i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
__________________________
NGUYỄN NGỌC ANH
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ
ẢNH HƢỞNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƢ
TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO VÙNG
KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG
Chuyên ngành: Kinh tế công nghiệp
Mã số: 62.31.09.01
NGƢỜI HƢỚNG DẪN:
1. GS.TS. Trƣơng Bá Thanh
2. PGS.TS. Nguyễn Hòa Nhân
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
ĐÀ NẴNG, 2014
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu
trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chƣa từng đƣợc
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án
Nguyễn Ngọc Anh
iii
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
2.3. Tình hình nghiên cứu tại vùng
3. Đối tƣợng và mục tiêu nghiên cứu của đề tài
4. Nhiệm vụ cần phải giải quyết của đề tài
5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
7. Những đóng góp của luận án
8. Kết cấu của luận án
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN TRONG NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ
ẢNH HƢỞNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI
CỦA VÙNG KINH TẾ
1.1. Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
1.1.2. Các loại hình đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
1.1.3. Tác động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đến nền kinh tế
1.1.4. Quan niệm về thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
1.1.5. Các nhân tố ảnh hƣởng đến thu hút FDI của vùng kinh tế
i
ii
iii
vii
ix
xi
1
1
3
3
7
10
12
12
12
13
13
14
15
15
15
18
19
24
27
iv
1.2. Khung nghiên cứu lý thuyết
1.2.1. Lý thuyết lợi thế sở hữu
1.2.2. Lý thuyết lợi thế nội bộ hóa
1.2.3. Lý thuyết lợi thế địa điểm
1.2.4. Tổng hợp lý thuyết - khung OLI của Dunning
1.3. Các nhân tố lợi thế địa điểm ảnh hƣởng đến thu hút đầu tƣ trực tiếp
nƣớc ngoài
1.3.1. Lý thuyết tân cổ điển
1.3.2. Lý thuyết địa phƣơng hóa
1.3.3. Quan điểm thể chế
1.3.4. Phƣơng pháp tiếp cận chi phí thông tin
1.3.5. Lý thuyết chu kỳ sống sản phẩm
1.3.6. Lý thuyết động cơ chiến lƣợc của nhà đầu tƣ
CHƢƠNG 2. MÔ HÌNH VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.1. Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
2.1.1. Khái quát về vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
2.1.2. Tình hình chung về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của vùng
2.1.3. Một số đặc điểm về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của vùng
2.1.4. Vai trò của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đối với phát triển vùng
2.2. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu
2.2.1. Quan điểm thiết kế mô hình nghiên cứu
2.2.2. Mô hình đề xuất và các giả thuyết của mô hình
2.3. Thiết kế nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến thu hút đầu tƣ trực tiếp
nƣớc ngoài vào Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
2.3.1. Quy trình nghiên cứu
2.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.3. Xây dựng thang đo
2.3.4. Nghiên cứu chính thức
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
28
29
30
31
32
34
34
36
38
40
41
43
46
46
46
46
48
50
53
53
55
65
65
67
70
75
79
v
3.1. Đánh giá thông tin chung về mẫu khảo sát
3.2. Phân tích thống kê mô tả các thang đo của mô hình nghiên cứu
3.3. Đánh giá thang đo của mô hình nghiên cứu
3.3.1. Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha
3.3.2. Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá
3.3.3. Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khẳng định
3.4. Kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu
3.4.1. Kết quả kiểm định mô hình bằng phân tích cấu trúc tuyến tính
3.4.2. Kết quả kiểm định mô hình bằng phân tích bootstrap
3.4.3. Kết quả kiểm định các giả thuyết của mô hình nghiên cứu
3.4.4. Kết quả phân tích sự khác biệt về ý định đầu tƣ
3.5. Thảo luận về kết quả nghiên cứu
3.5.1. Yếu tố vùng
3.3.2. Môi trƣờng kinh tế vĩ mô và mô trƣờng quốc tế
CHƢƠNG 4. HÀM Ý CHÍNH SÁCH CẢI THIỆN CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƢỞNG NHẰM TĂNG CƢỜNG THU HÚT FDI VÀO VÙNG KINH TẾ
TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG
4.1. Định hƣớng phát triển Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
4.2. Hoàn thiện khung thể chế và cơ chế thực thi
4.2.1. Căn cứ đề xuất hoàn thiện thể chế và cơ chế thực thi
4.2.2. Mục tiêu hoàn thiện thể chế và cơ chế thực thi
4.2.3. Định hƣớng hoàn thiện khung thể chế và cơ chế thực thi
4.3. Chính sách phát triển nguồn nhân lực
4.3.1. Căn cứ đề xuất chính sách phát triển nguồn nhân lực
4.3.2. Quan điểm phát triển nguồn nhân lực
4.3.3. Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực
4.3.4. Định hƣớng phát triển nguồn nhân lực
4.4. Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ
4.4.1. Căn cứ đề xuất chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ
79
81
84
84
85
88
91
91
93
94
94
96
96
115
118
118
120
120
120
121
123
123
124
124
124
127
127
vi
4.4.2. Quan điểm phát triển công nghiệp hỗ trợ
4.4.3. Mục tiêu phát triển công nghiệp hỗ trợ
4.4.4. Định hƣớng phát triển công nghiệp hỗ trợ
4.5. Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng
4.5.1. Căn cứ đề xuất chính sách phát triển cơ sở hạ tầng
4.5.2. Quan điểm phát triển cơ sở hạ tầng
4.5.3. Mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng
4.5.4. Định hƣớng phát triển cơ sở hạ tầng
4.6. Chính sách xúc tiến đầu tƣ
4.6.1. Căn cứ đề xuất chính sách xúc tiến đầu tƣ
4.6.2. Quan điểm của chính sách xúc tiến đầu tƣ
4.6.3. Mục tiêu của chính sách xúc tiến đầu tƣ
4.6.4. Định hƣớng hoạt động xúc tiến đầu tƣ
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
128
128
129
135
135
136
137
137
145
145
145
146
146
149
152
153
167
vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN : Association of Southeast Asian Nations
: Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
BOT : Build – Operate – Transfer
Hợp đồng xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao
CCN : Cụm công nghiệp
CEO : Chief Executive Officer
Giám đốc điều hành
CFA : Confirmatory Factor Analysis
Phân tích nhân tố khẳng định
CNHT : Công nghiệp hỗ trợ
CSHT : Cơ sở hạ tầng
DNNN : Doanh nghiệp nhà nƣớc
DNNVV : Doanh nghiệp nhỏ và vừa
ĐTNN : Đầu tƣ nƣớc ngoài
EFA : Exploratory Factor Analysis
Phân tích nhân tố khám phá
FDI : Foreign Direct Investment
Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
GDP : Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc gia
IMF : International Monetary Fund
Quỹ tiền tệ quốc tế
JETRO : Japan External Trade Organization
Tổ chức Xúc tiến Thƣơng mại Nhật Bản
KTTĐMT : Kinh tế trọng điểm miền Trung
KCN : Khu công nghiệp
KCX : Khu chế xuất
viii
KKT : Khu kinh tế
KT-XH : Kinh tế, xã hội
MNE : Multinational Enterprise
Công ty đa quốc gia
NNL : Nguồn nhân lực
OECD : Organization for Economic Co-operation and Development
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
OLI : Ownership specific advantages - Location advantages –
I: Internalization advantages
Lợi thế sở hữu, lợi thế địa điểm và lợi thế nội bộ hóa
PCI : Provincial Competitiveness Index
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
SEM : Structural Equation Modeling
Phân tích cấu trúc tuyến tính
SXCN : Sản xuất công nghiệp
SXKD : Sản xuất kinh doanh
UNCTAD : United Nations Conference on Trade and Development
Diễn đàn Thƣơng mại và Phát triển Liên Hiệp Quốc
UNDP : United Nations Development Programme
Chƣơng trình hỗ trợ phát triển Liên Hiệp Quốc
UNESCO : United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization
Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên Hiệp Quốc
USD : United States Dollar
Đồng đô la Mỹ
VCCI : Vietnam Chamber of Commerce and Industry
Phòng thƣơng mại và công nghiệp Việt Nam
WTO : World Trade Organisation
Tổ chức thƣơng mại thế giới
ix
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1.1
Các nhân tố ảnh hƣởng theo lý thuyết lợi thế so sánh
35
Bảng 1.2
Các nhân tố ảnh hƣởng theo lý thuyết tích tụ
37
Bảng 1.3
Các nhân tố ảnh hƣởng theo quan điểm thể chế
40
Bảng 1.4
Các nhân tố ảnh hƣởng theo phƣơng pháp chi phí thông tin
41
Bảng 1.5
Các nhân tố ảnh hƣởng theo lý thuyết chu kỳ sống sản phẩm
42
Bảng 1.6
Các nhân tố ảnh hƣởng theo lý thuyết động cơ đầu tƣ
44
Bảng 1.7
Các nhân tố ảnh hƣởng theo tổng hợp của tác giả
45
Bảng 2.1
Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của toàn vùng
47
Bảng 2.2
Tình hình cấp phép và thực hiện FDI qua các năm của vùng
49
Bảng 2.3
Các loại hình doanh nghiệp FDI của vùng từ 2003-2011
49
Bảng 2.4
Cơ cấu FDI vùng còn hiệu lực 31/12/2012 theo ngành kinh tế
50
Bảng 2.5
Cơ cấu FDI vùng còn hiệu lực 31/12/2012 theo đối tác đầu tƣ
50
Bảng 2.6
Các chỉ tiêu đóng góp của FDI đối với phát triển KT-XH vùng
51
Bảng 2.7
Các biến quan sát đo lƣờng các nhân tố của mô hình
64
Bảng 3.1
Kích thƣớc và phân bổ mẫu khảo sát
79
Bảng 3.2
Xuất xứ các doanh nghiệp FDI đƣợc khảo sát
80
Bảng 3.3
Thống kê giá trị trung bình, độ lệch chuẩn của các thang đo
82
Bảng 3.4
Hệ số Cronbach Alpha của thang đo trong mô hình
84
Bảng 3.5
Hệ số KMO và kiểm định Bartlett sau cùng
85
Bảng 3.6
Hệ số chung, hệ số tải nhân tố, chỉ số Eigenvalue và tổng
phƣơng sai trích EFA lần sau cùng
86
Bảng 3.7
Kết quả EFA của thang đo ý định đầu tƣ
87
Bảng 3.8
Kết quả độ tin cậy tổng hợp và phƣơng sai trích của thang đo
88
Bảng 3.9
Kết quả độ hội tụ của các thang đo
89
Bảng 3.10
Kết quả giá trị phân biệt giữa các khái niệm nghiên cứu
90
Bảng 3.11
Kiểm định mối quan hệ nhân quả các khái niệm nghiên cứu
92
Bảng 3.12
Kiểm định quan hệ nhân quả các khái niệm mô hình cuối
93
x
Bảng 3.13
Kết quả ƣớc lƣợng mô hình bằng bootstrap với n =500
94
Bảng 3.14
Tổng hợp chỉ số PCI của các tỉnh trong vùng từ 2005-2013
100
Bảng 3.15
Tỷ lệ lao động đang làm việc qua đào tạo vùng 2008-2012
102
Bảng 3.16
Cơ cấu lao động trong vùng năm 2003 – 2012
103
Bảng 3.17
Giá trị SXCN của vùng theo giá hiện hành 2003 -2012
107
Bảng 3.18
Vốn đầu tƣ thực hiện của vùng 2003-2012
112
Bảng 3.19
GDP bình quân đầu ngƣời của vùng 2003 – 2012
113
Bảng 3.20
Tốc độ tăng trƣởng GDP vùng 2003 – 2012
114
xi
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Trang
Hình 1.1
Thuyết hành vi dự định của Ajzen (1991)
26
Hình 1.2
Khung OLI của Dunning giải thích quyết định FDI
33
Hình 2.1
Mô hình các nhân tố ảnh hƣởng đến thu hút FDI của Vùng
55
Hình 2.2
Quy trình nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến thu hút FDI
66
Hình 3.1
Kết quả CFA của các thang đo trong mô hình nghiên cứu
88
Hình 3.2
Kết quả phân tích SEM của mô hình nghiên cứu chuẩn hóa
91
Hình 3.3
Kết quả SEM của mô hình nghiên cứu chuẩn hóa cuối cùng
92
Hình 4.1
Sơ đồ cụm ngành dệt may Quảng Châu, Trung quốc
130
Hình 4.2
Sơ đồ cụm ngành hóa dầu
131
Hình 4.3
Sơ đồ cụm ngành du lịch Thái Lan
132
Hình 4.4
Sơ đồ cụm ngành công nghệ thông tin
133
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đầu tƣ nƣớc ngoài (ĐTNN) bao gồm: đầu tƣ trực tiếp và đầu tƣ gián tiếp,
trong đó, đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) chiếm tỷ trọng lớn và có vai trò quan
trọng trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội (KT-XH) đối với một quốc gia. Với
tiềm năng to lớn, nhà ĐTNN đã góp phần bổ sung đáng kể vào tổng vốn đầu tƣ,
tăng trƣởng kinh tế, tạo việc làm, tác động lan tỏa đến công ty trong nƣớc, nâng cao
năng suất, tăng cƣờng xuất khẩu, chuyển giao công nghệ và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế của quốc gia. Đây là yếu tố quan trọng thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế dài hạn
nên hầu hết các quốc gia trên thế giới đều quan tâm đến thu hút dòng vốn này.
Dòng chảy FDI vào quốc gia phụ thuộc vào hành vi ra quyết định lựa chọn
địa điểm của nhà ĐTNN. Khi quyết định, họ xem xét yếu tố bên cung của mình, yếu
tố bên cầu nƣớc chủ nhà và xu hƣớng quốc tế, khu vực. Do đó, xuất hiện nhiều
nghiên cứu lý thuyết nhằm nhận diện các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định này và
các nghiên cứu thực nghiệm nhằm kiểm định thực chứng mối quan hệ giữa quyết
định đầu tƣ của nhà ĐTNN với các nhân tố ảnh hƣởng, làm căn cứ hoạch định chính
sách thu hút FDI. Tuy nhiên, tập hợp các yếu tố ảnh hƣởng, tầm quan trọng của
chúng tại mỗi địa điểm cụ thể không giống nhau và thay đổi trong xu hƣớng toàn
cầu hóa kinh doanh do động cơ của nhà ĐTNN thay đổi, nên thu hút FDI luôn là
thách thức lớn đối với nƣớc sở tại do họ phải đối mặc với khó khăn trong xác định
các yếu tố hấp dẫn quan trọng [82]. Vì thế, hiểu đƣợc quyết định đầu tƣ của nhà
ĐTNN và các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định này là rất quan trọng trong nỗ lực
thu hút FDI của một địa phƣơng. Trong các nhân tố ảnh hƣởng, nhóm nhân tố thuộc
lợi thế địa điểm của địa phƣơng thu hút đầu tƣ có ý nghĩa quan trọng do có nhiều
nhân tố mà địa phƣơng có thể kiểm soát (nhân tố chính sách) trong nỗ lực gia tăng
dự định đầu tƣ của nhà ĐTNN vào địa phƣơng mình và hiện thực hóa các dự định
này thành quyết định đầu tƣ thực tế.
Việt Nam là nền kinh tế đang chuyển đổi với tiềm năng kinh tế và thị trƣờng
lớn chƣa đƣợc khai phá ở châu Á. Kinh tế Việt Nam nổi lên với tốc độ tăng trƣởng
2
kinh tế khá cao và tƣơng đối ổn định, lạm phát đƣợc kiểm soát tốt, môi trƣờng chính
trị, tôn giáo, vấn đề dân tộc, an sinh xã hội khá tốt, đặc điểm vị trí thuận lợi, nguồn
tài nguyên tƣơng đối đa dạng và dồi dào, dân số trẻ, lao động có tay nghề cao với
chi phí thấp. Từ năm 1986, Việt Nam đã đổi mới mạnh mẽ thể chế thu hút FDI và
và tìm nguồn tài chính từ nhiều nƣớc đã khiến dòng vốn này tăng lên đáng kể và trở
thành điểm đến hấp dẫn ở khu vực và thế giới. Vì thế, vấn đề thu hút FDI nhận
đƣợc sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong, ngoài nƣớc.
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (KTTĐMT) gồm các địa phƣơng: Thừa
Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, có vị trí địa lý chiến
lƣợc đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng của cả nƣớc và
có nhiều tiềm năng, lợi thế cho phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch và kinh tế
biển. Tuy nhiên, trải qua 25 năm, vùng chỉ thu hút đƣợc 605 dự án với vốn đăng ký
22,5 tỷ USD, chiếm 11% vốn đăng ký cả nƣớc. So với các vùng kinh tế khác trong
cả nƣớc, kết quả này chƣa tƣơng xứng với tiềm năng và thế mạnh của vùng.
Trong định hƣớng và mục tiêu phát triển KT-XH của các địa phƣơng thuộc
vùng, nguồn vốn FDI đƣợc xem là động lực phát triển, từng bƣớc chuyển dịch cơ
cấu kinh tế của vùng. Do đó, chính quyền các địa phƣơng đã có nhiều nỗ lực trong
thu hút đầu tƣ thông qua cải thiện môi trƣờng đầu tƣ theo hƣớng gia tăng lợi thế địa
điểm đầu tƣ trong mắt các nhà đầu tƣ mục tiêu. Tuy nhiên, quy mô và chất lƣợng
các dự án FDI của vùng chƣa đáp ứng đƣợc mong đợi. Vấn đề đặt ra là thấu hiểu
đƣợc các yếu tố thuộc lợi thế địa điểm đầu tƣ có ảnh hƣởng tích cực đến ý định đầu
tƣ của nhà ĐTNN vào vùng có ý nghĩa thực tiễn quan trọng và cấp bách để gia tăng
nỗ lực thu hút đầu tƣ của các địa phƣơng này.
Vì thế, tìm kiếm một mô hình phù hợp, nghiên cứu và kiểm định các giả
thuyết về các mối quan hệ nói trên nhằm nhận dạng và đo lƣờng mức độ tác động
của từng nhân tố đến dòng chảy FDI ở vùng đang cần có lời giải, làm tiền đề hoạch
định chính sách thu hút FDI ở các địa phƣơng trong vùng là cần thiết, cấp bách. Do
đó, việc chọn đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI vào vùng
kinh tế trọng điểm Miền trung” nghiên cứu có ý nghĩa cả về lý luận lẫn thực tiễn.
3
2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Nghiên cứu về quyết định FDI thƣờng tập trung vào ba hƣớng nghiên cứu
chính, đó là: (1) “Why”, tại sao phải thực hiện FDI (lý thuyết lợi thế riêng có của
công ty [98], [121], [152]); (2) “How”, thực hiện đầu tƣ nhƣ thế nào (lý thuyết lợi
thế nội bộ hóa [60], [75]); và (3) “Where”, địa điểm đầu tƣ ở đâu. Vấn đề chọn quốc
gia, địa phƣơng nào để xây dựng nhà máy là tốt nhất, yếu tố nào ảnh hƣởng đến
quyết định địa điểm FDI đƣợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, trong đó, những
nghiên cứu điển hình (theo Dunning [78]) nhƣ: lý thuyết đa dạng hóa rủi ro [139];
lý thuyết tích tụ [110]; lý thuyết ƣu đãi của chính phủ [117]; và lý thuyết lợi thế địa
điểm [76]. Các lý thuyết này chỉ ra tập hợp các yếu tố ảnh hƣởng quyết định địa
điểm FDI bao gồm yếu tố bên cung nhà đầu tƣ và yếu tố bên cầu nƣớc chủ nhà.
Trên cơ sở đó, nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh hƣởng đến dòng chảy FDI
vào quốc gia, địa phƣơng đƣợc thực hiện theo hai hƣớng:
Thứ nhất, nghiên cứu thực nghiệm về yếu tố ảnh hƣởng đến dòng chảy FDI ở
cấp quốc gia, địa phƣơng dựa vào khai thác dữ liệu thứ cấp đƣợc thực hiện khá
nhiều nhƣ: Chen [64] ở Trung Quốc; Zenegnaw [155] ở các nƣớc châu phi; Hyung
và cộng sự [99] ở các nền kinh tế mới nổi; Ekanayake và Lucyna [81] ở các tiểu
bang Hoa Kỳ; Liu và cộng sự [114] ở các địa phƣơng Trung Quốc. Các nghiên cứu
này khai thác dữ liệu bảng, dữ liệu thời gian bằng cách sử dụng mô hình kinh tế
lƣợng (hồi quy bội, logistic) với các biến phản ánh lợi thế địa điểm nhƣ: chi phí,
năng suất lao động, quy mô, tăng trƣởng thị trƣờng, chính sách chính phủ, cơ sở hạ
tầng (CSHT), ổn định chính trị, vị trí địa lý. Kết quả đã tìm thấy có sự tác động
thuận chiều của một số yếu tố đến dòng chảy FDI ở quốc gia, địa phƣơng nghiên
cứu. Một số yếu tố đƣợc tìm thấy có ảnh hƣởng thuận chiều ở quốc gia, địa phƣơng
này, nhƣng không tìm thấy có ảnh hƣởng ở quốc gia hay địa phƣơng khác.
Thứ hai, một hƣớng nghiên cứu thực nghiệm khác về vấn đề này dựa vào dữ
liệu khảo sát từ phía nhà đầu tƣ cũng đƣợc thực hiện nhƣng còn khá ít do khó khăn
trong tiếp cận nhà đầu tƣ. Hƣớng nghiên cứu này dựa trên khảo sát ý kiến nhà quản
4
lý doanh nghiệp FDI về các nhân tố ảnh hƣởng (thƣờng đƣợc khám phá từ hƣớng
nghiên cứu thứ nhất kết hợp với nghiên cứu đặc thù ngành, địa phƣơng nghiên cứu
để chọn lọc nhân tố). Dữ liệu đƣợc phân tích bằng phƣơng pháp thống kê mô tả,
phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích hồi quy bội, logistic hay kết hợp giữa
các phƣơng pháp này. Qua đó, xác định các nhân tố quan trọng ảnh hƣởng dòng vốn
FDI vào ngành, quốc gia, địa phƣơng. Một số nghiên cứu điển hình nhƣ sau:
- Don [71] nghiên cứu tầm quan trọng của các yếu tố ảnh hƣởng đến dòng
chảy FDI ở Sri Lankan thông qua khảo sát 168 doanh nghiệp FDI cho 5 nhóm nhân
tố (F1: chính trị, quy định nhà nƣớc, luật pháp; F2: văn hóa, xã hội; F3: vị trí địa lý;
F4: kinh tế, thị trƣờng; F5: tài chính) với 36 biến quan sát bằng cách sử dụng thang
đo Likert 5 mức. Dữ liệu thu thập đƣợc phân tích thống kê mô tả để chỉ ra những
nhân tố quan trọng trong mỗi nhóm nhân tố, phân tích tƣơng quan để chỉ ra mối
quan hệ giữa các nhóm nhân tố và phân tích EFA để rút trích nhân tố quan trọng
bằng phƣơng pháp trích Principal components với phép quay varimax. Kết quả
nghiên cứu đã rút trích ra 12 tiểu nhóm nhân tố (chính trị, văn hóa, luật pháp, tài
chính, sản xuất, thị trƣờng, xã hội, vị trí địa lý, quy định nhà nƣớc, CSHT, môi
trƣờng, kinh tế) với 27 biến quan sát quan trọng có ảnh hƣởng đến dòng chảy FDI
và các nhóm nhân tố này có những quan hệ với nhau. Qua đó, tác giả đã chỉ ra
những nhân tố cần phải cải thiện để gia tăng dòng chảy FDI vào Sri Lankan trong
tƣơng lai đó là: cải thiện yếu tố văn hóa xã hội và CSHT nhƣ: giao thông đƣờng bộ,
cảng biển, hàng không, điện, thông tin liên lạc. Nghiên cứu này chỉ mới nhận diện
đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng, chƣa chỉ ra đƣợc mức độ tác động của từng nhân tố
ảnh hƣởng đến thu hút FDI nhƣ thế nào.
- Fawaz [82] nghiên cứu tầm quan trọng tƣơng đối giữa các yếu tố lợi thế địa
điểm đối với dòng vốn FDI trong ngành công nghiệp hóa dầu ở Saudi Arabia thông
qua khảo sát nhà quản lý cấp cao. Bảng câu hỏi gồm hai phần: (1) mức độ quan
trọng của các yếu tố khi quyết định địa điểm; và (2) đánh giá sự hấp dẫn của các
yếu tố này ở Saudi Arabia so với khu vực theo thang đo Likert 5 mức. Năm nhóm
yếu tố với 19 biến quan sát đƣợc đƣa ra đánh giá gồm: yếu tố chi phí (lao động, vận
5
chuyển, nguyên liệu, năng lƣợng, tỷ suất sinh lợi); yếu tố thị trƣờng (kích cở, nhu
cầu thị trƣờng, mức cạnh tranh, sự ổn định kinh tế); CSHT và công nghệ (sự phát
triển CSHT, mức độ tập trung công nghiệp, sự sẵn có lao động chất lƣợng cao, nhà
cung cấp đáng tin và hợp tác); yếu tố chính trị và luật pháp (ổn định chính trị, hiệp
định thƣơng mại quốc tế, chính sách thuế, luật pháp đối với FDI); yếu tố văn hóa xã
hội (khoảng cách văn hóa, thái độ cộng đồng địa phƣơng với doanh nghiệp). Dữ
liệu đƣợc phân tích thống kê mô tả để xác định tầm quan trọng tƣơng đối giữa các
nhân tố lợi thế địa điểm trong quyết định địa điểm đối với dòng vốn FDI của ngành
công nghiệp hóa dầu ở Saudi Arabia và mức độ hấp dẫn của từng nhân tố này. Kết
quả cho thấy thứ tự quan trọng của các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định lựa chọn
địa điểm trong ngành công nghiệp hóa dầu lần lƣợt là: yếu tố chi phí; CSHT và
công nghệ; chính trị và luật pháp; thị trƣờng; văn hóa xã hội. Nghiên cứu này cũng
chỉ dừng lại ở việc nhận dạng các nhân tố và tầm quan trọng tƣơng đối giữa các
nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định lựa chọn địa điểm, chƣa xác định đƣợc mức độ
ảnh hƣởng của từng nhân tố đến quyết định này.
- Hasnah và cộng sự [91] nghiên cứu tầm quan trọng các yếu tố lợi thế địa
điểm đối với quyết định lựa chọn địa điểm đầu tƣ của FDI ở Malaysia qua khảo sát
100 doanh nghiệp FDI với thang đo Likert 5 mức cho 11 nhóm nhân tố với 81 biến
quan sát. Dữ liệu đƣợc phân tích thống kê mô tả, đánh giá độ tin cậy Cronbach
Alpha, phân tích EFA rút trích đƣợc 16 yếu tố với 35 quan sát. Sau đó, phân tích hồi
quy logistic đã xác định 3 yếu tố: hạ tầng KT-XH (với mức ý nghĩa 5%), nguyên
liệu, năng lƣợng (với mức ý nghĩa 10%) ảnh hƣởng đến quyết định đầu tƣ có ý
nghĩa thống kê, trong đó, nguyên liệu và năng lƣợng có mối quan hệ dƣơng. Các
yếu tố thị trƣờng, dịch vụ vận tải, luật pháp, quốc tế, lao động, cung cấp nƣớc, điện
có ảnh hƣởng thuận chiều nhƣng không có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 10%.
Nghiên cứu này đƣa ra khá nhiều biến quan sát (81 biến) nhƣng mẫu chỉ có 100 nên
việc áp dụng phƣơng pháp phân tích EFA ít có ý nghĩa (thƣờng theo tỷ lệ 1:5). Vì
thế, kết quả phân tích hồi quy chỉ xác định đƣợc 2 quan sát có ý nghĩa thống kê.
Nhƣ vậy, qua hệ thống hóa các công trình nghiên cứu rút ra một số kết luận:
6
- Thứ nhất, nghiên cứu lý thuyết đã xác định đƣợc tập hợp các nhân tố tạo
nên sự hấp dẫn của địa điểm đầu tƣ thúc đẩy quyết định FDI. Tuy nhiên, các lý
thuyết đƣợc xây dựng cho bối cảnh cụ thể và nhấn mạnh rằng nhân tố ảnh hƣởng
phụ thuộc rất đáng kể vào động cơ, quy mô, hình thức đầu tƣ, chu kỳ sống sản
phẩm. Do đó, không một lý thuyết nào giải thích thỏa đáng tầm quan trọng của yếu
tố thúc đẩy quyết định địa điểm FDI tại một địa phƣơng cụ thể. Hạn chế của lý
thuyết lợi thế địa điểm FDI là chiến lƣợc kinh doanh quốc tế sẽ khác biệt giữa các
địa điểm nên đặc điểm riêng của địa điểm sẽ khiến chiến lƣợc kinh doanh quốc tế
khác biệt, không có bộ tiêu chuẩn, hệ số quan trọng của các yếu tố thúc đẩy quyết
định địa điểm ở các công trình đã đƣợc công bố bởi các nhóm kinh doanh, tổ chức
quốc tế, các học giả [61]. Quyết định địa điểm là quyết định cho từng trƣờng hợp cụ
thể nên nghiên cứu nhân tố thúc đẩy quyết định này ở từng địa phƣơng là khá quan
trọng, làm căn cứ để nƣớc chủ nhà đƣa ra chính sách thu hút đối với dòng vốn này.
- Thứ hai, các nghiên cứu thực nghiệm đã xác định đƣợc tầm quan trọng của
các nhân tố ảnh hƣởng đến thu hút FDI tại các địa điểm cụ thể. Tuy nhiên, tầm quan
trọng của các yếu tố đã thay đổi trong quá trình toàn cầu hóa kinh doanh. Các yếu tố
truyền thống dù không mất đi nhƣng tầm quan trọng đang giảm dần. Kích thƣớc thị
trƣờng trong nƣớc (yếu tố truyền thống quan trọng) đã giảm dần, trong khi sự khác
biệt về chi phí sản xuất giữa các địa điểm, chất lƣợng CSHT, môi trƣờng kinh
doanh, sự sẵn có của các kỹ năng ngày càng quan trọng hơn do động cơ và yếu tố
lợi thế địa điểm thúc đẩy quyết định FDI đã thay đổi. Do đó, hoạch định chính sách
thu hút FDI không thể dựa vào kết quả nghiên cứu trƣớc đây.
- Thứ ba, nghiên cứu thực nghiệm đã sử dụng nhiều mô hình, phƣơng pháp
khác nhau. Dữ liệu phân tích đƣợc thu thập từ điều tra, khảo sát nhà đầu tƣ, từ dữ
liệu bảng của nền kinh tế. Kết quả đã đƣa ra những khuyến nghị quan trọng đối với
nhà hoạch định chính sách thu hút FDI. Tuy nhiên, yếu tố địa điểm thúc đẩy quyết
định FDI bị ảnh hƣởng bởi nhận thức của nhóm nhỏ nhà quản lý cao cấp, không
phải là công thức khoa học. Vì thế, dữ liệu thu thập từ nhà quản lý doanh nghiệp sẽ
giúp nhà nghiên cứu phân tích toàn diện và nhận định chính xác hơn về vấn đề này.
7
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Dòng vốn FDI vào Việt Nam đã không ngừng tăng lên nhanh chóng cả về số
lƣợng dự án và số vốn đăng ký kể từ khi ban hành Luật đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
năm 1987. Vì thế, lĩnh vực này thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong
và ngoài nƣớc. Nghiên cứu FDI ở Việt Nam tập trung vào các hƣớng nhƣ: nghiên
cứu về sự đóng góp của FDI cho phát triển kinh tế của Việt Nam trong quá trình
chuyển đổi [70], [108]; nghiên cứu tác động của FDI đối với tăng trƣởng kinh tế và
kích thích đầu tƣ [94], [115], [130], phát triển công nghiệp địa phƣơng [1], [148],
[128] hay gia tăng xuất khẩu [131], [141], xóa đói giảm nghèo [94]; nghiên cứu
chính sách thu hút FDI tại Việt Nam trên cơ sở phân tích thực trạng thu hút FDI tại
các địa phƣơng [11], [23]; nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến dòng vốn FDI
Việt Nam trên cấp độ quốc gia và địa phƣơng.
* Ở cấp quốc gia, một số nghiên cứu điển như:
- Mirza và Giroud [128] khảo sát các tập đoàn xuyên quốc gia hoạt động ở
ASEAN và cho rằng, Việt Nam đã đạt những thành tựa đáng kể trong thu hút FDI,
trở thành nƣớc lớn thứ ba ở ASEAN thu hút vốn FDI, sau Singapore và Malaysia,
Việt Nam hấp dẫn FDI bởi sự ổn định chính trị, dân số lớn, chất lƣợng nguồn lao
động và cơ sở công nghiệp đa dạng, khoảng 45% doanh nghiệp đầu tƣ với động cơ
tìm kiếm thị trƣờng, 14% là tìm kiếm hiệu quả, và còn lại là những động cơ khác và
hỗn hợp (hiệu quả và tìm kiếm thị trƣờng) tùy thuộc thực tế. Tuy nhiên, mẫu nghiên
cứu là các công ty con của công ty xuyên quốc gia nhƣng khá nhỏ (chỉ 22 công ty).
- Hsieh [97] nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến FDI ở Campuchia, Lào,
Myanmar và Việt Nam giai đoạn 1990-2001 bằng cách sử dụng mô hình dữ liệu
bảng động với ảnh hƣởng cố định, với các biến nhƣ: độ trể FDI, chỉ số khủng hoảng
tài chính châu Á, tỷ giá hối đoái, tiền lƣơng, GDP bình quân đầu ngƣời, sự cởi mở,
ngân sách chính phủ, đầu tƣ vốn, con ngƣời. Nghiên cứu cho rằng, yếu tố quyết
định quan trọng nhất là độ trễ của dòng vốn FDI, GDP bình quân đầu ngƣời, và
mức độ cởi mở nền kinh tế. Ngoài ra, khủng hoảng tài chính châu Á 1997 đƣợc cho
là nguyên nhân giảm dòng chảy FDI vào các quốc gia này.
8
- Nguyễn Nhƣ Bình và Haughton [53] kiểm tra các yếu tố ảnh hƣởng đến
dòng vốn FDI của 16 nƣớc châu Á giai đoạn 1991-1999 bằng cách sử dụng mô hình
dữ liệu bảng cho rằng, sự cởi mở (tỷ lệ xuất khẩu/GDP) của một quốc gia sẽ ảnh
hƣởng đến thu hút FDI. Tỷ giá thực tế, thâm hụt ngân sách, tiết kiệm cũng là những
yếu tố quan trọng. Sau đó, tác giả sử dụng mô hình này để kiểm tra ảnh hƣởng của
Hiệp định Thƣơng mại song phƣơng giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đối với thu hút FDI
vào Việt Nam và cho rằng, Hiệp định này khiến cho hơn 30% FDI vào Việt Nam
trong năm đầu tiên và tăng gấp đôi trong dài hạn. Tuy nhiên, dòng vốn chỉ đƣợc duy
trì khi Việt Nam thực hiện các thay đổi cần thiết để gia nhập WTO. Nghiên cứu của
Parker và cộng sự [135] điều chỉnh dữ liệu chính thức và chỉ sử dụng phân tích
thống kê mô tả để kiểm tra các dòng vốn FDI trong ngành may mặc, đồ gỗ và thủy
sản (ngành có xuất khẩu tăng trƣởng mạnh mẽ tới Mỹ kể từ khi Hiệp định có hiệu
lực của) và thấy rằng, FDI đăng ký trong ba ngành tăng vọt vào năm 2000.
* Ở cấp địa phương, một số nghiên cứu điển như:
- Nguyễn Phƣơng Hoa [94] sử dụng mô hình hồi quy cắt ngang để nghiên
cứu yếu tố ảnh hƣởng đến phân bố FDI ở các tỉnh Việt Nam 1990-2000 cho rằng,
kích thƣớc thị trƣờng (GDP tỉnh), công nhân có tay nghề, GDP bình quân đầu ngƣời
và KCN ảnh hƣởng thuận chiều quan trọng đến phân bố FDI đăng ký và thực hiện ở
các tỉnh. Tuy nhiên, mô hình này vừa sử dụng GDP và GDP bình quân đầu ngƣời có
thể gây ra mâu thuẫn (GDP bình quân đầu ngƣời đối nghịch kích thƣớc thị trƣờng).
- Phạm Hoàng Mai [119] nghiên cứu yếu tố ảnh hƣởng đến thu hút FDI ở các
tỉnh Việt Nam giai đoạn 1988-1998 bằng cách sử dụng hồi quy tuyến tính cho rằng,
nhà ĐTNN bị hấp dẫn bởi CSHT tốt, chất lƣợng nguồn lao động, ƣu đãi về thuế,
kích thƣớc thị trƣờng địa phƣơng lớn nhƣng ƣu đãi về thuế không có tác động đáng
kể đến thu hút FDI ở các tỉnh nghèo và vùng sâu, vùng xa.
- Meyer và Nguyễn [124] kiểm tra phân bố FDI đăng ký mới năm 2000, FDI
tích lũy đến 2000 bằng cách sử dụng mô hình hồi quy logistic cho rằng, nhà ĐTNN
quan tâm đến sự tồn tại của KCN, chính sách thân thiện của chính quyền địa
phƣơng. Hơn nữa, các địa phƣơng có dân số lớn, hạ tầng giao thông tốt, tăng trƣởng
9
GDP cao, hệ thống giáo dục tốt sẽ thu hút FDI nhiều hơn. Ngoài ra, quyết định địa
điểm cũng đƣợc thúc đẩy bởi ảnh hƣởng của yếu tố tích tụ.
- Nguyễn Phi Lan [115] kiểm tra phân bố FDI bằng cách sử dụng các biến
quen thuộc với dữ liệu cấp tỉnh cũng cho rằng, yếu tố tăng trƣởng kinh tế, quy mô
thị trƣờng, nguồn nhân lực, chi phí lao động, điều kiện CSHT, đầu tƣ trong nƣớc và
tỷ giá hối đoái ảnh hƣởng thuận chiều đến quyết định địa điểm của nhà ĐTNN.
- Nguyễn Ngọc Anh và Nguyễn Thắng [41] kiểm tra các yếu tố ảnh hƣởng
đến phân bố FDI ở các tỉnh Việt Nam bằng cách sử dụng hồi quy bình phƣơng bé
nhất với các biến thông thƣờng nhƣng thay đổi biến tích tụ (đo bằng FDI tích lũy),
thực thi thể chế địa phƣơng (PCI cấp tỉnh năm 2006) cho thấy, thị trƣờng, chất
lƣợng nguồn lao động, hạ tầng, hiệu ứng tích tụ ảnh hƣởng thuận chiều quan trọng
đến thu hút FDI nhƣng thực thi thể chế địa phƣơng không phải là yếu tố quan trọng.
- Nguyễn Mạnh Toàn [30] nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến thu hút
FDI vào một địa phƣơng ở Việt Nam thông qua khảo sát 258 doanh nghiệp FDI ở
Đà Nẵng, Hồ Chí Minh và Hà Nội với bốn nhóm nhân tố (tài nguyên, CSHT, chính
sách và kinh tế) đƣợc chia thành 08 tiểu nhóm chi tiết (nhân lực, tài nguyên, vị trí
địa lý, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, ƣu đãi và hỗ trợ, lợi thế chi phí, thị trƣờng
tiềm năng). Kết quả cho thấy hạ tầng kỹ thuật; sự ƣu đãi và hỗ trợ của chính quyền
địa phƣơng; chi phí hoạt động thấp là những nhân tố có ảnh hƣởng quan trọng khi
nhà ĐTNN xem xét lựa chọn địa điểm đầu tƣ tại Việt Nam. Những nhân tố nhƣ thị
trƣờng tiềm năng, tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực (NNL) có ảnh hƣởng
nhƣng ít quan trọng hơn 03 nhân tố trên, trong khi đó, vị trí địa lý và CSHT xã hội
có rất ít ảnh hƣởng. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ mới nhận dạng đƣợc các nhân tố
ảnh hƣởng, chƣa xác định mức độ ảnh hƣởng của từng nhân tố đến thu hút FDI.
- Phan Văn Tâm [20] nghiên các nhân tố ảnh hƣởng đến thu hút đầu tƣ trực
tiếp của Nhật Bản vào các tỉnh Việt Nam với 4 nhóm nhân tố (nhân tố thuộc đặc
trƣng riêng của doanh nghiệp, nhân tố thuộc đặc trƣng của tỉnh, nhân tố vĩ mô và
nhân tố hấp dẫn), kết quả cho thấy giá nhân công rẻ và sự ổn định kinh tế vĩ mô
(lạm phát) ảnh hƣởng thuận chiều đối với thu hút FDI của Nhật Bản vào Việt Nam.
10
2.3. Tình hình nghiên cứu tại vùng
Với mục tiêu, định hƣớng phát triển KT-XH của các địa phƣơng thuộc vùng,
nguồn vốn FDI đƣợc xem là động lực cho phát triển. Do đó, chính quyền các địa
phƣơng đã tổ chức hội thảo về vấn đề này hàng năm luân phiên tại các tỉnh theo
từng chủ đề và thu hút đƣợc nhiều nhà nghiên cứu tham gia. Các nghiên cứu đƣợc
thực hiện thông qua khảo sát nhà đầu tƣ hoặc nhận định của các chuyên gia từ dữ
liệu KT-XH nhằm đánh giá các lợi thế, bất lợi về địa điểm đầu tƣ của vùng trong
thu hút FDI. Các yếu tố lợi thế đó là: vị trí địa lý thuận lợi [20]; tài nguyên biển
thuận lợi cho phát triển du lịch, công nghiệp khai khoáng, chế tạo, chế biến [14];
tiềm năng thị trƣờng lớn [16]; văn hóa xã hội thuận lợi phát triển du lịch [24]; môi
trƣờng thiên nhiên trong lành [24]; hạ tầng giao thông tƣơng đối hoàn chỉnh [17]; sự
sẵn có của KCN, KKT [22]; chi phí lao động rẻ [17]. Các yếu tố bất lợi đó là: quy
mô thị trƣờng nhỏ [14]; CNHT kém phát triển [20]; NNL chất lƣợng cao thiếu hụt
[17]; chi phí, thời gian vận chuyển hàng hóa từ vùng đến các nƣớc cao [20]; khí hậu
thời tiết khắc nghiệt [13]; chính sách ƣu đãi thiếu đồng bộ và hấp dẫn [14]; tính kỷ
luật của ngƣời lao động thấp [20]; thủ tục phức tạp, thông tin chƣa rõ ràng, minh
bạch [14]. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu thực nghiệm đánh giá mức độ tác động
của các nhân tố ảnh hƣởng đến thu hút FDI cũng đƣợc thực hiện nhƣ sau:
- Nguyễn Đình Chiến và cộng sự [5] sử dụng mô hình hồi quy với dữ liệu
bảng cho rằng, không có sự cạnh tranh giữa 14 tỉnh thành ở vùng Bắc Trung bộ và
Duyên hải miền Trung (PCI cấp tỉnh) trong thu hút FDI 2001-2010. Yếu tố khả
năng tiếp cận thông tin, chất lƣợng CSHT, luật pháp và sự kiện Việt Nam gia nhập
WTO ảnh hƣởng thuận chiều đến thu hút FDI của 14 tỉnh thành.
- Lê Tuấn Lộc và Nguyễn Thị Tuyết [15] nghiên cứu yếu tố ảnh hƣởng đến
sự hài lòng của doanh nghiệp FDI Đà Nẵng qua khảo sát 120 doanh nghiệp FDI.
Tám nhóm nhân tố (thị trƣờng, chất lƣợng NNL, chi phí, CSHT, sự hình thành cụm
ngành, công tác quản lý và hỗ trợ chính quyền địa phƣơng, chính sách ƣu đãi, vị trí
địa lý và tài nguyên) với 26 biến quan sát đƣợc khảo sát. Phƣơng pháp phân tích
EFA, phân tích hồi bội đƣợc sử dụng đã cho thấy các nhân tố ảnh hƣởng thuận
11
chiều đến sự hài lòng của doanh nghiệp theo thứ tự quan trọng lần lƣợt: CSHT,
công tác quản lý và hỗ trợ chính quyền địa phƣơng, sự hình thành cụm ngành, chất
lƣợng NNL, vị trí địa lý và tài nguyên. Không có bằng chứng cho thấy thị trƣờng,
chi phí và chính sách ƣu đãi có ảnh hƣởng. Tuy nhiên, phân tích hồi quy bội, các
thang đo đƣợc tính bằng trung bình cộng của các quan sát nên không cho thấy mức
độ quan trọng của từng yếu tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng của nhà ĐTNN.
Nhƣ vậy, qua hệ thống hóa các nghiên cứu ở Việt Nam và vùng cho thấy:
Thứ nhất, trƣớc năm 2000, nghiên cứu thực nghiệm FDI vẫn còn ít bởi hạn
chế dữ liệu sẵn có do cơ quan thống kê không thực hiện khảo sát thƣờng xuyên nhà
ĐTNN, các thống kê KT-XH một cách hệ thống rất khó tìm thấy nên không thể
phân tích toàn diện quyết định FDI ở góc độ dài hạn. Từ năm 2000, Tổng cục thống
kê đã khảo sát doanh nghiệp và sự sẵn có dữ liệu đã cho phép thực hiện nghiên cứu
thực nghiệm nhƣng dữ liệu có chất lƣợng không tốt. Ở cấp tỉnh, dữ liệu sẵn có
không có hệ thống và có vấn đề về đo lƣờng dữ liệu.
Thứ hai, nghiên cứu thực nghiệm về nhân tố ảnh hƣởng dòng vốn FDI nhƣ:
tại sao chọn địa phƣơng để đầu tƣ; tại sao địa phƣơng này hấp dẫn hơn địa phƣơng
khác vẫn còn rất ít, chủ yếu khai thác dữ liệu cấp tỉnh bằng cách sử dụng mô hình
kinh tế lƣợng với các biến phản ánh lợi thế địa điểm. Phát hiện từ các nghiên cứu
này khá phù hợp với nghiên cứu ở các nƣớc khác trên thế giới.
Thứ ba, một số nghiên cứu gần đây đã sử dụng số liệu điều tra từ phía doanh
nghiệp, sử dụng phân tích thống kê mô tả, phân tích EFA, hồi quy bội để xác định
tầm quan trọng của các nhân tố ảnh hƣởng. Tuy nhiên, các nhân tố đƣa vào nghiên
cứu chƣa đầy đủ và chỉ dừng lại ở phân tích nhận dạng, chƣa xác định cụ thể mức
độ ảnh hƣởng quan trọng của từng yếu tố đến thu hút FDI.
Vì thế, nghiên cứu này sẽ sử dụng dữ liệu điều tra từ phía doanh nghiệp với
tập hợp nhân tố tƣơng đối đầy đủ từ nhận định của các chuyên gia kết hợp với phân
tích nhân tố khẳng định (CFA), phân tích cấu trúc tuyến tính (SEM) sẽ khỏa lấp
khoảng trống này, tạo điều kiện nghiên cứu toàn diện các yếu tố địa điểm thúc đẩy
dòng chảy FDI vào vùng, làm căn cứ để xây dựng chính sách thu hút FDI.
12
3. Đối tƣợng và mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Đối tƣợng nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng
đến dòng chảy FDI vào vùng KTTĐMT.
- Mục tiêu nghiên cứu: mục tiêu tổng quát của nghiên cứu này là nhận dạng
các nhân tố ảnh hƣởng và đánh giá mức độ tác động của từng nhân tố ảnh hƣởng
đến thu hút FDI của vùng KTTĐMT. Các mục tiêu cụ thể đó là: i) tổng quan lý luận
về thu hút FDI và các nhân tố ảnh hƣởng đến thu hút FDI; ii) hệ thống hóa lý thuyết
về quyết định địa điểm FDI và các nhân tố thuộc lợi thế địa điểm ảnh hƣởng đến thu
hút FDI của vùng kinh tế; iii) đề xuất mô hình phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến
thu hút FDI của vùng KTTĐMT; iv) đánh giá mức độ tác động của các nhân tố ảnh
hƣởng đến thu hút FDI vào vùng; v) đánh giá thực trạng các nhân tố thuộc vùng có
ảnh hƣởng đến thu hút FDI; vi) gợi ý chính sách nhằm cải thiện các nhân tố ảnh
hƣởng để tăng cƣờng thu hút FDI vào vùng trong thời gian tới.
4. Nhiệm vụ cần phải giải quyết của đề tài
Các câu hỏi nghiên cứu đặt ra cần trả lời đó là: i) quan niệm về thu hút FDI
và các nhân tố ảnh hƣởng đến thu hút FDI của một địa điểm là gì; ii) quyết định địa
điểm đầu tƣ của nhà ĐTNN chịu tác động bởi các nhân tố nào; iii) các nhân tố lợi
thế địa điểm ảnh hƣởng đến dòng chảy FDI vào vùng kinh tế là gì; iv) mô hình
nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến thu hút FDI của vùng KTTĐMT nhƣ thế
nào; v) nhân tố nào thúc đẩy dòng chảy FDI vào vùng và mức độ tác động của
chúng nhƣ thế nào; vi) thực trạng các nhân tố thuộc vùng có ảnh hƣởng đến dòng
chảy FDI nhƣ thế nào; vii) cần tập trung cải thiện nhân tố nào để tăng cƣờng thu hút
FDI vào vùng trong thời gian tới.
5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Phạm vi về đối tƣợng nghiên cứu: nghiên cứu này chỉ giới hạn tập trung
nghiên cứu về các nhân tố thuộc lợi thế địa điểm, bao gồm: nhân tố cấp địa phƣơng,
nhân tố cấp quốc gia và nhân tố quốc tế (vấn đề toàn cầu hóa, xu hƣớng khu vực,
thế giới) tạo nên lợi thế riêng biệt của vùng trong thu hút FDI, trong đó, tập trung
chủ yếu vào các nhân tố cấp địa phƣơng ảnh hƣởng đến dòng chảy FDI.
13
- Phạm vi không gian nghiên cứu: đề tài giới hạn không gian nghiên cứu tại
các tỉnh trong vùng KTTĐMT Việt Nam.
- Phạm vi khách thể nghiên cứu: các doanh nghiệp đƣợc khảo sát trong đề tài
này thuộc loại hình doanh nghiệp FDI theo quy định của Việt Nam có trụ sở, chi
nhánh hoạt động ở vùng KTTĐMT.
- Phạm vi thời gian nghiên cứu: số liệu thứ cấp đƣợc sử dụng đến năm 2012.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận án đƣợc thực hiện theo phƣơng pháp kết hợp định tính và định lƣợng.
Phƣơng pháp nghiên cứu định tính: phƣơng pháp lý thuyết nền đƣợc sử dụng
để khám phá các nhân tố tạo nên sự hấp dẫn của địa điểm đầu tƣ và đề xuất mô hình
phân tích nhân tố ảnh hƣởng đến thu hút FDI của vùng KTTĐMT. Cụ thể, các cách
tiếp cận của lý thuyết lợi thế địa điểm giải thích các yếu tố ảnh hƣởng đến sự hấp
dẫn của địa điểm đầu tƣ đƣợc tổng hợp một cách hệ thống, dựa trên lý thuyết hành
vi dự định cùng với quan điểm và lập luận phù hợp, đề xuất mô hình nghiên cứu.
Các quan sát trong mô hình đƣợc lựa chọn dựa trên sự tổng hợp từ các nghiên cứu
thực nghiệm để hình thành thang đo nháp ban đầu, sau đó, sử dụng phƣơng pháp
Delphi để nghiên cứu ý kiến chuyên gia nhằm khám phá thêm, sàng lọc các quan sát
phù hợp với đặc thù vùng làm cơ sở xây dựng thang đo nháp cuối cùng.
Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng: đƣợc áp dụng cho nghiên cứu sơ bộ để
hình thành thang đo chính thức của mô hình và trong nghiên cứu chính thức để xác
định các nhân tố ảnh hƣởng đến ý định của nhà ĐTNN ở vùng. Phƣơng pháp phân
tích hệ số Cronbach Alpha, phân tích EFA và phân tích CFA đƣợc sử dụng để đánh
giá độ tin cậy của thang đo. Việc kiểm định mức độ phù hợp của mô hình đƣợc tiến
hành bằng phƣơng pháp SEM, phƣơng pháp ƣớc lƣợng bootstrap để tìm ra mô hình
phù hợp nhất. Ngoài ra, phân tích phƣơng sai cũng đƣợc sử dụng để tìm ra sự khác
biệt về ý định đầu tƣ vào vùng theo những đặc điểm riêng có của nhà ĐTNN.
7. Những đóng góp của luận án
- Về lý luận: nghiên cứu đã làm rõ thêm đặc điểm FDI với những tác động
tích cực, tiêu cực của nó, quan niệm về thu hút FDI và các nhân tố ảnh hƣởng đến
14
thu hút FDI. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng tổng quan đƣợc các lý thuyết về quyết
định địa điểm của FDI, các cách tiếp cận khác nhau của lý thuyết lợi thế địa điểm
giải thích nhân tố tạo nên sự hấp dẫn của địa điểm đối với FDI và tổng hợp các nhân
tố ảnh hƣởng đến thu hút FDI của vùng kinh tế từ các nghiên cứu thực nghiệm.
Thêm vào đó, nghiên cứu đã đề xuất mô hình phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến
thu hút FDI của vùng kinh tế và ứng dụng phƣơng pháp phân tích hệ số Cronbach
Alpha, phân tích EFA, phân tích CFA, phân tích SEM để xác định các nhân tố ảnh
hƣởng quan trọng thúc đẩy dòng chảy FDI vào vùng, làm tăng thêm cơ sở khoa học
cho các nhận định và đóng góp hữu ích về phƣơng pháp cho các nhà nghiên cứu.
- Về thực tiễn: trên cơ sở nguồn số liệu cập nhật và chọn lọc, luận án đã khái
quát đƣợc đặc thù FDI, vai trò của nó đối với phát triển KT-XH ở vùng KTTĐMT
nhằm chứng tỏ sự cần thiết phải tăng cƣờng thu hút FDI. Bên cạnh đó, luận án cũng
khái quát đƣợc thực trạng về yếu tố vùng có ảnh hƣởng đến dòng chảy FDI trong
thời gian qua, qua đó, giúp chính quyền các địa phƣơng trong vùng quan tâm hơn
đến các yếu tố này khi hoạch định chính sách thu hút FDI ở địa phƣơng mình. Thêm
vào đó, thông qua khảo sát từ các nhà nghiên cứu, các doanh nghiệp FDI trong
vùng, luận án đã nhận diện và đo lƣờng mức độ tác động của các nhân tố ảnh hƣởng
đến ý định của nhà ĐTNN vào vùng. Ngoài ra, trên cơ sở định hƣớng phát triển
vùng, kết quả phân tích định lƣợng về tầm quan trọng của các yếu tố ảnh hƣởng đến
dòng chảy FDI vào vùng cũng nhƣ những nhận định về thực trạng các yếu tố này,
luận án đã gợi ý chính sách nhằm cải thiện một số nhân tố ảnh hƣởng để tăng cƣờng
thu hút FDI vào vùng. Chính sách này có giá trị tham khảo nhất định trong hoạch
định và thực thi chính sách thu hút FDI ở các địa phƣơng trong vùng.
8. Kết cấu của luận án
Ngoài mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án bố cục 4 chƣơng.
Chƣơng 1 là cơ sở lý luận trong nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến thu hút FDI
của vùng kinh tế. Chƣơng 2 là mô hình và thiết kế nghiên cứu. Chƣơng 3 là kết quả
và thảo luận kết quả nghiên cứu. Chƣơng 4 là hàm ý chính sách cải thiện các nhân
tố ảnh hƣởng nhằm tăng cƣờng thu hút FDI vào vùng KTTĐMT.