Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Lý thuyết Hoá học 12 mức độ nhận biết ôn thi đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76 KB, 2 trang )

NỘI DUNG LÍ THUYẾT HOÁ HỌC 12. Năm học 2012- 2013. THPT LÝ THÁI TỔ - TỪ SƠN – BẮC NINH.
Chương 1. Este – Lipit.
*Các este thường có mùi thơm dễ chịu, vd: isoamyl axetat có mùi chuối chín, etyl butirat và etyl propionat có mùi
dứa, etyl isovalerat có mùi táo, benzyl axetat có mùi thơm của hoa nhài…Các este thường là chất lỏng, nhẹ hơn nước,
rất ít tan trong nước.
* Đặc điểm của phản ứng thuỷ phân este trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch. Phương pháp thường dùng
để điều chế este của ancol là đun hồi lưu ancol với axit hữu cơ, có H
2
SO
4
đặc xúc tác.
* Axit béo là các axit monocacboxylic có số chẵn nguyên tử cacbon (khoảng từ 12 C đến 24C ) không phân nhánh.
Công thức phân tử của một số axit béo: C
17
H
35
COOH; C
15
H
31
COOH, C
17
H
33
COOH, …
* Các triglixerit chứa chủ yếu các gốc axit béo no thường là chất rắn ở nhiệt độ phòng. Các triglixerit chứa chủ yếu
các gốc axit béo không no thường là chất lỏng ở nhiệt độ phòng (được gọi là dầu).
* Nối đôi C=C ở gốc axit không no của chất béo bị oxi hoá chậm bởi oxi không khí tạo thành peoxit, chất này bị
phân huỷ thành các sản phẩm có mùi khó chịu. Đó là nguyên nhân của hiện tượng dầu mỡ để lâu bị ôi thiu.
* Ưu điểm của xà phòng là không gây hại cho da, cho môi trường (dễ bị phân huỷ bởi vi sinh vật có trong thiên
nhiên). Xà phòng có nhược điểm là khi dùng với nước cứng (nước có chứa nhiều ion


2
Ca

,
2
Mg
) thì các muối
canxi stearat, canxi panmitat,… sẽ kết tủa làm giảm tác dụng giặt rửa và ảnh hưởng tới chất lượng vải sợi.
* Ưu điểm của chất giặt rửa tổng hợp là dùng được với nước cứng, vì chúng ít bị kết tủa bởi ion canxi. Những chất
chất giặt rửa tổng hợp có chứa gốc hiđrocacbon phân nhánh gây ô nhiễm cho môi trường, vì chúng rất khó bị các vi
sinh vật phân huỷ.
Chương 2. Cacbohiđrat.
- Glucozơ là chất kết tinh không màu, dễ tan trong nước và có vị ngọt nhưng không ngọt bằng đường mía. Glucozơ
có nhiều trong quả nho chín nên còn gọi là đường nho. Trong mật ong có nhiều glucozơ (khoảng 30%).
- Glucozơ kết tinh tạo ra hai dạng tinh thể. Trong dung dịch, glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng vòng 6 cạnh (α và β).
Dung dịch glucozơ 5% dùng để truyền cho bệnh nhân.
- Trong dung dịch, fructozơ tồn tại chủ yếu ở dạng β, vòng 5 cạnh hoặc 6 cạnh. Ở trạng thái tinh thể, fructozơ ở dạng
β, vòng 5 cạnh. Fructozơ là chất rắn kết tinh, dễ tan trong nước, có vị ngọt hơn đường mía, có nhiều trong quả ngọt
và đặc biệt trong mật ong (tới 40%). Trong môi trường kiềm, glucozơ và fructozơ có thể chuyển hoá qua lại.
- Saccarozơ là chất kết tinh không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước.
- Tinh bột là chất rắn vô định hình, màu trắng, không tan trong nước nguội.
- Sự chuyển hoá tinh bột trong cơ thể được biểu diễn bởi sơ đồ: Tinh bột
→ Đextrin →
Mantozơ

glucozơ
→ CO
2
+ H
2

O hoặc glucozơ

glicogen.
- Xenlulozơ là chất rắn hình sợi, màu trắng, không mùi, không vị, không tan trong nước ngay cả khi đun nóng, không
tan trong các dung môi hữu cơ thông thường như ete, benzen,… nhưng tan được trong dung dịch Svayde (dung dịch
thu được khi hoà tan Cu(OH)
2
trong NH
3
) mặc dù không có phản ứng. Trong bông nõn có gần 98% xenlulozơ.
Xenlulozơ thường được dùng trực tiếp hoặc chế biến thành giấy. Xenlulozơ còn là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân
tạo (tơ visco, tơ axetat), chế tạo thuốc súng không khói và chế tạo phim ảnh.
Chương 3. Amin. Amino axit. Protein.
- Các aminoaxit là những hợp chất có cấu tạo ion lưỡng cực nên ở điều kiện thường chúng là chất rắn kết tinh, tương
đối dễ tan trong nước và có nhiệt độ nóng chảy cao (phân huỷ khi nóng chảy). Công thức cấu tạo của một số amino
axit thường gặp: Glyxin, Alanin, Valin, Tyrosin, Glutamic, Lysin.
- Các amino axit thiên nhiên (hầu hết là α-amino axit) là những hợp chất cơ sở để kiến tạo nên các loại protein của
cơ thể sống.
- Mì chính (hay bột ngọt) là muối mononatri của axit glutamic.
- Các axit 6-aminohexanoic (ε-aminocaproic) và 7-aminoheptanoic (ω-aminoenantoic) là nguyên liệu sản xuất tơ
nilon-6, nilon-7,
- Peptit có thể bị thuỷ phân không hoàn toàn thành các peptit ngắn hơn nhờ xúc tác axit hoặc bazơ và đặc biệt nhờ các
enzim có tác dụng đặc hiệu vào một liên kết peptit nhất định nào đó.
- Nhiều protein tan được trong nước tạo thành dung dịch keo và bị đông tụ lại khi đun nóng. Sự đông tụ cũng xảy ra
khi cho axit, bazơ hoặc một số muối vào dung dịch protein.
- Các peptit và protein có phản ứng với Cu(OH)
2
(phản ứng màu biure) tạo hợp chất màu tím đặc trưng (trừ đipeptit).
Chương 4. Polime.
- Phân loại tơ. Tơ thiên nhiên và tơ hoá học. Trong tơ hoá học phân loại thành tơ tổng hợp (pư trùng hợp hoặc pư

trùng ngưng) và tơ bán tổng hợp (còn gọi là tơ nhân tạo: vd tơ visco, tơ axetat).
- Tơ nitron dai, bền với nhiệt và giữ nhiệt tốt, nên thường được dùng để dệt vải may quần áo ấm hoặc bện thành sợi
“len” đan áo rét.
- Teflon là loại polime nhiệt dẻo, có tính bền cao với các dung môi và hoá chất. Nó mềm dẻo trong một khoảng nhiệt
độ rộng từ -190
o
C đến +300
o
C, có độ bền kéo cao. Teflon không nóng chảy, phân huỷ chậm. Teflon bền với môi
trường hơn cả vàng và platin, không dẫn điện. Teflon được sản xuất từ clorofom (CHCl
3
).
Chương 5. Đại cương kim loại.
- Tinh thể kim loại có ba kiểu mạng phổ biến: Mạng tinh thể lục phương (ρ = 74%), mạng tinh thể lập phương tâm
diện (ρ = 74%), mạng tinh thể lập phương tâm khối (ρ = 68%).
- Tính chất vật lí chung của kim loại: tính dẻo (Au, Ag, Al, Cu, Sn, …), tính dẫn điện (Ag, Cu, Au, Al, Fe…), tính
dẫn nhiệt, ánh kim. Ngoài một số tính chất vật lí chung, kim loại còn có một số tính chất vật lí không giống nhau.
Những kim loại khác nhau có khối lượng riêng, nhiệt độ nóng chảy và tính cứng khác nhau.
- Hợp kim được sử dụng nhiều hơn kim loại nguyên chất. Tính chất của hợp kim phụ thuộc vào thành phần các đơn
chất tham gia cấu tao mạng tinh thể của hợp kim. Nhìn chung, hợp kim có nhiều tính chất hoá học tương tự như của
các đơn chất tham gia tạo thành hợp kim, nhưng tính chất vật lí và tính chất cơ học của hợp kim thì khác nhiều so
với tính chất các đơn chất.
- Trong ăn mòn điện hoá và sự điện phân người ta quy ước: ANOT là nơi xảy ra sự oxi hoá, CATOT là nơi xảy ra sự
khử.
Vd: Khi nhúng hai thanh Zn và Cu (tiếp xúc với nhau qua dây dẫn) vào dung dịch H
2
SO
4
loãng.
Hiện tượng:….

Vd: Khi điện phân dung dịch CuCl
2
với điện cực trơ và khi điện phân với dương cực (anot) bằng Cu.
Hiện tượng:…
- Chống ăn mòn kim loại: PP bảo vệ bề mặt, PP điện hoá. Tôn là sắt tráng kẽm; Sắt tây là sắt tráng thiếc. Một số kim
loại trong tự nhiên như nhôm, crom, kẽm,… có khả năng tự chống ăn mòn hoá học.
Chương 6. Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm.
- Các kim loại kiềm, bari kim loại có cùng kiểu mạng lập phương tâm khối.
- Tính chất vật lí và hoá học, ứng dụng của NaHCO
3
và Na
2
CO
3
.
- Công thức của thạch cao sống: Công thức của thạch cao nung:… Công thức của thạch cao
khan:……………. Thạch cao dùng để điều chỉnh tốc độ đông cứng của xi măng. Thạch cao nung còn được dùng để
nặn tượng, đúc khuôn và bó bột khi gãy xương.
- Ở nhiệt độ thường, CaCO
3
tan dần trong nước có hoà tan CO
2
tạo ra Ca(HCO
3
)
2
, chất này chỉ tồn tại trong dung
dịch. CaCO
3
+ H

2
O + CO
2

Ca(HCO
3
)
2
. (Chiều thuận giải thích sự xâm thực của nước mưa (có chứa CO
2
) đối với
đá vôi. Phản ứng nghịch giải thích sự tạo thành thạch nhũ trong các hang động.
Khi đun nóng hoặc áp suất CO
2
giảm đi thì Ca(HCO
3
)
2
bị phân huỷ tạo CaCO
3
kết tủa. Đá vôi dùng làm vật liệu xây
dựng, sx vôi, xi măng, thuỷ tinh,… Đá hoa dùng trong các công trình mĩ thuật (tạc tượng, trang trí, ) Đá phấn dễ
nghiền thành bột mịn làm phụ gia của thuốc đánh răng, ….
- Tác hại của nước cứng: Nước cứng tạo kết tủa với xà phòng làm cho quần áo nhanh mục nát, xà phòng ít bọt, giảm
khả năng tẩy rửa. Nước cứng làm thức ăn lâu chín, giảm mùi vị. Nước cứng tạo cặn trong nồi hơi, gây lãng phí nhiên
liệu và không an toàn. Nước cứng gây hiện tượng tắc đường ống dẫn nước nóng trong sản xuất và đời sống. Nước
cứng làm hỏng nhiều dung dịch cần pha chế.
- Bột nhôm trộn với bột Fe
2
O

3
gọi là hỗn hợp tecmit để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm dùng hàn đường ray. Nhôm là
nguyên tố phổ biến thứ 3 sau oxi và silic trong vỏ trái đất. Hợp chất của nhôm có mặt khắp nơi, như trong đất sét
(Al
2
O
3
. 2SiO
2
. 2H
2
O), mica (K
2
O. Al
2
O
3
. 6SiO
2
), boxit (Al
2
O
3
. 2H
2
O), criolit (3NaF. AlF
3
),…
- Trong thực tế sản xuất nhôm người ta điện phân nóng chảy gồm criolit và Al
2

O
3
. Criolit có tác dụng hạ nhiệt độ
nóng chảy của hỗn hợp, tạo được chất lỏng có tính dẫn điện tốt hơn, tạo hỗn hợp có khối lượng riêng nhỏ hơn nổi lên
trên và bảo vệ nhôm không bị oxi hoá bởi O
2
của không khí.
- Phèn chua công thức: K
2
SO
4
.Al
2
(SO
4
)
3
.24H
2
O. Khi thay
K

bằng
Li

, hay

4
NH
ta được các muối kép khác có

tên chung là phèn nhôm (nhưng không gọi là phèn chua).
- Oxit nhôm tồn tại ở hai dạng ngậm nước và dạng khan. Boxit, emeri, corinđon, rubi, saphia.
Chương 7. Sắt và một số kim loại quan trọng.
- Mối quan hệ giữa hợp chất sắt (II) và hợp chất sắt (III) . Fe
2+

Fe
3+
. (Nêu các chất oxi hoá Fe
2+
thành Fe
3+
, các
chất khử Fe
3+
thành Fe
2+
).
- Sắt tồn tại chủ yếu ở dạng hợp chất. Quặng sắt quan trọng là: quặng manhetit (Fe
3
O
4
) (hiếm có trong tự nhiên),
hematit đỏ (Fe
2
O
3
), quặng hematit nâu (Fe
2
O

3
.nH
2
O), quặng xiđerit (FeCO
3
), quặng pirit (FeS
2
).
- Gang là hợp kim của sắt với cacbon trong đó có từ 2-5% khối lượng cacbon, ngoài ra còn có một lượng nhỏ các
nguyên tố Si, Mn, S, …. Nguyên tắc sx gang là khử sắt oxit trong lò cao.
- Thép là hợp kim của sắt chứa từ 0,01-2% khối lượng cacbon cùng với một số nguyên tố khác (Si, Mn, Cr, Ni, …).
Nguyên tắc: giảm hàm lượng các tạp chất C, S, Si, Mn, … có trong gang bằng cách oxi hoá các tạp chất đó thành oxit
rồi biến thành xỉ và tách ra khỏi thép.
- Trong dd HCl, H
2
SO
4
loãng nóng, màng oxit bị phá huỷ, crom khử ion

H
tạo ra muối crom (II) và khí hiđro.
Muối crom (II) có tính khử mạnh, muối crom (III) có tính oxi hoá (môi trường axit) và tính khử (trong môi trường
kiềm). Trong môi trường thích hợp, muối cromat (màu vàng) và đicromat (màu da cam) chuyển hoá qua lại cho
nhau. Muối cromat (
2
4
CrO

) tồn tại trong mtr kiềm, muối đicromat (
2

2 7
Cr O

) tồn tại trong mtr axit.
- Hợp chất phổ biến của crom là quặng cromit (FeO.Cr
2
O
3
). Crom được điều chế bằng phương pháp nhiệt nhôm.
Lưu ý: Cấu hình electron của nguyên tử và ion kim loại: N, K, Mg, Ca, Al, Fe, Cr, Cu,

Na
,
K

, Mg
2+
, Ca
2+
, Al
3+
,
Fe
2+
, Fe
3+
, Cr
2+
, Cr
3+

, Cu
2+
. Những kim loại bị thụ động trong dung dịch H
2
SO
4
đặc, nguội và dd HNO
3
đặc nguội: Al,
Cr, Fe. Cr không tan trong dd H
2
SO
4
loãng và dd HCl loãng nguội. Cr
2
O
3
tan trong axit và kiềm đặc.
- Các chất tồn tại ở dạng cis là cao su thiên nhiên, axit oleic, axit linoleic.
- Phân biệt công thức của phenyl clorua và benzyl clorua; anilin và alanin.

×