Tải bản đầy đủ (.ppt) (12 trang)

Báo cáo Thành ngữ tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (276.74 KB, 12 trang )



1.KHÁI NIỆM
Thành ngữ là những cụm từ cố định,vừa có tính hoàn
chỉnh về nghĩa , vừa có tính gợi cảm.
Ví dụ: Chó ngáp phải ruồi
Thắt lưng buột bụng.
Bên cạnh nội dung trí tuệ ,các thành ngữ bao giờ cũng
kèm theo nhận xét, đánh giá, cảm xúc nhất định , hoặc là
kính trọng , hoặc là chê bai, khinh rẽ, hoặc ái ngại xót
thương.
Ví dụ: Nói thánh nói tướng.
Vừa biểu đạt khái niệm ba hoa,khoác lác vừa kèm thêm khái
niệm chê bai không tán thành.
Ví dụ : chó cắn áo rách, vừa biểu thị sự không may,kèm theo
thái độ thông cảm.

II. ĐẶC TRƯNG CỦA THÀNH NGỮ

1. Nội dung:
- Thành ngữ có giá trị biểu cảm được tạo ra từ hai phương diện:
nghĩa của từ nguyên ( là nghĩa hình thành từ nghĩa riêng của các
thành tố theo quy tắc cú pháp), và nghĩa thực tại của thành ngữ.
VD: Nước đổ lá khoai, có nghĩa của từ nguyên là “ nước đổ lá
khoai”,còn ý nghĩa thực tại là “ phí công vô ích”.
- Do có tính hình tượng nên thành ngữ luôn luôn có tính cụ thể,
nên nó không thể dùng cho bất kì tình huống nào, có đặc điểm mà
nó biểu thị.
VD: Chạy lông tóc gáy : không biểu thị khái niệm “chạy” nói
chung, mà biểu thị trạng thái “ chạy tíu tít, bận rộn, khẩn cấp”. Và
nó khác với “ chạy bở hơi tay ”, hay “ chạy như cờ lông công”.



II. ĐẶC TRƯNG CỦA THÀNH NGỮ (tt)

- Phạm vi phản ánh: chủ yếu biểu thị những hiện tượng
thuộc đời sống sinh hoạt của con người, cách sống
phương sách đối nhân xử thế, tính cách, phẩm hạnh
của người và vật.

2. Chức năng

Thành ngữ là những đơn vị có sẵn mang chức năng
định danh, dùng để gọi tên sự vật, tính chất, hành động;
hay đưa ra những hình ảnh về sự vật, hiện tượng.
VD: Áo rách quần manh.
Xấu như ma.

3. Thi pháp
-
Thành ngữ có quan hệ tường thuật.
VD: Anh hùng không có đất dựng võ
Châu chấu đá xe.
Bụt nhà không thiêng.
-
Thành ngữ mang cấu trúc đẳng lập:
-
+ Về số lượng chiếm 70%
-
+ Về chất lượng: thành tố cấu tạo của thành
ngữ gồm nhiều từ có cấu trúc riêng.
-

VD: Am thanh/ cảnh vắng

 Quan hệ chính phụ
-
Bụng làm / dạ chịu

 Quan hệ tường thuật

3. Thi pháp (tt)
-
Trong thành ngữ sử dụng quan hệ so sánh rất nhiều: ½
quan hệ so sánh trong thành ngữ có quan hệ chính phụ:
VD: Câm như hến
Lúng túng như gà mắc tóc
Lúng búng như ngậm hột thị
-
Trong thành ngữ thì thành tố chính thường có hơn một
thành tố phụ:
-
VD: Ăn chó cả lông : trong thành ngữ này “ Ăn” là thành
tố chính biểu thị một hành động, “chó” là bổ ngữ, “ cả
lông” là trạng ngữ.

4.Về mặt diễn xướng

Thành ngữ được sử dụng nhiều trong ngôn ngữ giao tiếp.

Trong lời ăn, tiếng nói hằng ngày của nhân dân. Đặc biệt xuất
hiện nhiều trong ngôn ngữ của những người từng trãi.


III. PHÂN BiỆT THÀNH NGỮ VỚI
TỤC NGỮ - CỤM TỪ TỰ DO

1. Thành ngữ với tục ngữ
Giống nhau : đều là những đơn vị nguyên hợp có cùng một
nguồn gốc, có cùng mối quan hệ đậm nét.
Khác nhau: sự khác nhau cơ bản giữa thành ngữ và tục ngữ là
về chức năng

So sánh
Thành ngữ Tục ngữ
- Là đơn vị có sẵn, mang chức
năng định danh, dùng để gọi
tên sự vật, tính chất, hành
động
- Đúc kết kinh nghiệm, thể
hiện triết lý, tư tưởng dân gian
sâu sắc, một kết luận về
phương diện nào đó của thế
giới khách quan
- Đơn vị tương dương như từ,
cụm từ.
- Tương đương với câu (câu
nói ngắn gọn)
-
Chỉ đưa ra một hình ảnh chứ
chưa phải là một phán đoán,
một thông báo,hay một câu
trọn vẹn
-

VD: Trắng như vôi
-
Nội dung thông báo trọn vẹn,
diễn đạt đầy đủ ý tưởng, phán
đoán.
-
VD: Nước chảy đá mòn.
- Đối tượng nghiên cứu của
khoa học ngôn ngữ.
- Đối tượng nghiên cứu của
khoa học dân gian

2.So sánh với cụm từ tự do
Thành ngữ Cụm từ tự do
- Tính hoàn chỉnh về nghĩa - Không có
- Quan hệ giữa các từ có
tính chất chằng chéo, phức
tạp, tạo ra tính cố định.
- Quan hệ theo một chiều,
dễ thay đổi cấu trúc.
- Có sự hòa phối của thanh
điệu các từ, khiến cho
thành ngữ có tính nhạc,
nhịp điệu.
- Không có sự hòa phối
thanh điệu giữa các từ.
- Tính chất phi cú pháp - Không có

×