Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (541.91 KB, 90 trang )

1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Những thành tựu phát triển KT-XH của thành phố Đà Nẵng trong những
năm qua, có sự đóng góp quan trọng của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài. Nâng cao sự tác động tích cực của FDI đối với phát triển KT-XH thành
phố sẽ góp phần thực hiện tốt Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 16-10-2003 của
Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ
CNH, HĐH đất nước, hoàn thành mục tiêu: đưa thành phố Đà Nẵng trở
thành “một trong những đô thị lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế- xã hội
lớn của miền Trung với vai trò là trung tâm công nghiệp, thương mại du lịch
và dịch vụ;…. phấn đấu để trở thành một trong những địa phương đi đầu
trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và cơ bản trở thành thành phố
công nghiệp trước năm 2020”.
Việc nghiên cứu sự tác động FDI đối với phát triển KT-XH trong thời
gian qua ở thành phố Đà Nẵng, trên cơ sở đó đề ra những giải pháp nhằm
nâng cao sự tác động tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của FDI đối với KT-
XH của Đà Nẵng là rất cần thiết. Do vậy, vấn đề “Tác động đầu tư trực tiếp
nước ngoài vào phát triển KT-XH ở thành phố Đà Nẵng” được chọn làm
đề tài nghiên cứu của luận văn.
2. Tình hình nghiên cứu
Thu hút Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam là vấn đề được nhiều
học giả quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, Nhưng nghiên cứu về tác động của
FDI chưa nhiều công trình. Đối với Đà Nẵng, đến nay chưa có công trình
nào nghiên cứu vấn đề: “Tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát
triển KT-XH ở thành phố Đà Nẵng”.
2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích: Tìm giải pháp nâng cao sự tác động tích cực, hạn chế tác
động tiêu cực của FDI vào phát triển KT-XH ở thành phố Đà Nẵng
3.2 Nhiệm vụ:


Nghiên cứu cơ sở lý luận của đầu tư trực tiếp nước ngoài;
Thực trạng sự và nguyên nhân tác động tích cực và tiêu cực của FDI đối
với phát triển KT-XH ở thành phố Đà Nẵng;
Đề ra các giải pháp để nâng cao tác động tích cực của FDI đối với đầu tư
trực tiếp nước ngoài.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Sự tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Đối tượng khảo sát: các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Đà Nẵng,
tình hình KT-XH có liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Phạm vi khảo sát: từ năm 1997-nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp khảo sát thực tế, phỏng vấn chuyên gia, phân tích, tổng
hợp, so sánh…
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn được kết cấu thành 3 chương, 9 tiết.
3
Chương 1: ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ VAI TRÒ FDI ĐỐI
VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ –XÃ HỘI
Chương 2: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KT-XH Ở ĐÀ NẴNG
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA FDI
ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KT-XH Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Chương 1: ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ VAI TRÒ FDI ĐỐI
VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ –XÃ HỘI
1.1 BẢN CHẤT, ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI
Khái niệm: Khái niệm đầu tư , Đầu tư trực tiếp, Đầu tư gián tiếp,
Đầu tư nước ngoài,
Đầu tư trực tiếp nước ngoài: FDI là sự di chuyển vốn quốc tế dưới hình

thức vốn sản xuất thông qua việc nhà đầu tư ở một nước đưa vốn vào một
nước khác để đầu tư, đồng thời trực tiếp tham gia quản lý, điều hành, tổ chức
sản xuất, tận dụng ưu thế về vốn, trình độ công nghệ, kinh nghiệm quản lý
nhằm mục đích thu lợi nhuận.
1.2 TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KT-XH
1.2.1 Khái niệm về phát triển KT-XH
Phát triển KT-XH là sự phát triển, trong đó tăng trưởng kinh tế nhanh,
có chất lượng, xã hội ổn định và phát triển, môi trường trong sạch. Phát triển
KT-XH là vấn đề vừa có tính cấp bách vừa có tính chiến lược đối với mỗi
4
quốc gia.
1.2.2 Những tác động tích cực của FDI đối với phát triển KT-XH
1.2.2.1 FDI thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bổ sung nguồn vốn cho phát
triển KT-XH
Tăng trưởng kinh tế thường gắn với tỷ lệ đầu tư. Vốn đầu tư cho phát
triển kinh tế được huy động từ hai nguồn chủ yếu là vốn trong nước và vốn
ngoài nước. Vốn trong nước được hình thành thông qua tiết kiệm và đầu tư.
Vốn nước ngoài được hình thành thông qua vay thương mại, đầu tư gián tiếp
và hoạt động FDI. Với các nước nghèo và đang phát triển, vốn là một yếu tố
đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế. Những quốc gia này luôn lâm
vào tình trạng thiếu vốn đầu tư, hoạt động sản xuất và đầu tư ở những nước
này như là một “vòng đói nghèo luẩn quẩn” (theo Paul A. Samuelson). Để
phá vỡ vòng luẩn quẩn ấy, các nước nghèo và đang phát triển phải tạo ra
“một cú huých lớn”, mà biện pháp hữu hiệu là tăng vốn cho đầu tư, huy động
các nguồn lực để phát triển nền kinh tế để tạo ra tăng trưởng kinh tế dẫn đến
thu nhập tăng.
So với những hình thức đầu tư nước ngoài khác, đầu tư trực tiếp nước
ngoài có những ưu điểm cơ bản sau đây:
- FDI không để lại gánh nợ cho chính phủ nước tiếp nhận đầu tư như hỗ
trợ phát triển chính thức (ODA) hoặc các hình thức đầu tư nước ngoài khác

như vay thương mại, phát hành trái phiếu ra nước ngoài Do vậy, FDI là hình
thức thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài tương đối ít rủi ro cho nước
tiếp nhận đầu tư.
- Nhà đầu tư không dễ dàng rút vốn ra khỏi nước sở tại như đầu tư gián
tiếp. Kinh nghiệm rút ra từ cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực 1997
đã cho thấy, những nước chịu tác động nặng nề của khủng hoảng thường là
5
những nước nhận nhiều vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động mạnh đến quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế của nước tiếp nhận, thúc đẩy quá trình này trên nhiều phương
diện: chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng lãnh thổ, cơ cấu các
thành phần kinh tế, cơ cấu vốn đầu tư, cơ cấu công nghệ, cơ cấu lao động
Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới với xuất phát điểm rất thấp. FDI
được coi là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho đầu tư phát triển KT-XH. Kể
từ khi Luật đầu tư nước ngoài được ban hành (1988) đến hết ngày 31/6/2006,
nước ta đã thu hút được trên 7.550 dự án (6.390 dự án còn hiệu lực) với mức
vốn đăng ký đạt hơn 68,9 tỷ USD và vốn thực hiện đạt trên 53,9 tỷ USD, vốn
đang hoạt động trên 36 tỷ USD. Tỷ lệ đóng góp vào GDP của khu vực FDI
ngày càng tăng. Nếu năm 1994, ở mức 6,9%, thì năm 2004 là 15,2% và “năm
2005 các doanh nghiệp FDI đóng góp 15,9% GDP… gần 10% tổng thu ngân
sách nhà nước” [13, tr153]. Khu vực FDI đã góp phần quan trọng trong việc
thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trở thành một
bộ phận quan trọng trong hệ thống kinh tế quốc dân.
1.2.2.2 Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần thúc đẩy phát triển công
nghệ, kỹ thuật, phương thức quản lý tiên tiến
Đây là điểm hấp dẫn quan trọng của FDI, bởi vì hầu hết các nước đang
phát triển có trình độ khoa học và công nghệ thấp, trong khi phần lớn những
kỹ thuật mới được phát minh trên thế giới vẫn xuất phát chủ yếu từ các nước
công nghiệp phát triển, do đó để rút ngắn khoảng cách và đuổi kịp các nước
công nghiệp phát triển các nước đang phát triển cần nhanh chóng tiếp cận với

các kỹ thuật mới. Có nhiều phương thức chuyển giao công nghệ khác nhau
như nhập khẩu thiết bị, kỹ thuật, mua hoặc hợp đồng sử dụng bản quyền, sáng
chế; tự thiết kế và sản xuất theo bản thiết kế tổng thể do bên nước ngoài cung
6
cấp Thực tế cho thấy, FDI là một kênh quan trọng đối với việc chuyển giao
công nghệ cho các nước vừa thiếu vốn, vừa có trình độ phát triển thấp, công
nghệ lạc hậu, trình độ quản lý kém, đội ngũ cán bộ chưa được đào tạo đầy đủ.
Ngoài ra, do áp lực cạnh tranh từ doanh nghiệp FDI, buộc các doanh nghiệp
trong nước phải tăng hiệu quả kinh doanh, thúc đẩy quá trình phổ biến,
chuyển giao công nghệ, nhờ thế mà thúc đẩy khoa học – công nghệ phát triển.
Đồng thời, FDI có tác dụng rõ nét hơn các hình thức đầu tư nước ngoài
khác trong việc chấn hưng, làm thay đổi nhanh chóng bộ mặt và sự sôi động
của nền kinh tế nước tiếp nhận nhờ gia tăng sự hiện diện của các nhà đầu tư
nước ngoài, kéo theo các dịch vụ cho họ vận tải, khách sạn, văn phòng, nhà
hàng ăn uống, vui chơi, giải trí
Tuy nhiên, không chỉ có các nước đang phát triển và chậm phát triển
quan tâm đến yếu tố chuyển giao công nghệ của FDI, mà các nước công
nghiệp phát triển cũng đang tìm cách tận dụng ưu điểm này của FDI nhằm
hợp lý hóa sản xuất, tận dụng lợi thế so sánh để nâng cao sức cạnh tranh, năng
suất và hiệu quả tổng thể của nền kinh tế. Những ngành có khả năng cạnh
tranh cao thì mở rộng đầu tư ra nước ngoài, những ngành trong nước kém sức
cạnh tranh thì có thể cho doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư, thậm chí thôn
tính hoặc xóa bỏ những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả trong nước. Đây
cũng là quá trình phân công lao động quốc tế, chuyên môn hóa và hợp lý hóa
sự phân bổ các nguồn lực thông qua FDI.
Đối với nước ta, hoạt động FDI những năm qua đã góp phần quan trọng
trong nâng cao năng lực công nghệ cho các doanh nghiệp FDI và các doanh
nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. “Đến năm 2002 việc chuyển giao công
nghệ trong khu vực có vốn ĐTNN chiếm 90% trong số 200 hợp đồng” [28,
tr.186]. Nhiều công nghệ mới đã được chuyển giao. Ví dụ như: khai thác dầu

7
khí ngoài khơi, lắp ráp các tổng đài kỹ thuật số, công nghệ chế tạo máy biến
thế, cáp; hệ thống lắp ráp tự động bảng mạch điện tử; sản xuất mô tơ nhỏ;
chíp điện tử; công nghệ về viễn thông; nuôi trồng, chế biến một số nông, lâm,
thủy sản; công nghệ dịch vụ kinh doanh khách sạn.
1.2.2.3 FDI góp phần thâm nhập thị trường thế giới và khu vực, mở
rộng thị trường xuất khẩu, thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Chủ thể chủ yếu của hoạt động FDI trên thế giới hiện nay là các công
ty, tập đoàn xuyên quốc gia với mạng lưới chân rết toàn cầu; thông qua tiếp
nhận đầu tư của các công ty, tập đoàn này, nước sở tại có điều kiện thuận lợi
để tiếp cận và thâm nhập thị trường quốc tế, mở rộng thị trường xuất khẩu,
làm quen với tập quán thương mại quốc tế, thích nghi nhanh hơn với những
thay đổi trên thị trường thế giới Đó là vai trò làm cầu nối và thúc đẩy quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế rất quan trọng của FDI, một nhân tố đẩy nhanh
quá trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới.
Các doanh nghiệp có vốn ĐTNN với uy tín của mình đã giúp hàng hóa
Việt Nam thâm nhập thị trường thế giới. “Đến nay, hàng hóa Việt Nam đã có
mặt trên 140 nước và ngày càng khẳng định chỗ đứng của mình trên thị
trường mới như: EU, châu Mỹ, Trung Đông… góp phần tăng nguồn thu cho
ngân sách …. trong 5 năm qua (2001-2005) mỗi năm đóng góp cho ngân sách
gần 1 tỷ USD” [16, tr.111].
hoạt động FDI góp phần quan trọng đối với đẩy mạnh xuất khẩu và cải
thiện cán cân thanh toán. Trong đó, xuất khẩu là một trong những giải pháp
tăng trưởng kinh tế, góp phần tăng thêm thu nhập cho nền kinh tế, từ đó tạo
điều kiện để giải quyết các vấn đề xã hội; Thông qua thặng dư xuất khẩu và
chuyển vốn đầu tư vào Việt Nam, hoạt động FDI góp phần vào việc hạn chế
thâm hụt của cán cân thanh toán.
8
Với sự đóng góp của các doanh nghiệp FDI, kim ngạch xuất khẩu Việt
Nam tăng nhanh, góp phần nâng mức tăng kim ngạch xuất khẩu lên 16% năm

2005. Nếu như giai đoạn 1990-1995 kim ngạch xuất khẩu khu vực ĐTNN đạt
trên 1,12 tỷ USD thì giai đoạn 1996-2000 đạt trên 10,6 tỷ (chiếm 25% kim
ngạch xuất khẩu cả nước). Đến giai đoạn 2001-2005, xuất khẩu của khu vực
FDI (không kể dầu thô) đạt mức 33,8 tỷ USD, chiếm trên 33% tổng giá trị
xuất khẩu của cả nước. Nếu tính cả xuất khẩu dầu thô, tỷ lệ này đạt gần 55%.
Khu vực FDI chiếm khoảng 15% tổng sản phẩm nội địa (GDP), 18% tổng
vốn đầu tư toàn xã hội. Với sự tăng trưởng của xuất khẩu, cán cân thương mại
khu vực FDI luôn thăng dư: trong năm 1995 là 5 triệu USD, năm 2002 là
1,184 triệu USD và năm 2003 là 1,3 triệu USD.
1.2.2.4 FDI góp phần giải quyết việc làm, cải thiện nguồn nhân lực
 FDI góp phần giải quyết việc làm:
Bằng việc tăng nguồn vốn đầu tư xã hội, FDI tác động đến cung – cầu
lao động; nó không những trực tiếp thu hút và sử dụng lao động, mà còn gián
tiếp tạo thêm việc làm cho các ngành dịch vụ và cho các ngành công nghiệp
phụ trợ trong nước.
Ở nước ta, FDI đã trực tiếp thu hút, giải quyết số lượng việc làm cho xã
hội. Số người lao động trong các doanh nghiệp FDI tăng lên hàng năm. Cuối
năm 1993 số lao động trong các dự án FDI chỉ có 49.892 lao động, thì đến
cuối năm 2004 là 739.000 người, tăng 15 lần so với năm 1993. Giai đọan
1993-2004 bình quân mỗi năm số lao động trong khu vực FDI tăng thêm
66,18 nghìn lao động”.
Cùng với việc phát triển của khu vực FDI, nhiều lĩnh vực, ngành nghề
sản xuất, cung ứng dịch vụ cho khu vực này cũng phát triển theo. Như vậy, sẽ
nâng cao khả năng tạo việc làm, giảm bớt tỉ lệ thất nghiệp. Hiện nay, với
9
chính sách tăng dần tỉ lệ nội địa hóa trong sản phẩm của các doanh nghiệp
FDI các ngành sản xuất ô tô, xe máy, giày da, may mặc…. đã xuất hiện thêm
nhiều doanh nghiệp vệ tinh cung cấp sản phẩm dịch vụ cho doanh nghiệp
FDI, tạo ra nhiều việc làm. Tùy theo lĩnh vực sản xuất, số việc làm do doanh
nghiệp FDI gián tiếp tạo ra tương đối lớn. Năm 2002 số lao động gián tiếp do

doanh nghiệp FDI tạo ra là 553.570, bằng với số lao động đang trực tiếp trong
khu vực FDI. Đến cuối năm 2004, các doanh nghiệp FDI thu hút 77 vạn lao
động trực tiếp và 1,5 triệu lao động gián tiếp
 FDI góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:
FDI tác động đến vấn đề lao động của nước tiếp nhận đầu tư liên quan
đến cả số lượng và chất lượng lao động. FDI đã góp phần quan trọng trong
việc nâng cao năng lực, kỹ năng lao động và quản trị doanh nghiệp của lao
động Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp FDI đã tạo điều kiện cho lao động nước
ta nâng cao tay nghề, tiếp cận kỹ năng, công nghệ và kinh nghiệm quản lý
tiên tiến, rèn luyện kỷ luật, tác phong lao động công nghiệp tại doanh nghiệp
hoặc gửi đi đào tạo ở nước ngoài. “Hiện nay, trình độ, năng lực của 6000 cán
bộ quản lý, 25.000 cán bộ kỹ thuật và trình độ tay nghề của hàng vạn lao động
ở các doanh nghiệp CVĐTNN được nâng lên rõ rệt” [16, tr.113]
Việc cạnh tranh với các doanh nghiệp FDI, thúc đẩy các doanh nghiệp
trong nước đổi mới công nghệ, cải tiến quản lý, tăng cường cán bộ, thu hút
nhân tài, nâng cao trình độ, năng lực của lao động cũng góp phần rất lớn trong
việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam.
1.2.3 Những tác động tiêu cực của FDI đối với kinh tế – xã hội
Bên cạnh những mặt tích cực, FDI có thể gây ra tác động bất lợi cho
nước tiếp nhận, cần phải lưu ý:
1.2.3.1 Mất cân đối trong đầu tư
10
Việc sử dụng nhiều vốn đầu tư nước ngoài nói chung và FDI nói riêng
có thể dẫn đến việc thiếu chú trọng huy động và sử dụng tối đa vốn trong
nước. Từ đó, gây ra sự mất cân đối trong cơ cấu đầu tư (giữa vốn trong nước
và vốn nước ngoài), có thể gây nên sự phụ thuộc của nền kinh tế vào vốn
nước ngoài, vào nhà đầu tư nước ngoài (kể cả bí quyết kỹ thuật, công nghệ,
đầu mối cung cấp vật tư, nguyên liệu, thị trường sản phẩm ). Nếu tỷ trọng
FDI chiếm quá lớn trong tổng vốn đầu tư phát triển thì tính độc lập tự chủ có
thể bị ảnh hưởng, nền kinh tế phát triển có tính lệ thuộc bên ngoài, thiếu vững

chắc (nhất là khi dòng vốn FDI có sự biến động, giám sát lớn )
1.2.3.2 Lợi dụng biện pháp chuyển giá để trốn thuế gây thiệt hại cho ngân
sách và người tiêu dùng, gây sức ép cạnh tranh đến các doanh nghiệp trong nước
Các nhà đầu tư nước ngoài thường sử dụng lợi thế của mình đối với
doanh nghiệp ở nước tiếp nhận, nhất là trong trường hợp liên doanh, để thực
hiện biện pháp “chuyển giá” (transfer pricing) thông qua cung ứng nguyên vật
liệu, chi tiết, linh kiện, bộ phận, sản phẩm dở dang với giá cao, thu lợi ngay từ
khâu này, làm cho giá thành sản phẩm cao một cách giả tạo, giảm lợi nhuận,
thậm chí gây ra “lỗ giả, lãi thật”, gây thiệt hại cho người tiêu dùng và giảm
thu ngân sách của nước sở tại. Gần đây, Công ty Giám định quốc tế SGS
(Thụy sĩ) tiến hành giám định thí điểm 14 dự án FDI theo hình thức liên
doanh tại Việt Nam thì đã có 8 dự án chủ đầu tư báo thiết bị nhập khẩu cao
hơn 10-20% giá thực tế.
Theo số liệu quản lý của Tổng cục Thuế và tham khảo số liệu của Bộ Kế
hoạch Đầu tư, doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài (ĐTNN) năm 2002, trong số
trên 3.000 DN được cấp mã số thuế, doanh nghiệp có lãi chỉ chiếm 31,7%
(năm 2001 tỷ lệ này là khoảng 25%), số thuế thu nhập doanh nghiệp đóng góp
cho ngân sách chiếm dưới 8% tổng thu từ thuế TNDN và xu thế chuyển từ
11
liên doanh thành 100% vốn nước ngoài ngày càng gia tăng (tỷ trọng doanh
nghiệp 100% vốn nước ngoài so với doanh nghiệp liên doanh là 35% năm
1998 lên 75% năm 2002). Theo kinh nghiệm quốc tế thì đây là dấu hiệu của
việc lợi dụng giá chuyển nhượng để trốn, tránh thuế.
Thông qua sức mạnh hơn hẳn về tiềm lực tài chính, công nghệ, các
doanh FDI tạo ra sức ép cạnh tranh khốc liệt đến các doanh nghiệp trong
nước. Các doanh nghiệp trong nước nếu không đủ mạnh dễ bị mất thị phần,
làm ăn thua lỗ, thậm chí phá sản. Đôi khi, doanh nghiệp 100% vốn nước
ngoài thực hiện chính sách cạnh tranh bằng con đường bán phá giá, chịu lỗ
trong giai đoạn đầu và các hình thức cạnh tranh không bình đẳng khác để loại
trừ đối thủ cạnh tranh độc chiếm hoặc khống chế thị trường, lấn át các doanh

nghiệp trong nước, làm cho một ngành hoặc một số ngành sản xuất trong
nước không phát triển được.
1.2.3.3 Nguy cơ trở thành bãi thải công nghệ
Lợi dụng trình độ công nghệ thấp và quản lý yếu kém của nước chủ nhà,
một số nhà đầu tư nước ngoài thông qua con đường FDI để tiêu thụ những
máy móc, thiết bị lạc hậu, thậm chí đã thải loại sang nước tiếp nhận FDI.
Thực tế ở nhiều nước cho thấy khi thực hiện các dự án liên doanh, các đối tác
nước ngoài đã tranh thủ góp vốn bằng các thiết bị và vật tư đã lạc hậu, đã qua
sử dụng (được tân trang) hoặc nhiều khi đã đến thời hạn thanh lý. Nếu không
có những quy định và sự kiểm soát chặt chẽ, nước nhận FDI dễ trở thành “bãi
thải công nghệ” của các công ty xuyên quốc gia, gây thiệt hại to lớn cho nền
kinh tế.
Ở Việt Nam tình trạng trên đang là vấn đề cần chú ý. Theo báo cáo của
Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường năm 2002: qua thẩm định 727 máy
móc, thiết bị của 42 liên doanh với nước ngoài, thì có 72% sản xuất từ 1960,
12
trong đó 2/3 thiết bị đã khấu hao hết; đa số công nghệ nhập vào ngành cơ khí,
hóa chất, công nghiệp nhẹ, chế biến thực phẩm thuộc loại thông dụng, phổ
biến ở nhiều nước; không ít dự án thiết bị, công nghệ nhập vào phần nhiều cũ
kỹ, lạc hậu.
Do vậy, công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực thu hút và quản lý
nguồn vốn FDI cần có các biện pháp hữu hiệu để có thể giảm thiểu tình trạng
tiếp nhận công nghệ lạc hậu, thiết bị, máy móc cũ, năng suất thấp gây thiệt hại
cho nền kinh tế.
1.2.3.4 Tác động tiêu cực đến vấn đề xã hội
Sự có mặt của các doanh nghiệp có vốn nước ngoài, các công ty xuyên
quốc gia có khả năng gây ra một số ảnh hưởng bất lợi về KT-XH như làm
tăng chênh lệch về thu nhập, làm gia tăng sự phân hóa trong các tầng lớp nhân
dân, tăng mức độ chênh lệch phát triển trong một vùng hoặc giữa các vùng
Đặc biệt, sự gia tăng số lượng dự án FDI, bao giờ cũng kèm theo sức ép về

các chính sách an sinh xã hội, trật tự an toàn cho nước chủ nhà. Việc đầu tư
cho an sinh xã hội cũng đòi hỏi chi phí ngân sách không nhỏ, như: xây dựng
nhà ở, trường học, y tế, công trình văn hóa – xã hội, vệ sinh môi trường, các
dịch vụ công khác…
Đặc biệt, hiện tượng các chủ doanh nghiệp FDI lợi dụng sự thiếu hiểu
biết của các cơ quan, cán bộ quản lý và người lao động, kẽ hở của chính sách,
pháp luật Việt Nam để khai thác triệt để sức lao động của công nhân; ở nhiều
nơi còn có hành động đối xử bất công, xúc phạm nhân phẩm người lao động,
gây mâu thuẫn, phản kháng của công nhân như xo xát, đình công, lãn công…
Trên đây là một số tác động tiêu cực của FDI. Tuy nhiên, những tác
động gây ảnh hưởng đến KT-XH ra sao, mức độ thế nào, còn phụ thuộc vào
yếu tố chủ quan của nước chủ nhà. Nếu chúng ta có sự chuẩn bị kỹ lưỡng,
13
đầy đủ và có các biện pháp phù hợp, thì có thể hạn chế, giảm thiểu được
những tác động tiêu cực, bất lợi, phát huy mặt tích cực của FDI cho tiến trình
phát triển KT-XH của đất nước.
1.3 KINH NGHIỆM VỀ THU HÚT FDI ĐỂ PHÁT TRIỂN KT-XH
1.3.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc
Kể từ khi bắt đầu thực hiện chính sách cải cách mở cửa năm 1978 đến
nay, nền kinh tế Trung Quốc đã có sự biến đổi mạnh mẽ với tốc độ tăng
trưởng cao liên tục trong nhiều năm, GDP tăng bình quân 9,5%. Trong các
yếu tố tác động tạo ra mức tăng trưởng cao như vậy có sự đóng góp quan
trọng của đầu tư trực tiếp nước ngoài. Với 40-45 tỷ USD/năm những năm
1990-2000 và 53 tỷ USD năm 2005 (gần 60% lĩnh vực sản xuất và 24% là
lĩnh vực bất động sản), Trung Quốc đã trở thành nước tiếp nhận FDI khoảng
30% tổng các luồng FDI vào tất cả các nước đang phát triển.
Tuy có một số tác động tiêu cực, nhưng về cơ bản FDI đã có những tác
động tích cực đến kinh tế – xã hội của Trung Quốc. Tận dụng được FDI,
Trung Quốc có điều kiện để cải cách cơ cấu kinh tế, phát triển công nghiệp,
hiện đại hóa đất nước, rút ngắn khoảng cách với thế giới về khoa học – công

nghệ, thúc đẩy cải cách kinh tế và hội nhập quốc tế. Năm 2001, khu vực FDI
đóng góp 1/3 tổng sản lượng công nghiệp, 1/5 giá trị gia tăng công nghệ cao,
51,5% xuất khẩu, thu hút gần 23 triệu lao động. Các khu vực kinh tế vốn lạc
hậu ở phía Trung và Tây Trung Quốc, nhờ FDI đã dần dần phát triển trên cơ
sở phát huy các ưu thế về lao động và tài nguyên dồi dào của Trung Quốc.
Có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm trong việc phát huy tác dụng
tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của FDI đối với phát triển KT-XH ở Trung
Quốc như sau:
Một là, nhất quán quan điểm phát triển dựa trên nguồn lực bên trong và
14
bên ngoài, kiên trì theo đuổi mục tiêu cải cách và mở cửa, đối xử cân bằng
giữa nguồn lực trong nước và nước ngoài, sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài một cách chủ động, hợp lý và hiệu quả, coi hoạt động đầu tư trực tiếp
nước ngoài là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế XHCN.
Nhờ vậy, nền kinh tế phát triển cân đối, vừa phát huy được nguồn nội
lực, vừa tranh thủ được nguồn ngoại lực (mà chủ yếu từ FDI) để phát triển
KT-XH.
Hai là, Mở cửa từng bước, hợp lý và vững chắc. Với việc mở cửa từng
bước, hợp lý và vững chắc, Trung Quốc đã đảm bảo mục tiêu đẩy nhanh quá
trình hội nhập, nhưng hạn chế những thiệt hại cho doanh nghiệp các các
ngành kinh tế trong nước, giữ vững được an ninh kinh tế, giữ vững môi
trường.
Ba là, thống nhất môi trường pháp lý giữa đầu tư trong nước và đầu tư
nước ngoài. Sự thống nhất môi trường pháp lý đầu tư, vừa là cơ sở để nhà
nước quản lý kinh tế, xã hội bằng pháp luật, hạn chế những mặt tiêu cực của
FDI, đồng thời là cơ sở để các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp
nước ngoài hoạt động, ứng xử trên thương trường một cách bình đẳng và
minh bạch.
Bốn là, thu hút FDI từ cộng đồng người Hoa trên thế giới. Nhân tố này
là đặc trưng riêng tạo nên sự thành công của Trung quốc trong thu hút và phát

huy tính tích cực của FDI. Trên thực tế có hơn một nửa tổng các luồng vốn
FDI đi vào Trung quốc có nguồn gốc từ Hong Kong, Singapore và Đài Loan,
phần lớn các dự án từ luồng vốn này đều có thiện chí trong đầu tư xây dựng
phát triển quê hương.
1.3.2 Kinh nghiệm của tỉnh Bình Dương
Theo đánh giá của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
15
(VCCI): Bình Dương hiện là tỉnh đứng đầu trong bảng xếp hạng năng lực
cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2006. Tính đến tháng 6-2006, toàn tỉnh Bình
Dương đã có 1.203 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng vốn đầu
tư gần 5,6 tỷ USD, trong đó có 559 dự án FDI đầu tư trong các khu công
nghiệp (KCN) tập trung với tổng vốn 2,83 tỷ USD.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm gần 70% tổng nguồn vốn đầu tư
phát triển thời kỳ 1998 – nay. FDI là một trong những nguồn lực quan trọng
tác động tích cực vào tăng trưởng GDP, với tốc độ từ 14,57% năm 1999 lên
15,2% năm 2004. Mặt khác nó còn góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo hướng CNH, HĐH. Các dự án FDI hoạt động ở hầu hết các ngành
kinh tế: 97,5% số dự án trong ngành công nghiệp (tập trung ngành công
nghiệp chế biến, ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện, gas, khí đốt),
1,2 tổng số dự án ở ngành dịch vụ và 0,83% số dự án ngành nông, lâm
nghiệp.
Khu vực FDI đã góp phần nâng cao trình độ công nghệ. Nhiều công
nghệ mới đã được nhập vào tỉnh như: lắp ráp sản xuất ô tô, sản xuất tổng đài
điện thoại kỹ thuật số, sản xuất cáp quang, dây chuyền tự động lắp ráp hàng
điện tử, với trình độ công nghệ bằng hoặc cao hơn các thiết bị tiên tiến đã có
trong nước. Nhờ tiếp cận với các công nghệ mới, thiết bị hiện đại, phương
pháp quản lý tiên tiến đã dần dần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của
tỉnh.
FDI đã làm tăng nhanh sản phẩm xuất khẩu, tiếp cận với thị trường quốc
tế, góp phần đẩy nhanh tiến trình hội nhập. Tổng giá trị hàng xuất khẩu của

các doanh nghiệp FDI hiện nay đã đạt 1.348 triệu USD. Giá trị xuất khẩu của
các doanh nghiệp FDI trên địa bàn chiếm 60% doanh thu doanh nghiệp. Cơ
cấu sản phẩm xuất khẩu chuyển từ nông sản và bán thành phẩm sang các sản
16
phẩm công nghiệp và tinh chế, nhiều ngành sản xuất nguyên nhiên liệu tại địa
phương và hệ thống sản xuất, dịch vụ và công nghiệp phụ trợ ra đời vừa đẩy
nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, vừa phát huy được những nguồn lực sẵn có
của tỉnh, giải quyết việc làm cho người lao động trọng và ngoài tỉnh…
Nhiều dự án FDI đã đầu tư vào lĩnh vực bưu chính viễn thông, giao
thông vận tải, năng lượng, làm đường cao tốc, đã góp phần cải thiện rõ rét hệ
thống giao thông, bộ mặt đô thị, nâng cấp nhanh chóng cơ sở hạ tầng - kỹ
thuật của tỉnh. Ngược lại, hạ tầng – kỹ thuật ngày càng tốt thúc đẩy phát triển
KT-XH của tỉnh, tăng hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp FDI, đồng
thời cũng là điều kiện thuận lợi tiếp tục thu hút FDI, góp phần đưa Bình
Dương là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút ĐTNN.
Nhìn chung, hoạt động FDI trong thời gian qua, đã có nhiều tác động
tích cực tới quá trình tăng trưởng KT-XH của tỉnh Bình Dương. Sự hiện diện
của các nhà đầu tư nước ngoài là nhân tố tích cực để tạo ra môi trường kinh
doanh năng động cho Bình Dương. FDI đang thực sự trở thành một bộ phận
quan trọng, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế, góp phần vào việc giải quyết
những mục tiêu KT-XH của tỉnh. Tuy vậy, hoạt động FDI còn có một số tác
động tiêu cực chính đối với KT-XH tỉnh Bình Dương như sau:
Một là, FDI gây ra sự mất cân đối trong cơ cấu kinh tế. FDI chỉ tập
trung vào công nghiệp ở lĩnh vực sản xuất nước giải khát, hoá mỹ phẩm, giày
da, may mặc và các vùng thuận lợi có cơ sở hạ tầng tốt và gần TP. Hồ Chí
Minh như Thị xã Thủ Dầu Một, huyện Thuận An, huyện Dĩ An
Hai là, tác động không tích cực đối với các doanh nghiệp trong nước.
Với trình độ công nghệ, kinh nghiệm quản lý và khả năng về vốn còn thấp
nên các doanh nghiệp trong nước thường thua thua thiệt, phá sản trong cuộc
cạnh tranh này với các doanh nghiệp nước ngoài (trong đó có FDI). Bên cạnh

17
đó, trong các doanh nghiệp liên doanh, chúng ta cũng thường thua thiệt nếu
các liên doanh này làm ăn kém hiệu quả, khi đó phải dùng vốn góp để khấu
trừ vào phần thua lỗ.
Ba là, tác động xấu đến môi trường. Vấn đề ô nhiễm môi trường đô thị,
đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước, rác thải rắn, nhất là rác thải công nghiệp có
xu thế gia tăng, do có tốc độ đô thị hoá và mật độ công nghiệp cao, đang trở
thành vấn đề cấp bách cần giải quyết.
Bốn là, FDI làm sự gia tăng dân số cơ học gây sức ép đến yêu cầu
phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội, như nhu cầu nhà ở, điện, nước
sinh hoạt và một loạt vấn đề xã hội cần giải quyết như đảm bảo trật tự, an
toàn xã hội, hệ thống dịch vụ công….
Năm là, các tranh chấp lao động giữa giới chủ và người lao động trong
các FDI ngày càng tăng, và chậm được giải quyết. Vì thế thường dẫn đến
đình công, bãi công trái pháp luật, gây mất trật tự, trị an, và làm ảnh hưởng
đến sản xuất, thiệt hại cho người lao động và uy tín của doanh nghiệp.
1.3.3 Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Nam
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Quảng Nam chỉ thực sự
bùng phát vào giai đoạn 2001 - 2005. Đây là giai đoạn có tính chất quyết định
trong bối cảnh vùng kinh tế trọng điểm miền Trung được định hình: Khu công
nghiệp Dung Quất khởi động, thành lập Khu kinh tế mở Chu Lai, Quảng Nam
mở rộng quy mô đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chỉnh trang thành phố và Mỹ
Sơn, Hội An trở thành Di sản văn hóa thế giới…
Chỉ riêng giai đoạn 2001 - 2005, Quảng Nam đã thu hút đến 45 dự án
với tổng vốn đầu tư 310 triệu USD, tạo việc làm cho 8.300 lao động, đóng
góp vào ngân sách tỉnh bình quân 170 tỷ đồng/năm. Nhiều dự án lớn đã đi vào
hoạt động, kinh doanh có lãi như Khu du lịch Victoria Việt Nam, khách sạn
18
Riverpark, sản xuất các khuôn đúc và bột thạch anh Hoằng Tiệp, khai thác và
chế biến đá xây dựng (Wei Xern Sin Industrial), may xuất khẩu (Triệu Vỹ),

sản xuất giày (Rieker), sản xuất nước giải khát (Pepsico), Khu du lịch văn hóa
làng quê (BNC)
FDI đã tác động tích cực đến tình hình phát triển KT-XH Quảng Nam.
Trước hết, việc thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào địa bàn
tỉnh Quảng Nam đã giải quyết được nhu cầu về vốn cho đầu tư phát triển KT-
XH, góp phần khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong
nước, tạo thế và lực phát triển mới cho nền kinh tế.
Vốn đầu tư của nước ngoài có mặt ở hầu hết tất cả các ngành, đặc biệt là
những ngành mà Quảng Nam có lợi thế. FDI đã góp phần chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế theo hướng CNH, HĐH, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ
và giảm tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu ngành. Chất lượng dự án vì vậy
cũng được nâng lên về mặt công nghệ, môi trường và qui mô.
FDI đã thúc đẩy quá trình mở cửa và hội nhập, là một trong những kênh
đưa các sản phẩm sản xuất từ Quảng Nam xâm nhập thị trường các nước một
cách có lợi nhất. Thông qua thực hiện các dự án đầu tư các nhà đầu tư nước
ngoài trở thành cầu nối, là điều kiện tốt để Quảng Nam nhanh chóng tiếp cận
và tiến hành hợp tác được với nhiều quốc gia, nhiều tổ chức quốc tế, cũng như
trung tâm kinh tế, kỹ thuật công nghệ mạnh của thế giới. Kim ngạch xuất
khẩu ngày càng tăng, từ 6 triệu USD/năm 2000 lên 74 triệu USD/năm 2005.
Bên cạnh đó, nhiều dự án lớn đã đi vào hoạt động kinh doanh có lãi, tạo
ra sự đa dạng về sản phẩm, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm, tăng xuất
khẩu, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động, đáng nói
là thu nhập bình quân của người lao động trong khu vực có vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài cao nhất trong các khu vực, bình quân khoảng 1,736 triệu
19
đồng/người/tháng
Có thể rút ra ba kinh nghiệm chủ yếu trong việc sử dụng có hiệu quả
FDI tại Quảng Nam:
- Tập trung thu hút FDI vào lĩnh vực có thế mạnh như du lịch và phát
triển theo định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng CNH,

HĐH, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng nông
nghiệp.
- FDI chưa có tác động mạnh đến vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa,
vùng đặc biệt khó khăn.
- Tiếp nhận dự án FDI thiếu chọn lọc, nên giảm tính tích cực của FDI; thực
hiện chính sách “rải thảm đỏ'' cho FDI, ưu đãi quá thẩm quyền làm giảm
nguồn thu ngân sách.
20
Chương 2
TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI
PHÁT TRIỂN KT-XH Ở ĐÀ NẴNG
2.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, XÃ HỘI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Thành phố Đà Nẵng được tách ra từ tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng để trở
thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương từ ngày 1-1-1997, với dân số
gần 800 ngàn người, diện tích tự nhiên 1.247 km
2
, 8 quận huyện (có 2 huyện,
trong đó 1 huyện đảo: Hoàng Sa).
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên
Đà Nẵng nằm ở miền Nam Trung bộ, trên
trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ, đường
sắt, đường biển và đường hàng không. Thành
phố là trung điểm của 3 di sản văn hoá thế giới
nổi tiếng là cố đô Huế, Phố cổ Hội An và Thánh
địa Mỹ Sơn. Trong phạm vi khu vực và quốc tế,
Đà Nẵng là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và
các nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma đến các nước vùng Đông Bắc
Á thông qua Hành lang kinh tế Đông - Tây.
Địa hình hình thành phố Đà Nẵng khá đa dạng, gồm đồi núi, trung du và
đồng bằng ven biển; có bờ biển dài 30 km, vịnh nước sâu, vùng lãnh hải thềm lục

địa độ sâu 200 m trải ra 125 km tạo thành vành đai nước nông rộng lớn thích hợp
cho kinh tế biển. Bờ biển Đà Nẵng được tạp chí Forbes của Mỹ xếp vào 1 trong 6
bãi biển quyến rũ nhất hành tinh, với nhiều bãi tắm đẹp như Non Nước, Mỹ Khê,
Nam Ô . Núi Bà Nà ở tây bắc thành phố cao gần 1500m so với mặt biển, quanh
năm không khí mát mẻ, có nhiệt độ trung bình 20
0
C, được coi như một “tiểu Đà
21
Lạt”, là địa điểm lý tưởng cho du lịch và nghỉ dưỡng. Khí hậu Đà Nẵng là nơi
chuyển tiếp, đan xen giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam, với hai mùa rõ rệt: mùa
khô từ tháng 1 đến tháng 7; mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 12. Do địa hình dốc,
sông suối ngắn, nên mùa mưa thành phố thường bị lũ lụt. Thành phố cũng thường
xuyên chịu ảnh hưởng của bão (trung bình 8 cơn bão/năm).
2.1.2 Đặc điểm xã hội
Đà Nẵng có cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh so với các tỉnh miền
Trung – Tây nguyên, với đủ 4 loại đường giao thông thông dụng (đường bộ,
đường sắt, đường biển và đường hàng không). Từ đây, có các tuyến đường
biển đi đến hầu hết các cảng lớn của Việt Nam và trên thế giới. Sân bay hàng
không quốc tế Đà Nẵng có khả năng đón các loại máy bay hiện đại trên thế
giới. Ngoài ra, hệ thống cấp nước, cấp điện và thông tin liên lạc của Đà Nẵng
phát triển mạnh và ngày càng được hiện đại hóa, được đánh giá xếp thứ ba
trong cả nước chỉ sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố có 5 khu
công nghiệp (KCN) tương đối hoàn chỉnh.
Là trung tâm giáo dục – đào tạo của miền Trung với 7 trường đại học,
13 trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp và một hệ thống trường dạy
nghề, cơ sở đào tạo ngoại ngữ, tin học; Đà Nẵng đào tạo hàng chục nghìn lao
động trẻ mỗi năm. Lực lượng lao động của thành phố được đánh giá có chất
lượng hàng đầu của khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
So với các tỉnh lân cận, Đà Nẵng có hệ thống tài chính, tín dụng phát
triển hơn hẳn, với 24 chi nhánh, văn phòng của các ngân hàng và công ty cho

thuê tài chính đang hoạt động.
2.2 KHÁI LƯỢC VỀ TÌNH HÌNH FDI Ở ĐÀ NẴNG
2.2.1 Số lượng dự án và dòng vốn FDI vào thành phố Đà Nẵng từ 1997-2006 có
xu hướng ngày càng tăng
22
Đến đầu tháng 11-2006, có 89 dự án FDI còn hiệu lực tại Đà Nẵng (vốn
đầu tư hơn 1,07 tỷ USD), trong đó 52 dự án đi vào hoạt động, 37 dự án đang
triển khai xây dựng nhà xưởng.
Đô thị 2.1 Số lượng dự án FDI từ năm 1997-2006
6
4
2
3
6
8
12
9
18
16
0
2
4
6
8
10
12
14
16
18
20

1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Năm
S

d

án
(Nguồn Sở Kế hoạch - Đầu tư thành phố Đà Nẵng, xem phụ lục 1, trang v)
Đồ thị 2.1 cho thấy tình hình thu hút FDI vào thành phố Đà Nẵng phân
làm hai giai đoạn: giai đoạn giảm sút (từ năm 1997-2000 ) và giai đoạn tăng
trưởng (2001 đến nay). Năm 1997, khi thành phố Đà nẵng trở thành đơn vị
hành chính độc lập trực thuộc Trung ương cũng là thời điểm mà thu hút FDI
vào Việt Nam nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng đang có xu hướng
giảm. Nếu năm 1997 thành phố thu hút 06 dự án mới thì đến năm 2000 còn 03
dự án và tương ứng với tổng vốn đầu tư cũng giảm từ 477,50 triệu USD xuống
371,15 triệu USD (một số dự án bị rút giấy phép trước thời hạn).
Nguyên nhân, một phần ảnh hưởng khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu
vực Châu Á. Mặt khác, kinh tế các nước ASEAN có nhiều vấn đề sau thời
gian tăng tốc và phát triển “nóng”. Giai đoạn này, các nhà đầu tư phải điều
chỉnh kế hoạch hoạt động: sợ rủi ro; nguồn vay vốn từ ngân hàng và các tổ
chức tín dụng gặp khó khăn; e ngại thị trường bị thu hẹp, sức mua giảm…

Ngoài ra, chính sách pháp luật liên quan đến đầu tư nước ngoài trong giai đoạn
23
này còn thiếu sự ổn định, đôi khi còn chồng chéo, nhất là quy định của các bộ
ngành và địa phương. Hơn nữa, trong giai đoạn này xét về cơ sở vật chất và hạ
tầng phục vụ cho các dự án đầu tư nước ngoài vào thành phố là còn hạn chế so
với các thành phố khác như: Hà Nội, Hải Phòng, Hồ Chí Minh…ít nhiều đã
ảnh hưởng đến thu hút và hoạt động của FDI.
Đến năm 2001, FDI có dấu hiệu khôi phục dần và ngày càng phát triển
mạnh mẽ. Giai đoạn năm 2001-2006 (tính đến 30-9-2006) trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng có thêm 72 dự án FDI được cấp giấy phép mới với tổng vốn đầu
tư là 443,5 triệu USD. Nếu như giai đoạn năm 1997-2000, thành phố thu hút
FDI trung bình 3,5 dự án mới/năm, thì trong thời kỳ 2001-2006 bình quân mỗi
năm thu hút gần 11 dự án, gấp hơn ba lần so với giai đoạn trước. Tốc độ tăng
trung bình là 39,59%/ năm, cao hơn tốc độ tăng chung của cả nước (33,7%/ năm).
Kết quả này đã khẳng định tính tích cực trong chỉ đạo, đổi mới cơ chế
và vận dụng một cách linh hoạt để đẩy mạnh thu hút FDI. Thành phố đã lập dự
án gọi vốn, lên danh mục dự án gửi đến các doanh nghiệp, các tập đoàn lớn
của nước ngoài, tiến hành kết nghĩa với các thành phố lớn của Liên Bang Nga,
Nhật, Mỹ, Australia
(1)
…và mở văn phòng đại diện tại Nhật tạo thuận lợi cho
công tác thu hút FDI.
2.2.2 Cơ cấu FDI ở thành phố Đà Nẵng
Xét theo cơ cấu vốn FDI ở thành phố Đà Nẵng theo thứ tự tỷ trọng vốn
góp từ cao đến thấp là: 100 % vốn – liên doanh - hợp đồng hợp tác kinh
doanh. Thời kỳ đầu đa số doanh nghiệp FDI là doanh nghiệp liên doanh với
doanh nghiệp nhà nước. Song, số lượng doanh nghiệp liên doanh theo loại
hình này giảm theo thời gian. Ngược lại doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước
ngoài thì có xu hướng tăng lên. Các chủ đầu tư nước ngoài chủ yếu chọn đầu
1()

Xem thêm phụ lục 12, trang xvi
24
tư bằng hình thức 100% vốn. Năm 1997 có: 34% doanh nghiệp 100%, 43%
doanh nghiệp liên doanh, 2% là doanh nghiệp hợp đồng hợp tác kinh doanh;
đến năm 2001 tỷ lệ là 55%-43%-2%, năm 2006 là: 61%-33%-6%.
Đồ thị 2.2 Cơ cấu FDI theo hình thức đầu tư
(Nguồn Sở Kế hoạch đầu tư thành phố Đà Nẵng, xem phụ lục 4, trang viii).
Xét theo cơ cấu ngành nghề đầu tư, thì FDI có cơ cấu từ cao đến thấp ở
3 nhóm ngành nghề như sau: công nghiệp – xây dựng, dịch vụ - du lịch và
thuỷ sản - nông lâm. Cơ cấu này ngày càng phù hợp với quy hoạch phát triển
KT-XH thành phố Đà Nẵng. Theo số lượng dự án, thì năm 1997, cơ cấu ngành
của đầu tư FDI theo từng theo thứ tự công nghiệp – xây dựng, dịch vụ - du
lịch và thuỷ sản nông lâm tương ứng với các tỷ lệ: 51% - 22% - 27%. Năm
2002: 64% - 18% - 18%. Đến năm 2006: 57% - 32 - 11%. Như vậy, tỷ trọng
ngành ngành công nghiệp - xây dựng, ngành dịch vụ - du lịch ngày càng tăng,
ngành thuỷ sản - nông lâm giảm dần
2
. Sự chuyển dịch này phù hợp với định
hướng cơ cấu kinh tế của thành phố.
Xét về cơ cấu không gian đầu tư ( trong và ngoài khu công nghiệp): Các
dự án đầu tư vào KCN không ngừng tăng lên qua các năm, tốc độ tăng bình
quân số dự án đầu tư vào KCN là 9,78%/năm. Nếu các năm trước đây, thành
phố mới có 2 KCN: Hòa Khánh, Liên Chiểu nhưng cũng rất ít các doanh
nghiệp đầu tư trong KCN. Từ năm 2001 tới nay, thành phố đã dùng vốn ngân
sách và các nguồn vốn vay ưu đãi khác đầu tư cho xây dựng 3 KCN: Đà Nẵng,
Hòa Cầm và Thủy sản Thọ Quang), nâng cấp cơ sở hạ tầng các KCN. Vì vậy,
2
() Xem đồ thị 2.9
25
thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước xây dựng nhà máy trong KCN.

Đến nay trừ KCN Thuỷ sản Thọ Quang, KCN Hoà Cầm, thì các KCN chưa
đáp ứng nhu cầu thuê đất cả các nhà đầu tư, hiện nay thành phố đang phải mở
rộng thêm KCN Hòa Khánh.
Đồ thị 2.3 Tỷ lệ doanh nghiệp FDI trong và ngoài khu công nghiệp
(Nguồn Sở Kế hoạch - Đầu tư thành phố Đà Nẵng, xem phụ lục 4, trang viii)
Xét theo cơ cấu đầu tư theo quốc tịch chủ đầu tư: FDI tại thành phố đa
số thuộc các nước Châu Á như Trung Quốc, Đài Loan; gần đây đã có dự án đầu tư
lớn từ các các doanh nghiệp Hàn Quốc (Deawon: 200 triệu USD), một số nhà đầu tư
khu vực Châu Âu (Metro-Đức 15 triệu USD, Vinacapital - Liên hiệp Anh: 200 triệu
USD). Đặc biệt trong năm 2006, thành phố Đà Nẵng đã thu hút được nhiều dự
án FDI từ Nhật Bản.
Bảng 2.1 FDI theo quốc gia và vùng lãnh thổ
STT Quốc gia, vùng lãnh thổ Số dự án Tổng vốn đầu tư(USD)
01 Trung Quốc (kể cả Hong Kong) 10 87.490.000
02 Nhật Bản 11 83.131.713
03 Taiwan 15 59.899.400
04 Hoa Kỳ 05 59.293.000
05 Hàn Quốc 08 56.808.450
06 Sigapore 03 56.000.000
07 Australia 03 52.025.000
08 Malaysia 07 44.842.010
09 Đức 01 15.000.000
10 Bahamas 02 13.500.000
11 Pháp 03 4.061.583
(Nguồn: Sở Kế hoạch - Đầu tư Đà Nẵng. Số liệu đến cuối năm 2005 và chỉ

×