Tải bản đầy đủ (.docx) (107 trang)

tài liệu ôn thi vào ngành bảo hiểm xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (855.25 KB, 107 trang )

ÔN THI VÀO NGHÀNH BẢO HIỂM XÃ HỘI NĂM 2013
SOẠN THẢO: NGUYỄN ĐÌNH THỪA
*****
MÔN 1: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
Phần 1. Tài liệu ôn thi
1. Tài liệu đào tạo Tiền công vụ tập 1 của Học viện hành chính "Những vấn đề cơ bản về
nhà nước hành chính và pháp luật" ban hành năm 2008: Mục II, III chuyên đề 1.
2. Tài liệu đào tạo Tiền công vụ tập 2 của Học viện hành chính "Tổ chức và Nhân sự hành
chính nhà nước" ban hành năm 2010: Mục I chuyên đề 5.
3. Giáo trình kĩ thuật xây dựng và ban hành văn bản ban hành năm 2009: Mục II Chương
1; Mục II Chương 2 (riêng phần phân loại thống kê các văn bản quy phạm pháp luật lấy theo
Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật).
4. Luật Cán bộ, công chức năm 2008.
5. Luật Viên chức năm năm 2010.
6. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 03/6/2008: Chương 1, 2.
7. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân:
Điều 1,2 Chương 1; Mục 1,2,3 Chương 2.
8. Nghị định 94/2008/NĐ-CP ngày 22/8/2008 của Chính phủ Quy định về chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
9. Nghị định 116/2011/NĐ-CP ngày 14/12/2011 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
94/2008/NĐ-CP ngày 22/8/2008 của Chính phủ Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xó hội Việt Nam.
Page 1
10. Quyết định số 4857/QĐ-BHXH ngày 21/10/2008 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội
Việt Nam Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội địa
phương.
11. Luật Tổ chức Chính phủ năm 2001.
12. Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 Quy định về tuyển dụng, sử dụng và
quản lý công chức.
13. Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng
và quản lý viên chức.


14. Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 của Chính phủ quy định về về xử lý kỷ
luật đối với công chức.
15. Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 06/4/2012 của Chính phủ quy định về về xử lý kỷ
luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức.
Phần 2. Câu hỏi và trả lời
Câu 1 : Trình bày bản chất của Nhà nước Cộng hòa XHCH Việt Nam?
Bản chất của Nhà nước mang thuộc tính giai cấp. Vì vậy Nhà nước xã hội chủ nghĩa là Nhà
nước do giai cấp công nhân và nhân dân lao động lãnh đạo, nhằm thực hiện những lợi ích của
giai cấp mình và đồng thời mang lại lợi ích cho tất cả các tầng lớp khác trong xã hội.
Bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được xác định trong Điều 2
Hiến pháp năm 1992 là “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân,
vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp
công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức”.
Như vậy, tính nhân dân và quyền lực nhân dân là cái cơ bản, xuyên suốt, thể hiện bản
chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bản chất đó được biểu hiện cụ thể
ở những đặc trưng cơ bản sau:
- Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nhà nước dân chủ thực sự và
rộng rãi
Page 2
Mặc dù nước ta bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội từ điểm xuất phát thấp, đến nay
vẫn là một nước đang phát triển, nhưng một chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa đã được
thiết lập và đang từng bước hoàn thiện.
Với quan điểm phát triển, Điều 3 Hiến pháp nước ta đã chỉ rõ “Nhà nước bảo đảm và
không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân, thực hiện mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do,
hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích
của Tổ quốc và của nhân dân”. Quan điểm đó là kết quả của một quá trình tìm tòi, kiểm
nghiệm, sáng tạo được rút ra để định hướng cho sự phát triển của toàn bộ hệ thống chính
trị nước ta nói chung và của Nhà nước ta nói riêng.
Trở lại lịch sử hình thành và phát triển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

có thể nhận thấy rõ quá trình hình thành và phát triển của một chế độ dân chủ mới. Nước ta
là một nhà nước dân chủ đầu tiên ra đời ở Đông Nam châu Á. Những thiết chế nhà nước đầu
tiên ra đời đã dựa trên cơ sở của dân chủ: Các hình thức Quốc dân đại hội để bầu ra chính phủ
lâm thời; tổng tuyển cử để bầu Chủ tịch nước và đại biểu Quốc hội những năm đầu tiên
sau khi cách mạng tháng Tám thành công; sự ghi nhận chính thức trong Hiến pháp 1946,
1959, 1980, và 1992 về xác định quyền lực tối cao thuộc về nhân dân đã khẳng định rõ
mục tiêu và những bước phát triển của chế độ dân chủ của nước ta.
Bản chất dân chủ của Nhà nước ta thể hiện một cách toàn diện, trên các lĩnh vực kinh tế,
chính trị, tư tưởng, văn hóa và xã hội.
+ Trong lĩnh vực kinh tế, nhà nước thực hiện chủ trương tự do, bình đẳng về kinh tế, tạo
ra những điều kiện làm cho nền kinh tế đất nước có tính năng động, xây dựng quan hệ sản
xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần với nhiều dạng sở hữu và hình thức
tổ chức sản xuất, kinh doanh cho phép mọi đơn vị kinh tế đều có thể hoạt động theo cơ chế
tự chủ trong
sản xuất, kinh doanh, hợp tác và cạnh tranh với nhau và đều bình đẳng trước
Page 3
pháp luật.
Để thực hiện chủ trương dân chủ hóa trong lĩnh vực kinh tế, nhà nước ta đã chú trọng
giải quyết vấn đề căn bản mang tính nguyên tắc là bảo đảm lợi ích kinh tế của người lao
động, coi đó là động lực, đồng thời là mục tiêu của dân chủ hóa. Tuy nhiên. lợi ích vật chất
(kinh tế) luôn phải đặt trong mối quan hệ biện chứng với các lợi ích chính trị, tư tưởng, văn
hóa, xã hội. Đồng thời, lợi ích cá nhân phải hài hoà với lợi ích của tập thể và xã hội.
+ Trong lĩnh vực chính trị, nhà nước ta đã tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc, trong đó quy
định tất cả những quyền tự do, dân chủ trong sinh hoạt chính trị, bảo đảm cho người dân
được làm chủ về mặt chính trị.
Bên cạnh việc xác lập và thực hiện cơ chế dân chủ đại diện thông qua chế độ bầu cử
và bãi miễn đại biểu nhân dân vào các cơ quan dân cử, nhà nước ta luôn chú trọng thiết lập
và bảo đảm thực hiện đầy đủ chế độ dân chủ trực tiếp, tạo điều kiện cho nhân dân tham gia
thực sự vào công việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội; tham gia đóng góp ý kiến, kiến

nghị, thảo luận một cách dân chủ, bình đẳng vào các vất đề thuộc đường lối, chủ trương,
chính sách, các dự thảo văn bản pháp luật quan trọng làm cho nhân dân thực sự là chủ thể của
những chủ trương, chính sách, pháp luật đó chứ không phải chỉ là những người phục tùng một
chiều.
Một trong những khía cạnh quan trọng là Nhà nước Việt Nam với tư cách là công cụ thực
hiện quyền lực nhân dân, đã đặt ra cho mình nhiệm vụ phải phấn đấu đạt tới việc mở rộng
cho nhân dân tham gia vào công việc của nhà nước. Thực hiện điều đó về mặt pháp lý, nhà
nước ta đã xác lập một hệ thống các nguyên tắc và quy định về tổ chức bộ máy nhà nước phù
hợp. Ví dụ: nguyên tắc bầu cử phổ thông, bình đẳng trực tiếp và bỏ phiếu kín để bầu ra các
đại biểu của cơ quan dân cử; thông qua các cơ quan dân cử nhân dân thực hiện quyền lực
của mình. Bên cạnh đó, những hình thức dân chủ trực tiếp khác nhau cũng rất phát triển,
biểu hiện trong hoạt động của các tổ chức xã hội, trong hệ thống kiểm tra, giám sát của
nhân dân, trong thảo luận những dự thảo các luật quan trọng…
Hiến pháp của Việt Nam ghi nhận toàn bộ các quyền chính trị, xã hội và quyền tự do cá
Page 4
nhân, tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, mít tinh, lao động, học hành, nghỉ ngơi, tự do tín
ngưỡng, quyền bất khả xâm phạm thân thể, nhà ở, tự do đi lại và bảo đảm cho tất cả
công dân được hưởng các quyền đó. Điều đó phù hợp với bản chất của nhà nước xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, coi mục đích và động lực chính của sự phát triển dân chủ là vì con người, do
con người.
Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta là: “Thực hiện tốt quy chế dân chủ, mở rộng
dân chủ trực tiếp ở cơ sở, tạo điều kiện để nhân dân tham gia quản lý xã hội, thảo luận và
quyết định những vấn đề quan trọng. Khắc phục mọi biểu hiện dân chủ hình thức”, tạo khả
năng rộng rãi để nhân dân tự do bày tỏ nguyện vọng của mình về những vấn đề quan tâm
và bảo vệ lợi ích chính đáng của mình. Nhà nước kiên quyết ngăn chặn và xử lý nghiêm
những người có hành vi dân chủ cực đoan, lạm dụng chức quyền tham nhũng, cửa quyền, vi
phạm quyền dân chủ và tự do của nhân dân.
Nhà nước Việt Nam là nhà nước gần dân và thân dân. Nhà nước luôn coi trọng việc lắng
nghe ý kiến của nhân dân, chú trọng việc xem xét, giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo
của nhân dân, tổ chức để nhân dân tham gia góp ý kiến xây dựng đất nước. Trong quá trình

thực hiện dân chủ hóa chính trị, nhà nước ta luôn luôn tôn trọng quyền hoạt động và các
quan điểm chính trị của cá nhân, nếu những quan điểm đó phù hợp với hiến pháp và pháp
luật, không đi ngược lại lợi ích của nhân dân. Nhà nước kiên quyết ngăn chặn và xử lý mọi
biểu hiện dân chủ cực đoan, gây rối làm mất ổn định tình hình chính trị, xâm hại đến lợi ích
quốc gia và các quyền chính trị của nhân dân.
Để bảo đảm thực hiện quá trình dân chủ hóa và phát huy quyền làm chủ của nhân dân,
nhà nước luôn đặt ra cho mình nhiệm vụ phải tôn trọng sự kiểm tra, giám sát của nhân dân,
đẩy mạnh và không ngừng đấu tranh chống tệ quan liêu, cửa quyền, tham nhũng trong bộ
máy nhà nước, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật và không có ngoại lệ đối với bất cứ ai
có hành vi vi phạm.
+ Trong lĩnh vực tư tưởng văn hóa và xã hội, nhà nước thực hiện chủ trương tự do tư
tưởng và giải phóng tinh thần, phát huy mọi khả năng của con người; quy định một cách
toàn diện các quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, học hành, lao động, nghỉ ngơi, tự do
Page 5
tín ngưỡng, quyền bất khả xâm phạm thân thể, nhà ở, thư tín và bảo đảm cho mọi người
được hưởng các quyền đó.
Tuy nhiên, dân chủ hóa trong lĩnh vực tư tưởng văn hóa và xã hội luôn phải đặt trên cơ
sở và trong mối quan hệ mật thiết với quá trình dân chủ trong lĩnh vực chính trị và kinh tế.
Hệ tư tưởng quán xuyến trong toàn bộ quá trình này là chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và hệ quan điểm đổi mới do Đảng cộng sản Việt Nam đề ra. Nguyên tắc cơ bản để
thực hiện dâ n chủ, phát huy quyền lực nhà nước và quyền làm chủ của nhân dân là bảo
đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và toàn bộ hệ thống chính trị.
- Nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam
Nhìn lại toàn bộ quá trình từ sau Cách mạng tháng Tám (1945) đến nay, đặc điểm này
luôn quán xuyến và ngày càng thể hiện một cách đậm nét hơn, cao hơn, cụ thể hơn. Với bản
chất bao trùm là nhà nước của dân, do dân và vì dân thì đương nhiên trong đó đã hàm chứa
tính bình đẳng giữa các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam. Vấn đề quan trọng là cơ sở
pháp lý, hình thức tổ chức thực hiện và kết quả của việc triển khai thực hiện trên thực tế.
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong tất cả các thời kỳ phát triển của
mình đều coi “đại đoàn kết dân tộc” là một nguyên tắc cơ bản để thiết lập chế độ dân chủ,

phát huy quyền lực nhân dân, bảo đảm công bằng xã hội, đồng thời, là cơ sở để tạo ra sức
mạnh của một nhà nước thống nhất.
Chính sách đại đoàn kết dân tộc thể hiện dưới bốn hình thức cơ bản của Nhà nước Việt
Nam:
Một là, xây dựng một cơ sở pháp lý vững vàng cho việc thiết lập và củng cố khối đại
đoàn
kết dân tộc, tạo điều kiện cho mỗi dân tộc đều có thể tham gia một cách tích cực nhất
vào việc thiết lập, củng cố và phát huy sức mạnh và quyền lực nhà nước. Điều này được thể
hiện rõ trong các Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992 và các văn bản pháp luật quan trọng
khác.
Hai là, tổ chức thực hiện một cách mạnh mẽ, nhất quán trong các hoạt động cụ thể của
Page 6
nhà nước nói riêng và của toàn bộ hệ thống chính trị của nước ta nói chung. Tất cả các tổ
chức Đảng, Nhà nước, Mặt trận tổ quốc, Công đoàn, Đoàn thanh niên…đều coi việc thực
hiện chính sách đoàn kết dân tộc ,xây dựng nhà nước Việt Nam thống nhất là mục tiêu
chung, là nguyên tắc hoạt động của tổ chức mình.
Ba là, trong khi tổ chức thực hiện, nhà nước luôn chú trọng việc ưu tiên đối với các dân
tộc ít người, các vùng núi, vùng sâu, vùng xa, tạo điều kiện để các dân tộc tương trợ giúp đỡ
lẫn nhau, cùng tồn tại và phát triển trên cơ sở hòa hợp, đoàn kết, vì mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng văn minh.
Bốn là, chú ý tới điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của mỗi dân tộc, mỗi địa phương, tôn trọng
các giá trị văn hóa tinh thần, thuyền thống của mỗi dân tộc, xây dựng bản sắc riêng của mỗi
dân tộc Việt Nam với đầy đủ tính phong phú mà vẫn bảo đảm sự nhất quán và thống nhất.
- Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện tính xã hội rộng rãi
Không giống với các nhà nước khác, Nhà nước ta một mặt vẫn thể hiện rõ tính chất
giai cấp của mình, là nhà nước mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với nông dân và
tầng lớp trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhưng mặt khác nó lại thể hiện tính chất xã hội
rất rộng rãi.
Với mục tiêu xây dựng một xã hội văn minh, nhân đạo, bảo đảm công bằng xã hội, Nhà
nước Việt Nam đã quan tâm một cách đặc biệt và toàn diện tới việc giải quyết các vấn đề

của toàn xã hội như: Xây dựng các công trình phúc lợi xã hội, đầu tư cho việc phòng
chống thiên tai, giải quyết các vấn đề bức xúc như chăm sóc sức khỏe nhân dân, giải quyết
việc làm, giúp đỡ người già cô đơn, trẻ mồ côi, chống tệ nạn xã hội
Nhà nước không những chỉ đặt ra cơ sở pháp lý mà còn thực hiện việc đầu tư thỏa
đáng cho việc giải quyết các vấn đề xã hội. Đồng thời coi việc giải quyết các vấn đề này là
nhiệm vụ của mọi cấp, mọi ngành và của Nhà nước nói chung.
- Nhà nước thực hiện đường lối đối ngoại hòa bình ,hợp tác và hữu nghị
Bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không chỉ được phản ánh
trong các chính sách, đường lối đối nội, mà còn thể hiện trong chính sách đối ngoại. Chính
Page 7
sách và hoạt động đối ngoại của Nhà nước ta thể hiện khát vọng hòa bình của nhân dân ta,
thể hiện mong muốn hợp tác trên tinh thần hòa bình, hữu nghị, cùng có lợi với tất cả các quốc
gia. Phương châm “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới” thể hiện một
đường lối ngoại giao cởi mở của Nhà nước ta. Điều 14 Hiến pháp 1992 đã khẳng định:
“Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chính sách hòa bình hữu nghị, mở
rộng giao lưu và hợp tác với tất cả các nước trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị
và xã hội khác nhau, trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau,
không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và các bên cùng có lợi, tăng
cường đoàn kết hữu nghị và quan hệ hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa và các nước
láng giềng, tích cực ủng hộ và góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì
hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội”
Những đặc điểm có tính bản chất nêu trên của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam trong các điều kiện hiện tại đã được thể hiện cụ thể trong các nhiệm vụ, chức năng
của nhà nước và được pháp luật quy định một cách chặt chẽ đồng thời được phản ánh
trong tổ chức và hoạt động thực tiễn của Nhà nước ta. Đương nhiên, để có thể đáp ứng đầy
đủ các nhu cầu ,đòi hỏi để bảo đảm giữ vững và phát huy bản chất của “nhà nước của dân,
do dân và vì dân”, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam còn cần phải tiếp tục đổi
mới nhiều mặt, cải tổ sâu sắc từ cơ cấu tổ chức đến hình thức và phương pháp hoạt động phù
hợp với các quy định của luật pháp để từng bước xây dựng và phát triển thành Nhà nước
pháp quyền Việt Nam.

Có thể nêu khái quát những đặc điểm cơ bản nhất của Nhà nước pháp quyền Việt Nam
như sau:
+ Nhà nước có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, trong đó các đạo luật giữ vai trò
quan trọng; mọi cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, người có chức vụ và công dân đều
phải tôn trọng và nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật.
+ Nhà nước trong đó không chỉ có công dân có trách nhiệm đối với nhà nước, mà nhà
nước cũng phải có trách nhiệm đầy đủ đối với công dân; khái niệm trách nhiệm ở đây được
dùng theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp, nghĩa là quan hệ giữa công dân và nhà nước là
Page 8
quan hệ bình đ ẳng về quyền và nghĩa vụ.
+ Nhà nước trong đó các quyền dân chủ tự do và lợi ích chính đáng của con người được
pháp luật bảo đảm và bảo vệ toàn vẹn; mọi hành vi lộng quyền của bất kỳ cơ quan nhà
nước và người có chức vụ nào, cũng như mọi hành vi phạm pháp khác xâm phạm quyền tự
do, lợi ích chính đáng của công dân đều bị nghiêm trị.
+ Nhà nước trong đó ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp được phân định rõ ràng
và hợp lý cho các hệ thống cơ quan tương ứng trong mối quan hệ cân bằng, phối hợp và chế
ước lẫn nhau tạo thành cơ chế đồng bộ bảo đảm sự thống nhất của quyền lực nhà nước,
thực hiện quyền lực nhân dân.
Xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam là xây dựng một nhà nước với lý tưởng dân
chủ, nhân đạo và công bằng nhất, là nhà nước mà nhân dân nói chung cũng như mỗi công
dân nói riêng không chỉ là khách thể của quyền lực, mà còn là chủ thể tối cao của quyền
lực đó. Ở Nhà nước pháp quyền Việt Nam quy định “mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân”
trở thành hiện thực sinh động của đời sống chính trị xã hội, pháp luật thực sự bắt nguồn từ
nhân dân, của nhân dân và phục vụ cho nhân dân, là chế độ nhà nước mà công dân là trung
tâm, nhà nước được tổ chức văn minh, trật tự, có cơ chế an toàn và hiệu quả, ngăn chặn mọi
sự lạm quyền, vi phạm quyền công dân, mọi mặt tổ chức và hoạt động của nhà nước đều
đặt trên cơ sở pháp luật, chịu sự chi phối thống nhất của pháp luật, là một cơ thể phức tạp
nhưng vận động một cách hài hòa, đồng bộ bảo đảm sự thống nhất cao độ trong tổ chức quản
lý xã hội.
Câu 2 : Trình bày mối quan hệ giữa Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam với các tổ

chức trong hệ thống chính trị Việt Nam và nhân dân?
Nhà nước Việt Nam có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống chính trị được
quy định bởi chức năng và nhiệm vụ của nó trong hệ thống chính trị, trong đời sống xã hội và
được thể hiện trong mối quan hệ giữa Nhà nước với Đảng và các tổ chức chính trị - xã hội
trong hệ thống chính trị. Nhà nước thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng thành hiến
pháp, pháp luật và chính sách làm công cụ quản lý nhà nước đối với mọi lĩnh vực của đời sống
xã hội.
Page 9
Trong hệ thống chính trị nước ta, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là trụ
cột, là công cụ tổ chức thực hiện ý chí và quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân, chịu
trách nhiệm trước nhân dân quản lý toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội. Đó chính là Nhà
nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Mặt khác, Nhà nước chịu sự lãnh đạo và thực
hiện đường lối chính trị của Đảng. Đảng lãnh đạo Nhà nước thực hiện và đảm bảo đầy đủ
quyền làm chủ của nhân dân.
Những đặc trưng của Nhà nước tạo nên những nét khác biệt nhất định về tổ chức và
phương thức hoạt động giữa Nhà nước với Đảng và các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ
thống chính trị ở nước ta hiện nay. Việc xác định đúng vị trí, vai trò và nhiệm vụ của Nhà nước
trong hệ thống chính trị có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong quá trình đổi mới hệ thống chính
trị, khắc phục sự chồng chéo, lấn sân giữa các thành tố trong hệ thống chính trị, nhất là trong
mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước ở nước ta trong điều kiện nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Cụ thể các mối quan hệ như sau:
- Quan hệ giữa nhà nước, các cơ quan nhà nước với đảng, tổ chức đảng
Đảng CSVN là lực lượng lãnh đạo nhà nước và XH và là đảng cầm quyền (Điều 4 Hiến
pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001)) về cơ bản bao gồm: Đảng định ra đường lối,
chủ trương, chính sách thể hiện qua các nghị quyết nhằm định hướng hoạt động của nhà
nước và quản lý nhà nước; Đảng lãnh đạo về tổ chức, nhân sự của nhà nước; lãnh đạo việc
cụ thể hóa các nghị quyết của Đảng thành các văn bản pháp luật, các quyết định quản lý của
các cơ quan nhà nước; lãnh đạo hoạt động của các cơ quan nhà nước để thực hiện các nghị
quyết của Đảng; kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết của Đảng trong hệ thống các cơ

quan nhà nước.
Nhà nước trong quan hệ với Đảng (kể cả thiết chế, bộ máy và đội ngũ cán bộ, công
chức) là công cụ chủ yếu thông qua đó đảng thực hiện vai trò lãnh đạo, vai trò cầm quyền
đối với xã hội. sự lãnh đạo của Đảng đối với XH trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp
quyền XHCN ở nước ta đang từng bước được thể chế hóa (cả nội dung và phương thức)
thành những quy định pháp luật.
Page 10
Quan hệ giữa Đảng, tổ chức Đảng với nhà nước và các cơ quan nhà nước vừa thể hiện
trực tiếp, vừa thể hiện gián tiếp thông qua các đoàn thể nhân dân và nhân dân.
- Quan hệ giữa nhà nước, các cơ quan nhà nước với các đoàn thể nhân dân
Hiện nay, ở Việt Nam có hơn 320 tổ chức hội quy mô hoạt động toàn quốc, hàng ngàn hội
cấp tỉnh, hàng vạn hội cấp huyện, xã nhưng chỉ có một số ít được coi là các tổ chức chính trị
xã hội. Các tổ chức này đều do Đảng lãnh đạo, là cơ sở chính trị - xã hội của Đảng và gắn bó
với Đảng, với sự nghiệp cách mạng của Đảng. Các tổ chức này đều chịu sự lãnh đạo của
Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Tổ chức hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội gắn bó
chặt chẽ với tổ chức và hoạt động của Đảng và nhà nước. Đảng lãnh đạo Nhà nước và các tổ
chức chính trị - xã hội bằng cương lĩnh đường lối chiến lược, bằng nghị quyết, các định hướng
về chủ trương, chính sách… bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục và vận động, tổ chức
kiểm tra, bằng hành động gương mẫu của mọi đảng viên và bằng công tác cán bộ.
Nhà nước cũng cần sự phối hợp của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội, làm
cầu nối giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước; tuyên truyền vận động các tầng lớp nhân dân
thực hiện đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước
Trong hệ thống chính trị ở nước ta, mặt trận tổ quốc VN là tổ chức liên minh chính
trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị- XH, tổ chức xã hội và
các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và
người VN định cư ở nước ngoài.
Mặt trận tổ quốc VN và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền
nhân dân. Mặt trận và các đoàn thể nhân dân phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân, tăng
cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân; cùng với nhà nước chăm lo bảo vệ
lợi ích chính đáng của nhân dân, động viên nhân dân thực hiện quyền làm chủ, nghiêm chỉnh

thi hành pháp luật của nhà nước, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước đại biểu dân
cử và cán bộ, công chức, viên chức nhà nước.
Nhà nước tạo điều kiện để mặt trận tổ quốc VN và các đoàn thể nhân dân hoạt động
có hiệu quả (điều 9 Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001). Mối quan hệ gữa các đoàn
Page 11
thể nhân dân với nhà nước và các cơ quan nhà nước vừa hể hiện trực tiếp(đoàn thể với các
cơ quan nhà nước), vừa thể hiện gián tiếp (thông qua tổ chức Đảng và nhân
dân).
Trong quá trình thực hiện đổi mới tổ chức, phương thức hoạt động của các đoàn thể
nhân dân hiện nay, đang từng bước phát huy tính tích cực chủ động của các đoàn thể, hạn
chế khuynh hướng hành chính hóa, quan liêu trông chờ vào sự bao cấp của nhà nước, cơ
quan nhà nước cả về kinh phí và phương thức hoạt động.
-
Quan hệ giữa nhà nước và cơ quan nhà nước với nhân dân
Nhà nước CHXHCNVN là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả
quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Nhân dân thực hiện quyền lực của mình trong quan
hệ với nhà nước vừa trực tiếp vừa gián tiếp
Nhà nước bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân;
xây dựng đất nước giàu mạnh, thực hiện công bằng xã hội, mọi người có cuộc sống ấm
no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.
Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua quốc hội, hội đồng nhân dân các
cấp là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và
chịu trách nhiệm trước nhân dân.
Cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức, nhà nước phải tôn trọng nhân dân, tập
trung phục vụ nhân dân, lắng nghe ý kiến nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân.
Nhà nước quản lý XH bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế XHCN. Mọi
hành động xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích pháp chế của nhân dân đều bị xử
lý theo pháp luật.
Trong nhà nước CHXHCNVN các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế. văn hóa
và xã hội được tôn trọng, thể hiện các quyền công dân được quy định trong hiến pháp và

pháp luật. quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân; nhà nước bảo đảm
các quyền của công dân; công dân phải làm tròn nghĩa vụ của mình đối với nhà nước XH.
Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.
Page 12
Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận về những
vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan nhà nước, biểu quyết khi
nhà nước trưng cầu ý kiến.
Công dân có quyền khiếu nại, tố cáo với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những
việc làm trái pháp luật của các cơ quan nhà nước, hoặc bất cứ tổ chức, cá nhân nào. Việc
khiếu nại, tố cáo của công dân phải được cơ quan nhà nước xem xét, giải quyết trong thời
gian pháp luật quy định.
Công dân phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với nhà nước; nghĩa vụ tuân theo hiến
pháp và pháp luật, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, giữ gìn bí mật
quốc gia,
chấp hành các quy tắc sinh hoạt công cộng.
Sơ đồ mối quan hệ giữa nhà nước CHXHCNVN với đảng CSVN, các đoàn thể nhân dân và
nhân dân
Câu 3 : Trình bày những quan điểm và nguyên tắc cơ bản chỉ đạo tổ chức bộ máy Nhà
nước Cộng hòa XHCN Việt Nam?
Bộ máy Nhà nước Việt Nam là hệ thống các cơ quan Nhà nước từ trung ương đến địa
phương, được tổ chức theo nguyên tắc chung, thống nhất tạo thành một cơ chế đồng bộ để thực
hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Bộ máy Nhà nước là tập hợp các cơ quan Nhà nước nắm giữ toàn bộ các quyền về chính trị,
kinh tế và tinh thần. Do vậy trong bộ máy Nhà nước có các cơ quan như: Quân đội, Cảnh sát,
Page 13
Các đoàn thể nhân
dân
Đảng cộng sản
Việt Nam
Nhà nước cộng hòa xã

hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhân dân
Tòa án… và các cơ quan quản lý về kinh tế, văn hóa, giáo dục và xã hội. Mỗi cơ quan Nhà
nước trong bộ máy Nhà nước đều chịu trách nhiệm về công việc được phân công.
Bộ máy Nhà nước Việt Nam là hệ thống các cơ quan Nhà nước được tổ chức gồm: Chủ tịch
nước, hệ thống cơ quan quyền lực Nhà nước, hệ thống cơ quản lý Nhà nước, hệ thống cơ quan
xét xử và hệ thống cơ quan kiểm sát.
Quan điểm và nguyên tắc cơ bản là những tư tưởng chỉ đạo tạo nền tảng cho việc tổ chức
và hoạt động của hệ thống các cơ quan Nhà nước trong bộ máy Nhà nước. Tất cả các nguyên
tắc tổ chức và hoạt động trên đây đều được ghi nhận trong Hiến pháp 1992 của Nước cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng: Được thể hiện trong Hiến pháp 1992. Đảng
đề ra đường lối chính trị, chủ trương, chính sách lớn cho hoạt động của Nhà nước. Đảng lãnh
đạo nhưng không làm thay công việc của Nhà nước. Nguyên tắc đảng CSVN là lãnh đạo nhà
nước và xã hội đã được xác lập từ năm 1945. Theo điều 4, HP năm 1992 “ĐCSVN đội tiên
phong của giai cấp công nhân VN, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân,
nhân dân lao động và của cả dân tộc theo CN Mac Lenin và tư tưởng HCM, là lực lượng lãnh
đạo NN và XH.
- Nguyên tắc tập trung dân chủ: Là nguyên tắc thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa sự chỉ đạo
tập trung, thống nhất của cơ quan Nhà nước cấp trên với việc mở rộng dân chủ để phát huy
tính chủ động sáng tạo của cấp dưới nhằm đạt hiệu quả cao trong tổ chức quản lý Nhà nước.
Điều 6 Hiến pháp quy định: “Quốc hội, hội đồng nhân dân và các cơ quan khác của nhà
nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ”.
Kết hợp đúng đắn tập trung và dân chủ là yếu tố quyết định sức mạnh tổ chức và hiệu lực
quản lý của NN ta. Thực hiện nguyên tắc này trong tổ chức và họat động của BMNN có
nghĩa là kết hợp sự chỉ đạo, điều hành tập trung thống nhất của TƯ và cq NN cấp trên với sự
tự chủ năng động, sáng
tạo của địa phương và cq NN cấp dưới, cq NN ở TƯ quyết định
những vấn đề cơ bản quan trọng
của cả nước, cq NN ở địa phương tự quyết định và chịu

trách nhiệm về những vấn đề cụ thể ở địa phương, cq NN ở TƯ và cq NN cấp trên phải tạo
Page 14
đk cho cq NN ở địa phương và cq NN cấp dưới chủ động, sáng tạo trong tổ chức hoạt động
và phải kiểm tra các cq này trong việc thực hiện cac quyết định chỉ thị của mình
- Nguyên tắc đảm bảo sự tham gia của nhân dân vào quản lý Nhà nước: Nguyên tắc này một
mặt tạo khả năng phát huy sức lực và trí tuệ của người dân vào công việc quản lý Nhà nước,
mặt khác là một trong những biện pháp hạn chế ngăn chặn bệnh quan liêu, cửa quyền ở các cơ
quan Nhà nước.
Nguyên tắc bảo đảm sự tham gia của nhân dân vào, quản lý nhà nước đc quy định ở điều 53
Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001): “Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà
nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị
với cơ quan Nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân”
- Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa: Nguyên tắc này đòi hỏi việc tổ chức và hoạt động
của các cơ quan Nhà nước phải tiến hành theo đúng Pháp luật. Các công chức, viên chức Nhà
nước phải triệt để tuân thủ Pháp luật khi thực hiện nhiệm vụ của mình. Từ đó đảm bảo cho sự
hoạt động của bộ máy Nhà nước đồng bộ, tạo hiệu quả trong quản lý Nhà nước. Điều 12 Hiến
pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy đinh: “NN quản lý XH bằng pháp luật, không
ngừng tăng cường pháp chế XHCN. Các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xh, đơn vị
vũ trang nhân dân và mọi công dân phải nghiêm chính chấp hành HP và PL, đấu tranh phòng
ngừa và phòng chống các tội phạm, các vi phạm hiến pháp và pháp luật…”
Câu 4 : Trình bày sơ đồ hệ thống bộ máy tổ chức Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam
theo hiến pháp 1992?
Bộ máy Nhà nước Việt Nam theo Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) là hệ
thống các cơ quan Nhà nước được tổ chức gồm: Chủ tịch nước, hệ thống cơ quan quyền lực
Nhà nước, hệ thống cơ quản lý Nhà nước, hệ thống cơ quan xét xử và hệ thống cơ quan kiểm
sát.
- Chủ tịch Nước
Điều 91 Hiến pháp 1992 quy định: “Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt
Nhà nước về đối nội và đối ngoại”. Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong các đại biểu Quốc
Page 15

hội, có nhiệm kỳ theo nhiệm kỳ của Quốc hội, Chủ tịch nước có quyền hạn bao quát nhiều lĩnh
vực của đời sống chính trị xã hội.
- Hệ thống cơ quan quyền lực Nhà nước
Gồm Quốc hội và Ủy ban thường vụ quốc hội (UBTVQH), được gọi là cơ quan quyền lực
trung ương và Hội đồng nhân dân các cấp (tỉnh, thành phố thuộc trung ương; quận, huyện, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh; phường, xã, thị trấn), được gọi là các cơ quan quyền lực địa phương.
+ Quốc hội
Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất nước, do nhân dân cả nước bầu ra, thể hiện ý chí,
nguyện vọng của toàn dân. Là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến, lập pháp, có quyền quyết
định những vấn đề quan trọng của đất nước, có quyền tổ chức bộ máy Nhà nước và giám sát
các cơ quan Nhà nước.
Quốc hội được tổ chức theo hình thức một viện, với số đại biểu tùy theo yêu cầu thực tế
từng khóa do nhân dân bầu ra qua một cuộc bầu cử phổ thông, đầu phiếu, trực tiếp với nhiệm
kỳ 5 năm.
Cơ cấu tổ chức của quốc hội gồm: Ủy ban thường vụ quốc hội, Hội đồng dân tộc, Các ủy
ban quốc hội, đoàn đại biểu quốc hội và các đại biểu quốc hội.
+ Ủy ban Thường Vụ Quốc hội (UBTVQH)
Là cơ quan thường trực của Quốc hội, với chức năng này UBTVQH sẽ thay mặt Quốc hội
thực hiện một số nhiệm vụ quyền hạn của Quốc hội khi Quốc hội không họp.
UBTVQH gồm Chủ tịch (do Chủ tịch Quốc hội kiêm nhiệm), các Phó Chủ tịch và một số
ủy viên do Quốc hội bầu trong số các đại biểu Quốc hội, có nhiệm kỳ 5 năm, không được kiêm
nhiệm thành viên Chính phủ.
- Hội đồng Nhân dân các cấp
Hội đồng nhân dân các cấp là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý
chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách
nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên.
Page 16
Hội đồng Nhân dân được tổ chức ở 3 cấp (cấp tỉnh, thành phố thuộc trung ương; cấp quận,
huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; cấp phường, xã, thị trấn), được bầu trong cuộc bầu cử phổ
thông, bình đẳng, trực tiếp và kín.

- Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước
Gồm: Chính phủ, các cơ quan của Chính phủ, các cơ quan thuộc Chính phủ (cơ quan quản
lý Nhà nước trung ương); Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp và các Sở, Phòng, Ban chuyên
môn thuộc UBND (cơ quan quản lý Nhà nước địa phương)
+ Chính phủ
Điều 109 của Hiến pháp 1992 quy định: “Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội
và là cơ quan hành chính cao nhất của nước CHXHCNVN”. Cơ cấu tổ chức của Chính phủ
gồm: Bộ và các cơ quan ngang Bộ.
Thành phần nhân sự của Chính phủ gồm: Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và
Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ. Thủ tướng là người lãnh đạo chính phủ có quyền trực tiếp điều
hành, chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ do Quốc hội phân công cho chính phủ. Thủ tướng phải
là đại biểu Quốc hội do Quốc hội bầu theo đề nghị của Chủ tịch nước. Các thành viên khác do
Quốc hội phê chuẩn theo đề nghị của Thủ tướng (không nhất thiết là Đại biểu Quốc hội).
Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội.
+ Bộ và cơ quan ngang Bộ
Là tên gọi chỉ các cơ quan của Chính phủ. Bộ hoặc cơ quan ngang Bộ có chức năng quản
lý Nhà nước đối với ngành, lĩnh vực quan trọng trên phạm vi cả nước.
Bộ quản lý theo ngành thực hiện chức năng quản lý nhà nước những ngành kinh tế, kỹ
thuật hoặc sự nghiệp như: công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, y tế, giáo dục…
Bộ quản lý theo lĩnh vực thực hiện chức năng quản lý theo từng lĩnh vực lớn như: tài chính,
công nghệ, khoa học, đầu tư, lao động…
Bộ, cơ quan ngang Bộ được tổ chức theo nguyên tắc thủ trưởng do Bộ trưởng lãnh đạo. Bộ
trưởng chịu trách nhiệm trước Thủ tướng và cùng Thủ tướng chịu trách nhiệm trước Quốc hội.
Page 17
+ Cơ quan thuộc chính phủ
Ngoài Bộ và cơ quan ngang Bộ, còn có một số cơ quan khác cũng quản lý về ngành, lãnh
vực chịu dưới sự chỉ đạo, quản lý của Chính phủ nhưng được xem là các ngành, lĩnh vực kém
quan trọng hơn so với các ngành, lãnh vực do Bộ và cơ quan ngang Bộ quản lý (có vị trí pháp
lý thấp hơn), đó là các cơ quan thuộc Chính phủ.
Các cơ quan này có bộ máy tổ chức giống như Bộ, cơ quan ngang Bộ và mang các tên gọi

như: Cục, Tổng cục, Viện, Trung tâm, Ban…
Việc thành lập hoặc bãi bỏ các cơ quan này thuộc quyền quyết định của Chính phủ và Thủ
trưởng các cơ quan này do Thủ tướng Chính phủ quyết định việc bổ nhiệm, miễn nhiệm.
+ Uỷ ban nhân dân các cấp
Uỷ ban Nhân dân do Hội đồng Nhân dân bầu ra, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân
dân. Là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp,
luật, các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng
cấp.
Ủy ban Nhân dân được tổ chức ở 3 cấp như Hội đồng Nhân dân, làm việc theo chế độ kết
hợp trách nhiệm của tập thể với trách nhiệm của cá nhân Chủ tịch Uỷ ban nhân dân.
+ Các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân
Là các cơ quan chuyên môn được thành lập ở địa phương để giúp Uỷ Ban Nhân dân cùng
cấp thực hiện chức năng quản lý Nhà nước ở địa phương, bảo đảm sự thống nhất quản lý của
ngành, lãnh vực từ trung ương đến cơ sở. Có tên là sở, phòng, ban…
Về mặt tổ chức các cơ quan này chịu sự chỉ đạo và quản lý về tổ chức, biên chế, công tác
của Uỷ ban nhân dân cấp mình đồng thời chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của cơ quan chuyên
môn cấp trên (nguyên tắc 2 chiều trực thuộc).
- Hệ thống cơ quan xét xử
Page 18
Hệ thống các cơ quan xét xử theo quy định tại điều 127 của Hiến pháp 1992: “Tòa án
nhân dân tối cao, các tòa án nhân dân địa phương, các tòa án quân sự và các tòa án khác do
luật định là những cơ quan xét xử của nước CHXHCNVN”.
Ở trung ương, cơ quan xét xử có Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC). Trong TANDTC có
Tòa án quân sự trung ương, là một bộ phận (Tòa chuyên trách) của TANDTC.
Ở địa phương có các TAND địa phương và các Tòa án quân sự (TAQS) địa phương.
- Hệ thống cơ quan kiểm sát
Gồm các cơ quan kiểm sát được tổ chức thành hệ thống từ cấp trung ương đến địa phương.
Theo điều 137 Hiến pháp 1992, hệ thống Viện kiểm sát nhân dân các cấp có 2 chức năng
chính, đó là kiểm sát các hoạt động tư pháp và thực hiện quyền công tố, bảo đảm Pháp luật
được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

Tổ chức hệ thống Viện kiểm sát nhân dân gồm có: VKSND tối cao, các VKSND địa
phương (cấp Tỉnh, thành phố thuộc trung ương; cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh);
Viện kiểm sát quân sự (gồm VKSQS trung ương; VKSQS quân khu, quân chủng, quân đoàn,
tổng cục và cấp tương đương; VKSQS tỉnh và khu vực) được đặt dưới sự chỉ đạo tập trung,
thống nhất của VKSNDTC.
(Xem sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước kèm theo tài liệu ôn tập)
Câu 5 : Trình bày vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội? thẩm quyền
ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội?
Theo điều 83, 84, 85 Hiến pháp năm 21992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) và điều 1, 2, 5
Luật tổ chức Quốc hội năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2007), Quốc Hội là cơ quan đại biểu
cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp.
Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế -
xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động
của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân. Quốc hội thực hiện quyền
Page 19
giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước.
Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
+ Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật; quyết định chương trình
xây dựng luật, pháp lệnh;
+ Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc
hội; xét báo cáo hoạt động của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án
nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
+ Quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;
+ Quyết định chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; quyết định dự toán ngân sách nhà nước
và phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước; quy định, sửa đổi
hoặc bãi bỏ các thứ thuế;
+ Quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước;
+ Quy định tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Toà án nhân
dân, Viện kiểm sát nhân dân và chính quyền địa phương;

+ Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, các
Phó Chủ tịch Quốc hội và các ủy viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ,
Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; phê chuẩn đề
nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ
trưởng và các thành viên khác của Chính phủ; phê chuẩn đề nghị của Chủ tịch nước về danh
sách thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh; bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ
các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn
+ Quyết định thành lập, bãi bỏ các Bộ và các cơ quan ngang Bộ của Chính phủ; thành lập
mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; thành lập hoặc giải
thể đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt;
+ Bãi bỏ các văn bản của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp,
Page 20
luật và nghị quyết của Quốc hội;
+ Quyết định đại xá;
+ Quy định hàm, cấp trong các lực lượng vũ trang nhân dân, hàm, cấp ngoại giao và những
hàm, cấp Nhà nước khác; quy định huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự Nhà nước;
+ Quyết định vấn đề chiến tranh và hoà bình; quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện
pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia;
+ Quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại; phê chuẩn hoặc bãi bỏ điều ước quốc tế
do Chủ tịch nước trực tiếp ký; phê chuẩn hoặc bãi bỏ các điều ước quốc tế khác đã được ký
kết hoặc gia nhập theo đề nghị của Chủ tịch nước;”
+ Quyết định việc trưng cầu ý dân.
Theo khoản 1, 2 Điều 2 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, Quốc hội
có thẩm quyền ban hành các loại văn bản sau: Hiến pháp, luật, nghị quyết Quốc hội.
Câu 6 : Trình bày sơ đồ cơ cấu tổ chức của Quốc hội? Nêu nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của tổ chức đó?
Theo điều 4 Luật tổ chức Quốc hội năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), Quốc hội tổ
chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ; làm việc theo chế độ hội nghị và quyết
định theo đa số. Hiệu quả hoạt động của Quốc hội được bảo đảm bằng hiệu quả của các kỳ họp

của Quốc hội, hoạt động của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc
hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và các đại biểu Quốc hội.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội: xem lại câu 5
Theo điều 90, 91 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) và Điều 6,7 Luật tổ
chức Quốc hội năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2007), Ủy ban thường vụ Quốc hội là cơ
quan thường trực của Quốc hội. Uỷ ban thường vụ Quốc hội gồm có: Chủ tịch Quốc hội; các
Phó Chủ tịch Quốc hội; các ủy viên.
Uỷ ban thường vụ Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
+ Công bố và chủ trì việc bầu cử đại biểu Quốc hội;
Page 21
+ Tổ chức việc chuẩn bị, triệu tập và chủ trì các kỳ họp Quốc hội;
+ Giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh;
+ Ra pháp lệnh về những vấn đề được Quốc hội giao;
+ Giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết
của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; giám sát hoạt động của Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao,
Viện kiểm sát nhân dân tối cao; đình chỉ việc thi hành các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật,
nghị quyết của Quốc hội và trình Quốc hội quyết định việc huỷ bỏ các văn bản đó; huỷ bỏ các
văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân
tối cao trái với pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội;
+ Giám sát và hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân; bãi bỏ các nghị quyết sai trái
của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; giải tán Hội đồng nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương trong trường hợp Hội đồng nhân dân đó làm thiệt hại nghiêm
trọng đến lợi ích của nhân dân;
+ Chỉ đạo, điều hoà, phối hợp hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc
hội; hướng dẫn và bảo đảm điều kiện hoạt động của các đại biểu Quốc hội;
+ Trong thời gian Quốc hội không họp, quyết định việc tuyên bố tình trạng chiến tranh khi
nước nhà bị xâm lược và trình Quốc hội phê chuẩn quyết định đó tại kỳ họp gần nhất của Quốc
hội;
+ Trong trường hợp Quốc hội không thể họp được, quyết định việc tuyên bố tình trạng

chiến tranh khi nước nhà bị xâm lược và báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp gần
nhất của Quốc hội
+ Thực hiện quan hệ đối ngoại của Quốc hội;
+ Tổ chức trưng cầu ý dân theo quyết định của Quốc hội.
Theo điều 21, 22, 26 Luật tổ chức Quốc hội năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2007), Hội
đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội là những cơ quan của Quốc hội, làm việc theo chế độ
Page 22
tập thể và quyết định theo đa số. Nhiệm kỳ của Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội
theo nhiệm kỳ của Quốc hội.
Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội có nhiệm vụ thẩm tra dự án luật, kiến nghị
về luật, dự án pháp lệnh và các dự án khác; thẩm tra những báo cáo được Quốc hội hoặc Uỷ
ban thường vụ Quốc hội giao; trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội ý kiến về chương
trình xây dựng luật, pháp lệnh; thực hiện quyền giám sát; kiến nghị với Uỷ ban thường vụ
Quốc hội về việc giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh và những vấn đề trong phạm vi nhiệm
vụ, quyền hạn của mình.
Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội có quyền kiến nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội
xem xét trình Quốc hội việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc
hội bầu hoặc phê chuẩn.
Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước
Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp thì báo cáo công tác trước Uỷ ban thường vụ
Quốc hội.
Quốc hội thành lập Hội đồng Dân tộc và các Uỷ ban sau đây: Uỷ ban pháp luật; uỷ ban tư
pháp; uỷ ban kinh tế; uỷ ban tài chính, ngân sách; uỷ ban quốc phòng và an ninh; uỷ ban văn
hoá, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng; uỷ ban về các vấn đề xã hội; uỷ ban khoa
học, công nghệ và môi trường; uỷ ban đối ngoại.”
Theo điều 43, 45, 46 Luật tổ chức Quốc hội năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2007), Đại
biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, không chỉ đại diện
cho nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình mà còn đại diện cho nhân dân cả nước; là người thay
mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước trong Quốc hội.
Trong số các đại biểu Quốc hội, có những đại biểu hoạt động chuyên trách và có những đại

biểu hoạt động không chuyên trách. Số lượng đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách có ít nhất
là hai mươi lăm phần trăm tổng số đại biểu Quốc hội.
Đại biểu Quốc hội chịu trách nhiệm trước cử tri, đồng thời chịu trách nhiệm trước Quốc hội
về việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu của mình. Đại biểu Quốc hội phải gương mẫu trong việc
Page 23
chấp hành Hiến pháp, pháp luật, có cuộc sống lành mạnh và tôn trọng các quy tắc sinh hoạt
công cộng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, góp phần phát huy quyền làm chủ
của nhân dân. Đại biểu Quốc hội có nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến pháp luật, động viên nhân
dân chấp hành pháp luật và tham gia quản lý nhà nước.
Đại biểu Quốc hội có nhiệm vụ tham gia các phiên họp toàn thể của Quốc hội, các cuộc
họp của Tổ đại biểu Quốc hội, của Đoàn đại biểu Quốc hội; thảo luận và biểu quyết các vấn đề
thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội.
Đại biểu Quốc hội có quyền trình dự án luật, kiến nghị về luật ra trước Quốc hội, dự án
pháp lệnh ra trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội theo trình tự và thủ tục do pháp luật quy định.
Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính
phủ và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Người bị chất vấn có trách nhiệm trả lời về những vấn đề mà
đại biểu Quốc hội chất vấn.
Đại biểu Quốc hội có quyền kiến nghị với Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét trình Quốc
hội việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê
chuẩn.
Khi thực hiện nhiệm vụ đại biểu, đại biểu Quốc hội có quyền liên hệ với các cơ quan nhà
nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân. Người đứng đầu cơ quan, tổ
chức, đơn vị đó trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tiếp và đáp ứng
những yêu cầu của đại biểu Quốc hội.
Theo điều 61 Luật tổ chức Quốc hội năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2007), Đoàn đại biểu
Quốc hội có Trưởng đoàn và Phó trưởng đoàn. Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội có nhiệm vụ sau
đây:
+ Tổ chức để các đại biểu Quốc hội trong Đoàn thực hiện các nhiệm vụ của đại biểu Quốc
hội và nhiệm vụ của Đoàn đại biểu Quốc hội;

Page 24
+ Giữ mối liên hệ với Chủ tịch Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, các đại biểu Quốc
hội trong Đoàn, Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
ở địa phương và Văn phòng Quốc hội.
Câu 7 : Trình bày vai trò, vị trí và quyền hạn của Chủ tịch nước? Nêu thẩm quyền ban
hành văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước?
Theo điều 101, 102, 103 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), Chủ tịch nước
là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và
đối ngoại. Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội. Chủ tịch nước chịu trách
nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội. Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của
Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc
hội khoá mới bầu Chủ tịch nước mới.
Chủ tịch nước có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
+ Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh;
+ Thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân và giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quốc
phòng và an ninh;
+ Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ,
Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
+ Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng,
Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ
+ Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội hoặc của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, công bố
quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh, công bố quyết định đại xá;
+ Căn cứ vào nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, ra lệnh tổng động viên hoặc
động viên cục bộ, công bố tình trạng khẩn cấp; trong trường hợp Uỷ ban thường vụ Quốc hội
không thể họp được, ban bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương;
+ Đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh trong thời hạn mười ngày kể
từ ngày pháp lệnh được thông qua; nếu pháp lệnh đó vẫn được Uỷ ban thường vụ Quốc hội
Page 25

×