Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

nghiên cứu khả năng đối kháng và tiềm năng ứng dụng của một số chủng trichoderma phân lập từ rnm trê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (775.52 KB, 24 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
Biện pháp sinh học sử dụng các sinh vật, vi sinh vật đối kháng hay sản
phẩm của chúng trong kiểm soát sinh học, nhằm ngăn chặn, diệt trừ các sinh
vật, vi sinh vật gây bệnh có nhiều ưu điểm to lớn. Nó không những phòng,
trị sâu bệnh hại có hiệu quả mà còn khắc phục được những nhược điểm của
biện pháp sử dụng các chất hoá học bảo vệ thực vật. Biện pháp sinh học
không hoặc rất ít gây ô nhiễm môi trường, góp phần vào việc giữ cân bằng
sinh thái, không độc hại với người sử dụng, các nông phẩm tạo ra có chất
lượng cao, sạch an toàn với sức khoẻ con người và vật nuôi. Vì vậy biện
pháp sinh học được sử dụng khá phổ biến ở nhiều nước phát triển và hiện
đang từng bước được mở rộng, khuyến khích sử dụng ở hầu hết các nước
trên thế giới và có nhiều triển vọng phát triển mạnh trong tương lai.
Ở Việt Nam, trong những năm trở lại đây cũng đang có nhiều nghiên
cứu hướng vào khả năng đối kháng và tạo chế phẩm phân bón hay thuốc bảo
vệ thực vật có nguồn gốc từ những loài Trichoderma đặc biệt là ở thành phố
Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, những nghiên cứu về Trichoderma từ RNM là
hoàn toàn mới mẻ và mới chỉ được sơ bộ đánh giá từ năm 2008 tại Bộ môn
CNSH-VS, trường ĐHSP Hà Nội.
Chúng ta đang phải đối mặt và giải quyết hậu quả gây ra từ việc sử
dụng tràn lan, không có khoa học thuốc hoá học bảo vệ thực vật. Hậu quả đó
không những làm ô nhiễm nghiêm trọng môi trường đất, nước, không khí
ảnh hưởng trực tiếp đến các sinh vật sống trong các môi trường đó. Dư
lượng thuốc tồn lưu trong các nông phẩm còn ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ
con người làm phát sinh nhiều bệnh nan y như ung thư, viêm phổi, thai dị
dạng…Hơn nữa, do việc quá lạm dụng thuốc còn gây hiện tượng quen thuốc
của vi sinh vật gây bệnh.
Đứng trước thực tiễn đó, việc tạo ra các chế phẩm sinh học có hiệu quả
cao phòng, trị được sâu, bệnh và tiến tới thay thế dần biện pháp sử dụng chất
hoá học bảo vệ thực vật là yêu cầu và đòi hỏi cấp thiết không những để làm
giảm thiệt hại do sâu bệnh gây ra, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng
sản phẩm nông nghiệp mà còn vì mục đích giải quyết vấn đề môi trường và


nâng cao chất lượng cuộc sống con người.
1
Để góp phần nghiên cứu tìm hiểu khả năng đối kháng của các chủng
Trichoderma từ RNM, với mong muốn tìm ra những chủng có khả năng áp
dụng trong bảo vệ thực vật, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu:
“Nghiên cứu khả năng đối kháng và tiềm năng ứng dụng của một
số chủng Trichoderma phân lập từ RNM trên một số nấm bệnh thực vật”.
Mục tiêu của đề tài là chọn lọc được một số chủng Trichoderma có khả
năng đối kháng cao với nấm bệnh. Bước đầu nghiên cứu khả năng ứng dụng
của chủng Trichoderma có khả năng đối kháng mạnh với nấm bệnh
Phytophthora capsici trên ớt.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đặc điểm hình thái, khả năng sinh sản của nấm Trichoderma
1.2. Đặc điểm sinh trưởng của Trichoderma
1.3. Các sản phẩm trao đổi của nấm Trichoderma
1.4. Ảnh hưởng của một số nhân tố môi trường tới Trichoderma
1.5. Một số cơ chế đối kháng của Trichoderma
1.5.1. Cơ chế kí sinh
1.5.2. Cơ chế kháng sinh
1.5.3. Cơ chế enzyme
1.5.4. Cơ chế cạnh tranh
1.5.5. Kích thích cơ chế tự bảo vệ của thực vật
1.5.6. Khả năng kích thích sinh trưởng thực vật của Trichoderma
1.6. Tình hình nấm bệnh hại cây trồng trên thế giới và Việt Nam
1.7. Tình hình bệnh hại ớt
1.8. Một số biện pháp phòng chống bệnh do nấm trên thực vật
1.9. Ứng dụng Trichoderma trong kiểm soát sinh học bảo vệ thực vật
1.9.1. Tình hình ứng dụng nấm Trichoderma trên thế giới
1.9.2. Tình hình sử dụng Trichoderma ở Việt Nam


2
CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng vi sinh vật sử dụng trong nghiên cứu
- Các chủng nấm nghiên cứu: Gồm các chủng Trichoderma (34 chủng)
được phân lập từ Rừng ngập mặn Giao Thủy - Nam Định đang được lưu giữ
tại phòng CNSH – Vi sinh, khoa Sinh học, trường ĐHSP Hà Nội.
- Các chủng nấm kiểm định: Phytophthora sp., Fusarium sp. (L2) do
Bộ môn CNSH-VS cung cấp; nấm Colletotrichum gloeosporioides do Viện
di truyền Nông nghiệp phân lập và cung cấp; nấm Rhizoctonia solani do
Viện bảo vệ thực vật phân lập và cung cấp; nấm Phytophthora capsici được
chúng tôi phân lập tại Bộ môn CNSH-VS từ mẫu bệnh do Viện nghiên cứu
Rau quả cung cấp.
2.1.2. Đối tượng cây sử dụng trong nghiên cứu
- Ớt chỉ thiên (Capsicum annuum L.): hạt ớt chỉ thiên chúng tôi sử
dụng hai loại, một của Tổng công ty Rau quả nông sản Việt Nam, một loại
do chúng tôi thu và xử lí hạt.
2.1.2. Hóa chất
2.1.3. Dụng cụ và thiết bị
2.1.4. Các loại môi trường sử dụng trong nghiên cứu
2.1.4.1. Môi trường giữ giống Trichoderma
2.1.4.2. Môi trường nuôi cấy Trichoderma trong nghiên cứu
2.1.4.3. Môi trường xác định hoạt tính enzyme
2.1.4.4. Môi trường tự nhiên kích thích sinh bào tử Phytophthora capsici
2.1.4.5. Môi trường phân lập nấm
2.2. Các phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp xác định hoạt tính enzyme
2.2.1.1. Phương pháp cấy chấm điểm
2.2.1.2. Phương pháp nhỏ dịch

2.2.2. Phương pháp cấy trên khối thạch để quan sát đặc điểm hiển vi
2.2.3. Phương pháp phân lập nấm Phytophthora từ mô bệnh
2.2.4. Phương pháp nuôi cấy Dual
2.2.5. Phương pháp tính hiệu lực phòng trừ
2.2.6. Phương pháp thu bào tử Trichoderma
3
2.2.7. Phương pháp tính tỉ lệ bệnh (TLB)
2.2.8. Phương pháp nghiên cứu một vài chỉ tiêu sinh trưởng
2.2.9. Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê trên phần mềm
Microsoft Excel bằng phương pháp thống kê toán học
2.2.10. Phương pháp bố trí thí nghiệm
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Khả năng đối kháng nấm bệnh của Trichoderma RNM
3.1.1. Khả năng đối kháng của Trichoderma với Phytophthora sp.
Kết quả thử đối kháng giữa các chủng Trichoderma với Phytophthora
sp. được thể hiện ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Khả năng đối kháng của Trichoderma với Phytophthora sp.
STT Các chủng 3 ngày 5 ngày 7 ngày 9 ngày 11 ngày
1 NHA7.3 - - + + ++
2 NHA7.4 - + ++ +++ +++
3 NHA7.5 - + ++ +++ +++
4 NHA8.6 - - - - -
5 NHA8.8 - - - + +
6 GTa2.2 - - + + +
7 GTa3.2 - + + + +
8 GTA3.5 - - + + +
9 GTA5.1 - - + + ++
10 GTA5.5 - - + ++ +++
11 GTb2.1 - - + + +
12 GTb4.7 - - - - -

13 GTb4.8 - + + + ++
14 GTb5.3 - + + + +
15 GTB2.4 - + + + +
16 GTB2.5 - - + ++ ++
17 GTB2.6 - - - - -
18 GTB4.5 - + ++ +++ +++
19 GTB5.7 - - ++ ++ ++
20 GTd4.2 - + + + +
4
STT Các chủng 3 ngày 5 ngày 7 ngày 9 ngày 11 ngày
21 GTd4.3 - + + + ++
22 R221A1 + ++ +++ * *
23 L2T - - + + +
24 TT4 + ++ +++ * *
25 TT5 + ++ +++ * *
26 TT44 - + + + +
27 TT60 - - + + +
28 6 - - ++ ++ +++
29 11 - - + + +
30 17 - - + +++ +++
31 19 - - + ++ ++
32 25(1) - + ++ ++ ++
33 25(2) + + ++ +++ +++
34 NHA7.17 - - - - -
Trong đó:
-: không có khả năng đối kháng ; +: có đối kháng, hiệu quả ức chế 40-60%;
++: đối kháng mạnh, hiệu quả ức chế 60-80%; +++: đối kháng rất mạnh,
hiệu quả ức chế 80-90%; *: đối kháng hoàn toàn, hiệu quả ức chế > 90%.
3.1.2 Khả năng đối kháng của Trichoderma với Colletotrichum
gloeosporioides

Bảng 3.2. Khả năng đối kháng của các chủng Trichoderma với
Colletotrichum gloeosporioides
STT Các chủng 3 ngày 5 ngày 7 ngày 9 ngày 11 ngày
1 NHA7.3 - - + ++ ++
2 NHA7.4 - + +++ +++ *
3 NHA7.5 - + +++ +++ +++
4 NHA8.6 - - - - -
5 NHA8.8 - - + ++ ++
6 GTa2.2 - + ++ ++ ++
7 GTa3.2 - + ++ +++ +++
8 GTA3.5 - - - - -
5
STT Các chủng 3 ngày 5 ngày 7 ngày 9 ngày 11 ngày
9 GTA5.1 - - + + +
10 GTA5.5 - + ++ +++ +++
11 GTb2.1 - - + + +
12 GTb4.7 - - ++ ++ ++
13 GTb4.8 - - - + +
14 GTb5.3 - - + + +
15 GTB2.4 - ++ +++ +++ +++
16 GTB2.5 - - - - -
17 GTB2.6 - - - - -
18 GTB4.5 - - + ++ ++
19 GTB5.7 - - - - -
20 GTd4.2 - ++ +++ * *
21 GTd4.3 - ++ +++ +++ +++
22 R221A1 - + ++ ++ ++
23 L2T - + ++ ++ ++
24 TT4 - + + + +
25 TT5 - + + + ++

26 TT44 - ++ +++ * *
27 TT60 - - - + +
28 6 - - + + +
29 11 - - + ++ ++
30 17 - + ++ ++ ++
31 19 - - - - -
32 25(1) - + ++ ++ ++
33 25(2) - + ++ +++ +++
34 NHA7.17 - - - - -
Trong đó:
-: không có khả năng đối kháng; +: có đối kháng, hiệu quả ức chế 40-60%; +
+: đối kháng mạnh, hiệu quả ức chế 60-80%; +++: đối kháng rất mạnh, hiệu
quả ức chế 80-90%;*: đối kháng hoàn toàn, hiệu quả ức chế > 90%
6
3.1.3. Khả năng đối kháng giữa các chủng Trichoderma với Rhizoctonia
solani
Kết quả thử đối kháng giữa các chủng Trichoderma với Rhizoctonia
solani được thể hiện ở bảng 3.3:
Bảng 3.3. Kết quả đối kháng giữa các chủng Trichoderma với
Rhizoctonia solani
STT Các chủng 3 ngày 5 ngày 7 ngày 9 ngày 11 ngày
1 NHA7.3 - - + ++ ++
2 NHA7.4 - + +++ +++ +++
3 NHA7.5 - + ++ +++ +++
4 NHA8.6 - - - - -
5 NHA8.8 - - - - -
6 GTa2.2 - - + ++ ++
7 GTa3.2 - - + + +
8 GTA3.5 - + + + +
9 GTA5.1 - - + ++ ++

10 GTA5.5 - + + + +
11 GTb2.1 - - - - -
12 GTb4.7 - + ++ ++ ++
13 GTb4.8 - - + + +
14 GTb5.3 - - + ++ ++
15 GTB2.4 - + +++ +++ +++
16 GTB2.5 - + + + +
17 GTB2.6 - - - - -
18 GTB4.5 - - - + +
19 GTB5.7 - + + + +
20 GTd4.2 - + ++ +++ +++
21 GTd4.3 - - + ++ ++
22 R221A1 - + +++ * *
23 L2T - - + ++ ++
24 TT4 - + ++ * *
25 TT5 - + +++ * *
7
STT Các chủng 3 ngày 5 ngày 7 ngày 9 ngày 11 ngày
26 TT44 - + +++ +++ *
27 TT60 - - + + +
28 6 - - + + +
29 11 - + ++ +++ +++
30 17 - - + + +
31 19 - - + ++ ++
32 25(1) - + + + +
33 25(2) - + + ++ ++
34 NHA7.17 - - + + +
Trong đó:
-: không có khả năng đối kháng; +: có đối kháng, hiệu quả ức chế 40-60%; +
+: đối kháng mạnh, hiệu quả ức chế 60-80%; +++: đối kháng rất mạnh, hiệu

quả ức chế 80-90%; *: đối kháng hoàn toàn, hiệu quả ức chế > 90%
3.1.4. Khả năng đối kháng giữa các chủng Trichoderma với Fusarium sp.
Kết quả thử đối kháng giữa các chủng Trichoderma với Fusarium sp.
được thể hiện ở bảng 3.4:
Bảng 3.4. Kết quả thử đối kháng giữa các chủng Trichoderma với
Fusarium sp (L2)
STT Các chủng 3 ngày 5 ngày 7 ngày 9 ngày 11 ngày
1 NHA7.3 - - - - -
2 NHA7.4 - - + + +
3 NHA7.5 - ++ +++ * *
4 NHA8.6 - - - - -
5 NHA8.8 - - - - -
6 GTa2.2 - + ++ * *
7 GTa3.2 - - + + +
8 GTA3.5 - - + ++ +++
9 GTA5.1 - - - - -
10 GTA5.5 - - - - -
11 GTb2.1 - - + + +
12 GTb4.7 - - - - -
8
STT Các chủng 3 ngày 5 ngày 7 ngày 9 ngày 11 ngày
13 GTb4.8 - - - - -
14 GTb5.3 - - + + +
15 GTB2.4 - + + ++ ++
16 GTB2.5 - - - - -
17 GTB2.6 - - - - -
18 GTB4.5 - ++ +++ +++ +++
19 GTB5.7 - + + ++ ++
20 GTd4.2 - - - - -
21 GTd4.3 - - + + +

22 R221A1 - + ++ +++ +++
23 L2T - + ++ * *
24 TT4 - + + + +
25 TT5 - + ++ +++ +++
26 TT44 - + + + +
27 TT60 - - - - -
28 6 - - + + +
29 11 - - - - -
30 17 - - - - -
31 19 - - - + +
32 25(1) - - - + +
33 25(2) - - - - -
34 NHA7.17 - - - - -
Trong đó:
-: không có khả năng đối kháng; +: có đối kháng, hiệu quả ức chế 40-60%; +
+: đối kháng mạnh, hiệu quả ức chế 60-80%; +++: đối kháng rất mạnh, hiệu
quả ức chế 80-90%; *: đối kháng hoàn toàn, hiệu quả ức chế > 90%
3.1.5. Khả năng đối kháng giữa các chủng Trichoderma với nấm bệnh
Phytophthora capsici
Kết quả thử đối kháng giữa các chủng Trichoderma với Phytophthora
capsici được thể hiện ở bảng 3.5:
9
Bảng 3.5. Kết quả đối kháng giữa các chủng Trichoderma nghiên
cứu với Phytophthora capsici
STT
Các chủng
Trichoderma
3 ngày 5 ngày 7 ngày 9 ngày 11 ngày
1 NHA7.3 - + ++ ++ ++
2 NHA7.4 - +++ +++ +++ +++

3 NHA7.5 + +++ * * *
4 NHA8.6 - + ++ ++ ++
5 NHA8.8 - - ++ ++ ++
6 GTa2.2 - - + + +
7 GTa3.2 - + + + +
8 GTA3.5 - + ++ ++ ++
9 GTA5.1 - + ++ ++ ++
10 GTA5.5 - + +++ * *
11 GTb2.1 - ++ ++ ++ ++
12 GTb4.7 - + ++ +++ +++
13 GTb4.8 - - + ++ ++
14 GTb5.3 - + ++ ++ ++
15 GTB2.4 - ++ +++ * *
16 GTB2.5 - + + + +
17 GTB2.6 - + + + +
18 GTB4.5 - - + ++ ++
19 GTB5.7 - + + + +
20 GTd4.2 + +++ * * *
21 GTd4.3 - - + ++ ++
22 R221A1 + +++ * * *
23 L2T - + ++ +++ +++
24 TT4 - ++ * * *
25 TT5 - + ++ +++ +++
26 TT44 - ++ +++ +++ +++
27 TT60 - + ++ +++ +++
28 6 - + + + +
10
STT
Các chủng
Trichoderma

3 ngày 5 ngày 7 ngày 9 ngày 11 ngày
29 11 - + +++ * *
30 17 - + ++ * *
31 19 - - + + +
32 25(1) - + ++ ++ ++
33 25(2) - + ++ ++ ++
34 NHA7.17 - - - + +
Trong đó:
-: không có khả năng đối kháng ; +: có đối kháng, hiệu quả ức chế 40-60%;
++: đối kháng, hiệu quả ức chế 60-80%; +++: đối kháng rất mạnh, hiệu quả
ức chế 80-90%; *: đối kháng hoàn toàn, hiệu quả ức chế > 90%
3.2. Kết quả hoạt tính enzyme của các chủng Trichoderma nghiên cứu
3.2.1. Khả năng sinh enzyme chitinase của Trichoderma nghiên cứu
Kết quả hoạt tính enzyme chitinase của các chủng Trichoderma nghiên
cứu được thể hiện ở bảng 3.6:
Bảng 3.6

. Hoạt tính enzyme chitinase của các chủng Trichoderma
nghiên cứu
STT Các chủng Trichoderma
Hoạt tính enzyme chitinase
(D-d) mm
1 NHA7.3 6
2 NHA7.4 10
3 NHA7.5 22
4 NHA8.6 19
5 NHA8.8 -
6 GTa2.2 26
7 GTa3.2 26
8 GTA3.5 21

9 GTA5.1 10
10 GTA5.5 11
11 GTb2.1 11
12 GTb4.7 10
11
STT Các chủng Trichoderma
Hoạt tính enzyme chitinase
(D-d) mm
13 GTb4.8 17
14 GTb5.3 8
15 GTB2.4 21
16 GTB2.5 6
17 GTB2.6 9
18 GTB4.5 25
19 GTB5.7 8
20 GTd4.2 27
21 GTd4.3 23
22 R221A1 21
23 L2T 6
24 TT4 19
25 TT5 7
26 TT44 23
27 TT60 13
28 6 10
29 11 19
30 17 +
31 19 15
32 25(1) 20
33 25(2) 16
34 NHA7.17 10

Trong đó:
D: Đường kính vòng phân giải (mm); d: Đường kính lỗ thạch (10mm);
+:Hoạt tính enzyme có nhưng rất yếu; -: Không có hoạt tính enzyme
3.2.2. Hoạt tính enzyme cellulase của các chủng Trichoderma nghiên cứu
Kết quả hoạt tính enzyme cellulase của các chủng Trichoderma nghiên
cứu được thể hiện dưới bảng 3.7:
12
Bảng 3.7

. Hoạt tính enzyme cellulase của các chủng Trichoderma
nghiên cứu
STT Các chủng Trichoderma
Hoạt tính enzyme cellulase
(D-d) mm
1 NHA7.3 19
2 NHA7.4 21
3 NHA7.5 35
4 NHA8.6 -
5 NHA8.8 -
6 GTa2.2 11
7 GTa3.2 +
8 GTA3.5 19
9 GTA5.1 6
10 GTA5.5 15
11 GTb2.1 14
12 GTb4.7 +
13 GTb4.8 +
14 GTb5.3 11
15 GTB2.4 29
16 GTB2.5 -

17 GTB2.6 -
18 GTB4.5 15
19 GTB5.7 16
20 GTd4.2 31
21 GTd4.3 2,0
22 R221A1 37
23 L2T +
24 TT4 32
25 TT5 17
26 TT44 26
27 TT60 -
28 6 20
13
STT Các chủng Trichoderma
Hoạt tính enzyme cellulase
(D-d) mm
29 11 +
30 17 36
31 19 -
32 25(1) +
33 25(2) 20
34 NHA7.17 +
Trong đó:
D: Đường kính vòng phân giải (mm); d: Đường kính lỗ thạch (10mm); +: Có
hoạt tính enzyme nhưng rất yếu; -: Không có hoạt tính enzyme.
3.3. Kết quả bước đầu nghiên cứu hiệu quả ứng dụng trên cây trồng của
một số chủng Trichoderma có khả năng đối kháng cao được chọn lọc
3.3.1. Ảnh hưởng của hai chủng NHA7.5 và TT4 tới tốc độ sinh trưởng,
phát triển của
Bảng 3.8. Chiều cao trung bình và số lượng lá/cây từng tuần theo dõi

(TN ứng dụng hai chủng TT4 và NHA7.5)
Thời
gian
Các công thức
TN
Chiều cao
TB (mm)
Số cây
2 lá 3 lá 4 lá 5 lá 6 lá 7 lá
Tuần
1
TT4(1) 25,26 ± 0,34 35
TT4(2) 25,60 ± 0,33 35
NHA7.5(1) 26,77 ± 0,37 35
NHA7.5(2) 25,11 ± 0,48 35
NBCT(TT4) 23,51 ± 0,35 35
NBCT(NHA7.
5)
23,26 ± 0,45 35
ĐC1 22,37 ± 0,46 35
ĐC2 23,56 ± 0,36 35
Tuần
2
TT4(1) 28,49 ± 0,42 22 13
TT4(2) 28,71 ± 0,35 19 16
NHA7.5(1) 30,11 ± 0,38 12 22 1
NHA7.5(2) 28,49 ± 0,39 22 12 1
14
Thời
gian

Các công thức
TN
Chiều cao
TB (mm)
Số cây
2 lá 3 lá 4 lá 5 lá 6 lá 7 lá
NBCT(TT4) 26,66 ± 0,39 28 7
NBCT(NHA7.
5)
26,31 ± 0,41 23 12
ĐC1 25,74 ± 0,53 21 14
ĐC2 26,57 ± 0,31 25 10
Tuần
3
TT4(1) 31,89 ± 0,48 4 28 3
TT4(2) 31,79 ± 0,37 3 30 2
NHA7.5(1) 33,83 ± 0,41 4 23 8
NHA7.5(2) 31,80 ± 0,45 2 28 5
NBCT(TT4) 29,80 ± 0,45 10 23 2
NBCT(NHA7.
5)
29,29 ± 0,47 9 24 2
ĐC1 28,77 ± 0,39 8 25 2
ĐC2 29,96 ± 0,33 9 24 2
Tuần
4
TT4(1) 35,93 ± 0,50 21 14
TT4(2) 34,84 ± 0,42 22 12 1
NHA7.5(1) 36,86 ± 0,49 11 23 1
NHA7.5(2) 34,80 ± 0,41 23 11 1

NBCT(TT4) 32,69 ± 0,47 22 13
NBCT(NHA7.
5)
32,30 ± 0,46 20 15
ĐC1 31,86 ± 0,39 21 14
ĐC2 33,19 ± 0,35 25 7
Tuần
5
TT4(1) 38,72 ± 0,49 4 25 6
TT4(2) 38,19 ± 0,40 4 24 7
NHA7.5(1) 40,21 ± 0,42 3 23 7 2
NHA7.5(2) 38,74 ± 0,50 4 24 6 1
NBCT(TT4) 36,21 ± 0,24 7 26 2
NBCT(NHA7.
5)
36,25 ± 0,47 5 27 3
15
Thời
gian
Các công thức
TN
Chiều cao
TB (mm)
Số cây
2 lá 3 lá 4 lá 5 lá 6 lá 7 lá
ĐC1 35,44 ± 0,49 7 24 4
ĐC2 36,57 ± 0,31 6 26 3
Tuần
6
TT4(1) 42,24 ± 0,48 1 20 11 3

TT4(2) 42,65 ± 0,39 1 21 10 3
NHA7.5(1) 43,98 ± 0,47 18 13 3 1
NHA7.5(2) 42,83 ± 0,50 1 17 14 2 1
NBCT(TT4) 40,26 ± 0,38 3 22 9 1
NBCT(NHA7.
5)
40,17 ± 0,50 2 22 9 2
ĐC1 39,56 ± 0,48 3 24 7 1
ĐC2 40,08 ± 0,29 3 22 9 1
Sự chênh lệch chiều cao trung bình giữa các lô thí nghiệm khác nhau
được thể hiện rất rõ qua biểu đồ hình cột dưới đây:
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
50
TT4(1)
TT4(2)
NHA7.5(1)
NHA7.5(2)
NBCT(TT4)
NBCT(NHA7.5)
Các lô TN
Chiều cao TB (mm)

Tuần 1
Tuần 2
Tuần 3
Tuần 4
Tuần5
Tuần6
Hình 3.10. Biểu đồ so sánh chiều cao trung bình của cây ở các công thức
thí nghiệm khác nhau qua từng tuần (TN ứng dụng hai chủng TT4 và
NHA7.5)
16
Cây ở các công thức thí nghiệm có xử lí Trichoderma cao hơn rõ rệt so
với cây ở các công thức không được xử lí với Trichoderma. Hơn nữa thông
qua việc quan sát hàng ngày màu sắc lá của cây ở các công thức thí nghiệm
khác nhau cho thấy: ở các lô thí nghiệm xử lí hạt trước khi gieo trồng với
nấm Trichoderma lá cây có màu xanh hơn và mỡ hơn, cây khoẻ hơn so với
các lô không được xử lí với nấm Trichoderma.
3.3.2. Ảnh hưởng của hai chủng R221A1 và GTd4.2 tới tốc độ sinh
trưởng, phát triển của cây.
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của R221A1 và GTd4.2 tới tốc độ sinh
trưởng, phát triển của cây (chiều cao cây, tốc độ ra lá, màu sắc lá) được thể
hiện ở bảng 3.9:
Bảng 3.9. Chiều cao trung bình và số lượng lá/cây từng tuần theo dõi
(TN ứng dụng hai chủng GTd4.2 và R221A1)
Thời
gian
Các công
thức TN
Chiều cao TB
(mm)
Số cây

2

3

4

5

6

7 lá
Tuần
1
GTd 4.2(1) 27,53 ± 0,38 30
GTd 4.2(2) 27,48 ± 0,47 30
R221A1(1) 27,65 ± 0,43 30
R221A1(2) 27, 95 ± 0,45 30
NBCT(GTd4.2) 25,89 ± 0,54 30
NBCT(R221A1) 25,22 ± 0,50 30
ĐC1 25,48 ± 0,49 30
ĐC2 25,15 ± 0,53 30
Tuần
2
GTd 4.2(1) 31,04 ± 0,54 18 12
GTd 4.2(2) 31,11 ± 0,54 14 16
R221A1(1) 31,08 ± 0,51 17 13
R221A1(2) 32,02 ± 0,49 14 15 1
NBCT(GTd4.2) 29,07 ± 0,51 22 8
NBCT(R221A1) 29,18 ± 0,46 23 9
ĐC1 29,76 ± 0,42 20 10

ĐC2 29,16 ± 0,50 19 11
Tuần GTd 4.2(1) 35,15 ± 0,35 2 15 13
17
Thời
gian
Các công
thức TN
Chiều cao TB
(mm)
Số cây
2

3

4

5

6

7 lá
3 GTd 4.2(2) 35,17 ± 0,44 19 11
R221A1(1) 35,03 ± 0,46 3 12 15
R221A1(2) 35,57 ± 0,39 15 14 1
NBCT(GTd4.2) 33,47 ± 0,37 7 13 10
NBCT(R221A1) 33,14 ± 0,48 10 12 8
ĐC1 33,55 ± 0,44 9 11 10
ĐC2 33,03 ± 0,39 10 11 9
Tuần
4

GTd 4.2(1) 39,18 ± 0,43 8 20 2
GTd 4.2(2) 39,07 ± 0,34 7 20 3
R221A1(1) 39,22 ± 0,45 4 22 4
R221A1(2) 39, 12 ± 0,39 2 24 4
NBCT(GTd4.2) 36,58 ± 0,42 14 15 1
NBCT(R221A1) 37,13 ± 0,49 1 13 16
ĐC1 37,44 ± 0,52 16 14
ĐC2 37,02 ± 0,43 12 18
Tuần
5
GTd 4.2(1) 43,16 ± 0,45 19 11
GTd 4.2(2) 43,24 ± 0,46 16 14
R221A1(1) 42,43 ± 0,45 18 12
R221A1(2) 43,39 ± 0,39 12 15
NBCT(GTd4.2) 41,36 ± 0,52 19 10
NBCT(R221A1) 41,62 ± 0,46 21 9
ĐC1 41,01 ± 0,43 22 8
ĐC2 41,11 ± 0,52 20 10
Tuần
6
GTd 4.2(1) 47,93 ± 0,51 2 24 4
GTd 4.2(2) 48,31 ± 0,46 1 23 5 1
R221A1(1) 48,31 ± 0,53 1 24 5
R221A1(2) 48,54 ± 0,43 1 22 6 1
NBCT(GTd4.2) 45,29 ± 0,53 4 24 2
NBCT(R221A1) 45,16 ± 0,49 5 24 1
18
Thời
gian
Các công

thức TN
Chiều cao TB
(mm)
Số cây
2

3

4

5

6

7 lá
ĐC1 45,18 ± 0,44 5 23 2
ĐC2 45,25 ± 0,48 3 25 2
Qua bảng kết quả thấy rằng, chiều cao trung bình hàng tuần và tốc độ
tăng trưởng chiều cao của những lô thí nghiệm có Trichoderma hơn hẳn so
với những lô không có xử lí Trichoderma. Quan sát màu sắc lá cây ở các
công thức thí nghiệm có GTd4.2 và R221A1 cũng nhận thấy, nhiều cây lá có
màu xanh hơn, bề mặt lá to hơn.
3.4. Hiệu quả phòng, trừ và ứng dụng của 4 chủng Trichoderma (NHA7.5,
TT4, R221A1, GTd4.2) với nấm bệnh Phytophthora capsici trên ớt
3.4.1. Hiệu quả ứng dụng phòng, trừ của hai chủng NHA7.5, TT4 với
nấm Phytophthora capsici
Kết quả tính tỉ lệ bệnh (%) và hiệu lực phòng trừ (%) được thể hiện ở
bảng 3.10:
Bảng 3.10. Tỉ lệ bệnh và hiệu lực phòng trừ của các công thức thí
nghiệm có xử lí Trichoderma (chủng NHA7.5 và TT4)

Các công thức thí nghiệm
Tỉ lệ bệnh
(%)
Hiệu lực phòng
trừ (%)
NHA7.5(2) (xử lí hạt, bổ sung NHA7.5
vào đất trước khi chủng bệnh )
17,14 60
NBCT(NHA7.5) (xử lí với NHA7.5 sau
khi chủng bệnh)
31,43 26,67
TT4(2) (xử lí hạt, bổ sung TT4 vào đất
trước khi chủng bệnh)
22,86 46,67
NBCT(TT4) (xử lí với TT4 sau khi chủng
bệnh)
34,29 20
19

0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
50

TT
4
(
1
)
TT
4
(
2
)
NH
A
7
.
5
(
1
)
NH
A
7
.
5
(
2
)
NBCT
(TT4
)
N

B
C
T(
NHA7
.
5
)
Các công thức TN
Tỉ lệ bệnh (%)
Hình 3.12. Tỉ lệ (%) cây bị bệnh ở 8 công thức thí nghiệm khác nhau
(TT4(1), TT4(2), NHA7.5(1), NHA7.5(2), NBCT(TT4), NBCT(NHA7.5),
ĐC1, ĐC2)
Trong đó:
- TT4(1): Xử lí Trichoderma (chủng TT4) không xử lí nấm bệnh; - TT4(2):
Xử lí Trichoderma (chủng TT4) trước khi chủng bệnh; NHA7.5(1): Xử lí
Trichoderma (chủng NHA7.5) không xử lí nấm bệnh; NHA7.5(2): Xử lí
Trichoderma (chủng NHA7.5) trước khi chủng bệnh; NBCT(TT4): Xử lí
Trichoderma (chủng TT4) khi cây có biểu hiện bệnh sau một gian chủng
bệnh; NBCT(NHA7.5): Xử lí Trichoderma (chủng NHA7.5) khi cây có biểu
hiện bệnh sau một thời gian chủng bệnh; ĐC1: Không xử lí bất cứ nấm gì cả
nấm bệnh và nấm Trichoderma; ĐC2: Chủng nấm bệnh, không xử lí nấm
Trichoderma.
3.4.2. Hiệu quả phòng, trị Phytophthora capsici trên ớt của hai
chủng GTd4.2 và R221A1
Kết quả tính tỉ lệ bệnh và hiệu lực phòng, trừ của GTd4.2 và R221A1
được thể hiện ở bảng 3.11 dưới đây:
Bảng 3.11. Tỉ lệ bệnh và hiệu lực phòng trừ của các công thức thí
nghiệm có xử lí GTd4.2 và R221A1.
Các công thức thí nghiệm
Tỉ lệ bệnh

(%)
Hiệu lực
phòng trừ (%)
20
GTd4.2(2) ( xử lí hạt, bổ sung vào đất với
GTd4.2 trước khi chủng bệnh)
36,67 35,29
NBCT (GTd4.2) (xử lí với GTd4.2 sau khi
chủng bệnh)
50 11,76
R221A1 (2) (xử lí hạt, bổ sung vào đất với
R221A1 trước khi chủng bệnh)
26,67 52,94
NBCT(R221A1) (xử lí với R221A1 sau khi
chủng bệnh)
43,33 23,53
0
10
20
30
40
50
60
GTd4.2 (1)
GTd4.2 (2)
R221A1 (1)
R221A1 (2)
NBCT(GTd4.2)
NBCT(R221A1)
Các công thức TN

Tỉ lệ bệnh (%)
Hình 3.13. Tỉ lệ (%) cây bị bênh ở 8 công thức thí nghiệm khác nhau
(GTd4.2(1), GTd4.2(2), R221A1(1), R221A1(2), NBCT(GTd4.2),
NBCT(R221A1), ĐC1, ĐC2)
Trong đó: - GTd4.2(1): Xử lí Trichoderma (chủng GTd4.2) không xử
lí nấm bệnh; GTd4.2(2): Xử lí Trichoderma (chủng GTd4.2) trước khi
chủng bệnh; R221A1(1): Xử lí Trichoderma (chủng R221A1) không xử lí
nấm bệnh; R221A1(2): Xử lí Trichoderma (chủng R221A1) trước khi chủng
bệnh; NBCT(GTd4.2): Xử lí Trichoderma (chủng GTd4.2) khi cây có biểu
hiện bệnh sau một gian chủng bệnh; NBCT(R221A1): Xử lí Trichoderma
(chủng R221A1) khi cây có biểu hiện bệnh sau một thời gian chủng bệnh;
ĐC1: Không xử lí bất cứ nấm gì cả nấm bệnh và nấm Trichoderma; ĐC2:
Chủng nấm bệnh, không xử lí nấm Trichoderma.
21
3.5. Kết quả phân lập lại Phytophthora capsici từ những cây ớt có biểu
hiện bệnh sau khi chủng bệnh

Hình 3.14. Cây ớt có biểu hiện nhiễm P. capsici sau khi chủng bệnh
Hình 3.15. Nấm Phytophthora capsici được phân lập lại từ mẩu
thân và rễ của cây ớt bệnh trên môi trường Agar – nước cất. A: Phân lập
P. capsici từ thân; B: phân lập P.
3.6. Một số cơ chế đối kháng có thể của các chủng Trichoderma với
các nấm bệnh nghiên cứu đặc biệt với nấm Phytophthora capsici
Chúng tôi nhận thấy chủng NHA7.5, R221A1, GTd4.2, TT4, GTB2.4,
TT44 biểu hiện cao cả hoạt tính chitinase và cellulase đều có khả năng đối
kháng cao với hầu hết 5 loại nấm kiểm định đã thử nghiệm. Khả năng sinh
enzyme và tính đối kháng của các chủng Trichoderma nghiên cứu có liên
quan mật thiết. Các chủng biểu hiện hoạt tính cellulase cao trong nghiên cứu
này thường thể hiện tính đối kháng cao với nấm Phytophthora (cellulose và
glucan là thành phần chính của thành tế bào). Ngoài ra, tốc độ sinh trưởng

mạnh mẽ của các chủng nghiên cứu lấn át nấm bệnh cũng được quan sát thấy.
Tốc độ sinh trưởng và khả năng sinh enzyme của các chủng nghiên cứu tác
động đồng thời tạo nên tính kháng bệnh cao của chúng. Một số chủng mạnh
như NHA7.5 và R221A1, GTd4.2, TT4, TT44, GTB2.4 chỉ sau 5 ngày nuôi
theo phương pháp Dual, đã biểu hiện hiệu quả ức chế hoàn toàn nấm bệnh.
22
Khuẩn lạc nấm
Phytophthora
capsici
Khuẩn lạc nấm
Phytophthora
capsici
Những hình ảnh quan sát dưới kính hiển vi cho thấy các sợi nấm
Trichoderma sinh trưởng bám sát và hướng tới nấm bệnh kết hợp với những
kết quả quan sát được khi thử nghiệm đối kháng theo phương pháp Dual và
kết quả hoạt tính enzyme chitinase và cellulase, có thể cho rằng những chủng
Trichoderma này có khả năng cạnh tranh dinh dưỡng mạnh với nguồn bệnh.
Chúng tiết ra các enzyme làm tiêu hủy thành tế bào nấm bệnh, phá hủy cấu
trúc hệ sợi làm chúng tàn lụi và chết dần. Sợi nấm Trichoderma thường rất
nhỏ so với sợi nấm bệnh. Do đó tại vị trí tiếp xúc khi các enzyme phá hủy
thành tế bào được tiết ra có thể hình thành những lỗ thủng tại một số chỗ tiếp
xúc và các sợi nấm nhỏ Trichoderma này có thể qua các lỗ thủng đó chui vào
khoang trong của sợi nấm bệnh và sử dụng chất dinh dưỡng của nấm bệnh,
sinh trưởng trong đó, nhanh chóng tiêu hủy và làm chết nấm bệnh.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
1. Hầu hết các chủng Trichoderma đều biểu hiện khả năng đối kháng
với nấm bệnh (với nấm Phytophthora sp. có 30/34 chủng, với nấm
Colletotrichum gloeosporioides có 27/34 chủng, với nấm Rhizoctonia solani
có 30/34 chủng, với nấm Fusarium sp. có 19/34 chủng, với nấm

Phytophthora capsici cả 34 chủng đều biểu hiện khả năng đối kháng). Nhiều
chủng có khả năng đối kháng rất mạnh và hoàn toàn, trong đó 3 chủng
(R221A1, TT4, TT5) đối kháng hoàn toàn với Phytophthora sp., 3 chủng
(NHA7.4, GTd4.2, TT44) đối kháng hoàn toàn với nấm Colletotrichum
gloeosporioides, 4 chủng (R221A1, TT4, TT5, TT44) có khả năng đối
kháng hoàn toàn với Rhizoctonia solani, 3 chủng (NHA7.5, GTa2.2, L2T)
có khả năng đối kháng hoàn toàn với Fusarium sp., có 8 chủng có khả năng
đối kháng hoàn toàn với Phytophthora capsici trong đó 4 chủng biểu hiện
tính đối kháng nhanh và mạnh là NHA7.5, GTd4.2, R221A1, TT4. Bốn
chủng này được chúng tôi chọn lọc để nghiên cứu tiếp ở giai đoạn ứng dụng.
2. Nghiên cứu hoạt tính enzyme chitinase và cellulase cho thấy có 33/34
chủng có biểu hiện hoạt tính enzyme chitinase, trong đó chủng GTd4.2 có hoạt
tính mạnh nhất (27mm). Biểu hiện hoạt tính cellulase có 28 chủng, hai chủng
có hoạt tính cao nhất là R221A1 (37mm) và NHA7.5 (35mm).
23
3. Tất cả 4 chủng Trichoderma (NHA7.5, TT4, R221A1, GTd4.2) đều
có ảnh hưởng tích cực đến khả năng sinh trưởng, phát triển của cây, kích
thích khả năng nảy mầm nhanh hơn của hạt, làm tăng sinh trưởng thân, tăng
tốc độ cao trung bình, tốc độ ra lá nhanh hơn, màu sắc lá xanh hơn.
4. Kết quả nghiên cứu hiệu lực phòng trừ của 4 chủng NHA7.5,
R221A1, TT4, GTd4.2 cho thấy cả 4 chủng đều có khả năng phòng trừ đáng
kể, trong đó hiệu quả phòng cao hơn trị. Hiệu quả phòng của 4 chủng
NHA7.5, R221A1, TT4, GTd4.2 theo thứ tự là 60%, 52,94%, 46,67%,
35,29%. Hiệu quả trị của 4 chủng trên theo thứ tự là 26,67%, 23,53%, 20%,
11,76%. Như vậy trong 4 chủng, chủng NHA7.5 có hiệu quả phòng trị cao
nhất, chủng GTd4.2 có hiệu quả phòng trị thấp nhất. Hai chủng có nhiều
tiềm năng ứng dụng tạo chế phẩm phân bón hay chế phẩm thuốc bảo vệ thực
vật là NHA7.5, R221A1.
KIẾN NGHỊ
Cần nghiên cứu tiếp khả năng ứng dụng của của các chủng

Trichoderma có khả năng đối kháng hoàn toàn với 4 loại nấm kiểm định còn
lại. Từ đó đưa ra những kết luận, đánh giá khả năng ứng dụng của các chủng
có hiệu quả đối kháng cao với nấm bệnh trên nhiều đối tượng cây trồng.
Tiếp tục nghiên cứu xa hơn nữa, khả năng ứng dụng tạo chế phẩm
phân bón vi sinh hay chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật có phối trộn và
chứa các chủng có hiệu quả cao như NHA7.5, R221A1 để đưa ra những kết
luận chính xác hơn nữa về tiềm năng ứng dụng trong thực tiễn của những
chủng này.
Tiếp tục có những nghiên cứu sâu hơn nữa về cơ chế đối kháng của
các chủng nấm Trichoderma có hiệu quả cao với nấm bệnh đặc biệt là hai
chủng NHA7.5 và R221A1. Vì đây là hai chủng có khả năng đối kháng
mạnh và hoàn với hầu như cả 5 loại nấm kiểm định đã thử nghiệm. Trên cơ
sở hiểu rõ được cơ chế đối kháng của nó để có phương pháp ứng dụng
chúng sao cho có hiệu quả nhất trong thực tiễn.
24

×