Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

phân tích đặc điểm của trường hợp phạm tội chưa đạt và trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.33 KB, 4 trang )


bộ t pháp
trờng đại học luật hà nội
***********
bài tập cá nhân
Môn : Luật Hình Sự
Đề tài :
1. Phân tích đặc điểm của trờng hợp phạm tội cha đạt và
trờng hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.
Cho ví dụ về mi trờng hợp.
2. Tại sao ngời tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
đợc miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm.
Sinh viên : Đinh Quý Đôn
Mã SV : KT33A035
Lớp : KT33A
Khoa : Pháp luật kinh tế
Hà Nội, ngày 19 tháng 09 năm 2009
Trong việc thực hiện tội phạm hành vi phạm tội luôn diễn ra theo
quá trình nhất định. Ngời cố ý phạm tội luôn mong muốn thực hiện
trọn vẹn quá trình đó để đạt đợc mục đích của mình.Tuy nhiên trong
thực tế có những trờng hợpvì nguyên nhân khách quan ngời thực hiện
tội phạm đã không thực hiện đợc hết toàn bộ quá trình đó, không đạt

đợc mục đích của mình hoặc thực hiện nửa chừng nhng lại từ bỏ
không thực hiện nữa. Để đánh giá mức độ thực hiện tội phạm và qua
đó có cơ sở xác định phạm vi trách nhiệm hình sự của ngời phạm tội,
luật hình sự Việt Nam phân biệt ra ba mức độ thực hiện tội phạm :
Chuẩn bị phạm tội, phạm tội cha đạt và tội phạm hoàn thành.
1. Đặc điểm trờng hợp phạm tội cha đạt và trờng hợp tự ý nửa
chừng chấm dứt việc phạm tội.
a. Đặc điểm trờng hợp phạm tội cha đạt:


Phạm tội cha đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhng không thực
hiện đợc đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của ngời phạm
tội ( Điều 18 BLHS)
Trờng hợp phạm tội cha đạt có ba đặc điểm.
- Ngời phạm tội đã bắt đầu thực hiện tội phạm
Đây là đặc điểm để phân biệt tội phạm cha đạt với chuẩn bị phạm
tội. Ngời phạm tội đã thực hiện hành vi khách quan mô tả trong cấu
thành tội phạm. Ví dụ : kẻ giết ngời đã thực hiện hành vi tớc đoạt tính
mạng ngời khác (nh đã đâm, đã bắn, đã chém ) là hành vi đợc mô tả
trong cấu thành tội phạm tội giết ngời ( Điều 93 BLHS ). Cũng đợc coi
là đã bắt đầu thực hiện tội phạm nếu ngời phạm tội đã thực hiện đợc
hành vi đi liền trớc hành vi khách quan . Đó là những hành vi ( xét về
khách quan và chủ quan ) thể hiện là sự bắt đầu của hành vi khách
quan và kế tiếp ngay sau nó là hành vi khách quan sẽ xảy ra. Ví dụ :
Hành vi nhặt dao để đâm, lắp đạn để bắn trong trờng hợp phạm tội giết
ngời đợc coi là những hành vi đi liền trớc. Những hành vi này cha phải
là hành vi khách quan, cha phải là hành vi tớc đoạt tính mạng ngời
khác ( hành vi đâm, hành vi bắn) nhng nó là sự bắt đầu của hành vi
khách quan và ngay sau nó hành vi khách quan ( hành vi đâm, hành vi
bắn) sẽ xảy ra. Những hành vi đi liền trớc nh vậy tuy thể hiện là sự
chuẩn bị nhng vì rất gần với hành vi khách quan, không táh ra đợc nên
cũng đợc coi là hành vi thực hiện tội phạm.
- Ngời phạm tội không thực hiện tội phạm đợc đến cùng
Hành vi của họ cha thoả mãn hết các dấu hiệu ( thuộc mặt khách
quan) của cấu thành tội phạm. Những trờng hợp hành vi phạm tội cha
thoả mãn hết các dấu hiệu ( thuộc mặt khách quan) của cấu thành tội
phạm có thể xảy ra ở một trong cac dạng dới đây :
+ Chủ thể cha thực hịên đợc hành vi khách quan mà mới chỉ thực
hiện đợc hành vi đi liền trớc. Ví dụ : kẻ giết ngời mới rút dao đâm
thì bị bắt;

+ Chủ thể đã thực hiện đợc hành vi khách quan nhng cha gây ra
hậu quả của tội phạm. Ví dụ: kẻ giết ngời đã đâm đợc nan nhân nhng
nạn nhân không chết;
+ Chủ thể đã thực hiện đợc hành vi khách quan nhng cha thực
hiện hết. Ví dụ: kẻ hiếp dâm mới vật ngã nạn nhân cha giao cấu thì bị
bắt;
+Hậu quả thiệt hại tuy đã xảy ra nhng không có quan hệ nhân quả
với hành vi khách quan mà chủ thể thực hiện.
- Ngời phạm tội không thực hiện tội phạm đợc đến cùng là do
những nguyên nhân ngoài ý muốn của họ. Bản thân ngời phạm tội vẫn
muốn tội phạm hoàn thành nhng tội phạm không hoàn thành do :
+ Nạn nhân chống lại đợc hoặc đã tránh đợc;

+Ngời khác ngăn chặn đợc;
+ Có những trở ngại khác về công cụ, phơng tiện
Ví dụ về trờng hợp phạm tội cha đạt: A và B là hàng xóm. Do có tranh
chấp về chuyện đất đai giữa hai nhà nên B ý đồ giết cả nhà A. B đã đi
mua thuốc độc về đổ xuống giếng nhà A. Do giếng nớc sâu, nhiều nớc
làm cho thuốc độc không đủ liều nên cả nhà A chỉ bị ngộ độc và đợc
cấp cứu kịp thời. Hành vi của B thuộc trờng hợp phạm tội cha đạt.
b. Đặc điểm trờng hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội:
- Việc chấm dứt không thực hiện tội phạm phải xảy ra khi tội
phạm đang ở giai đoạn chuẩn bị hoặc ở giai đoạn cha đạt cha hoàn
thành.
Nếu tội phạm đã ở giai đoạn cha đạt đã hoàn thành thì có nghĩa
ngời phạm tội đã thực hiện hết những hành vi mong muốn do vậy
không thể có việc tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. Tại thời
điểm cha đạt đã hoàn thành hậu quả của tội phạm tuy cha xảy ra nhng
sẽ xảy ra mà không cần ngời phạm tội có hành vi gì nữa. Khi tội phạm
đã hoàn thành thì hành vi phạm tội đã có đầy đủ những đặc điểm thể

hiện tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm đã thực hiện do vậy
việc dừng lại ở thời điểm này không làm thay đổi tính chất nguy hiểm
của hành vi phạm tội.
- Việc chấm dứt phạm tội phải là tự nguyện và dứt khoát
Việc chủ thể dừng lại không thực hiện tiếp tội phạm phải hoàn
toàn do động lực bên trong chứ không phải trở ngại khách quan chi
phối. Khi dừng lại ngời phạm tội vẫn tin rằng hiện tại không có gì
ngăn cản và vẫn có thể thực hiện tiếp tội phạm. Việc dừng lại không
tiếp tục thực hiện tội phạm phải là sự thể hiện của việc từ bỏ hẳn ý
định phạm tội.
Ví dụ về trờng hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội : A và
B là hai chàng trai cùng yêu và theo đuổi chị C. Do gen tức trong tình
cảm A đã hẹn B đi uống nớc để nói chuyện. Với ý định giết B từ trớc
nên khi đi A có đem theo dao nhọn. Khi gặp B, A đã lừa cho B uống
cốc nớc có thuốc mê do A chuẩn bị trớc sau đó đa B tới một nơi hoang
vắng để thực hiên hành vi giết ngời. A đâm B một nhát vào lng, sau khi
thấy B bị thơng, A lại thay đổi ý định và đa B tới bệnh viện cấp cứu. B
chỉ bị thơng nhẹ. Vậy A sẽ chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố
ý gây thơng tích.
b. Tại sao ngời tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội đợc miễn
trách nhiệm hình sự về tội định phạm?
Ngời tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội đợc miễn trách
nhiệm hình sự về tội định phạm. Việc tự ý nửa chừng chấm dứt việc
phạm tội làm cho tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội
không còn nữa. Về mặt chủ quan, ngời phạm tội đã hoàn toàn từ bỏ
hẳn ý định phạm tội của mình, họ không có ý chí mong muốn thực
hiện tội phạm đến cùng nh những trờng hợp phạm tội cha hoàn thành.
Xét về mặt khách quan, hành vi đã thực hiện của ngời tự ý nửa chừng
chấm dứt việc phạm tội cha có tính nguy hiểm đầy đủ của một tội
phạm. Nh vậy hành vi đã thực hiện trớc đó của ngời tự ý nửa chừng

chấm dứt việc phạm tội đợc coi nh đã mất tính nguy hiểm của loại toọ
phạm thực hiện, do đó việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với họ là
không cần thiết. Việc quy định này cũng là động lực thúc đẩy những

ngời đã bắt tay vào thực hiện tội phạm sớm dừng lại để đợc hởng sự
khoan hồng của Nhà nớc.
Mặc dù ngời tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội không bị
truy cứu trách nhiệm hình sự, nhng nếu hành vi của hị đã đủ yếu tố
cấu thành một tội độc lập khác thì ngời tự ý nửa chừng chấm dứt việc
phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm ấy. Ví dụ : Ngời
có ý định giết ngời, đã tấn công gây thơng tích cho nạn nhân rồi tự ý
nửa chừng chấm dứt, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây
thơng tích.
tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Luật hình sự Việt Nam tập 1 _trờng Đại học Luật Hà Nội _
NXB Công an nhân dân
2. Bộ luật hình sự của nớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
1999 nhà xuất bản Lao động
3. Bình luận khoa học bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 _ Tập 1 _
Viện nghiên cứu khoa học pháp lý _ nhà xuất bản chính trị quốc gia

×