Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

chiếnlược & chính sách kinh doanh của công ty tnhh sx-tm-dv u.s.e.s

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.21 KB, 50 trang )

Trường Đại Học Mở Bán Công TP. Hồ Chí Minh
Khoa Kinh Tế &Quản Trị Kinh Doanh
BÁO CÁO THỰC TẬP
Đề tài:
Chiến lược & Chính sách kinh doanh của
công ty TNHH SX-TM-DV U.S.E.S
GVHD: LS-TS Bùi Ngọc Tuyền.
SVTH: Nguyễn Thị Kim Thoa.
MSSV: 40100519
Lớp: QT01B1
-THÁNG 05 NĂM 2005 -
LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian học tập tại Trường Đại Học Mở Bán Công Thành Phố Hồ Chí
Minh và sau thời gian thực tập tại công ty TNHH SX TMDV USES đã giúp em
hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Bùi Ngọc Tuyền đã tận tình hướng dẫn góp
nhiều hướng dẫn quý báu cho em suốt thời gian thực hiện và hoàn thành báo cáo
thực tập này.
Em vô cùng bieát ơn Ban giám hiệu Trường Đại Học Mở Bán Công- khoa quản
trị kinh doanh, cũng như toàn thể các thầy cô đã dìu dắt, truyền đạt cho chúng em
những kiến thức bổ ích trong suốt 4 năm học qua.
Em cũng xin cảm ơn Ban giám đốc công ty TNHH SX TMDV USES và các cô
chú anh chị ở các phòng ban đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong việc thu thập
số liệu cho bài báo cáo thực tập này. Sau cùng tôi xin cảm ơn những người bạn
đã giúp đỡ, động viên tôi trong học tập cũng như trong thời gian thực tập đề
tài này.
Tp. HCM, Ngày 2 tháng 5 năm 2005
SVTH
Nguyễn Thị Kim Thoa
LỜI NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
…………………………………………………………


…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
……………………………………………
Tp. HCM, Ngày………tháng………năm 2005
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Giới thiệu đề tài
05
Mục tiêu của đề tài 06
Giới hạn của đề tài 08
II. Phương pháp thực hiện 08
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC - GIỚI THIỆU SƠ
LƯỢC VỀ CÔNG TY 9
I. Cơ sở lý luận của Chiến lược và Chính sách kinh doanh 10
1.Khái niệm về chiến lược 10

2.Tiến trình xây dựng chiến lược 10
3.Tầm quan trọng của quản trị chiến lược 15
4.Vai trò chiến lược kinh doanh đối với các doanh nghiệp 16
II. Giới thiệu về Công ty TNHH SX TM DV U.S.E.S 17
1.Quá trình thành lập 17
2.Chức năng và phạm vi kinh doanh 18
3.Cơ cấu tổ chức 18
Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY 20
I. Phân tích môi trường kinh doanh hiện tại 21
II. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 36
Chương 3: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH THỜI GIAN 2005 –
2010
I. Xác định vị thế cạnh tranh của công ty trong hoàn cảnh môi trường kinh doanh
hiện nay
35
II. Xác định mục tiêu ï.
41
III. Hoạch định chiến lược để lựa chọn.
40
IV. Thực hiện chiến lược
50
V.

Đánh giá và kiểm tra chiến lược

54
PHẦN KẾT LUẬN
55
PHỤ LỤC
56

I. Tài liệu tham khảo.
II. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
III. Giấy phép đăng ký kinh doanh.
PHẦN MỞ ĐẦU
I.Giới thiệu đề tài:
Ngày nay, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới thay đổi nhanh chóng với
mưùc độ hội nhập cao, công nghệ phát triển nhanh, phần lớn các công ty Việt Nam
đang phải trực diện với môi trường kinh doanh đầy biến động, phức tạp và nhiều rủi
ro. Môi trường kinh doanh vốn đầy sự cạnh tranh, thay đổi liên tục nay lại càng gay
gắt hơn với sự thúc đẩy của tiến trình toàn cầu hóa của các nước phát triển, là thách
đố lớn đối với bất cứ một doanh nghiệp, công ty nào khi tham gia. Bên cạnh đó,
cũng có những doanh nghiệp, coâng ty vẫn thích ứng dù ở bất kỳ môi trường kinh
doanh nào, cho thấy khả năng, nắm bắt thông tin cuõng như hoạch định và quản trị
chiến lược của các doanh nghiệp này rất linh động.
Hiện nay trong nền kinh tế thị trường, tất cả các hoạt động của doanh nghiệp
đều gắn liền với toàn bộ nền kinh tế trong nước, hòa nhập vào nền kinh tế khu vực
và thế giới, nhất là trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin vốn có
sự cạnh tranh, phát triển liên tục. Vì thế, việc tạo ra lợi thế cạnh tranh trong môi
trường tự do cạnh tranh là yếu tố cần thiết đi đến thành công cho doanh nghiệp. Sự
phát triển của doanh nghiệp không những quan tâm ở hiện tại mà còn phải đặt trong
bối cảnh phát triển dài hạn với không ít cơ hội, thách đố. Không có quản trị chiến
lược thì không thể nắm bắt và xử lý kịp những cơ hội và đe dọa từ môi trường kinh
doanh.
Vấn đề cơ bản mà các doanh nghiệp phải giải quyết là làm thế nào tạo được
lợi thế cạnh tranh trong môi trường tự do cạnh tranh. Do đó, kinh doanh phải gắn
liền với môi trường liên quan là hết sức cần thiết, giúp doanh nghiệp xác định lợi
thế cạnh tranh, xây dựng các chương trình hành động lâu dài nhằm thực hiện các
mục tiêu phát triển của doanh nghiệp.
Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của việc xây dựng chiến lược và chính
sách kinh doanh. Đề tài: “Chiến lược kinh doanh của công ty TNHH SX-TM-DV

U.S.E.S” cố gắng phản ánh một cách khách quan tình hình hoạt động kinh doanh
của công ty, phân tích những điểm mạnh, cơ hội, nguy cơ đối với công ty. Từ đó
đưa ra những chiến lược để công ty lựa chọn.
II. Mục tiêu của đề tài:
Ngành nhựa Việt Nam được hình thành từ năm 1950 và được phát triển
mạnh ở phía Nam, tập trung chủ yếu ở Sài Gòn. Đầu tiên là các xí nghiệp nhỏ, sản
xuất đồ gia dụng. Đến đầu thập niên 70, ngành nhựa ở phía Nam đã phát triển được
một số nhà máy lớn ngang tầm với các quốc gia trong khu vực thời bấy giờ với sản
lượng nhựa vào năm 1971 đạt 28.638 tấn và trên 5 triệu sản phẩm các loại. Ở khu
vực phía Bắc, cũng đã có nhà máy nhựa Thiếu niên Tiền Phong Hải Phòng từ
những năm 1957, do Trung Quốc giúp đỡ và xây dựng.
Từ sau năm 1957, khi hai miền Nam Bắc thống nhất, năng lực sản xuất của
các xí nghiệp nhựa Việt Nam cụ thể như sau:
- Xí nghiệp do Trung Ương quản lý (nhựa Rạng Đông, Tân Tiến, Bình Minh,
Tân Phú, Tiền Phong, Hải Hưng):12.380 tấn/năm.
- Xí nghiệp nhựa do địa phương quản lý (nhựa Hà Nội, Hàm Rồng, Dân
Sinh, Đà Nẵng):3.500 tấn/năm
- Xí nghiệp nhựa do TP.HCM quản lý:10.000 tấn/năm.
- Các xí nghiệp thuộc các ngành khác và của khối tiểu thủ công nghiệp:
50.000 tấn/năm.
Từ năm 1990, tốc độ tăng trưởng của ngành nhựa khá cao, trung bình từ 25%
- 30%/năm, tương đương với mức tăng trưởng của ngành nhựa Thái Lan và
Malaysia trong những năm của thập niên 80. Từ năm 1994, sản lượng các sản phẩm
nhựa của VN đạt 200.000 tấn với mức bình quân đầu người 2.8kg. Đó là một kỷ lục
ngành nhựa VN đạt được trong những năm qua. Đạt được mức tăng trưởng trên là
do có sự đổi mới cơ chế của nền kinh tế; vốn đầu tư để phát triển của ngành nhựa
được tăng cường.
Trung tâm phát triển của ngành nhựa hiện nay là TP.HCM với sản lượng
chiếm 80% các sản phẩm nhựa của cả nước, với những sản phẩm đa dạng, phong
phú và công nghệ tiên tiến. Tuy nhiên trong sự phát triển đó, tỉ trọng sản phẩm

trong các đơn vị sản xuất quốc doanh chỉ chiếm 30% tổng sản lượng và 70% còn lại
thuộc khu vực tư nhân, với các loại hình doanh nghịêp khác nhau. Phần lớn các cơ
sở sản xuất nhựa là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do đó, khả năng đầu tư phát triển
trên quy mô lớn cho các sản phẩm kỹ thuật cao rất hạn chế.
Khối lượng sản phẩm chủ yếu của ngành nhựa là phục vụ cho các mặt hàng
tiêu dùng trong gia đình với tỉ lệ 65% tổng sản lượng ngành nhựa. Các sản phẩm
nhựa phục vụ cho các ngành khác không cao như: sản phẩm bao bì chiếm 20% tổng
sản lượng; vật liệu xây dựng chiếm 8% (các sản phẩm nhựa phục vụ cho y tế, công
nghiệp điện, điện tử và các ngành chế tạo khác rất ít).
Kể từ năm 1995, thực hiện chủ trương công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước, ngành nhựa VN đã chuyển hướng nhập khẩu thiết bị hiện đại của Châu Âu,
Mỹ, Nhật Bản và xuất khẩu hàng nhựa bán cho hơn 20 quốc gia trên thế giới. Có
thể nói, ngành công nghiệp nhựa VN rất năng động và nhạy cảm với các chính sách
mới, khuyến khích sản xuất phát triển của Chính phủ.
Từ những thông tin vô cùng quan trọng này, tôi đã chọn đề tài về xây dựng
chiến lược cho công ty với mong muốn:
- Tìm hiểu và đánh giá về tất cả những hoạt động kinh doanh của công ty
trong hiện tại
- Phân tích các cơ hội và đe dọa đối với doanh nghiệp.
- Định hình cho công ty một hướng đi trong tương lai, tieáp tục giúp sức
nhiều hơn nữa cho nền kinh tế VN.
III. Giới hạn đề tài:
- Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty từ 2005-2010 trong phạm vi
TP.HCM.
IV. Phương pháp thực hiện:
Việc thu thập thông tin chủ yếu thông qua
-Trao đổi trực tiếp với ban Giám Đốc, các cô chú, anh chị tại cơ quan thực
tập
-Các tài liệu được công ty cung cấp và báo chí: Sài Gòn Giải Phóng, Thanh
Niên, Tuổi Trẻ.

-Các giáo trình đã được học tại trường
- Sự chỉ dẫn của giảng viên hướng dẫn.
Do hạn chế về thời gian cũng như thông tin không đầy đủ, chắc chắn không
tránh khỏi sai sót. Rất mong được ý kiến đóng góp của thầy cô và bạn bè để báo
cáo tốt hơn.
TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC & SƠ LƯỢC VỀ
CÔNG TY
NỘI DUNG
I.Cơ sở lý luận của Chiến lược và Chính sách kinh doanh
II.Giới thiệu về Công ty TNHH SX-TM-DV U.S.E.S
CHÖÔNG I
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
1. Khái niệm về chiến lược:
 Chiến lược bao hàm việc ấn định các mục tiêu cơ bản dài hạn của doanh nghiệp,
đồng thời lựa chọn phương thức hành động và phân phối các nguồn lực thiết
yếu để thực hiện caùc mục tiêu đó.
 Chiến lược là một loạt những quyết định và hành động cụ thể được các nhà quản
trị thực hiện nhằm hoàn thành các mục tiêu của doanh nghiệp (giáo sư Mỹ).
 Chiến lược của doanh nghiệp là những mục tiêu chính và những chính sách hoặc
kế hoạch chủ yếu để hoàn thành mục tiêu đó, cho thấy lĩnh vực kinh doanh mà
doanh nghiệp đang và sẽ hoạt động cũng như các đặc điểm hiện nay và trong
tương lai của doanh nghiệp (giáo sư Anh).
 Chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp là chương trình hành động tổng
quát hướng tới việc thực hiện những mục tiêu của doanh nghiệp (Nguyễn Thị
Liên Diệp )
 Chiến lược kinh doanh là một quá trình nghiên cứu các môi trường hiện tại cũng
như tương lai, hoạch định các mục tiêu của tổ chức; đề ra, thực hiện và kiểm
tra việc thực hiện các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu đó trong môi
trường hiện tại cũng như tương lai.
 Chiến lược là nghệ thuật và khoa học thiết lập; thực hiện, đánh giá các quyết

định liên quan đến nhiều lĩnh vực hoạt động để doanh nghiệp đạt được những
mục tiêu đề ra.
2. Tin trỡnh xõy dng v qun tr chin lc:
2.1 Tin trỡnh xõy dng chin lc:
Mt chin lc c hỡnh thnh gm cú ba giai on:
o Thit lp chin lc
o Thc hin chin lc
o Kim tra chin lc.
2.1.1 Giai on thit lp chin lc:
õy l giai on hỡnh thnh chin lc, nhm mc ớch chn cho doanh
nghip mt hoc nhiu chin lc ỏp duùng trong giai on ny. Nh qun
tr phi lm nm cụng vic l:
Phõn tớch mụi trng kinh doanh nhn ra cỏc c hi v e da i vi
doanh nghip.
Phõn tớch c im ni b ca doanh nghip thy c nhng im
mnh, yu.
Xỏc nh nhim v, mc tieõu di hn ca doanh nghip.
Ghi nhn nhng chin lc cú th ỏp dng t mc tiờu.
Chn chin lc phự hp nht i vi doanh nghip.
2.1.2 Giai on thc hin chin lùc:
õy l giai on a chin lc ra thi hnh vi bn cụng vic cn lm:
Xỏc nh mc tiờu hng nm ca doanh nghip.
a ra k hoch, chớnh sỏch c th t mc tiờu.
Phõn phi cỏc ngun lc ca doanh nghip.
Qun tr lao ng trong doanh nghip thc hin chin lc.
Ngoi ra trong giai on ny mt s doanh nghip cng phi xem li b mỏy
t chc ca mỡnh theo yờu cu ca chin lc vaứ xõy dng nn vn húa ca
doanh nghip phự hp vi yờu cu ca chin lc v hon chnh cỏc hot ng
tip th.
2.1.3 Giai on kim tra chin lc:

Giai on cui cựng ca qun tr chin lc l ỏnh giỏ kt qu thc hin,
gi l kim tra chin lc. Trong giai on ny nh kinh doanh s phi
xem xột kt qu ó hon thnh, so sỏnh kt qu vi mc tiờu ó ra. Tỡm
ra nguyên nhân của sự sai lệch giữa kết quả với mục tiêu và có biện pháp
khắc phục điều chỉnh. Những thông tin thu thập được trong giai đoạn kiểm
tra sẽ được sử dụng cho quá trình quản trị chiến lược trong giai đoạn sau.
 Quá trình quản trị chiến lược có nhiều đặc điểm đáng lưu ý: đó là một quá
trình tùy thuộc chủ yếu vào yếu tố con ngươøi, một quá trình kết hợp giữa
phân tích khoa học với trực giác nhạy bén của nhà kinh doanh và phải luôn
luôn linh động để có thể thích nghi với các thay đổi của môi trường hoặc
nội bộ của doanh nghiệp.
2.2 Tiến trình quản trị chiến lược:
2.2.1 Chức năng nhiệm vụ và mục tiêu:
 Đây là thành tố đầu tiên của tiến trình quản trị chiến lược làm nền tảng cho
việc soạn thảo hoặc hoạch định chiến lược. Để xác lập chức năng nhiệm vụ
và mục tiêu cần theo đuổi, doanh nghiệp cần phải áp dụng tốt qui tắt 3C
(company it seft, customers and competitors) để phân tích chính mình,
nghiên cứu khách hàng và tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh. Chức năng
nhiệm vụ của doanh nghiệp cần được triển khai và phát họa thành một loạt
những mục tiêu cụ thể.
 Mục tiêu được định nghĩa là những thành quả hoặc kết quả mà nhà quản trị
muốn đạt được trong tương lai cho tổ chức mình.
2.2.2 Phân tích môi trường kinh doanh:
 Phân tích nội bộ: Doanh nghiệp chủ yếu nhấn mạnh các điểm mạnh, điểm
yếu (strengths and weaknesses) đồng thời xem xét các chiến lược cấp chức
năng cần được xây dựng như thế nào để khai thác các điểm mạnh và điều
chỉnh các điểm yếu một cách tốt nhất.
 Phân tích môi trường bên ngoài: Doanh nghiệp đặc biệt chú trọng đến các
cơ hội và rủi ro đe dọa (opportunities and threats) trong quá trình hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp. Các tác đoäng bên ngoài rất đa dạng bao

gồm các tác động gián tiếp và các tác động trực tiếp.
Các tác động gián tiếp có thể bao gồm thể chế pháp lý, kinh tế xã hội, công
nghệ, nhân khẩu, môi trường … tác động lên các hoạt đoäng của doanh
nghiệp.
Các tác động trực tiếp bao gồm nhà cung cấp, khách hàng, sản phẩm thay
thế, đối thủ cạnh tranh hiện hữu và tiềm ẩn.
2.2.3 Chọn chiến lược thích nghi:
Để có thể xây dựng và chọn lựa chiến lược thích nghi, doanh nghiệp cần qui
chiếu vào chức năng nhiệm vụ và mục tiêu của doanh nghiệp kết hợp với
phân tích môi trường kinh doanh để đề xuất các chiến lược khác nhau gồm 3
loại chính sau đây :
 Chiến lược cấp công ty (corporate - level strategy) còn gọi là chiến lược
tổng thể bao trùm toàn bộ các hoạt động của công ty.
 Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh (business - level strategy) dành cho từng
lĩnh vực kinh doanh riêng biệt.
 Chiến lược cấp chức năng (function-level strategy) áp dụng cho từng bộ
phận chức năng riêng biệt.
2.2.4 Triển khai thưïc hiện chiến lược đã chọn:
 Chiến lựơc được chọn có thể do vạch sẵn với chủ định của quản trị viên
cao cấp trong hệ thống quản trị hoặc do quá trình hình thành và triển khai
thực hiện chiến lược có thể bổ sung điều chỉnh sát với yêu cầu biến động
thực tế. Việc thực hiện chiến lược thường bị các chuyên gia thực hành hay
các nhà nghiên cứu chiến lược xem nhẹ hoặc không quan tâm đúng mức.
Những người này thường đặt trọng tâm quá mức vào hoạch định chiến
lược, làm thế nào để chấp nhận những thay đổi chiến lược do yêu cầu
khách quan là điều hết sức hệ trọng trong quá trình triển khai thực hiện
chiến lược đã chọn.
 Thực hiện chiến lựơc bao gồm các công việc: xác lập cơ cấu tổ chức thích
ứng, điều phối nhân sự phù hợp với từng thành phần và lãnh đạo chỉ huy
trong hệ thống quản trị chiến lược trên tổng thể và trong từng phân hệ cấu

thành tổng thể.
2.2.5 Kiểm tra và đánh giá việc thực hiện chiến lược
Việc thực hiện chiến lược gắn liền với việc lựa chọn các hệ thống kiểm tra và
hội nhập tổ chưùc thích ứng, đòi hỏi các hoạt động phối hợp nhịp nhàng giữa
các phòng ban, các khối trong tổng thể tổ chức. Có nhiều nguyên nhân để các
thành quả không đạt mục tiêu kỳ vọng được đặt ra lúc ban đầu hoặc do việc
phân bố tài nguyên chưa hợp lý, hoặc do sự phối hợp hành động chưa đạt ở
mức cao, hoặc thu thập và sử dụng thông tin chưa tốt nhất vả nhất là do thay
đổi của môi trường ngày càng biến động vượt ra ngoài tầm kiểm soát của nhà
quản trị.
2.2.6 Phản hồi
Quá trình quản trị chiến lươïc là một trình tự tiếp diễn luôn bao hàm ý nghĩa
phản hồi, liên hệ ngược lại các bước trước đó. Việc thực hiện chiến lược cũng
phải qui chiếu vào các điều kiện ổn định hoặc biến đổi của môi trường nội bộ
và môi trường bên ngoài của doanh nghiệp, thậm chí còn phải tái thẩm định
việc chọn lựa chiến lược tùy theo cấp công ty, cấp đơn vị kinh doanh hoặc cấp
chức năng đã thực sự chính đáng chưa. Các thông tin phản hồi không những
giúp cho nhà quản trị chiến lược đánh giá đúng mức hiệu quả và kết quả quản
trị đối với các chiến lược mà còn rất cần thiết để thường xuyên cập nhật các
chương trình hành động của chiến lược đang phát triển theo diễn tiến của tình
huống có nhiều tác động của môi trường bên ngoài (mà khi soạn thảo thì các
nhà chiến lược không thể nào lường trước được hết mọi sự cố bất ngờ).
3. Vai trò của quản trị chiến lược:
Ngày nay, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới thay đổi nhanh chóng với mức độ
hội nhập cao, công nghệ phát triển nhanh, hầu hết các doanh nghiệp đều phải quan
tâm đến việc thiết lập chiến lược. Sơû dĩ việc quản trị chiến lược được các doanh
nghiệp quan tâm vì những lý do sau đây:
- Quản trị chiến lược giúp doanh nghiệp thấy rõ mục đích và hướng đi của mình.
- Quản trị chiến lược giúp doanh nghiệp chủ động đối phó với các thay đổi trong
môi trường kinh doanh và trong nội bộ doanh nghiệp.

4. Tầm quan trọng của quản trị chiến lược đối với doanh nghiệp:
 Môi trường kinh doanh của một doanh nghiệp tổng hợp từ những thành tố,
những lực lượng, những thể chế nằm ngoài doanh nghiệp mà nhà quản trị
không thể kiểm soát được nhưng nó có ảnh hưởng đến hoạt động và kết quả
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Để thấy được tầm quan trọng của
quản trị chiến lược cần tìm hiểu những đặc điểm lớn của môi trường kinh
doanh hiện tại, chúng chi phối và quyết định sự tồn tại và phát triển của tất cả
các doanh nghiệp hiện nay. Trong điều kiện hiện tại, môi trường kinh doanh
vừa là cơ hội, vừa là sự thách thức cho sự phát triển của doanh nghiệp.
 Quá trình toàn cầu hóa và sự phát triển của cuộc cách mạng - kỹ thuật - công
nghệ là một trong những nguyên nhân đưa tới sự thay đổi nhanh chóng của
môi trường kinh doanh. Toàn cầu hóa làm nền kinh tế thế giới trở nên thống
nhất, phụ thộc lẫn nhau nhiều hơn. Hơn nữa, việc hình thành các khu vực tự
do: như Liên minh Châu Aâu (EU), khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ
(NAFTA), khu vực mậu dịch tự do Đông Nam Á (AFTA) trên toàn thế giới
đang thúc đẩy tăng cường hợp tác khu vực và làm cho quá trình quốc tế hóa
diễn ra mạnh và nhanh hơn. Quá trình toàn cầu hóa gắn liền với việc giảm và
gở bỏ các rào cản thương mại tạo ra những thị trường rộng lớn hơn. Xong
quốc tế hóa cũng làm cho cạnh tranh trở nên toàn cầu, gay gắt và dữ dội hơn.
Bên cạnh đó, những lợi ích to lớn từ cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật
_công nghệ đã tăng cường khả năng thu thập tiếp nhận thông tin một cách
nhanh chóng xong nó cũng tạo ra những thách thức to lớn cho sự phát triển
của tổ chức. Một trong những điểm đặc biệt của cuộc cách mạng khoa học –
kỹ thuật – công nghệ là sự kết hợp giữa công nghệ máy tính với công nghệ
viển thông. Sự kết hợp này tạo nên kỷ nguyên thông tin. Sự bùng nổ thông tin
làm cho khối lượng thông tin phải xử lí nhiều hơn, phức tạp hơn và đặt biệt
làm thay đổi cách thức làm việc, tốc độ và sự sáng tạo trở thành những yếu tố
quan trọng của sự tồn tại và phát triển.
 Hiển nhiên, để tồn tại và phát triển trong môi trường như vậy các tổ chức phải
luôn thích ứng với sự thay đoåi của môi trường. Khi môi trường thay đổi

nhanh, khó dự đoán hơn thì việc phân tích, kiểm soát sự thay đổi của môi
trường trở nên rất quan trọng. Phát triển của một tổ chức năng động, đủ sức
thích ứng và phản ứng nhanh chóng với những thay đổi của môi trường là một
trong những yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của các tổ chức kinh
doanh hiện đại. Trong điều kiện môi trường thay đổi nhanh thì kỹ năng phân
tích trong môi trường oån định trở nên không đủ cho sự tồn tại và phát trển.
Trong điều kiện đó sự nhạy cảm, sự sáng tạo có một ý nghĩa quyết định.
Doanh nghiệp chỉ có thể xử lý, thích ứng nhanh và có hiệu quả đối với sự thay
đổi của môi trường khi những người lao động hết lòng vì nó, làm việc với tư
cách là người chủ thật sự của tổ chức và làm việc với ý thức sáng tạo cao.
Quản trị sự thay đổi chiến lược luôn là quan điểm chiến lược trong sự phát
triển của tổ chức, nó mang một ý nghĩa lớn cho sự tồn tại và phát triển của tổ
chức hiện đại.
II. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY
1. Quá trình thành lập:
-Tên gọi đầy đủ: Công ty TNHH SX-TM-DV U.S.E.S.
-Tên giao dịch: USES PRODUCTION-TRADING-SERVICE COMPANY
LTD.
- Tên viết tắt: USES CO, LDT.
-Mã số thuế: 0303162747
-Ngày thành lập:17/12/2003.
- GPKD số: 4102019337
-Địa chỉ trụ sở chính: 63/35 Âu Dương Lân, Phường 3, Quận 8, TP. HCM
-Điện thoại: (08)8518934
-Fax: (08)8518934
-Vốn điều lệ:500.000.000 VNĐ
2.Chức năng và ngành nghề kinh doanh:
-Chức năng: Sản xuất và thương mại, thương mại sản phẩm.
-Ngành kinh doanh: Hàng thủ công mỹ nghệ, nhựa gia dụng, nhựa trang trí,
hàng trái cây giả, hoa đất. Trong đó ngành sản xuất: là nhựa gia dụng và nhựa trang

trí.
3. Cơ cấu tổ chức:
-Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị.
-Giám Đốc và hai thành viên góp vốn.
-Phó Giám Đốc
-Phòng kinh doanh, kế toán, thủ kho.
Trong cơ cấu tổ chức này:
 GĐ trực tiếp điều hành, là người đại diện có tư cách pháp nhân của công
ty, chịu trách nhiệm về toàn bộ kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước.
 nhân viên phòng kinh doanh đảm nhận nhiệm vụ tìm thị trường, giao dịch
khách hàng, cung cấp dịch vụ và thu công nợ.
Nhiệm vụ:
 Tổ chức kinh doanh theo ngành nghề đã đăng ký.
 Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với pháp luật của Nhà nước.
 Thực hiện đúng hợp đồng lao động đã ký kết giữa hai bên.
 Tuân thủ luật bảo vệ môi trường, giữ trật tự công cộng.
Quyền hạn:
 Vì được thành lập dưới hình thức công ty TNHH nên công ty, có tư cách
pháp nhân, có con dấu riêng, và được mở tài khoản tại các Ngân Hàng để
hoạt động theo quy định Nhà nước.
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY
NỘI DUNG
I. Phân tích môi trường kinh doanh hiện tại
III.Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
I. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH HIỆN TAÏI
Trong công tác quản trị chiến lược điều quan tâm đầu tiên của nhà quản trị
chính là các yếu tố môi trường, việc phân tích các điều kiện môi trường hoạt động
CHÖÔNG II
của doanh nghiệp là rất cần thiết. Những kiến giải về môi trường bao trùm mọi

lĩnh vực và ảnh hưởng đến tất cả các phương diện của quá trình quản trị chiến
lược. Trong quá trình đương đầu với điều kiện môi trường phức tạp diễn biến
nhanh doanh nghiệp phải dựa vào việc phân tích đúng tình hình môi trường. Có
hai cấp độ môi trường cần phân tích là môi trường vĩ mô và môi trường vi mô nội
bộ.
1. Môi trường vĩ mô:
Mọi tổ chức, doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động kinh tế thì đều chiu
ảnh hưởng bởi các nhóm yếu tố đặc thù của môi trường vĩ mô. Các yếu tố này bao
gồm:
1.1 Kinh tế:
Các yếu tố của môi trường kinh tế có ảnh hưởng đặc biệt lớn đối với doanh
nghiệp. So với các yếu tố khác trong môi trường vĩ mô thì những đặc điểm của
môi trường kinh tế chứa đựng nhiều cơ hội và đe dọa có ảnh hưởng trực tiếp và
rất mạnh mẽ đối với hoạt động và sự phát triển của doanh nghiệp.
Tăng trưởng kinh tế đạt 7.7%, cao nhất so với 6 năm trước đó. Tuy chưa bằng
1997, nhưng nếu năm 1997 tốc độ tăng đang trên đà sút giảm thì nay đang trên đà
cao lên, đặc biệt quý 4 năm 2005 tăng 8.5%, là tín hiệu đạt mục tiêu đề ra cho
năm 2005. Tăng trưởng kinh tế hiện nay do yếu tố vốn đầu tư đóng góp, chiếm
57.5%, do yếu tố lao động đóng góp, chiếm 20%, do yếu tố năng suất các nhân tố
tổng hợp, chiếm 22.5%. Điều này chứng tỏ tăng truởng kinh tế vẫn chủ yếu về số
luợng, phát triển theo chiều rộng, chậm chuyển biến về chất lượng và phát triển
theo chiều sâu.(Tuổi trẻ 26/04/2005).
Cơ cấu kinh tế chuyển theo hướng tích cực. Tỷ trọng GDP của khu vực công
nghiệp-xây dựng đã đạt xấp xỉ 41%, về trước 6 năm so với mục tiêu đề ra đến
năm 2010; giá trị sản xuất công nghiệp tăng 16%.
Theo Tổng công ty điện lực Việt Nam (EVN) sản lươïng khí năm 2005 bị
thiếu hụt rất lớn, ảnh hưởng đến vịêc phát điện của các nhà máy Phú Mỳ 2.1, Phú
Mỹ 4. Một số nhà máy điện ngoài EVN như: nhiệt điện Cao Ngạn(công suất
100MW), nhà máy Formosa(vốn đầu tư nước ngoài,150MW),nhiệt điện Na
Dương (100MW) cũng không vận hành đúng kế hoạch. Tất cả điều này cùng với

mức phụ tải tăng cao đến 13-14% đã làm tình hình cung ứng điện năng thực sự
căng thẳng. EVN hiện phải huy động điện của các nhà máy ngoài hệ thống với
sản lượng lên tới 2.443 triệu KWh, bằng 178% so với cùng kỳ năm trước, EVN
còn mua thêm điện của Trung Quốc để đảm bảo tình hình cung cấp điện. Trong
10 năm gần nay, EVN luôn có lãi mỗi năm vài ngàn tỉ đồng, nhưng quý 1 năm
2005 đã bị lỗ 294 tỉ đồng. Vịêc thua lỗ này gây khó khăn hơn trong việc huy động
vốn để đầu tư vào các công trình nguồn trong thời gian tới.(nguồn Thanh niên
ngày 29/04/2005)
Năm 2005 là năm mà các quốc gia trong khu vực đã trải qua ba cú sốc: dầu
thô tăng giá cao, đồng USD trượt giá mạnh và thảm họa sóng thần. Tuy nhiên
VN đã đạt được tốc độ tăng trưởng 8.5% (quý 4), đó là một nỗ lực rất lớn. Theo
Chương trình phát triển của Liên Hiệp Quốc, tốc độ tăng trưởng này tạo ra rất
nhiều việc làm mới, tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị đã giảm và số hộ nghèo theo
chuẩn quốc gia của VN cũng giảm còn 8.3%, dự báo VN có thể đạt tốc độ tăng
trưởng cao thứ ba trong toàn khu vực và cao nhất Đông Nam Á (Tuổi Trẻ
26/04/05).
Nhờ hàng loạt chính sách đổi mới, VN trở thành đất nước có tốc độ phát
triển kinh tế cao thứ hai trên thế giới từ năm 2000(chỉ sau TQ) với tốc độ phát
triển trung bình hàng năm đạt 7,5%. Sản lượng kinh tế của VN tăng gấp đôi trong
vòng 1 thập niên. Trong 5 năm tới, VN phấn đấu đưa thu nhập bình quân đầu
người từ 500 USD lên 1000 USD. Năm 2004 giá trị xuất khẩu tăng lên mức gần
25 tỉ USD, tăng 12 % so với năm 2003.(SàiGònGP 25/04/05).
Việc gia nhập WTO (tổ chức thương mại thế giới) dự kiến kết thúc vào tháng
6, sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh của VN, tạo điều kiện bình đẳng trong cạnh
tranh nhưng đồng thời đây cũng là điểm khó khăn nếu như các doanh nghiệp
không đủ sức cạnh tranh về chất lượng và thiết kế mẫu mã phù hợp nhu cầu người
dân khi hàng ngoại vào VN. Gia nhập WTO, VN phải đối diện và giải quyết
không ít vấn đề liên quan đến cả nhận thức và chính sách. Thách thức lớn nhất
đang thuộc về phía chính phủ. Nhiều chính sách sẽ phải thay đổi theo hướng
không phân biệt giữa các loại hình doanh nghiệp. Cần phaûi cho phép tư nhân

trong nước được quyền kinh doanh các lĩnh vực dịch vụ để phá độc quyền dịch vụ
của doanh nghiệp nhà nước. Quan trọng hơn là làm sao nhà nước điều tiết được
có hiệu quả nền kinh tế thị trường. Muốn vậy, chính phủ phải có những đối sách,
quyết sách đúng, điều hành linh hoạt, nhất là trong lĩnh vực ngân hàng(như có lộ
trình chuyển đổi tự do tiền đồng và tự do hóa tỷ giá), tài chính, bảo đảm an sinh
xã hội để hạn chế khoảng cách giàu nghèo tăng nhanh khi vào WTO
Theo ĐH lần VII (2000-2005) đánh giá, tổng sản phẩm nội địa tăng trưởng
bình quân hàng năm 10.2 %, bình quân đầu người đạt 1.365USD. Thu nhập thực
tế của người dân tăng bình quân 5 %/năm. Đến năm 2010, TP khoảng 7 triệu dân,
nếu giữ mức tăng trưởng là10%/năm thì GDP đầu người là 3.000USD vàø năm
2020 la 8.000USD (Tuổi Trẻ 27/04/2005).
Lãi suất cho vay của ngân hàng bắt đầu nhích lên. Cùng với lãi suất, giá điện,
giá nguyên vật liệu tăng kéo theo chi phí đầu vào tăng, buộc mọi cá nhân và
doanh nghiệp một lần nữa phải xem xét lại các phương án kinh doanh của mình.
Mặt khác, lượng vốn huy động tăng chậm hơn số đã cho vay neân việc tăng lãi
suất của ngân hàng sẽ có hiệu quả hơn đối với các dự án có tính khả thi và do nhu
cầu vay vốn luôn ở mức cao trong khi tiền vay có hạn nên tiền chỉ đến với các dự
án tốt.
Theo bộ thương mại, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ đang
có xu hướng chững lại. Trong quý 1 năm 2005 xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
tăng 2,9 % so với cùng kỳ năm 2004(tương ứng các năm 2004, 2003 là 14.9% và
11%), khó có thể hoàn thành chỉ tiêu xuất khẩu 500 triệu USD/2005 do khả năng
cạnh tranh còn khiêm tốn, không tạo được uy tín. Điều này do mẫu mã hàng xuất
khẩu chưa phong phú và giá thành chưa thật sự cạnh tranh so với hàng thủ công
mỹ nghệ của các nước trong khu vực. Nhà sản xuất chưa hiểu người tiêu dùng,
trong khi người xuất khẩu chỉ quan tâm đến việc thu mua hàng với giá càng rẽ
càng tốt rồi xuất khẩu sang các thị trường với mức giá rẽ, để dễ dàng thu lợi
nhuận (Tuổi Trẻ 19/04/05).
TP.HCM với diện tích 2000km vuông, dân cư chiếm 6.6% dân số cả nước. TP
đóng góp 40% kim ngạch xuất khẩu, 31.6% tổng thu ngân sách quốc gia, 29.4 %

giá trị sản xuất công nghiệp, 28% giá trị các ngành dịch vụ, gần 20% tổng sản
phẩm cả nước. So với mức bình quân trên toàn quốc, thành phố đứng đầu về mức
tăng GDP, là nơi cơ bản đã xoá được nạn đói, bình quân hàng năm giải quyết
được 18 vạn chỗ làm mới cho người lao động(SGòn 20/4/05)
1.2 Môi trường chính trị và Pháp luật:
Yếu tố chính phủ và pháp luật có ảnh hưởng ngày càng lớn đến hoạt động
của các doanh nghiệp. Những yếu tố này bao gồm các quan điểm, chính sách,
đường lối của chính phuû, hệ thống pháp luật hiện hành, quan hệ đối nội- đối
ngoại, những diễn biến chính trị trong nước, khu vực và thế giới. Các yếu tố này
cũng là những vấn đề mà doanh nghiệp quan tâm trong quá trình phân tích và xây
dựng chiến lược.
Sau 30/04/1975, đất nước thống nhất từng bước tiến lên xây dựng CNXH,
tạo ra một môi trường chính trị ổn định, tạo sự an tâm cho các doanh nghiệp hoạt
động sản xuất và với cơ chế kinh tế thị trường, thực hiện chính sách mở cửa, đã
thu hút người dân bỏ vốn đầu tư, cũng như kêu gọi đầu tư nước ngoài.
Hệ thống pháp luật VN còn nhiều điều đáng quan tâm như: chưa có luật
chống độc quyền và còn một số luật chưa được chặt chẽ, hợp lý. Chẳng hạn như
thuế giá trị gia tăng mà chính phủ ban hành, gây khó khăn khi nộp thuế theo
phương pháp khấu trừ với thuế suất 10%, do khi mua nguyên vật liệu từ các cơ sở
sản xuất nhỏ thường không có hoá đơn hoặc có hoá đơn không khấu trừ thuế nên
không thể khấu trừ thuế đầu vào.
Quốc hội khoá X đã thông qua luật khuyến khích đầu tư trong nước và luật
này đã có hiệu lực vào ngày 01/01/1999 sẽ khuyến khích mạnh hơn việc huy động
các nguồn lực trong nước, khuyến khích xuất khẩu và ưu đãi mạnh hơn về đầu tư
vào vùng sâu, vùng xa vùng khó khăn.
Việc ban hành luật doanh nghiệp sẽ đảm bảo tính chặt chẽ hơn về nghĩa vụ
và quyền lợi của những người tham gia trong công ty, thể hiện sự tự do kinh
doanh khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trong khuôn khổ của pháp luật. Nhưng theo
ngân hàng thế giới thủ tục thành lập doanh nghiệp tại VN vẫn còn rườm rà và rắc
rối hơn nhiều so với mức trung bình của thế giới. Thành lập một doanh nghiệp ở

VN phải qua 11 thủ tục trong 56 ngày( con số trung bình của thế giới là 9 thủ tục
và 50 ngày). Trong khi đó, doanh nghiệp đầu tư vào Thái Lan chỉ qua 8 thủ tục và
33 ngày, còn ở Newzealand chỉ cần 2 thủ tục và 12 ngày
Hệ thống ngân hàng được cải cách sâu rộng, chức naêng của nhà nước được
tách biệt với những chức năng của các định chế tín dụng khác. Các ngân hàng
thương mại được quyền cho các đơn vị sản xuất kinh doanh vay không phải theo
chỉ thị của nhà nước. Ngân hàng nhà nước chịu trách nhiệm cung tiền và tín dụng
nhằm thực hiện ổn định tài chính cả bên trong lẫn bên ngoài.
Dưới chính sách Đổi Mới thì vật tư, nguyên liệu cũng như tiêu dùng được
lưu thông trao đổi tự do. Những đơn vị sản xuất có quyền tự do mua nguyên vật
liệu, bán thành phẩm theo giá thị trường. Hiệu quả của chính sách này là giải
phóng tất cả các loại giá, kết thúc chế độ giá thuộc nền kinh tế chỉ huy trước đây.
Một số luật đầu tư nước ngoài cởi mở được soạn thảo và trình cho quốc hội
thông qua vào đầu năm 1987. Quyền kinh doanh của tư nhân đựơc khuyến khích
trong mọi lĩnh vực kinh tế, ngoại trừ những lĩnh vực liên quan đến an ninh quốc
phòng. Trong lĩnh vực tài chính hệ thống thuế khóa được cải cách để tăng cường
khu vực tài chính nhà nước. Thuế được xác định là nguồn thu chính yếu của ngân
sách của ngân sách và khiếm hụt ngân sách phải được hạn chế tối đa. Nhà nước
cũng khuyến khích tiết kiệm tư nhân bằng những chính sách lãi suất thích hợp.
1.3 Môi trường xã hội:
Các yếu tố của môi trường xã hội có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến các hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp, có thể tập trung trong 3 lĩnh vực đó là: văn
hoá, xã hội và dân cư. Những yếu tố xã hội cần được nhà kinh doanh quan tâm là
cơ cấu giai cấp và các tầng lớp xã hội, sự phân hoá giàu nghèo, các nghề nghiệp
được ưa chuộng và tình trạng lao động của phụ nữ. Về mặt dân cư nhà kinh doanh
phải quan tâm đến dân số, kết cấu của dân cư, về tuổi tác, giới tính, tuoåi thọ và
xu hướng di chuyển của dân chúng.
Mức sống của người dân ngày càng được nâng cao, chất lượng cuộc sống
ngày càng được cải tiến làm phát sinh những nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao
hơn trước kia. Theo TổngcụcThốngKê năm 2003-2004 vừa công bố, thu nhập

bình quân đầu người/tháng chung của cả nước năm 2003-2004 đạt 484.000 đồng,
tăng 36% so với năm 2001-2002. Theo kết quả khảo sát mức sống dân cư của
Tổng cục Thống Kê, chênh lệch giữa thu nhập và chi tiêu cho đời sống bình quân
một người một tháng của hộ gia đình năm 2004 là 114,4 nghìn đồng, tính ra tổng
tích luỹ trong dân cư năm 2004 là trên 112 nghìn tỉ đồng. Trong đó nhiều nhất là
Đông Nam Bộ 34 nghìn tỉ, đồng bằng sông Cửu Long gần 24 nghìn tỉ, Bắc Trung
Bộ trên 8 nghìn tỉ, duyên hải Nam Trung Bộ 6 nghìn tỉ, Tây Nguyên 5.5 nghìn tỉ,
Tây bắc nghèo nhất cũng trên 1 nghìn tỉ. Tuy nhiên, vẫn còn rất thấp khi hiện nay
ta đang từng bước hoà mình vào sự phát triển chung của thế giới.
Dân số hiện nay vào khoảng 83 trịêu người. Trong đó, nữ chiếm 51% và
phần lớn là tham gia vào các khu công nghiệp, khu chế xuất. Tình trạng di chuyển
dân cư từ các tỉnh khác vào TP HCM vẫn đang là vấn đề nóng bỏng, do nơi đây
có nhiều điều kiện tốt để làm việc, được tiếp cận nhiều hơn với kỹ thuật hiện đại
của các nước, là trung tâm xuất nhập khẩu quan trọng và là nơi có mức sống cao
nhất của cả nước. Nhưng cũng chính sự di cư này đã làm cho nạn thất nghiệp trở
nên nghiêm trọng hơn trong khi ở các vùng khác lại thiếu nhân lực.
Phụ nữ có nhiều điều kiện hơn trong việc phát huy khả năng chính mình,
được tham gia vào các hoạt động xã hội ngày càng nhiều và được đối xử công
bằng hơn trong tất cả các lĩnh vực. Ngày nay, phụ nữ xuất hiện với vai trò là một
cán bộ công chức nhà nước, một đảng viên, tiến sĩ,…và từng bước tham gia vào
các lĩnh vực cao hơn nữa.
Hiện nay Việt nam có qui mô dân số xếp vào hạng 20 quốc gia đông dân
nhất trên Thế Giới. Năm 2002 tổng dân số quốc gia ước lượng khoảng 81 triệu
người, mức tăng trưởng dân số trung bình hàng năm của Việt nam đạt khoảng 1.2
triệu người. Dự báo đến năm 2020 qui mô dân số sẽ đạt khoảng 100 triệu và đến
năm 2050 sẽ lên đến khoảng 123.7 triệu người. Dân số Việt nam là dân số trẻ:
dưới 15 tuổi chiếm 34.2% tổng số dân; từ 15-64 tuổi chiếm 60.5%; từ 65 tuổi trở
lên chiếm 5.3%. Qui mô dân cư vẫn còn tiếp tục tăng theo thời gian. Nguồn nhân
lực trong độ tuổi của Việt nam (16-54 tuổi đối với nữ, từ 16-64 tuổi đối với nam)
rất lớn trên 45 triệu người. Hằng năm số người bước chân vào độ tuổi lao động

trên 1 triệu người/năm. (cục thống kê).
1.4 Môi trường tự nhiên:
Các điều kiện tự nhiên bao gồm vị trí địa lý, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên,
đất đai, sông biển, tài nguyên khoáng sản, thuỷ hải sản, các loại nông sản và lâm
sản. Các điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc sống của con người
góp phần tạo ra nhu ca của con người nên có ảnh hưởng đến hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp.
Môi trường sống tại thành phố đang ở mức căng thẳng do: bụi khói, tiếng ồn,
sự ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, vấn đề vệ sinh cộng cộng. Nguyên
nhân do có quá nhiều khu công nghiệp thải ra chất thải mà chưa có biện pháp xử
lý thích hợp, mật độ xe cộ quá nhiều, tỉ lệ đường giao thông bình quân theo đầu
người thấp, tình trạng thiếu hiểu biết và có phần vô trách nhiệm của một bộ phận
người gây ô nhiễm nguồn nước và không khí. Theo các nhà khoa học: sự thay đổi
thời tiết liên tục bào mòn tầng Ozone, 50% lớp bảo vệ của khí quyển đã hoàn
toàn bị phá hủy, mức ô nhiễm môi trường cần được hạn chế để tầng Ozone được
cải thiện ít nhất trong 50 năm nữa. Như vậy, các công ty trên địa bàn thành phố
sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc xin cấp giấy phép hoạt động kinh doanh
cũng như phải trả phí bảo vệ môi trường cao hơn.
Các nguồn tài nguyên đang cạn kiệt dần, đòi hỏi chúng ta phải sử dụng tiết kiệm,
tránh lãng phí. Đồng thời, tái tạo lại tài nguyên có thể tái tạo, tìm nguồn tài
nguyên thay thế như năng lượng mặt trời, tái sinh lại các chất thải công nghiệp để
dùng cho sản xuất,…như nhà máy xử lý rác thải công nghiệp : ở Bình Dương cuối
năm nay sẽ khởi công xây dựng nhà máy với công suất 400 tấn/ngày, chế biến các
phế phẩm công nghiệp thành phân bón, giấy, thuỷ tinh,…xây dựng nhà máy xử lý
rác y tế và chất thải rắn với công suất 6tấn rác/ngày, dự kiến hoạt động vào đầu
năm 2006.
1.5Kỹ thuật công nghệ:
Đây là một trong các yếu tố có một sự thay đổi liên lục và cũng là yếu tố tạo
ra những nguy cơ và cơ hội nhất định đối với tất cả các ngành công nghiệp và các
doanh nghiệp. Sự xuất hiện của công nghệ mới tạo ra nhiều đe doạ đối vời các

doanh nghiệp đang hoạt động, cụ thể là làm xuất hiện các sản phẩm mới đe dọa
sản phẩm hiện có, làm cho công nghệ hiện tại trở nên lỗi thời khiến các doanh
nghiệp phải tính đến việc đầu tư đổi mới công nghệ. Công nghệ mới sẽ tạo điều
kiện cho các doanh nghiệp làm ra sản phẩm với chất lượng tốt hơn, giá rẻ hơn và
số lượng sản xuất nhiều hơn để có thể phát triển thị trường và gia tăng doanh số

×