Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

Nghiên cứu những nguyên nhân sâu xa về kinh tế - xã hội của sự suy thoái đa dạng sinh học tại một số vùng địa sinh thái tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (393.5 KB, 87 trang )

Nghiên cứu những nguyên nhân sâu xa về kinh tế - xã hội
của sự suy thoái đa dạng sinh học tại một số vùng địa - sinh
thái của Việt Nam
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lý luận và thực tiễn đã khẳng định rằng: tự nhiên - xã hội - con
người là một chỉnh thể thống nhất. Con người là một bộ phận của tự nhiên,
con người và xã hội loài người chỉ có thể tồn tại và phát triển được trong mối
quan hệ mật thiết và gắn bó hài hòa với môi trường tự nhiên. Môi trường sống
vừa là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển; vừa là nơi diễn ra các hoạt động
như: lao động, nghỉ ngơi, hưởng thụ, cảm nhận văn hóa và thẩm mỹ mang
tính đặc trưng của con người với tư cách là một thực thể sinh học - xã hội. Nói
cách khác, ý nghĩa đặc biệt quan trọng - không thể thay thế - của môi trường
đối với con người và xã hội loài người là ở chỗ, nó không chỉ là nguồn cung
cấp các giá trị vật chất, mà còn tạo nên những giá trị văn hóa, tinh thần. Tuy
nhiên, không phải bao giê và ở đâu con người cũng nhận thức một cách tự
giác và đầy đủ những ý nghĩa, vai trò của môi trường sinh thái đối với cuộc
sống. Do hàng loạt những lý do khác nhau, cả khách quan và chủ quan, con
người - mét cách vô tình hay hữu ý, đã và đang hủy hoại ngày càng nhiều hơn
môi trường sống của mình. Tính nghiêm trọng của vấn đề này đã vượt ra
ngoài phạm vi quốc gia, khu vực: trở thành một trong những vấn đề mang
tính toàn cầu. Trước những hồi chuông cảnh tỉnh về nguy cơ khủng hoảng,
mất cân bằng sinh thái đã dóng lên, nếu con người không sớm có những
biện pháp tích cực nhằm điều chỉnh có ý thức những hành vi, hoạt động của
1
mình theo hướng "thân thiện" môi trường chắc chắn sẽ phải trả giá đắt và
mọi sự hối hận, tiếc nuối - khi đó sẽ trở nên quá muộn màng.
Mặc dù mới đang bước vào chặng đường đầu của quá trình "tăng
tốc", đẩy mạnh nhịp độ phát triển kinh tế - xã hội, song Việt Nam đã phải
đối mặt với những thách thức to lớn về mặt môi trường sinh thái. Tất nhiên,
khía cạnh nổi trội, tính chất và mức độ của các vấn đề môi trường biểu hiện


khác nhau trên mỗi vùng lãnh thổ khác nhau, trong đó đáng chú ý nhất là
khu vực miền núi phía Bắc. Do những đặc điểm tự nhiên điển hình (chiếm
diện tích lớn, địa hình nghiêng dần về phía đông và bị chia cắt mạnh…), có
thể nói rằng môi trường miền núi phía Bắc nước ta có vị trí, ý nghĩa đặc
biệt quan trọng, không chỉ trực tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã
hội của khu vực này, mà còn liên quan chặt chẽ tới sự phát triển của các
vùng hạ lưu thuộc đồng bằng Bắc Bộ, trong đó có Thủ đô Hà Nội. Thực tế
cho thấy, sự phát sinh cũng như tính chất nghiêm trọng của hàng loạt vấn
đề liên quan đến môi trường sống ở khu vực miền núi phía Bắc đã tiệm cận
đến mức báo động đỏ. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến
tình trạng đó được xác định là do trình độ dân trí còn thấp, người dân ở các
vùng này đang phải chịu ảnh hưởng nặng nề của những phong tục, tập
quán, lối sống cũ, lạc hậu không còn phù hợp và những áp lực mạnh mẽ
của nhịp sống hiện đại vừa mới thâm nhập vào đây. Ý thức, tư tưởng của
người dân chưa theo kịp với những thay đổi cơ bản trong các điều kiện
kinh tế - xã hội, trong đó đặc biệt là ý thức bảo vệ môi trường (hay còn
được gọi là ý thức sinh thái). Điều này được biểu hiện cụ thể ở những hành
vi ứng xử không còn phù hợp của con người đối với môi trường sống xung
quanh mình. Có thể khẳng định rằng, mọi sự cố gắng để cải thiện, bảo vệ
môi trường sống ở miền núi phía Bắc sẽ khó đạt được hiệu quả như mong
muốn, chõng nào còn chưa tạo ra được sự chuyển biến tích cực, cách mạng
2
trong nhận thức của người dân. Bởi vì, Ph. Ăngghen đã nhận xét: Tất cả cái
gì thúc đẩy con người hành động, đều tất nhiên phải thông qua đầu óc của
họ. Điều đó cho thấy, việc nghiên cứu: Vấn đề xây dựng ý thức bảo vệ môi
trường sinh thái cho đồng bào các dân téc miền núi phía Bắc nước ta hiện
nay để hướng đến một sự phát triển bền vững là rất cần thiết, có ý nghĩa
quan trọng cả về phương diện lý luận, lẫn phương tiện thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Xuất phát từ giá trị vô cùng to lớn của môi trường đối với sự tồn tại,

phát triển của con người và xã hội loài người, bảo vệ môi trường trở thành
vấn đề chung của toàn cầu và là khẩu hiệu hành động của thời đại. Chính vì
vậy, nhiều cuộc hội nghị, hội thảo khoa học ở các cấp độ quốc tế, khu vực
và quốc gia về bảo vệ môi trường đã được tiến hành, nhiều tổ chức, các
công ước quốc tế, nghị định thư và chương trình nghiên cứu môi trường
được xây dựng, triển khai hoạt động.
Ở Việt Nam, vấn đề bảo vệ môi trường được Đảng, Nhà nước và
các nhà khoa học đặc biệt quan tâm, nhất là kể từ khi đất nước bước vào
thời kỳ đổi mới và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cùng với sự ra
đời của Luật bảo vệ môi trường (năm 1993), hàng loạt văn bản dưới luật
liên quan đến vấn đề này được ban hành và tổ chức thực hiện trên phạm vi
cả nước. Đặc biệt, tại Hội nghị khoa học toàn quốc về môi trường được tổ
chức lần thứ nhất vào năm 1998 và nhiều hội nghị, hội thảo cấp quốc gia
khác, các nhà khoa học và lãnh đạo Sở Khoa học - Công nghệ - Môi trường
các địa phương đã phân tích khá chi tiết hiện trạng môi trường với những
biểu hiện đa dạng của nó, đề xuất những giải pháp nhằm ngăn chặn thảm
họa môi trường có thể xảy ra. Chỉ thị về "Tăng cường công tác bảo vệ môi
trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa" của Bộ Chính trị Ban
3
chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 6/1998 đã góp phần
tích cực vào việc đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường ở nước ta.
Ngoài ra, có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về môi trường
được đăng tải dưới các hình thức bài tạp chí, sách chuyên khảo Có thể kể
đến một số công trình của các tác giả sau: "Môi trường sinh thái, vấn đề và
giải pháp" của Phạm Thị Ngọc Trầm, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997;
"Mối quan hệ giữa con người và tự nhiên trong sự phát triển xã hội" của
tập thể tác giả do Hồ Sĩ Quý chủ biên, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội, 2001;
"Môi trường và ô nhiễm" của Lê Văn Khoa, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1995;
"Sinh thái và môi trường" của Nguyễn Văn Tuyên, Nxb Giáo dục, Hà Nội
1997

Các công trình trực tiếp bàn đến những vấn đề môi trường của khu
vực miền núi phía Bắc hầu như còn rất Ýt. Có thể nêu một số công trình
của các tác giả sau: "Một số vấn đề văn hóa sinh thái ở miền núi phía Bắc
nước ta hiện nay" của Trần Thị Hồng Loan, Tạp chí Triết học, số tháng 6/
2002; các báo cáo khoa học của Hoàng Hữu Bình về "Các téc người miền
núi phía Bắc Việt Nam với môi trường", của Lê Trọng Cúc về "Hiện trạng
và giải pháp phát triển vùng núi phía Bắc Việt Nam", của Vương Duy
Quang về "Quan hệ xã hội truyền thống của người H'Mông với vấn đề bảo
vệ và phát triển vùng núi cao phía Bắc Việt Nam" (Được đăng tải trong
"Tuyển tập các báo cáo khoa học tại Hội nghị môi trường toàn quốc 1998",
Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 1999).
Tuy nhiên, các vấn đề liên quan đến môi trường miền núi phía Bắc
Việt Nam được tiếp cận và giải quyết dưới góc độ kinh tế - xã hội hơn là từ
một góc độ có tính khái quát, toàn diện hơn, góc độ triết học - xã hội. Hơn
nữa, một mảng rất quan trọng của vấn đề trên là ý thức bảo vệ môi trường
4
sinh thái của đồng bào các dân téc miền núi phía Bắc hiện nay như thế nào,
có đáp ứng được yêu cầu không còn chưa được nghiên cứu đầy đủ, hệ
thống. Có thể nói, mọi hậu quả về mặt môi trường sinh thái ngày nay, xét
đến cùng, là do sự kém hiểu biết của con người gây ra. Từ đó suy ra, mọi
sự cố gắng và nỗ lực của con người nhằm giải quyết vấn đề này chỉ đạt
hiệu quả đích thực và thành công khi tất cả họ - không trừ một ai - thực sự
có ý thức tham gia bảo vệ môi trường sinh thái. Vì vậy, góp phần vào việc
giải quyết vấn đề môi trường sinh thái ở vùng núi phía Bắc từ khía cạnh
xây dựng ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho đồng bào các dân téc khu
vực này là cần thiết. Đó cũng là lý do chủ yếu để chúng tôi chọn và triển
khai đề tài này trong luận văn thạc sĩ triết học của mình.
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích:
Từ bình diện triết học xã hội, luận văn làm rõ thực trạng ý thức của

đồng bào các dân téc miền núi phía Bắc trong việc bảo vệ môi trường,
đồng thời đưa ra một số giải pháp cơ bản, có tính định hướng đối với
việc xây dựng ý thức bảo vệ môi trường cho đồng bào các dân téc ở
vùng lãnh thổ này.
- Nhiệm vụ: Với mục đích trên, luận văn phải giải quyết các nhiệm
vụ sau:
+ Một là, dùa trên quan điểm mác-xít về mối quan hệ biện chứng
giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, luận văn phân tích và làm rõ ý nghĩa,
tính tất yếu của việc xây dựng ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho nhân
dân hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
5
+ Hai là, phân tích thực trạng ý thức của đồng bào các dân téc miền
núi phía Bắc nước ta trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, chỉ ra những
nguyên nhân cơ bản dẫn đến thực trạng đó.
+ Ba là, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng ý thức
bảo vệ môi trường sinh thái cho đồng bào các dân téc miền núi phía Bắc.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài vấn đề
xây dựng thức bảo vệ môi trường trong đời sống xã hội và phát triển kinh
tế hiện nay.
- Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của luận văn là xây
dựng ý thức bảo vệ môi trường của đồng bào các dân téc vùng núi phía
Bắc.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: Luận văn được triển khai dùa trên cơ sở những
quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các văn
kiện của Đảng về vấn đề môi trường sống; đồng thời có sự kế thừa kết quả
nghiên cứu điều tra của các nhà khoa học đi trước có liên quan đến đề tài
luận văn.
- Phương pháp nghiên cứu: Để giải quyết các nhiệm vụ của luận

văn, qua đó đạt được mục đích đã đặt ra, luận văn sử dụng các phương
pháp phân tích và tổng hợp, lôgic và lịch sử, đối chiếu, so sánh trên cơ sở
phép biện chứng duy vật.
6. Đóng góp mới của luận văn
- Thông qua việc phân tích những vấn đề môi trường đặt ra, luận
văn góp phần làm rõ thêm sự yếu kém trong ý thức của đồng bào các dân
6
téc miền núi phía Bắc đối với yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái và một
số nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó.
- Luận văn góp phần xác định và luận chứng một số giải pháp cơ
bản nhằm xây dựng ý thức bảo vệ môi trường sinh thái của đồng bào dân
téc các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương 6 tiết.
7
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ Ý THỨC BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG
vµ ý thøc b¶o vÖ m«i trêng
1.1. Môi trường và vai trò của nó đối với cuộc sống của con người
1.1.1. Khái niệm về môi trường
Nhân loại hiện đã và đang phải đối mặt với hàng loạt vấn đề cấp
bách mang tính toàn cầu. Một trong số đó là vấn đề môi trường sống. Những
tình trạng đáng báo động như nạn cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm
môi trường sống, suy giảm tính đa dạng sinh học và mất cân bằng sinh thái
đang đe dọa trực tiếp sự tồn tại, phát triển của con người và xã hội loài
người. Vì vậy, nhiều tổ chức quốc tế, nhiều nguyên thủ quốc gia và các nhà
khoa học trên khắp thế giới đã lên tiếng cảnh báo về mức độ nghiêm trọng,
sự tiếp tục gia tăng theo chiều hướng xấu của những vấn đề môi trường.

Vậy, khái niệm môi trường là gì? Trước hết, cần phải khẳng định
rằng, đây là một khái niệm rộng và tương đối phức tạp. Chính vì vậy, tùy
thuộc vào cách nhìn nhận mối quan hệ của thực thể (sinh thể) với các điều
kiện xung quanh và phạm vi xem xét, nghiên cứu, khái niệm môi trường
được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau:
Thứ nhất, môi trường được hiểu là toàn bộ thế giới vật chất, với tất
cả sự đa dạng, muôn màu muôn vẻ của nó và luôn tồn tại khách quan. Môi
trường hiểu theo nghĩa như vậy thường được gọi là môi trường toàn cầu,
môi trường trái đất và những điều kiện bao quanh trái đất. Nó bao gồm khí
quyển, thủy quyển và thạch quyển (địa quyển).
8
Thứ hai, môi trường được hiểu là môi trường sống, là phần của thế
giới vật chất đã và đang tồn tại sự sống, hay còn được gọi là sinh quyển.
Môi trường sống bao gồm trong đó những điều kiện vô cơ và hữu cơ liên
quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự tồn tại, phát triển của các sinh thể.
Thứ ba, môi trường sống còn được hiểu là môi trường sống của con
người và xã hội loài người. Nó bao gồm sinh quyển và những điều kiện xã
hội. Nói cách khác, đó là môi trường tự nhiên - xã hội, hay môi trường tự
nhiên - người hóa, môi trường sinh thái nhân văn.
Trên thực tế, cho đến nay, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu,
cả trên thế giới và ngay tại Việt Nam, bàn đến các khía cạnh của vấn đề này
và đề xuất những cách định nghĩa khác nhau về khái niệm môi trường.
Năm 1981, Tổ chức giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) đã đưa ra một
định nghĩa về khái niệm này như sau: Môi trường bao gồm toàn bộ các hệ
thống tự nhiên và nhân tạo, trong đó con người sinh sống và bằng lao
động của mình đã khai thác những tài nguyên thiên nhiên hoặc nhân tạo để
thỏa mãn những nhu cầu của mình. Ở nước ta, một số tác giả, từ những góc
độ tiếp cận khác nhau, cũng đã đưa ra quan niệm của mình về vấn đề này.
Chẳng hạn, khi bàn đến khái niệm môi trường, có ý kiến cho rằng, đứng về
mặt địa sinh học thì "môi trường là tất cả các yếu tố chung quanh, bao gồm

các nhân tố vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến
cuộc sống, sự phát triển và sự sinh sản của các sinh vật". Song, tác giả của
quan điểm trên cũng nhấn mạnh rằng, đối với "môi trường của con người"
thì cần phải được hiểu theo nghĩa rộng hơn. Nó bao gồm toàn bộ hệ thống
tự nhiên và những gì do con người sáng tạo ra như các hệ sinh thái nhân
tạo, những nhóm và những hội môi trường văn hóa trong đó con người
sống và khai thác bằng lao động của mình, những nguồn lợi tự nhiên và
nhân tạo cho phép thỏa mãn những nhu cầu của con người [xem: 23, tr. 7].
9
Cũng có ý kiến cho rằng, môi trường là tất cả các yếu tố xung
quanh gồm vô sinh, hữu sinh, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến cuộc
sống con người, đến sự tồn tại phát triển của các sinh vật sống. Môi trường
bao gồm hai mặt: Môi trường tự nhiên và môi trường xã hội [xem: 46, tr.
142].
Tác giả khác, khi xác định nội dung của khái niệm môi trường, lại
nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa môi trường và cơ thể sinh vật sống trong
môi trường đó. Theo ý kiến này, hiểu theo nghĩa rộng thì môi trường bao
gồm tất cả những gì ở xung quanh một đối tượng và có mối quan hệ nhất
định với nó. Nếu đối tượng đó là một cơ thể sinh vật thì môi trường là tất
cả những gì trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển
và sự tồn tại của cơ thể đó. Ngược lại, cơ thể đó cũng luôn tác động trở lại
đến môi trường. Vì vậy, cơ thể sống và môi trường có mối quan hệ qua lại
với nhau, tạo thành một thể thống nhất [xem: 13, tr. 240-245]. Mét quan
niệm khác cho rằng: "Môi trường là một tập hợp các điều kiện vật lý và
sinh học bên ngoài mà sinh vật tồn tại trong đó. Môi trường của con người
bao gồm cả các lĩnh vực tù nhiên, xã hội, công nghệ, kinh tế chính trị, đạo
đức, văn hóa, lịch sử và mỹ học" [42, tr. 16].
Dùa vào những cách hiểu trên và từ góc độ triết học xã hội, theo
chúng tôi, có thể định nghĩa khái niệm môi trường như sau: Môi trường là
một khái niệm dùng để chỉ toàn bộ những điều kiện bao quanh một thực

thể (sinh thể) hay một nhóm thực thể nào đó, giữa những điều kiện bao
quanh và thực thể luôn tồn tại những mối quan hệ, ảnh hưởng và tác động
lẫn nhau. Đối với con người và xã hội loài người, các điều kiện bao quanh
đó không chỉ là những điều kiện tự nhiên mà còn bao gồm cả các điều kiện
xã hội. Như vậy, nói đến bảo vệ môi trường là nói đến môi trường sinh thái
nhân văn - môi trường sống của con người và xã hội loài người. Con người
10
ở đây phải được hiểu trên cả hai mặt: là một thực thể tự nhiên có những
nhu cầu sống như mọi sinh vật khác, đồng thời là một thực thể xã hội, mà
xã hội chính là một bộ phận không thể tách rời của giới tự nhiên.
Tóm lại, có thể thấy rằng, khái niệm môi trường sống của con người
và xã hội loài người rất rộng, trong đó bao hàm cả các điều kiện tự nhiên
lẫn những điều kiện xã hội. Thực tế, con người - theo đúng nghĩa của từ này -
không chỉ sống bằng những nhu cầu mang tính bản năng tự nhiên, hơn thế,
còn tồn tại, phát triển trong hàng loạt mối quan hệ xã hội đa dạng và phong
phó. Tuy nhiên, với phạm vi của một luận văn, vấn đề môi trường mà
chúng tôi đề cập đến ở đây trước hết và chủ yếu giới hạn ở khía cạnh các
điều kiện tự nhiên. Nói cách khác, với tư cách là một khái niệm công cụ,
khái niệm môi trường được sử dụng trong luận văn chủ yếu theo nghĩa là
môi trường tự nhiên.
1.1.2. Vai trò của môi trường đối với đời sống của con người và
xã hội loài người
Như chóng ta đã biết, tự nhiên, con người và xã hội là các yếu tố
thống nhất trong một chỉnh thể không tách rời. Trong hệ thống đó, khó có
thể xác định rằng yếu tố nào là quan trọng nhất. Trên thực tế, mỗi yếu tố
đều có vị trí và vai trò nhất định. Trong mối quan hệ chặt chẽ và sự tác
động qua lại giữa xã hội và tự nhiên, yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng rất to
lớn đối với sự tồn tại, phát triển của con người cũng như của xã hội loài
người. Trái lại, sự tác động của các yếu tố con người và xã hội ngày càng
đóng vai trò quan trọng, mang tính quyết định đối với sự biến đổi, chiều

hướng biến đổi (tích cực hay tiêu cực, phù hợp hay không phù hợp với quy
luật khách quan) của tự nhiên. Và do vậy, sự tác động của con người và xã
11
hội đến tự nhiên còn quyết định luôn cả sự tồn tại, phát triển của chính bản
thân mình.
Có thể hiểu một cách khái quát rằng, "tự nhiên là môi trường sống
của con người và xã hội loài người, là điều kiện đầu tiên, thường xuyên và
tất yếu của quá trình sản xuất ra của cải vật chất, là một trong những yếu tố
cơ bản nhất của tồn tại xã hội" [39, tr. 68].
Đối với con người và xã hội loài người, môi trường tự nhiên có một
giá trị vô cùng to lớn, không thể thay thế: Nó vừa là nơi tồn tại, sinh trưởng
và phát triển, vừa là nơi con người lao động và hưởng thụ những giá trị văn
hóa vật chất và tinh thần do sù lao động đó tạo nên. Theo sự phân tích,
đánh giá của UNESCO, môi trường tự nhiên - đối với con người - có ba
chức năng cơ bản:
Thứ nhất, môi trường tự nhiên là nơi cung cấp các nguồn tài nguyên
cần thiết đối với sự tồn tại, phát triển của con người và xã hội loài người.
Thứ hai, nã là nơi thu nhận các hoạt động của con người nhằm phục
vụ cho các nhu cầu về đời sống vật chất, tinh thần cho con người.
Thứ ba, môi trường tự nhiên còn là nơi đồng hóa các chất thải do
kết quả của các hoạt động đó [xem: 23, tr. 7].
Thực tế cho thấy, con người muốn tồn tại và phát triển không thể
không cần đến những điều kiện cần thiết đối với sự sống như nước, ánh
sáng, không khí, thức ăn Xã hội loài người cũng không thể phát triển nếu
không có những nguồn tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản và các nguồn
nguyên vật liệu quan trọng khác. Chỉ có tự nhiên mới có khả năng cung cấp
cho con người tất cả những điều kiện vật chất cần thiết đó. Quan hệ giữa
con người với môi trường tự nhiên, do vậy, là "quan hệ máu thịt". Môi
trường là cơ sở tự nhiên của đời sống con người, là tiền đề của nền sản xuất
12

xã hội; mặc dù không giữ vai trò quyết định song nó có ảnh hưởng quan
trọng đến sự phát triển xã hội. Trong "Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844",
khi đánh giá vị trí, vai trò của tự nhiên đối với sự phát triển của con người
và xã hội, C. Mác đã khẳng định:
Công nhân không thể sáng tạo ra cái gì nếu không có giới
tự nhiên, nếu không có thế giới hữu hình bên ngoài. Đó là vật
liệu, trong đó lao động của anh ta được thực hiện, trong đó hoạt
động lao động của anh ta triển khai, từ đó và nhờ đó, lao động
của anh ta sản xuất ra sản phẩm. Giới tự nhiên cung cấp cho lao
động tư liệu sinh hoạt theo nghĩa là không có vật để cho lao động
tác động vào thì lao động không thể sống được; mặt khác, chính
giới tự nhiên cũng cung cấp tư liệu sinh hoạt theo nghĩa hẹp hơn,
nghĩa là cung cấp tư liệu để tồn tại về thể xác cho bản thân người
công nhân [20, tr. 130].
Sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại trong
thời đại ngày nay đã mang lại cho con người những khả năng và sức mạnh
to lớn, cho phép con người có thể tạo ra những vật liệu mới, mà nguyên
liệu để sản xuất vốn không có sẵn trong tự nhiên. Tuy nhiên, xét đến cùng,
những thành phần để tạo nên những vật liệu mới đó cũng không thể lấy từ
đâu khác ngoài giới tự nhiên. Điều đó chứng minh rằng, tự nhiên luôn đóng
vai trò là tiền đề, điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và phát triển của con
người. Dẫu rằng khi xã hội loài người còn ở trong giai đoạn tiền sử, mông
muội hay đã phát triển đến trình độ văn minh, hiện đại như ngày nay (và sẽ
tiếp tục phát triển hơn nữa) thì vai trò đó của tự nhiên vẫn không thể thay
thế, không bị mất đi.
Như vậy, tự nhiên là môi trường sống không thể thay thế của con
người và xã hội loài người - đó là điều chắc chắn và không có gì phải bàn
13
cãi. Song, cần phải thấy là vai trò đó của tự nhiên có tính lịch sử cụ thể.
Nghĩa là vai trò của tự nhiên không phải là bất biến trong mỗi giai đoạn,

mỗi thời đại khác nhau của tiến trình lịch sử; trái lại, nó có thay đổi cùng
với sự vận động, phát triển của xã hội loài người, trước hết là sự phát triển
của lực lượng sản xuất. Trong giai đoạn mà lực lượng sản xuất của xã hội
còn lạc hậu, thấp kém , giàu có và phong phú và đa dạng của các nguồn
tài nguyên thiên nhiên như đất đai, khoáng sản có ảnh hưởng rất lớn,
thậm chí đóng vai trò hàng đầu đối với sự phát triển của xã hội. Song, kể từ
khi xã hội loài người bước vào nền văn minh công nghiệp và hậu công
nghiệp, trong đó khoa học, kỹ thuật và công nghệ phát triển và dần dần trở
thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì sự phát triển của xã hội bắt đầu diễn
ra theo một hướng mới, tiến bộ hơn. Nhờ có sự phát triển mạnh mẽ của
khoa học kỹ thuật và công nghệ, con người đã làm nên những điều kỳ diệu,
biến cái tưởng chõng như không thể trở thành cái có thể. Sự phát triển của
xã hội, do vậy, dường như Ýt phụ thuộc hơn vào sự giàu có hay nghèo nàn
các nguồn tài nguyên. Thực tế cho thấy, nhiều nước công nghiệp như Nhật
Bản, Hàn Quốc và mét số nước Tây Âu, mặc dù rất nghèo tài nguyên và
không có được những điều kiện tự nhiên thuận lợi khác, song, dùa vào nền
khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, họ đã đạt được tốc độ tăng trưởng
kinh tế rất cao và trở thành nhóm nước đứng đầu thế giới về nhiều tiêu chí
kinh tế - xã hội như mức độ giàu có, thu nhập bình quân đầu người. Trái
lại, có nhiều nước khác, tuy được thiên nhiên ưu đãi về nhiều mặt như
khoáng sản, khí hậu, vị trí địa lý nhưng lại vẫn chưa thoát khỏi tình
trạng nghèo nàn, lạc hậu.
Nhưng, như vậy cũng không có nghĩa là vai trò của tự nhiên đối với
cuộc sống con người và sự phát triển của xã hội loài người đang bị thu hẹp
dần. Thực ra, dù rằng xã hội có phát triển tới trình độ hiện đại đến đâu
chăng nữa, con người cũng không thể tách khỏi tự nhiên, biệt lập với tự
14
nhiên; không thể gạt tự nhiên đứng bên lề cuộc sống của mình. Trái lại, xã
hội càng phát triển, con người càng cần đến tự nhiên, càng gắn bó với nó
nhiều hơn. "Bởi lẽ, những thành phần vốn có của tự nhiên không những là

những yếu tố cần thiết đối với sự sống của con người, mà còn là những
nguồn tài lực vô cùng tận cho sự phát triển của xã hội, nếu như con người
biết khai thác và sử dụng nó một cách khôn khéo, hợp lý" [39, tr. 72].
Tự nhiên vừa là nguồn cung cấp tài nguyên, vừa là nơi thu nhận
các hoạt động của con người nhằm cải biến những tài nguyên đó thành các
giá trị vật chất và tinh thần phục vụ sự tồn tại, phát triển của con người, xã
hội. Như chúng ta đã biết, với các loài động vật khác chỉ biết lấy từ tự
nhiên những sản phẩm có sẵn như một hành vi kiếm sống mang tính bản
năng, tự nhiên. Trái lại, con người là một một sản phẩm hoàn thiện nhất
của tự nhiên, là loại động vật cao cấp, có ý thức. Con người, như quan niệm
của triết học mác-xít, vừa là một thực thể tự nhiên, vừa là một thực thể xã
hội. Con người không chỉ biết sử dụng những sản phẩm sẵn có của tự nhiên
như giai đoạn sơ khai trong lịch sử hình thành và phát triển, mà còn tác
động vào tự nhiên, cải tạo tự nhiên vì những lợi Ých của mình. Do vậy, tự
nhiên còn là môi trường diễn ra các hoạt động sống của con người, trước
hết là hoạt động lao động sản xuất, và nhờ vậy, con người duy trì được sự
tồn tại, phát triển của chính bản thân mình.
Tồn tại trong một chỉnh thể thống nhất, các yếu tố tự nhiên, con người
và xã hội luôn liên hệ chặt chẽ và tác động lẫn nhau. Hoạt động của con
người là một quá trình "trao đổi chất" thường xuyên giữa con người với tự
nhiên. Trong tác phẩm "Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844", C. Mác
viết:
Giới tự nhiên là thân thể vô cơ của con người. Con
người sống bằng giới tự nhiên. Như thế nghĩa là giới tự nhiên là
15
thân thể của con người, thân thể mà với nó con người phải ở lại
trong quá trình thường xuyên giao tiếp để tồn tại. Nói rằng đời
sống thể xác và tinh thần của con người gắn liền với giới tự
nhiên, nói như thế chẳng qua chỉ có nghĩa là giới tự nhiên gắn
liền với bản thân giới tự nhiên, vì con người là một bộ phận của

giới tự nhiên [20, tr. 135].
Thực tế cho thấy, kể từ bắt đầu lịch sử của mình và cho đến chõng
nào còn tồn tại, xã hội loài người phải:
Gắn bó với tự nhiên nhờ có các dòng vật chất, năng lượng
và thông tin, nhờ có sự kết hợp giữa lao động với thiên nhiên.
Thông qua quá trình hoạt động thực tiễn, trước hết là quá trình
lao động sản xuất ra của cải vật chất, con người đã nhận được các
dòng vật chất, năng lượng và thông tin từ môi trường tự nhiên,
biến đổi chúng cho phù hợp với nhu cầu sống của mình, với sự
tồn tại và phát triển của xã hội. Nền sản xuất xã hội là phương
thức trao đổi chất đặc thù giữa xã hội và tự nhiên, thông qua chu
trình sinh học [39, tr. 72].
Thông qua quá trình sản xuất, con người đã tác động vào tự nhiên,
khai thác và lấy đi từ tự nhiên những nguồn tài nguyên cần thiết, cải biến
chúng phục vụ nhu cầu sống của bản thân mình cũng như sự phát triển của
xã hội. Do vậy, sản xuất là một biểu hiện đặc trưng của mối liên hệ chặt
chẽ giữa tự nhiên và xã hội. Trong sự tác động đó, lao động của con người,
một mặt, là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt con người với con vật, xã
hội loài người với thế giới động vật; mặt khác, là yếu tố cơ bản nhất tạo
nên sự thống nhất, gắn kết hữu cơ giữa xã hội và tự nhiên. Nhận xét về ý
nghĩa của lao động - hành vi đầu tiên và quan trọng nhất của con người, C.
Mác nhấn mạnh rằng: "Lao động trước hết là một quá trình diễn ra giữa
16
con ngi v t nhiờn, mt quỏ trỡnh trong ú, bng hot ng ca chớnh
mỡnh, con ngi lm trung gian, iu tit v kim tra sự trao i cht gia
h v t nhiờn" [18, tr. 266].
của xã hội. Do vậy, sản xuất là một biểu hiện đặc trng của mối liên hệ
chặt chẽ giữa tự nhiên và xã hội. Trong sự tác động đó, lao động của con
ngời, một mặt, là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt con ngời với con
vật, xã hội loài ngời với thế giới động vật; mặt khác, là yếu tố cơ bản

nhất tạo nên sự thống nhất, gắn kết hữu cơ giữa xã hội và tự nhiên. Nhận
xét về ý nghĩa của lao động - hành vi đầu tiên và quan trọng nhất của
con ngời, C. Mác nhấn mạnh rằng: "Lao động trớc hết là một quá trình
diễn ra giữa con ngời và tự nhiên, một quá trình trong đó, bằng hoạt động
của chính mình, con ngời làm trung gian, điều tiết và kiểm tra sự trao
đổi chất giữa họ và tự nhiên" [18, tr. 266].
Khụng ch l ngun cung cp nng lng vt cht cho s tn ti,
phỏt trin ca con ngi v xó hi, mụi trng t nhiờn cũn l khụng gian
din ra cỏc hot ng sng quan trng khỏc ca con ngi nh ngh ngi,
cm nhn v hng th nhng giỏ tr vn húa thm m, nhng nột p cng
nh s tinh t ca to húa. Sng trong mt mụi trng t nhiờn hi hũa v
a dng, con ngi s cú mt i sng tinh thn phong phú, trong sỏng. Nú
lm cho con ngi thy cuc sng cú ý ngha v ỏng yờu hn.
Trong quỏ trỡnh trao i cht gia con ngi v t nhiờn, con ngi
khụng ch nhn t t nhiờn nhng ngun nng lng cn thit cho s tn
ti, phỏt trin ca mỡnh v xó hi m cũn thi vo t nhiờn cỏc cht thi ca
hot ng sn xut, sinh hot. Núi cỏch khỏc, mụi trng t nhiờn khụng
ch l ngun cung cp cỏc iu kin sng m cũn úng vai trũ l ni ng
húa cỏc ph thi do con ngi thi ra. Ngi ta khụng th hỡnh dung c
rng, gi s lng cht thi khng l do cỏc hot ng sn xut, sinh hot
17
của con người, từ trước tới nay, không được xử lý mà cứ tích tụ lại thì cuộc
sống của con người sẽ ra sao. May mắn thay, điều đó đã không xảy ra, Ýt
nhất là cho đến nay. Bản thân tự nhiên có cơ chế tự điều chỉnh và làm sạch
của nó. Chính là nhờ chức năng quan trọng này của môi trường tự nhiên mà
con người và xã hội loài người đã không phải sống ngập chìm bên cạnh
hàng loạt chất thải bá.
Cũng cần phải thấy rằng, tác động của con người, xã hội đối với tự
nhiên càng mạnh thì sự phụ thuộc của nó vào tự nhiên càng lớn. Đây là vấn
đề có tính quy luật của sự tác động qua lại giữa tự nhiên và xã hội. Thực tế

cho thấy, từ chỗ nhận thức chưa đúng về vai trò của tự nhiên, coi tự nhiên
là kho của cải vô tận có thể mặc sức sử dụng, con người đã tác động mạnh
mẽ vào tự nhiên thông qua hoạt động sản xuất và để lại những hậu quả to
lớn nhiều khi không thể lường trước mức độ cũng như tính chất nghiêm
trọng của nó. Trong quá trình sản xuất, tiêu dùng , hoạt động của con
người không được kiểm soát chặt chẽ, điều chỉnh phù hợp với quy luật khách
quan. Do vậy, sự gia tăng các hoạt động của con người đã tạo nên một sức
Ðp vô cùng lớn đối với tự nhiên, vượt khỏi khả năng chịu đựng của nó.
Điều này thể hiện ở chỗ, với trình độ phát triển như hiện nay, nền sản xuất
xã hội có thể sử dụng hầu hết toàn bộ các nguồn vật chất vốn có của sinh
quyển, biến chúng thành nguyên liệu sản xuất và các dạng sản phẩm tiêu
dùng trong xã hội. Không một dạng vật chất nào mà nhận thức của con
người biết tới lại không được khai thác, huy động. Mặt khác, xét từ góc độ
sinh thái học, hiệu quả mà nền sản xuất xã hội - dù đạt được trình độ phát
triển cao như hiện nay, mang lại vẫn rất thấp. Trên thực tế, nền sản xuất xã
hội đã sử dụng một cách hết sức lãng phí những nguồn tài nguyên thiên
nhiên, kể cả những nguồn tài nguyên có thể và không thể tái tạo được. Đồng
thời, nền sản xuất xã hội lại đổ vào tự nhiên một lượng phế thải quá lớn, hơn
nữa, còn độc hại và nguy hiểm. Sự phát triển của hoạt động sản xuất, và do
18
đó, của hoạt động tiêu dùng trong xã hội, một mặt, đã khiến cho nhiều loại tài
nguyên quý giá - vốn được tạo hóa tích lũy từ hàng triệu năm, đứng trước
nguy cơ cạn kiệt, khan hiếm; mặt khác, gây ra tình trạng ô nhiễm, mất cân
bằng sinh thái.
Như vậy, có thể nói rằng, sự mở rộng, đẩy mạnh các hoạt động sản
xuất của con người cả về quy mô, cường độ dùa trên sự phát triển ngày
càng cao của lực lượng sản xuất xã hội đã mang lại cho xã hội những lợi
Ých vật chất to lớn, như lượng tài nguyên khai thác được ngày càng nhiều,
nền kinh tế tăng trưởng ngày càng nhanh và với tốc độ cao. Đó là những kỳ
tích không thể phủ nhận trong tiến trình chinh phục, cải biến tự nhiên vì lợi

Ých vật chất của con người. Nhưng, cũng không phải là quá cực đoan khi
cho rằng, bắt đầu từ chỗ tạo ra những cái được gọi là kỳ tích Êy, con người
và xã hội loài người đồng thời phải đối mặt với sự tiềm tàng của những
hiểm họa, nguy cơ và thách thức nghiệt ngã, nếu không nói là bi kịch, của
sự phát triển theo kiểu "tước đoạt", "bóc lột" tự nhiên.
Tóm lại, môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc sống
của con người, với sự phát triển bền vững của các cộng đồng, các quốc gia.
Đáng tiếc là, không phải bao giê và ở đâu con người cũng ý thức một cách
đúng đắn và đầy đủ vai trò không thể thay thế của tự nhiên. Quan niệm mới
về sự phát triển, trong đó nguyên tắc chủ đạo là sự đồng tiến hóa giữa con
người và tự nhiên, đòi hỏi trong quá trình mưu cầu hạnh phóc của mình,
con người không chỉ khai thác tự nhiên mà nhiệm vụ không kém phần quan
trọng, thậm chí có ý nghĩa quyết định sự sống còn, là cần phải biết giữ gìn,
bảo vệ môi trường tự nhiên; tạo lập môi trường nhân tạo phù hợp với quy
luật khách quan của sự phát triển xã hội và tự nhiên, phù hợp với nhu cầu
của cuộc sống con người; xây dựng mối quan hệ hài hòa giữa tự nhiên và
xã hội vì lợi Ých chung, lâu dài của xã hội loài người. Để biến quan niệm
19
mới về sự phát triển trở thành hiện thực, trước hết con người cần phải có ý
thức bảo vệ môi trường sinh thái.
1.2. Ý thức bảo vệ môi trường và ý nghĩa của việc xây dựng ý
thức bảo vệ môi trường
1.2.1. Ý thức xã hội và ý thức bảo vệ môi trường
ĐÓ có sự nhận thức đúng đắn về ý thức bảo vệ môi trường, trước
hết, cần phải trở lại với những quan niệm của triết học mác-xít về các khái
niệm cơ bản như ý thức, ý thức xã hội.
Theo quan niệm của triết học mác-xít, ý thức là sản phẩm đặc biệt
của sự tác động qua lại giữa hai hệ thống vật chất: con người và thế giới
hiện thực khách quan. Ý thức chỉ có thể là ý thức của con người, được hình
thành và phát triển thông qua lao động và ngôn ngữ. Nói cách khác, nguồn

gốc trực tiếp quyết định sự ra đời và phát triển của ý thức chính là thực tiễn
xã hội. C. Mác và Ph. Ăngghen đã khẳng định rằng, "ý thức không bao giê
có thể là cái gì khác hơn là tồn tại được ý thức và tồn tại của con người là
quá trình sinh sống hiện thực của con người" [19, tr. 37]. Ý thức chính là sự
phản ánh tự giác hiện thực khách quan, hay nói như Lênin, ý thức là hình
ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
Vận dụng những nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng vào
nghiên cứu lĩnh vực đời sống xã hội, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác
đã chỉ ra rằng, ý thức xã hội là mặt tinh thần của đời sống xã hội, ý thức xã
hội bao gồm những quan điểm, tư tưởng, tình cảm, truyền thống nảy sinh
từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển
nhất định. Giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội có mối quan hệ biện chứng,
tác động qua lại lẫn nhau. Trong đó, tồn tại xã hội đóng vai trò là cái thứ
nhất, quyết định ý thức xã hội. Nghĩa là, khi tồn tại xã hội thay đổi, sớm
hay muộn, ý thức xã hội cũng thay đổi theo. Về vấn đề này, trong Lời tựa
20
cun "Gúp phn phờ phỏn khoa kinh t chớnh tr", C. Mỏc vit: "Phng thc
sn xut i sng vt cht quyt nh cỏc quỏ trỡnh sinh hot xó hi, chớnh
tr v tinh thn núi chung. Khụng phi ý thc ca con ngi quyt nh tn
ti ca h; trỏi li, tn ti xó hi ca h quyt nh ý thc ca h" [16, tr. 15].
í ngha c bit quan trng rút ra t lun im khoa hc trờn õy ca C.
Mỏc l ch, ngi ta ch cú th truy tỡm v gii thớch ỳng n c
ngun gc hay nguyờn nhõn ca ý thc xó hi t trong chớnh
C. Mác là ở chỗ, ngời ta chỉ có thể truy tìm và giải thích đúng đắn đợc
nguồn gốc hay nguyên nhân của ý thức xã hội từ trong chính nhng iu
kin sinh hot vt cht ó sn sinh ra nó.
Khi khng nh vai trũ quyt nh ca tn ti xó hi i vi ý thc
xó hi, trit hc Mỏc cng nhn mnh rng, ý thc xó hi khụng ph thuc
vo tn ti xó hi mt cỏch th ng m cú tớnh c lp tng i ca nú.
iu ny c biu hin qua cỏc khớa cnh sau:

Mt l, ý thc xó hi cú th "vt trc" s phỏt trin ca tn ti xó
hi. S phn ỏnh vt trc ny s mang ý ngha tớch cc, sỏng to nu
phn ỏnh c cỏi lụgớc khỏch quan ca tn ti xó hi; ngc li, s l o
tng, duy ý chớ khi s phn ỏnh ú ch l cm nhn ch quan, khụng dựa
trờn c s lụgớc ca hin thc.
Hai l, ý thc xó hi thng lc hu hn so vi tn ti xó hi. S
lc hu ca ý thc xó hi hoc l do ý thc xó hi khụng phn ỏnh kp s
phỏt trin ca tn ti xó hi, hoc l do sc ca tõm lý xó hi (thói quen,
phong tc, tp quỏn, li sng ).
Ba l, ý thc xó hi cú tớnh k tha.
Bn l, gia cỏc hỡnh thỏi ý thc cú s tng tỏc v nh hng
ln nhau.
21
Năm là, ý thức xã hội có sự tác động trở lại đối với tồn tại xã hội
thông qua ý thức cá nhân của con người.
Dùa trên cơ sở mối quan hệ giữa con người với xã hội và giữa con
người với tự nhiên, triết học mác-xít đã phân loại ý thức xã hội thành các
hình thái khác nhau. Cụ thể, đó là các hình thái: chính trị, pháp quyền, triết
học, đạo đức, ý thức thẩm mỹ, ý thức tôn giáo và khoa học. Mét vấn đề đặt
ra ở đây là, ý thức bảo vệ môi trường (hay ý thức sinh thái) là gì, nó có phải
là một hình thái của ý thức xã hội không và biểu hiện của nó như thế nào
trong thực tiễn đời sống xã hội?
Hiện nay, trong các công trình nghiên cứu khoa học, các văn bản
liên quan đến môi trường, chúng ta thường gặp các thuật ngữ như ý thức
sinh thái, ý thức bảo vệ môi trường Theo chúng tôi, các thuật ngữ, khái
niệm này là ngang bằng, tương đương nhau về mặt nội dung. Có thể hiểu ý
thức bảo vệ môi trường (hay ý thức sinh thái) là sự nhận thức một cách tự
giác của con người về tự nhiên và thái độ, trách nhiệm của con người đối
với môi trường sinh thái được hình thành trên cơ sở những tri thức, sự hiểu
biết của con người về tự nhiên và vị trí, vai trò của con người trong mối

quan hệ với tự nhiên
Cần phải thừa nhận rằng rằng, cho đến nay, việc xác định ý thức
bảo vệ môi trường (hay ý thức sinh thái) có phải là một hình thái ý thức xã
hội hay không vẫn đang là một vấn đề rất phức tạp. Trong hệ thống các
hình thái của ý thức xã hội mà triết học Mác - Lênin đưa ra không có ý thức
sinh thái. Song, có lẽ cũng không nên vì thế mà cho rằng nó không phải là
một dạng thức, một hình thái của ý thức xã hội. Bởi vì, một mặt, những vấn
đề môi trường chỉ mới nảy sinh trong khoảng giữa thế kỷ XX; mặt khác,
triết học Mác - Lênin, như các nhà kinh điển khẳng định, luôn luôn là một
hệ thống mở, đòi hỏi phải được thường xuyên bổ sung và phát triển.
22
Trở lại vấn đề trên, chúng tôi tán thành với quan điểm của một số
tác giả khi cho rằng, xét về mặt nội dung, ý thức sinh thái chính là sự phản
ánh của tồn tại sinh thái, tức là sự phản ánh mối quan hệ giữa con người
với tự nhiên ở một giai đoạn lịch sử nhất định, song, do mối quan hệ giữa
con người với tự nhiên là một lĩnh vực rộng, bao trùm lên nhiều phương
diện, khía cạnh khác của đời sống xã hội, nên ý thức sinh thái không phải là
một hình thái ý thức xã hội ngang bằng với các hình thái ý thức xã hội khác
như chính trị, đạo đức, khoa học , mà là mét hình thái đặc biệt của ý thức
xã hội, bao quát các hình thái ý thức xã hội khác [43, tr. 20]. Ý thức sinh
thái là một bộ phận của ý thức xã hội, vì về bản chất, chúng đều có chung
đối tượng phản ánh là tồn tại xã hội và về hình thức phản ánh, ý thức sinh
thái cũng bao gồm cả tư tưởng, tri thức, tình cảm của con người khi phản
ánh hiện thực sinh thái.
Trong đời sống xã hội, ý thức bảo vệ môi trường biểu hiện trên
những khía cạnh cơ bản sau:
Một là, khía cạnh chính trị. Như chúng ta đã biết, môi trường sống
là ngôi nhà chung của con người, xã hội loài người. Những vấn đề môi
trường hiện nay - dù là lớn hay nhỏ, dù xảy ra ở nơi này hay nơi khác, đã
và đang tác động một cách trực tiếp hay gián tiếp đến mỗi người, mỗi cộng

đồng và quốc gia, dân téc. Vì thế, nó là một vấn đề mang tính chất toàn cầu
và bảo vệ môi trường trở thành mối quan tâm chung của tất cả mọi người,
của các tổ chức xã hội và các quốc gia trên thế giới. Thực tế cho thấy, nếu
những vấn đề môi trường sinh thái tiếp tục gia tăng cả về phạm vi, quy mô
và tính chất nghiêm trọng mà không được ngăn chặn, khắc phục kịp thời
sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống con người, đến sự tồn tại và
phát triển của cả cộng đồng, quốc gia. Do đó, nhiệm vụ bảo vệ môi trường
23
sinh thái trở thành mục tiêu và định hướng cho hoạt động chính trị của toàn
nhân loại, không loại trừ một quốc gia nào.
Khía cạnh chính trị của ý thức bảo vệ môi trường sinh thái không
chỉ tác động mạnh mẽ đến đời sống kinh tế, xã hội mà nó liên quan trực
tiếp đến sự hình thành, phát triển của chính bản thân ý thức bảo vệ môi
trường. Quan niệm mới về sự phát triển bền vững, trong đó nguyên tắc cơ
bản là sự đồng tiến hóa giữa con người và tự nhiên, đòi hỏi con người phải
chú ý, quan tâm nhiều hơn đến khía cạnh chính trị của ý thức sinh thái. Bởi
lẽ, đó là một trong những cơ sở quan trọng tham gia vào sự điều chỉnh hoạt
động của con người theo hướng tích cực, tự giác vì mục tiêu bảo vệ, gìn
giữ và "chung sống thân thiện" với môi trường sinh thái.
Hai là, khía cạnh pháp luật trong ý thức bảo vệ môi trường sinh
thái. Trong bối cảnh môi trường sống của con người đã và đang đứng trước
nguy cơ bị khủng hoảng, mất cân bằng sinh thái , cần thiết phải có những
quy định thống nhất, chặt chẽ nhằm điều chỉnh hành vi của con người trong
quá trình tác động vào môi trường tự nhiên. Trên bình diện quốc tế, những
quy định chung đó là các công ước giữa các nước về môi trường (ví dụ như
Công ước chung về thay đổi khí hậu của Liên hợp quốc, Công ước về đa dạng
sinh học ); ở cấp độ quốc gia là các văn bản pháp luật (Luật bảo vệ môi
trường năm 1993, Luật tài nguyên nước (1998), Luật khoáng sản năm
1996 ).
Pháp luật có vai trò hết sức quan trọng đối với việc bảo vệ môi trường,

là cơ sở, công cụ pháp lý để nhà nước quản lý và điều tiết các hoạt động
bảo vệ môi trường vì lợi Ých chung của các cộng đồng dân cư, của toàn xã
hội. Bằng pháp luật, với những quy định được thể hiện dưới hình thức văn
bản và có hiệu lực khác nhau, nhà nước điều chỉnh việc bảo vệ môi trường,
đáp ứng yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quyền
24
được sống trong môi trường trong sạch của mỗi người, mỗi cộng đồng và
toàn dân téc. Ở đây, ý thức pháp luật của công dân về bảo vệ môi trường có
tầm quan trọng đặc biệt, nó thể hiện sự nhận thức của mỗi người và thái độ
của họ đối với các quy định chung của pháp luật.
Ba là, khía cạnh đạo đức của ý thức bảo vệ môi trường. Ý thức bảo
vệ môi trường không chỉ biểu hiện trên các phương diện chính trị, pháp
luật, mà còn thông qua mặt đạo đức (đạo đức sinh thái) của đời sống xã
hội. Đạo đức sinh thái được hình thành trực tiếp từ mối quan hệ giữa con
người với tự nhiên, là một dạng đặc thù của đạo đức xã hội. Đạo đức sinh
thái là một hệ thống các nguyên tắc, chuẩn mực quy định và điều chỉnh
hành vi ứng xử của con người đối với tự nhiên. Trong lịch sử, nhiều quan
điểm đạo đức khác nhau đã xuất hiện và dẫn đến sự tồn tại của các quan
điểm đạo đức sinh thái khác nhau. Quan niệm đạo đức duy sinh thái ở
phương Tây cho rằng cần phải tôn trọng toàn bộ sự sống và những yếu tố
bảo đảm cho sự sống, hay toàn bộ cộng đồng sinh vật cùng với những điều
kiện vật chất cần thiết cho sự tồn tại, phát triển của nó. Theo quan niệm của
trường phái này, hành động của con người là tốt nếu nó bảo vệ sự ổn định,
toàn vẹn và vẻ đẹp của cộng đồng sinh vật; ngược lại, hành động của con
người là xấu nếu nó phá vỡ trạng thái cân bằng, thống nhất vốn có của tự
nhiên [xem: 4, tr. 64]. Quan niệm đạo đức sinh thái truyền thống ở phương
Đông lại dùa trên quan niệm "Thiên - Địa - Nhân nhất thể". Giá trị lớn nhất
đồng thời cũng là sự thể hiện có tính phổ biến nhất của đạo đức sinh thái
truyền thống là cái thiện. Đó cũng là cơ sở của triết lý sống hài hòa với
thiên nhiên, theo cách "nương nhờ", "thuận" theo thiên nhiên.

Dùa trên sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội, của khoa học
kỹ thuật và công nghệ và đặc biệt là sức mạnh của con người, xã hội hiện
đại đã phát triển về mọi phương diện, với tốc độ nhanh chóng chưa từng
thấy trong lịch sử. Tuy nhiên, đó cũng là lúc mà hoạt động của con người
25

×