Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong những năm gần đây.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.61 KB, 21 trang )

Báo cáo thực tập Khoa Tài Chính – Ngân Hàng
MỤC LỤC

SV:Lý Thị Mai Anh MSV:08A00553
Báo cáo thực tập Khoa Tài Chính – Ngân Hàng
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NHNo & PTNT Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
NHTM Ngân hàng thương mại
HĐV Huy động vốn
TW Trung ương
TGTK Tiền gửi tiết kiệm
TCTD Tổ chức tín dụng
NHNN Ngân hàng nhà nước
HTX Hợp tác xã
KKH Không kì hạn
SV:Lý Thị Mai Anh MSV:08A00553
Báo cáo thực tập Khoa Tài Chính – Ngân Hàng
DANH MỤC BẢNG BIỂU
SV:Lý Thị Mai Anh MSV:08A00553
Báo cáo thực tập Khoa Tài Chính – Ngân Hàng
LỜI MỞ ĐẦU
Thực hiện đường lối đổi mới theo nghị quyết từ Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ VI đưa Nước ta từ một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp chuyển sang
nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, đồng thời thực hiện chủ trương
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2020 của Đảng và Nhà nước,
cùng với việc đổi mới của nền kinh tế, hệ thống NHTM nói chung, NHNo& PTNT
nói riêng đóng góp một phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế trong thời kỳ
đổi mới, với phương châm "Kiên trì hoạt động, bám sát địa bàn nông nghiệp và
nông thôn
Là một sinh viên ngành Tài chính Ngân hàng, đã được học tập tại trường, nay
đi thực tế tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn_chi nhánh Quốc


oai, em rất mong muốn được góp sức mình vào công cuộc đổi mới và hiện đại hoá
đất nước. Trong thời gian thực tập, được sự giúp đỡ và hướng dẫn của PGS-TS Hà
Đức Trụ cũng như ban lãnh đạo,cán bộ NHN
O
& PTNT Quốc Oai, qua tìm hiểu và
nghiên cứu thực tế tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng, em đã có một số
những kết quả, và tiến hành phân tích về hoạt động của chi nhánh như sau:
Phần I: Giới thiệu tổng quan về NH No và PTNT Quốc oai.
Phần II: Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong những năm gần
đây.
Phần III: Một số ý kiến đề xuất và kiến nghị.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng song do trình độ kiến thức và khả năng còn hạn
chế nên bài báo cáo của em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em kính
mong nhận được sự chỉ bảo và góp ý của các thầy, cô giáo trong khoa tài chính
ngân hàng của trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ HN để bài viết của em được
hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
SV:Lý Thị Mai Anh MSV:08A00553
Báo cáo thực tập Khoa Tài Chính – Ngân Hàng
PHẦN 1
GIỚI THIỆU TÔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNG CHI NHÁNH QUỐC OAI
1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của NHNo&PTNT huyện
Quốc Oai
NHNo & PTNT huyện Quốc Oai được thành lập theo nghị định số 53/HĐBT
ngày 26/03/1988 của Hội Đồng Bộ Trưởng (nay là Chính phủ) về việc thánh lập
các ngân hàng chuyên doanh,trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông Nghiệp Việt
Namhoatj động trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Ngân hàng Phát triển Nông
nghiệp hình thành trên cơ sở tiếp nhận từ Ngân hàng Nhà nước: tất cả các chi
nhánh Ngân hàng Nhà nước huyện, Phòng Tín dụng Nông nghiệp, quỹ tiết kiệm tại

các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố. Ngân hàng Phát triển Nông
nghiệp TW được hình thành trên cơ sở tiếp nhận Vụ Tín dụng Nông nghiệp Ngân
hàng Nhà nước và một số cán bộ của Vụ Tín dụng Thương nghiệp, Ngân hàng Đầu
tư và Xây dựng, Vụ Kế toán và một số đơn vị.
Từ năm 1988 đến 1994 NHNo&PTNT huyện Quốc Oai là đơn vị trực thuộc
thẳng trung tâm điều hành (Ngân hàng trung ương) của NHNo & PTNT Việt Nam.
Chi nhánh NHNo & PTNT Quốc Oai là Ngân hàng loại III trực thuộc chi nhánh
Hà Tây (cũ).
Ngay từ khi mới thành lập NHNo & PTNT Quốc Oai đã phải đối mặt với vô
vàn khó khăn và thử thách như: lực lượng cán bộ ít ỏi và trình độ chuyên môn chưa
cao, mạng lưới hoạt động ít, cơ sở vật chất thiếu thốn và lạc hậu vì kết quả hoạt
động kinh doanh khi mới thành lập chủ yếu dựa vào hoạt động tín dụng, song
nguồn vốn chỉ có khoảng 1,6 tỷ đồng.
Đầu năm 1991, sau khi có văn bản 53/NHNg “Về biện pháp cho vay ngắn
hạn, trung hạn đối với hộ nông dân” của Tổng giám đốc NHNo Việt Nam, NHNo
Quốc Oai đã tiếp cận cho vay đối tượng sản xuất song việc đầu tư cho vay kinh tế
hộ ở NHNo&PTNT vẫn rất dè dặt.
Năm 2008 sau 20 năm xây dựng và hoạt động, trải qua những biến đổi về
SV:Lý Thị Mai Anh MSV:08A00553
Báo cáo thực tập Khoa Tài Chính – Ngân Hàng
kinh tế của đất nước cũng như khu vực, NHNo&PTNT huyện Quốc oai đã có
nhiều thay đổi, trưởng thành hơn. Với sự nỗ lực của ban giám đốc, cán bộ CNV
trong toàn cơ quan mà chi nhánh NHNo&PTNT Quốc Oai ngày càng phát triển và
dành được chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Đứng trước nhu cầu phải thay đổi
để phù hợp với nền kinh tế thị trường, NHNo&PTNT không ngừng có những biến
đổi tích cực và ngày càng hoàn thiện hơn về mọi mặt. Hoạt động Ngân hàng đã đạt
được nhiều thành tựu rất đáng ghi nhận không những về mặt chất lượng mà chi
nhánh còn phát triển thêm về mặt số lượng. Ngoài việc thực hiện kế hoạch kinh
doanh hàng năm do NHNo&PTNT Việt Nam giao, chi nhánh Quốc Oai còn chú
trọng triển khai các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, góp phần cùng Đảng bộ,

chính quyền địa phương xây dựng địa bàn ngày một phát triển.
1.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động của NHNo&PTNT huyện Quốc
Oai.
Cho đến nay NHNo & PTNT Quốc Oai đã từng bước kiện toàn hoàn chỉnh
mô hình tổ chức và công tác cán bộ. NHNo & PTNT Quốc Oai gồm một hội sở
chính (tại trung tâm thị trấn Quốc Oai) và các phòng giao dịch được bố trí theo mô
hình như trên trong đó ban lãnh đạo điều hành gồm 1 giám đốc, 2 phó giám đốc ,
1 trưởng phòng kế toán, 1 trưởng phòng hành chính nhân sự, 1 trưởng phòng thanh
toán quốc tế, 1 trưởng phòng điện toán và marketinh.
- Phòng thanh toán quốc tế: Triển khai và thực hiện các nghiệp vụ thanh
toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối của chi nhánh.
SV:Lý Thị Mai Anh MSV:08A00553
Báo cáo thực tập Khoa Tài Chính – Ngân Hàng
- Phòng kế toán: thực hiện các nghiệp vụ về tiền gửi của các tổ chức và dân
cư, thực hiện thanh toán trong và ngoài nước, chi trả kiều hối, thực hiện các nghiệp
vụ thu chi tiền mặt, quản lý tài sản.
- Phòng hành chính nhân sự: Quản lý, thực hiện các nhiệm vụ về quản lý
tài sản tổ chức, nhân sự toàn chi nhánh và các hoạt động về đời sống, cơ sở vật
chất đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
- Phòng điện toán và dịch vụ: Quản lý, giám sát mọi hoạt động về mạng máy
tính và dịch vụ chăm sóc khách hàng tại ngân hàng tại NHNo&PTNT Q uốc Oai
- Các phòng giao dịch: Thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh theo từng dịa
bàn dưới sự quản lý của Ban giám đốc
SV:Lý Thị Mai Anh MSV:08A00553
Báo cáo thực tập Khoa Tài Chính – Ngân Hàng
PHẦN 2
TÌNH HÌNH, KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
KINH DOANH CỦA NHNo&PTNT – CHI NHÁNH QUỐC OAI
TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY ( 2009, 2010, 2011)
2.1. Hoạt động huy động vốn

- Phương pháp huy động vốn
Các NHTM hoạt động trên cơ sở là “đi vay để cho vay” do vậy hoạt động huy
động vốn mang ý nghĩa sống còn đối với mỗi ngân hàng. Hiểu rõ tầm quan trọng của
việc huy động vốn NHNo&PTNT đã tích cực mở rộng các hình thức huy động vốn
để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của sự nghiệp phát triển nông nghiệp và nông
thôn. Trong từng giai đoạn NHNo&PTNT Quốc Oai đã áp dụng các biện pháp năng
động, mềm dẻo áp dụng mức lãi suất phù hợp, tìm kiếm các nguồn vốn ổn định lãi
suất thấp. Đa dạng hoá các sản phẩm huy động vốn và mở rộng công tác thông tin
tuyên truyền là 2 yếu tố tạo nên qui mô nguồn vốn của NHNo&PTNT Quốc Oai. Ta
có thể thấy rõ những gì mà cán bộ NHNo&PTNT đạt được trong thời gian qua, qua
3 bảng tình hình huy động vốn sau:
- Kết quả huy động vốn
Bảng 1: Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo loại tiền tại NHNo&PTNT Quốc Oai
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
2009 2010 2011 Tăng trưởng
Số tiền
Tỷ
trọng
%
Số tiền
Tỷ
trọng
%
Số
tiền
Tỷ
trọng
%

10/09
(%)
11/10
(%)
Tổng vốn huy
động
335 100% 449 100% 521 100% 34% 16%
Nguồn vốn nội tệ 301,5 90% 413 92% 548 95% 37% 32,6%
Nguồn vốn ngoại tệ 33,5 10% 36 8% 27 5% 7.4% -25%
Nhìn vào số liệu của bảng 1 ta có thể thấy một cách tổng quát rằng tình hình
huy động vốn ( HĐV) xét theo loại tiền trong năm 2011 lại có xu huớng tăng chậm
SV:Lý Thị Mai Anh MSV:08A00553
Báo cáo thực tập Khoa Tài Chính – Ngân Hàng
hơn so với năm 2010,mức độ tăng trưởng năm 2011 so với năm 2010 là 16% còn
năm 2010 so với năm 2009 là 34%.
Bảng 2: Cơ cấu huy động vốn theo đối tượng khách hàng
của NHNo&PTNT Quốc Oai
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
2009 2010 2011 Tăng trưởng
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ
trọng

10/09
%
11/10
%
Tổng vốn
huy động
335
100
%
449
100
%
521
100
%
34% 16%
Tiền gửi
của dân cư
174,2 52% 318,8 71% 380,33 73% 83% 19,3%
Tiền gửi
của TC
kinh tế
160,8 48% 130,2 29% 140,67 27% -19% 8%
Tiền gửi
của TCTD
0 0 0
(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT Quốc Oai)
Nhìn vào số liệu của bảng 2 xét theo đối tượng khách hàng, tiền gửi từ dân
cư có tỷ trọng lớn hơn tiền gửi từ các Tổ chức Kinh tế, và tỷ trọng này tăng dần
qua từng năm (52%,71%,73%). Tuy nhiên xét về mức độ tăng trưởng thì trong năm

2011, mức độ tăng về TGTK từ dân cư giảm rất nhiều so với năm 2010. Tiền gửi từ
Tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng ngày càng giảm trong tổng nguồn huy động (48%,
29%, 27% ) tuy nhiên xét về mức tăng trưởng thì trong năm 2011, mức độ tăng
trưởng là 8%, mạnh hơn nhiều so với mức tăng trưởng năm 2010 là -19%.
SV:Lý Thị Mai Anh MSV:08A00553
Báo cáo thực tập Khoa Tài Chính – Ngân Hàng
Bảng 3: Tình hình huy động vốn phân theo kì hạn
Đơn vị : Tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
2009 2010 2011 Tăng trưởng
Số
tiền
Tỷ
trọng Số tiền
Tỷ
trọng
Số
tiền
Tỷ
trọng
10/09
%
11/10
%
Tổng vốn
huy động
335
100
%

449
100
%
521
100
%
34% 16%
Không kì
hạn
87 26% 67,35 15% 57,3 11% -22,58% -14,9%
Có kì hạn
<12T
161 48% 251,44 56% 354,3 68% 56,17% 37,3%
Có kì hạn từ
12T đến
dưới 24T
36,85 11% 35,92 8% 26 5% -2,5% -27,6%
Có kì hạn
>24T
50,15 15% 94,29 21% 83,4 16% 88% -11,5%
(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo & PTNT Quốc Oai)
Nhìn vào số liệu của bảng 3 xét theo kì hạn, Tiền gửi không kì hạn có tỷ
trọng thấp nhất, Tiền gửi có kì hạn <12 tháng chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng liên
tục qua các năm (48%, 56%, 68%) và cho đến năm 2011 thì mức tăng trưởng vẫn
là cao nhất ( 37,3%). Tiền gửi > 12 tháng( từ 12 tháng đến 24 tháng và trên 24
tháng ) nhìn chung chiếm tỷ trọng không lớn và có xu hướng giảm dần qua các
năm, riêng Tiền gửi trên 12 tháng đến 24 tháng có mức sụt giảm là 27,6%.
Tình hình chung là trong năm 2011, hoạt động HĐV của chi nhánh gặp
nhiều khó khăn. Nguyên nhân chính là do năm 2011 thực sự là một năm “khát” vốn
của các NHTM dẫn tới việc chạy đua lãi suất với các hình thức cạnh tranh không

lành mạnh giữa các NHTM trong thời gian 8 tháng đầu năm. Trong lúc chi nhánh
huy động nguồn VND có kỳ hạn tối đa 14%, không kì hạn tối đa 2,4%/năm, các
chi phí khác để huy động như quà tặng, khuyến mãi…rất thấp thì các NHTM khác
huy động lãi suất KKH tới 9%/năm, có kì hạn 14% và chi khuyến mãi ở mức rất
cao, bình quân lãi suất huy động ở mức 16-17%. Mặt khác do tình hình lạm phát
SV:Lý Thị Mai Anh MSV:08A00553
Báo cáo thực tập Khoa Tài Chính – Ngân Hàng
tăng cao, giá vàng và giá một số mặt hàng chủ yếu tăng mạnh, bất động sản đóng
băng…dẫn đến gửi tiền vào ngân hàng không còn hấp dẫn và tiền gửi tiết kiệm
không còn là địa chỉ trú ẩn an toàn cho VND.
Đối với nguồn vốn ngoại tệ, do thực hiện các chính sách về quản lý ngoại
hối của NHNN nên trong năm 2011, chi nhánh đã hạn chế các giao dịch mua bán
ngoại tệ trên thị trường tự do. Lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ giảm
liên tiếp ( cụ thể từ tháng 4/2011, lãi suất huy động USD giảm từ 6%và 7% xuống
còn 3%/năm, từ tháng 6/2011 giảm xuống 2%/năm ). Vì vậy không còn tình trạng
găm giữ ngoại tệ để gửi ngân hàng như trước đây. Việc huy động vốn ngoại tệ của
chi nhánh vì thế cũng giảm đáng kể.
Tuy nhiên cũng phải nói thêm rằng, mặc dù huy động vốn khó khăn nhưng
chi nhánh không phải dùng đến giải pháp tình thế là huy động từ Tổ chức tín dụng
khác mà đã cố gắng nỗ lực huy động từ các nguồn tiền từ địa phương. Từ đây cũng
có thể thấy rằng người dân khá tin tưởng vào uy tín và sự an toàn của hệ thống
ngân hàng Nông nghiệp
2.2.Tình hình sử dụng vốn của ngân hàng NNo&PTNT_chi nhánh Quốc
Oai
Tổng dư nợ cho vay các thành phần kinh tế tăng mạnh so với ngày đầu thành
lập. Diện cho vay ngày càng được mở rộng, đối tượng cho vay phong phú. Năm
1991 khi bắt đầu cho vay kinh tế hộ thì đối tượng được vay chỉ là trồng trọt, chăn
nuôi, đến nay đã mở rộng ra các đối tượng khác như kinh doanh, đời sống, xây
dựng cơ sở hạ tầng và đi lao động nước ngoài. Lúc đầu chỉ cho vay trực tiếp đến
từng hộ, nay đã tiến hành cho vay qua tổ chức hội theo tinh thần nghị quyết

2308/NQLT và nghị quyết 02/NQLT giữ NHNo&PTNT Việt Nam với Hội nông
dân Việt Nam, Hội phụ nữ Việt Nam. Thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu
kinh tế trong những năm qua trên địa bàn huyện, vốn NHNo&PTNT Quốc Oai đã
chú trọng đầu tư vào các chương trình dự án đem lại hiệu quả kinh tế cao như: đầu
tư cho vay mua ô tô cho HTX vận tải Nội Bài, sản phẩm thép, sản xuất chế biến
kinh doanh chè các loại, thu mua nguyên liệu thuốc lá, đầu tư mô hình kinh tế
trang trại … Ngoài ra còn mạnh dạn cho vay chăn nuôi bò sữa, chăn nuôi gà, vịt
siêu trứng, lợn hướng lạc, phát triển kinh tế đồi rừng… Từ đó góp phần đắc lực
vào việc xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, và tăng thu nhập cho người lao
động.
SV:Lý Thị Mai Anh MSV:08A00553
Báo cáo thực tập Khoa Tài Chính – Ngân Hàng
Bảng 4: Dư nợ cho vay phân theo thời gian
Đơn vị : Tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
2009 2010 2011 Tăng trưởng
Số tiền Tỷ trọng Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ
trọng
10/09
%
11/10
%
Tổng dư nợ 227 100 % 284 100 % 346 100 % 25% 21,8%
Ngắn hạn 190,68 84% 257,76 89% 304,5 88% 35% 18%
Trung, dài hạn 36,32 16% 31,46 11% 41,5 12% -13,4% 32%

(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo & PTNT Quốc Oai)
Bảng 5: Dư nợ cho vay phân theo đối tượng khách hàng
Đơn vị : Tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
2009 2010 2011 Tăng trưởng
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ
trọng
10/09
%
11/10
%
Tổng dư nợ 227
100
%
284
100
%
346
100
%
25% 21,8%
Dư nợ CV Cá

nhân và Hộ
sản xuất
79,45 35% 73,84 26% 114,2 33% -7% 54,6%
Dư nợ CV
doanh
nghiệp(100%
Dn vừa và
nhỏ)
147,7 65% 210,16 74% 231,8 67% 42,4% 10,3%
(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo & PTNT Quốc Oai)
Nhìn vào bảng số liệu bảng 4, 5 về tình hình cho vay trên ta thấy tổng dư nợ
trong năm 2011 tăng 21,8% so với năm 2010.
Xét về thời hạn, dư nợ cho vay ngắn hạn vẫn luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu
(84%, 89%, 88%). Cơ cấu này là phù hợp với Nghị quyết 11 của Chính phủ về thắt
chặt tín dụng nhất là với tín dụng trung_dài hạn. Hơn nữa cho vay ngắn hạn nhiều
cũng là một cách hữu hiệu để quản lý đồng vốn cho vay vì khi cho vay ngắn, ngân
hàng sẽ có thời gian quay vòng vốn nhanh hơn. Tuy nhiên xét về mức độ tăng
trưởng, trong năm 2011, cho vay ngắn hạn tăng 18% ( tăng chậm hơn so với năm
SV:Lý Thị Mai Anh MSV:08A00553
Báo cáo thực tập Khoa Tài Chính – Ngân Hàng
2010 là 35%) nguyên do là do nhu cầu vốn ngắn hạn phục vụ sản xuất kinh doanh
thời vụ trên địa bàn có phần giảm sút hơn do suy thoái kinh tế. Trái lại, cho vay
trung hạn tăng 32 % chứng tỏ tình hình huy động vốn khó khăn năm 2011 tuy đã có
ảnh hưởng ít nhiều đến công tác cho vay nhưng ngân hàng vẫn cố gắng thu xếp, cân
đối nguồn vốn để cho vay, mặt khác luôn chủ động tìm kiếm những dự án kinh
doanh khả quan của khách hàng để tài trợ vốn. Điều này thể hiện rõ nỗ lực của các
cán bộ tín dụng trong công tác tìm kiếm khách hàng và cơ hội kinh doanh nói riêng
và của toàn chi nhánh nói chung
Xét về cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng, dư nợ cho vay ở bộ phận
khách hàng doanh nghiệp ( 100% là doanh nghiệp vừa và nhỏ) tăng 10,3%, mức độ

tăng trưởng chậm hơn nhiều so với năm 2010 là 42,4%. Nguyên nhân chính cũng
là do tình hình khó khăn chung của nền kinh tế năm 2011, rất nhiều doanh nghiệp
vừa và nhỏ trên địa làm ăn kém hiệu quả nên đã thu nhỏ quy mô dẫn đến nhu cầu
vay giảm sút ( nhất là nhu cầu vay vốn lưu động ngắn hạn để kinh doanh). Tình
hình làm ăn của các doanh nghiệp kém hiệu quả dẫn đến việc cán bộ tín dụng phải
ngần ngại và thận trọng hơn trong việc cho vay
Bảng 6: Tình hình dư nợ cho vay theo cơ cấu ngành
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
2009 2010 2011 Tăng trưởng
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ
trọng
Số
tiền
Tỷ
trọng
10/09
%
11/10
%
Tổng dư nợ 227 100% 284 100% 346 100% 25% 21,8%
Dư nợ cho vay Nông
nghiệp nông thôn
102,15 45% 159 56% 214,5 62% 55,6% 34,9%
Dư nợ CV ngành

khác
124,85 55% 125 44% 131,5 38% 0,12% 5,2%
Dư nợ tín dụng ở bộ phận cá nhân và hộ sản xuất có sự tăng trưởng lớn hơn
rất nhiều so với năm 2010( tăng 54,6%) và dư nợ cho vay ngành Nông nghiệp nông
thôn tăng 34,9 %, đây là một tín hiệu tốt chứng tỏ rằng dù việc bố trí nguồn vốn
cho vay trong năm 2011 gặp nhiều khó khăn ngân hàng luôn quan tâm đúng mức
tới việc hỗ trợ đầu tư phát triển lĩnh vực Nông nghiệp trên địa bàn. Điều này càng
khẳng định hơn phương châm hoạt động "Kiên trì hoạt động, bám sát địa bàn
nông nghiệp và nông thôn” của ngân hàng. ( bảng 6)
SV:Lý Thị Mai Anh MSV:08A00553
Báo cáo thực tập Khoa Tài Chính – Ngân Hàng
Bảng7 : Chất lượng tín dụng
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
2009 2010 2011 Tăng /giảm
Số tiền Tỷ trọng Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ
trọng
10/09
%
11/10
%
Tổng dư nợ 227 284 346
Nợ xấu nội
bảng
11,7

100
%
18,4
100
%
6,719
100
%
57% -63%
Nợ nhóm 3 4,22 36% 1,96 11% 0,335 5% -54% -83%
Nợ nhóm 4 2,45 21% 6,68 36% 0,782 12% 173% -88%
Nợ nhóm 5 5,03 43% 9,76 53% 5,602 83% 94% -43%
Tỷ lệ nợ xấu /
Tổng dư nợ
5,15% 6,5% 1,9% 126% 27,7%
Dư nợ đã xử lý
rủi ro( Nợ xấu
ngoại bảng)
23,4 24,7 19,8 5,6% -19,8%
Nhìn vào bảng 7 ta thấy chất lượng tín dụng của ngân hàng được cải thiện rõ
rệt thông qua tỉ lệ nợ xấu trong năm 2011 đã giảm đáng kể (63%). Đây là một tín
hiệu rất tốt chứng tỏ nỗ lực chung của toàn chi nhánh đặc biệt và các cán bộ tín
dụng trong việc quản lý rủi ro của các khoản vay. Trong năm 2011, mặc dù nền
kinh tế khó khăn kéo theo các ngành nghề đều hoạt động giảm sút, dự báo sẽ có
nhiều nợ xấu. Tuy vậy tỉ lệ nợ xấu của ngân hàng lại được cái thiện một cách đáng
kể. Điều này ngân hàng đã nghiêm túc thực hiện theo chỉ đạo của chính phủ và
Ngân hàng Nhà nước, thắt chặt tín dụng đối với những dự án kinh doanh rủi ro,
đôn đốc, giám sát và quan tâm thường xuyên tới khách hàng, tới những khoản nợ
xấu để một mặt ngăn ngừa rủi ro đối với những khoản nợ trong hạn và tận thu được
những khoản nợ quá hạn…

2.3. Hoạt động thanh toán
Hiện nay, doanh số thanh toán không dùng tiền mặt chiếm tỷ trọng hơn 80%
trong tổng doanh số thanh toán. Ngoài việc thực hiện thanh toán thông thường, thì
nay đã áp dụng được nhiều phương thức thanh toán nhanh và hiện đại như: chuyển
tiền điện tử liên ngân hàng, thanh toán liên hàng giá trị thấp, đại lý thanh toán thẻ
cho ACB, sử dụng máy rút tiền tự động ATM toàn chi nhánh 10 chiếc tính đến năm
2011. Trong 6 tháng trở lại đây chi nhánh đã triển khai thêm các sản phẩm tiền gửi
có tính năng động như: Gửi 1 nơi rút nhiều nơi, gửi rút linh hoạt theo số dư, tiết
SV:Lý Thị Mai Anh MSV:08A00553
Báo cáo thực tập Khoa Tài Chính – Ngân Hàng
kiệm đảm bảo theo giá vàng Năm 2011, chi nhánh đã triển khai một số nghiệp vụ
mới như kết nối khách hàng qua Internet, thu ngân sách Nhà nước với kết quả đạt
được 11.548 giao dịch, với số tiền 86,3 tỷ đồng trong đó thu biên lai tiền phạt là
575 biên lai, với số tiền 4,7 tỷ đồng. Ngoài ra chi nhánh đã bố trí cán bộ làm việc ở
tất cả các địa điểm giao dịch của chi nhánh vào sáng ngày thứ 7 với các nghiệp vụ
như huy động vốn, thu lệ phí truớc bạn, nhà đất, thu phạt theo thoả thuận với Kho
bạc Nhà nước và Chi cục thuế Quốc Oai
2.4.Hoạt động dịch vụ
Tính cả năm 2011, chi nhánh đã phát hành 9000 thẻ ATM tăng 2000 thẻ, số
lượng máy ATM hiện có 10 máy, tăng 01 máy so với năm 2010, doanh số chi trả tiền
qua ATM đạt 100 tỷ/100.000 lượt giao dịch, thực hiện chi trả luơng ngân sách cho 21
đơn vị với 8900 tài khoản. Các dịch vụ thông báo số dư, chuyển tiền…bằng tin nhắn
qua điện thoại di động đều đã phát triển rất nhanh với chất lượng được nâng cao.
Ngoài ra một số dịch vụ đã được chi nhánh phát triển thêm, như dịch vụ bảo hiểm
“Bảo an tín dụng” đối với khách hàng vay vốn dịch vụ thanh toán hoá đơn…Từ đó đã
góp phần phục vụ khách hàng tốt hơn và tăng thu nhập cho chi nhánh
SV:Lý Thị Mai Anh MSV:08A00553
Báo cáo thực tập Khoa Tài Chính – Ngân Hàng
2.5. Kết quả hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT_ chi nhánh Quốc Oai
Bảng 8 : Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh

Chỉ tiêu 2009 2010 2011
Tăng trưởng
10/09
Tăng trưởng
11/10
Tổng thu nhập 47,7 68,47 80,22 43,54% 17,16%
Tổng chi phí 40,67 59,87 70,71 47,21% 18,11%
Chênh lệch thu-chi chưa lương 7,03 8,6 9,51 22,33% 10,58%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT Quốc Oai)
Nhìn vào bảng 8 có thể thấy tổng thu nhập và tổng chi phí đều tăng qua từng
năm cùng với đó hệ số lương cũng tăng lên. Đáng chú ý là tỉ lệ tăng Thu từ lãi cho
vay tăng lên một cách đáng kể qua các năm chứng tỏ sự nỗ lực trong công tác quản
lý, giám sát các khoản cho vay để tối đa hoá các khoản lãi phải thu. Tổng thu nhập
tăng lên nhiều qua mỗi năm và tổng chi phí cũng tăng lên, tuy nhiên tốc độ tăng lên
của thu nhập nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí nên chỉ số Chênh lệch thu-chi chưa
lương của ngân hàng có một sự tăng trưởng khá rõ rệt vào năm 2010 và tăng tương
đối vào năm 2011 . Điều này cho thấy chi nhánh đã từng bước kiểm soát chi phí
hoạt động của mình để tối đa hoá lợi nhuận. Qua sự khả quan về kết quả hoạt động
kinh doanh của chi nhánh, chúng ta thấy được sự nỗ lực của các cán bộ, nhân viên
trong toàn chi nhánh trong công tác để mang lại hiệu quả trong kinh doanh và đạt
được những chỉ tiêu do cấp trên và Nhà nước đề ra.
2.6. Nhận xét và đánh giá tình hình hoạt động kinh KD-DV của NHTM
2.6.1. Những kết quả đã đạt được.
Trong năm vừa qua, nền kinh tế tiếp tục chịu ảnh hưởng nặng nề của suy thoái
kinh tế toàn cầu, sự biến động của giác cả các mặt hàng chủ yếu như giá vàng,
điện, xăng dầu và làm phát tăng cao. Hoạt động kinh doanh của các thành phần
kinh tế trên địa bàn gặp nhiều khó khăn khi thực hiện Nghị quyết 11 của chính phủ
về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vị mô, đảm bảo an sinh xã hội, NHNN tiếp
tục điều hành chính sách tiền tệ thắt chặt và thận trọng. Hoạt động trong bối cảnh
nền kinh tế có nhiều biến động như vậy, công tác huy động vốn của Ngân hàng

SV:Lý Thị Mai Anh MSV:08A00553
Báo cáo thực tập Khoa Tài Chính – Ngân Hàng
gặp rất không ít khó khăn, tuy vậy công tác cho vay của chi nhánh vẫn luôn được
quan tâm và đảm bảo được sự an toàn. Song song với việc đẩy mạnh cho vay,
doanh nghiệp còn chú trong nhiều tới việc mở rộng mạng lưới hoạt động và phát
triển dịch vụ của mình, nhất là dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Số máy
ATM tăng lên, các giao dịch không dùng tiền mặt tăng lên. Đặc biệt là chi nhánh
đã phát triển một số nghiệp vụ mới như Internet banking, thu ngân sách Nhà nước
( thu thuế, lệ phí, biên lai nộp phạt), làm thêm sáng thứ 7 với các nghiệp vụ huy động
vốn và thu lệ phí truớc bạ Các dịch vụ khác như mua bán ngoại tệ, chi trả kiều hối.
Thanh toán xuất khẩu đều tăng lên về doanh số. Các dịch vụ như thông báo số dư, trả
lương qua tài khoản thẻ, chuyển tiền có thông báo qua dịch vụ SMS có cải thiện đáng
kể về chất lượng và được nhiều cá nhân, đơn vị sử dụng
2.6.2. Một số hạn chế, tồn tại cần khắc phục
Trong năm vừa qua, việc huy động vốn từ dân cư gặp nhiều khó khăn nên kết
quả huy động còn giảm sút. Việc huy động từ ngoại tệ cũng khó khăn dẫn đến cho
vay bằng ngoại tệ là không có. Kết quả cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và
nhỏ chưa thực sự phát huy hết tiềm năng vốn có của ngân hàng bởi năm 2011, các
doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp rất nhiều khó khăn, các dự án kinh doanh vì thế ít có
cơ hội mở rộng, phát triển làm ảnh hưởng tới kết quả cho vay.
Sự mở rộng hoạt động của các dịch vụ ngân hàng luôn phải đồng bộ với việc
cải thiện và nâng cao sự hiện đại về mặt công nghệ. Vấn đề này chi nhánh còn
đang trên bước đường triển khai nên vẫn chưa hoàn thiện về mặt công nghệ. Trong
công tác thanh toán đôi khi còn xảy ra sự quá tải do mạng thanh toán chậm, cán bộ
công nghệ thông tin chưa đến kịp để khắc phục, các giao dịch với thẻ ATM đôi khi
còn xảy ra trục trặc gây bất tiện cho khách hàng Tất cả những vấn đề chưa hoàn
thiện trên cần được ngân hàng quan tâm đúng mức hơn trong thời gian tới.
SV:Lý Thị Mai Anh MSV:08A00553
Báo cáo thực tập Khoa Tài Chính – Ngân Hàng
PHẦN 3

MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ
Kiến nghị đối với đơn vị thực tập nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh
- NHNo & PTNT luôn ưu tiên lấy hộ sản xuất làm đối tượng hỗ trợ đầu tiên,
vì thế trong năm 2012 tới, năm mà các nhà Kinh tế đã dự báo về tình hình hoạt
động của nền kinh tế còn khó khăn hơn nhiều, thì ngân hàng càng cần quan tâm
hơn tới đối tượng khách hàng này, cần bám sát và kịp thời các chương trình, dự án
phát triển kinh tế của huyện để đầu tư vốn, hỗ trợ các hộ gia đình sản xuất kinh
doanh có hiệu quả, cải thiện và nâng cao đời sống
- Thường xuyên quan tâm tới vấn đề xây dựng tác phong làm việc chuyên
nghiệp cho cán bộ nhất là cán bộ tiếp xúc thường xuyên, trực tiếp với khách hàng
để nâng cao chất lượng dịch vụ và hình ảnh chuyên nghiệp của ngân hàng. Đó là
một yếu tố then chốt gia tăng sức cạnh tranh trong nền kinh tế đầy rẫy những khó
khăn và biến động này.
- Tập trung thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ, nhất là
dịch vụ thẻ ATM, tránh để tình trạng thiếu tiền, máy ngừng hoạt động do nguyên
nhân chủ quan gây ra, duy trì hoạt động của máy ATM hằng ngày, kịp thời hỗ trợ
khách hàng khi xảy ra các sự cố như máy giữ thẻ của khách hàng do thao tác sai,
nhầm mã PIN để khách hàng luôn cảm thấy tiện lợi, tin cậy và hài lòng khi sử
dụng dịch vụ thẻ ATM

SV:Lý Thị Mai Anh MSV:08A00553
Báo cáo thực tập Khoa Tài Chính – Ngân Hàng
KẾT LUẬN
Qua thời gian thực tập, tìm hiểu thực tế ở NHNo & PTNT Quốc Oai đã giúp
em hiểu được nhiều hơn về hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Báo cáo thực tập tổng hợp là nhiệm vụ cần thiết đối với mỗi sinh viên thực
tập, phản ánh những kết quả học hỏi được trong quá trình thực tập. Ngoài ra nó còn
tạo điều kiện cho sinh viên hoàn thiện luận văn tốt nghiệp.
NHNo & PTNT Quốc Oai mặc dù có nhiều biến động về môi trường kinh

doanh, có nhiều sự cạnh trên thị trường song NH vẫn không ngừng phát triển nâng
cao chất lượng, mở rộng quy mô dựa trên sự tổ chức hoạt động ngày càng hoàn
thiện song bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề chưa hợp lý cần có hướng
khắc phục.
Do thời gian thực tập không được dài và chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế
nên có những hạn chế trong nội dung báo cáo. Vì vậy, em rất mong thầy cô cùng
các cán bộ NH góp ý để bài báo cáo của em được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của ban Giám đốc, phòng Kế
toán của NHNo & PTNT Quốc Oai, cảm ơn sự giúp đỡ và hướng dẫn của PGS.TS
Hà Đức Trụ đã tạo điều kiện giúp em hoàn thành bài báo cáo này.

Hà Nội, ngày 9 tháng 3 năm 2012
Sinh viên thực hiện:
Lý Thị Mai Anh
SV:Lý Thị Mai Anh MSV:08A00553
Báo cáo thực tập Khoa Tài Chính – Ngân Hàng
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Họ và tên người nhận xét: …………………………………………
Chức vụ :
Nhận xét báo cáo thực tập của sinh viên:












Hà Nội, ngày tháng năm 2012
Người nhận xét
(Ký tên và đóng dấu)
SV:Lý Thị Mai Anh MSV:08A00553
Báo cáo thực tập Khoa Tài Chính – Ngân Hàng
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN THỰC TẬP












Hà Nội, ngày tháng năm 2012
SV:Lý Thị Mai Anh MSV:08A00553

×