Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

ĐẶC ĐIỂM NHẬN BIẾT VÀ KHOÁ PHÂN LOẠI CÁC CHI THUỘC PHÂN TÔNG TRE (BAMBUSINAE) ĐÃ GHI NHẬN Ở VIỆT NAM ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.01 KB, 5 trang )



ĐẶC ĐIỂM NHẬN BIẾT VÀ KHOÁ PHÂN LOẠI CÁC CHI
THUỘC PHÂN TÔNG TRE (BAMBUSINAE) ĐÃ GHI
NHẬN Ở VIỆT NAM

Trần Văn Tiến, Nguyễn Hoàng Nghĩa
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Qua một số năm điều tra khảo sát (2003-2006) đã xác định được phân tông tre
(Bambussinae) ở Việt Nam hiện nay có 8 chi: chi Tre (Bambusa), chi Le Bắc Bộ (Bonia),
chi Luồng (Dendrocalamus), chi Le (Gigantochloa), chi Tre lông (Kinabaluchloa), chi
Giang (Maclurochloa), chi Tre quả thịt (Melocalamus), chi Tầm vông (Thyrsostachys)
mà các chi này có các loài mới hoặc mới ghi nhận ở Việt Nam. Dựa trên một số đặc điểm
hình thái hoa của 37 loài thuộc 5 chi cũng như các cơ quan dinh dưỡng nhằm giới thiệu
một số đặc điểm dễ nhận biết và xây dựng khoá phân loại các chi thuộc phân tông tre
(Bambusinae) ở Việt Nam.

Từ khoá: Phân tông tre (Bambusinae), mô tả, khoá phân loại


MỞ ĐẦU

Trên thế giới, phân tông tre (Bambusinae) có khoảng 10 chi (Li De Zhu, 2000), phân bố ở
vùng nhiệt đới và á nhiệt đới nhưng tập chủ yếu ở vùng Đông và Đông Nam Á. Đặc điểm
của phân tông này rất đa dạng, từ những chi có thân khí sinh to như chi tre (Bambusa),
Luồng (Dendrocalamus) cho đến chi có thân khí sinh nhỏ, dang bụi chỉ cao 1-2 m như
chi Le Bắc Bộ (Bonia); có những chi có thân khí sinh bò trườn và rất dài như chi Tre quả
thịt (Melocalamus), chi Giang (Maclurochloa). Một đặc điểm dễ nhận biết của các chi


thuộc phân tông này là ở đốt của thân khí sinh có một cành to gần bằng thân và nhiều
cành nhỏ, hoa thường là hoa giả (Pseudospiklet).

Trên cơ sở hỗ trợ của đề tài "Bảo tồn nguồn gen cây rừng 2001-2005" và dự án tre của
IPGRI (giai đoạn 2003 - 2006), chúng tôi đã thực hiện các chuyến khảo sát trên toàn quốc
và đã thống kê được 8 chi thuộc phân tông tre (Bambusinae) ở Việt Nam (Nguyễn Hoàng
Nghĩa, 2005; Nguyễn Hoàng Nghĩa, Trần Văn Tiến, 2006a, b; 2007a, b).

Dựa vào các đặc điểm hình thái như: đặc điểm phân cành, đặc điểm của mo và của hoa
chúng tôi tập hợp lại một số đặc điểm dễ nhận biết và xây dựng khoá phân loại của các
chi làm cơ sở cho việc điều tra và nghiên cứu phân tông tre (Bambusinae) ngoài thực địa
ở Việt Nam.

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Vật liệu



Mẫu vật nghiên cứu là thân, cành, lá và mo của 8 chi đã thu thập, đặc biệt là hoa quả của
37 loài của 5 chi trong đó chi Tre (Bambusa) có 12 loài có hoa, chi Luồng
(Dendrocalamus) có 5 loài có hoa, chi Le (Gigantochloa) có 6 loài có hoa, chi Giang
(Maclurochloa) có 8 loài có hoa, chi Tre quả thịt (Melocalamus) có 6 loài có hoa. Ba chi
không có hoa là chi Le Bắc Bộ (Bonia), chi Tre l”ng (Kinabaluchloa) và chi Tầm vông
(Thyrsostachys).

Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng phương pháp so sánh hình thái để phân loại các chi. Xây dựng khoá phân loại
cho các chi dựa vào các tài liệu của Bentham (1881, 1883), Gamble (1896), Le Shu zu
(2006), McClure (1936), Ohrnberger (1999), Seethalakshmi and Kumar (1998), Stapleton

(1997) and Wong (1995) và các số liệu đã phân tích về các đặc điểm thân, cành, mo và
hoa của các mẫu vật thu thập được.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm nhận biết
Phân tông tre: Bambusinae J. S. Presl
Type: Bambusa Schreber
Tribe: BAMBUSEAE
J. S. Presl in K. B. Presl, Reliqu. Haemk., 1, 1830: 26, "Subtribus II. Bambusaceae"

1. Chi Tre: Bambusa Schreber
Schreber in Gen. 1, 1789: 236, nom. cons.; type: Bambos arundinacea Retzius, now
Bambusa bambos (Linnaeus) A. Voss.

Tre mọc cụm dày; thân khí sinh thường đứng thẳng, cao 8-12 m, to, rỗng ruột. ở đốt của
thân khí sinh có một cành chính to dài và hai cành phụ ở hai bên, có nhiều cành nhỏ
không đều nhau xuất phát từ hai cành phụ; cành thường mang gai và phát triển dọc theo
thân vì thế mà ta thấy bụi tre dày đặc. Mo thân thường có tai rõ, dễ nhận biết. Mỗi bông
hoa thường mang từ 5-10 hoa, phát triển dài ra, một hoa bất thụ ở đầu; chỉ nhị rời; đầu
nhuỵ 3. Quả thóc.

2. Chi Le Bắc Bộ: Bonia Balansa
Balansa in J. Bot. Paris 4, 1890. 29; type: Bonia tonkinensis Balansa

Mọc cụm dày; thân khí sinh dạng bụi cao 2-8 m, gần như đặc ruột. Mỗi đốt ở thân khí
sinh mang 1 cành to bằng thân chính. Mo thân có tai rõ. Mỗi bông hoa thường mang từ 3-
9 hoa, thường kéo dài và tách nhau ra, một hoa bất thụ ở đầu; chỉ nhị rời; đầu nhuỵ 3.
Quả thóc.

3. Chi Luồng: Dendrocalamus Nees

Nees in Linnaea 9 (4), 1834: 476, 466; type: Dendrocalamus strictus (Roxburgh) Nees
Von Esenbeck



Mọc cụm dày; thân khí sinh cao 8-12 m, to, rỗng ruột. ở đốt của thân khí sinh mang cành
to, rất dài và hai cành phụ ở hai bên, có nhiều cành nhỏ kh”ng đều nhau xuất phát từ hai
cành phụ; cành không mang gai, cành nhỏ rụng dần ở phía gốc, chỉ có cành chính phát
triển ở giữa thân, do đó bụi tre thưa. Mo thân không tai. Mỗi bông hoa thường mang từ 5-
10 hoa, các hoa xếp khít lại, gần như lồng vào nhau; chỉ nhị rời; đầu nhuỵ 1. Quả thóc.

4. Chi Le: Gigantochloa Kurz ex Munro
Kurz ex Munro in Trans. Linn. Soc. London 26, 1868: 123; type: Gigantochloa atter
(Hasskarl) Kurz ex Munro (Lecotype, selected by Holttum in Taxon 5,1956: 20-38)

Mọc cụm rất dày hoặc thưa; thân khí sinh cao 4-8 m, đặc ruột hay rỗng ruột. Đốt của thân
khí sinh mang 1 chính cành to và nhiều cành rất nhỏ, cành nhỏ sớm rụng ở phần gốc,
cành phát triển dọc theo thân nên bụi rất dày. Mo thân thường cứng, không tai. Mỗi bông
hoa mang 1 hoa; chỉ nhị hợp thành ống nhô ra ngoài; đầu nhụy 1. Quả thóc.

5. Chi Tre lông: Kinabaluchloa K. M. Wong
K. M. Wong in Kew Bull. 48 (3), 1993: 523; type: Kinabaluchloa wrayi (Stapf) K. M.
Wong

Mọc cụm thưa; thân khí sinh dạng bụi hay bò trườn, rỗng ruột. Đốt của thân khí sinh có
cành chính nhỏ gần bằng các cành bên, khó phân biệt, đặc biệt có một vòng lông dày và
rất dài. Mo thân cứng, thường không có tai hoặc tai không rõ, phiến mo dạng dải dài gần
bông mo thân. Mỗi bông hoa thường mang 3-4 hoa và một hoa bất thụ ở đầu; chỉ nhị rời;
đầu nhuỵ 3. Quả thóc.


6. Chi Giang: Maclurochloa K. M. Wong
K. M. Wong in Kew Bull. 48 (3), 1993: 528; type: Maclurochloa montana (Ridley) K.
M. Wong

Mọc cụm thưa hoặc dày; thân khí sinh dạng bò trườn, dài đến 20 m, thường rỗng ruột.
Đốt của thân khí sinh có một cành chính to gần bông thân chính, nhiều cành rất nhỏ và
bằng nhau mọc ở 2 bên của cành chính. Mo thân cứng, không có tai hay tai nhỏ, tai có
lông cứng. Mỗi bông hoa mang từ 2-4 hoa và một hoa bất thụ ở đầu; chỉ nhị rời; đầu nhuỵ
3. Quả thóc.

7. Chi Tre quả thịt: Melocalamus Bentham
Bentham in J. Linn. Soc. Bot. London 19, 1881: 134, nom. nud; type: Melocalamus
compactiflorus (Kuz) Bentham

Mọc cụm thưa hay dày; thân khí sinh dạng bò trườn, dài đến 20 m, rỗng ruột hay đặc
ruột. Đốt của thân khí sinh có cành chính to bằng gần bằng thân, nhiều cành nhỏ gần
bằng nhau mọc 2 bên và ở phía dưới của cành chính. Mo thân cứng, có tai hoặc không có
tai, tai có lông mềm. Mỗi bông hoa mang 2 hoa nhưng có 1 hoa hữu thụ; chỉ nhị rời; đầu
nhụy 2 hay 3. Quả thịt.

8. Chi Tầm vông: Thyrsostachys Gamble


Gamble in Indian For. 20, 1894: 1; type: Thyrsostachys oliveri Gamble

Mọc cụm dày; thân khí khí sinh thẳng đứng, cao 5-10 m, đặc ruột ở gốc và rỗng ruột ở
phía trên. Đốt của thân khí sinh có một cành chính to và hai cành nhỏ ở hai bên cành
chính, có nhiều cành rất nhỏ gần bông nhau mọc phía dưới của hai cành nhỏ; cành sớm
rụng ở phần gốc. Mo thân tồn tại lâu trên thân, mềm, có tai. Mỗi bông hoa mang từ 1-2
hoa có khi lên đến 3 hoa; chỉ nhị rời; đầu nhuỵ 3. Quả thóc.


Khoá phân loại các chi thuộc phân tông tre (Bamusinae)

1. Thân khí sinh to, thẳng đứng
2. Cành phát triển dọc theo thân, thường có gai, 5- 10 hoa trên mỗi bông và phát triển
kéo dài …………………………………………….……………………… Bambusa
2
/
. Cành sớm rụng ở phía gốc và phát triển ở phía trên
3. Cành nhỏ sớm rụng, mo không tai, 5-10 hoa trên mỗi bông, các hoa gần như xếp lợp
với nhau ……………………………………………………………… Dendrocalamus
3
/
. Cành nhỏ nhiều,
4. Các cành nhỏ không bông nhau, mo có tai, 1-3 hoa trên mỗi bông, chỉ nhị rời
…………………………………………………………………………… Thyrsostachys
4
/
. Các canh nhỏ gần bông nhau, mo không tai, 1 hoa trên bông, chỉ nhị hợp dạng ống
và nhô ra ngoài …………………………………………………………… Gigantochloa
1
/
. Thân khí sinh nhỏ, dạng bụi hay bò trườn
5. Thân khí sinh nhỏ dạng bụi, 1 cành to gần bông thân ………………… Bonia
5
/
. Thân khí sinh bò trườn, 1 cành to và nhiều cành nhỏ
6. Cành chính gần bông cành nhỏ, vòng đốt nhỏ và có nhiều lông……. Kinabaluchloa
6
/

. Cành chính to gần bông thân, vòng đốt phù to và không lông
7. Nhiều cành nhỏ mọc ở hai phía của cành chính, quả thóc …………. Maclurochloa
7
/
. Nhiều cành nhỏ mọc ở hai phía và ở đáy cành chính, quả thịt ……. Melocalamus


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bentham, G., 1881. Note on gramineae, in: Journal of the Linnean Society,
Botany; Vol. 19; P. 14-134.
Bentham, C., 1883. Gramineae, P. 1074-1215, In: Genera plantarum ad exem-
plaria imprimis in herbariis kewensibus serata definita/ G. Bentham & J. D. Hooker;
vol. 3, Pt. 2: Monocotyledones, P I-XI, 447-1258; London.
Gamble J.S., 1896. Bambusee of British India. Annals of the Royal Botanic
Garden, Calcutta. Vol. VII.
Le Shu zu, 2006. Tribe Bambuseae, p. 8-180. In: Flora of China. Vol. 22.
Li D.Z., 2000. Taxonomy and Biogeography of the Bambuseae (Gramineae:
Bambusoideae). In: Rao, A.N. and V. Ramanatha Rao (eds), 1999. Bamboo –
Conservation, Diversity, Ecogeography, Germplasm, Resource Utilization and
Taxonomy. 14 – 23.
McClure, F.A. 1936. The bamboo genera, Dinochloa and Melocalamus. Kew
Bulletin: 251 – 254.


Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2005. Tre trúc Việt Nam. Nhà xuất bản N”ng nghiệp, Hà
Nội, 400 trang.
Nguyễn Hoàng Nghĩa, Trần Văn Tiến, 2006a. Một số đặc điểm định loại năm loài
giang mới phát hiện ở Việt Nam. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, số 2/2006, 125-138.
 Nguyễn Hoàng Nghĩa, Trần Văn Tiến, 2006b. Sáu loài tre quả thịt mới ở Việt

Nam. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, số 3/2006, 125-138.
 Nguyễn Hoàng Nghĩa, Trần Văn Tiến, 2007a. Kết quả xây dựng danh sách tre
trúc Việt Nam. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, số 1/2007, 249-258.
 Nguyễn Hoàng Nghĩa, Trần Văn Tiến, 2007b. Bổ sung chi mới, chi Tre l”ng
Kinabaluchloa K.M.Wong (phân họ Bambusinae) và loài Tre l”ng Bidoup cho hệ
thực vật Việt Nam. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, số 2/2007, 311-313.
 Ohrnberger, D., 1999. The Bamboos of the World. Elsevier, 585pp.
 Seethalakshmi, K.K. and M.S.M. Kumar, 1998. Bamboos of India, a
compendium. BIC – KFRI – INBAR. Beijing – Eindhoven – New Delhi. 342 pp.
 Stapleton C. M. A., 1997. The Morphology of Woody Bamboos. In Chapman, G.
P. (ed.), The Bamboos: 251-267. Academic Press.
 Wong K. M., 1995. The Bamboos of Peninsular Malaysia. Malayan Forest
Records, No. 41, 200pp.


CHARACTERISTICS AND KEYS FOR IDENTIFICATION
OF GENERA OF BAMBUSINAE SUBTRIBE RECORDED
IN VIETNAM

Tran Van Tien, Nguyen Hoang Nghia
Forest Science Institute of Vietnam

SUMMARY

Eight genera of Bambusinae subtribe in Vietnam which were found during the field
surveys during 2003-2006 are: Bambusa, Bonia, Dendrocalamus, Gigantochloa,
Kinabaluchloa, Maclurochloa, Melocalamus and Thyrsostachys. Based on flower
structure ò 37 species ò 5 genera and morphological characteristics of other species, 8
bamboo genera of Bambusinae substribe were described and identified. The identification
keys was also established by using simple sets of characters of the vegetative parts and

characters of the flowers which can be very useful for identifying 8 genera of
Bambusinae subtribe found in Vietnam.

Keywords: Subtribe Bambusinae, description, keys for genus identification


×