Tiểu luận
:
Một số vấn đề của gia đình Việt Nam hiện đại -thực trạng và giải pháp
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Đất nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội và đang
thực hiện quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá mà thực chất là sự
chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, nghiệp
vụ và quản lý Kinh tế - xã hội từ lao động thủ công là chính sang sử dụng
một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ hiện đại và tiến bộ
khoa học công nghệ, tạo nên năng suất lao động xã hội cao. Cùng với sự
phát triển của xã hội, nhiều vấn đề mới nảy sinh, trong đó có vấn đề gia
đình cũng có nhiều biến đổi phức tạp. Trong năm quốc tế gia đình
1994(IYE) với chủ đề “Gia đình - các nguồn lực và thế giới đang đổi
thay” là ý tưởng tốt đẹp của cộng đồng thế giới nhằm động viên các quốc
gia cần chú ý hơn nữa đến việc xây dựng và củng cố gia đình. Qua dó cho
thấy gia đình trở thành một vấn đề thời sự được nhân loại quan tâm.
Đảng ta rất coi trọng gia đình, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh: “Nêu cao trách nhiệm của
gia đình trong việc xây dựng và bồi dưỡng các thành viên của mình có lối
sống văn hoá, làm cho gia đình thực sự là tổ ấm của mọi người và là tế
bào lành mạnh của xã hội”. [9;134]
Trong tình hình chung của đất nước, khi chúng ta đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá vấn đề gia đình cũng có những biến đổi sâu sắc
về mọi mặt. Gia đình là tế bào xã hội, vậy khi tiến theo nhịp độ phát triển
mới lại càng phải chú ý tới việc phát huy những giá trị của các yếu tố
truyền thống trong gia đình, chọn lọc để phát triển mô hình hiện đại trong
quá trình xây dựng Chủ nghĩa xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước. Xuất phát từ suy nghĩ đó, tôi chọn đề tài “Một số vấn đề
1
của gia đình Việt Nam hiện đại -thực trạng và giải pháp” để đi sâu tìm
hiểu nhằm mục đích trên.
2. Tình hình nghiên cứu.
Ngày nay, gia đình là một trong những lĩnh vực đang diễn ra những
biến động to lớn, do vậy nó thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều tác
giả, đã có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu bàn về nó là:
- Nguyễn Minh Hoà, 2000, Hôn nhân gia đình trong xã hội hiện đại,
Nxb Trẻ.
- Nguyễn Đình Xuân, 1997, Tuổi trẻ - sự nghiệp - tình yêu, Nxb
Giáo dục.
-Chuyên mục Hạnh phúc gia đình, báo Phụ nữ Việt Nam.
- Trần Hữu Nghiệp, 1981, Chủ động bảo vệ hạnh phúc gia đình.
- Nguyễn Thị Lan Hương, 11/2004, Quan niệm của Mác-Ăngghen
về gia đình và ý nghĩa của nó đối với việc nghiên cứu gia đình trong xã
hội thông tin, Tạp chí Triết học, số 11.
Các công trình nghiên cứu trên đã nghiên cứu về vấn đề gia đình ở
Việt Nam nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu sâu về thực trạng gia
đình Việt Nam hiện đại trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước. Vì vậy,tiếp thu và kế thừa thành quả nghiên cứu của các tác giả đi
trước tôi đã triển khai nghiên cứu đề tài này.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.
- Mục đích của đề tài nhằm góp phần làm rõ hơn về một số vấn đề
của gia đình Việt Nam hiện đại, đánh giá tác động nhiều mặt của quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá tới nó. Từ đó đề ra một số giải pháp cụ thể
nhằm phát huy những mặt tích cực trong mối quan hệ nói trên.
- Nhiệm vụ: để thực hiện mục đích như vậy, tiểu luận có nhiệm vụ
sau:
+ Phân tích khái niệm gia đình, vai trò, vị trí gia đình Việt Nam
truyền thống và hiện đại đối với sự phát triển xã hội.
2
+ Khái quát những vấn đề cơ bản của sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá trong giai đoạn hiện nay.
+ Chỉ rõ những tác động của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại
hoá gia đình Việt Nam truyền thống và hiện đại.
+ Đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy những giá trị của gia đình
Việt Nam hiện đại và khắc phục những tiêu cực của nó.
4. Cơ sở lý luận và thực tiễn.
Tiểu luận nghiên cứu vấn đề trên dựa vào những quan điểm của Chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm chủ trương đường
lối của Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện
đại hoá đất nước.
Cơ sử thực tiễn: thực tiễn quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá
và những số liệu, tài liệu phản ánh thực trạng gia đình Việt Nam hiện đại.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Tiểu luận tiếp thu phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để xem xét đối tượng nghiên cứu.
Ngoài ra, trong tiểu luận còn sử dụng phương pháp cụ thể là: phân
tích, tổng hợp, so sánh, logic - lịch sử.
6. Kết cấu:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần
phụ lục, nội dung của tiểu luận gồm hai chương và sáu tiết.
3
NỘI DUNG:
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG.
1.1. KHÁI NIỆM GIA ĐÌNH.
Theo từ điển tiếng Việt (Văn Tân chủ biên, Nxb Khoa học - xã hội
1998) định nghĩa: “Gia đình là đơn vị xã hội thành lập trên cơ sở dòng
máu, bắt đầu có từ thời đại thị tộc mẫu hệ; trong thời đại phong kiến
thường có cha, mẹ, con, cháu, có khi cả chắt nữa; trong thời đại tư bản
thường chỉ có vợ chồng và con cái”.
Chủ nghĩa Mác - Lênin coi: “Gia đình là phạm trù xuất hiện sớm
nhất trong lịch sử loài người” [13; 35], “Mà hình thức gia đình hiện nay
không phải là cuối cùng” [7 ; 133]. Như vậy, xây dựng gia đình là xu
hướng tất yếu. Quá trình xây dựng gia đình không thể đóng cửa khép kín
mà phải chủ động mở cửa với bên ngoài, đó là phương pháp tốt nhất để
giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình trong truyền thống văn hoá của
dân tộc.
Ngày nay, gia đình đang là một vấn đề nổi cộm không chỉ đối với
nước ta mà cả trên thế giới. Đối với người dân Việt Nam gia đình vẫn giữ
một vị trí quan trọng trong tâm thức mỗi người.
Gia đình là cơ sở của một xã hội. Do đó, cần nhìn nhận gia đình như
một thiết chế xã hội đặc thù, nó vừa là sản phẩm chịu sự tác động của các
chuyển biến mạnh mẽ và liên tục của xã hội, vừa là động lực thúc đẩy sự
phát triển xã hội. Sinh thời, Bác Hồ đã từng nói: “Quan tâm đến gia đình
là đúng, vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia
4
đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia
đình”.
Gia đình trước hết là tổ ấm tạo ra hạnh phúc cho mỗi người. Không
ở đâu con người được nâng niu, đùm bọc, dạy dỗ, được hưởng hạnh phúc,
được an ủi và chăm sóc như ở gia đình. Chính ở gia đình mà con người
từng bước trưởng thành con người xã hội, được xã hội hoá, gia đình đó là
một nhóm xã hội gắn bó với nhau bởi huyết thống và tình cảm. Nó được
hình thành trên cơ sở hôn nhân (tình yêu và tính giao) và quan hệ huyết
thống có được từ quan hệ hôn nhân đó (cha mẹ, con cái, ông bà, họ hàng).
Nó là một tổng thể xã hội mang tính toàn cầu, nhưng gia đình như thế nào
lại phụ thuộc vào các nền văn hoá, các chế độ xã hội và bản sắc dân tộc.
Chính vì thế mà không thể có một mô hình, một quan niệm duy nhất về
gia đình cho mọi hoàn cảnh và mọi thời đại.
Ở nước ta, trong hơn 15 năm đổi mới vừa qua, gia đình Việt Nam có
sự chuyển biến hết sức mạnh mẽ. Nhưng về căn bản, nó vẫn được xây
dựng trên cơ sở hôn nhân. Hôn nhân hiện tại vẫn mang ý nghĩa hết sức
thiêng liêng đối với thế hệ trẻ. Hôn nhân được hình thành trên cơ sở tình
yêu của đôi nam nữ, được gia đình hai bên đồng tình và được chính quyền
xãc nhận. Sự đề cao tình yêu và tôn trọng ý kiến cha mẹ và pháp luật,
chứng tỏ lớp trẻ hiện nay đang xây dựng một mô hình gia đình hạnh phúc,
hài hoà giữa truyền thống và hiện tại (đương nhiên bay giờ không còn có
những gia đình không có con cái hoặc không sinh con, chỉ có hai vợ
chồng khác dòng máu sinh sống; có gia đình nhiều chủng loại con cái: con
anh, con tôi, con chúng ta; gia đình chỉ có cha mẹ và con nuôi; có gia đình
chỉ có anh em chăm nuôi lẫn nhau ).
Về quy mô và loại hình gia đình cũng đang có nhiều chuyển biến
mạnh mẽ. Hiện nay, số người trung bình trong một gia đình chỉ hơn bốn
người chiếm tỷ lệ đa số. Nhìn chung, gia đình ở thị có số người ít hơn gia
đình nông thôn, gia đình ở miền đồng bằng ít hơn gia đình ở miền núi và
5
gia đình trẻ có số người ít hơn gia đình tuổi cao. Đặc biệt là gia đình hạt
nhân có tỷ lệ khá cao, chiếm 68,46% tổng gia đình trong cả nước.
Rõ ràng, gia đình hai thế hệ đang chiếm ưu thế trong các loại gia
đình hiện nay. Điều đáng chú ý là nhóm gia đình trẻ chiếm hầu như đa số
các gia đình hạt nhân, qua điều tra cho thấy họ vừa mong muốn loại gia
đình hai thế hệ, lại vừa muốn được gần gũi bố mẹ. Nghĩa là lớp trẻ vừa
muốn có gia đình độc lập, lại vừa mốn gần gũi, gắn bó chặt chẽ với bố mẹ
và anh em.
Một chuyển biến khá rõ nét trong các gia đình trẻ ở nước ta hiện
nay là sự bình đẳng giữa vợ chồng trong cuộc sống gia đình. người ta vẫn
nghĩ rằng gia đình Việt Nam là gia đình gia trưởng (đành rằng trong gia
đình người đàn ông vẫn được đề cao). Nhưng thực tế, sự phân công lao
động và phân công vai trò trong gia đình đã có sự đổi mới mau lẹ. Đó là,
những vấn đề lớn trong gia đình thì cả hai vợ chồng cùng bàn bạc chiếm
60 - 90%. Đặc biệt cao nhất là cùng bà bạc, quyết định hôn nhân, nghề
nghiệp của con và số con trong gia đình chiếm từ 85 - 95%. Sự bình đẳng
giới ở đô thị tốt hơn ở nông thôn, ở những người có trình độ văn hoá tốt
hơn nhiều người có học vấn thấp.
Nhờ vậy, nếu muốn định nghĩa về gia đình Việt nam hiện đại thì
phải mở rộng ra nhiều lần để có thể thu thập được những kiểu, loại về gia
đình phong phú hiện nay. Vì vậy trong thông điệp nhân quốc tế gia đình
năm 1994, Liên hợp quốc đã nhấn mạnh rằng: Trên thực tế đặc điểm của
các thể chế gia đình hiện nay là tính đa dạng của nó. Gia đình là một thể
chế có tính toàn cầu, thể chế đó lại có hình thái khác nhau và thực hiện
các chức năng của nó một cách khác nhau. Do đó, không thể có một quan
niệm duy nhất về gia đình và không thể đưa ra một định nghĩa có thể áp
dụng cho toàn cầu.
1.2. VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRUYỀN
THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI.
6
Gia đình Việt Nam chịu ảnh hưởng của gia đình truyền thống (gia
đình của nhân dân lao động), được hình thành và phát triển trong thời
gian dài dựng nước và giữ nước của dân tộc. Như vậy, gia đình truyền
thống Việt Nam có đặc điểm là nó gắn liền với xã hội nông thôn, với một
nền sản xuất nhỏ nông nghiệp, lấy sinh hoạt kinh tế trồng lúa nước là
chính. Nó còn chịu sự chi phối của tư tưởng Khổng giáo, nó thường gắn
bó chặt chẽ với họ hàng, làng xã mang tính chất phụ quyền gia trưởng.
Kiểu gia đình truyền thống này có những mặt tích cực như:
Thứ nhất: Các thành viên rất coi trọng gia đình “tu thân, tề gia, trị
quốc, bình thiên hạ”. Luôn luôn quan tâm nhấn mạnh đến gia đình, coi gia
đình là cơ cấu xã hội điển hình và là trung tâm của xã hội, “đất có thổ
công, sông có hà bá”, hay “một giọt máu đào hơn ao nước lã”.
Thứ hai: Quan hệ trong gia đình, kính trọng và biết ơn người sinh
thành ra mình “công cha như núi thái sơn, nghĩa mẹ như nước trong
nguồn chảy ra, một lòng thờ mẹ kính cha, cho tròn chữ hiếu mới là đạo
con”. Nề nếp trên, dưới, thương yêu đùm bọc nhau “anh em như thể chân
tay, đói lành đùm bọc, dở hay đỡ đàn”.
Thứ ba: Phụ nữ thủy chung, đảm đang đóng góp cho gia đình, nó thể
hiện ở nhiều phương diện khác nhau trong lao động, chăm lo con cái,
công việc gia đình (Việt Nam người đảm đang nhất là con dâu trưởng).
Bên cạnh đó, gia đình Việt Nam truyền thống còn có những mặt hạn
chế:
Hạn chế đầu tiên là việc kết hôn do người trên nhất là do bố mẹ sắp
đặt không chú ý đúng mức dến tình yêu của con cái (bố mẹ đặt đâu con
ngồi đấy). Về hôn nhân thì “trai năm thể bảy thiếp, gái chính chuyên chỉ
có một chồng”. Trong gia đình phong kiến theo tục tam tòng: tại gia tòng
phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử.
Tiếp theo, phụ nữ không được coi trọng, suốt ngày gắn bó với nội
trợ, chăm sóc chồng con, gia đình nhà chồng không có điều kiện tham
gia vào các công việc của xã hội. Vai trò của người phụ nữ chỉ được bó
7
hẹp trong gia đình. Sự bất bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình
diễn ra, trên bảo dưới phải nghe, phụ nữ không có ý kiến gì.Tư tưởng
đông con, càng đông con bao nhiêu càng phúc bấy nhiêu (trời sinh voi trời
sinh cỏ, con đàn cháu đống).Lễ nghi trong gia đình như cưới xin, ma
chay, giỗ chạp còn rườm ra, tốn kém không văn hoá.
Vì vậy, việc xây dựng gia đình là một trong những vấn đề quan
trọng của sự nghiệp cách mạng Xã hội Chủ nghĩa. Gia đình mới của Chủ
nghĩa xã hội ra đời trên sự kế thừa những nét đẹp gia đình truyền thống,
đồng thời tiếp thu những tiến bộ của thời đại về gia đình. Gia đình truyền
thống được hun đúc lâu đời trong lịch sử dân tộc, bước vào thời kỳ đổi
mới, gia đình ấy bộc lộ nhiều tích cực và cả tiêu cực. Nghệ thuật quản lý
Xã hội Chủ nghĩa là biết xác định, duy trì và phát huy những nét đẹp và
có ích , đồng thời tìm ra những hạn chế và tiến tới khắc phục những hủ
tục của gia đình cũ. Tất nhiên kế thừa không phải là “phục cổ”. Những gì
tiếp thu của gia đình quá khứ đều phải nhằm bổ sung và làm phong phú
thêm gia đình Chủ nghĩa xã hội.
1.3. CHỨC NĂNG CỦA GIA ĐÌNH.
Mực dù gia đình và các chức năng của gia đình ở các xã hội phát
triển đã thay đổi căn bản so với quan niệm về gia đình ở vài thập niên
trước đây, nhưng qua khảo sát chúng ta nhận thấy các chức năng chủ yếu
của gia đình Việt Nam hiện nay vẫn hết sức được đề cao, nhất là các chức
năng kinh tế, tái sản sinh ra các thành viên mới và giáo dục.
Công việc đổi mới đất nước đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế hộ gia
đình trở thành một đơn vị sản xuất và kinh doanh độc lập. Có một nét đặc
biệt trong quan hệ kinh tế gia đình là mọi thành viên trong gia đình đều
huy động mọi nguồn lực, mọi tiềm năng, hy sinh cả lợi ích cá nhân đề làm
giàu cho gia đình, cho lợi ích chung của gia đình.
Thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành
phần, thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu
thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa,
8
cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Kinh tế cá thể và
tiểu chủ cả ở nông thôn và thành thị có vị trí quan trọng lâu dài, nhà nước
tạo điều kiện và giúp đỡ để phát triển, khuyến khích các hình thức tổ chức
hợp tác tự nguyện, làm vệ tinh cho các doanh nghiệp hoặc phát triển lớn
hơn.Ở nông thôn Việt Nam và ở các vùng kinh tế của đất nước, gia đình
làm nghề nông và làm nghề thủ công thì chức năng kinh tế của hộ gia
đình là khá rõ nét. Riêng ở đô thị, nhất là đối với các gia đình công nhân
viên chức làm công ăn lương thì chức năng chủ yếu là tổ chức đời sống
của gia đình, họ chú ý hơn đến việc tạo dựng một gia đình có cuộc sống
nề nếp, nợp lý, khoa học và văn minh trên cơ sở thu nhập thực tế của gia
đình.
Như vậy, cùngvới sự phát triển chung của đất nước, đời sống vật
chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện, kinh tế gia
đình đang tiếp cạn nhanh chóng với công nghệ, khoa học kỹ thuật và phát
triển ổn định lâu dài thì đó sẽ là điều kiện để gia đình thực sự là nguồn
lực to lớn của sự phát triển đất nước.Gia đình là nơi tái sản xuất ra con
người, tái sản xuất sức lao động và nuôi dưỡng con người, tạo ra con
người có thể chất tốt.
Việc tái sản xuất ra con người có chất lượng không ai có thể làm
thay chức năng của gia đình được. Cho nên, ở đây không phải chỉ là sinh
đẻ, truyền giống mà còn là vấn đề nuôi dưỡng, tạo ra những con người
Việt Nam cường tráng về thể lực, cao đẹp về tâm hồn thuộc về bổn phận
và trách nhiệm của mỗi gia đình Việt Nam ngày nay.Với chức năng giáo
dục, gia đình là nơi nuôi dướng bảo vệ con người một cách toàn diện nhất
đối với thế hệ tương lai của gia đình.Gia đình được coi là trường học đầu
tiên của mỗi cá nhân và cha mẹ là người thầy dạy đầu tiên cho con người
lòng nhân ái, tình yêu thương, tính thiện, lòng vị tha Từ tình yêu thương
tha thiết, cha mẹ cần phải dạy cho con thành người có ích cho xã hội, biết
yêu thương con người, có hiếu với cha mẹ và các bậc tiền nhân. Thời đại
ngày nay ngoài thể lực khoẻ mạnh, con người cần phải có trí tuệ, nhân
9
cách đạo đức và cha mẹ là người phát hiện những năng lực, sở trường của
con để khuyến khích, bồi dưỡng và phát huy.
Hiện nay, quan niệm về chức năng giáo dục của gia đình vẫn được
coi là truyền thống và gia giáo. Gia đình có ý nghĩa đặc biệt dường như
không thể là tạo lập nhân cách cho con người. Những vấn đề bức xúc của
tệ nạn xã hội, của sự gia tăng ly hôn trong những năm qua càng khẳng
định quan điểm giáo dục gia đình là rất quan trọng.Ngoài ra, gia đình còn
có chức năng kinh tế, chức năng tiêu dùng, chức năng giữ gìn và truyền
thụ các giá trị văn hoá truyền thống để giáo dục, bồi dưỡng nhân cách các
thành viên trong gia đình và dòng tộc.
Như vậy, vị trí và chức năng của gia đình được quy định một cách
khách quan. Những tư tưởng quá nhấn mạnh đến gia đình, coi gia đình
như là hình mẫu của mọi thiết chế hoặc hạ thấp gia đình, đánh đồng gia
đình và xã hội, thậm chí đòi xoá bỏ gia đình đều là sai lầm và với mực độ
khác nhau sẽ gây mâu thuẫn giữa gia đình và xã hội, ngăn cản sự phát
triển của chính gia đình.
10
CHƯƠNG 2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN ĐẠI -THỰC
TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
2.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN ĐẠI.
Nước ta đang ở chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ lên Chủ
nghĩa xã hội. Gia đình Việt Nam cũng đang có những bước chuyển biến
theo những định hướng của gia đình Xã hội Chủ nghĩa. Gia đình ở nước ta
đã có những thay đổi đáng kể trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại
hoá, cụ thể:
a. Tình trạng kết hôn-ly hôn.
Ở nước ta vấn đề kết hôn được coi trong, nó là việc thiêng liêng của
hai người, gia đình, họ mạc, láng giếng. Kết hôn là một trong ba vấn đề
lớn nhất của đời người “tậu trâu, cưới vợ, làm nhà”.
Vấn đề kết hôn là vấn đề trăm năm đang đi vào lòng người cả nước,
99% là tổ chức kết hôn. Thành phố là 94%, đồng bằng 91%, miền núi
trung du 91,3%. Để đi đến kết hôn, việc tìm hiểu giữa nam và nữ kỹ càng
hơn thể hiện tính tự do, tiến bộ theo tiêu chí tự nguyện một vợ - một
chồng bình đẳng có tính pháp lý, nữ 18 tuổi, nam 20 tuổi nay vận động nữ
22 tuổi, nam 25 tuổi. Việc hôn nhân do nam nữ quyết định không bên nào
ép buộc bên nào, không được kết hôn trong những trường hợp: người
đang có cợ, đang có chồng, người mất chức năng hành vi dân sự, người có
dòng máu trực hệ, những người có họ trong phạm vi ba đời, giữa cha mẹ
nuôi với con nuôi, bố với con dâu
Ở nước ta việc kết hôn phải đăng ký và do cơ quan nhà nước thực
hiện, hiện nay ở nước ta có 92,3% các cuộc hôn nhân nào được đăng ký,
thành phố là 93,5%, đồng bằng là 92,2%, miền núi 91,7%. Hiện tượng tảo
hôn ở địa phương vẫn còn, nữ là 2,41%, năm 2,15%. Cưỡng ép kết hôn là
10%, tình trạng không đăng ký kết hôn là 6,8%.
Về việc cưới xin tuy có định hướng và dư luận chấp nhận nhưng vẫn
diễn ra phức tạp, tốn kém đặc biệt tình trạng ly hôn ngày càng tăng; năm
11
1991 có 22.632 vụ, năm 1992 có 29.252 vụ, năm 1993 có 30.000 vụ.
Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1996 - 2000 có 45.044 vụ. Trong đó, tỷ lệ
ly thân trong dân cư từ 13 tuổi trở lên là 0,7%, ngày nay là 1%.
b. Số lượng gia đình tăng nhanh, kết câu và quy mô gia đình nhỏ
dần.
Qua mỗi một giai đoạn số lượng gia đình hàng năm ở nước ta tăng:
năm 1921 dân số nước ta có 15,58 triệu người, năm 1960 là 30,17 triệu
người, năm 1986 là 60,47 triệu người, hiện nay là hơn 80 triệu. Tốc độ
phát triển gia đình tang nhanh hơn tốc độ phát triển kinh tế: năm 1979
nước ta có 9,7 triệu hộ gia đình, năm 1989 là 13 triệu hộ, năm 1992 là
13,7 triệu, đầu năm 2004 là 16 triệu hộ.
Hiện nay hầu như không có gia đình năm thế hệ mà chủ yếu là gia
đình hai thế hệ gọi là gia đình hạt nhân; ở thành phố gia đình hạt nhân
82,3%, đồng bằng 81,7%, miền núi và trung du 80,6%. Thành phố gia
đình ba thế hệ là 33,3%, đồng bằng 13%, miền núi và trung du 18%. Gia
đình bốn thế hệ ở thành phố là 0,3%, đồng bằng 0,7%, miền núi và trung
du là 0,4%.
c. Chức năng gia đình biến đổi từ khép kín đến xã hội hoá.
- Chức năng kinh tế và tiêu dùng.
Về mặt tiêu dùng trong gia đình sản xuất nước ta đáp ứng nhu cầu
thiết yếu của nhân dân, nhu cầu tiêu dùng có xu hướng tăng nhanh.
+ Ở thành phố 99% gia đình có ti vi, 77% có radio cát sét, 66,6% có
video, 79% có tủ lạnh, 75,7% có điện thoại.
+ Ở Nông thôn 54,4% gia đình có ti vi, 30,7% có radio cát sét,
71,9% có xe đạp, 23,9% có giường tủ đắt tiền, 13,9% có xe máy.
+ Miền núi và tủng du 62,5% gia đình có ti vi, 25,5% có radio cát
sét, 89,1% có xe đạp, 19,9% có xe máy.
- Chức năng sinh đẻ:
Số con trung bình của mỗi phụ nữ ở tuổi sinh đẻ ở nước ta (15 - 49 tuổi)
ngày càn giảm: năm 1960 bình quân 6,36 con/phụ nữ, năm 1975 là 5,25
12
con/phụ nữ, năm 1994 là 3,1 con/phụ nữ, năm 1999 là 2,1 con/phụ nữ,
năm 2002 là 2,28 con/phụ nữ.
Trong xã hội hiện đại mọi người phải hoạt động với cường độ mạnh,
tốc độ cao chính vì lẽ đó mà họ không còn thời gian chăm lo giáo dục đối
với con cái. Theo kết quả điều tra năm 2000 tại thành phố Hồ Chí Minh
thì 17,8% trong số 900 hộ gia đình cho hay vì quá bận bịu với việc mưu
sinh, họ không còn thời gian dành cho việc trò chuyện tâm sự với con cái
chăm lo tới việc học hành của con. 35,2% trong sô 900 hộ gia đình cho
biết họ cố gắng lắm họ cũng chỉ dành được 15 phút trong ngày cho con
cái, một thời gian chỉ đủ hỏi hạn qua loa việc học hành và quan hệ bạn bè
của con cái mà thôi.Hầu hết con trẻ trong các gia đình hiện nay kể cả gia
đình công nhân viên chức lẫn gia đình lao động tự do đều giao phó cho hệ
thống trường học từ mẫu giáo đến trung học.
d. Hình thứcgia đình ngày càng phong phú phức tạp.
- Hình thức hôn nhân một vợ - một chồng là hình thức gia đình phù
hợp nhất đối với sự phát triển mọi mặt của xã hội. Nó phù hợp cả về đạo
đức cũng như đạo lý và coi nó như nội dung quan trọng của hôn nhân
trong xã hội tiến bộ.
- Gia đình là một nửa hạt nhân tức là gia đình chưa có con cái hoặc
con cái chưa trưởng thành nhưng có họ hàng đến ở cùng. Đây là gia đình
rất phức tạp. Gia đình thiếu thành phần, chưa đầy đủ là gia đình thiếu vợ
hoặc thiếu chồng, gia đình không thể có con, gia đình có hiện tượng ly
thân ly hôn, gia đình có vợ hoặc chồng đi công tác xa, con cái đi xa vài
năm Gia đình hỗn hợp, gia đình có “con anh, con tôi, con chúng ta”, ở
những gia đình này có nhiều việc cần phải giải quyết tế nhị thận trọng để
được yên ổn gia đình.Gia đình có yếu tố nước ngoài do yếu tố ngoại giao
gia đình có yếu tố nước ngoài không chỉ là chồng lấy vợ nước ngoài, cho
con làm con nuôi nước ngoài. Ngoài ra còn có các hình thức gia đình khác
như gia đình nông dân, gia đình đa giai cấp, đa thành phần kinh tế, gia
13
đình đa dân tộc, gia đình đồng tính luyến ái, gia đình hôn nhân thử, gia
đình không con.
e. Gia đình là hạt nhân văn hoá.
Trong tính truyền thống, tính hiện đại và cả tính đặc thù gia đình
luôn là hạt nhân của tiếp biến văn hoá truyền thống và hiện đại, nó bao
gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của dân tộc Việt Nam đã
được hun đúc, vun đắp qua lịch sử dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu
nước nồng nàn, tinh thần tự lực dân tộc, tinh thần đoàn kết ý thức cộng
đồng gắn kết cá nhân gia đình làng xã với nhau, cộng đồng làng xã nước
ta bền chặt là bản sắc của văn hoá Việt Nam “thuận vợ thuận chồng tát
biển đông cũng cạn”. Lòng nhân ái khoan dung, trọng nghĩa đạo lý, giá trị
này có thể coi là một trong những nội dung là cơ sở để giải quyết vấn đề
gia đình.
Ngày 16/7/1998 Ban chấp hành Trung ương Đảng đã an hành nghị
quyết Hội nghị lần thứ năm (khoá VIII) về xây dựng và phát triển nền văn
hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. nghị quyết chỉ rõ: “ làm
cho văn hoá thấm sâu vào tòn bộ đời sống và hoạt động xã hội vào từng
người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng. Từng địa bàn dân cư vào
mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người, tạo ra trên đất nước ta đời
sống tinh thần cao đẹp. Trình độ dân trí cao phục vụ đắc lực sự nghiệp
công nghiệp hoá - hiện đại hoá vì mục tiêu dân giầu nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh tiến vững chắc lên Chủ nghĩa xã hội”.
[8;35]
Như vậy cùng với thắng lợi của Chủ nghĩa xã hội gia đình phát triển
theo những xu hướng mới, gia đình trở thành một trong những tiểu hệ
thống của xã hội. Sự hoạt động sinh sống của nó là một bộ phận tự phát
tương đối độc lập của xã hội có những xu hướng phát triển của riêng
mình.
2.2. NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG.
14
Gia đình nước ta cũng đã thay đổi đáng kể theo hướng gia đình Xã
hội Chủ nghĩa. Nhưng thành tựu chưa nhiều, chưa thực sự sâu rộng và
vững chắc, điều đó có nguyên nhân trực tiếp từ những tác hại của cuộc
khủng hoảng kinh tế xã hội kéo dài, do hậu qủa của chiến tranh, của
những ảnh hưởng xấu từ bên ngoài về phía chủ quan, nguyên nhân sâu
xa là việc xây dựng gia đình mới chưa thật đầy đủ, chưa thật quan tâm giữ
gìn tinh hoa của gia đình truyền thống, chưa quan tâm đúng mức tình cảm
của cá nhân, tiềm lực kinh tế của gia đình chưa được khai thác, trách
nhiệm đối với gia đình và văn hoá gia đình chưa có vị trí xứng đáng trong
nội dung của giáo dục ở nhà trường và trong xã hội.Do mâu thuẫn trong
quan điểm lối sống với sự tính toán làm ăn hiện nay khi lấy nhau không
cân nhắc, tìm hiểu sơ sài, phụ bạc nhau lúc hàn vi, thương yêu nhau lúc
có bổng lộc, hắt hủi phụ bạc nhau khi đi nước ngoài về giàu sang học đòi
lối sống. Do mâu thuẫn trong tư tưởng cũng để lại, mê tín dị đoan theo
tướng số, đó là sự ép duyên chạy theo đồng tiền sùng bái những lực lượng
bệnh hoạn.
Thời đại công nghiệp hoá nên mọi người đi nhanh hơn, nói nhanh
hơn, làm việc cũng nhanh hơn. Còn tình yêu và hôn nhân của nhiều thanh
niên cũng không ra khỏi quỹ đạo đó. Nếu hình dung một mối tình từ khi
bắt đầu cho đến khi kết thúc giống như một quyển sách thì tình yêu của
các thế hệ trước đây như cuốn tiểu thuyết dài với nhiều chương hồi còn
tình yêu bây giờ giống như một truyện ngắn. Họ làm quen nhanh hơn, trao
nhau nụ hôn nhanh hơn, quyết định đi đến hôn nhân nhanh hơn và đi đến
ly dị cũng nhanh hơn.
Ngoài ra có các nguyên nhân khác như tâm lý muốn có con trai lối
dõi, di dân tự do Từ những vấn đề này cho thấy trong thực tế gia đình
mới ở nước ta đang ở mức báo động. Do vậy yếu tố gia đình mới và cũ
còn tồn tại xen kẽ vào nhau. Xã hội với cơ cấu giai cấp không thuần nhất
và cơ cấu kinh tế nhiều thành phần nên gia đình cũng có nhiều dạng khác
15
nhau bị chi phối bởi tư tưởng và tâm lý các giai tầng khác nhau đối với sự
phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay.
2.3. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN GIA ĐÌNH HIỆN ĐẠI
TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ - HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT
NƯỚC.
Qua các phần đã trình bày ở trên, chúng ta thấy rõ gia đình có tầm
quyết định quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia nói chung và
sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở nước ta nói riêng. Song như
phần trên đã trình bày thực trạng gia đình Việt Nam còn nhiều bất cập,
hạn chế, nhìn chung chưa đáp ứng được nhiệm vụ phát triển của nước ta
hiện nay và cả trong tương lai. Trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội,
các điều kiện để hình thành gia đình mới không xuất hiện và có tác dụng
đầy đủ lập tức mà chỉ có thể hoàn chỉnh dần từng bước. Đòi hỏi phải có
những giải pháp thích hợp để phát triển gia đình Việt Nam hiện đại trong
quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
2.3.1. Giải pháp về kinh tế, việc làm.
Cần phải có những chính sách nhằm tạo nhiều công ăn việc làm cho
người lao động mà trước hết phải thực hiện nhất quán chính sách kinh tế
nhiều thành phần nhằm phát huy mặt mạnh của các thành phần kinh tế
góp phần giải quyết công ăn việc làm, giải quyết số lao động dưa thừa và
tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội lựa chọn ngành nghề. Đặc
biệt quan tâm tạo việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, vì ở
lĩnh vực này số lao động chiếm tỷ lệ cao nhưng chỉ số sử dụng lại thấp,
vẫn còn một lực lượng lớn lao động chưa có việc làm hoặc bán việc làm.
Để làm được điều này cần có công tác quy hoạch hoặc kế hoạch hoá dài
hạn về lao động, chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu nông nghiệp, chú trọng đầu
tư xây dựng và phát triển hạ tầng cơ sở kỹ thuật và xã hội ở nông thôn.
Chú trọng tạo việc làm cho người lao động đã qua đào tạo, không để tình
trạng làm hợp đồng, làm ca, làm tạm thời cần tăng vốn đầu tư, tạo
việc làm để người lao động đảm bảo cuộc sống gia đình của mình. Trước
16
mắt no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc chính là chuẩn mực cần
vươn tới của gia đình mới của nước ta. Sự no ấm phải là kết quả của lao
động cần cù, sáng tạo việc làm ổn định. Gia đình hạnh phúc không phải
là cái gì trừu tượng mà là tổng hoà những nét đẹp thường ngày của cuộc
sống gia đình.
2.3.2. Giải pháp về các chính sách xã hội.
Bên cạnh giải pháp về kinh tế, việc làm thì giải pháp về các chính
sách xã hội cũng góp phần không nhỏ vào việc xây dựng gia đình Việt
Nam hiện đại trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Các chính sách xã hội bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau nhưvấn đề chăm
sóc sức khoẻ về dân số, kế hoạch hoá gia đình.
Nói về sức khoẻ thì sự cường tráng về thể chất, sự thoải mái về tâm
hồn, vừa là nhu cầu của bản thân của mỗi con người, vừa là vốn quý đề tạo
ra cái tài sản trí tuệ và vật chất cho toàn xã hội. Trong văn kiện Hội nghị
lần thứ IV Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VII đã viết: “Trí tuệ là
tài sản quý nhất trong mọi tài sản, nhưng chính sức khoẻ là tiền đề cần
thiết để làm ra tài sản đó”[7;40] Muốn gia đình phát triển tốt cần phải
chăm lo sức khoẻ cho mọi thành viên trong gia đình, phải quan tâm xây
dựng và củng cố cơ sở y tế, và làm tốt công tác y tế dự phòng, phòng các
bệnh dịch, chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, và phát động mạnh mẽ
phong trào thể dục thể thao trong quần chúng bên cạnh vấn đề sức khoẻ
thì nâng cao chất lượng dân số cũng cần được quan tâm và phát triển.Quan
tâm một cách thiết thực và toàn diện hơn nữa đến phụ nữ, phụ nữ vừa là
mục tiêu vừa là điều kiện quan trọng để xây dựng và củng cố gia đình Việt
Nam hiện đại. Những quan điểm lớn về giải phóng phụ nữ đã được ghi
nhận trong nhiều văn kiện của Đảng và Nhà nước. Cần tích cực hơn để đạt
được trong những thực tế mục tiêu là có kế hoạch này đưa ra. Qua đó, phụ
nữ Việt Nam có điều kiện làm tốt công việc gia đình và làm tròn trách
nhiệm xã hội.
2.2.3. Giải pháp về giáo dục.
17
Giáo dục trẻ em là điều kiện tất yếu để xã hội tồn tại và phát triển.
Muốn xã hội ngày càng một tiến lên, người lớn đồng thời phải làm hai
công việc có quan hệ khăng khít hỗ trợ lẫn nhau: đẩy mạnh lao động sản
xuất để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và chăm lo nuôi dạy con cái
để đào tạo kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
Giáo dục con em ta thành lớp người lao động mới là trách nhiệm
của toàn Đảng toàn dân trong đó có các bậc cha mẹ có vai trò và trách
nhiệm hết sức nặng nề, vẻ vang. Gia đình là một trong những lực lượng
giáo dục quan trọng “gia đình - nhà trường - xã hội” tạo nên một vòng
tròn khép kín của quá trình giáo dục có những chỗ mạnh, những khả năng
khác nhau đối với việc hình thành nhân cách trẻ em. Hồ Chủ Tịch đã dạy:
“Giáo dục trong nhà trường dù tốt mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia
đìnhvà ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn”. Thật vậy, gia đình
có vai trò và trách nhiệm rất to lớn trong cả hai quá trình có quan hệ
khăng khít: nuôi - dạy. Gia đình là đơn vị giáo huấn đầu tiên của đứa trẻ,
là nơi hun đúc tâm hồn con người Việt Nam mới cho đứa trẻ. Giáo dục gia
đình góp phần đặt nền móng đầu tiên cho nhân cách từng người trong gia
đình. Gia đình còn là nơi chăm sóc giáo dục trẻ em thường xuyên lâu dài
và trực tiếp nhất.Chỗ mạnh nhất của giáo dục gia đình là quan hệ tình cảm
ruột thịt, của cha mẹ và con cái. Tình thương đặc biệt sâu sắc cha mẹ luôn
dành cho con cái mình những tình cảm sâu nặng thiết tha nhất, tạo điều
kiện chăm lo cho con cái về nhiều mặt. Nhờ vậy gia đình đã góp phần
cùng nhà trường và xã hội đào tạo một thế hệ trẻ có ích cho xã hội.Bên
cạnh đó, cha mẹ giáo dục con cái về giá trị thẩm mỹ như: dạy con cách ăn
mặc sạch sẽ, chỉnh tề là yếu tố sơ đẳng của cái đẹp trong ăn mặc. Cha mẹ
cần giúp các em hiểu rằng yếu tố quan trọng đầu tiên của cái đẹp chính là
sự giản dị. Mặt khác, cũng đừng hiểu sự giản dị là thô sơ, gặp chăng hay
chớ, tự nhiên chủ nghĩa. Cái đẹp chân chính xa lạ với sự cầu kỳ đối lập
với sự phô trương, ga lăng giả tạo. Sự giản dị chính là những đường nét,
hình khối đơn giản, nhẹ nhàng, tránh những chi tiết rườm rà, nếp gắp
18
nặng nề che lấp vẻ đẹp tự nhiên của con người. Ngoài ra, gia đình còn
phải dạy con cách cư xử ngoài xã hội, cư xử với những người xung quanh
mình. Dạy con cách cư xử nơi công cộng, dạy con về phép xã giao mới
Như vậy, Việt Nam đang đứng vào thời điểm đẩy mạnh công nghiệp
hoá - hiện đại hoá, cho nên việc xây dựng và củng cố gia đình mới ở nước
ta cần quán triệt những giải pháp trên.
19
KẾT LUẬN
Gia đình là tế bào của xã hội, điều này chứng tỏ gia đình và xã hội
có sự tương tác, thống nhất hữu cơ. Gia đình là sự sống của xã hội, là tế
bào hạnh phúc góp phần phát triển hài hoà xã hội. Xã hội tạo điều kiện
cho gia đình phát triển sự sống. Gia đình là sản phẩm của lịch sử nhưng
với tư cách là tế bào của xã hội. Xã hội được phát triển là do hai loại sản
xuất quyết định, một mặt là do trình độ phát triển của lao động, mặt khác
là do trình độ phát triển của gia đình.
Gia đình là tổ chức cơ sở, là cơ cấu và thiết chế xã hội nhỏ nhất
nhưng lại đa dạng và phong phú trong quá trình vận động và phát triển
của nó, vừa tuân thủ quy luật và cơ chế chung của xã hội. Đó là cầu nối
giữa con người thành viên của gia đình với xã hội nhiều thông tin ở ngoài.
Gia đình là tổ ấm tức là đem lại hạnh phúc cho mỗi con người trong
gia đình, các cá nhân được đùm bọc về mặt vật chất, về tâm hồn, về giáo
dục, trẻ thơ có điều kiện an toàn và khôn lớn, người gia có chỗ nương tựa,
người lao động được phục hồi về sức khoẻ và thoải mái về tinh thần. Ở đó
thường ngày diễn ra mối quan hệ thiêng liêng và sâu đậm nghĩa vợ chồng,
cha con, anh em, đó là những người đồng tâm, đồng cảm và nâng đỡ nhau
suốt cả cuộc đời.
Hiện nay, có rất nhiều vấn đề mà ở ngoài xã hội không giải quyết
được, hoặc giải quyết không hiệu quả, nhưng nếu đưa vào gia đình lại giải
quyết có hiệu quả cho nên khi nào yên ấm gia đình hữu ái trong xã hội thì
cá nhân mới thực sự yên tâm và sáng tạo Chính vì những lẽ ấy, việc xây
dựng gia đình mới là một trong những sự nghiệp quan trọng trong sự
nghiệp cách mạng Xã hội Chủ nghĩa ở nước ta, đặc biệt là trong quá trình
công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đảng Cộng sản Việt Nam 1993, Văn kiện hội nghị lần thứ VII Ban
chấp hành TW khoá II, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1993, Văn kiện đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ VII, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ IX - Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội năm 2001.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện hội nghị lần thứ II Ban chấp
hành TW khoá III, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.
5. Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, Nxb Chính trị quốc gia Hà
Nội 2003.
6. Chủ nghĩa xã hội khoa học (trích tác phẩm kinh điển) Nxb Sách
giáo khoa Mác-Lênin năm 1997
7. Tuyển tập Mác - Ăngghen tập II.
8. Quan niệm của Mác-Ăngghen về gia đình và ý nghĩa của nó đối với
việc nghiên cứu gia đình trong xã hội thông tin, Th.S Triết học (Viện
Triết học) Nguyễn Thị Lan Hương, Tạp chí Triết học số 11/2004.
9. Gia đìnhvà phụ nữ trong biến đổi văn hoá xã hội nông thôn, Nguyễn
Linh Hiếu.
10. Hôn nhân gia đình trong xã hội hiện đại, Nguyễn Minh Hoà.
11.Gia đình trong tấm gương Xã hội học, Mai Quỳnh Nam.
12.Hạnh phúc gia đình số 24 năm 2001.
13.Các.Mác - Ăng ghen toàn tập tập III, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.
21
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài. 1
2. Tình hình nghiên cứu. 2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu. 3
4. Cơ sở lý luận và thực tiễn. 4
5. Phương pháp nghiên cứu. 4
6. Kết cấu: 4
NỘI DUNG:
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG. 5
1.1. Khái niệm gia đình. 5
1.2. Vị trí, vai trò của gia đình Việt Nam truyền thống
và hiện đại đối với sự phát triển xã hội. 8
1.3. Chức năng của gia đình. 10
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
-THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
2.1. Một số vấn đề của gia đình Việt Nam hiện đại. 14
a. Tình trạng kết hôn-ly hôn 14
b. Số lượng gia đình tăng nhanh, kết câú và quy mô
gia đình nhỏ dần. 15
c. Chức năng gia đình biến đổi từ khép kín đến xã hội hoá. 16
d. Hình thức gia đình ngày càng phong phú phức tạp. 17
e. Gia đình là hạt nhân văn hoá. 18
2.2. Nguyên nhân của thực trạng. 19
2.3. Các giải pháp nhằm phát triển gia đình hiện đại trong quá trình
công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. 20
2.3.1. Giải pháp về kinh tế, việc làm. 20
2.3.2. Giải pháp về các chính sách xã hội. 21
22
2.2.3. Giải pháp về giáo dục. 22
KẾT LUẬN 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO 27
23