Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Chuyên đề tính tổng dãy số (L6,7)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (467.3 KB, 13 trang )

0


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH XUYÊN
TRƯỜNG THCS THANH LÃNG








BÁO CÁO KẾT QUẢ CHUYÊN ĐỀ CHUYÊN MÔN
NĂM HỌC 2012 - 2013

KHAI THÁC BÀI TOÁN
TÍNH TỔNG MỘT DÃY SỐ TỰ NHIÊN CÓ QUY LUẬT

Môn: Toán
Tổ chuyên môn: Toán Lí
Mã: 38
Người thực hiện: Ngô Quốc Hưng
Điện thoại : 0977 715 733








Thanh Lãng, tháng 05 năm 2013






1
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
A . LÍ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ:
Bài toán tính tổng của dãy số tự nhiên có quy luật là một trong các dạng
toán mà trong chương trình toán trung học cơ sở các em hay gặp, đặc biệt đối
với những em học sinh giỏi thì không thể thiếu. Dạng toán này còn có ứng dụng
trong một số bài toán khác.
Qua giảng dạy tôi nhận thấy các em học sinh, kể cả học sinh khá giỏi có
thể vẫn còn lúng túng khi gặp dạng toán này, không có hướng giải nên cứ gặp
dạng toán này là các em ngại suy nghĩ. Hoặc có em học sinh làm được một bài
cụ thể, khi cho bài toán tương tự thì lại không thể làm được.
Năm học 2012 - 2013 tôi được phân công giảng dạy bộ môn Toán lớp 6.
Tôi xin mạnh dạn trình bày kinh nghiệm của mình về khai thác bài toán đó là
tính tổng một dãy số tự nhiên có quy luật .

- Với những lí do nêu trên tôi xin đưa ra việc khai thác một bài toán tính
tổng một dãy số có quy luật với tên gọi:
"KHAI THÁC BÀI TOÁN
TÍNH TỔNG MỘT DÃY SỐ TỰ NHIÊN CÓ QUY LUẬT "
B. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
- Giúp học sinh tính tổng một dãy số tự nhiên có quy luật dễ dàng và có
phương pháp hơn.
- Rèn luyện kĩ năng khai thác bài toán tính tổng một dãy số có quy luật.

Nâng cao năng lực tư duy, sáng tạo.
- Tự rèn luyện chuyên môn, trau dồi kiến thức cho bản thân.
C. ĐỐI TƯỢNG
Bài toán tính tổng dãy số tự nhiên có quy luật thuộc chương trình toán 6, toán 7
D. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
I. Nghiên cứu tài liệu:

Để thực hiện chuyên đề này, tôi đã tích cực nghiên cứu các tài liệu liên
quan đến chủ đề của chuyên đề này, chắt góp những nội dung, ý kiến hay để bổ
sung vào ý tưởng của mình, xâu chuỗi lại để lập nên dàn ý của chuyên đề này.

II. Nghiên cứu thực tế:

- Với những tiết dạy thích hợp, những bài toán cụ thể tôi đã đưa những bài toán
cụ thể phù hợp. Ghi chép lại những thành công và thất bại, những ưu điểm và
hạn chế để tiết sau thực hiện hoàn chỉnh hơn, hiệu quả hơn.

- Nhờ đồng nghiệp dự giờ tiết dạy có tổ chức trò chơi, để tranh thủ những ý kiến
hay, những ý kiến có lợi cho chuyên đề.
2
E. GIỚI HẠN KHÔNG GIAN CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
- Đối tượng nghiên cứu được áp dụng với đội tuyển học sinh giỏi môn
toán lớp 6, 7 trường trung học cơ sở Thanh Lãng – Bình Xuyên – Vĩnh Phúc.
G. PHẠM VI VÀ KẾ HOACH NGHIÊN CỨU:
Thời gian nghiên cứu được thực hiện từ tháng 9 năm 2012 đến hết tháng 3 năm
2013.
PHẦN II. NỘI DUNG
A. CƠ SỞ LÝ LUẬN KHOA HỌC.
- Trong chương trình giáo dục trung học phổ thông,môn toán là môn học
quan trọng, là thành phần không thể thiếu của nền văn hóa phổ thông của con

người mới. Môn toán có tiềm năng có thể khai thác góp phần phát triển năng lực
trí tuệ chung, rèn luyện và phát triển các thao tác tư duy và các phẩm chất tư
duy.
- Trong quá trình giải toán ở nhà trường cũng như trong các kỳ thi học sinh
giỏi các cấp, bài toán tính tổng một dãy số là một bài toán hay và lý thú.
- Đứng trước một bài toán có thể có nhiều cách giải khác nhau song việc
tìm ra một lời giải hợp lý, ngắn gọn, thú vị và độc đáo là một việc không dễ
thông qua đó mà thu được kết quả nhanh chóng. Việc khai thác bài toán tính
tổng dãy số có quy luật có thể đem lại kết qủa nhiều mặt, kích thích tính sáng
tạo của học sinh.
B. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
- Trong quá trình giải bài toán dạng tính tổng của dãy số có quy luật đa số
học sinh còn lúng túng về phương pháp giải. Không có hướng suy nghĩ hoặc
hướng suy nghĩ sai dẫn tới không tìm ra tổng. Lâu dần hình thành cho các em
cảm giác ngại va chạm với loại bài toán này.
- Chuyên đề này giúp các em khắc phục các yếu điểm kể trên đồng thời
phát huy tính sáng tạo, tự chủ. Giúp các em có phương pháp giải bài toán tính
tổng một dãy số có quy luật. Biết khai thác bài toán.
C. NỘI DUNG:
Để giải các bài toán dạng này thông thường ta biến đổi để làm xuất hiện
các số hạng đối nhau sau khi thu gọn ta được một số ít số hạng mà ta dễ dàng
tính được hoặc làm xuất hiện các dãy số mà ta dễ dàng tính được. Nhưng biến
đổi như thế nào để xuất hiện các hạng tử đối nhau hoặc các dãy số dễ dàng tính
được lại là vấn đề không đơn giản mà học sinh hay mắc phải. Đó chính là nội
dung của chuyên đề cần giải quyết xuất phát từ bài toán mở đầu sau.



3
I. Bài toán mở đầu và một số dãy số đơn giản :


1) Bài toán 1. Tính :
A = 1.2 + 2.3 + 3.4 + … + 99.100
- Ta cần dựa vào quy luật của A để biến đổi A làm xuất hiện các hạng tử
đối nhau.
- Mỗi hạng tử đều có dạng tích của hai số tự nhiên liên tiếp. Ta xét các
hạng tử thứ 2 trở đi:
Hạng tử 2.3 có : Liền trước 2 là 1, liền sau 3 là 4 và 4 -1=3
Hạng tử 3.4 có : Liền trước 3 là 2, liền sau 4 là 5 và 5 -2=3
Hạng tử 4.5 có : Liền trước 4 là 3, liền sau 5 là 6 và 6 -3=3

- Từ suy nghĩ đó có thể làm xuất hiện các hạng tử đối nhau như sau:
Giải:
3A = 1.2.3 + 2.3.3 + 3.4.3 + … + 99.100.3
= 1.2.3 + 2.3.(4 - 1) + 3.4.(5 - 2) + … + 99.100. (101 - 98)
= 1.2.3 + 2.3.4 - 1.2.3 + 3.4.5 - 2.3.4 + … + 99.100.101 - 98.99.100
= 99.100.101


A = 33.100.101 = 333 300

2) Một số dãy số dễ dàng tính được tổng
1 + 2 + 3 + … + n
= n.(n + 1):2
a + (a + k) + (a + 2k) + … + (a + nk)
= a.(n+1) + k.(1 + 2 + + n)
= a.(n+1) + k. n.(n + 1):2 với k là hằng số

II. Khai thác bài toán 1
Đối với mỗi bài toán sẽ có nhiều cách khai thác, phát triển khác nhau. Mỗi

hướng khai thác lại cho ta một số bài toán có chung cách suy nghĩ tìm lời giải
hoặc chung phương pháp giải.
Sau đây tôi xin trình bày hai hướng: Khai thác trên tập hợp các số tự
nhiên và khai thác trên tập hợp các phân số .
1) Khai thác bài toán trên tập hợp các số tự nhiên
Trong bài toán 1: Các thừa số trong mỗi hạng tử hơn kém nhau 1 hay cách
nhau 1 đơn vị. Thay đổi khoảng cách giữa các thừa số trong mỗi hạng tử ta có
bài toán 2.
Bài toán 2 . Tính :
A = 1.3 + 3.5 + 5.7 + … + 97.99

Giải
6A = 1.3.6 + 3.5.6 + 5.7.6 + … + 97.99.6
= 1.3.(5 + 1) + 3.5.(7 - 1) + 5.7(9 - 3) + … + 97.99(101 - 95)
= 1.3.5 + 1.3 + 3.5.7 - 1.3.5 + 5.7.9 - 3.5.7 + …
+ 97.99.101 - 95.97.99
4
= 3 + 97.99.101


1 97.33.101
A
2



= 161 651
Trong bài toán 1 ta nhân A với 3 = 3.1 . Trong bài toán 2 ta nhân A với 6
= 3.2 . Ta có thể nhận thấy để làm xuất hiện các hạng tử đối nhau ta nhân A với
3 lần khoảng cách giữa 2 thừa số trong mỗi hạng tử.

3k n(n + k) = n(n + k)(n + 2k) - (n - k) n (n + k) với k là khoảng
cách giữa 2 thừa số trong mỗi hạng tử
Thay đổi số các thừa số trong tích ta có bài toán 3

Bài toán 3 :
Tính A = 1.2.3 + 2.3.4 + … + 98.99.100

Giải :
4A = 1.2.3.4 + 2.3.4.4 + 3.4.5.4 + … + 98.99.100.4
= 1.2.3.4 + 2.3.4(5 - 1) + 3.4.5(6 - 2) + … + 98.99.100(101 -
97)
= 1.2.3.4 + 2.3.4.5 - 1.2.3.4 + 3.4.5.6 - 2.3.4.5 + …
+ 98.99.100.101 - 97.98.99.100
= 98.99.100.101


A = 98.99.25.101
= 24 497 550
Thay đổi khoảng cách giữa các thừa số trong mỗi hạng tử ở bài 3 ta có
bài toán:
Bài toán 4 : Tính :
A = 1.3.5 + 3.5.7 + … + 5.7.9 + … + 95.97.99
Giải :
8A = 1.3.5.8 + 3.5.7.8 + 5.7.9.8 + … + 95.97.99.8
= 1.3.5(7 + 1) + 3.5.7(9 - 1) + 5.7.9(11 - 3) + … + 95.97.99(101 -
93)
= 1.3.5.7 + 15 + 3.5.7.9 - 1.3.5.7 + 5.7.9.11 - 3.5.7.9 + …
+ 95.97.99.101 - 93.95.97.99
= 15 + 95.97.99.101




15 95.97.99.101
A
8



= 11 517 600
Trong bài 3 ta nhân A với 4 (bốn lần khoảng cách). Trong bài 4 ta nhân A với 8
(bốn lần khoảng cách). Như vậy để giải bài toán dạng
n
n 1
n(n k)(n 2k)

 

ta
nhân với 4k (4 lần khoảng cách) sau đó tách (từ hạng tử thứ hai của tổng).
4kn(n + k)(n + 2k) = n(n + k)(n + 2k)(n + 3k) - (n - k)n(n + k)(n
+ 2k)
Thay đổi sự kế tiếp lặp lại ở các thừa số trong bài toán 1 ta có bài toán:
5

Bài toán 5 : Tính
A = 1.2 + 3.4 + 5.6 + … + 99.100
Đặc điểm của các dãy số ở các bài trên : Hai hạng tử liền nhau chỉ có 1
thừa số khác nhau. Dãy số bài này thì không có.
Thừa số lớn nhất của hạng tử này nhỏ hơn thừ số bé nhất của hạng tử
kia 1 đơn vị. Vậy có thể tách thừa số như thế nàoở mỗi hạng tử để đưa về đặc

điểm ở các bài toán trên? Ta làm như sau:

Giải
A = 1.2 + ( 2+ 1).4 + ( 4 + 1)6 + … + (98 + 1).100
= 2 + 2.4 + 4 + 4.6 + 6 + … + 98.100 + 100
= (2.4 + 4.6 + … + 98.100 ) + (2 + 4 + 6 + 8 + … + 100)
= 98.100.102 : 6 + 102.50:2
= 166600 + 2550
= 169150

Cách khác
A = 1.(3 - 1) + 3(5 - 1) + 5(7 - 1) + … + 99(101 - 1)
= 1.3 - 1 + 3.5 - 3 + 5.7 - 5 + … + 99.101 - 99
= (1.3 + 3.5 + 5.7 + … + 99.101) - (1 + 3 + 5 + 7 + … + 99)
= 171650 - 2500
= 169150
Trong bài toán này ta không nhân A với một số hạng mà tách ngay một
thừa số trong tích làm xuất hiện các dãy số mà ta đã biết cách tính hoặc dễ dàng
tính được. Làm tương tự với các bài toán:

Bài toán 6 : Tính
A = 1
2
+ 2
2
+ 3
2
+ 4
2
+ … + 100

2


Giải :
A = 1 + 2(1 + 1) + 3(2 + 1) + 4(3 + 1) + … + 100(99 + 1)
= 1 + 1.2 + 2 + 2.3 + 3 + 3.4 + 4 + … + 99.100 + 100
= (1.2 + 2.3 + 3.4 + … + 99.100) + ( 1 + 2 + 3 + … + 100)
= 333300 + 5050
= 338350
Thay đổi khoảng cách giữa các cơ số trong bài 6 ta có bài toán:

Bài toán 7: Tính
A = 1
2
+ 3
2
+ 5
2
+ … + 99
2


Giải :
A= 1 + 3(2 + 1) + 5(2 + 3) + 7(2 + 5) + … + 99(2 + 97)
= 1 + 2.3 + 1.3 + 2.5 + 3.5 + 2.7 + 5.7 + … + 2.99 + 97.99
= 1 + 2(3 + 5 + 7 + … + 99) + (1.3 + 3.5 + 5.7 + … + 97.99)
6
= 1 + 4998 + 161651
= 166650
Trong bài toán 6 và 7 có thể sử dụng : (n - a).(n + a) = n

2
- a
2


n
2
= (n - a)(n + a) + a
2

a là khoảng cách giữa các cơ số
Bài toán 8 Tính A = 1.2.3 + 3.4.5 + 5.6.7 + … + 99.100.101
Giải :
A = 1.3.( 5 - 3) + 3.5.( 7 - 3) + 5.7.( 9 -3) + … + 99.101.( 103 - 3)
= ( 1.3.5 + 3.5.7 + … + 5.7.9 + … + 99.101.103 )
- ( 1.3.3 + 3.5.3 + … + 99.101.3 )
= ( 15 + 99.101.103.105): 8 - 3( 1.3 + 3.5 + 5.7 +… + 99.101)
= 13 517 400 - 3.171 650
= 13 002 450

Thay đổi số mũ của bài toán 7 ta có bài toán:


Bài toán 9 : Tính
A = 1
3
+ 2
3
+ 3
3

+ … + 100
3

Giải
Sử dụng : (n - 1)n(n + 1) = n
3
- n


n
3
= n + (n - 1)n(n + 1)

A = 1 + 2 + 1.2.3 + 3 + 2.3.4 + … + 100 + 99.100.101
= (1 + 2 + 3 + … + 100) + (1.2.3 + 2.3.4 + … + 99.100.101)
= 5050 + 101 989 800 = 101 994 850

Thay đổi khoảng cách giữa các cơ số ở bài toán 8 ta có bài toán .

Bài toán 10: Tính
A = 1
3
+ 3
3
+ 5
3
+ … + 99
3



Giải : Sử dụng (n - 2)n(n + 2) = n
3
- 4n

n
3
= (n - 2)n(n + 2) + 4n

A = 1 + 1.3.5 + 4.3 + 3.5.7 + 4.5 + … + 97.99.101 + 4.99
= 1 + (1.3.5 + 3.5.7 + … + 97.99.101) + 4(3 + 5 + 7 + … + 99)
= 1 + 12 487 503 + 9996 = 12 497 500

Với khoảng cách là a ta tách : (n - a)n(n + a) = n
3
- a
2
n.
Ở bài toán 8, 9 ta có thể làm như bài toán 6, 7 (Cách tách thừa số).

Thay đổi số mũ của một thừa số trong bài toán 1 ta có:
Bài toán 11: Tính
A = 1.2
2
+ 2.3
2
+ 3.4
2
+ … + 99.100
2



Giải :
7
A = 1.2.(3 - 1) + 2.3(4 - 1) + 3.4(5 - 1) + … + 99.100.(101 - 1)
= 1.2.3 - 1.2 + 2.3.4 - 2.3 + 3.4.5 - 3.4 + … + 99.100.101 - 99.100
= (1.2.3 + 2.3.4 + … + 99.100.101) - (1.2 + 2.3 + 3.4 + … + 99.100)
= 25 497 450 - 3 33 300
= 25 164 150
Với cách khai thác như trên ta có thể khai thác, phát triển các bài toán trên
thành rất nhiều bài toán hay mà trong quá trình giải đòi hỏi học sinh phải có sự
linh hoạt, sáng tạo.
Trong các bài toán trên ta có thể thay đổi số hạng cuối cùng của dãy bằng
số hạng tổng quát theo quy luật của dãy.

2) Khai thác bài toán với phân số
Khi giải các bài toán về phân số, ta thường gặp các bài toán tính tổng các phân
số mà tử và mẫu của chúng được viết theo quy luật. Việc biến đổi các số hạng
làm xuất hiện các cặp số hạng đối nhau là một trong những nguyên tắc quan
trọng.
Ta thường áp dụng công thức biến đổi sau:
 
1 1
, ; , 0
( )
k
a k Z a a k
a a k a a k
    
 


 
2 1 1
, ; , , 2 0
( )( 2 ) ( ) ( )( 2 )
k
a k Z a a k a k
a a k a k a a k a k a k
     
    

Bài toán 12 : Tính tổng:
1 1 1 1

1.2 2.3 3.4 99.100
A     
Giải
1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 99
1
1.2 2.3 3.4 99.100 1 2 2 3 3 4 99 100 100 100
A                 

Bài toán 13 : Tính tổng:
1 1 1 1

1.3 3.5 5.7 97.99
A     
Giải :
1 1 1 1 1 2 2 2 2

1.3 3.5 5.7 97.99 2 1.3 3.5 5.7 97.99

1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 98 49
. .
2 1 3 3 5 5 7 97 99 2 1 99 2 99 99
A
 
         
 
 
   
            
   
   

Bài toán 14 : Tính tổng:
1 1 1 1

1.2.3 2.3.4 3.4.5 98.99.100
A     

Giải :
8
1 1 1 1 1 2 2 2 2

1.2.3 2.3.4 3.4.5 98.99.100 2 1.2.3 2.3.4 3.4.5
98.99.100
1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1
.
2 1.2 2.3 2.3 3.4 3.4 4.5 98.99 99.100 2 1.2 99.100
1 99.50 1 4949
.

2 99.100 19800
A
 
         
 
 
   
          
   
   

 


*Vận dụng cách giải trên giải các bài toán sau:
Bài áp dụng 1 : Tính tổng:

A = 1.99 + 2.98 + 3.97 + … + 49.51+ 50.50
B = 1.3 +5.7+9.11+ …+ 99.101
C = 1.3.5 + 3.5.7 + 5.7.9 + 7.9.11 + … + 97.99.101
D = 1.99 + 3.97 + 5.95 + … + 49.51
E = 1.99
2
+ 2.98
2
+ 3.97
2
+ … + 49.51
2
Bài áp dụng 2 : Tính tổng:

a, A =
18
.
15
6
+
21
.
18
6
+
24
.
21
6
+ +
90
.
87
6

b, B =
11
.
8
3
2
+
14
.

11
3
2
+
17
.
14
3
2
+ +
200
.
197
3
2

c, C =
27
.
25
1
+
29
.
27
1
+
31
.
29

1
+ +
75
.
73
1

d, D =
94
.
90
15
+
98
.
94
15
+
102
.
98
15
+ +
150
.
146
15


Bài áp dụng 3: Chứng minh rằng với mọi n


N thì ta luôn có:

)65)(15(
1

176
1
66
1
6
1


nn
=
6
5
1


n
n


Bài áp dụng 4: Tìm x

N biết:
a, x -
55

.
53
20

17
.
15
20
15
.
13
20
13
.
11
20
 =
11
3

b,
)1(
2

36
1
28
1
21
1



xx
=
9
2



III. Kết quả thực hiện:
9
1. Trước khi triển khai chuyên đề tôi đã tiến hành kiểm tra sự hiểu biết của các
em học sinh khá giỏi của nhà trường trong việc khai thác cách giải và giải một
số bài toán về dãy số tự nhiên viêt theo quy luật qua đề bài sau.
Đề bài:
(Thời gian làm bài 45phút)
Bài 1: Tính
A = 1.2 + 2.3 + 3.4 + … + 99.100

Bài 2: Tính
B = 1.3 + 3.5 + 5.7 + … + 97.99
Bài 3: Tính
C = 1.2.3 + 2.3.4 + … + 3.4.5 + … + 98.99.100
*Thống kê kết quả: Lớp 6E
Dưới 5 5đ- 6,5đ 7đ - 7,5 đ

8đ - 10đ

S
ĩ số

SL

% SL

% SL % SL %
30 5 16,7

17 53,3

9 30 0 0
*Nhận xét:
Sau khi kiểm tra lớp 6E của trường tôi thấy học sinh còn tồn tại như sau:
- Học sinh có nhiều em chưa biết cách giải một số bài toán đơn giản về dãy
số dạng như bài kiểm tra, lời giải còn trình bày dài dòng, rắc rối.
- Học sinh chưa phát huy được tư duy sáng tạo, khả năng học hỏi, sự tìm tòi
kiến thức mới.
2. Sau khi triển khai chuyên đề với học sinh khá giỏi của nhà trường tôi đã tiến
hành khảo sát học sinh để kiểm tra sự lĩnh hội của các em về chuyên đề này.
Đề bài:
(Thời gian làm bài 45phút)

Bài 1: Tính A = 1
2
+ 4
2
+ 7
2
+ …. +100
2
.

Bài 2: Tính B = 1.3
2
+ 3.5
2
+ 5.7
2
+ … + 97.99
2
.

*Thống kê kết quả: Lớp 6E
Dưới 5 5đ- 6,5đ 7đ - 7,5 đ

8đ - 10đ

Sĩ số

SL

% SL % SL % SL %
30 1 3,3

5 16,7

15 50 9 30


3. Kết quả chung:
Sau khi triển khai đề tài với các lớp học khá, giỏi của trường tôi thấy so với
trước khi triển khai chuyên đề học sinh có một số tiến bộ sau:

- Học sinh đã biết cách tính tổng của các số viết theo quy luật một cách
nhanh hơn .
10
- Học sinh giải có thể tự ra đề bài và nêu được hướng giải bài toàn dạng
trên.
- Học sinh tiếp tục phát triển tư duy sáng tạo, tăng cường học hỏi bạn khác,
tự tìm tòi kiến thức mới.

IV. Bài học kinh nghiệm:

Sau khi triển khai kinh nghiệm "Khai thác bài toán tính tổng một
dãy số tự nhiên có quy luật" tại nhà trường, tôi đã rút ra một số bài học
sau:
Để dạy học sinh giỏi có hiệu quả cần phải dạy cách học, cách tìm tòi kiến
thức mới và phát triển các kiến thức đã học vào chứng minh các tính chất hay
công thức Toán học khác. Từ đó có biện pháp vận dụng và khai thác các tính
chất hay công thức vào giải các bài tập cụ thể.
Cần tăng cường giáo dục học sinh tinh thần tự học, tự nghiên cứu kiến
thức vì đây là con đường làm chủ và chiếm lĩnh tri thức một cách hiệu quả nhất.
PHẦN III
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Như đã trình bày đề tài này sau khi được áp dụng trong các buổi học bồi dưỡng
học sinh giỏi hoặc các buổi ngoại khoá môn Toán lớp 6 tôi thấy nội dung nêu ra
có tác dụng thiết thực:
- Bổ sung thêm kiến thức cho học sinh và phát triển tư duy toán
- Gợi mở cho học sinh hướng vận dụng một số đẳng thức áp dụng vào giải
toán một cách nhanh chóng.
Trên cơ sở các kết quả đã đạt được tôi dự kiến hướng tiếp tục nghiên cứu đề
tài như sau:
- Tiếp tục tuyển chọn các đề toán liên quan đến dãy số viết theo quy luật,

yêu cầu hoc sinh vận dụng kiến thức đã học để luyện tập.
- Xuất phát từ bài toán trên và các bài tập được vận dụng yêu cầu học sinh
sáng tạo các đề toán mới.
Trên đây là toàn bộ nội dung kinh nghiệm "Khai thác bài toán tính
tổng một dãy số tự nhiên có quy luật". Chuyên đề không tránh khỏi
những thiếu sót, mong được sự nhận xét chân thành và rút kinh nghiệm cho tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tháng 3 năm 2013
Người thực hiện


11



Ngô Quốc Hưng



TÀI LIỆU THAM KHẢO:

Tên tài liệu Chủ biên, tác giả
1. Một số vấn đề phát triển Toán 6 Vũ Hữu Bình
2. Sách giáo khoa Toán 6 Phan Đức Chính
3. Sách bài tập Toán 6 Tôn Thân
4. Bài tập nâng cao và một số chuyên đề Toán 6 Bùi Văn Tuyên
5. Nâng cao và phát triển Toán 6 Vũ Hữu Bình
6. Tuyển chọn 400 bài tập Toán 6 Nguyễn Anh Dũng
7. Các dạng toán và phương pháp giải toán 6 Tôn Thân
8. Tài liệu trên mạng Internet




























12




MỤC LỤC:
Nội dung Trang
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

3
B. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 3
C. ĐỐI TƯỢNG 3
D. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
I. Nghiên cứu tài liệu 3
II.Nghiên cứu thực tế 3
E. GIỚI HẠN KHÔNG GIAN CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN
CỨU
4
G. PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU 4
PHẦN II. NỘI DUNG
A. CƠ SỞ LÍ LUẬN KHOA HỌC 4
B. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
C. NỘI DUNG 4
I. Bài toán mở đầu và một số dãy số đơn giản 5
II. Khai thác bài toán 1 5
1) Khai thác bài toán trên tập hợp các số tự nhiên 5 - 9
2) Khai thác bài toán trên tập hợp các phân số 9 - 10
III. Kết quả thực hiện 10 -11
VI. Bài học kinh nghiệm. 12
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO 13
MỤC LỤC 14

















×