Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Tiểu luận môn Kinh tế lượng Phân tích một số nhân tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (437.77 KB, 19 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
MÔN: KINH TẾ LƯỢNG
Đề tài:
PHÂN TÍCH MỘT SỐ NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
VÀO VIỆT NAM
Thành viên nhóm MSSV
Cao Bảo Long 030127110820
Trần Thị Ngọc Lý 030127110866
TSàn Ngọc Yến 030127112068
GVHD: Cô Đỗ Hoàng Oanh
Lớp: T03
TP.HCM, ngày 02 tháng 05 năm 2015
MỤC LỤC
Phân tích một số nhân tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã góp phần vào việc phát
triển của nhiều nước sở tại bằng việc cải thiện cơ sở hạ tầng, kỹ năng kỹ thuật, khả
năng của các doanh nghiệp và các nguồn lực tài chính, ngoại hối của Chính phủ. Kể
từ khi FDI được mở rộng cơ hội phát triển, nhu cầu của nó đã tăng nhanh chóng,
đặc biệt là trong hai thập kỷ qua. Sự thiếu hụt ngày càng tăng của các khoản vay
chính thức từ các tổ chức tài chính quốc tế và sự hỗ trợ từ các nước phát triển đã
tăng thêm nhu cầu về vốn đầu tư nước ngoài ở các nước đang và kém phát triển trên
thế giới. Mặc dù khối lượng vốn đầu tư nước ngoài ở các nước đang và kém phát
triển đã tăng lên đáng kể theo thời gian, nhưng sự phân phối của nó lại không đồng
đều giữa các vùng khác nhau trên thế giới. Cho đến giữa những năm 1980, Mỹ
Latinh và vùng Caribê là những nước nhận được FDI lớn nhất. Tuy nhiên, tình hình
kể từ cuối thập niên 1980 đã đảo ngược, các nước châu Á và Thái Bình Dương đã
trở thành nơi tiếp nhận FDI nhiều nhất (khoảng 85% dòng FDI vào các nước đang


phát triển). Và Việt Nam cũng là một trong số những quốc gia đó. Từ năm 1987,
sau khi Luật đầu tư nước ngoài ở Việt Nam được thông qua, Việt Nam đã bắt đầu
thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đến năm 2007, Việt Nam gia nhập Tổ chức
thương mại thế giới WTO, đây là cơ hội và cũng là thách thức lớn cho Việt Nam
trên bước đường hội nhập. Để có thể tận dụng tốt cơ hội của mình, Việt Nam cần có
một lượng vốn lớn. Tuy nhiên một thực tế đặt ra là nội lực của Việt Nam chưa đủ
mạnh để có thể tự mình huy động được một nguồn vốn lớn đến như vậy. Vì vậy
không có gì là khó hiểu khi Việt Nam đã và đang tạo môi trường đầu tư thuận lợi
nhất để thu hút ngày càng nhiều hơn nữa vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Vậy các nhân tố nào đã ảnh hưởng đến dòng chảy FDI vào Việt Nam? Làm
thế nào để Việt Nam có thể thu hút được nhiều hơn nữa vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài? Để trả lời câu hỏi này, bài nghiên cứu “Phân tích một số nhân tố tác động
đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam” sẽ phân tích thực nghiệm
một số yếu tố ảnh hưởng đến dòng chảy của FDI vào Việt Nam.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Dựa vào bài nghiên cứu “Analysis of factors affecting foreign direct
investment in developing countries” của Bushra Yasmin, Aamhrah Husssain & Ali
Chaudhary, bài viết tiến hành thu thập bộ dữ liệu Từ Tổng cục thống kê Việt Nam
(GSO), Ngân hàng thế giới (WB) để tiến hành thống kê mô tả đơn giản, tìm ra thực
tế tác động của các nhân tố như Chỉ số điều chỉnh GDP, Nợ nước ngoài, Mức độ đô
thị hóa đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Việt Nam.
Dựa trên mô hình hồi quy tuyến tính trong bài nghiên cứu của các tác giả
Bushra Yasmin, Aamhrah Husssain & Ali Chaudhary, Analysis of factors affecting
foreign direct investment in developing countries, đã được thực hiện trên dữ liệu
của 15 nước thuộc ba nhóm nước: các nước có thu nhập thấp, các nước có thu nhập
trung bình và các nước có thu nhập cao, mỗi nhóm 5 nước, để so sánh sự khác nhau
trong mức độ thu hút FDI của mỗi nhóm nước.
Trang 3 / 17
Phân tích một số nhân tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
Khuyến nghị giải pháp để xử lý các vấn đề tồn đọng nhằm nâng cao hiệu quả

các chính sách của nhà nước đối với việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt
Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
− Đối tượng nghiên cứu:
Thực trạng thu hút FDI tại Việt Nam trong giai đoạn 1993 - 2011.
Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố Chỉ số điều chỉnh GDP, Nợ nước ngòai,
Mức độ đô thị hóa đến thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
− Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu trên mức độ quốc gia tại Việt Nam.
Nghiên cứu sự ảnh hưởng của các nhân tố đến việc thu hút FDI của Việt
Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Thu thập thông tin và số liệu được công bố trên các phương tiện đại chúng từ
các báo cáo chuyên môn trong giai đoạn 1993 – 2011 do các cơ quan chuyên môn
thực hiện.
Nghiên cứu định lượng dựa trên phân tích các các chỉ tiêu số liệu thứ cấp từ
các nguồn GSO, WB được ứng dụng mô hình hồi quy tuyến tính ước lượng sự tác
động của các nhân tố Chỉ số điều chỉnh GDP, Nợ nước ngòai, Mức độ đô thị hóa
đối với việc thu hút FDI của Việt Nam.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Về lý luận, đề tài này giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn các nhân tố tác động đến
việc thu hút FDI của Việt Nam.
Về mặt thực tiễn, thông qua đề tài này những nhà điều hành chính sách kinh
tế vĩ mô có thể có cái nhìn rõ hơn về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc
thu hút FDI của Việt Nam, từ đó có các giải pháp điều chỉnh phù hợp để việc thu
hút FDI của Việt Nam được ổn định và bền vững.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận thì nội dung chính của bài nghiên cứu bao
gồm:
Chương 1: Tổng quan về FDI, nợ nước ngoài, chỉ số điều chỉnh GDP và mức

độ đô thị hóa.
Chương 2: Thực trạng thu hút FDI của Việt Nam
Chương 3: Nghiên cứu định lượng các nhân tố tác động đến việc thu hút FDI
của Việt Nam
Trang 4 / 17
Phân tích một số nhân tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
NỘI DUNG
1. Tổng quan về FDI, nợ nước ngoài, chỉ số điều chỉnh GDP và mức độ đô thị
hóa.
1.1. Lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.1. Khái quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài và một số khái niệm liên quan
1.1.1.1. Khái quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đầu tư nước ngoài (Foreign Direct Invesment – FDI) có thể hiểu một cách
tổng quát, đó là các hình thức mà người nước ngoài trực tiếp hoặc gián tiếp bỏ vốn
thông qua các loại hình khác nhau đầu tư vào sản xuất kinh doanh ở một nước khác
nhằm thu lợi nhuận thông qua việc tận dụng các lợi thế sẵn có của nước tiếp nhận
đầu tư như nguồn nguyên liệu, nhân công, thị trường tiêu thụ, hoạt động trong
khuôn khổ pháp luật nước sở tại và thông lệ quốc tế.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng có vai trò quan trọng trong việc phát
triển kinh tế ở các nước trên thế giới, nhất là các nước đang phát triển. Đối với
nhiều quốc gia, FDI được xem là nguồn ngoại lực tài trợ chính cho quá trình phát
triển kinh tế.
Theo luật Đầu tư năm 2005 của Việt Nam, đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình
thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư vào một lĩnh vực sản xuất kinh doanh hay
dịch vụ nào đó và tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Cũng có một hình thức khác
được xem là đầu tư trực tiếp khi nhà đầu tư nước ngoài mua lại toàn bộ hoặc từng
phần một doanh nghiệp của nước sở tại để kinh doanh hoặc hợp tác kinh doanh.
1.1.1.2. Một số khái niệm liên quan
Chỉ số điều chỉnh GDP: là chỉ số phản ánh mức giá chung của tất cả các loại
hàng hoá, dịch vụ sản xuất trong nước. Chỉ số điều chỉnh GDP cho biết một đơn vị

GDP của kỳ nghiên cứu có mức giá bằng bao nhiêu phần trăm so với mức giá của
năm cơ sở.
Nợ nước ngòai: là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ
trung ương đến địa phương đi vay.
Mức độ đô thị hóa: được đo lường bằng phần trăm của dân thành thị so với
tổng dân số của một quốc gia.
1.1.2. Đặc trưng của FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng trở thành loại hình hoạt động kinh tế
sôi động trên thế giới với những đặc trưng chủ yếu như sau:
Lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng lên qua các năm, trong đó các
nước phát triển luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu, đặc biệt là các nước đang phát triển
khu vực Châu Á Thái Bình Dương thu hút nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
nhất.
Trang 5 / 17
Phân tích một số nhân tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
Các nước công nghiệp hàng đầu thế giới là động lực chủ yếu cho đầu tư trực
tiếp nước ngoài toàn cầu. Các nước này thường chiếm tỷ trọng từ 75-80% lượng
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới.
Chủ thể FDI chủ yếu là các công ty đa quốc gia. Hiện nay, các công ty đa
quốc gia nắm giữ khoảng 90% lượng FDI trên thế giới. Với xu thế toàn cầu hóa và
hội nhập kinh tế quốc tế thì FDI sẽ tăng mạnh trên toàn cầu. Các công ty đa quốc
gia ngày càng chi phối mạnh mẽ hoạt động đầu tư trực tiếp toàn thế giới. Chiến lược
chính của các công ty đa quốc gia là bành trướng mạnh ra nước ngoài bằng cách
đầu tư trực tiếp nước ngoài dưới hình thức lập liên doanh với một hay nhiều đối tác
ở các nước tiếp nhận đầu tư, lập các chi nhánh với 100% vốn của công ty, thực hiện
các hoạt động hợp nhất và sáp nhập,…
FDI không làm tăng nợ cho nước tiếp nhận đầu tư, trái lại FDI còn tạo điều
kiện để khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nước.
FDI là hình thức chủ yếu trong đầu tư nước ngoài. Nếu ODA và các hình
thức đầu tư nước ngòai khác có những hạn chế nhất định, thì FDI lại tỏ ra là hình

thức đầu tư có hiệu quả, tạo ra sự chuyển biến về chất trong nền kinh tế, gắn liền
với sản xuất trực tiếp, tham gia vào sự phân công lao động quốc tế theo chiều sâu.
1.1.3. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngòai
Theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có các hình thức đầu tư trực tiếp
nước ngoài như sau:
Hợp đồng hợp tác kinh doanh: là hình thức đầu tư được ký giữa một hoặc
nhiều nhà đầu tư nước ngoài với một hoặc nhiều doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi
thành phần kinh tế để tiến hành một hay nhiều hoạt động kinh doanh ở nước chủ
nhà trên cơ sở quy định về trách nhiệm và phân phối kết quả kinh doanh mà không
thành lập một công ty, xí nghiệp hay không ra đời một tư cách pháp nhân nào mới.
Công ty liên doanh: là hình thức công ty được hình thành với sự tham gia của
một hoặc nhiều bên của nước nhận đầu tư và nước đầu tư, cho ra đời một pháp nhân
mới ở nước nhận đầu tư và hoạt động dưới sự chi phối của pháp luật của nước nhận
đầu tư.
Hình thức công ty 100% vốn nước ngoài: là hình thức công ty hoàn toàn
thuộc quyền sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài và do bên nước ngoài tự thành
lập, tự quản lý và hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, cho ra đời một
pháp nhân mới ở nước nhận đầu tư và hoạt động dưới sự chi phối của pháp luật của
nước nhận đầu tư.
Hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao ( BOT-Build-Operation-
Transfer): là văn bản ký kết giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam
và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, sau khi xây dựng
xong nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam,
Chính phủ Việt Nam dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong
một thời gian nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý.
Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (BT): là văn bản ký kết giữa cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng công
Trang 6 / 17
Phân tích một số nhân tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
trình kết cấu hạ tầng, sau khi xây dựng xong nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao

công trình đó cho Nhà nước Việt Nam, Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện cho nhà
đầu tư nước ngoài thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý.
1.1.4. Mối quan hệ giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc:
Mối quan hệ giữa chỉ số điều chỉnh GDP và FDI
Khi chỉ số điều chỉnh GDP tăng có nghĩa là giá cả của các mặt hàng, mà đặc
biệt là hàng tiêu dùng sẽ gia tăng khiến cho lợi nhuận mà các nhà sản xuất nhận
được tăng lên. Do đó, chỉ số điều chỉnh GDP cao cũng là cơ sở để thu hút mạnh mẽ
các nhà đầu tư nước ngòai.
Mối quan hệ giữa nợ công và FDI
Khi nợ công tăng cao, vượt quá xa giới hạn được coi là an toàn, nền kinh tế
rất dễ bị tổn thương và chịu nhiều sức ép cả bên trong và bên ngoài. Từ đó gây ra
tình trạng bất ổn, mất cân bằng giữa bên trong và bên ngoài quốc gia, mà các nhà
đầu tư nước ngoài thì thường thích đầu tư vào các nước có các điều kiện kinh tế ổn
định nội bộ và bên ngoài. Vì vậy nợ công càng cao thì khả năng thu hút FDI có thể
sẽ giảm thấp hơn.
Mối quan hệ giữa mức độ đô thị hóa và FDI
Khi lựa chọn địa điểm để đầu tư trong một nước, các nhà đầu tư nước ngoài
thường nhắm đến những vùng tập trung đông dân cư – thị trường tiềm năng của họ.
Ở khu vực thành thị các sản phẩm được sử dụng như đầu vào sản xuất là dễ dàng có
sẵn cho các nhà đầu tư. Đồng thời cơ sở hạ tầng và thị trường tập trung ở các khu
vực đô thị, tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án có vốn đầu tư nước ngoài. Có
nghĩa là mức độ đô thị hóa càng cao thì khả năng thu hút FDI có thể sẽ cao hơn.
1.2. Mô hình ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI
Trong bài nghiên cứu của các tác giả Bushra Yasmin, Aamhrah Husssain &
Ali Chaudhary, Analysis of factors affecting foreign direct investment in developing
countries, đã ứng dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất (Least square) để chạy
hối quy tuyến tính nhằm đo lường tác động của các nhân tố đến việc thu hút FDI ở
các nhóm nước.
2. Thực trạng thu hút FDI của Việt Nam
Sơ đồ thể hiện tình hình thu hút vốn FDI của Việt Nam từ 1988-2013

Nguồn: Tổng cục thống kê
2.1. Giai đoạn 1987 - 1996
Cuối năm 1987, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được Quốc hội thông qua,
trong khi nước ta còn trong vòng xoáy cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội, lạm phát phi
mã, sản xuất và lưu thông chậm phát triển, làm không đủ ăn, buộc phải dùng tem phiếu
“phân phối sự thiếu thốn”, trong khi các nước phương Tây cấm vận đối với Việt Nam,
Trang 7 / 17
Phân tích một số nhân tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
quan hệ kinh tế đối ngoại hầu như chỉ bó hẹp trong khung khổ Hội đồng Tương trợ
kinh tế với 12 nước xã hội chủ nghĩa (cũ).
Luật Đầu tư nước ngoài 1987 được dư luận quốc tế đánh giá cao. Hoạt động FDI
là khâu đột phá trong hội nhập kinh tế quốc tế nhờ thị trường đầy tiềm năng của Việt
Nam có sức hấp dẫn với hàng trăm nhà đầu tư quốc tế, trong đó có các nước đang thi
hành chính sách cấm vận đối với nước ta, điển hình là Mỹ. Sau khi Luật Đầu tư nước
ngoài ra đời, trong ba năm đầu 1988 - 1990, FDI chưa tác động rõ rệt đến tình hình
kinh tế - xã hội nước ta.
Từ năm 1991, kinh tế vĩ mô của Việt Nam được ổn định, tốc độ phát triển kinh tế
cũng đi vào quỹ đạo và ở mức tương đối cao. Quan hệ với Trung Quốc và các nước
khác trong khu vực đã được bình thường hoá. Nhật đã quyết định viện trợ trở lại cho
Việt Nam (năm 1992) và Hội nghị các nhà tài trợ giúp Việt Nam xây dựng cơ sở hạ
tầng đã được quyết định sẽ tổ chức hằng năm (bắt đầu năm 1993). Sự chuyển biến
thuận lợi này cùng với vị trí địa lý tốt, tình hình chính trị, xã hội ổn định và một nước
có dân đông, có nguồn lao động phong phú, giá nhân công rẻ đã làm cho Việt Nam trở
thành môi trường đầu tư nhiều tiềm năng. Thêm vào đó, các nước mạnh trong vùng ( cụ
thể là Malayxia, Singapore, Thái Lan,…) đã bắt đầu xuất khẩu vốn, và việc Việt Nam
chính thức trở thành thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN
(năm 1995), tất cả đó đều là những lợi thế giúp Việt Nam thu hút được một lượng lớn
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong giai đoạn này. Từ năm 1991 đến năm 1996 Việt
Nam có 1781 dự án và tổng vốn đăng ký là 27,82 tỷ USD, vốn thực hiện là 9,21 tỷ
USD (đây có thể coi như là “làn sóng FDI” đầu tiên vào Việt Nam).

2.2. Giai đoạn 1997 – 2006
Từ năm 1997 Việt Nam trải qua một giai đoạn tụt dốc của nguồn vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài, cụ thể là vốn FDI đăng ký chỉ đạt 5,09 tỷ USD vào năm 1998, năm
1999 chỉ còn 2,57 tỷ USD và năm 2000 đạt 2,83 tỷ USD. Nguyên nhân của tình trạng
này một phần là do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính Đông Nam Á
năm 1997, các nước đầu tư lớn nhất vào Việt Nam (Đài Loan, Singapore, Nhật Bản,
Hàn Quốc) buộc phải hủy hoặc hoãn các kế hoạch mở rộng ra nước ngoài để đối mặt
với những khó khăn trong nước. Thêm vào đó, tuy các yếu tố về kinh tế vĩ mô, về dân
số, lao động, về vị trị địa lý của Việt Nam vẫn thuận lợi nhưng chính sách liên quan đến
FDI của Việt Nam chưa ổn định, thiếu nhất quán, hay thay đổi và chưa có chiến lược
phát triển lâu dài; năm 2000 Việt Nam sửa đổi Luật đầu tư nước ngoài theo hướng
cạnh tranh được với các nước chung quanh nhưng việc vận dụng luật này vào việc quản
lý thực tế vẫn chưa có hiệu quả nên trong giai đoạn này lượng vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào Việt Nam có xu hướng giảm.
Từ năm 2001 hoạt động FDI đã có dấu hiệu bước vào thời kì phục hồi, trong giai
đoạn 2001 – 2003, vốn FDI đăng ký đạt 9.33 tỷ USD. Kết quả này có được là nhờ vào
sự cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam và sự khôi phục kinh tế của các nước Đông
Á. Nhưng việc thu hút vốn FDI vẫn còn những khó khăn hạn chế. FDI chưa phục hồi
được so với những năm trước, hầu hết các dự án có quy mô nhỏ, môi trường đầu tư còn
nhiều vướng mắc và thủ tục phức tạp, chính sách còn hay thay đổi và khó dự báo
trước , xuất hiện tình trạng cạnh tranh không hợp lý trong việc thu hút vốn đầu tư nước
ngoài giữa các địa phương.
Trang 8 / 17
Phân tích một số nhân tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
Giai đoạn 2004 – 2006 là giai đoạn FDI phục hồi và phát triển. Năm 2004 FDI
đạt 4,55 tỷ USD. Năm 2005 là năm mở đầu cho “làn sóng FDI” thứ hai vào Việt Nam,
với vốn đăng ký 6,839 tỷ USD và vốn thực hiện 3,3 tỷ USD. Từ năm 2006 Việt Nam đã
thu hút được một lượng lớn vốn FDI. Tổng vốn FDI vào Việt Nam năm 2006 đạt
12.004 tỷ USD, tăng 57% so với năm 2005.
2.3. Giai đoạn 2007 - 2008

Đây là giai đoạn thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam mạnh
nhất. Năm 2007 Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế
giới WTO, đây là một trong những cơ hội lớn trong việc thu hút FDI của Việt Nam,
công tác thu hút FDI đã tăng cả về lượng và chất. Về lượng, thu hút FDI đạt mức kỷ lục
21,35 tỷ USD. Về chất, thu hút được nhiều dự án quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng,
thu hút được nhiều công nghệ cao.
Năm 2008 là một điểm sang vượt bậc trong việc thu hút FDI với mức kỷ lục là
71,73 tỷ USD, tăng gấp 3 lần so với năm 2007, và gấp 2 lần so với con số của hai năm
2006 và 2007 cộng lại.
2.4. Giai đoạn 2009 – 2011
Nhìn chung vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn này đã suy giảm đáng kể so với các
năm trước. Tổng vốn đăng ký năm 2009 chỉ đạt 23,11 tỷ USD, bằng 30% so với năm
2008. Vốn FDI vào Việt Nam có dấu hiệu tăng chậm lại so với trước và tạo một xu
hướng giảm vào năm 2010 và 2011.
Sự suy giảm của FDI vào Việt Nam được nhìn thấy rõ rệt vào năm 2011. Năm
2011 vốn FDI đăng ký chỉ đạt 15,598 tỷ USD. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng
này đó là do suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008, mà đặc biệt là hai nền kinh tế quan
trọng là Mỹ và châu Âu đã tác động đến thu hút đầu tư vào Việt Nam, cạnh tranh về thu
hút FDI với các nước trong khu vực cũng tăng lên. Và nguyên nhân quan trọng nhất đó
là sự hấp thụ FDI của Việt Nam còn hạn chế, ngay cả khi Việt Nam thu hút FDI lên đến
gần 70 tỷ USD thì vốn giải ngân cũng chỉ dừng lại ở mức 10-11 tỷ USD/ năm (do cơ sở
hạ tầng còn lạc hậu, nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu và ngành công nghiệp
hỗ trợ còn kém phát triển). Ngoài ra, còn một số vấn đề khác cũng làm ảnh hưởng đến
môi trường đầu tư tại Việt Nam, đó là công tác thẩm tra, cấp phép các dự án FDI còn
nhiều bất cập, vấn đề thiếu lao động, đình công trong các khu công nghiệp vẫn còn xảy
ra, chế độ báo cáo, cập nhật thông tin về tình hình đầu tư nước ngoài còn chậm chạp,…
làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư tại Việt Nam.
3. Nghiên cứu định lượng các nhân tố tác động đến việc thu hút FDI của
Việt Nam
3.1. Mô hình nghiên cứu

Ứng dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất (Least Square) để chạy hồi quy
tuyến tính nhằm nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc thu hút FDI của Việt Nam
thông qua bài nghiên cứu của các tác giả Bushra Yasmin, Aamhrah Husssain & Ali
Chaudhary (2003), Analysis of factors affecting foreign direct investment in developing
countries, pakistan economic and social review.
Trang 9 / 17
Phân tích một số nhân tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
Để ước lượng các nhân tố tác động đến việc thu hút FDI của Việt Nam giai đoạn
1993 – 2011, bài viết sử dụng các biến:
− Biến phụ thuộc:
: Đầu tư trực tiếp nước ngòai
− Biến độc lập:
: Chỉ số điều chỉnh GDP
: Nợ nước ngoài
: Mức độ đô thị hóa
Giải thích các biến trong mô hình:
: Đầu tư trực tiếp nước ngoài bao gồm vốn chủ sở hữu, thu nhập tái đầu tư
và vốn liên kết với các doanh nghiệp khác trực thuộc.
: Nợ nước ngoài bao gồm cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.
: Mức độ đô thị hóa, được tính bằng dân số đô thị so với tổng dân số.
3.2. Dữ liệu chạy mô hình hồi quy
3.2.1. Xác định yếu tố thời gian cần ước lượng
Mo hình nghiên cứu trong giai đoạn 1993 – 2011.
3.2.2. Nguồn dữ liệu
Bài nghiên cứu có sử dụng một số dữ liệu của những tổ chức như:
 Tổng cục Thống kê Việt Nam (GSO)
 Ngân hàng thế giới (WB)
Biến chạy mô hình Giải thích
Tổng vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài đăng ký

(FDI)
Đơn vị tính: Tỷ USD
Nguồn: www.gso.gov.vn
Chỉ số điều chỉnh GDP
(GDPD)
Đơn vị tính: %
Nguồn: www.worldbank.org
Nợ nước ngòai
(EXD)
Đơn vị tính: Tỷ USD
Nguồn: www.worldbank.org
Mức độ đô thị hóa
(URB)
Đơn vị tính: %
Nguồn: www.gso.gov.vn
3.2.3. Số liệu chạy mô hình
FDI GDPD EXD URB
1993 3.0374 17.4 24.167607 20.05
1994 4.1884 17.0 24.799403 20.37
Trang 10 / 17
Phân tích một số nhân tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
1995 6.9372 17.0 25.427803 20.75
1996 10.1641 8.7 26.255068 21.08
1997 5.5907 6.6 21.750708 22.66
1998 5.0999 8.8 22.432189 23.15
1999 2.5654 5.7 23.248660 23.61
2000 2.8389 3.4 12.859279 24.12
2001 3.1428 1.9 12.616661 24.55
2002 2.9988 3.9 13.346811 24.99
2003 3.1912 6.7 15.958354 25.76

2004 4.5476 8.2 17.993066 26.53
2005 6.8398 8.2 19.038679 27.10
2006 12.004 7.3 18.648547 27.66
2007 21.3478 8.2 23.284721 28.20
2008 71.726 22.1 26.487635 28.99
2009 23.1073 6.0 33.084796 29.74
2010 19.8861 11.9 49.343084 30.50
2011 15.5981 20.9 57.840538 31.75
3.3. Xây dựng mô hình thực nghiệm
3.3.1. Ước lượng mô hình Least Square
Mô hình hồi quy tổng quát SRF
Hàm hồi quy tổng thể PRF
Trang 11 / 17
Phân tích một số nhân tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
Hình 3.1: Mô hình hồi quy tuyến tính đối với dữ liệu Việt Nam (1993 –
2011)
3.3.2. Kiểm định sự phù hợp của hàm hồi quy
− Cơ sở kiểm định
Kiểm định cặp giả thuyết:
H
0
: R
2
= 0: Hàm hồi quy không phù hợp
H
1
: R
2
> 0: Hàm hồi quy phù hợp
− Tiêu chuẩn kiểm định:

− Miền bác bỏ giả thuyết H
0
:
 Hàm hồi quy là phù hợp
Theo Hình 3.1 – Mô hình hồi quy tuyến tính đối với dữ liệu của Việt
Nam (1993-2011), ta có:
F= 7.4668
Với mức ý nghĩa = 5%, ta có:
 F

= 7.4668 >
 Bác bỏ H
0
, chấp nhận giả thuyết H
1
Kết luận: Hàm hồi quy phù hợp, hay ít nhất một trong ba biến độc lập
(Chỉ số điều chỉnh GDP - GDPD, Nợ nước ngòai – EXD, Mức độ đô thị hóa
Trang 12 / 17
Phân tích một số nhân tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
- URB) là có giải thích cho biến phụ thuộc (Đầu tư trực tiếp nước ngoài –
FDI).
3.3.3. Phát hiện sự có mặt của biến không cần thiết
3.3.3.1. Cơ sở kiểm định
Kiểm định biến X có phải là biến phù hợp của mô hình không ta làm các
nước sau:
Kiểm định cặp giả thuyết sau:
H
0
: = 0: Biến X
i

trong mô hình là biến không thích hợp.
H
1
: : Biến X
i
trong mô hình là biến thích hợp.
− Tiêu chuẩn kiểm định
− Miền bác bỏ giả thuyết
3.3.3.2. Kiểm định hệ số các biến
− Kiểm định hệ số của biến GDPD (
: = 0 : 0
Theo Hình 3.1– Mô hình hồi quy tuyến tính đối với dữ liệu của Việt nam
(1993 – 2011), ta có:
t = 3.5416
Với mức ý nghĩa = 10%, ta có:
1.753
Bác bỏ giả thiết H
0
, chấp nhận giả thuyết H
1
 Biến GDPD trong mô hình là biến thích hợp.
− Kiểm định hệ số của biến EXD ()
: =0 : 0
Theo hình 3.1 – Mô hình hồi quy tuyến tính đối với dữ liệu củ Việt Nam (1993 –
2011), ta có:
t= -2.0490
Với mức ý nghĩa =10%, ta có:
= =1.753
= 2.0490 = 1.753
 Bác bỏ giả thiết , chấp nhận giả thiết

 Biến EXD trong mô hình là biến thích hợp.
Trang 13 / 17
Phân tích một số nhân tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
− Kiểm định hệ số của biến URB ()
: =0 : 0
Theo Hình 3.1 – Mô hình hồi quy tuyến tính đối với dữ liệu của Việt Nam (1993
– 2011), ta có:
t= -3.5831
Với mức ý nghĩa =10%, ta có:
= = 1.753
= 3.5831 = 1.753
 Bác bỏ giả thiết , chấp nhận giả thiết
 Biến URB trong mô hình là biến thích hợp.
3.3.3.3. Nhận xét chung
Tất cả các biến độc lập GDPD, EXD, URB đều giải thích cho biến (FDI -
Đầu tư trực tiếp nước ngoài) với độ tin cậy 90%.
3.3.4. Tác động của các biến độc lập đến tăng trưởng kinh tế
Từ kết quả của kiểm định, ta có hàm hồi quy tuyến tính
Dùng mô hình để đánh giá tác động của các biến Chỉ số điều chỉnh GDP ( ),
Nợ nước ngoài ( ), Mức độ đô thị hóa ( ) đến việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài
FDI của Việt Nam giai đoạn 1993 – 2011 ( ).
Với = 2.0336, ta nhận thấy rằng Chỉ số điều chỉnh GDP tác động đồng biến
đối với việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam. Điều này có nghĩa là Chỉ
số điều chỉnh GDP của Việt Nam càng tăng thì vốn đầu tư nước ngoài vào Việt
Nam càng tăng và ngược lại. Và trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì Chỉ
số điều chỉnh GDP tăng (hay giảm) 1% thì vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
tăng (hay giảm) một lượng là 2.0336 tỷ USD.
Với = -0.7080, ta nhận thấy rằng Nợ nước ngòai tác động nghịch biến đối
với việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam. Điều này có nghĩa là Nợ
nước ngòai của Việt Nam càng cao thì vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam càng

giảm và ngược lại. Và trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì Nợ nước ngòai
tăng (hay giảm) 1 tỷ USD thì vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam giảm (hay tăng)
0.7080 tỷ USD.
Với = 3.2658, ta nhận thấy rằng Mức độ đô thị hóa tác động đồng biến biến
đối với việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam. Điều này có nghĩa là Mức
độ đô thị hóa của Việt Nam càng cao thì vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam càng
tăng và ngược lại. Và trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì Nợ nước ngoài
tăng (hay giảm) 1 % thì vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng (hay giảm)
3.2658 tỷ USD.
Trang 14 / 17
Phân tích một số nhân tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
Như vậy, từ các chỉ tiêu trong kế hoạch cần thực hiện trong năm ta có thể tính
được mức FDI thu hút đạt được là bao nhiêu, và căn cứ vào các hệ số góc của các
biến số, ta có thể điều chỉnh các chỉ tiêu cần thực hiện của từng biến số để đạt được
kết quả mong muốn.
4. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ THÚC ĐẨY THU HÚT FDI
Đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đưa nền kinh tế
phát triển theo hướng công nghiệp là chủ yếu, đặc biệt là quan tâm phát triển ngành
công nghiệp chế tạo và những ngành công nghiệp như công nghiệp điện tử, những
ngành có hàm lượng công nghệ cao, ưu tiên phát triển những ngành công nghiệp
mũi nhọn phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế. Đồng thời Chính phủ cần đưa
ra những chiến lược phát triển cân đối kinh tế giữa các vùng miền trong cả nước,
nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp, nâng cao khả năng thu hút FDI vào
Việt Nam.
Một số nước có nhiều tiềm năng phát triển nhưng tình hình đất nước lại
không ổn định nên không có nước nào dám đầu tư vào. Vì vậy chúng ta cần có sự
quan tâm đúng mức đến vấn đề đảm bảo ổn định kinh tế, chính trị trong và ngoài
nước. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp phát triển,
đổi mới đất nước, thực hiện đồng bộ các biện pháp giáo dục, kinh tế, hành chính và
pháp luật để đẩy lùi những tiêu cực như tham nhũng, buôn lậu, trốn thuế, thất

nghiệp, phân biệt giàu nghèo để góp phần làm tăng hiệu quả quản lý Nhà nước, đảm
bảo ổn định về chính trị kinh tế.
Tăng cường mối quan hệ với các nhà đầu tư nước ngoài, chủ động tiến hành
xúc tiến đầu tư với những dự án trực tiếp của những nhà đầu tư có tiềm năng. Cần
thành lập bộ phận xúc tiến đầu tư để có thể chủ động vận động thu hút vốn đầu tư
nước ngoài.
Bên cạnh đó, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư trực tiếp nước
ngoài, đơn giản hóa những thủ tục hành chính cũng cần được quan tâm. Cần đảm
bảo một khuôn khổ pháp luật hấp dẫn, thông thoáng, rõ ràng, ổn định, thống nhất
đồng bộ xuyên suốt tư trung ương đến địa phương, có hệ thống ưu đãi và khuyến
khích các nhà đầu tư nước ngoài.
Tăng cường đào tạo những cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề, đặc biệt là
đào tạo các cán bộ có đủ kiến thức kinh nghiệm quản lý, có đủ bản lĩnh kinh doanh,
hiểu biết pháp luật trong nước và quốc tế, có khả năng thích nghi tốt để thực hiện
các hoạt động liên quan đến đầu tư nước ngoài.
Cần xây dựng tốt hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, tranh thủ tối đa các
nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, làm tốt công tác xây dựng quy hoạch
và quản lý quy hoạch, xây dựng một môi trường thuận lợi để thu hút vốn đầu tư
nước ngoài.
Trang 15 / 17
Phân tích một số nhân tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
KẾT LUẬN
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI có một vai trò rất lớn trong sự phát triển kinh
tế của các nước nói chung và Việt Nam nói riêng. Quá trình thu hút đầu tư nước ngoài
đã mang lại những kinh nghiệm quý giá cho sự phát triển và làm cơ sở cho Chính phủ
hoạch định và hoàn chỉnh chiến lược phát triển. Do đó cần phải đẩy mạnh hơn nữa việc
thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Tuy nhiên quá trình thu hút vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam còn bộc lộ nhiều bất cập. Vì vậy chúng ta cần
có những giải pháp đồng bộ, phù hợp với quá trình phát triển kinh tế xã hội, đáp ứng
nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế , để cho Việt Nam thực sự trở thành điểm đến của các

nhà đầu tư của các nước trên thế giới.
Trang 16 / 17
Phân tích một số nhân tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bushra Yasmin, Aamhrah Husssain & Ali Chaudhary, Analysis of factors
affecting foreign direct investment in developing countries.
Nguyễn Thị Tám, Đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào hoạt động
thăm dò khai thác dầu khí ở Việt Nam.
Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hiệu quả của FDI và đòi hỏi
việc thay đổi chiến lược thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Luận văn: Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 1996 –
2005.
Tiểu luận: Nghiên cứu về FDI vào Việt Nam giai đoạn 2000 – 2010.
GS.TSKH Nguyễn Mại (Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài), 25
năm Luật Đầu tư nước ngoài tại việt nam: Nhìn lại để “nâng chất” dòng vốn FDI.
Nguyễn Hòa, Thu hút FDI: Nếu không thay đổi, Việt Nam sẽ tụt hậu.
Trần Văn Thọ (Giáo sư kinh tế, Đại học Waseda, Tokyo), Nội lực và ngoại lực
trong quá trình phát triển kinh tế ở Việt Nam.
Nguyễn Mạnh Toàn, Các nhân tố tác động đến việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài vào một địa phương của Việt Nam, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại
học Đà Nẵng – số 5 (40), năm 2010.
Trang web www.vi.wikipedia.org
Trang web tổng cục thống kê Việt Nam www.gso.vn
Trang web của Ngân hàng thế giới www.worldbank.org
Trang 17 / 17

×