Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.51 KB, 2 trang )
THAM LUẬN VỀ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
Kính thưa quý vị đại biểu!
Kính thưa các đồng chí!
Thưa Đại hội.
Trước hết, tôi hoàn toàn nhất trí với Báo cáo Tổng kết công tác Đoàn và phong
trào thiếu nhi năm học 2012- 2013 mà đồng chí Bí thư đã nêu. Sau đây tôi xin có một
vài ý kiến về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
Kính thưa quý vị đại biểu, thưa các đồng chí!
Người xưa đã từng nói: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”. Vì vậy bồi dưỡng
học sinh giỏi là bước đi đầu tiên để đào tạo nhân tài cho đất nước và là nhiệm vụ quan
trọng của ngành giáo dục. Với ý nghĩa đó, trong những năm qua, ngành giáo dục Kim
Sơn nói chung, Trường Tiểu học Cồn Thoi nói riêng đã luôn chú trọng đến mũi nhọn
học sinh giỏi và đã đạt được một số thành tích đáng kể.
Theo bản kế hoạch mà Chi đoàn đã xây dựng thì một trong những điểm nhấn
của trường trong năm học này là đẩy mạnh chất lượng học sinh giỏi. Bản thân tôi được
phân công giảng dạy môn toán, tôi xin đưa ra một số giải pháp để góp phần làm tốt
nhiệm vụ BDHSG như sau:
1. Cần làm tốt việc phát hiện học sinh giỏi. Theo tôi, việc này cần được giáo
viên thực hiện ngay từ đầu năm học lớp 2. Từ đó lồng ghép BDHSG song song với
việc dạy các đối tượng HS khác. Trong từng tiết dạy có đối tượng HSG, giáo viên cần
có những câu hỏi hay, những bài tập nâng cao để phát huy trí lực, óc sáng tạo cho đối
tượng học sinh này. Công việc đó đòi hỏi giáo viên phải duy trì thường xuyên, liên tục
để không những giúp học sinh ôn luyện, hệ thống kiến thức đã học mà còn giúp các
em mở rộng kiến thức và phát triển tư duy. Thực tế nhiều năm cho thấy, nếu chất
lượng ở lớp đại trà tốt thì kết quả học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh sẽ cao.
2. Giáo viên tham gia BDHSG phải biết hướng dẫn học sinh phương pháp tự
học, biết độc lập suy nghĩ, sáng tạo khi giải quyết vấn đề. Ví dụ: Với phân môn tập làm
văn, giáo cần hướng dẫn học sinh biết sáng tạo khi viết bài, tuyệt đối không rập khuôn,
không phụ thuộc vào văn mẫu đồng thời phải biết linh hoạt khi khác đề để tránh lạc đề
hay viết lan man. Hay đối với môn toán, khi dạy giải toán có lời văn, giáo viên cần
giúp học sinh biết cách phân tích đề, tìm hướng giải khi gặp một dạng toán chưa được