Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

ÁP DỤNG MÔ HÌNH HỒI QUY NHỊ PHÂN PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM CỦA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (558.24 KB, 21 trang )

[40]

Nâng cao năng lực tư vấn các công cụ phái sinh của hệ thống ngân
hàng
19
Khác 11

11. Những biện pháp doanh nghiệp thực hiện để quản trị rủi ro tỷ giá tốt hơn
Bảng 2.2.9

Số
DN
Nâng cao chất lượng và hiêu quả nguồn nhân lực 22
Xây dựng và hoàn thiện các chương trình/chiến lược quản trị rủi ro 29
Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin kinh doanh 17
Sử dụng công cụ phái sinh thích hợp 25
Khác 10

Có 29 doanh nghiệp trong số 68 doanh nghiệp cho rằng cần phải xây dựng và hoàn thiện
các chương trình quản trị rủi ro thích hợp. Tuy vậy đây không phải là vấn đề dễ dàng khi
chúng ta vẫn còn có những hạn chế trong tập quán quản trị rủi ro tỷ giá và phương pháp
làm việc thiếu tính chuyên nghiệp còn mang nặng tính manh múng của nền nông nghiệp
nhỏ lẻ và lạc hậu của Việt Nam. Nhưng đây cũng là một nhận thức đáng mừng của các
doanh nghiệp XNK Việt Nam.
3. ÁP DỤNG MÔ HÌNH HỒI QUY NHỊ PHÂN PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM CỦA
DOANH NGHIỆP GIẢI THÍCH CHO QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG CÔNG CỤ
PHÁI SINH CỦA CÁC NHÀ KHOA HỌC ĐAN MẠCH VÀO VIỆT NAM.
3.1. Giới thiệu mô hình:
Trong một cuộc nghiên cứu của ba nhà khoa học Đan Mạch là Tom Aabo, Esben Hog và
Jochen Kuhn về quản trị rủi ro trong các doanh nghiệp cỡ trung của Đan Mạch năm
2009, các nhà khoa học đã nhận thấy có mối quan hệ giữa những đặc điểm của các


doanh nghiệp riêng của doanh nghiệp trong quyết định sử dụng công cụ phái sinh tỷ giá.
Sau đây là mô hình các nhà khoa học đã kiểm định với số liệu từ 215 công ty cỡ trung
tại Đan Mạch. Thông qua mô hình, tác giả mong muốn lập mô hình về quyết định có hay
[41]

không sử dụng công cụ phái sinh ngoại hối của các doanh nghiệp cùng quy mô. Theo sự
hiểu biết về quản trị rủi ro ngoại hối tác giả mong đợi:
1. Không có mối quan hệ đáng kể nào giữa tuổi của doanh nghiệp (AGE) và việc sử
dụng công cụ phái sinh ngoại hối.
2. Có một mối quan hệ xác định giữa quy mô của doanh nghiệp ( TA) và cách thức
sử dụng công cụ phái sinh ngoại hối dựa trên mức độ của nền kinh tế hoặc là mối quan
hệ phủ định dựa trên tình trạng kiệt quệ tài chính ( những doanh nghiệp nhỏ có chi phí
kiệt quệ tài chính không tương xứng cao). Tuy nhiên, kể từ khi chúng tôi chỉ giới hạn
doanh nghiệp cỡ trung bình bởi biến giới hạn kích cỡ thì chúng tôi không mong đợi sẽ
tìm thấy mối quan hệ đáng kể nào.
3. Mối quan hệ phủ định giữa lợi nhuận ( GPTA) và tỷ lệ vốn chủ sở hữu ( EQTA)
của doanh nghiệp và cách thức sử dụng công cụ phái sinh hối đoái dựa trên tình trạng
kiệt quệ tài chính.
4. Có mối quan hệ xác định giữa chi tiêu R&D (RD) và cách thức sử dụng công cụ
phái sinh hối đoái dựa trên sự lựa chọn tăng trưởng (các doanh nghiệp với chi tiêu R&D
cao có nhiều sự lựa chọn tăng trưởng mà họ muốn biết chắc chắn là có thể tài trợ trong
tương lai) hoặc mối quan hệ không phủ định dựa vào tính không chắc chắn ( giá trị của
một doanh nghiệp càng gắn chặt với những sự lựa chọn tăng trưởng mà không phải là tài
sản, thì dòng tiền trong tương lai càng không chắc chắn và càng có khả năng những gì
dự định để phòng ngừa trở thành đầu cơ bởi vì vụ việc kinh doanh thực sự ít có khả năng
xảy ra.
5. Có mối quan hệ xác định giữa tỷ lệ xuất khẩu ( EXPORT) của doanh nghiệp và
cách thức sử dụng công cụ phái sinh hối đoái dựa trên độ nhạy cảm.
6. Hoặc là có mối quan hệ xác định giữa nhập khẩu (IMPORT) và cách thức sử dụng
công cụ phái sinh tỷ giá hối đoái dựa trên độ nhạy cảm ( các doanh nghiệp nhập khẩu ở

nhiều loại tiền tệ mà loại không có xuất khẩu tương ứng) hoặc là có mối quan hệ phủ
định dựa trên mối quan hệ phù hợp ( doanh nghiệp nhập khẩu ở những loại tiền tệ khác
nhau có xuất khẩu tương ứng).
[42]

7. Hoặc là có mối quan hệ xác định giữa số lượng loại tiền tệ mà doanh nghiệp gặp
phải nhiều nhất (NOCUR) dựa trên độ nhạy cảm và quan hệ phủ định dựa trên tính đa
dạng hóa.
8. Có mối quan hệ xác định giữa đồng đô la US là loại tiền trong trọng nhất trong
doanh nghiệp (USD) và cách thức sử dụng công cụ phái sinh hối đoái dựa trên mức độ
biến động (càng biến động, càng không chắc chắn và càng cần phải phòng ngừa rủi ro).
9. Hoặc là có mối hệ xác định giữa số lượng chi nhánh ( công ty con) sản xuất và bán
hàng ở nước ngoài (NOPSUB và NOSSUB) và cách thức sử dụng công cụ phái sinh hối
đoái dựa trên những cam kết ( càng có nhiều cam kết trên thị trường ngoại hối, độ nhạy
cảm càng chắc chắn và càng có cơ hội cho phòng ngừa tài chính) hoặc là trong trường
hợp các chi nhánh sản xuất ở nước ngoài có quan hệ phủ định dựa trên sự tương xứng (
chi phí sản xuất bù đắp cho thu nhập trong cùng một loại tiền tệ).
Dưới đây là mô hình hồi quy nhị phân được phân tích:
iiiii
iiiiiiiii
NOSSUBNOPSUBUSDNOCUR
IMPORTEXPORTRDEQTAGPTATAAGECFXDUSE




111098
7654321
*


Trong đó:
FXDUSE: là biến tìm ẩn liên tục ( một chỉ số không quan sát được) được hồi quy theo
biến giải thích và được cho rằng thể hiện cho xu hướng sử dụng công cụ phái sinh hối
đoái. Vì chúng tôi không quan sát xu hướng sử dụng công cụ phái sinh hối đoái, mà chỉ
xem xét liệu rằng doanh nghiệp có sử dụng công cụ phái sinh hay không, nên chúng tôi
quyết định lựa chọn quan sát như sau
FXDUSE =





00
01
ifFXDUSE
FXDUSEif
, do đó FXDUSE là biến nhị phân được mã hóa là 1 nếu
doanh nghiệp sử dụng phái sinh ngoại hối và 0 nếu ngược lại.
C : là hằng số
AGE: logarit tổng số tuổi đời + 1
TA: logarit tổng tài sản
[43]

GPTA: tổng lợi nhuận gộp/ tổng tài sản
EQTA: vốn chủ sở hữu/ tổng tài sản
RD: tỷ lệ phần trăm chi tiêu nghiên cứu phát triển/ tổng doanh thu.
EXPORT: tỷ lệ phần trăm doanh thu hoạt động hợp nhất của doanh nghiệp tính theo
đổng ngoại tệ
IMPORT: tỷ lệ phần trăm chi phí hoạt động hợp nhất của doanh nghiệp tính theo đồng
ngoại tệ ( tính theo 1 – lợi nhuận gộp/thu nhập đểchuyển từ %chi phí sang % thu nhập)

NOCUR: logarit tổng số ngoại tệ mà doanh nghiệp tiếp xúc đáng kể + 1.
USD: biến giả được mã hóa là 1 nếu đồng tiền quan trọng nhất của doanh nghiệp là USD
và là 0 nếu ngược lại.
NOPSUB: logarit tổng số chi nhánh sản xuất ở nước ngoài + 1
NOSSUB: logarit tổng số chi nhánh bán hàng ở nước ngoài +1
ω : sai số được giả định là phân phối chuẩn theo mô hình probit
Bảng 3.1 dưới đây trình bày kết quả của phân tích hồi quy nhị phân. Phân tích được thực
hiện dựa trên mô hình truyền thống (mô hình 1) chỉ bao gồm tỷ lệ xuất khẩu là tham số
được quốc tế hóa; mô hình mở rộng ( mô hình 2) bao gồm nhiều tham số; mô hình đầy
đủ ( mô hình 3) bao gồm tất cả tham số; mô hình đầu đủ ( mô hình 4) với 4 biến giảm
xuống còn 2 biến mới (EXPORT-IMPORT: sự khác nhau giữa EXPORT và IMPORT;
NOSUBTOTAL: tổng của NOPSUB và NOSSUB) dựa theo hệ số tương quan cao; và
mô hình đầy đủ ( mô hình 5) như mô hình 4 ngoại trừ thông tin của nhập khẩu bị loại bỏ.
Như đã chỉ ra ở mô hình 1, kết quả cho thấy chỉ có EXPORT là quan trọng trong việc
giải thích quyết định sử dụng công cụ phái sinh tỷ giá hối đoái. Một lần nữa chúng ta mở
rộng mô hình thành mô hình 2, GPTA trở nên có ý nghĩa và những tham số mới
(IMPORT, NOCUR, và USD) đều có ý nghĩa ít nhất là tại mức 10%. Mở rộng hơn ở mô
hình 3, tất cả các biến có ý nghĩa đề giữ mức ý nghĩa của nó (ngoại trừ NOCUR) trong
khi các biến mới liên quan đến công ty con ở nước ngoài (NOPSUB và NOSSUB) thì lại
không có ý nghĩa. Một lần nữa chúng tôi cố gắng tính đến hệ số tương quan cao trong
mô hình 4, một trong những biến mới (EXPORT-IMPORT) có mức ý nghĩa cao trong
[44]

khi biến của tổng số lượng chi nhánh sản xuất và bán hàng ở nước ngoài là không đáng
kể. Trong mô hình cuối cùng, mô hình 5 loại trừ thông tin của nhập khẩu, sức mạnh giải
thích (McFadden R2) giảm và GPTA mất đi ý nghĩa của nó so với mô hình 4.
Như những gì mô đợi, bảng 3.1 cho thấy không có mối quan hệ đáng kể giữa AGE và
quyết định sử dụng công cụ phái sinh hối đoái. Sự khác biệt trong kiểm định trung bình
trong bảng 3 cho thấy các công ty lớn (TA) có khả năng sử dụng công cụ phái sinh nhiều
hơn. Tuy nhiên, một lần nữa chúng tôi đi vào phân tích đa biến trong bảng 5, mối quan

hệ này không thể xác định. Bảng 3.1 gợi ra trong mối quan hệ quy mô (TA), quy mô của
nền kinh tế và khánh kiệt tài chính ( các doanh nghiệp nhỏ có chi phí khánh kiệt tài
chính lớn không tương xứng) hoặc là loại trừ lẫn nhau hoặc là cả hai đều không đáng kể
ít nhất là trong mẫu của chúng tôi – gồm những doanh nghiệp cỡ trung mà mối định
nghĩa chỉ ra tính biến thiên giới hạn trong quy mô. Dấu âm của hệ số lợi nhuận (GPTA)
và vốn chủ sở hữu (EQTA) trong bảng 3.1 đồng loại ủng hộ cho đối số khánh kiệt tài
chính (lợi nhuận và khả năng thanh toán của các doanh nghiệp không cần phải phòng
ngừa), nhưng chỉ trong trường hợp của GPTA những kết quả này đôi khi mới có ý nghĩa.
Những kết quả trong mối quan hệ với chi tiêu R&D cho thấy không có ý nghĩa mặc dù
dấu âm của hệ số cho thấy một sự hỗ trợ cho sự không chắc chắn. Trong bảng 3.1, xuất
khẩu cho thấy mối quan hệ mạnh mẽ trong cách thức sử dụng công cụ phái sinh tài chính
ngoại hối tại mức ý nghĩa 1%.
Nói tóm lại, bảng kết quả 3.1 cho thấy phương thức sử dụng công cụ phái sinh tỷ giá của
các doanh nghiệp sản xuất cỡ trung của Đan Mạch tỷ lệ thuận với các hoạt động xuất
khẩu và mức độ biến động của đồng USD nhưng lại quan hệ nghịch với hoạt động nhập
khẩu và lợi nhuận của doanh nghiệp (GPTA).





[45]

Bảng 3.1



[46]

3.2. Ứng dụng mô hình vào trường hợp Việt Nam:

Nhận thấy tính phù hợp của mô hình, chúng tôi đã thử ứng dụng mô hình này nhằm xem
liệu rằng các đặc điểm riêng của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng
công cụ phái sinh tỷ giá của các doanh nghiệp Việt Nam hay không?
 Thu thập số liệu( xem số liệu ở phụ lục )
Tiếp tục phân tích 18 công ty cổ phần XNK Việt Nam nói trên, chúng tôi đã kết hợp kết
quả khảo sát ở phần 2.2 về tình hình sử dụng công cụ quản trị rủi ro với số liệu về tổng
tài sản, lợi nhuận và vốn chủ sở hữu, quỹ phát triển đầu tư trong báo cáo tài chính của
các doanh nghiệp nói trên. Tuy nhiên, chúng tôi lại gặp khó khăn trong việc thu thập số
liệu về tình hình xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, ngay cả khi hỏi doanh nghiệp thì số
liệu mà họ có được cũng chưa được rõ ràng. Nên chúng tôi quyết định loại bỏ biến
EXPORT và IMPORT ra khỏi mô hình. Một điều cần phải đề cập là các doanh nghiệp
Việt Nam thường sử dụng USD như một phương tiện chính khác với Đan Mạch, bởi
ngoài USD thì EURO cũng là một đồng tiền quan trọng trong giao dịch của họ nên
chúng tôi cũng quyết định loại bỏ USD này trong mô hình. Đối với biến NOPSUB,
NOSSUB chúng tôi nhận thấy rằng tính phù hợp của nó trong mô hình là không đáng kể
nên trong mô hình của chúng tôi cũng sẽ không có hai biến này.
 Phân tích mô hình và các biến độc lập:
iiiiiiiii
NOCURRDEQTAGPTATAAGECFXDUSE


654321
*

Trong đó:
C : hằng số
AGE: logarit tuổi đời của doanh nghiệp + 1
TA: logarit tổng tài sản + 1
GPTA: lợi thuận gộp/ tổng tài sản
EQTA: vốn chủ sở hữu/ tổng tài sản

RD: tỷ lệ % quỹ đầu tư phát triển/ tổng tài sản
NOCUR logarit tổng số ngoại tệ + 1
i

sai số được giả định là phân phối chuẩn theo mô hình probit.
[47]

FXDUSE: biến nhị phân được mã hóa là 1 nếu doanh nghiệp sử dụng công cụ phái sinh
hoặc 0 nếu doanh nghiệp không sử dụng công cụ phái sinh.
i

là hệ số góc của các biến độc lập tương ứng.
 Kết quả hồi quy:
Hệ số R ( Multuple R) = 0.691764587 thể hiện mức độ tương quan giữa các biến độc lập
giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc chưa thực mạnh. Hệ số xác định thể hiện qua R
2

= 0.478538244 thể hiện khả năng giải thích của các biến độc lập với biến phụ thuộc
cũng không cao. Những điều này khiến cho chúng tôi có cơ sở để hoài nghi tính hợp lý
của mô hình đối với Việt Nam.
Kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy mẫu:
 Kiểm định giả thiết:
H
0
: β
1

2
=0
H

1
:Tồn tại ít nhất một số số β
i
khác 0
Dựa vào bảng kết quả hồi quy trên ta có :
F = 1.682424655 < F
0.05
( 6;11) = 3,094613
Do đó chấp nhập giả thiết H
0
. Điều này cho thấy không có sự tương quan giữa các biến
trong mô hình ( mô hình này là không phù hợp).
 Kết luận mô hình:
Như vậy, mô hình trên là không phù hợp với các doanh nghiệp XNK Việt Nam trong
cuộc khảo sát này. Các đặc điểm của doanh nghiệp như tuổi đời, số lượng ngoại tệ mà
doanh nghiệp gặp phải trong hoạt động kinh doanh, % quỹ đầu tư phát triển, thậm chí cả
tổng tài sản, lợi nhuận ròng trên tổng tài sản, vốn cổ phần/ tổng tài sản cũng không ảnh
hưởng đến quyết định sử dụng công cụ phái sinh của các doanh nghiệp trên. Những
quyết định sử dụng công cụ phái sinh của những doanh nghiệp trên có thể chỉ phụ thuộc
vào tình hình biến động tỷ giá và giá trị xuất khẩu và nhập khẩu, những số liệu mà trong
bài nghiên cứu này chúng tôi bị hạn chế.

×