc lập, bắt đầu bằng sự ra đời của Viện Nghiên cứu QLDA ở Mỹ năm
1969, tuy nhiên năm 1981 Ban giám đốc Viện mới quyết định tập trung nghiên
cứu phát triển các khái niệm về QLDA cũng như các quy trình QLDA và QLDA
được xem là một nghề độc lập. Trong vòng hơn hai thập kỷ qua QLDA trở thành
vấn đề thời sự nóng bỏng của nhiều tổ chức và quốc gia trên thế giới nhằm đầu tư
một cách có hiệu quả nhất.
Ngày nay ở các nước tiên tiến đều có các tổ chức chuyên nghiên cứu về QLDA.
Có nhiều tài liệu nghiên cứu về QLDA ở nhiều khía cạnh khác nhau đã du nhập
vào Việt Nam (tuy chưa được phổ biến rộng rãi) song chủ yếu tập trung vào: Phân
tích hiệu quả kinh tế, tài chính dự án; các kỹ thuật và công cụ QLDA, đặc biệt là
các kỹ thuật và công cụ trong giai đoạn hình thành dự án và các công cụ lập kế
hoạch, tổ chức, kiểm tra dự án; các quy trình QLDA, các nghiên cứu khả thi dự
án; quản lý rủi ro của dự án.
Ở Việt Nam, thực hiện chính sách kinh tế đổi mới của Đảng và Nhà nước ta với
chính sách thu hút đầu tư, rất nhiều các tập đoàn, doanh nghiệp trên thế giới đã

đầu tư vào Việt Nam. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam 9 tháng đầu năm
2008 đạt mức cao nhất trong 10 năm qua là 57 tỷ USD (gấp 3 lần năm 2007) và
xấp xỉ vốn FDI vào Trung Quốc năm 2007 là 60 tỷ USD (nguồn
www.vneconomic.com). QLDA theo tiêu chuẩn quốc tế trên thực tế đã dần dần được
hình thành ở Việt Nam. Có nhiều nghiên cứu về QLDA song các nghiên cứu này
chỉ tập trung vào các nội dung: Phân tích đánh giá dự án về tài chính và kinh tế xã
hội; lập dự án đầu tư; quản trị thực hiện dự án đầu tư trong đó đề cập đến các kỹ
- 6 -
thuật và công cụ lập kế hoạch thực hiện dự án, kiểm soát tài chính và tiến độ của
dự án; phần mềm QLDA.
Trong lĩnh vực xây dựng HTĐT cũng có những nghiên cứu chuyên biệt có ích cho
vận dụng lý luận và tổng kết thực tiễn, QLDA đầu tư cơ sở HTĐT tập trung vào các
kinh nghiệm đúc kết từ thực tế QLDA đầu tư xây dựng cơ sở HTĐT của Việt Nam
(đấu thầu, sử dụng tư vấn, GPMB …) các vấn đề tổ chức quản lý xây dựng HTĐT,
tổ chức hoạt động SXKD của doanh nghiệp đầu tư, xây dựng HTĐT; đánh giá dự
án đầu tư trong HTĐT; quản trị dự án đầu tư trong HTĐT đề cập đến các công cụ
lập kế hoạch, quản lý nhân lực, quản lý rủi ro, quản lý thời gian và ngân sách.
Tuy nhiên vẫn còn một số lĩnh vực ít được quan tâm nghiên cứu cụ thể là: QLDA
đòi hỏi các nhà quản lý phải có một tư duy mới có những đặc thù khác với quản lý
chung, có thể gọi là “tư duy QLDA” áp dụng cho các dự án đầu tư cơ sở HTĐT
làm cơ sở, nền tảng cho việc xây dựng các quy trình, quy chế QLDA cũng như
phát triển các kỹ thuật và công cụ QLDA trong lĩnh vực đầu tư xây dựng HTĐT.
Vấn đề vận dụng các công cụ QLDA hữu hiệu trong quản lý dự án đầu tư cơ sở
HTĐT còn ít được chú ý tới: Như trình bày ở trên, đã có một số tài liệu nghiên cứu
về quản trị dự án đầu tư giới thiệu về các công cụ lập kế hoạch như sơ đồ PERT,
lịch GANTT, phương pháp đường quyết định CPM cũng như phương pháp kiểm tra
tiến độ và tài chính của dự án song chỉ dừng ở mức độ nghiên cứu lý thuyết. Các
nguyên lý này khó ứng dụng cho dự án đầu tư xây dựng HTĐT vì quy mô lớn.
Cũng có một số tài liệu giới thiệu về phần mềm QLDA MS Project song nội dung
chỉ đơn thuần là tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm này (tác giả của các tài liệu

này đều là các chuyên gia tin học), một vài tài liệu có đề cập thêm phần lý thuyết
quản trị mạng và quản trị các nguồn lực. Nhìn chung trong phần hướng dẫn sử
dụng phần mềm có nhiều vấn đề nêu ra thuộc về khoa học QLDA rất trừu tượng,
khó hiểu. Điều quan trọng chính là vì trong nội dung của các tài liệu viết về phần
mềm QLDA hiện đang lưu hành ở Việt Nam chưa đưa ra các khái niệm liên quan
đến QLDA mà phần mềm này đòi hỏi nên người đọc rất khó ứng dụng vào thực
tế, nếu có chỉ giới hạn ở mức dùng phần mềm này để thiết kế lịch làm việc và báo
cáo tiến độ thực hiện dự án (lịch Gantt) của một dự án được lập thủ công. Công
dụng quan trọng nhất của phần mềm QLDA là tối ưu hoá kế hoạch lập ra bằng
- 7 -
việc lựa chọn các phương án sử dụng nguồn nhân lực và thời gian thực hiện các
công việc của dự án khác nhau nhằm tối thiểu chi phí, đảm bảo thời gian cho phép
thực hiện dự án, là công cụ rất hữu ích trong quản lý thời gian, quản lý chi phí dự
án song vấn đề này còn ít được quan tâm.
Bên cạnh đó còn có các công cụ QLDA hữu hiệu khác ít được đề cập đến như
khung logíc của dự án, kỹ thuật và công cụ phân tích ảnh hưởng của môi trường
và của các bên tham gia dự án đến dự án …
Hệ thống các văn bản hành lang pháp lý của Nhà nước về QLDA đầu tư xây dựng
công trình đã được ban hành, song vẫn còn có những bất cập cần nghiên cứu hoàn
thiện từng bước. Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhu cầu
phát triển cơ sở HTĐT vô cùng lớn, Đảng và Nhà nước ta chủ trương tiếp tục đầu tư
mạnh mẽ hơn nữa để phát triển cơ sở HTĐT bằng nhiều hình thức, nguồn vốn khác
nhau. Điều đó đòi hỏi công tác QLDA đầu tư xây dựng cơ sở HTĐT phải phát triển
kịp thời, đảm bảo các công trình HTĐT có chất lượng; hiệu quả kinh tế; phù hợp với
môi trường tự nhiên, xã hội và phát triển bền vững. Muốn vậy, các nhà QLDA phải
đổi mới tư duy theo “tư duy QLDA”, tăng cường thể chế QLDA đầu tư cơ sở HTĐT,
sử dụng tập hợp các kỹ thuật và công cụ QLDA tiên tiến theo các quy trình QLDA
hiện đại, các đề xuất của tác giả trong luận văn sẽ tập trung vào các vấn đề này.
2.2 DỰ ÁN ĐẦU TƯ
2.2.1 Khái niệm dự án đầu tư

Có rất nhiều cách định nghĩa về dự án:
Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá ISO trong tiêu chuẩn ISO 9000:2000 định
nghĩa như sau: “Dự án là một quá trình đơn nhất, gồm một tập hợp các hoạt động
có phối hợp và được kiểm soát, có thời hạn bắt đầu và kết thúc, được tiến hành để
đạt được một mục tiêu phù hợp với các yêu cầu quy định bao gồm cả các ràng
buộc về thời gian, chi phí và nguồn lực”.
Theo Tiến sỹ Ben Obinero Uwakweh trường đại học Cincinnati - Mỹ: “Dự án là sự
nỗ lực tạm thời được tiến hành để tạo ra một sản phẩm hoặc dịch vụ duy nhất”.
Theo PGS.TS Trịnh Quốc Thắng: “Dự án là sự chi phí tiền và thời gian để thực
hiện một kế hoạch nhằm mục đích cho ra một sản phẩm duy nhất”.
- 8 -
Từ khía cạnh này, dự án được hiểu là một tập hợp các hoạt động phụ thuộc lẫn
nhau của một quá trình duy nhất dẫn đến việc tạo ra một sản phẩm hoặc một dịch
vụ được xác định rõ trước nhằm đáp ứng một hoặc một số mục đích cụ thể có tính
thời điểm, trong một hoàn cảnh hạn chế về tài chính, vật tư, nhân lực và thời gian.
Theo bách khoa toàn thư từ “Project” (dự án) được dịch nghĩa là “điều mà người
ta có ý định làm” hay “đặt kế hoạch cho một ý đồ, quá trình hành động”.
Theo Luật Xây dựng năm 2003 được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003 thì “Dự án đầu tư
xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây
dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát
triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một
thời hạn nhất định”.
Đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ sở HTĐT, sản phẩm là các công trình như
đường xá, cầu, cống, hệ thống thoát nước … được xây dựng mới hoặc nâng cấp,
cải tạo nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, đi lại phục vụ phát triển kinh tế xã hội.
Do đó có thể biểu diễn dự án đầu tư cơ sở HTĐT như sau:
=
Hình 2.1. Mô hình dự án đầu tư cơ sở HTĐT
(Nguồn: Quản lý dự án đầu tư xây dựng, PGS.TS Trịnh Quốc Thắng, 2007)

2.2.2 Tính chất của dự án
Dự án được làm rõ quan hệ giữa người có yêu cầu và người thực hiện được cụ thể
hoá thông qua một uỷ nhiệm (giao việc) hoặc hợp đồng. Người có yêu cầu là
người mua hoặc người sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ yêu cầu đó, họ có thể là
khách hàng hoặc là lãnh đạo cấp trên. Người thực hiện là người được uỷ nhiệm,
người được giao phó quản lý việc thực hiện dự án còn gọi là Giám đốc dự án. Đối
với các dự án đầu tư cơ sở HTĐT, chủ đầu tư (thường là UBND các tỉnh, huyện,
thị, thành phố hoặc các Ban QLDA), sẽ ký hợp đồng với tư vấn và các nhà thầu để
thực hiện dự án.
- 9 -
Dự án đầu tư
cơ sở HTĐT
Công trình HTĐT
Kế hoạch + Tiền
+ Thời gian +
Đất
Ngoài người có yêu cầu và giám đốc dự án còn có nhiều tác nhân khác như
êkíp thực hiện dự án, người cấp vốn, các nhà cung cấp các sản phẩm và dịch vụ
chuyên môn và các đại diện của các lĩnh vực khác của môi trường ảnh hưởng
tác động đến dự án.
Bên cạnh bản chất riêng của mỗi dự án, các dự án đều có những tính chất chung
phân biệt dự án với các hoạt động SXKD khác của con người, đó là:
i) Tính mới, tính duy nhất: Nhìn chung, nói đến một dự án là bao hàm việc làm
ra một cái mới chưa từng được làm trước đây bằng một phương pháp trong
cùng một bối cảnh hoàn toàn chính xác như nhau. Dĩ nhiên là mức độ mới,
duy nhất của các dự án rất khác nhau. Tính chất này là sự khác nhau cơ bản
phân biệt dự án với các hoạt động khác có tính chất lặp đi lặp lại và liên tục
theo một chương trình được thiết lập trước.
ii) Tính chất giới hạn về thời gian thực hiện: Bản chất của dự án là nhất thời,
một dự án luôn được xác định trước thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc.

Thời gian của dự án có thể là ngắn (trong vài tuần) cũng có thể là dài (trong
nhiều năm) tuỳ theo quy mô của dự án.
iii) Bị gò bó trong những ràng buộc nghiêm ngặt: Dự án được thực hiện là để
thoả mãn khách hàng, những đòi hỏi của khách hàng được phân loại theo 4
ràng buộc mà dự án phải tuân thủ:
- Các yêu cầu về tính năng của sản phẩm, dịch vụ: Đối với các dự án đầu tư cơ
sở HTĐT đó là các yêu cầu về chức năng của công trình, nó quyết định quy
mô và các chỉ tiêu kỹ thuật của công trình;
- Các định mức về chất lượng của sản phẩm, dịch vụ: Các dự án đầu tư cơ sở
HTĐT phải tuân thủ các tiêu chuẩn về thiết kế, thi công;
- Thời hạn bàn giao sản phẩm, dịch vụ;
- Chi phí của dự án.
Mức độ ưu tiên của 4 nhóm ràng buộc này của dự án cũng thay đổi tuỳ theo sự đòi
hỏi tại mỗi một thời điểm.
- 10 -
Bối cảnh của dự án Ràng buộc ưu tiên
Bối cảnh kinh tế khó khăn Chi phí của dự án
Thoả mãn khách hàng đảm bảo sự phát triển của
doanh nghiệp trong tương lai dài hạn
Hiệu suất, chất lượng sản
phẩm, dịch vụ
Yêu cầu khẩn cấp, tầm quan trọng của cạnh tranh Thời hạn hoàn thành dự án
Tầm quan trọng của an toàn
Tiêu chuẩn kỹ thuật của sản
phẩm, dịch vụ
Bảng 2.1. Các ràng buộc ưu tiên tuỳ thuộc vào bối cảnh của dự án
iv) Một chu kỳ sống biến động: Chu kỳ sống của dự án bắt đầu khi xuất hiện một
mong muốn hoặc một nhu cầu của người yêu cầu và nếu mọi việc hoàn thành tốt
đẹp nó sẽ được kết thúc sau khi bàn giao cho người yêu cầu này một sản phẩm,
dịch vụ như là một sự thoả mãn nhu cầu của họ. Có nhiều cách nhìn khác nhau về

chu kỳ sống của dự án, thông thường người ta chia thành ba giai đoạn:

Giai đoạn xác định dự án và chuẩn bị đầu tư:
- Giai đoạn xác định dự án: Trong giai đoạn này nhu cầu được làm rõ, các
mục tiêu đã xác định cụ thể và về tổng quan dự án đã được xác định rõ sản
phẩm mà nó phải bàn giao, các ràng buộc phải tuân theo và chiến lược thực
hiện. Đối với các dự án đầu tư cơ sở HTĐT việc xác định dự án căn cứ vào
các quy hoạch phát triển HTĐT, các quy hoạch này đưa ra danh mục các dự án
ưu tiên là cơ sở để lựa chọn các dự án đầu tư.
- Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: Nhằm xác định mục đích đầu tư (sự cần thiết
phải đầu tư), xác định quy mô, phạm vi của dự án, khẳng định tính khả thi
của dự án về thị trường, công nghệ, tài chính, đánh giá tác động xã hội và
môi trường của dự án.
Dự án đầu tư xây dựng cơ sở HTĐT theo quy định Luật Xây dựng 2003 và Nghị
định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về QLDA đầu tư xây
dựng công trình; Các dự án đầu tư xây dựng phải thực hiện lập dự án đầu tư xây
dựng công trình (trừ các công trình sử dụng cho mục đích tôn giáo, công trình
xây dựng quy mô nhỏ chỉ cần lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật), các dự án quan
trọng quốc gia phải làm báo cáo đầu tư xây dựng công trình để trình Quốc hội
- 11 -
thông qua chủ trương và cho phép đầu tư, các dự án nhóm A phải lập báo cáo đầu
tư xây dựng công trình để trình Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư.
Nội dung của các nghiên cứu này nhằm khẳng định sự cần thiết phải đầu tư,
quy mô đầu tư, tổng mức đầu tư, giải pháp công nghệ, khẳng định tính khả thi
của dự án về mặt thị trường, khả thi kỹ thuật (các giải pháp thực hiện dự án),
khả thi về tài chính (khả năng cấp vốn, phân tích hiệu quả tài chính, kinh tế),
đánh giá tác động môi trường của dự án

Giai đoạn thực hiện dự án:
Trong giai đoạn này sản phẩm hoặc dịch vụ được thực hiện theo thiết kế và kế

hoạch đã lập phù hợp với những đòi hỏi của người yêu cầu. Đối với các dự án
đầu tư xây dựng cơ sở HTĐT trong giai đoạn này nhà thầu thực hiện xây dựng
công trình, chủ đầu tư giám sát về tiến độ, tài chính và các điều kiện của hợp
đồng, cục giám định và quản lý chất lượng công trình HTĐT quản lý về chất
lượng công trình cũng như tiến độ thực hiện.

Giai đoạn kết thúc dự án:
Trong giai đoạn này sản phẩm hoặc dịch vụ được cung cấp cho người yêu
cầu, dự án được đánh giá và thực hiện các công việc kết thúc QLDA. Đối với
các dự án đầu tư xây dựng cơ sở HTĐT trong giai đoạn này nhà thầu, tư vấn
và chủ đầu tư hoàn tất hồ sơ hoàn công, kết thúc các hợp đồng và các thủ tục
khác theo quy định hiện hành, Cục Giám định và Quản lý Chất lượng công
trình đánh giá thẩm định chất lượng công trình. Ở các địa phương là Sở Xây
dựng chuyên ngành.
- 12 -
Xác định dự án và chuẩn bị Thực hiện dự án Kết thúc dự án
đầu tư
Các giai đoạn của dự án
Hình 2.2. Mô hình chu kỳ của một dự án
Theo mô hình này: Mức độ sử dụng các nguồn lực (vật tư, máy móc, nhân lực) tăng
dần và cao nhất ở giai đoạn thực hiện dự án, nó tỷ lệ thuận với chi phí của dự án. Giai
đoạn đầu được kết thúc bằng quyết định của người yêu cầu, đối với các dự án đầu tư
cơ sở HTĐT thì chính là quyết định cho phép thực hiện đầu tư, tuỳ theo loại dự án
thẩm quyền thuộc Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT, Bộ Xây dựng, UBND tỉnh ra
quyết định. Còn giai đoạn thực hiện dự án kết thúc khi công trình bàn giao đưa vào sử
dụng. Hiện nay công tác đánh giá hiệu quả đầu tư cơ sở HTĐT sau dự án còn chưa
được quan tâm.
Với các dự án đầu tư cơ sở HTĐT giai đoạn xác định dự án: Dự báo và lập quy
hoạch tổng thể HTĐT vùng hoặc quy hoạch chi tiết HTĐT chuyên ngành. Giai
đoạn chuẩn bị đầu tư, cần tổ chức tư vấn thiết kế; chuyên gia dự báo, phân tích

kinh tế xã hội; chuyên gia môi trường. Còn giai đoạn thực hiện dự án thường đòi
hỏi các nhà kế hoạch xây dựng kế hoạch chi tiết để thực hiện dự án, các nhà thiết
kế kỹ thuật và một số lượng lớn các nguồn lực đặc biệt là vật tư, thiết bị, công
nhân xây dựng thực hiện thi công xây lắp …, trong nhiều trường hợp nó được giao
một phần cho các nhà thầu phụ thông qua các hợp đồng phụ (B’).
v) Nhiều người tham gia dự án với nguồn gốc khác nhau: Họ đến từ nhiều
đơn vị trong cùng một tổ chức hoặc nhiều tổ chức khác nhau. Trong các dự án
những người tham gia có chuyên môn khác nhau và văn hoá của họ cũng rất
đa dạng, đặc biệt có nhiều dự án đầu tư cơ sở HTĐT được thực hiện trên một
phạm vi địa lý rất rộng lớn qua nhiều tỉnh, thành phố và có rất nhiều tổ chức
cùng tham gia. Tính chất này của dự án dẫn đến hai hậu quả rất quan trọng:
- Dễ thấy trong một dự án rất khó để các bên tham gia dự án có chung quyền
lợi, định hướng và mục tiêu;
- Người phụ trách dự án khó khăn hơn trong việc quản lý, điều phối các nguồn
lực so với lãnh đạo của một đơn vị truyền thống.
vi) Một bối cảnh không ổn định (không chắc chắn): Đem đến cho dự án những
rủi ro, mạo hiểm. Đặc tính này càng được thể hiện rõ ở các dự án đầu tư cơ sở
- 13 -
HTĐT do chịu tác động rất lớn bởi các yếu tố môi trường: Địa chất, thuỷ văn,
cơ chế chính sách, nguồn vốn… Dĩ nhiên tất cả các dự án không chịu cùng một
mức độ không chắc chắn, nó phụ thuộc vào: Tầm cỡ; mức độ mới của dự án,
công nghệ sử dụng; mức độ đòi hỏi của các ràng buộc về chất lượng, thời gian
và chi phí; tính phức tạp và tính không thể dự báo được của môi trường dự án;
số lượng nguồn khác nhau.
2.2.3 Phân loại dự án
 Phân loại theo mức độ mới (tính mới) của dự án: Phân loại dự án căn cứ vào
mức độ đổi mới trong sản phẩm và mức độ đổi mới trong quá trình sản xuất:
- Các dự án đổi mới: Các dự án này được lập nhằm tạo ra các sản phẩm mới
hoặc thiết lập các quy trình sản xuất khác về căn bản so với hiện tại.
- Các dự án phát triển: Đây là những dự án thực hiện một mức độ đổi mới nhất

định về sản phẩm và quy trình sản xuất. Nó cho phép đồng thời cải tiến nhiều
chỉ tiêu có tác động đến năng lực, hiệu suất.
- Các dự án cải tiến: Là những dự án nhằm cải tiến sản phẩm và quy trình sản
xuất hiện tại làm giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu suất sản phẩm.
- Dự án nghiên cứu và phát triển: Các dự án loại này được lập nhằm hình thành
các kiến thức mới, sử dụng vật liệu mới, công nghệ mới tạo thuận lợi phát
triển kinh doanh, nó nằm ngoài quy trình phát triển kinh doanh nhưng nó báo
trước được hiệu quả khi áp dụng.
Theo cách phân loại này các dự án đầu tư cơ sở HTĐT có thể được phân loại như sau:
- Các dự án đầu tư mới HTĐT;
- Các dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng các HTĐT;
- Các dự án khôi phục, cải tạo các HTĐT;
- Các dự án bảo vệ môi trường và an toàn giao thông.
 Phân loại theo tính chất và quy mô của dự án đầu tư: Dự án đầu tư trong
nước được phân loại thành ba nhóm: A, B, C để phân cấp quản lý. Tiêu chí
chủ yếu để phân nhóm là tổng mức đầu tư bên cạnh đó còn căn cứ vào tầm
- 14 -
quan trọng của lĩnh vực đầu tư, nội dung cụ thể như trong phụ lục “Phân loại
dự án đầu tư xây dựng công trình” ban hành kèm theo Nghị định số
16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ.
 Phân loại theo nguồn vốn đầu tư:
- Các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước; Các dự án sử dụng vốn tín dụng
thương mại do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà
nước; Các dự án sử dụng vốn đầu tư của các doanh nghiệp Nhà nước;
- Các dự án đầu tư của tư nhân, tổ chức kinh tế không thuộc doanh nghiệp
Nhà nước;
- Các dự án hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế (vốn ODA); Các dự án vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài; Các dự án sử dụng vốn hợp tác liên doanh với các tổ chức kinh tế
trong và ngoài nước.
Ứng với mỗi loại dự án này, Nhà nước quy định những quy chế quản lý riêng

được quy định trong Luật Xây dựng và Nghị định số 16, 112 của Chính phủ về
QLDA đầu tư xây dựng công trình.
2.3 QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
2.3.1 Các phương pháp QLDA mới hiện nay
Cuối thể kỷ 20, MTKD của các doanh nghiệp có những thay đổi lớn: Cung thường
xuyên vượt cầu, xu thế hội nhập, toàn cầu hoá, sự phát triển vượt bậc của công
nghệ thông tin làm cho cạnh tranh ngày càng khốc liệt, trong bối cảnh đó doanh
nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải thực hiện cải tổ, từ đó các phương pháp
quản lý mới ra đời.
 Quản lý chất lượng tổng thể “Total Quality Management” (TQM):
Nhằm đạt được thành công trong tương lai dài hạn nhờ việc thoả mãn khách
hàng dựa trên sự tham gia của tất cả các thành viên của một tổ chức nhằm cải
tiến các quy trình, sản phẩm dịch vụ và văn hoá của tổ chức. Áp dụng TQM
năng lực của doanh nghiệp được cải thiện trên các phương diện sau: Thoả
mãn khách hàng và mở rộng thị trường; giảm sai sót, nâng cao chất lượng;
khuyến khích các nhân viên nâng cao NSLĐ; phát triển sản phẩm; giảm chi
- 15 -
phí sản xuất; giảm thời gian của chu kỳ sản xuất; tăng khả năng cạnh tranh
của doanh nghiệp.
 Đúng thời gian “Just in time”: Là việc sản xuất và bàn giao sản phẩm đúng
thời gian. Các thành phần của sản phẩm xuất xưởng đúng thời gian để nó được
ghép với các sản phẩm hoàn thành. Vật tư được nhập về đúng thời gian để chế
biến. Để thực hiện được điều đó, “Just in time” phải nhằm loại bỏ:
- Lãng phí vật chất: Hàng trong kho nhiều, nguy cơ lỗi thời do tồn kho quá lâu;
- Lãng phí thời gian: Thời gian chờ giữa hai tác nghiệp,…
- Lãng phí công sức: Sản phẩm lỗi phải sửa, đổi hoặc khách hàng trả lại…
 Kỹ thuật cạnh tranh (concurrent engineering): Áp dụng ngay từ khi hình
thành sản phẩm, các chức năng của doanh nghiệp như: sản xuất, dịch vụ sau
bán. Nó hoàn toàn đối lập với việc phân chia trách nhiệm quản lý giữa hình
thành (sản phẩm, dự án) và thực hiện đã được ghi trong mô hình tổ chức của

Henry Fayol và Frederich Taylor. 5 điểm cần tuân theo khi áp dụng
“concurrent engineering”:
- Chuẩn bị trước sự phát triển bằng nghiên cứu cung cấp đồng thời các giải pháp
và các công cụ để hình thành dự án một cách tốt nhất và nhanh nhất.
- Đầu tư thêm vào thời kỳ trước dự án đó là thời kỳ nghiên cứu khả thi, chỉ rõ
nhu cầu và cái nhìn tổng quan về sản phẩm, các quy trình và dịch vụ.
- Lập kế hoạch quản lý tiến độ và đẩy nhanh các công việc của dự án có thể thực
hiện đồng thời. Công việc này là một sự chuẩn bị, hợp tác dịch vụ và các đối tác.
- Phối hợp giữa nhà cung cấp và nhà thầu phụ: Nghiên cứu đối tác, sự kết
hợp của họ, sau đó phát triển quan hệ thật sự với đối tác, chia sẻ thông tin
kỹ thuật và chi phí.
Mô hình hoá các quy trình phát triển mới bằng việc áp dụng hệ thống QLCL (ISO
9001, RAQ 1…), áp dụng “kỹ thuật cạnh tranh”: Mạng PER-Program Evaluation
and Review Technique, sơ đồ Gantt, CPM-Critical Part Method, QFD-Quality
Funtional Deployment, DFO- Design For Operation, nghiên cứu khả thi…
2.3.2 Khái niệm và tính chất của QLDA đầu tư
2.3.2.1. Khái niệm QLDA đầu tư
- 16 -
Nếu dự án được hiểu là đề xuất thay đổi một hệ thống vật chất (và có thể cả trạng
thái tinh thần) nào đó thì QLDA chính là quản lý những thay đổi đó. QLDA là
nghệ thuật chỉ đạo, điều phối các nguồn nhân lực, thiết bị và vật tư trong suốt chu
kỳ của dự án thông qua việc sử dụng các kỹ thuật quản lý hiện đại và phù hợp để
đạt được những mục đích đã được xác định trước theo các tiêu chí sau: Quy mô,
phạm vi của sản phẩm hoặc dịch vụ; chi phí; thời gian; chất lượng; thoả mãn
khách hàng và các bên tham gia.
Đối với các dự án đầu tư cơ sở HTĐT, sản phẩm của dự án là một công trình cụ
thể (đường giao thông, cầu cống, cấp thoát nước ); chi phí của dự án là tổng mức
đầu tư của công trình được phê duyệt trước; tiến độ thực hiện được dự kiến trước;
chất lượng công trình phải tuân theo các quy chuẩn chất lượng về thiết kế thi
công. Tất cả các tiêu chí này đều được thể hiện trong dự án đầu tư xây dựng công

trình và phải đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương nơi
thực hiện dự án.
Dưới góc độ quản trị học, QLDA đầu tư được định nghĩa như sau: “QLDA đầu tư
là sự tác động của chủ đầu tư và các chủ thể có liên quan khác đến quá trình lập
và thực hiện dự án đầu tư bằng uỷ nhiệm hoặc ký kết hợp đồng với các đơn vị
thực hiện; thông qua sử dụng các công cụ và kỹ thuật quản lý và một mô hình tổ
chức không có tính tập trung cao, mềm dẻo, linh hoạt để dự án được thực hiện
trong những ràng buộc về chi phí, thời gian và các nguồn lực”.
2.3.2.2 Tính chất của quản lý dự án
Khoa học mới về QLDA chứa đựng các tính chất có quan hệ hữu cơ và tác động
qua lại với nhau đó là:
Văn hoá đặc biệt được hiểu là tập hợp các giá trị về nhận thức, thái độ, cách ứng
xử của người tham gia dự án. Các giá trị chủ yếu của văn hoá QLDA là: Quan điểm
thoả mãn khách hàng; xem xét môi trường của dự án; sáng kiến, khả năng khống
chế rủi ro; phân chia trách nhiệm; tính chặt chẽ, kỷ luật tự giác; đòi hỏi năng lực;
hợp tác Đó là một văn hoá yêu cầu rất cao, khuyến khích được mọi người có quan
hệ đến dự án.
Phương thức tổ chức đặc biệt. Đối lập với quản lý tổ chức chỉ đạo theo kiểu cấp
bậc, nó đề cao vai trò hoà nhập các bộ phận của giám đốc điều hành dự án: Ê kíp dự
- 17 -
án có chuyên môn khác nhau, các bộ phận phân công, hợp tác chặt chẽ; cấu trúc ít
cấp chỉ đạo, quản lý linh hoạt; quan hệ đồng cấp được coi trọng hơn quan hệ cấp
trên, cấp dưới; cơ chế quản lý hiệu quả quan hệ giữa các nhân tố bên trong và bên
ngoài dự án.
Mỗi giai đoạn của dự án tương ứng với các kỹ thuật và công cụ: Giai đoạn xác định
dự án sử dụng các kỹ thuật và công cụ đánh giá như phân tích lợi ích/chi phí, tổng
hợp kỹ thuật “triển khai chức năng chất lượng”; công cụ đánh giá tác động môi
trường và các bên liên quan đến dự án; quản lý rủi ro; khung lôgic của dự án…
- Giai đoạn xác định dự án và chuẩn bị đầu tư: (Xin chủ trương QH, khảo sát
địa hình, lập QHCT 1/500, khảo sát ĐCCT, lập dự án đấu tư, xin thoả thuận

quy hoạch, đánh giá ĐTM, đền bù GPMB, thiết kế kỹ thuật - lập dự toán chi
tiết…) sử dụng kỹ thuật nghiên cứu khả thi về thị trường, khả thi kỹ thuật, khả
thi tài chính, khả thi môi trường, điều chỉnh khung lôgic…
- Giai đoạn thực hiện dự án (Hồ sơ mời thầu, đấu thầu, hợp đồng xây lắp, thi
công HTKT, lắp đặt thiết bị, nghiệm thu - bàn giao, vận hành dự án…): dùng
cấu trúc phân chia công việc; lập kế hoạch mạng; lịch Gantt, đường quyết
định; Phân công lao động; quản lý chất lượng; quản lý chi phí quản lý rủi ro;
quản lý tiến độ;…
- Giai đoạn kết thúc dự án (đánh giá hiệu quả tài chính, hiệu quả KTXH…): sử
dụng các kỹ thuật đánh giá chất lượng, hiệu quả đầu tư
Ta có thế khái quát dự án bằng mô hình chung về QLDA đầu tư như sau:

- 18 -
Các nguồn bên trong
Tổ chức bên trong dự án
Các
bên
tham
gia
dự
án
Phạm vi quy mô Thời gian
Các chức năng của QLDA:
Lập kế hoạch
Tổ chức
Chỉ đạo, điều phối
Kiểm tra, giám sát
Quản lý mặt phân giới
Chât lượng Chi phí
Môi

trường
của dự
án
Địa lý tự nhiên
Chính sách
Xã hội
Luật pháp
Công nghệ
Kinh tế
Khách hàng
Người cấp vốn
Nhà cung cấp
Nhà thầu phụ
Người sử dụng
Các nhóm xã
hội
Hình 2.3 Mô hình QLDA
Trung tâm mô hình gồm bốn chức năng quản lý truyền thống và chức năng riêng của
QLDA. Phương pháp QLDA là phân nhỏ dự án thành các phần việc đơn giản. Vì
vậy, việc quản lý các bộ phận của dự án là một chức năng quan trọng, nó quyết định
thành công của dự án. Ngoài ra dự án bị ảnh hưởng rất lớn bởi môi trường bên trong
và bên ngoài của nó, đòi hỏi các nhà QLDA phải dự kiến, đánh giá được các ảnh
hưởng này để có điều chỉnh kịp thời tạo ra một môi trường tốt nhất cho dự án.
2.3.3 Nội dung của QLDA đầu tư
QLDA là một quá trình phải bắt đầu từ giai đoạn xác định dự án, chuẩn bị đầu
tư đến khi kết thúc, từ giai đoạn nghiên cứu cơ hội đầu tư đến giai đoạn thực
hiện các kết quả đầu tư. Quá trình quản lý dự án được mô tả trong (hình 2.3).
Xét theo đối tượng quản lý, nội dung chủ yếu của quản lý dự án bao gồm các
nội dung trình bày ở (hình 2.4, 2.5)
- 19 -

Xác định nhu cầu về
sản phẩm - dịch vụ
dự án
Nghiên cứu tiền khả thi
Nghiên cứu khả thi
(phát triển dự án)
Xây dựng kế
hoạch
Dự trù ngân
sách, nguồn lực
Lựa chọn quy
trình công nghệ
Tổng hợp kế hoạch dự án
Thực hiện dự án
Kiểm soát, điều phối dự án
Kết thúc đầu tư - Đánh giá
Hình 2.4 Quy trình QLDA
 Các bước thực hiện:
- Xác định mục tiêu dự án một cách rõ ràng
- Phân chia công việc dự án thành các gói công việc nhỏ; Xác định các hoạt
động chuyên biệt cho từng gói công việc
- Lập mạng biểu đồ công việc; Xác định thời gian dự kiến cho mỗi công việc;
chi phí dự kiến cho mỗi công việc
- Tính toán lịch biểu và ngân quỹ cho dự án
Hình 2.5 Mô hình hoạt động QLDA đầu tư cơ sở HTĐT
- 20 -
Dự án
đầu tư
HTĐT
Thiết kế KT,

dự toán
Kế hoạch,
HSMT
Đưa vào sử dụng
Khảo sát
địa hình
Lập QHCT
TL 1/500
Lập DAĐT,
TKCS
Khảo sát

ĐCCT
Thiết kế
công nghệ
Kế hoạch,
HSMT
Đấu thầu
Hợp đồng
cung cấp
Thi công
Đấu thầu
PA đền bù
GPMB
Đền bù
GPMB
Hợp đồng
thuê đất
Cắm mốc,
giao đất

Lắp đặt
Nghiệm thu,
bàn giao
Xin thoả
thuận QH
Đánh giá
ĐTM
Phê duyệt
dự án
Phản hồi dự án
Rút kinh nghiệm
(Nguồn: Quy trình quản lý dự án PMUTH, 2007)
- 21 -
Quản lý dự án
Quản lý
sự hoà nhập dự
án
Quản lý
phạm vi dự án
Quản lý
tiến độ dự án
Phát triển kế hoạch dự
án
Thực hiện kế hoạch
dự án
Kiểm soát toàn bộ sự
thay đổi
Khởi đầu
Lập kế hoạch phạm vi
Xác định phạm vi

Kiểm tra phạm vi
Kiểm soát sự thay
ổi phạm vi
Xác định hoạt động
Sắp xếp thứ tự các
hoạt động
Ước tính thời gian thực
hiện hoạt động
Xây dựng lịch thực
hiện dự án
Kiểm soát lịch thực
hiện dư án
Quản lý
thông tin dự án
Quản lý
rủi ro dự án
Quản lý
việc cung ứng
Lập kế hoạch trao đổi
thông tin
Phân phối thông tin
Báo cáo thực hiện
Kết thúc công việc
quản lý
Nhận diện rủi ro
Định lượng rủi ro
Đối phó rủi ro
Kiểm soát việc đối
phó rủi ro
Kế hoạch mua hàng

Kế hoạch cung ứng
Thu hút nhà cung cấp
hàng hoá
Nguồn cung ứng
Ký kết hợp đồng
Kết thúc hợp đồng
Quản lý
chi phí dự án
Quản lý
chất lượng dự án
Quản lý
nguồn nhân lực
Kế hoạch nguồn lực
Ước tính chi phí
Dự thảo ngân sách
Kiểm soát chi phí
Lập kế hoạch CL
Đảm bảo CL
Kiểm tra CL
Kế hoạch tổ chức
Tuyển nhân viên
Phát triển đội ngũ
Nội dung của QLDA gồm 9 quá trình quản lý trong suốt chu kỳ của dự án:
Hình 2.6 Các nội dung chính của QLDA
 Quản lý hoà nhập dự án: Là quá trình tổ chức dự án theo một trình tự
logic, đảm bảo các lĩnh vực quản lý khác nhau của dự án kết hợp một
cách đầy đủ và chính xác.
 Quản lý phạm vi: Là việc xác định, giám sát việc thực hiện mục đích, mục
tiêu dự án, xác định công việc nào thuộc về dự án, xác định công việc nào ngoài
phạm vi dự án.

- 22 -
 Quản lý tiến độ: Là việc lập kế hoạch, phân phối tiến độ thời gian nhằm đảm
bảo thời hạn hoàn thành. Chỉ rõ mỗi công việc kéo dài bao lâu, điểm bắt đầu
và điểm kết thúc công việc và của cả dự án. Theo dõi sát sao tiến độ thực hiện
đội dự án, của nhà cung cấp, tiến độ thực hiện của bên liên quan có giải pháp
khắc phục và điều chỉnh tiến độ hợp lý, khoa học nhất.
 Quản lý chi phí: Là quá trình dự toán kinh phí, giám sát thực hiện chi phí
theo tiến độ cho từng công việc và toàn bộ dự án, là việc tổ chức, phân tích số
liệu và báo cáo những thông tin về chi phí:
- Cập nhật thông tin, phân tích chính xác diễn biến thị trường có các biện pháp
cam kết với các khách hàng bằng đặt cọc, bằng hợp đồng ghi nhớ để tránh
những yếu tố biến động về giá hoặc trượt giá.
- Sớm điều chỉnh chi phí khi cần thiết
 Quản lý chất lượng: Là quá trình triển khai, giám sát tiêu chuẩn chất lượng
cho việc thực hiện các công việc của dự án, đảm bảo chất lượng sản phẩm
theo đúng các tiêu chuẩn, quy phạm hiện hành, thỏa mãn, đáp ứng yêu cầu
của chủ đầu tư từ các khâu: Lập dự án, tư vấn thiết kế, đấu thầu, xây lắp,
mua sắm thiết bị, nghiệm thu, bàn giao…
 Quản lý nguồn nhân lực: Là việc hướng dẫn, tổ chức phối hợp nỗ lực của
mọi thành viên của đội dự án vào việc hoàn thành mục tiêu dự án trên cơ sở
phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu của từng cá nhân. Là quá trình phân
quyền, giao quyền, khuyến khích động viên và giải quyết các mâu thuẫn phát
sinh trong đội dự án.
 Quản lý thông tin dự án: Là quá trình đảm bảo các dòng thông tin thông suốt
một cách nhanh nhất, chính xác giữa các thành viên dự án và các cấp quản lý
cũng như khách hàng. Quản lý thông tin bao trên cơ sở: Ai cần thông tin? Cần
ở mức độ nào? Mục đích làm gì? Phương tiện truyền tin? Thông tin phải đúng
đối tượng, phù hợp nội dung, vừa đủ, phù hợp với không gian, thời gian, địa
điểm hạn chế tối đa nhiễu thông tin, quản lý văn bản liên quan.
- 23 -

 Quản lý rủi ro dự án: Là nhận diện các nhân tố rủi ro, dự báo rủi ro cho từng công
đoạn thực hiện dự án, lập biện pháp dự phòng (phương án 2), kế hoạch thực hiện
phương án.
 Quản lý cung ứng: Là quá trình thương thảo ký kết hợp đồng với các nhà
cung cấp sau khi họ trúng thầu hoặc được chọn thầu, theo dõi sát sao tiến độ
của nhà cung cấp (dịch vụ tư vấn, hàng hóa, thiết bị) theo dõi việc cung ứng
theo nội dung đã thống nhất nhằm đảm bảo tiến độ, chất lượng sản phẩm.
 Các yêu cầu đối với QLDA đầu tư:
Các tính chất của dự án Các đòi hỏi đối với QLDA
1. Mức độ không chắc chắn
cao vì dự án là mới và duy
nhất
- Lập kế hoạch mềm dẻo ngay từ đầu và điều chỉnh kế hoạch
dần dần để ngày càng được chính xác hơn
- Khả năng đáp ứng nhanh; giám sát thường xuyên, xử lý
nhanh
- Thông tin giữa các bộ phận ngang cấp tốt và liên tục; quản
lý chặt chẽ những thay đổi
2. Ràng buộc nghiêm ngặt
- Yêu cầu về hiệu năng và
chất lượng của sản phẩm
hoặc dịch vụ
- Tuân thủ thời hạn, ngân quỹ
- Kiểm tra chặt chẽ; cơ chế để đảm bảo một sự thoả hiệp giữa
những đòi hỏi của các ràng buộc: Trách nhiệm chủ nhiệm dự án
- Hệ thống thông tin và kiểm tra theo yêu cầu của dự án; sáng
kiến, khả năng quy trách nhiệm, chú trọng vào các kết quả
- Phân nhỏ các hoạt động
3. Thời gian sống giới hạn, chu
kỳ sống biến động, vì vậy

những đòi hỏi cũng biến đổi
theo chu kỳ của dự án
- Tổ chức tạm thời, đặc biệt (lập riêng cho dự án), mềm dẻo, ít
có tính mô hình hoá và có thể thay đổi trong thời gian thực
hiện DA
- Kỹ thuật và các công cụ thích hợp với mỗi một thời kỳ DA
- Cơ chế để đảm bảo sự hoà nhập toàn bộ dự án trong suốt
chu kỳ sống của nó: Chủ nhiệm dự án chịu trách nhiệm
4. Nhiều người liên quan đến
dự án có nguồn gốc khác
nhau và quyền lợi của họ
cũng khác nhau
- Ê kíp chuyên môn khác nhau và cơ chế để hoà nhập
- Năng lực và ý chí của người làm việc trong ê kíp và quyền
lực hạn chế của chủ nhiệm dự án
- Xây dựng đội ngũ - quản lý xung đột
5. Môi trường phức tạp, không
ổn định và đôi khi chống đối
lại dự án
- Quản lý chặt chẽ rủi ro giám đốc DA vai trò hoà nhập quản lý
- Yêu cầu dự kiến trước được môi trường trong đó dự án sẽ
được thực hiện
Bảng 2.2 Các yêu cầu đối với QLDA
- 24 -
2.3.4 Cấu trúc tổ chức của dự án.
Vấn đề cốt lõi ở đây là lựa chọn một cấu trúc tổ chức phù hợp để thực hiện một dự
án trong một tổ chức (một doanh nghiệp xây dựng hoặc một công ty tư vấn) cho
mỗi một giai đoạn của dự án. Các dạng cấu trúc tổ chức QLDA phổ biến là:
2.3.4.1 Cấu trúc theo chức năng chuyên môn
Cấu trúc theo chức năng chuyên môn là một cấu trúc tổ chức nhóm các nguồn

nhân lực theo chuyên môn của họ. Các thành phần chính của cấu trúc này là các
chức năng thuộc lĩnh vực chuyên môn kỹ thuật hoặc quản lý hành chính
Hình 2.7 Mô hình cấu trúc theo chức năng
(Nguồn: Hà nội School of Business - Project Management, 2006)
Theo mô hình này, người quản lý các phòng chức năng (trưởng phòng chuyên
môn) kết hợp với nhau điều phối dự án. Khi triển khai dự án các phòng chức
năng không thay đổi tổ chức mà chỉ nhận nhiệm vụ tham gia vào một hoặc
một số dự án.
- 25 -
Giám đốc điều hành
Điều phối dự án
QL chuyên môn 1 QL chuyên môn 2 QL chuyên môn 3 QL chuyên môn 4
Nhân viên
Nhân viên
Nhân viên
Nhân viên
Nhân viên
Nhân viên
Nhân viên
Nhân viên
Nhân viên
Nhân viên
Nhân viên
Nhân viên

×