1
1. TÊN ĐỂ TÀI
“MỘT VÀI BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LÀM TỐT BÀI KIỂM
TRA ĐỊNH KÌ MÔN TOÁN LỚP BỐN”.
2. ĐẶT VẤN ĐỀ
a) Tầm quan trọng của vấn đề
Môn Toán là môn học chiếm một vị trí rất quan trọng và then chốt trong
nội dung chương trình bậc Tiểu học. Giáo dục toán học bậc Tiểu học nhằm giúp
học sinh:
- Có những tri thức cơ bản ban đầu về Số học - các số tự nhiên - số thập
phân - phân số - các đại lượng cơ bản - một số yếu tố thống kê và hình học cơ
bản. Hình thành ở học sinh các kĩ năng thực hành tính, đo lường, giải bài toán có
nhiều ứng dụng trong đời sống. Bước đầu hình thành và phát triển năng lực trừu
tượng hoá, khái quát hoá, kích thích trí tưởng tượng, gây hứng thú học tập toán,
phát triển hợp lý khả năng suy luận và biết diễn đạt đúng (bằng lời, bằng viết)
các suy luận đơn giản. Góp phần rèn luyện, phát triển năng lực, phân tích tổng
hợp, tư duy phê phán, sáng tạo, trí tưởng tượng không gian và phương pháp học
tập, làm việc khoa học, linh hoạt.
- Ngoài các mục tiêu có tính chất đặc thù của toán học cũng như các môn
học khác, môn Toán còn góp phần hình thành và rèn luyện các phẩm chất, đức
tính cần thiết của con người lao động mới. Thông qua các nội dung thực tế
phong phú và sinh động, gần gũi với học sinh của các bài toán có lời văn, các
yếu tố thống kê đơn giản mô tả về kinh tế gia đình, cộng đồng, những đổi mới
kinh tế xã hội, những ứng dụng của khoa học kĩ thuật và công nghệ đang diễn ra
hàng ngày, góp phần giáo dục tình cảm, trách nhiệm, niềm tin vào sự phồn vinh
của quê hương đất nước. Qua các hoạt động thực hành như giải toán có lời văn,
thực hành đo đạc, vẽ, làm tính, ước lượng, góp phần rèn luyện các đức tính cần
cù, vượt khó khăn, tính cẩn thận, làm việc có kế hoạch, lập luận có căn cứ chính
xác, linh hoạt, sự phối kết hợp và tinh thần tập thể trong việc tìm tòi và chiếm
lĩnh tri thức.
Môn Toán chiếm một vị trí quan trọng như vậy nếu các em không nắm bắt
được những kiến thức, kĩ năng cơ bản của lớp mình đã và đang học thì sau này
sẽ ra sao ? Và chúng ta biết học sinh của mình đã nắm được các kiến thức cơ bản
đó hay chưa thông qua việc các em thực hành làm bài tập toán hằng ngày trên
lớp và nhất là thể hiện ở các bài Kiểm tra định kì của từng giai đoạn học tập.
Qua kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm, tôi thấy chất lượng môn Toán lớp
4 là vấn đề cần phải quan tâm và thường được chú ý nhất vì điểm của môn đó
luôn luôn thấp so với các khối lớp khác. Mặc dù hằng ngày các bài tập của các
em đa số đạt từ điểm trung bình trở lên nhưng đến lúc khảo sát hay Kiểm tra
định kì thì điểm lại rất thấp so với bình thường. Có nhiều năm tôi bị cắt thi đua
2
chỉ vì chất lượng môn Toán thấp. Là một nhà giáo với lương tâm nghề nghiệp
của mình tôi luôn trăn trở suy nghĩ, tìm tòi và thấy rằng: môn Toán ở Tiểu học
nói chung và Toán lớp 4 nói riêng là nền tảng cho nền kiến thức sau này “sai một
li đi một dặm” có nghĩa là Toán rất cần sự chính xác tuyệt đối, “Sai con toán,
bán con trâu” mà con trâu là đầu cơ nghiệp. Các em mà hổng kiến thức ở bậc
Tiểu học thì sau này các em khó có thể giải được các bài tập Toán ở bậc cao hơn.
Và bất cứ một ngành nào, nghề nào thì toán học cũng giúp chúng ta thành đạt.
Để thực hiện tốt các nội dung trên, tôi đã chọn đề tài “Một vài biện pháp
giúp học sinh làm tốt bài Kiểm tra định kì môn Toán lớp Bốn” để giúp các em
nắm một cách chắc chắn kiến thức, kĩ năng cơ bản của môn Toán lớp mình đã và
đang học, làm nền tảng vững chắc cho kiến thức Toán học sau này.
b) Phạm vi và đối tượng
Phạm vi: Tôi sẽ đi sâu vào các biện pháp giúp học sinh nắm vững kiến
thức, kĩ năng của môn Toán để làm tốt bài Kiểm tra định kì môn Toán lớp Bốn
và làm cơ sở vững chắc cho việc học toán ở các bậc học khác.
Đối tượng: Học sinh Lớp 4A Trường TH Số 1 Nam Phước trong năm học
2012 - 2013.
3. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Bậc Tiểu học là bậc học góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho
việc học tập phát triển nhân cách học sinh. Môn Toán cũng như các môn học
khác cung cấp nhiều tri thức khoa học ban đầu, nhiều thứ về thế giới xung quanh
nhằm phát triển năng lực nhận thức, hoạt động tốt đẹp của con người. Các kiến
thức kĩ năng môn Toán ở Tiểu học có nhiều ứng dụng của đời sống, cần cho
người lao động.
Môn Toán có khả năng giáo dục rất lớn trong việc rèn luyện tư duy, suy
nghĩ, phương pháp suy luận, thao tác cần thiết để phát triển con người toàn diện,
hình thành một nhân cách tốt đẹp cho con người mới.
Môn Toán là môn học tự nhiên nhưng rất trừu tượng, đa dạng và lô-gic,
gắn với thực tiễn cuộc sống hàng ngày. Bởi vậy nếu học sinh không có phương
pháp học đúng, không được thường xuyên ôn tập sẽ không nắm được kiến thức
cơ bản về Toán học.
Môn Toán lớp 4 là một bước chuyển từ tư duy cụ thể của lớp 1, 2, 3 sang
tư duy tổng quát trừu tượng ở lớp 4. Đối với chương trình toán ở Tiểu học từ
khối 1 đến khối 3 học sinh được học những kiến thức sơ giản ban đầu về toán
học nên học sinh dễ nắm bắt kiến thức, vận dụng kiến thức để rèn kĩ năng tính
cũng nhẹ nhàng hơn phù hợp với tâm lí lứa tuổi của học sinh. Bắt đầu từ lớp 4,
kiến thức toán học được nâng cao lên rõ rệt ở tất cả các mạch kiến thức như đại
lượng yếu tố hình học, số học, phân số…Do vậy, học sinh còn lẫn lộn các dạng
toán với nhau.
3
Kiểm tra đánh giá môn Toán là một khâu, một công cụ quan trọng không
thể thiếu được trong quá trình giáo dục; là động lực để đổi mới PPDH, góp phần
cải thiện, nâng cao chất lượng đào tạo con người theo mục tiêu giáo dục.
Kiểm tra đánh giá môn Toán không chỉ ở thời điểm cuối cùng của mỗi
giai đoạn giáo dục mà là trong cả quá trình giảng dạy. Đánh giá ở những thời
điểm cuối mỗi giai đoạn (Kiểm tra định kì) sẽ trở thành khởi điểm của một giai
đoạn giáo dục tiếp theo với yêu cầu cao hơn, chất lượng mới hơn, trong cả một
quá trình giáo dục… Đánh giá thường xuyên và định kì sẽ hướng vào việc bám
sát mục tiêu từng bài, từng chương và mục tiêu giáo dục ở từng môn học, từng
lớp, từng cấp học. Đảm bảo phải đánh giá chính xác, khách quan, công bằng. Có
rất nhiều phương pháp để kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh như:
vấn đáp, trắc nghiệm tự luận, trắc nghiệm khách quan.
Môn Toán là môn học quan trọng trong các môn học, nó là chìa khoá để
mở cánh cửa tri thức.
Học sinh làm tốt các bài Kiểm tra định kì môn Toán có nghĩa là các em đã
nắm được các kiến thức, kĩ năng cơ bản của lớp mình đang học và nó sẽ làm nền
tảng vững chắc để kết nối kiến thức toán ở các lớp trên.
4. CƠ SỞ THỰC TIỄN
a) Thực trạng về tình hình dạy - học Toán hiện nay
Theo nhận xét của chuyên môn thì những năm trước đây, tại trường tôi
việc dạy học Toán còn nhiều vấn đề bất cập, số giáo viên có tâm huyết nhiệt
tình, thường xuyên nghiên cứu nội dung chương trình Toán cũng như việc đổi
mới phương pháp dạy học Toán còn khiêm tốn. Một số giáo viên dự giờ, thao
giảng, tham gia các hoạt động chuyên môn nhưng còn chậm chuyển biến trong
dạy học Toán. Có thể do nghiên cứu chưa sâu sát, chưa nắm vững nội dung
chương trình, ý đồ của sách giáo khoa, lại lệ thuộc vào sách giáo viên quá nhiều.
Những năm học trước, trong 26 tiết dự giờ của ban giám hiệu về môn Toán thì
có 18 tiết loại Khá do nhiều nguyên nhân: Giáo viên không định hướng được cho
học sinh cách học, cách tổ chức tiến hành một tiết học Toán còn quá cứng nhắc,
kiểm tra bài cũ mất nhiều thời gian mà không khoa học, không hiệu quả, phân bố
thời gian tiết học không hợp lí. Học sinh làm bài máy móc, thiếu sáng tạo, không
thể hiện tính tư duy lô-gic, chưa phát huy được tích cực trong học tập, học sinh
quên kiến thức cũ nhiều…
- Thực tế cũng cho thấy một số gia đình học sinh chưa thực sự quan tâm
tới việc học tập của con cái. Đặc biệt chưa nhận thức đúng vai trò của môn Toán
việc học tập của học sinh đều đặt lên vai người thầy;
- Trong mấy tuần đầu nhận lớp và quá trình giảng dạy nhiều năm tôi nhận
thấy trong các tiết học Toán học sinh còn một số hạn chế sau;
4
+ Học sinh còn rất thụ động trong việc tìm tòi và chiếm lĩnh tri thức, chỉ
học vẹt và làm theo. Học sinh chưa ý thức được nhiệm vụ của mình, chưa chịu
khó, tích cực tư duy, suy nghĩ, tìm tòi cho mình những phương pháp học đúng để
biến tri thức của thầy thành của mình. Cho nên sau khi học xong bài, các em
chưa nắm bắt được lượng kiến thức thầy giảng, nhanh quên.
+ Do đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi các em thường vội vàng hấp tấp, đơn
giản hoá vấn đề nên đôi khi chưa hiểu kĩ đề bài đã làm và vội vàng nộp bài dẫn
đến kết quả nhiều khi bị sai, thiếu hoặc đúng nhưng chưa đủ bước tính. Bên cạnh
đó còn nhiều nguyên nhân quan trọng nữa là tâm lí các em thích giống bài bạn,
không tin tưởng vào bài của mình dẫn đến những sai sót giống nhau, thậm chí có
khi đã làm bài đúng rồi nhưng lại bỏ đi chép lại bài sao cho giống bài bạn.
+ Một số học sinh còn chậm, nhút nhát, kĩ năng tóm tắt bài toán còn hạn
chế, chưa có thói quen đọc và tìm hiểu kĩ bài toán, dẫn tới thường nhầm lẫn giữa
các dạng toán, lựa chọn phép tính còn sai, chưa bám sát vào yêu cầu bài toán để
tìm lời giải thích hợp với các phép tính. Kĩ năng tính nhẩm với các phép tính
(hàng ngang) và kĩ năng thực hành diễn đạt bằng lời còn hạn chế. Một số em tiếp
thu bài một cách thụ động, ghi nhớ bài còn máy móc nên còn chóng quên các
dạng bài toán vì thế phải có phương pháp khắc sâu kiến thức.
+ Trong các lần kiểm tra hàng ngày bằng hình thức trắc nghiệm hay các
bài kiểm tra định kì nhiều em còn làm bài rất cẩu thả chưa có kĩ năng tính toán,
tẩy xóa nhiều trong bài kiểm tra dẫn đến tình trạng không có điểm vì khoanh 2 ý
trong bài làm hay bị trừ điểm vì cách trình bày bài chưa khoa học.
Những năm học qua ở trường tôi cũng như nhiều trường bạn bài kiểm tra
định kì môn Toán ở khối Bốn đạt thấp hơn các khối lớp khác, có lớp chỉ 5 - 6 em
đạt điểm giỏi về Kiểm tra định kì cuối năm.
Năm học qua 2011-2012, phòng Giáo dục về kiểm tra việc dạy và học ở
trường có khảo sát chất lượng môn Toán khối Bốn nhưng kết quả đạt rất thấp chỉ
có 4, 6 em đạt điểm giỏi còn lại là điểm khá, trung bình và tỉ lệ học sinh đạt điểm
yếu khá cao.
Qua đợt khảo sát đầu năm của lớp 4A, tôi thấy kĩ năng tính toán, tóm tắt,
phân tích đề và cách trình bày bài của các em còn rất hạn chế. Trong tổng số 33
em được khảo sát thì chỉ có 6 em đạt điểm giỏi môn toán, trung bình 16 em và 4
em bị điểm yếu môn Toán.
b) Điều kiện để dạy và học tốt môn Toán và làm tốt bài kiểm tra định
kì.
- Phòng học của lớp được nhà trường trang bị một tivi màn hình phẳng 42
inch kết nối với CPU để dạy trình chiếu.
- Trang thiết bị dạy học môn Toán đầy đủ: bảng nhóm, bộ đồ dùng học
toán,
5
- Giáo viên nhiệt tình, ham học hỏi có thể thiết kế thành thạo các bài giáo
án điện tử, các câu hỏi trắc nghiệm với những dạng bài toán khác nhau,
- Học sinh ham học hỏi, thích khám phá và thích được khen vì kết quả học
tập tiến bộ;
- Ban giám hiệu và phụ huynh luôn quan tâm đến kết quả học tập của học
sinh và đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên;
5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Biện pháp 1/ Nắm vững nội dung chương trình, yêu cầu chuẩn kiến
thức, kĩ năng của môn Toán và phát huy những kiến thức kĩ năng học sinh đã
đạt được ở các lớp 1, 2, 3.
Ngay từ đầu năm, khi nhận nhiệm vụ giảng dạy lớp Bốn, tôi tiến hành
nghiên cứu kĩ nội dung chương trình các môn học trong suốt năm học và chương
trình Toán của toàn cấp học. Qua nghiên cứu chương trình, tôi nắm được nội
dung các kiến thức cơ bản phân môn Toán như sau:
- Trong chương trình môn Toán lớp 4 ở học kỳ I chủ yếu tập trung vào bổ
sung, hoàn thiện, tổng kết, hệ thống hóa, khái quát hóa về số tự nhiên và dãy số
tự nhiên, các phép tính và một số tính chất. Ở học kỳ II tập trung vào dạy phân
số, dấu hiệu chia hết và một số dạng về hình học;
+ Nội dung chương trình toán lớp 4 gồm 6 chương:
Chương I: Số tự nhiên. Bảng đơn vị đo khối lượng.
Chương II: Bốn phép tích với các số tự nhiên. Hình học
Chương III: Dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 3, 9. Giới thiệu hình bình hành.
Chương IV: Phân số - Các phép tính với phân số. Giới thiệu hình thoi.
ChươngV: Tỉ số - Một số bài toán liên quan đến tỉ số. Tỉ lệ bản đồ.
Chương VI: Ôn tập.
+ Về nội dung chương trình Toán lớp 4: Mỗi chương là một mảng kiến
thức.
+ Nội dung môn Toán của Tiểu học được sắp xếp theo vòng tròn đồng
tâm:
Ví dụ:
1. Tia số
* Ở lớp Một : Tia số
* Lớp Hai : Biểu diễn số
* Lớp Ba : Biểu diễn số trên tia
* Lớp Bốn : Biểu diễn phân số trên tia
* Lớp Năm : Biểu diễn Hỗn số
6
Phân số thập phân ứng với số trên tia
2. Phép tính
* Ở lớp Một : - Cộng, trừ (không nhớ trong phạm vi 100)
* Lớp Hai : - Cộng, trừ (có nhớ phạm vi 100, không nhớ phạm vi 1000).
- Nhân, chia (từ 2 - 5, 1/ 2 1/5)
Các số có 3 chữ số (nhớ 1 lần)
* Lớp Ba : - Cộng, trừ Trong phạm vi 100 000 (nhớ 2 lần)
Các số có 4, 5 chữ số
(nhớ 2 lần không liên tiếp)
- Nhân, chia: Bảng nhân (từ 6 đến 9, 1/6 1/9)
- Nhân, chia số có 3, 4, 5 chữ số cho số có 1 chữ số.
- Chia hết và chia có dư.
* Lớp Bốn : - Cộng, trừ (phân số cùng mẫu, phân số khác mẫu).
Phân số.
- Nhân, chia Với số có 2, 3 chữ số.
Cho 10, 100, 1000
1 số cho một tích
- Chia 1 tổng cho một số
1 tích cho một số
* Lớp Năm : Cộng, trừ, nhân, chia số thập phân.
3. Biểu thức
* Lớp Một : - Biểu thức chứa hai phép tính (+, -)
* Lớp Hai : - Tên gọi, thành phần của các phép tính.
- Tìm x (thành phần của các phép tính).
- Biểu thức chứa hai dấu phép tính (trong 4 dấu phép tính).
* Lớp Ba : - Tên gọi thành phần của phép chia.
- Tìm x
- Biểu thức chứa hai dấu phép tính (trong 4 dấu phép tính và
dấu ngoặc đơn).
* Lớp Bốn : - Tìm x
- Biểu thức chứa chữ
7
- Biểu thức chứa 3 dấu phép tính (trong 4 dấu phép tính và dấu
ngoặc đơn).
* Lớp Năm : - Tìm x (số thập phân)
4. Mạch đại lượng
ĐẠI
LƯƠNG
Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5
Độ dài
cm m, dm,
km, mm
Dam, hm
(Bảng)
Diện tích
cm
2
dm
2
, m
2
,
km
2
hm
2
, dam
2
,
mm
2
(Bảng)
Thể tích
Lít cm
3
, dm
3
, m
3
Khối
lượng
kg gam Hg, dag,
yến, tạ, tấn
(Bảng)
Tiền Việt
Nam
100đ,
200đ,
500đ,
1000đ
2000đ,
5000đ,
10000đ
Thời
gian
Ngày
trong tuần.
Đồng hồ.
Giờ đúng
Ngày =
24 giờ.
Đồng hồ.
Giờ (15ph-
30ph)
Giờ (5ph,
15ph,
30ph,
50ph).
Số ngày
trong
tháng.
Giây, Thế
kỉ
Vận tốc
km/ giờ
m/ phút
5. Hình học
Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5
- Điểm,
đoạn thẳng.
Điểm trong,
- Đường
thẳng
- Đường gấp
Hình vuông
- Chu vi,
Diện tích :
- Hai đường
thẳng:
+ song song
- Diện tích:
+ Hình thang
8
ngoài của
hình
khúc HCN, HV
- Góc vuông,
góc không
vuông
+ vuông góc
Thực hành vẽ
hình bằng
thước
+ Hình tam giác
+ Hình tròn
- Nhận biết:
+ Hình tam
giác
+ Hình
vuông
+ Hình tròn
- Hình CN
- Hình TG
- Chu vi:
+ Tam giác
+ Tứ giác
- Điểm ở
giữa.
- Trung điểm
của đoạn
thẳng
- Nhận biết
tâm, đường
kính, bán
kính của hình
tròn
- Hình thoi.
- HBH:
+ Đặc điểm
+ Diện tích
-
Hình LP
- Thể tích:
+ HHCN, HLP
- Giới thiệu:
+ Hình trụ
+ Hình cầu
+ HHCN
+ HLP
6. Giải toán (lớp 1, 2, 3)
Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3
* Dạng:
- Có, thêm
Hỏi tất cả ?
* Bài toán về:
- Nhiều hơn.
- Ít hơn
* Tìm trong các thành phần bằng nhau của 1
số.
* Gấp một số lần
* Giảm một số lần
Giải bài toán bằng 2 phép tính
* Dạng :
- Có, bớt
Hỏi tất cả ?
* So sánh số lớn gấp mấy số bé.
* So sánh số bé bằng phần mấy số lớn.
* Bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
Giải toán (lớp 4, 5)
Lớp 4 Lớp 5
* Tìm 2 số: Biết
+ Tổng - Hiệu; Tổng - tỉ;
Hiệu - Tỉ
* Tìm số trung bình cộng
* Bài toán:
* Toán về chuyển động đều.
* Giải toán về tỉ số phần trăm.
* Bài toán hợp có 3, 4 bước tính có:
+ Nội dung hình học
+ Các dạng toán điển hình
9
+ Có nội dung hình học.
+ Có liên quan đến phân số.
+ Tổng hợp các bài toán 1, 2, 3
Với mạch kiến thức được sắp xếp theo vòng tròn đồng tâm tùy theo ở mỗi
lớp mà có những yêu cầu khác nhau. Tuy nhiên nếu các em nắm chắc những
kiến thức ở lớp dưới thì lớp 4 các em sẽ nắm kiến thức dễ dàng hơn. Do vậy, đầu
năm học khi được phân công nhiệm vụ dạy lớp Bốn tôi đã nghiên cứu, nắm nội
dung chương trình của từng bài học trong sách giáo khoa, những hướng dẫn cụ
thể về chuẩn kiến thức kĩ năng cần đạt và chương trình toán của toàn cấp học.
Tôi tiến hành khảo sát chất lượng môn Toán đầu năm của lớp. Từ đó tùy theo
đặc điểm của từng bài mà xây dựng kế hoạch bài dạy cho phù hợp với trình độ
học tập của các em, vừa dạy vừa tiến hành ôn tập các kiến thức các em đã bị
hổng (Nếu chúng ta thành công khi lập kế hoạch bài học, thì coi như bài dạy đã
thành công một nửa. Và kết quả học tập của trò thì lại phụ thuộc không ít vào sự
hướng dẫn của thầy).
Biện pháp 2/ Sử dụng linh hoạt nhiều hình thức dạy học trong cùng
một tiết dạy và phát huy tính tích cực của học sinh
Không có một phương pháp, hình thức học tập nào là vạn năng để mở
cánh cửa tri thức một cách dễ dàng. Trong thực tiễn, không một giáo viên có
kinh nghiệm nào lại sử dụng đơn điệu một phương pháp hay hình thức dạy học.
Dạy học cũng như người thợ mộc, để thực hiện một thao tác nhằm tạo ra một chi
tiết thì chỉ cần một công cụ, nhưng muốn có một sản phẩm vẹn toàn thì phải phối
hợp nhiều thao tác, sử dụng nhiều công cụ khác nhau. Nghệ thuật dạy học là
nghệ thuật phối hợp các phương pháp dạy học trong một bài dạy của giáo viên.
Do vậy, mỗi khi lập kế hoạch bài dạy tôi nghiên cứu và tùy theo từng bài, từng
chương để lựa chọn phương pháp và hình thức dạy học cho phù hợp nhằm phát
huy tính tích cực của học sinh đồng thời dạy cho các em cách học: học từ thầy,
từ bạn và sự tìm tòi của bản thân học sinh.
Đó là các hình thức tổ chức: làm việc cá nhân, trao đổi nhóm, đàm thoại,
trò chơi gây hứng thú cho học sinh tránh nhàm chán đơn điệu trong tiết học.
Ví dụ bài: NHÂN VỚI 10, 100, 1000,
CHIA CHO 10, 100, 1000,
Bài 1. Tính nhẩm:
a) 18 x 10 = 18 x 100 = 18 x 1000 =
82 x 100 = 75 x 1000 = 19 x 10 =
Bài tập này tôi cho các em chơi trò chơi truyền điện nêu kết quả.
Bài 1. Tính nhẩm:
10
b) 9000 : 10 = 6800 : 100 = 9000 : 100 =
420 : 10 = 9000 : 1000 = 2000 : 1000 =
Bài tập này tôi cho các em tự nhẩm và ghi kết quả vào vở bài tập, một em
làm bài trên bảng lớp. Tôi theo dõi chấm bài của các em dưới lớp.
Trong các tiết dạy thì bình thường khi học sinh làm xong bài tập giáo viên
sẽ gọi học sinh nhận xét bài của bạn trên bảng. Nhưng giờ học toán của tôi sau
khi làm bài xong, em làm bài trên bảng nêu cách nhẩm rồi tự trao đổi với các bạn
(Em trên bảng quay xuống lớp trình bày cách tính nhẩm của mình. Sau khi trình
bày xong sẽ hỏi cả lớp: «Tôi đã báo cáo xong, các bạn có nhận xét gì không. Khi
đó học sinh dưới lớp đưa tay có ý kiến, nhận xét bài của bạn và em đó tự gọi bạn
đứng lên nhận xét bài của mình. Khi bạn nhận xét xong em đó lại tiếp tục hỏi
xem bạn nào còn có ý kiến nữa không ? Nếu không ai có ý kiến thì em đó sẽ nói:
Cám ơn các bạn rồi đi xuống.) trong lớp học sinh sẽ tự nhận xét bài của bạn
đúng hay sai, sửa chữa như thế nào cho đúng mỗi em một ý. Ta đã biết: «Học
thầy không tày học bạn» như vậy, các em đã tự phát huy được khả năng học tập
tích cực của mình và tạo được sự dạn dĩ tự tin trong học tập. Sau khi các em tự
trao đổi, chất vấn với nhau tôi sẽ là người nhận xét cuối cùng bài đó đúng hay sai
rồi cho các em yếu nhắc lại các kết quả đã làm đúng.
Bài 2. Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a) 70kg = yến 800kg = tạ 300 tạ = tấn
Bài này tôi cho các em thảo luận nhóm đôi làm bài vào bảng nhóm, làm
xong đại diện các nhóm lên bảng báo cáo kết quả thảo luận (các em trong nhóm
được luân phiên nhau lên báo cáo chứ không phải lúc nào cũng một em đó) rồi
mời các bạn nhóm khác nhận xét, chất vấn kết quả của nhóm mình như ở trên.
Các bài tập 2b, 3 và bài tập trong sách 400 bài tập: giao cho học sinh giỏi
tự làm giáo viên theo dõi, kiểm tra nhắc nhở
Sau khi làm xong tất cả các bài tập, tôi luôn luôn thiết kế một bài tập trắc
nghiệm gọn để vừa củng cố bài học vừa cho các em làm quen với bài Kiểm tra
định kì.
Ví dụ: 358 x 1000 = ……. Số cần điền vào chỗ trống là:
A. 3580 B. 35800 C. 358000 D. 3580000
Ví dụ bài: LUYỆN TẬP CHUNG
Bài 1. Rút gọn các phân số:
30
12
;
45
20
;
70
28
;
51
34
30
12
=
45
20
=
70
28
=
51
34
=
11
Bài tập này tôi cho các em tự làm bài vào vở bài tập, 4 em làm bài trên
bảng lớp làm xong nêu kết quả, cách tính như trên.
Bài 2. Trong các phân số dưới đây, phân số nào bằng
9
2
18
5
;
27
6
;
63
14
;
36
10
Bài này tôi cho cả lớp làm bảng con rồi sửa chữa nêu vì sao em khoanh ý
27
6
và
63
14
.
Bài 3. Quy đồng mẫu số các phân số:
a)
3
4
và
8
5
; b)
5
4
và
9
5
; a)
9
4
và
12
7
;
Bài này tôi cho các em thảo luận nhóm đôi làm bài vào bảng nhóm, làm
xong đại diện các nhóm lên bảng báo cáo kết quả thảo luận rồi tự mời các bạn
nhóm khác nhận xét, chất vấn.
Bài tập trắc nghiệm cho phần củng cố bài:
Quy đồng mẫu số các phân số
5
3
và
7
4
ta được:
A.
35
21
và
35
20
B.
35
12
và
35
20
C.
21
35
và
20
35
D.
35
10
và
35
9
Ví dụ bài: LUYỆN TẬP CHUNG
Bài 1. Đúng ghi Đ, sai ghi S :
a)
3
2
9
6
36
15
3
1
6
5
==
+
+
=+
b)
3
4
36
15
3
1
6
5
=
−
−
=−
c)
18
5
36
15
3
1
6
5
==
X
X
X
d)
8
5
63
51
6
5
3
1
3
1
:
6
5
===
X
X
X
Bài này tôi cho cả lớp làm bảng con rồi cho một số em nêu cách trình bày
bài vì sao đúng, vì sao sai.
Bài 2. Tính:
a)
4
1
3
1
2
5
+X
= b)
4
1
:
3
1
2
5
−
=
Bài tập này tôi cho các em tự làm bài vào vở bài tập, 2 em làm bài trên
bảng lớp làm xong nêu kết quả cách tính như trên.
12
Bài 3. Người ta cho một vòi nước chảy vào bể chưa có nước. Lần thứ nhất
chảy vào bể
7
3
bề, lần thứ hai chảy vào thêm
5
2
bể. Hỏi còn mấy phần của bể
chưa có nước ?
Bài này tôi cho các em thảo luận nhóm bốn làm bài vào bảng nhóm, làm
xong đại diện các nhóm lên bảng báo cáo kết quả thảo luận (các em trong nhóm
được luân phiên nhau lên báo cáo) rồi mời các bạn nhóm khác nhận xét, chất
vấn.
Bài tập trắc nghiệm cho phần củng cố bài:
Kết quả của phép tính
12
7
4
3
:
16
9
−
là:
A.
4
3
B.
3
4
C.
8
27
D.
6
1
Đối với các bài tìm hiểu kiến thức mới tôi đã phát huy tính tích cực hóa
của học sinh trong PPDH hợp tác theo nhóm nhỏ.
Trước kia, người ta tin rằng học sinh sẽ đạt được kết quả học tập tốt khi
giáo viên giải thích một cách đầy đủ rõ ràng, còn học sinh chỉ cần nghe, tập
trung ghi nhớ đầy đủ kiến thức đó. Trong những năm gần đây, các nhà nghiên
cứu giáo dục đã khẳng định việc học của trẻ em đạt được hiệu quả cao khi các
em tích cực tham gia vào quá trình học tập. Giáo viên tổ chức các hoạt động, tạo
cơ hội để hướng dẫn các em tham gia tích cực, chủ động vào quá trình học tập
giúp các em thu nhận kiến thức, kĩ năng một cách sâu sắc và một trong cách học
đó là các em hoạt động theo nhóm. Khi hoạt động theo nhóm giúp các em rèn
luyện và phát triển kĩ năng làm việc, kĩ năng giao tiếp, tạo điều kiện cho các em
được học hỏi lẫn nhau, phát huy vai trò trách nhiệm tính tích cực xã hội trên cơ
sở cùng hợp tác và giúp các em nhút nhát, khả năng diễn đạt kém có điều kiện
rèn luyện, tập dượt từ đó khẳng định bản thân trong sự hấp dẫn của hoạt động
nhóm. Tất cả mọi thành viên trong nhóm cùng nhau phát hiện, đóng góp trí tuệ
để hình thành tri thức mới.
Ví dụ bài: Phân số và phép chia số tự nhiên
Tôi cho các em thảo luận nhóm 4 tìm hiểu ví dụ, suy nghĩ xem làm như
thế nào để chia 5 quả cam cho 4 bạn.
Khi đó nhóm trưởng chia cho mỗi bạn một nhiệm vụ: mỗi bạn cắt quả cam
(mỗi em một màu khác nhau, nhóm trưởng cắt 2 quả) của mình thành 4 phần
(bằng giấy) bằng nhau và tìm cách chia số phần đã cắt cho 4 bạn, mỗi bạn sẽ
được mấy phần.
13
Qua quá trình hợp tác cắt, chia các em tìm được cách chia phân số rồi
bằng sự hướng dẫn của giáo viên các em tìm ra kết luận 5 : 4 =
4
5
(quả cam).
4
5
quả cam gồm 1 quả và
4
1
quả cam,
do đó
4
5
nhiều hơn 1 quả. Ta viết:
4
5
> 1.
* Phân số
4
5
có tử số lớn hơn mẫu số, phân số đó lớn hơn 1.
* Phân số có
4
4
có tử số bằng mẫu số, phân số đó bằng 1.
Ta viết:
4
4
= 1
* Phân số
4
1
có tử số bé hơn mẫu số, phân số đó bé hơn 1.
Ta viết:
4
1
< 1.
Biện pháp 3/ Hướng dẫn phân tích đề, giải và trình bày bài toán
Chúng ta đã biết đặc điểm tâm lý của học sinh Tiểu học còn mang nặng
cảm tính nên khi làm bài các em còn chủ quan cho mình đã làm đúng rồi, giỏi
rồi. Chứ chẳng suy nghĩ xem mình giải đúng chưa, có tìm được cách giải nào
khác nữa không. Và khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng tóm tắt bài toán của
học sinh còn hạn chế, chưa có thói quen đọc và tìm hiểu kĩ bài toán dẫn tới
thường nhầm lẫn giữa các dạng toán, chưa biết phân tích câu, từ để tìm ra những
con số, phép tính nằm ẩn sau trong đề bài. Bên cạnh đó trong quá trình hướng
dẫn học sinh giải toán chúng ta chưa thực sự chú ý rèn cho học sinh phương
pháp suy luận để tìm ra nhiều phương pháp giải nhằm phát huy tính sáng tạo linh
hoạt cho học sinh. Vì thế tôi đã hướng dẫn rồi tập cho học sinh một số kĩ năng và
thói quen khi làm bài ở lớp cũng như khi Kiểm tra định kì.
Bước 1: Rèn cho học sinh có thói quen đọc kĩ đề toán, xác định: Cái đã
biết ? Cái cần phải đi tìm ?
- Việc đọc kĩ đề toán là một khâu vô cùng quan trọng giúp các em phân
biệt rõ bài này thuộc dạng nào. Từ cái đã biết là những gì, cái chưa biết để đi tìm
là gì ?
- Đọc bài toán (đọc to, nhỏ, đọc thầm)
Bước 2: Rèn kĩ năng lập kế hoạch giải:
- Tìm hiểu một số yêu cầu quan trọng để tìm hiểu nội dung, nắm bài toán
cho biết gì, bài toán yêu cầu gì ? (Gạch dưới các yêu cầu quan trọng)
14
- Xem bài đó thuộc dạng toán gì ? Muốn trả lời được câu hỏi của bài toán
thì cần phải làm gì ? Trong những điều đó cái gì đã biết, cái gì chưa biết ? Muốn
tìm cái chưa biết ấy thì phải làm gì ?
Cứ như vậy các em đi dần đến những điều đã cho trong bài và tìm được
cách giải của bài toán đó.
Bước 3: Rèn kĩ năng thực hiện cách giải toán:
- Dựa vào bước lập kế hoạch giải để thực hiện cách giải và trình bày bài
giải (Bắt đầu từ câu hỏi cuối cùng);
- Rèn cho học sinh cách trình bày khoa học, viết đúng phép tính, đúng tên
đơn vị, lời giải rõ ràng, đúng yêu cầu đề ra…(Hướng dẫn học sinh có thói quen
làm ngoài giấy nháp cẩn thận rồi mới viết kết quả vào bài tránh cẩu thả, bôi bẩn,
tẩy xóa nhiều, hấp tấp sai kết quả trong bài làm);
Bước 4: Rèn kĩ năng nhìn lại bài làm:
- Đây không phải là khâu bắt buộc trong quá trình giải toán nhưng lại là
khâu không thể thiếu trong dạy và học toán. Bởi vì đây là mục đích để kiểm tra,
rà soát lại công việc giải, tìm cách giải khác và so sánh với cách vừa giải…
Ví dụ bài: Một hình chữ nhật có nửa chu vi là 125m, chiều rộng bằng
3
2
chiều dài. Tìm chiều dài, chiều rộng của hình đó.
Tôi hướng dẫn các em như sau:
Bước 1: Đọc đề bài ít nhất 3 lần
Bước 2: Lập kế hoạch giải:
- Tìm hiểu xem bài toán cho biết gì ? (hình chữ nhật có nửa chu vi là
125m, chiều rộng bằng
3
2
chiều dài);
- Bài toán hỏi gì ? (Tìm chiều dài, chiều rộng của hình đó);
- Gạch dưới yêu cầu của bài (nửa chu vi 125m, chiều rộng bằng
3
2
chiều
dài, Tìm chiều dài, chiều rộng);
- Xét xem bài đó thuộc dạng nào ? (Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của
hai số) Muốn tìm được chiều dài và chiều rộng của hình đó ta phải biết gì ?
(Tổng số phần bằng nhau). Muốn tìm chiều rộng ta phải tìm gì, làm phép tính gì?
(Tìm một phần, tìm 2 phần, làm tính chia để tìm 1 phần rồi làm tính nhân để tìm
chiều rộng) Muốn tìm chiều dài ta phải làm như thế nào, làm phép tính gì ? (Có
2 cách….);
Bước 3: Rèn kĩ năng lập kế hoạch giải
15
- Tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng (Chiều rộng bằng
3
2
chiều dài có
nghĩa là chiều rộng 2 phần và chiều dài 3 phần);
(Làm bài vào giấy nháp)
Chiều rộng:
Chiều dài:
- Dựa vào sơ đồ tìm tổng số phần bằng nhau: 2 + 3 = 5 (phần)
- Tìm giá trị của 1 phần rồi tìm chiều rộng: 125 : 5 x 2 = 50 (m)
- Tìm giá trị của chiều dài: 125 – 50 = 75 (m)
Bước 4: Rèn kĩ năng nhìn lại bài làm:
Sau khi đã tìm ra kết quả ở giấy nháp các em sẽ xem lại bài làm của mình
đã đúng hay chưa, sai ở chỗ nào, sửa chữa ra sao rồi trình bày bài vào vở hay bài
thi đã hoàn chỉnh.
Bài giải
Ta có sơ đồ:
Chiều rộng:
Chiều dài:
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
2 + 3 = 5 (phần)
Chiều rộng hình chữ nhật là:
125 : 5 x 2 = 50 (m)
Chiều dài hình chữ nhật là:
125 – 50 = 75 (m)
Đáp số: Chiều rộng: 50m
Chiều dài: 75m
Biện pháp 4/ Tổ chức trò chơi học tập
Trong cuộc sống hằng ngày, trò chơi là một phần không thể thiếu được đối
với mỗi con người chúng ta. Trò chơi tạo nên sự vui tươi, thân mật, đoàn kết,
giải trí Như Giáo sư - Tiến sĩ Bùi Văn Huệ đã nhận định: “Khi giảng bài, cô
giáo sử dụng đồ dùng học tập đẹp, màu sắc sặc sỡ, tổ chức các trò chơi phong
phú, các em sẽ reo lên: “Đẹp quá !”, “thích quá !”. Do đó, những bài giảng khô
khan không tạo dựng cho học sinh những cảm xúc tích cực mà còn làm cho các
em mệt mỏi, chán nản, căng thẳng.” Ở lứa tuổi tiểu học, trò chơi không những
giúp các em phát triển về thể lực, tư duy mà còn tạo cho các em trực tiếp tham
gia vào quá trình học tập, rèn luyện. Đối với các nhà giáo dục thì đó là phương
pháp “Vui mà học, học mà vui”. Như Bác Hồ đã từng căn dặn: “Trong lúc học
cũng cần làm cho chúng vui, trong lúc vui cũng cần làm cho chúng học”. Đối với
học sinh lớp 4, việc sử dụng các hình thức trò chơi học tập rất phù hợp với đặc
125m
?
?
125m
?
?
16
điểm tâm sinh lí của các em, đồng thời giúp các em bộc lộ hết năng lực của
mình, gây hứng thú khi học Toán. Do vậy, ngoài các hình thức tổ chức dạy học
tùy theo bài, theo thời lượng của tiết học mà tôi thiết kế, tổ chức cho các em
tham gia các trò chơi khác nhau:
Bước 1: Tôi chọn trò chơi phù hợp với thời lượng của tiết học và trình độ
của học sinh.
Chuẩn bị của giáo viên:
- Chọn nội dung cho phù hợp với tên trò chơi;
- Hướng dẫn và giải thích cách chơi cho học sinh rõ;
- Điều khiển học sinh chơi thử;
Bước 2: Học sinh thực hành chơi dưới sự theo dõi, hướng dẫn của giáo
viên.
Ví dụ: Trò chơi: Ai nhiều điểm nhất.
Mục đích: Tạo cho các em sự nhanh nhẹn và kĩ năng tính toán chính xác.
Chuẩn bị: + Mỗi học sinh chuẩn bị bảng con và phấn
+ Giáo viên chuẩn bị các bông hoa bằng giấy màu cứng có ghi
các phép tính phía trước và kết quả phía sau (hoặc ghi vào 2 mặt của bảng con).
Cách chơi: Chia lớp làm hai đội, khi nghe lệnh “bắt đầu” một em của đội
Một lên hái hoa và gắn lên bảng rồi đứng đó làm trọng tài, theo dõi, ghi điểm. Ở
dưới 2 đội bắt đầu làm bài vào bảng con. Trong thời gian quy định đưa bảng con,
em trọng tài quay kết quả xuống dưới nếu đội nào có người làm sai thì trừ mỗi
em một điểm nếu cả hai đội các em đều làm đúng hết thì mỗi đội được 10 điểm.
Tiếp tục em của đội Hai lên làm tương tự. Cuối cùng đội nào nhiều điểm đội đó
sẽ thắng.
Ví dụ: Bài Nhân với số có tận cùng là chữ số 0.
Bài 1. Đặt tính rồi tính:
a) 1342 x 40 b) 13546 x 30 c) 5642 x 200
Ví dụ: Bài Giới thiệu nhân nhẩm số có hai chữ số với 11
Bài 1. Tính nhẩm:
a) 34 x 11 b) 11 x 95 c) 82 x 11
Ví dụ: Bài Luyện tập
Bài 3. Rút gọn phân số:
a)
5
2
15
3
+
b)
27
18
6
4
+
c)
21
6
25
15
+
* Trò chơi này có thể áp dụng được rất nhiều bài của môn Toán.
17
Trò chơi: Truyền điện
Mục đích: Luyện tập phản xạ nhanh, tính mạnh dạn, tự tin.
Chuẩn bị: Không cần chuẩn bị bất kì đồ dùng nào.
Cách chơi: Các em ngồi tại chỗ, giáo viên gọi bắt đầu từ một em bất kì
đứng lên nêu phép tính và kết quả, nếu kết quả đúng thì truyền điện gọi em khác,
nếu kết quả sai thì bị giật điện đứng tại đó giáo viên gọi em khác trả lời, khi em
đó trả lời đúng thì truyền điện cho em khác đến khi hết bài tập. Các em làm sai
cuối cùng phải nêu lại kết quả bài mình đã làm sai cho đúng rồi nhảy lò cò một
vòng từ chỗ ngồi lên bảng. Kết thúc khen thưởng một tràng pháo tay cho những
em thắng cuộc.
Ví dụ: Bài Giây, Thế kỉ
Bài 1. Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a) 1 phút = …… giây; 2 phút = ……… giây;
3
1
phút = …… giây
60 giây = …… phút; 7 phút = ……… giây; 1 phút 8 giây = …….giây
b) 1 thế kỉ = …… năm; 5 thế kỉ = ……năm; 9 thế kỉ = …….năm
2
1
thế kỉ = …….năm; 100 năm = ……thế kỉ; ;
5
1
thế kỉ = ………năm
Ví dụ: Bài Yến, Tạ, Tấn
Bài 2. Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
c) 1 tấn = …… tạ 3 tấn = ………tạ 10 tạ = ………tấn
8 tấn = ………tạ 1 tấn = ………kg 5 tấn = ……….kg
1000kg = …… tấn 2 tấn 85kg = …… kg
* Trò chơi này có thể áp dụng được cho nhiều bài khác.
Trò chơi: Ong đi tìm nhụy
Mục đích: Rèn tính tập thể. Rèn kĩ năng tính nhanh
Chuẩn bị: 10 bông hoa năm cánh, mỗi bông một màu ứng với các kết quả
của phép tính trên bảng. 10 chú ong trên mình ghi các phép tính đúng có gắn
nam châm.
Cách chơi: Chia lớp làm hai nhóm (tùy theo số phép tính của bài).
Chia bảng làm hai phần, gắn mỗi bên bảng 5 bông hoa và 5 chú ong.
Hai đội đóng vai ong xếp hàng đứng phía trước, khi có lệnh bắt đầu các chú ong
nhanh chóng nối ong với hoa cho phù hợp. Em này xong thì em kia mới được
bắt đầu. Trong thời gian quy định đội nào nhanh, đúng đội đó thắng. Cả lớp
nhẩm, tính giấy nháp theo dõi và cổ vũ cho đội mình.
Ví dụ: Luyện tập
18
Bài 1/ 51 VBTTH: Tính a)
=−
3
5
3
8
b)
=−
5
9
5
16
c)
=−
8
3
8
21
Ví dụ bài: Phép chia phân số
Bài 2. Tính:
a)
=
8
5
:
7
3
b)
=
4
3
:
8
8
c)
=
2
1
:
3
1
Trò chơi này áp dụng nhiều bài để rèn cho các em kĩ năng cộng, trừ,
nhân, chia nhanh, chính xác.
Biện pháp 5/ Ôn tập
Việc kiểm tra đánh giá trình độ và kết quả học tập của học sinh là việc cần
thiết. Nó cần thiết bởi có rất nhiều quyết định phải dựa trên những sự kiểm tra và
đánh giá đó. Ví dụ như học sinh có đủ trình độ để có thể hiểu những bài học tiếp
theo không, có đáng tin tưởng để giao một việc nào đó cho không ? Bởi vậy tôi
thường xuyên tổ chức việc kiểm tra bài làm ở nhà của các em. Đầu giờ sinh hoạt
15 phút tôi thường đến lớp sinh hoạt và cùng ban cán sự kiểm tra xem về nhà em
nào làm bài tập, em nào không làm và em nào thường xuyên không làm bài để
theo dõi nhắc nhở các em tiến bộ.
Chúng ta biết rằng: Không phải các em làm hết các bài ở nhà là học tốt
được môn Toán đâu, mà phải biết các em làm sai chỗ nào, sai có sửa chữa hay
8
3
8
21
−
4
9
5
9
5
16
−
5
7
1
3
5
5
8
−
19
không, hay sai tuần này tuần sau cũng dạng bài tập đó mà vẫn sai. Để khắc phục
tình trạng này, giờ học Toán, thời gian kiểm tra tôi cho 1, 2 em lên bảng giải bài
tập các em còn lại làm bài trên bảng con để các em được trực quan và khắc sâu
kiến thức một lần nữa, nếu em nào làm sai thì sửa lại bài. Đối với học sinh Tiểu
học “Dễ nhớ - Mau quên” nên khi ra bài tập về nhà không nhất thiết phải ra các
bài tập ngày hôm nay các em học, mà có thể ra các bài các em đã học rồi. Trong
khi giảng dạy, tôi theo dõi xem ngày hôm nay các em nắm kiến thức có vững
không, bài nào các em nắm chưa vững tôi đánh dấu lại trong trang sách đến khi
những bài mới dễ học hơn các em nắm bài tốt nên tôi không giao bài tập của
kiến thức bài này mà giao bài tập mà tuần trước các em chưa nắm chắc để ngày
mai sửa bài khắc sâu thêm kiến thức một lần nữa.
Không những tôi ra những bài toán các em hay làm sai về nhà làm lại để
sửa chữa, mà đến các tiết Luyện tập Toán của buổi học tăng tiết tôi lại cho các
em làm các bài mình đánh dấu trong tuần trước để các em tự làm rồi sửa chữa
xem các em đã nắm vững hay chưa nếu chưa nắm vững thì cứ tiếp tục làm như
vậy “Mưa dầm thấm lâu”. Không phải hết tuần là xong đâu sau một tháng hay
hết một chương tôi đều ra một bài kiểm tra với các dạng toán khác nhau để xem
các kiến thức này các em đã nắm vững chưa nếu chưa thì lại tiếp tục ôn tập cũng
như ông bà ta đã dạy “Văn ôn thì võ phải luyện”.
Ví dụ: Các em hay nhầm lẫn giữa đơn vị đo độ dài với đơn vị đo diện tích.
Nhiều em không nhớ được hai đơn vị liền kề của đơn vị đo diện tích hơn kém
nhau 100 đơn vị.
3km
2
= 3000000m
2
lại viết là (3km
2
= 3000m
2
)
18m
2
7cm
2
= 180007cm
2
thì viết là (18m
2
= 1807m
2
)
Ví dụ: Khi xếp thứ tự các phân số từ bé đến lớn thì các em cứ thấy phân
số nào có số lớn hơn là các em xếp lớn… Do vậy phải được làm nhiều lần mới
nhớ.
Các phân số
5
1
;
3
2
;
3
4
;
2
1
viết theo thứ tự lớn dần là:
Kết quả đúng:
5
1
;
;
2
1
;
3
2
3
4
nhưng lại xếp:
2
1
;
;
3
2
3
4
;
5
1
Ví dụ: Đây là bài toán tìm phân số của một số (Một mảnh vườn hình chữ
nhật có chiều dài 45m, chiều rộng bằng
9
5
chiều dài. Tính diện tích của mảnh
vườn hình chữ nhật đó.) nhưng một số em lại lẫn lộn với dạng toán tìm hai số
khi biết tổng và tỉ của hai số.
Ví dụ: Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 1 000, độ dài 1dm ứng với độ dài thật là:
A. 1000cm B. 100cm C. 100m D. 1 000m
20
Bài toán này một số em chỉ biết lấy 1dm x 1000 = 1000dm rồi khoanh vào
ý A không biết rằng kết quả đúng phải là ý C vì 1000dm = 100m
Ví dụ: Hai xe ô tô chở được 7600kg gạo. Ô tô thứ nhất chở được nhiều
hơn ô tô thứ hai 350kg gạo. Hỏi mỗi xe chở được bao nhiêu kg-lô-gam gạo ?
Đây là dạng toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu, học sinh vẫn còn nhầm
lẫn giữa số lớn và số bé. Kết quả tìm ra số bé lại lớn còn số lớn thì ngược lại. Có
em còn tìm số bé bằng cách lấy tổng trừ hiệu nhưng không chia cho 2 do vậy dẫn
đến kết quả sai.
Ví dụ: Quãng đường từ bản A đến bản B dài 12km. Trên bản đồ tỉ lệ 1 :
100 000, quãng đường đó dài bao nhiêu xăng - ti - mét ?
Nhiều em không biết đổi đơn vị độ dài thật ra xăng - ti - mét để tìm độ dài
trên bản đồ.
* Và nhất là các bài tập cộng, trừ, nhân, chia phân số các em còn lẫn lộn
rất nhiều có khi nhân, chia cũng quy đồng mẫu số hai phân số, chia thì lại nhân
tử với tử, mẫu với mẫu chứ không nhân phân số đảo ngược và dạng nhân, chia
phân số với số tự nhiên dạng này lẫn lộn thường xuyên. Do vậy tôi lồng ghép, ôn
tập thường xuyên các bài tập này cho các em làm quen và nhớ lâu “Chúng ta làm
thì chúng ta hiểu” để học tốt và áp dụng làm tốt Bài kiểm tra định kì.
Biện pháp 6/ Thiết kế các bài tập trắc nghiệm
Theo Thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban
hành ngày 27/10/2009 về việc Ban hành Quy định đánh giá và xếp loại học sinh
Tiểu học; Trong đó, đã quy định: Đề kiểm tra định kì của học sinh được kết hợp
bởi hình thức kiểm tra tự luận và trắc nghiệm khách quan (điền khuyết, đối chiếu
cặp đôi, đúng sai, nhiều lựa chọn).
Số câu trắc nghiệm khách quan chiếm 60 - 80% trong đề kiểm tra. Trong
thực tế giảng dạy cho thấy, bài toán nếu như dưới hình thức kiểm tra là bài tự
luận thì các em sẽ được nhiều điểm hơn so với hình thức kiểm tra trắc nghiệm vì
bài tự luận khi các em giải ra nếu đúng phần nào thì sẽ được điểm phần đó còn
nếu là dạng trắc nghiệm thì các em phải đúng hoàn toàn có nghĩa là phải chính
xác 100% mới được điểm còn không thì không có điểm. Thực tế nhiều em chỉ
thiếu có 0.25 điểm sẽ không bị thi lại, hoặc sẽ đạt học sinh Tiên tiến hay học
sinh Giỏi. Do vậy, tôi đã tìm hiểu lựa chọn thiết kế các bài tập trắc nghiệm với
dạng toán tương đương nhưng với nhiều hình thức khác nhau từ các bài toán các
em vừa học ở trên lớp để cho các em làm trong khi củng cố bài và về nhà làm,
ngày hôm sau kiểm tra sửa chữa. Khi lên lớp trên bảng là bài tập trắc nghiệm
nhưng khi làm vào bảng con các em không chỉ khoanh ý đúng mà phải trình bày
bài giải của mình để kiểm tra xem các em có tự làm hay nhìn bài của bạn khoanh
đúng mà không biết gì cả. Tôi còn thường xuyên khuyến khích, tuyên dương
nhắc nhở đề các em khi làm bài thì phải thật cẩn thận đọc kĩ đề, phải suy nghĩ kĩ
21
càng khi đặt bút khoanh câu trả lời đúng, không tẩy xóa khi làm bài chính xác
tuyệt đối. Các em được thường xuyên làm quen với các dạng toán với các bài tập
trắc nghiệm thì chắc chắn sẽ làm tốt bài Kiểm tra định kì.
Ví dụ 1: Tính tích của 329687 và 3
* Khi các em làm bài tự luận nếu các em làm sai kết quả thì vẫn được
0,25 phần đặt tính.
329687
x
989061
* Nếu các em làm bài trắc nghiệm mà sai kết quả thì sẽ không được điểm
nào cả. Tích của 329687 và 3 là:
A. 969061 B. 989041 C. 989061 D. 988861
Ví dụ 2: Giá trị của biểu thức 156089 – 49374 x 3 là:
* Khi các em làm bài tự luận nếu các em làm sai kết quả nhưng làm đúng
phép tính nhân thì vẫn được 0,25
156089 - 49374 x 3 = 156089 - 148122
= 7967
* Nếu các em làm bài trắc nghiệm mà sai kết quả thì không được điểm
nào.
Giá trị của biểu thức 156089 – 49374 x 3 là:
A. 8967 B. 7967 C. 7977 D. 8167
Ví dụ 3: Một cửa hàng ngày đầu bán được 64 tấn gạo, ngày thứ hai bán
được ít hơn ngày đầu 4 tấn. Hỏi cả hai ngày bán được bao nhiêu ki-lô-gam gạo ?
* Khi các em làm bài tự luận nếu các em đúng phần nào thì cho điểm
phần đó như vậy ít nhiều gì thì các em cũng có điểm bài này.
Bài giải
Số gạo ngày thứ hai cửa hàng bán được là:
64 – 4 = 60 (tấn)
Số gạo cả hai ngày cửa hàng bán được là:
64 + 60 = 124 (tấn)
Đổi: 124 tấn = 124000kg
Đáp số: 124000kg
* Nếu các em làm bài trắc nghiệm mà sai kết quả thì sẽ không được điểm
nào.
3
0, 25đ
0, 25đ
0, 25đ
0, 25đ
0, 75đ
0, 75đ
0, 25đ
22
Một cửa hàng ngày đầu bán được 64 tấn gạo, ngày thứ hai bán được ít hơn
ngày đầu 4 tấn. Cả hai ngày bán được số ki lô gam gạo là:
A. 124 kg B. 256 kg C. 124000 kg D. 60000 kg
Ví dụ: Những bài tập trắc nghiệm về nhà làm để các em thường xuyên
làm quen với các dạng kiến thức khác nhau:
(Xem phụ lục)
Biện pháp 7/ Áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn Toán
Trong thời đại hiện nay, công nghệ thông tin (CNTT) ngày càng bùng nổ
và chiếm một vị thế quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội. Có thể nói không
có một hoạt động nào trong xã hội hiện đại tách rời được CNTT. Trong xu thế
hội nhập toàn diện, khi nước ta chính thức trở thành thành viên WTO càng đòi
hỏi phải đẩy mạnh phát triển CNTT để cập nhật, khai thác, ứng dụng những
thành tựu tri thức của nhân loại đồng thời là cánh cửa chào đón bạn bè Quốc tế
đến Việt Nam.
Hơn bao giờ hết, ngành Giáo dục và Đào tạo đã nhanh chóng hội nhập,
phát triển ứng dụng CNTT không chỉ để bắt kịp sự phát triển của Thế giới mà
còn có trách nhiệm đào tạo nguồn nhân lực sẵn sàng đáp ứng nhu cầu phát triển
của đất nước trong tiến trình hội nhập toàn cầu. Cũng chính vì thế, năm học:
2008 – 2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xác định mục tiêu và nhiệm vụ chính
của năm học là: “Năm học đẩy mạnh ứng dụng CNTT, đổi mới quản lý tài chính
và xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, tạo bước đột phá về ứng
dụng CNTT trong giáo dục và tạo tiền đề phát triển ứng dụng CNTT.
Chính vì vậy mà trường tôi trong mấy năm qua đã đầu tư kinh phí để mua
máy tính phục vụ cho việc dạy và học. Đầu năm học này, phòng học của lớp tôi
được nhà trường trang bị một tivi màn hình phẳng 42 inch kết nối với CPU để
dạy trình chiếu. Do đó, ngoài giờ dạy trên lớp tôi đã dành thời gian đầu tư, xây
dựng, thiết kế nhiều bài giảng điện tử với những hình thức khác nhau để lôi cuốn
học sinh tham gia học tập tốt.
Ngoài ra các bài tập trắc nghiệm được thiết kế để củng cố bài của từng tiết
học hay trong vở Bài tập về nhà của các em và những bài tập khó hay lẫn lộn các
em thường hay làm sai đã đánh dấu trong vở nên khi muốn kiểm tra tôi không
cần phải ghi đề trên bảng mất nhiều thời gian mà chỉ việc bật máy lên là có bài
trực quan cho các em làm rồi sửa chữa lại. Cho dù các bài đó phải làm đi làm lại
nhiều lần cũng không phải mất nhiều thời gian của thầy, trò. Những bài trực
quan này các em sẽ nhớ lâu và áp dụng tốt trong Bài kiểm tra định kì.
Biện pháp 8/ Một số mấu chốt để thành công khi làm bài thi
Trong các bài kiểm tra định kì số câu trắc nghiệm khách quan chiếm 60 -
80% trong đề kiểm tra còn lại là các bài tự luận. Nhiều em không đọc kĩ đề làm
23
nhanh, ẩu có khi làm đại cho xong dẫn đến kết quả không đúng thực chất với
trình độ của các em. Chính vì vậy mà không những tôi thường xuyên thiết kế các
bài tập trắc nghiệm mà còn tập cho các em thói quen và một số kĩ năng khi làm
bài như sau:
Đối với các bài tập tự luận
- Đầu tiên các em phải đọc thật kĩ đề bài sau đó hình dung ra những
hướng suy nghĩ, lối tư duy khác nhau có thể vận dụng; (đã nói ở phần trên)
- Hạn chế tối đa tẩy xóa, tuyệt đối không dùng bút xóa, nếu sai thì dùng
thước gạch chéo, rồi làm tiếp xuống dưới, không viết chèn ép;
- Khi nháp, các em cũng nên nháp tử tế rõ ràng khoa học, không chồng
chéo lộn xộn để khi sai thì có thể sửa chữa rõ ràng hơn;
Đối với các bài tập trắc nghiệm:
- Khi làm từng câu trắc nghiệm cần đọc kĩ nội dung câu trắc nghiệm, cả
phần dẫn và bốn lựa chọn A, B, C, D để chọn phương án đúng, dùng bút chì tô
kín ô tương ứng trên bài. Đặc biệt chú ý đến các từ như “không”, “không đúng”,
“sai”;
- Khi làm bài nên làm lần lượt từng câu, từ câu số 1. Lần đầu đọc “lướt
nhanh” và quyết định làm những câu dễ và chắc chắn nhất, đồng thời đánh dấu
những câu chưa làm được để sau đó quay lại “giải quyết” những câu đã bỏ qua;
- Nên dành thời gian cuối buổi để xem lại bài làm. Kiểm tra lần lượt từng
câu để đảm bảo không tô nhầm các phương án trả lời sai trong bài;
- Cần tránh việc tô 2 ô trở lên cho một câu trắc nghiệm vì trong trường hợp
này sẽ không được chấm và câu đó sẽ không có điểm;
- Để tránh hiểu nhầm câu hỏi do đọc không kĩ, bỏ qua một số từ khóa
chính trong phần dẫn của câu hỏi, nên gạch chân các từ khóa chính của câu dẫn,
sau đó kiểm tra lại phương án trả lời có phù hợp với các từ khóa quan trọng của
câu hỏi không ?
- Đối với những câu hỏi về bài tập là những bài toán ngắn cần phân tích
hoặc tính toán nhanh, gọn trước khi so sánh hoặc có thể dùng phép loại trừ để
chọn phương án đúng;
- Làm xong xem lại bài và khoanh ý đúng bằng bút mực;
* Phải thật bình tĩnh, tự tin khi làm bài
Biện pháp 9/ Tuyên dương khen thưởng, động viên kịp thời
Như chúng ta đã biết: “Việc động viên, khích lệ kịp thời của giáo viên sẽ
tạo ra hưng phấn cho học sinh, làm cho quá trình nhận thức diễn ra nhẹ nhàng,
hiệu quả cao”. Học sinh Tiểu học có tình cảm hồn nhiên, mang nặng màu sắc
24
cảm tính. Trẻ thường sống với tình cảm chân thật, thơ ngây. Các em tin vào thầy,
tin vào khả năng của mình, tin vào sách báo, vào những điều nhà trường, xã hội
dạy dỗ. Do vậy trong giờ học Toán mọi sự tiến bộ dù là nhỏ của các em tôi đều
đánh giá khích lệ, tuyên dương rất kịp thời giúp các em tự tin vào bản thân mình
để vươn lên hơn nữa. Sau các đợt kiểm tra cũng vậy, em nào bài kiểm tra có tiến
bộ hơn trước cho dù đó không phải là bài đạt giỏi tôi cũng tuyên dương, khen
thưởng cho các em. Phần thưởng của tôi chỉ là những dụng cụ học tập: phần
màu, bút, thước nhưng như ông bà ta thường nói: “Mười đồng tiền công không
bằng một đồng tiền thưởng”, phần thưởng đó dù nhỏ nhưng tạo cho các em sự tự
tin, phấn khởi học tập để bằng chúng bằng bạn và lần sau sẽ cố gắng làm bài
Kiểm tra định kì hay các bài tập toán tốt hơn.
Ngoài ra tôi còn tuyên truyền phối hợp với phụ huynh học sinh qua các lần
họp phụ huynh, các lần đi thăm gia đình học sinh về Thông tư số 32/2009/TT-
BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 27/10/2009 về việc Ban
hành Quy định đánh giá và xếp loại học sinh Tiểu học để phụ huynh thường
xuyên nhắc nhở, kiểm tra các em học và làm tốt các bài Kiểm tra định kì nhất là
Kiểm tra định kì giai đoạn cuối năm tránh làm nhanh, ẩu không đánh giá được
thực chất kết quả học tập.
6. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Qua quá trình suy nghĩ và tìm tòi, tôi đã áp dụng một số biện pháp như đã
nêu ở trên để rèn kĩ năng học tốt môn Toán làm tiền đề để làm tốt bài Kiểm tra
định kì môn Toán lớp 4. Kết quả học tập môn Toán cũng như bài Kiểm tra định
kì của các em tiến bộ qua các lần kiểm tra của từng giai đoạn trong học kì:
- Trong các tiết học, học sinh được tự suy nghĩ tìm tòi kiến thức, học từ
thầy, từ bạn từ đó nắm kiến thức một cách chắc chắn;
- Qua quá trình trao đổi hợp tác với nhau, học sinh biết tự trình bày kết
quả học tập của mình được bạn nhận xét, các em đã tự phát huy được khả năng
học tập tích cực và tạo được sự dạn dĩ tự tin trong học tập;
- Học sinh thích học môn Toán và không khí lớp học cũng sôi nổi hào
hứng hơn. Các bài toán đa số các em đạt từ trung bình trở lên trong đó điểm khá,
giỏi chiếm phần nhiều. Nhiều học sinh còn có kĩ năng giải toán nâng cao rất tốt
như em: Bảo Huy, Uyên, Tuấn, Trí Hải, Hoàng Nam,…
- Qua đợt thi khảo sát học sinh giỏi cấp trường trong tháng ba vừa qua
toàn khối Bốn chỉ có 8 em đạt giải thì trong đó lớp 4A đã giành được 4 giải còn
lại các lớp khác chỉ đạt 1 đến 2 giải;
Đầu năm, lớp tôi có rất ít học sinh khá, giỏi chỉ vì có mấy em học giỏi
nhất lớp đã chuyển đi trường khác, 1 em môn Toán ở lớp Ba phải qua thi lại 3
lần mới được lên lớp Bốn (Học sinh giỏi phần lớn tập trung vào lớp 4B) nhưng
25
qua các lần Kiểm tra định kì thì lớp tôi đã có nhiều em tiến bộ vượt bậc so với
các lớp trong khối Bốn.
THỐNG KÊ PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG – MÔN TOÁN
THỜI ĐIỂM: Đầu Năm Năm học: 2012 – 2013 Lớp 4A
Lớp
TS
HS
CƠ CẤU CHẤT LƯỢNG
TBình trở lên
GIỎI KHÁ TBÌNH YẾU, KÉM
SL % SL % SL % SL % SL %
4A
33 6 18,2 7 21,2 16 48,5 4 12,1 29 87,9
THỐNG KÊ PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG – MÔN TOÁN
THỜI ĐIỂM: Giữa kì I Năm học: 2012 – 2013 KHỐI: BỐN
Lớp
TS
HS
CƠ CẤU CHẤT LƯỢNG
TBình trở
GIỎI KHÁ TBÌNH YẾU
KÉM
SL % SL % SL % SL % SL %
4A
33 13 39,4 10 30,3 8 24,2 2 6,0 31 94
4B
32
11 34,4 11 34,4 8 25 2 6,3 30 93,8
4C
25
9 36.0 10 40 6 24 25 100
4D
31
6 19.4 14 45,2 11 35,5 31 100
THỐNG KÊ PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG - MÔN TOÁN
THỜI ĐIỂM: Cuối kì I Năm học: 2012 – 2013 KHỐI: BỐN
Lớp
TS
HS
CƠ CẤU CHẤT LƯỢNG
TBình trở
GIỎI KHÁ TBÌNH YẾU
KÉM
SL % SL % SL % SL % SL %
4A
33 14 42.4 9 27,3 9 27,3 1 3.0 32 97
4B
32 10 31.0 12 38.0 9 28.0 1 3.0 31
97
4C
25 9 36.0 11 44.0 4 16.0 1 4.0 24
96
4D
31 6 19.4 17 54.8 18 58,2 2 6.5 29
94