Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm phân loại các chi thuộc tông gardenieae họ cà phê (rubiaceae) trong một số hệ sinh thái ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.66 MB, 80 trang )

1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
ĐẠI HỌC SƢ PHẠM


NGUYỄN VŨ BÃO




Nghiên cứu một số đặc điểm phân loại các chi
thuộc tông Gardenieae họ Cà phê (Rubiaceae)
trong một số hệ sinh thái ở Việt Nam


Chuyên ngành: Sinh thái học











2014
2


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có hệ thực vật phong phú,
đa dạng và độc đáo. Dƣới tác động của tự nhiên và của con ngƣời làm cho hệ
thực vật luôn luôn biến đổi. Chính vì vậy, cho đến nay, phân loại học thực vật
đƣợc coi là một trong những ngành khoa học quan trọng trong sinh học. Những
kết quả đáng tin cậy của phân loại thực vật đã đóng góp vào sự thành công cho
nhiều ngành khoa học khác nhƣ sinh thái học, y học, dƣợc học, nông học,…
Các kết quả nghiên cứu của phân loại học thực vật còn là cơ sở cho việc đánh
giá nguồn tài nguyên thực vật, phục vụ cho công tác quản lí, khai thác và bảo
vệ nguồn tài nguyên sinh vật nói chung và thực vật nói riêng.
Họ Cà phê (Rubiaceae) với khoảng 13.000 loài (Goevarts et al. 2006),
đƣợc phân bố trong 620 chi, hơn 40 tông. Chúng đƣợc tìm thấy ở tất cả các lục
địa, kể cả nam cực, với một vài loài của chi Coprosma, Galium, và
Sherardia (Goevarts et all. 2006) nhƣng phần lớn phân bố ở vùng nhiệt đới và
cận nhiệt đới.
Ở Việt Nam, theo các tài liệu đã công bố mới nhất về họ Cà phê
(Rubiaceae) cho thấy, họ này có khoảng trên 90 chi và khoảng 430 loài, phân bố
rộng khắp cả nƣớc (Nguyễn Tiến Bân, 1997). Tuy nhiên các kết quả này chƣa
phản ánh hết tính đa dạng, cũng nhƣ phân bố của họ này ở Việt Nam, cần có
những nghiên cứu cụ thể và chi tiết hơn nữa. Để góp phần hiểu biết sâu sắc hơn
về họ này và cung cấp các căn cứ khoa học cho công trình phân loại thực vật và
biên soạn thực vật chí họ Cà phê ở Việt Nam sau này, tôi chọn đề tài: “Nghiên
cứu một số đặc điểm phân loại các chi thuộc tông Gardenieae họ Cà phê
(Rubiaceae) trong một số hệ sinh thái ở Việt Nam”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
1. Tập hợp các tƣ liệu khoa học làm cơ sở cho việc nghiên cứu phân loại
họ Cà phê ở Việt Nam.
3


2. Khóa định các chi thuộc tông Gardenieae họ Cà phê trong một số hệ
sinh thái ở Việt Nam.
3. Tìm hiểu đặc điểm dạng sống, hình thái và phân loại của các chi thuộc
tông Gardenieae họ Cà phê trong một số hệ sinh thái ở Việt Nam.
4. Mô tả sơ bộ về sinh học, sinh thái, phân bố và giá trị sử dụng của các
chi thuộc tông Gardenieae họ Cà phê trong một số hệ sinh thái ở
Việt Nam.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
* Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu này sẽ góp phần bổ sung và
hoàn chỉnh vốn tài liệu về phân loại họ Cà phê (Rubiaceae) nói chung và tông
Dành dành (Gardenieae) nói riêng, phục vụ cho các nghiên cứu sâu hơn trên các
mặt khác nhau của họ này.
* Ý nghĩa thực tiến: Kết quả nghiên cứu này sẽ là cơ sở khoa học phục
vụ thiết thực cho các ngành nhƣ Y – Dƣợc, Tài nguyên thực vật, Sinh thái và
đa dạng sinh học, Sản xuất lâm nghiệp, Bảo vệ môi trƣờng và Phòng tránh
thiên tai,…
4

CHƢƠNG 1:
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Sơ lƣợc về lịch sử nghiên cứu và hệ thống phân loại họ Cà phê
(Rubiaceae) nói chung và tông Dành dành (Gardenieae) nói riêng ở các
nƣớc trên thế giới
Theo T. Chen et al. (2011) [23], trên thế giới họ Cà phê (Rubiaceae) là
một trong những họ lớn nhất với khoảng 660 chi và số loài trên dƣới 11.150
loài, phân bố rộng khắp trên thế giới, nhƣng chủ yếu phân bố ở vùng nhiệt đới
của hai bán cầu. Ở Việt Nam, theo Nguyễn Tiến Bân (1997) [2] họ Cà phê có
khoảng hơn 90 chi với khoảng 430 loài.

Trƣớc khi họ Cà phê đƣợc hình thành thì từ giữa thế kỉ XVIII đã có các
nhà thực vật học đặt tên và mô tả các chi và các loài sau này đƣợc xếp và họ Cà
phê. C. Linnaeus (1753) [30] có thể coi là ngƣời đầu tiên sử dụng tên kép để đặt
tên cho loài thực vật. Trong tác phẩm nổi tiếng “Species Plantarum” (1753), tác
giả đã đặt tên và mô tả 28 chi với nhiều loài mới sau này đƣợc xếp vào họ Cà
phê. Những năm sau (1759, 1762, 1767) tác giả tiếp tục đặt tên và mô tả một số
chi và loài nhƣ Psychotria (1759), Nauclea (1762), Paederia (1767),… Các chi
và các loài này đƣợc xếp cùng với rất nhiều chi và loài thuộc các họ thực vật
khác trong hai nhóm:
- Nhóm 4 nhị với nhụy đơn (Tetrandria monogynia).
- Nhóm 5 nhị với nhụy đơn (Pentrandria monogynia).
Sau Linnaeus có một số tác giả nhƣ J. B. Aublet (1775), J. Loureiro (1790)
[32] cũng đã đặt tên và mô tả một số chi và sắp xếp theo kiểu của Linnaeus.
A. Jussieur (1979) [29] đã đặt tên cho họ Cà phê là Rubiaceae đƣợc lấy từ
tên chi Rubia L. và từ đó các chi thuộc họ Cà phê đƣợc sắp xếp vào đúng vị trí
của nó. Sau khi họ Cà phê đƣợc thiết lập, có rất nhiều công trình nghiên cứu về
họ này. Nhiều chi và loài mới đƣợc các tác giả công bố nhƣ: Schreber (1789)
[39] đặt tên và mô tả chi Ourouparia; Loureiro (1790) đặt tên và mô tả chi
5

Aidia, Oxyceros; R. A. Salisbarg (1807) đặt tên và mô tả chi Adina; W.
Roxburgh (1824) [37] mô tả chi Mycetia. Sau này, nhiều loài thuộc chi Nauclea
trở thành tên gốc (Basynonym) hay tên đồng nghĩa (Synonym) của các chi
Uncaria, Mitragyna, Neonauclea,… Đồng thời với các chi và loài mới đƣợc
công bố, có rất nhiều hệ thống phân loại họ Cà phê nói chung và tông Dành
dành ra đời. Ta có thể xem xét một vài hệ thống phân loại chính có đề cập tới
tông Dành dành thuộc họ Cà phê.
G. Bentham & J. D. Hooker (1876) [22] có thể coi là ngƣời đầu tiên đƣa
ra một hệ thống phân loại cho họ Cà phê trong đó có tông Dành dành. Theo tác
giả, họ Cà phê có khoảng 25 tông (tribus), 337 chi (genus) với khoảng 4.100

loài (species). Tác giả đã căn cứ vào số lƣợng noãn trong các ô của bầu nhụy đã
chia họ Cà phê thành 3 nhóm :
 Nhóm A (series A): noãn trong mỗi ô nhiều.
 Nhóm B (series B): noãn trong mỗi ô là noãn đôi.
 Nhóm C (series C): noãn trong mỗi ô là noãn đơn.
Nhóm A có 10 tông, tông Gardenieae là tông thứ 10 của họ này. Ở đây tác
giả đã nhầm lẫn về mặt danh pháp giữa tông và phân tông. Tác giả chia tông
Dành dành thành 2 phân tông (subtribus):
 Phân tông 1 – Sarcocephaleae: Có 5 chi.
 Phân tông 2 - Eugardenieae: Có 30 chi.
K. Schumann (1891) [38] đƣa ra một hệ thống phân loại họ Cà phê gần
giống với hệ thống của G. Bentham & J. D. Hooker (1876). Hệ thống này đƣợc
tác giả phân chia thành 2 phân họ (subfamily) là Cinchonoideae và Rubioideae.
Phân họ Cinchonoideae gồm 7 tông, phân họ Rubioideae gồm 11 tông. Theo tác
giả, tông Gardenieae đƣợc tác giả xếp vào phân họ Cinchonoideae gồm 15 chi.
Phân họ Cinchonoideae bao gồm 2 tông với 8 phân tông, trong đó phân họ
Coffeoideae bao gồm 2 tông với 13 phân tông. Nhƣ vậy, theo K. Schumann thì
họ Cà phê có 2 phân họ, 4 tông, 21 phân tông với khoảng 346 chi, trong đó tông
Dành dành (Gardenieae) gồm 13 chi.
6

A. Engler (1903) [24] đã đề xuất một hệ thống phân loại thực vật, trong
đó họ Cà phê đƣợc tác giả chia thành hai phân họ Cinchonoideae gồm 8 tông và
Coffeoideae gồm 11 tông. Tông Dành dành (Gardineae) đƣợc tác giả xếp vào
phân họ Cinchonoideae gồm 2 chi là Randia và Gardenia.
A. Takhtajan (2009) [40] đƣa ra một hệ thống phân loại thực vật hạt kín.
Trong đó họ Cà phê đƣợc tác giả chia làm 3 phân họ Rubioideae, Ixoroideae
Cinchonoideae, 41 tông và khoảng trên dƣới 600 chi. Theo tác giả, tông Dành
dành đƣợc xếp vào phân họ Ixoroideae bao gồm 70 chi.
Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu một số hệ thống phân loại của

tông Dành dành thuộc họ Cà phê, chúng tôi cho rằng hệ thống của K. Schumann
(1891) là một hệ thống khá hoàn chỉnh để nghiên cứu, sắp xếp các vị trí của các
chi thuộc tông Dành dành. Chúng tôi lựa chọn hệ thống của K. Schumann
(1891) để nghiên cứu, sắp xếp các chi trong tông Dành dành ở Việt Nam, bởi
những lí do sau:
- Tác giả đã kế thừa chọn lọc các kết quả nghiên cứu tông Dành dành
của các tác giả trƣớc đó.
- Tác giả đã nghiên cứu tất cả các đại diện của tông Dành dành trên toàn
thế giới.
- Tác giả đã sử dụng phƣơng pháp so sánh hình thái (phƣơng pháp chủ
yếu trong phân loại thực vật) để sắp xếp các taxon trong tông Dành
dành (Gardenieae).
1.2. Một số công trình nghiên cứu họ Cà phê (Rubiaceae) nói chung và tông
Dành dành (Gardenieae) nói riêng ở các nƣớc lân cận Việt Nam
Ở Đông Nam Á và một số nƣớc lân cận Việt Nam, cũng đã có một
số công trình nghiên cứu về tông Dành dành (Gardenieae) – họ Cà phê
(Rubiaceae). F. C. How (1956) [27] khi nghiên cứu hệ thực vật Quảng
Châu (Trung Quốc), ông đã mô tả 16 chi với 35 loài trong họ Cà phê,
trong đó ông đã mô tả đặc điểm của 2 loài thuộc chi Randia và 1 loài
thuộc chi Gardenia.
7

C. A. Backer & R. C. Bakhuizen (1965) [21] nghiên cứu hệ thực vật Java
(Inđônêxia) “Flora of Java”, trong đó ông đã mô tả dƣới dạng khóa phân loại
cho 75 chi của họ Cà phê. Tác giả đã xây dựng khóa định loại của các loài trong
mỗi chi trong đó có 5 chi thuộc tông Dành dành. Về mặt hệ thống học, tác giả
theo quan điểm của H. Melchior (1964).
J. D. Hooker (1880) [26] nghiên cứu họ Cà phê ở Ấn Độ đã mô tả 91 chi
và xếp chúng vào 16 tông. Về mặt hệ thống học, tác giả theo hệ thống của G.
Benthm & J. D. Hooker (1876) với 3 nhóm chính, sau đó lại phân chia thành các

tông và các chi.
K. M. Wong (1989) [42] trong “Tree Flora of Malaya” đã mô tả 5 chi cho
gỗ thuộc tông Dành dành trong họ Cà phê là: Brachytome, Diplospora,
Fagerlindia, Gardenia, Hypobathrum và Tarenna.
H. S. Lo & al. (1999) [31] trong “Flora of Reipublicae Popularis Sinicae”
khi nghiên cứu họ Cà phê ở Trung Quốc, ông đã mô tả 98 chi với 676 loài đƣợc
xếp trong hai phân họ Cinchonoideae và Rubioideae với 18 tông. Tông Dành
dành (Gardenieae) gồm 16 chi với 50 loài. Về mặt hệ thống phân loại, tác giả
theo quan niệm của K. Schumann (1891) để phân chia và sắp xếp các taxon họ
Cà phê ở Trung Quốc.
Puff, C. et al. (2005) [33] nghiên cứu họ Cà phê ở Thái Lan, đã mô tả đặc
điểm của 108 chi. Trong đó các tác giả phân ra 2 nhóm: nhóm cây gỗ và cây
thân cỏ (nhóm cây trồng). Trong đó tác giả có đề cập đến 10 chi thuộc tông
Dành dành bao gồm: Aidia, Brachytome, Dioecrescis, Diplospora, Fagerlindia,
Gardenia, Hypobathrum, Kailarsenia, Oxyceros và Tarenna.
Xubing-Qiang, Xianian-he (2009) [34] trong “Flora of Hong Kong” đã
mô tả đặc điểm của 35 chi và xây dựng khóa định loại các loài trong mỗi chi
trong họ Cà phê. Trong đó các tác giả đã mô tả đặc điểm và xây dựng khóa định
loại các loài của 6 chi thuộc tông Dành dành trong họ Cà phê.
T. Chen & al. (2011) [23] trong “Flora of China” (Bản tiếng Anh) đã mô
tả 97 chi với 701 loài có ở Trung Quốc. Khóa định loại các chi đƣợc tác giả sắp
8

xếp theo hệ thống, phần mô tả các chi và loài đƣợc sắp xếp theo vần A, B, C,…
trong đó có 16 thuộc tông Dành dành giống nhƣ xuất bản của H. S. Lo & al.
(1999) (Bản tiếng Trung Quốc).
1.3. Một số công trình nghiên cứu họ Cà phề (Rubiaceae) nói chung và tông
Dành dành (Gardenieae) nói riêng ở Việt Nam
J. Loureiro (1790) [32], có thể coi là ngƣời đầu tiên nghiên cứu hệ thực
vật ở Việt Nam. Trong tác phẩm “Flora Cochinchinensis”, tác giả đã mô tả 20

chi với 38 loài sau này đƣợc xếp vào họ Cà phê (có hai chi mới cho khoa học đó
là Aidia và Oxyceros). Giống nhƣ C. Linnaeus các chi và loài đƣợc tác giả xếp
trong hai nhóm: nhóm 4 nhị với nhụy đơn (Tetrandra monogynia) gồm các chi
nhƣ chi Cephalanthus, Hedyotis,… và nhóm 5 nhị với nhụy đơn (Pentandria
monogynia) gồm các chi nhƣ Aidia, Morinda, Cofea,… Hầu hết các loài do J.
Lourerio mô tả có nhiều sai sót, nhất là về danh pháp, đã đƣợc E. D. Merrill
(1935) chỉnh sửa.
Đáng chú ý là công trình nghiên cứu họ Cà phê ở Đông Dƣơng của F.
Gagnepain [25] trong “Flora générale de L’ Indochine”, tác giả đã mô tả 76 chi
với 446 loài của Đông Dƣơng (bao gồm cả một phần của Thái Lan) trong họ Cà
phê. Theo tác giả, tông Dành dành gồm 11 chi: Tarenna, Randia, Gardenia,
Brachytome, Morindopsis, Hyptianthera, Hypobathrum, Xantonnea,
Xantonneopsis, Diplospora và Alleizettella. Về hệ thống phân loại của họ này,
tác giả theo hệ thống của G. Bentham & J. D. Hooker (1876). Công trình này đã
đƣợc nghiên cứu và xây dựng cách đây gần 1 thế kỉ nên còn có nhiều sai sót
nhất là về phần danh pháp và còn bỏ sót nhiều chi và loài. Song cho đến nay khi
chƣa có đƣợc bộ thực vật chí hoàn chỉnh cho họ Cà phê ở Việt Nam thì công
trình này vẫn là một tài liệu phân loại rất quan trọng ở nƣớc ta cho những ai
quan tâm nghiên cứu về họ Cà phê ở Việt Nam.
Trong nửa sau của thế kỉ XX, có một số công trình nghiên cứu về họ Cà
phê nói chung và các chi thuộc tông Dành dành nói riêng ở nƣớc ta. Đáng chú ý
là các công trình của Phạm Hoàng Hộ. Khi nghiên cứu hệ thực vật miền Nam
9

(1972) [12], tác giả đã mô tả ngắn gọn với những hình vẽ đơn giản của 53 chi
với 189 loài thuộc họ Cà phê ở miền Nam. Trong đó, tác giả đã xây dựng khóa
định loại cho 11 chi thuộc tông Dành dành và mô tả sơ lƣợc một số đặc điểm
của 64 loài thuộc tông Dành dành.
Phạm Hoàng Hộ (1993) [13] trong “Cây cỏ Việt Nam” tác giả đã mô tả 83
chi với 436 loài thuộc họ Cà phê ở Việt Nam. Theo tài liệu này, tông Dành dành

gồm 16 chi: Aidia, Alleizetta, Brachytome, Dioecrescis, Diplospora,
Fagerlindia, Gardenia, Hypobathrum, Hyptianthera, Kailarsenia, Morindopsis,
Oxyceros, Randia, Tarenna, Xantonnea, Xantonneopsis với 67 loài. Cũng giống
nhƣ cuốn “Cây cỏ miền Nam Việt Nam”, cuốn “Cây cỏ Việt Nam” tác giả mới
chỉ xây dựng khóa định loại cho các chi mà không có khóa định loại cho các
loài, bên cạnh đó mô tả còn ngắn, hình vẽ còn đơn giản và còn nhiều thiếu sót về
mặt danh pháp. So với tài liệu công bố năm 1970, tông Dành dành có thêm 5 chi
mới: Aidia, Dioecrescis, Fagerlindia, Kailarsenia, Oxyceros. Tài liệu “Cây cỏ
Việt Nam” là một tài liệu quý, ít nhiều giúp chúng ta nhận biết đƣợc các loài từ
hình vẽ và mô tả.
Nguyễn Tiến Bân (1997) [2] đã mô tả đặc điểm chính của họ Cà phê và
nêu danh sách 94 chi thuộc họ Cà phê trong đó có 16 chi thuộc tông Dành dành.
Điểm nổi bật của công trình là khóa định các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam
đƣợc trình bày dƣới dạng “khóa bảng mở”, thuận lợi cho việc tra cứu và nhận
biết các họ thực vật có hoa nói chung và họ Cà phê ở Việt Nam nói riêng.
Năm 2000 [14], Phạm Hoàng Hộ đã tái bản lại cuốn “Cây cỏ Việt Nam”
trong đó họ Cà phê về cơ bản vẫn giống công trình đã công bố năm 1993, gồm
16 chi nhƣng có thêm 3 loài mới. Tuy đây chƣa phải là công trình thực vật chí
thực thụ nhƣng là tài liệu quan trọng và rất có giá trị trong việc tra cứu và xác
định các loài có ở Việt Nam.
Nguyễn Tiến Bân và cộng sự (2005) [4], đã mô tả đặc điểm phân bố, dạng
sống, sinh thái và công dụng 91 loài thuộc 16 chi trong tông Dành dành thuộc họ
Cà phê ở nƣớc ta.
10

Ngoài các công trình mang tính chất phân loại nhƣ đã trình bày ở trên,
còn có một số ít công trình khác ở nƣớc ta đề cập đến giá trị sử dụng của một số
loài trong họ Cà phê nhƣ:
Vũ Văn Dũng (Editor) et al. (1996) [11] trong “Vietnam Forest Trees”
mô tả 8 chi với 10 loài cây cho gỗ trong họ Cà phê.

Đỗ Tất Lợi (1995) [16] trong “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” đã
mô tả 25 loài thuộc 14 chi thuộc họ Cà phê đƣợc sử dụng làm thuốc. Trong đó
có 3 loài thuộc 2 chi trong tông Dành dành là Gardenia florida (dành dành)
thuộc chi Gardenia, Randia dumetorum Benth (găng tu hú) và Randia rubra
(găng) thuộc chi Randia.
Đặc biệt cuốn sách “Từ điển cây thuốc Việt Nam” của Võ Văn Chi (1997)
[7, 8, 9] đã mô tả 102 loài thuộc họ Cà phê đƣợc sử dụng làm thuốc nhƣ chi
Fagerlindia với 3 loài: F. canthioidea, F. fasciculata, F. sinensis; chi Gardenia
có 6 loài: G. augusta, G. lucida, G. sootepensis,… chi Randia có 11 loài đƣợc sử
dụng làm thuốc.
Các công trình nói trên góp phần cung cấp những dẫn liệu khoa học quan
trọng về giá trị sử dụng của một số loài trong các chi thuộc tông Dành dành
trong họ Cà phê ở Việt Nam.
1.4. Nghiên cứu về thành phần loài
1.4.1. Những nghiên cứu về thành phần loài trên thế giới
Những nghiên cứu về thành phần loài là một trong những nội dung đƣợc
tiến hành từ lâu trên thế giới. Ở Liên Xô (cũ) có nhiều công trình nghiên cứu của
Vƣsotxki (1915), Alokhin (1904), Craxit (1927), Sennhicốp (1933), Creepva
(1978) Nói chung theo các tác giả thì mỗi vùng sinh thái sẽ hình thành thảm
thực vật đặc trƣng, sự khác biệt của thảm này so với thảm khác biểu thị bởi
thành phần loài, thành phần dạng sống, cấu trúc và động thái của nó. Vì vậy,
việc nghiên cứu thành phần loài, thành phần dạng sống là chỉ tiêu quan trọng
trong phân loại loại hình thảm thực vật.
11

Ramakrishman (1981 - 1992), nghiên cứu thảm thực vật sau nƣơng rẫy ở
vùng Tây bắc Ấn Độ đã khẳng định: chỉ số đa dạng loài rất thấp, chỉ số loài
ƣu thế đạt cao nhất ở pha đầu của quá trình diễn thế và giảm dần theo thời
gian bỏ hoá.
Long Chun và cộng sự (1993), nghiên cứu về đa dạng thực vật ở hệ sinh

thái nƣơng rẫy tại Xishuang Bana tỉnh Vân Nam Trung Quốc đã nhận xét: khi
nƣơng rẫy bỏ hoá đƣợc 3 năm thì có 17 họ, 21 chi, 21 loài; bỏ hoá 19 năm thì có
60 họ, 134 chi và 167 loài.
Từ những dẫn liệu trên ta thấy những nghiên cứu về thành phần loài của
các tác giả trên thế giới đều tập trung nghiên cứu và đánh giá thành phần loài ở
một vùng và khu vực cụ thể, phản ánh hệ thực vật đặc trung trong mối tƣơng
quan với điều kiện địa hình và khí hậu. Tuy vậy, số lƣợng các công trình nghiên
cứu còn chƣa nhiều, cần có những nghiên cứu cụ thể hơn rộng rãi hơn nhằm
mục đích có thể đánh giá chính xác thành phần loài thực vật đặc trƣng của một
khu vực hoặc một quốc gia.
1.4.2. Những nghiên cứu về thành phần loài ở Việt Nam
Ở Việt Nam, Phan Kế Lộc (1970), đã xác định hệ t
thức đánh giá tổ thành loài rừng nhiệt đới.
Thái Văn Trừng (1970), thống kê hệ thực vật Việt Nam có 7004 loài thực
vật bậc cao có mạch thuộc 1850 chi, 289 họ [46].
Phan Kế Lộc (1998) điều tra phát hiện 20 loài cây có tannin thuộc họ Trinh
nữ (Mimosaceae) và giới thiệu 4 loài khác mọc ở Việt Nam có tannin.
Hoàng Chung (1980), khi nghiên cứu đồng cỏ vùng núi Bắc Việt Nam đã
công bố thành phần loài thu đƣợc gồm 233 loài thuộc 54 họ và 44 bộ. Trong
công trình tổng kết các kết quả nghiên cứu đồng cỏ miền bắc Việt Nam, Dƣơng
Hữu Thời (1981) đã công bố thành phần loài thuộc 5 vùng miền bắc Việt Nam
gồm 213 loài.
Phạm Hoàng Hộ (1991 - 1993), trong “Cây cỏ Việt Nam” đã thống kê số
loài hiện có của hệ thực vật là 10.500 loài.
12

Lê Mộng Chân (1994), điều tra tổ thành vùng núi cao Vƣờn quốc gia Ba Vì
đã phát hiện đƣợc 483 loài thuộc 323 chi, 136 họ thực vật bậc cao có mạch trong
đó gặp 7 loài đƣợc mô tả lần đầu tiên.
Đỗ Tất Lợi (1995), khi nghiên cứu các loài cây thuốc đã công bố 798 loài

thuộc 164 họ có ở hầu hết các tỉnh nƣớc ta.
Lê Ngọc Công, Hoàng Chung (1995), nghiên cứu thành phần loài, dạng
sống của sa van bụi vùng đồi trung du Bắc Thái (cũ) đã phát hiện đƣợc 123 loài
thuộc 47 họ khác nhau.
Nguyễn Thế Hƣng, Hoàng Chung (1995), khi nghiên cứu một số đặc điểm
sinh thái, sinh vật học của sa van Quảng Ninh và các mô hình sử dụng đã phát
hiện đƣợc 60 họ thực vật khác nhau với 131 loài.
Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), đã thống kê thành phần loài của Vƣờn quốc
giaTam Đảo có khoảng 2.000 loài thực vật, trong đó có 904 cây có ích thuộc
478 chi, 213 họ thuộc 3 ngành: Dƣơng xỉ, Hạt trần và Hạt kín. Các loài này
đƣợc xếp thành 8 nhóm có giá trị khác nhau. Năm 1998, khi nghiên cứu về họ
Thầu Dầu (Euphorbiaceae) ở Việt Nam, ông thu đƣợc 156 loài trong tổng số 425
loài của họ Thầu dầu ở Việt Nam chia làm 7 nhóm theo cách sử dụng.
Lê Ngọc Công (1998), khi nghiên cứu tác dụng cải tạo môi trƣờng của một
số mô hình rừng trồng ở một số tỉnh miền núi phía Bắc đã công bố thành phần
loài gồm 211 loài thuộc 64 họ.
Nguyễn Thế Hƣng (2003), đã thống kê trong các trạng thái thảm thực vật
nghiên cứu ở huyện Hoành Bồ, Thị xã cẩm Phả (Quảng Ninh) có 324 loài thuộc
251 chi và 93 họ của 3 ngành thực vật bậc cao có mạch.
Lê Ngọc Công (2004), nghiên cứu hệ thực vật tỉnh Thái Nguyên đã thống
kê các loài thực vật bậc cao có mạch của tỉnh Thái Nguyên là 160 họ, 468 chi,
654 loài chủ yếu là cây lá rộng thƣờng xanh, trong đó có nhiều cây gỗ quý nhƣ:
Lim, Dẻ, Trai, Nghiến
13

CHƢƠNG 2:
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Các chi thuộc tông Dành dành (Gardenieae) trong họ Cà phê (Rubiaceae)

trong một số hệ sinh thái ở Việt Nam bao gồm các tiêu bản khô đƣợc lƣu giữ tại
các phòng tiêu bản trong nƣớc, các loài sống trong một số hệ sinh thái tự nhiên
đƣợc thu thập qua các cuộc điều tra thực địa.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu ngoài thực địa
Trong quá trình nghiên cứu để thu thập số liệu chúng tôi sử dụng phƣơng pháp điều tra
theo tuyến và ô tiêu chuẩn của Nguyễn Nghĩa Thìn (2004) và Hoàng Chung (2008).
2.2.1.1. Điều tra theo tuyến
. Độ rộng quan sát và
ghi chép của tuyến là 4m, cắt ngang qua các điểm nghiên cứu. Cự ly giữa 2
tuyến từ 50 - l00m tuỳ theo địa hình cho phép. Chúng tôi tiến hành thu thập mẫu
(mẫu thực vật, m
thành phần loài, dạng sống.
2.2.1.2. Điều tra nghiên cứu theo ô tiêu chuẩn
Trong các quần xã nghiên cứu chúng tôi lập các ô tiêu chuẩn (OTC), diện
tích OTC là 100m
2
(10m x 10m) cho tất cả các . Trong OTC
chúng tôi tiến hành lập các ô dạng bản (ODB) với kích thƣớc 4m
2
(2mx 2m)
đƣợc bổ trí ở các góc OTC, trên đƣờng chéo OTC, tồng diện tích ODB phải đạt
ít nhất bằng 1/3 diện tích OTC.
Trong mỗi ô tiêu chuẩn và ô dạng bản chúng tôi xác định tên loài, kiểu
dạng sống và tiến hành thu mẫu vật nếu chƣa xác định đƣợc tên loài. Trong ô
tiêu chuẩn tiến hành đo chiều cao của các loài cây gỗ. Những cây có chiều cao
14

dƣới 4m đƣợc đo bằng thƣớc sào, có chia vạch đến cm. Những cây cao từ 4m trở
lên đo bằng thƣớc Blumeleiiss, đo theo nguyên tắc lƣợng giác.

2.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu phân loại các chi thuộc tông Dành dành -
(Gardenieae) – họ Cà phê (Rubiaceae)
Phƣơng pháp dùng để nghiên cứu phân loại các chi thuộc tông Dành
dành họ Cà phê (Rubiaceae) ở Việt Nam là phƣơng pháp hình thái so sánh.
Đây là phƣơng pháp truyền thống và phổ biến nhất trong nghiên cứu phân
loại thực vật từ trƣớc đến nay. Phƣơng pháp này tuy đơn giản so với nhiều
phƣơng pháp khác, nhƣng thích hợp với điều kiện nƣớc ta, lại dễ dàng trong
nghiên cứu do trang thiết bị không phức tạp, dễ sử dụng và về mặt khoa học
vẫn cho các kết quả đáng tin cậy. Phƣơng pháp này dựa vào đặc điểm hình
thái của cơ quan sinh dƣỡng và cơ quan sinh sản để nghiên cứu, trong đó chủ
yếu dựa vào cơ quan sinh sản, do ít biến đổi và ít phụ thuộc và điều kiện môi
trƣờng bên ngoài.
Để làm tốt phƣơng pháp hình thái so sánh, cần phải tiến hành đồng thời cả
hai công tác: ngoại nghiệp và nội nghiệp.
Công tác ngoại nghiệp: Đƣợc thực hiện trong các chuyến đi thực địa
nhằm thu thập mẫu vật, chụp ảnh, quan sát và ghi chép các đặc điểm của mẫu
mà ở trạng thái khô không quan sát đƣợc. Quan sát về phân bố, môi trƣờng sống
và các đặc điểm khác. Đồng thời sơ bộ phân tích vì mẫu ở trạng thái tƣơi dễ
quan sát và định loại.
Công tác nội nghiệp: Việc nghiên cứu các mẫu vật khô đƣợc tiến hành tại
các phòng thí nghiệm. Tại đây, các mẫu tiêu bản đƣợc mô tả, vẽ hình, chụp ảnh.
Sử dụng các phƣơng tiện để nghiên cứu nhƣ: kính lúp, kính hiển vi kết nối máy
tính,… để phân tích các bộ phận chi tiết của lá, hoa, quả, hạt,… Dựa vào các mô
tả gốc, các tài liệu chuyên khảo, các bộ thực vật chí (đặc biệt của Việt Nam và
các nƣớc lân cận) để tiến hành phân tích, so sánh và định loại.
Tóm lại, việc nghiên cứu các chi thuộc tông Dành dành họ Cà phê
(Rubiaceae) đƣợc tiến hành theo các bƣớc sau:
15

- Tập hợp, phân tích các tƣ liệu trong và ngoài nƣớc (đặc biệt là các tài

liệu chuyên khảo) về họ Cà phê. Lựa chọn các hệ thống thích hợp cho việc
nghiên cứu các chi thuộc tông Dành dành trong một số hệ sinh thái ở Việt Nam.
- Nghiên cứu và phân tích các mẫu vật của các chi thuộc tông Dành dành
do các nhà thực vật trong và ngoài nƣớc thu thập hiện đang lƣu giữ tại các
phòng tiêu bản: Phòng tiêu bản Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (HN);
Phòng tiêu bản trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên-Đại học Quốc gia Hà Nội
(HNU); Phòng tiêu bản Viện Dƣợc liệu (HNPM); Phòng tiêu bản trƣờng Đại
học Dƣợc Hà Nội (HNIP); Phòng tiêu bản bảo tàng tài nguyên rừng Việt Nam-
Viện điều tra quy hoạch rừng (VFM); Phòng bảo tàng Viện Sinh học nhiệt đới
T.p Hồ Chí Minh (VNM). Tham khảo các mẫu chuẩn qua mạng Internet đƣợc
lƣu giữ tại các phòng tiêu bản trên thế giới.
- Tham gia các chuyến đi thực địa ở một số Vƣờn Quốc gia, Khu bảo tồn
thiên nhiên, khi di tích lịch sử, khu du lịch sinh thái,… nhằm thu thập mẫu vật
và nghiên cứu các loài sống trong tự nhiên.
- Mô tả đặc điểm hình thái của các chi thuộc tông Dành dành trong một
số hệ sinh thái ở Việt Nam.
- Thống kê vắn tắt những loài có giá trị sử dụng trong các chi thuộc tông
Dành dành ở nƣớc ta.
- Mô tả một số đặc điểm phân loại, phân bố, sinh học và sinh thái của các chi
thuộc tông Dành dành trong một số hệ sinh thái ở Vệt Nam.
- Tổng hợp kết quả nghiên cứu và hoàn chỉnh các nội dung của luận văn.


16

CHƢƠNG 3:
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Lựa chọn hệ thống thích hợp cho phân loại tông Dành dành
(Gardenieae) – họ Cà phê (Rubiaceae) ở Việt Nam

Trên cơ sở phân tích các hệ thống phân loại tông Dành dành (Gardenieae)
– họ Cà phê (Rubiaceae) ở Chƣơng I, chúng tôi chọn hệ thống của K. Schumann
(1891) cho việc sắp xếp và nghiên cứu phân loại tông Dành dành ở Việt Nam, vì
đây là hệ thống theo quan điểm phát sinh chủng loại, sử dụng nhiều phƣơng
pháp khác nhau nhƣ hình thái so sánh, cổ thực vật, phấn hoa học nên phản ánh
mối quan hệ gần gũi và tiến hóa của các taxon tƣơng đối hợp lí. Hệ thống của T.
Chen và cộng sự (2011) áp dụng trong thực vật chí Trung Quốc đã dựa trên nền
tảng và phát huy những điểm mạnh của hệ thống K. Schmann, vì vậy hệ thống
của K. Schumann vẫn đƣợc áp dụng cho tới ngày nay. Chính vì vậy, chúng tôi
đã lựa chọn hệ thống của K. Schmann (1891) và bổ sung của Chen & cộng sự
(2011) để áp dụng nghiên cứu phân loại tông Dành dành ở Việt Nam. Nhƣ vậy,
theo hệ thống của tông Dành dành (Gardenieae) thuộc phân họ Cinchonoideae
– họ Cà phê (Rubiaceae) ở Việt Nam gồm 19 chi.
Bảng 3.1. Hệ thống tông Dành dành (Gardenieae) ở Việt Nam theo K.
Schumann (1891) và bổ sung của Chen & cộng sự (2011)

STT
Chi
1
Ceriscoides
2
Gardenia
3
Kailarsenia
4
Dioecresis
5
Aidia
6
Oxyceros

7
Fagerlindia
8
Randia
9
Catunaregam
17

10
Tarenna
11
Brachytome
12
Morindopsis
13
Alleizetta
14
Diplospora
15
Scyphiphora
16
Hyptianthera
17
Hypobathrum
18
Xantonnea
19
Xantonneopsis

3.2. Đặc điểm hình thái tông Dành dành (Gardenieae) – họ Cà phê

(Rubiaceae) ở Việt Nam
3.2.1. Thân, cành
Dạng sống của các chi thuộc tông Dành dành ở Việt Nam thƣờng gặp là
dạng cây thân gỗ (Aidia, Diplospora, ), ở một số chi có một số loài dạng sống
là cây thân bụi (các chi Fagerlindia, Gardenia, Brachytome, Morindopsis,
Tarenna,…), đa số là thân gỗ đứng (Diplospora, Tarenna, Aidia, ), ít khi là
thân bò hoặc trƣờn (Oxyceros).
Cành non có nhiều thiết diện khác nhau, thƣờng không mang lông hoặc có
thể mang lông mịn gặp ở một số loài thuộc chi Gardenia và Tarenna, có đôi khi
cành non mang lông màu nâu nhƣ loài D. fasciculata có màu xám D. esculenta
(thuộc chi Diplospora).
Một số loài thuộc các chi nhƣ Diplospora, Oxyceros, Randia… cành
mang gai. Các gai có nhiều hình dạng và kích thƣớc khác nhau, dạng thẳng dài
0,6-2cm (chi Fagerlindia), dài 1,5-2cm (loài O. Pitardi thuộc chi Oxyceros), gai
cong (O. Horridus thuộc chi Oxyceros), đôi khi các gai có thể chẻ đôi (R.
Uliginosa thuộc chi Randia).
3.2.2. Lá
Các chi trong tông Dành dành thƣờng có lá đơn, mọc đối, có cuống
(Aidia, Alleizetta, Fagerlindia, Diplospora, Tarenna,…) với chiều dài khác
nhau, có một số trƣờng hợp lá mọc chéo hình chữ thập (Hyptianthera).
18

Phiến lá có nhiều hình dạng khác nhau, bề mặt của phiến lá đa số nhẵn
không mang lông (trừ loài loài T. chevalieri thuộc chi Tarenna có lông ở mặt
trên của phiến lá).
3.2.3. Lá kèm
Các chi thuộc tông Dành dành đều có lá kèm, giữa các chi có sự khác
nhau về hình dạng, kích thƣớc và thời gian tồn tại lá kèm. Ở đa số các chi, lá
kèm thƣờng rời và có hình tam giác (Alleizetta, Brachytome, Fagerlindia,
Hyptianthera, ), bên cạnh đó ở một số loài thuộc chi Aidia và chi Gardenia lá

kèm thƣờng hợp (ở chi Kailarsenia lá kèm hợp có dạng hình ống dài). Lá kèm
thuộc các chi nhƣ Fagerlindia, Oxyceros thƣờng rụng sớm, còn ở một số chi
nhƣ Alleizetta, Hyptianthera, Diplospora, Tarenna thƣờng rụng muộn hoặc
không rụng.
3.2.4. Cụm hoa
Hoa của các chi thuộc tông Dành dành thƣờng mọc thành cụm với nhiều
dạng khác nhau hoặc mọc đơn độc (Fagerlindia, Gardenia,…). Các hoa thƣờng
mọc ở đỉnh cành (Alleizetta, Gardenia, Diplospora, ) hoặc mọc ở nách các lá
(Aidia, Randia,…), một số mọc đối diện nách lá (Brachytome).
3.2.5. Hoa
Hoa của các chi trong tông Dành dành thuộc họ Cà phê thƣờng là hoa
mẫu 5 (Aidia, Brachytome, Fagerlindia, Tarenna, ), đôi khi mẫu 4. Đa số là hoa
lƣỡng tính (Fagerlindia, Gardenia, Hyptianthera, Diplospora, Tarenna), một số
trƣờng hợp là hoa đơn tính.
Số lƣợng lá đài thƣờng là 4-5, phần dƣới của các lá đài thƣờng dính với
nhau tạo nên nhiều hình dạng khác nhau: hình nón ngƣợc (Gardenia), hình
chuông hay hình phễu, phần trên tự do và chia thành các thùy. Đa số đài thƣờng
không mang lông, một số trƣờng hợp nhƣ T. bonii, T. chevalieri (thuộc chi
Tarenna) hay R.dasycapa, R.spinosa (thuộc chi Randia) mang lông dày, đôi
19

khi mang các lông mịn (loài A. pycnantha thuộc chi Aidia). Đài thƣờng tồn tại
ở trên quả và lâu rụng nhƣ ở đài trong các hoa thuộc một số chi Alleizetta,
Brachytome, Diplospora, Gardenia, Tarenna,… hoặc có thể rụng sớm.
Tràng hoa có số lƣợng 4-5, các lá tràng thƣờng đính với nhau ở phần gốc
tạo thành các ống tràng khác nhau về màu sắc, kích thƣớc và hình dạng (hình
ống hay hình phễu Aidia, Alleizetta, Brachytome, Gardenia, Tarenna,… ngắn
nhƣ chi Hyptianthera hoặc dài hơn thùy tràng Oxyceros), phần trên tự do. Một
số loài nhƣ A. pycnantha (thuộc chi Aidia), T. bonii và T. chevalieri (chi
Tarenna) mang lông ở phía trong và trên ống tràng. Tràng thƣờng xếp xoắn ở

trong nụ.
Số lƣợng nhị đa số là 5 (Aidia, Alleizetta, Fagerlindia, ) hoặc nhiều
(Gardenia); chỉ nhị thƣờng ngắn hoặc rất ngắn; bao phấn đính lƣng và thò một
phần hay toàn bộ ra phía ngoài ống tràng. Đầu nhụy thƣờng chia làm hai thùy
(Aidia, Alleizetta, Fagerlindia,…) thò ra ngoài ống tràng; vòi nhụy mảnh và
ngắn; bầu nhụy một ô (Aidia, Gardenia,…) hoặc bầu hai ô (Brachytome,
Diplospora, Alleizetta, Hyptianthera,…); số lƣợng noãn 2-10 (Diplospora,
Alleizetta, Hyptianthera,…) hoặc nhiều (Brachytome, Aidia, Oxyceros, ), đính
noãn thƣờng theo dạng đính noãn trụ giữa hoặc đính noãn bên.
3.2.6. Quả
Đa số quả thƣờng là quả đơn, mọng, có nhiều hình dạng khác nhau nhƣ
hình tròn, hình cầu đến hình elip. Đài thƣờng không rụng và tồn tại lâu trên quả
hoặc có thể sớm rụng.
3.2.7. Hạt
Số lƣợng hạt khác nhau giữa các chi thay đổi từ một hạt đến nhiều hạt, có
dạng hình trái xoan, lồi, dẹt, có góc cạnh, nhẵn, giàu nội nhũ. Kích thƣớc hạt
thay đổi, dạng hạt nhỏ có kích thƣớc 0,1–1,9mm, các hạt có kích thƣớc trung
bình 2–5mm đến hạt lớn có kích thƣớc 5,1–20mm.
20

3.3. Khóa định loại các chi thuộc tông Dành dành (Gardenieae)
1A. Bầu nhụy một ô
2A. Đính noãn trụ giữa 1. Ceriscoides
2B. Đính noãn bên
3A. Số lƣợng noãn 2-6 2. Gardenia
3B. Số lƣợng noãn nhiều
4A. Bầu do 2 lá noãn làm thành 3. Kailarsenia
4B. Bầu do 3 lá noãn làm thành 4. Dioecresis
1B. Bầu nhụy hai ô
5A. Noãn nhiều

6A. Bao phấn đính gốc
7A. Đài không mang lông 5. Aidia
7B. Đài mang lông mịn 6. Oxyceros
6B. Bao phấn đính lƣng
8A. Cành mang gai
9A. Hoa mọc đơn độc 7. Fagerlindia
9B. Hoa mọc thành cụm
10A. Cụm hoa ở nách lá 8. Randia
10B. Cụm hoa ở đỉnh cành 9. Catunaregam
8B. Cành không mang gai
11A. Cụm hoa ở đỉnh cành 10. Tarenna
11B. Cụm hoa ở nách lá
12A. Noãn ba hàng 11. Brachytome
12B.Noãn hai hàng 12. Morindopsis
5B. Noãn 2-10
13A. Đính phôi giữa vách
14A. Hoa mọc ở đỉnh cành 13. Alleizetta
14B. Hoa mọc ở nách lá
15A. Lá đơn mọc đối 14. Diplospora
21

15B. Lá đơn mọc chéo hình chữ thập 15. Scyphiphora
13B. Đính phôi ở nóc vách
16A. Bao phấn có lông, noãn 6-10 16. Hyptianthera
16B. Bao phấn không lông, noãn 2-6
17A. Hoa mẫu 4, noãn 6 17. Hypobathrum
17B. Hoa mẫu 5
18A. Noãn 3-4 18. Xantonnea
18B. Noãn 2 19. Xantonneopsis


3.4. Đặc điểm các chi thuộc tông Dành dành (Gardenieae) - họ Cà phê
(Rubiaceae) ở Việt Nam

Gen. 1. CERISCOIDES (Benth. & Hook. f.) Tirveng.

Tirveng. 1978. Bull. Mus. Natl. Hist. Nat., Sér. 3, Bot. 35: 16; Tirveng.
1983. Nordic J. Bot. 3(4): 456; K. M. Wong, 1984. Malayan Nat. J. 38: 27; H.
S. Lo, 1998. Bull. Bot. Res., Harbin18(3): 281; Azmi, 2003. Harvard Pap. Bot.
7: 449-456.
- Gardenia sect. Ceriscoides Benth. & Hook. f. 1873. Gen. Pl. 2: 90.
Cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ, phân tính, thƣờng có cành ngắn, mang gai. Lá
mọc đối nhƣng thƣờng tụ hợp lại trên ngọn cành; lá kèm thƣờng rụng sớm, rời
và có hình tam giác.
Cụm hoa mọc ở đỉnh các cành bên hoặc trên các cành ngắn, không có
cuống đến có cuống ngắn, có lá bắc. Các hoa không có cuống hoặc cuống hoa
ngắn, đơn tính (đôi khi lƣỡng tính). Đài có dạng hình trứng đến hình ellip trong
hoa cái, hẹp ở trong hoa đực; gồm 5 (-7) thùy đài. Tràng hoa có màu trắng đến
màu xanh nhạt, hình ống, hình chuông hoặc hình phễu, mặt ngoài nhẵn; gồm 5
(-7) thùy, xếp xoắn trong nụ. Nhị 5 (-7), đính trên họng tràng, không thò ra
ngoài ống tràng; chỉ nhị ngắn; bao phấn đính lƣng. Bầu 1 ô, số lƣợng noãn
trong mỗi ô 2-4[-6], đính noãn trụ giữa; đầu nhụy chia thành 2[-6] thùy, không
thò ra ngoài ống tràng.
22


Hình 3.1: Ceriscoides howii Lo.
1-2. Cành mang hoa; 3. Lá; 4. Hoa; 5. Tràng bổ dọc; 6. Bầu nhụy cắt ngang;
7. Quả (hình theo Chen, 2009)
4
5

6
7
23

Quả có màu nâu, quả mọng, có hình cầu đến hình elip, nhẵn, đài thƣờng
tồn tại trên quả; hạt có số lƣợng nhiều, kích thƣớc lớn, hình elip. (hình 3.1).
Typus: Không thấy.
Phân bố: Có khoảng 11 loài phân bố ở một số nƣớc nhƣ Trung Quốc,
Ấn Độ, Inđônêxia, Lào, Malayxia, Myanma, Philippin, Sri Lanka, Thái Lan và
Việt Nam.

Gen. 2. GARDENIA J. Ellis – DÀNH DÀNH, NAM HƢƠNG.

Jacq. 1786. Collectanea App.37: t.4.f.3; Buch Ham. 1809. Embassy Ava
ed. 2, 3: 307; Stokes, 1812. Bot. Mat. Med. 1: 494; Lodd. 1821. Bot. Cab. 6: t.
512; G. Don, 1824. Edinburgh Philos. J. 11: 343; Jack ex Roxb. 1824. Fl. Ind.,
ed. 1820 2: 461; Wall. 1824. Fl. Ind., ed. 1820 2: 560; Rchb. 1828. Iconogr. Bot.
Exot. 2: 2; Afzel. 1829. Stirp. Guinea Med. Sp. Nov. 13, no. 5; Cham. 1834.
Linnaea 9: 247; G. Don, 1834. Gen. Hist. 3: 497; D. Dietr. 1839. Syn. Pl. 1: 797;
Hook. 1857. Bot. Mag. 83: 4987; F. Muell. 1860. Pl. Fitzalan. 12; E. Wright,
1871. Trans. Roy. Irish Acad. 24: 575; Benth. & Hook. f. 1873. Gen. Pl. 2:
90; Afzel. ex Hiern, 1877. Fl. Trop. Afr. 3: 102; Kurz, 1877. Forest Fl.
Burma. 2: 41; Ridl. 1893. Trans. Linn. Soc. London, ser. 3, 310; Elmer, 1906.
Leafl. Philipp. Bot. 1: 6; Stapf & Hutch. 1909. J. Linn. Soc., Bot. 38: 423;
Valeton, 1912. Bot. Jahrb. Syst. 48: 115; Craib, 1914. Bull. Misc. Inform.
Kew. 1914: 127; Sasaki, 1928. List Pl. Formosa. 380; Sasaki, 1928. Trans.
Nat. Hist. Soc. Taiwan. 18: 217; Guillaumin, 1930. Arch. Bot. Mém. 3(5): 5;
Masam. 1933. J. Soc. Trop. Agric. Taihoku Univ. 20: 195; Ridl. 1934. J. Bot.
72: 274; Masam. 1936. Fl. Taiwan. 202; A.C. Sm. 1953. J. Arnold Arbor.
34(2): 98–99; Guillaumin, 1957. Mém. Mus. Natl. Hist. Nat., B, Bot. 8: 93;

A.C. Sm. 1974. Amer. J. Bot. 61: 125; Tirveng. 1983. Nordic J. Bot. 3(4):
458–460, f. 2; Puttock,1988. Austrobaileya 2: 435; Phamh. 2000. Illustr. Fl.
Vietn. 3: 154-166.
24


Hình 3.2: Gardenia jasminoides Ellis
1. Cành mang hoa; 2. Cấu tạo hoa bổ dọc; 3. Bầu nhụy cắt ngang;
4. Cành mang quả (hình theo Chao, 1978, Pl. 991).
25

- Bertuchia Dennst. 1836. Allg. Med Pharm. Fl. 5: 2002.
- Caquepiria J.F. Gmel. 1791. Syst. Nat. 2: 647, 651.
- Decameria Welw. 1859. Ann. Cons. Ultramar. Parte Na~o Off. 1: 579.
- Piringa Juss. 1820. Mem. Mus. Hist. Nat. 6: 399.
- Pleimeris Raf. 1838. Sylva Tellur. 21.
- Sulipa Blanco. 1837. Fl. Filip. 497.
- Thunbergia Montin. 1773. Kongl. Vetensk. Acad. Handl. 1773: 288.
- Varneria L. 1759. Amoen. Acad. 4: 136.
- Yangapa Raf. 1838. Sylva Tellur. 20.
Cây bụi, đôi khi là cây gỗ nhỏ, thƣờng không có lông (trừ Gardenia
sootepensis có lông ở cành non). Lá mọc đối, hiếm khi chụm 3, có cuống lá
ngắn. Lá kèm rụng sớm hoặc bền, rời, dính xung quanh cuống.
Hoa thƣờng khá lớn, cuống ngắn, màu trắng, vàng hoặc màu cam, rất
thơm, lƣỡng tính, mọc đơn độc ở đỉnh cành hoặc nách lá, hiếm khi mọc thành
cụm hoặc dạng xim. Ống đài có hình nón ngƣợc, có gờ theo chiều dọc, do 5-8 lá
đài hợp thành, thùy đài rất lớn, thƣờng không rụng. Tràng có dạng hình ống và
dài, đôi khi có dạng hình phễu ống do 5-12 lá tràng hợp thành, tiền khai hoa vặn.
Nhị nhiều, có số lƣợng bằng tràng hoa, đính phía dƣới họng tràng; chỉ nhị ngắn
bao phấn gần nhƣ không thò ra ngoài hoặc thò ra bên ngoài ống tràng một phần.

Vòi nhụy có dạng hình chùy hoặc hình thoi; bầu một ô, số lƣợng noãn 2-6, đính
noãn bên; đầu nhụy hình chùy hoặc chia làm hai thùy, không thò ra ngoài hoặc
thò một phần ra ngoài ống tràng.
Quả dai hoặc mọng nƣớc, không nứt, thƣờng có màu vàng đến vàng
cam hoặc nâu, có dạng hình tròn đến hình elip hoặc dạng trứng ngƣợc, nhẵn,
đôi khi có gờ và thƣờng mang lá đài. Hạt có số lƣợng nhiều, vỏ dày, kích
thƣớc trung bình, hình elip; nội nhũ sừng; phôi nhỏ hoặc có kích thƣớc trung
bình; lá mầm rộng. (hình 3.2; ảnh 3.1).
Typus: G. stricta Brongn.
Phân bố: Trên thế giới có khoảng 60-200 loài, ở Việt Nam có 13 loài.
Phân bố ở Bắc Giang, Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Hà Nội (Ba Vì), Quảng Trị, Thừa

×