Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

NGHIÊN CỨU NHỮNG NỘI DUNG ĐỔI MỚI VỀ KINH TẾ ĐẤT THỂ HIỆN TRONG LUẬT ĐẤT ĐAI 2003

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.84 KB, 21 trang )

Website:

Email :

Tel : 0918.775.368
NGHIÊN CỨU NHỮNG NỘI DUNG ĐỔI MỚI VỀ KINH TẾ ĐẤT
THỂ HIỆN TRONG LUẬT ĐẤT ĐAI 2003
MỞ ĐẦU
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá đối với mỗi quốc gia, là điều
kiện tồn tại và phát triển của con người và các sinh vật khác trên trái đất.
Khi nói về vai trò và ý nghĩa của đất đai đối với nền sản xuất xã hội,
Các Mác đã khẳng định “ Lao động không phải là nguồn duy nhất sinh ra
của cải vật chất và giá trị tiêu thụ – như William petti đã nói – lao động là
cha, còn đất là mẹ của của cải vật chất”.
Đất đai là điều kiện vật chất cần thiết cho sự tồn tại của bất kỳ ngành
sản xuất nào. Tuy nhiên đối với từng ngành trong nền kinh tế quốc dân, đất
đai có vai trò rất khác nhau.
Trong các ngành công nghiệp chế tạo, chế biến, đất chỉ đóng vai trò
thụ động là cơ sở không gian, là nền tảng, là vị trí để thực hiện quá trình
sản xuất. Ở đây, quá trình sản xuất và hình thành sản phẩm không phụ
thuộc vào tính chất và độ màu mỡ của đất.
Trong ngành công nghiệp khai khoáng, ngoài vai trò cơ sở không
gian, đất còn là vai trò cung cấp các nguyên liệu quý giá cho con người.
Trong nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt.
Đất không chỉ là cơ sở không gian, không chỉ là điều kiện vất chất cần thiết
mà đất còn là yếu tố tích cực của sản xuất. Hoạt động sản xuất trong nông
nghiệp, đặc biệt trong ngành trồng trọt là quá trình tác động của con người
vào ruộng đất (như cày, bừa, bón phân…) nhằm biến ruộng đất kém màu
mỡ thành ruộng đất màu mỡ hơn. Trong quá trình này ruộng đất đóng vai
trò như đối tượng lao động. Mặt khác, con người sử dụng đất như một công
cụ để tác động lên cây trồng sinh trưởng và phát triển. Trong quá trính đó


đất đóng vai trò như là tư liệu lao động.
Những nội dung đổi mới về kinh tế đất trong Luật đất đai 2003 đã
đáp ứng kịp thời sự phát triển của nền kinh tế thị trường, bước đầu thu
được hiệu quả cho lợi ích quốc gia và nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, khi
áp dụng vào thực tiễn cuộc sống Luật Đất đai nói chung và những nội dung
về kinh tế đất nói riêng đã bộc lộ những hạn chế. Vì thế, việc hoàn thiện
Luật Đất đai cũng như những nội dung về kinh tế đất trở lên rất cấp thiết và
có ý nghĩa thực tiễn. Vì thế cho nên em đã chọn đề tài nghiên cứu :
“Nghiên cứu những nội dung đổi mới về kinh tế đất thể hiện trong luật
đất đai 2003 ”.
Mục tiêu nghiên cứu:
+ Tìm hiểu những nội dung đổi mới về kinh tế đất thể hiện trong luật
đất đai 2003.
+ Nhận xét đánh giá sơ bộ.
+ Kiến nghị
Nội dung nghiên cứu:
Nghiên cứu những nội dung đổi mới về kinh tế đất được đề cập trong
luật đất đai 2003.
Phương pháp nghiên cứu:
+ Tham khảo các tài liệu: Trần Văn Tuấn - cơ sở khoa học về kinh tế
đất,
Phạm Xuân Hoàng- Bình luận khoa học về quyền sử dụng đất trong
thị trường bất động sản Việt Nam theo quy định của luật đất đai năm 2003.
(Công trình dự thi giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học 2004).
Luật đất đai 2003.
+Phương pháp tổng hợp phân tích.
+Thu thập số liệu, phân tích thống kê.
2
Kết quả nghiên cứu:
+ Đã đánh giá được vai trò của nội dung kinh tế đất áp dụng trong

thực tiễn.
+ Đưa ra được những kiến nghị để hoàn thiện nhưng nội dung kinh
tế đất.
Với mục tiêu tìm hiểu những nội dung đổi mới về kinh tế đất thể
hiện trong luật đất đai 2003 từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá sơ bộ những
vấn đề phù hợp và chưa phù hợp với thực tiễn dựa trên cơ sở đó đưa ra
những kiến nghị sao cho phù hợp với thực tiễn hơn. Để đạt được mục tiêu
này tác giả đã dựa vào một số nguồn tài liệu sau : cơ sở khoa học về kinh tế
đất, luật đất đai 2003, và một số nguồn tài liệu khác..
Kết qủa nghiên cứu đã đạt được là đánh giá được vai trò của nội
dung kinh tế đất áp dụng trong thực tiễn và đưa ra được một số đề xuất
hoàn thiện những nội dung về kinh tế đất của luật đất đai 2003.
Phần nội dung của đề tài được chia làm 2 chương như sau:
+ Chương1: Cơ sở lý luận về kinh tế đất.
+ Chương2: Các nội dung kinh tế chủ yếu thể hiện trong luật đất đai
2003, (nhận xét, kiến nghị).
+ Phần kết luận.
3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ ĐẤT
1.1Đất đai là nguồn vốn nguồn nội lực của đất nước.
Trong tất cảc các nền kinh tế đất đai là một trong 3 nguồn lực đầu
vào (lao động, tài chính, đất đai) và đầu ra là sản phẩm hàng hoá ( bao gồm
cả hàng hoá dịch vụ). Ba nguồn lực đầu vào này phối hợp với nhau, tương
tác lẫn nhau để tạo nên một cơ cấu hợp lý, quyết định tính hiệu quả trong
phát triển kinh tế.
Đối với nền kinh tế thị trường, tích luỹ tài sản cố định là tích luỹ chủ
yếu, trong đó đất đai chiếm một tỉ trọng lớn. Tài sản bất động sản (trong đó
có đất đai là yếu tố cơ bản) với tư cách là hàng hoá lưu thông trên thị
trường đã trực tiếp trở thành tố quan trọng của GDP ( tổng sản phẩm quốc
nội).

Đất đai với vai trò là bất động sản, là tài sản cố định có thể tham gia
vào thị trường tài trính, đặc điểm này cho phép các tổ chức kinh tế, hộ gia
đình, cá nhân có quyền sở hữu đất đai ( quyền sử dụng trong điều kiện ở
nước ta) có thể huy động được nguồn vốn lớn để đầu tư phát triển sản xuất
và cho các nhu cầu đa dạng của mình.
1.2 Các vấn đề về kinh tế đất trong gia đoạn công nghiệp hoá
hiện đại hoá hiện nay.
1.2.1 Khái niện kinh tế đất.
Theo nghĩa rộng: kinh tế đất là khoa học nghiên cứu các vấn đề kinh
tế trong sở hữu, sử dụng đất đai.
Theo nghĩa hẹp kinh tế đất (trong thị trường bất động sản) là hệ
thống các biện pháp tài chính về đất đai nhằm giải quyết các mối quan hệ
kinh tế liên quan đến đất đai và tăng hiệu quả sử dụng đất phục vụ tro các
mục đích phát triển kinh tế - xã hội , bao gồm : giá đất, tiền thuê đất, thuế
đất, bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất…
4
1.2.2 Đặc điểm kinh tế đất ở Việt Nam
Đất đai khi tham gia thị trường là hàng hoá đặc biệt.
Tính đặc biệt của hàng hoá đất đai là cố định về vị trí, có hạn về diện
tích, không gian nhưng lại vô hạn về thời gian sử dụng. Đất đai luôn bị các
điều kiện tự nhiên (thời tiết, khí hậu, sự vận động lý - hoá tính của đất,…)
tác động chi phối trong quá trình tồn tại, sử dụng.
Quyền sử dụng đất là hàng hóa
Ở nước ta hiện nay theo pháp luật thì toàn bộ đất đai đều thuộc sở
hữu toàn dân mà nhà nước lại là đại diện chủ sở hữu. Như vậy về mặt luật
pháp, trong thị trường bất động sản không có việc mua bán quyền sở hữu
đất đai mà chì là mua bán quyền sử dụng đất, tức là chuyển nhượng quyền
sử dụng đất đai. Vì vậy thị trường đất đai ở nước ta là thị trường quyền sử
dụnh đất. Đảng ta đã khẳng định “…phát triển thị trường bất động sản,
trong đó có thị trường quyền sử dụng đất, tạo điều kiện thuận lợi để chuyển

quyền sử dụng đất; mở rộng cơ hội cho các công dân và doanh nghiệp
thuộc các thành phần kinh tế được dễ dàng có đất để sử dụng đất lâu dài
cho sản xuất kinh doanh. Tính đủ giá trị của đất, sử dụng có hiệu quả quỹ
đấ của các doanh nghiệp nhà nước và lực lượng vũ trang, ngăn chặn sử
dụng đất lãng phí, hiệu quả…”
Quan hệ kinh tế đất đai vận hành theo cơ chế thị trường .
5
CHƯƠNGII .
CÁC NỘI DUNG KINH TẾ ĐẤT CHỦ YẾU THỂ HIỆN
TRONG LUẬT ĐẤT ĐAI 2003
2.1 Nội dung giao đất, cho thuê đất.
*Thẩm quyền giao đất, cho thuờ đất
Luật đất đai năm 2003 quy định về thẩm quyền giao đất, cho thuê đất theo
hướng tiếp tục phân cấp cho địa phương và thực hiện cải cách hành chính trong
lĩnh vực đất đai. Mọi việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử
dụng đất đều được phân cấp cho chính quyền địa phương nhằm giảm bớt những
công việc có tính chất sự vụ của Chính phủ, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho
địa phương trong việc thu hút các dự án đầu tư, nâng cao trách nhiệm của địa
phương trong việc quản lý, sử dụng đất đai. Về thẩm quyền cụ thể được quy định
như sau:
- UỶ Ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định giao
đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức; giao đất
đối với cơ sở tôn giáo; giao đất, cho thuê đất đối với người Việt Nam định cư ở
nước ngoài; cho thuê đất đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài.
- Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định giao
đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá
nhân; giao đất đối với cộng đồng dân cư.
- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn cho thuê đất thuộc quỹ đất nông
nghiệp sử dụng đất vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.
A. GIAO ĐẤT

- Luật Đất đai 2003 phân rõ 2 trường hợp: giao đất có thu tiền và không thu
tiền sử dụng đất.
- Giao đất không thu tiền sử dụng đất
6
Các trường hợp sau đây được nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất :
1. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp lao động nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng
thủy sản, làm muối được giao đất nông nghiệp, lâm nghiệp trong hạn mức quy
định tại điều 70 của luật này;
2. Tổ chức sử dụng đất vào mục đích nghiên cứu, thí nghiệm thực nghiệm về nông
nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối;
3. Đơn vị vũ trang nhân dân được nhà nước giao đất để sản xuất nông nghiệp, lâm
nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối hoặc sản xuất kết hợp với nhiệm vụ quốc
phòng, an ninh;
4. Tổ chức sử dụng đất để xây dựng đất để xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư
theo các dự án của nhà nước;
5. Hợp tác xã nông nghiệp sử dụng đất làm mặt bằng xây dựng trụ sở hợp tác xã,
sân phơi, nhà kho ; Xây dựng các cơ sở dịch vụ trực tiếp phục vụ sàn xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sàn, làm muối;
6. Người sử dụng đất rừng phòng hộ; đất rừng đặc dụng; đất xây dựng trụ sở cơ
quan xây dựng công trình sự nghiệp quy định tại điều 88 của luật này; đất sử dụng
vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất giao thông, thuỷ lợi; đất xây dựng các công
trình văn hoá, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao và các lợi ích công cộng
và các công trình công cộng khác không nhằm mục đích kinh doanh; đất làm nghĩa
trang nghĩa địa;
7. Cộng đồng dân sử dụng đất nông nghiệp; cơ sở tôn giáo sử dụng đất phi nông
nghiệp quy định tại điều 99 của luật này.
- Giao đất có thu tiền sử dụng đất
Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng trong các trường hợp sau đây:
1. Hộ gia đình, cá nhân được giao đất ở;
2. Tổ chức kinh tế được giao đất sử dụng vào mục đích xây dựng nhà ở để bán

hoặc cho thuê;
3.Tổ chức kinh tế được giao đất sử dụng vào mục đích đầu tư xây dựng kết cấu hạ
7
tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê;
4.Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân được giao đất làm mặt bằng xây dựng cơ
sở sản xuất, kinh doanh;
5.Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, sử dụng đất để xây dựng công trình công
cộng có mục đích kinh doanh;
6.Tổ chức kinh tế được giao đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng
thuỷ sản, làm muối ;
7.người Việt Nam định cư ở nước ngoài được giao đất để thực hiện các dự án đầu
tư.
b. Cho thuª ®Êt
Nhà nước cho thuê đất là việc nhà nước trao quyền sử dụng đất bằng hợp
đồng cho các đối tượng có nhu câu sử dụng đất.
Đây là một nội dung rất hay của luật đất đai vì nó làm tăng hiệu quả khi sử
dụng đất đai và làm cho đất không bị manh mún.
- Nhà nước cho thuê đất trong các trường hợp sau đây:
+ Hộ gia đình, cá nhân thuê đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi
trồng thuỷ sản, làm muối;
+ Hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu tiếp tục sử dụng diện tích đất nông
nghiệp vượt hạn mức đước giao trước ngày 01 thang 01năm 1999 mà thời hạn sử
dụng đất đẵ hết theo quy định tại khoản 2 Điều 67 của luật này ;
+ Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức giao đất từ
ngày 01 tháng 01 năm 1999 đến trước ngày luật này co hiệu lực thi hành, trừ diện
tích đất do nhận quyền sử dụng đất;
+ Hộ gia đình, cá nhân thuê đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất,
kinh doanh, hoạt động khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;
+ Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất để xây dựng công trình công cộng có
mục đích kinh doanh;

+ Tổ chức kinh tế, người Việt Nam đinh cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân
8

×