Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
i
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
LỤC XUÂN VIỆT
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ TIỀM NĂNG
TÍCH LŨY CARBON CỦA MÔ HÌNH NÔNG LÂM
KẾT HỢP CÀ PHÊ CHÈ (Coffea arabica) VỚI
KEO DẬU (Leucaena leucocephala)TẠI
HUYỆN MƢỜNG ẢNG, TỈNH ĐIỆN BIÊN
CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC
MÃ SỐ: 60.62.02.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ SỸ TRUNG
Thái Nguyên – 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
i
-
.
2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
ii
2012-2014.
.
.
–
trong kho
.
–
.
.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
AFD: Agence francaise Developpement - Cơ quan phát triển Pháp
AFLI: Agroforestry for Livelihoods of Smallholder Farmers in North-Western
Viet Nam – Nông lâm kết hợp cho sinh kế của nông hộ nhỏ vùng Tây Bắc
Việt Nam
BCR: Benefit Cost Ratio - Tỷ lệ thu nhập trên chi phí đã qua chiết khấu
B
t
: Thu nhập của mô hình ở năm thứ t
BVTV: Bảo vệ thực vật
C: Carbon
CARE: Cooperative for American Remittances to Europe - Hợp tác xã cho
việc gửi hàng của Mỹ sang Châu Âu
CBTT: Cây bụi thảm tươi
CDM: Clean Development Machenism - Cơ chế phát triển sạch
C
gốc
: Chu vi gốc
CPC: Cà phê chè
C
t
: Chi phí đầu tư của mô hình ở năm thứ t
DB: Dó bầu
D
tán
: Đường kính tán
D
1.3
: Đường kính ngang ngực ở vị trí 1.3 m
FAO: Food and Agriculture Organization of the United Nations - Tổ chức
Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
GHG: Green House Gas - Khí nhà kính
GTGT: Giá trị gia tăng
H
vn
: Chiều cao vút ngọn cây
ICRAF: Word Agroforestry Centre - Trung tâm Nông Lâm Thế giới
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
iv
IPCC: Intergovernmental Panel on Climate Change - Ủy ban Quốc tế về Biến
đổi khí hậu
IRR: Internal Rate of Returne - Tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ
KD: Keo dậu
KHKT: Khoa học kỹ thuật
LNXH: Lâm nghiệp xã hội
M
CO2
: Khối lượng CO
2
hấp thụ toàn mô hình (tấn/ha)
M
MH
(i): Khối lượng của các chất dinh dưỡng có trong chất i của mô hình
(tấn/ha)
m
i
: Khối lượng mẫu tươi bộ phận i của cây cá thể (kg)
M
ki
: Khối lượng mẫu khô của bộ phận i sau khi sấy ở 105
0
C
n: Số năm đầu tư làm mô hình
N: Mật độ cây trên mô hình (cây/ha)
NLKH: Nông lâm kết hợp
NN & PTNT: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
NPV: Net Present Value - Giá trị lợi nhuận ròng
ODA: Official Development Assistance - Hỗ trợ phát triển chính thức
OTC: Ô tiêu chuẩn
P
CBTT/ha
: Sinh khối tươi, khô cây bụi, thảm tươi (tấn/ha)
P
CC/ha
: Sinh khối khô cây tầng cao (tấn/ha)
P
i-C
: Sinh khối tươi hoặc khô của cành cây (kg)
P
i-L
: Sinh khối tươi hoặc khô của lá cây (kg)
P
i-R
: Sinh khối tươi hoặc khô của rễ cây (kg)
P
i-T
: Sinh khối tươi hoặc khô của thân cây (kg)
P
ki
: Sinh khối bộ phận i cây cá thể (thân, cành, lá, rễ) (kg)
P
MH
: Sinh khối tươi, khô toàn mô hình (tấn/ha)
P
OTC
: Sinh khối khô tầng cây gỗ trong OTC 500m
2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
v
P
ti
: Sinh khối tươi bộ phận của cây cá thể (kg)
PRA: Participatory Rural Appraisal – Đánh giá nông thôn có sự tham gia của
người dân
P
VRR
: Sinh khối tươi, khô vật rơi rụng (tấn/ha)
QĐ-BNN-HTQT: Quyết định – Bộ Nông Nghiệp – Hội đồng quản trị
r : Lãi xuất cho vay
RACSA: Rapid Apraisal Carbon Stock for Agroforestry - Đánh giá nhanh khả
năng tích lũy carbon trong Nông lâm kết hợp
REDD: Reduced Emission from Deforestation in Degradation Countries -
Giảm phát thải khí nhà kính do mất rừng ở các nước đang phát triển
R–O: rừng – ong
RVC: Rừng – vườn – chuồng
RVCRg: Rừng – vườn – chuồng – ruộng
SALT: Sloping Agricult Are land technology - Kỹ thuật canh tác trên đất dốc
SK
khô
: Sinh khối khô
SK
tươi
: Sinh khối tươi
t: Chỉ số năm phân tích
TB: Trung bình
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
TT: Thứ tự
USD: United States dollars - Đô la Mỹ
UTZ: Tiêu chuẩn chứng nhận sản xuất cà phê sạch
VRR : Vật rơi rụng
VAC: Vườn – ao – chuồng
VAIN: Giá trị lợi nhuận ròng tính trên 1 năm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
vi
VietGAP: Vietnamese Good Agricultural Practices - Thực hành sản xuất
nông nghiệp tốt ở Việt Nam
VT: Vối thuốc
VR: Vườn – rừng
XDCB: Xây dựng cơ bản
XT: Xoan ta
4C: Common Code for the Coffee Community - Hiệp hội Cộng đồng Cà phê
lợi ích chung
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
vii
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU i
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Ý nghĩa của đề tài 2
CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
1.1. Những nghiên cứu về NLKH trên thế giới. 4
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu về NLKH trên thế giới 4
1.1.2. Phân loại NLKH trên thế giới 6
1.1.3. Tình hình phát triển NLKH trên thế giới hiện nay 7
1.1.4. Một số phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế trong
Nông lâm kết hợp 9
1.1.5. Nghiên cứu khả năng tích lũy carbon trên thế giới 10
1.2. Những nghiên cứu về NLKH ở Việt Nam 12
1.2.1. Lịch sử nghiên cứu về NLKH ở Việt Nam 12
1.2.2.Phân loại NLKH ở Việt Nam 15
1.2.3. Thực tế sản xuất NLKH ở Việt Nam 16
1.2.4. Hiệu quả kinh tế của một số hệ thống Nông lâm kết hợp ở nước ta 18
1.2.5. Nghiên cứu về tích lũy carbon ở Việt Nam 20
23
1.2.7. Đánh giá chung về kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước 32
1.3. Tổng quan về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hôi của địa bàn nghiên cứu. 32
1.3.1. Điều kiện tự nhiên. 32
1.3.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội 38
1.3.3. Nhận xét và đánh giá chung 41
CHƢƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 43
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 43
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 43
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 43
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 43
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu 43
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
viii
2.2.2. Thời gian nghiên cứu 43
2.3. Nội dung nghiên cứu. 43
2.4. Phương pháp nghiên cứu. 43
2.4.1. Phương pháp kế thừa, thu thập số liệu 44
2.4.2. Phương pháp điều tra đánh giá nông thôn có sự tham gia của
người dân (PRA) 44
2.4.3. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm (Để xác định khả năng tích lũy
carbon của mô hình) 44
2.4.4. Phương pháp tính toán hiệu quả kinh tế của mô hình nghiên cứu. 50
2.4.5. Phương pháp tính toán lượng carbon tích luỹ của mô hình
NLKH Cà phê chè với Keo dậu. 51
2.4.6. Phương pháp xây dựng mối quan hệ giữa các đại lượng 55
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 56
3.1. Thực trạng phát triển các mô hình NLKH Cà phê chè với một số loài
cây lâm nghiệp 56
3.2. Hiệu quả kinh tế của mô hình Cà phê chè – Keo dậu 59
3.3. Kết quả nghiên cứu về khả năng tích lũy carbon của mô hình 62
3.3.1. Sinh khối của mô hình Cà phê chè – Keo dậu 62
3.3.2. Lượng carbon tích lũy trong mô hình nghiên cứu 74
3.4. Nghiên cứu mối quan hệ giữa sinh khối khô của cây Cà phê với
các nhân tố điều tra 87
3.5. Kết quả nghiên cứu về các chất dinh dưỡng trong các mô hình
nghiên cứu 88
3.6. Đánh giá chung về vai trò của mô hình Cà phê chè – Keo dậu trong việc
thích ứng với biến đổi khí hậu 93
3.7. Đánh giá ưu nhược điểm của mô hình và đề xuất giải pháp 91
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 98
1. Kết luận 98
2. Tồn tại 100
3. Kiến nghị 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO 102
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
ix
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Hiệu quả kinh tế của một số hệ thống sử dụng đất dốc tại
khu vực Tam Đảo – Vĩnh Phúc 19
Bảng 1.2: Diễn biến diện tích và sản lượng cà phê từ năm 2008-2012 31
Bảng 1.3: Tình hình đất đai của huyện Mường Ảng năm 2011 – 2013 37
Bảng 2.1: Tính toán tổng C tích lũy của các OTC 54
Bảng 3.1: Tổng hợp các mô hình NLKH Cà phê chè - cây lâm nghiệp hiện có
tại huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên 57
Bảng 3.2: Hiệu quả kinh tế của mô hình nghiên cứu trong 15
năm (1997-2012) 60
Bảng 3.3: Chỉ tiêu tỷ suất giữa thu nhập – chi phí (BCR) của mô hình
Cà phê – Keo dậu 61
Bảng 3.4: Chỉ tiêu tỷ lệ lãi suất hồi quy IRR 61
3.5 ê chè – . 62
3.6 chè – 64
3.7 65
3.8 chè – 67
3.9 69
3.10 70
3.11 71
Bảng 3.12: Cấu trúc sinh khối khô toàn mô hình Cà phê chè – Keo dậu 72
Bảng 3.13: Tổng sinh khối khô của 2 mô hình 73
Bảng 3.14: Cấu trúc lượng carbon tích lũy trong tầng cây cao của mô hình
Cà phê chè – Keo dậu 74
Bảng 3.15: Cấu trúc lượng carbon tích lũy trong cây cà phê của mô hình Cà
phê chè – Keo dậu 75
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
x
Bảng 3.16: Lượng carbon tích lũy ở tầng cây cà phê của 2 mô hình 76
Bảng 3.17: Lượng carbon tích lũy vật rơi rụng của mô hình Cà phê chè – Keo dậu 78
Bảng 3.18: Lượng carbon tích lũy trong vật rơi rụng của 2 mô hình 79
Bảng 3.19: Lượng carbon tích lũy trong đất của mô hình Cà phê chè – Keo dậu
80
Bảng 3.20: Lượng carbon tích lũy trong đất của 2 mô hình 81
Bảng 3.21: Lượng carbon tích luỹ toàn mô hình Cà phê chè – Keo dậu 82
Bảng 3.22: Lượng carbon tích lũy trên toàn 2 mô hình 84
Bảng 3.23: Lượng carbon tích lũy trung bình trong 1 năm của 2 mô hình 85
Bảng 3.24: Mối quan hệ giữa sinh khối khô cây cà phê cá lẻ với các nhân tố
điều tra của mô hình nghiên cứu 87
Bảng 3.25: Tổng hợp kết quả phân tích đất 88
Bảng 3.26: Tổng hợp khó khăn và đề xuất giải pháp 91
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
xi
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1: Đặc điểm hình thái cây Cà phê chè Arabica 25
Hình 1.2: Đặc điểm hình thái cây Keo dậu……………………………….…32
Hình 1.3: Biểu đồ biến đổi nhiệt độ của huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên
trong 30 năm (1980 – 2010) 34
Hình 1.4: Biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa trung bình trong 30 năm (1980 –
2010) của huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên 35
Hình 3.1: Biểu đồ cấu trúc sinh khối khô tầng cây cao của mô hình Cà phê -
Keo dậu trong 3 cấp tuổi 63
Hình 3.2: Biểu đồ cấu trúc sinh khối tươi cây cà phê tuổi 15 của mô hình Cà
phê – Keo dậu 64
Hình 3.3: Biểu đồ sinh khối tươi trung bình tầng dưới tán của 2 mô hình
trong 3 cấp tuổi 5, 10, 15 66
3.4 67
3.5 )
– 15 68
3.6 ) trong 2
69
3.7 71
3.8 72
Hình 3.9: Biểu đồ cấu trúc sinh khối khô toàn mô hình Cà phê – Keo dậu ở
cấp tuổi 15 73
Hình 3.10: Biểu đồ cấu trúc lượng carbon tích lũy trong cây Cà phê của
mô hình Cà phê – Keo dậu ở cấp tuổi 15 76
Hình 3.11: Biểu đồ lượng C tích lũy trong tầng cây dưới tán của 2 mô hình
trồng xen và trồng thuần cà phê 77
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
xii
Hình 3.12: Biểu đồ lượng carbon tích lũy trong vật rơi rụng của 2
mô hình 79
Hình 3.13: Biểu đồ so sánh lượng carbon tích lũy trong đất của 2
mô hình 82
Hình 3.14: Biểu đồ cấu trúc lượng C tích lũy toàn mô hình Cà phê –
Keo dậu 15 năm 83
Hình 3.15: Biểu đồ lượng C tích lũy trên toàn 2 mô hình 85
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Vùng Tây Bắc có 6 tỉnh: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Lào
Cai, Yên Bái. Nơi đây có địa hình phức tạp, cao, dốc, chia cắt nhất Việt Nam,
có diện tích đất lớn, dốc (chủ yếu là đất đồi núi và đất gò đồi) dành cho sản
xuất cây lương thực và cây mầu, song điều kiện canh tác còn gặp nhiều khó
khăn (xa khu dân cư, dốc, khó sử dụng công cụ sản xuất hiện đại, khó vận
chuyển vật tư và sản phẩm).
Do bất lợi của điều kiện tự nhiên như vậy, buộc người dân sống ở vùng
núi đã khai thác lợi dụng tài nguyên đất dốc, xây dựng lên các mô hình canh
tác áp dụng thích hợp trên nhiều loại đất, địa hình, tập quán canh tác và nhu
cầu thị trường của từng khu vực gò đồi khác nhau của tỉnh. Hiện nay có ba
mô hình canh tác đã được thử nghiệm và triển khai rộng trên 6 tỉnh ở Tây Bắc đó
là: Mô hình canh tác chuyên màu, cây công nghiệp ngắn và dài ngày, mô hình
canh tác cây ăn quả xen các loại cây hoa màu ngắn ngày và mô hình canh tác
nông lâm kết hợp. Tính hiệu quả của các loại mô hình được phân tích, đánh giá
tổng hợp theo 3 khía cạnh: môi trường, kinh tế, xã hội. Tuy nhiên thì hiệu quả
kinh tế của các mô hình này vẫn còn thấp, và thiếu tính bền vững.
Mặt khác, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng
nề nhất của biến đổi khí hậu, đặc biệt trong bối cảnh nếu mực nước biển tiếp
tục dâng cao như các kịch bản đã dự đoán. Những tác động lớn đó sẽ gây ra
những hệ lụy tồi tệ đối với xã hội cũng như người dân, tiềm ẩn những nguy cơ
suy thoái và bất ổn xã hội ở Việt Nam. Cho nên ngoài vấn đề phát triển kinh
tế cũng như cải thiện đời sống cho người dân ở khu vực Tây Bắc thì vấn đề về
bảo vệ môi trường hiện nay cũng rất được chú trọng.
Theo đánh giá của ICRAF, các mô hình NLKH có thể được coi là giải
pháp tốt nhất để giảm sự nóng lên toàn cầu, đồng thời giảm đói nghèo ở các
nước đang phát triển. Mô hình NLKH được coi là biện pháp có tác dụng
phòng vệ tốt vì khả năng bảo vệ môi trường, đồng thời giải quyết được phần
nào khía cạnh kinh tế của các hộ gia đình sống ở khu vực Tây Bắc. Tuy nhiên,
khả năng phòng vệ lại mâu thuẫn với nhu cầu phát triển kinh tế, cải thiện cuộc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
2
sống của người dân trong vùng. Vì vậy, việc cần thiết để giải quyết mâu thuẫn
trên là làm tăng giá trị kinh tế của các hệ thống NLKH đồng thời thông qua
việc chi trả giá trị thương mại đối với các dịch vụ môi trường, đặc biệt là giá
trị thương mại của khả năng hấp thụ CO
2
của hệ thống. Để tăng giá trị kinh tế
của các hệ thống NLKH đó thì tỉnh Điện Biên là một trong những tỉnh đi đầu
ở khu vực Tây Bắc tiến hành triển khai nhiều mô hình NLKH với rất nhiều
loài cây trồng khác nhau. Trong đó phải kể đến mô hình NLKH Cà phê chè
trồng xen với một số loài cây lâm nghiệp như Keo dậu, Muồng Đài
Loan Đây là những mô hình NLKH rất mới ở Tây Bắc, tuy nhiên tính hiệu
quả mà mô hình này đem lại không chỉ dừng lại ở các giá trị về mặt kinh tế
mà nó còn đem lại hiệu quả to lớn về mặt môi trường.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là hiệu quả về kinh tế của mô hình NLKH Cà
phê với một số loài cây lâm nghiệp này như thế nào? Khả năng tích lũy
carbon của mô hình được bao nhiêu? Khả năng kinh doanh bễn vững của mô
hình NLKH này ra sao? Do vậy, để có được kết quả khách quan và khuyến
cáo nhân rộng mô hình việc đánh giá hiệu quả kinh tế và tiềm năng tích lũy
carbon của mô hình Cà phê chè với Keo dậu tại tỉnh Điện Biên là cần thiết.
Do vậy tôi tiến hành thực hiên đề tài: ‘‘Đánh giá hiệu quả kinh tế và
tiềm năng tích lũy carbon của mô hình nông lâm kết hợp Cà phê chè
(Coffea arabica) với Keo dậu (Leucaena leucocephala) tại tỉnh Điện Biên”
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng hiệu quả kinh tế và khả năng tích lũy
carbon của mô hình Cà phê chè – Keo dậu và đánh giá được thuận lợi khó
khăn, để đề xuất các giải pháp khuyến khích phát triển mô hình trong tương lai.
3. Ý nghĩa của đề tài
Ý nghĩa khoa học
- Bổ sung phương pháp tiếp cận và nghiên cứu trong nghiên cứu đánh
giá các hệ thống NLKH: Hiệu quả kinh tế, khả năng tích lũy carbon của mô
hình NLKH.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn bổ sung cơ sở cho việc qui hoạch,
định hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc nói chung và Điện Biên
nói riêng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
3
Ý nghĩa thực tiễn
- Các giải pháp mà luận văn đề xuất sẽ được ứng dụng vào thực tiễn sản
xuất để góp phần phát triển các hệ thống NLKH theo hướng sử dụng bền
vững, cho hiệu quả kinh tế cao, ổn định đời sống người dân vùng Tây Bắc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
4
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Những nghiên cứu về NLKH trên thế giới
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu về NLKH trên thế giới
Đi sâu vào tìm hiểu cội nguồn lịch sử của NLKH King (1987) khẳng định
rằng ở Châu Âu thời kỳ Trung Cổ người ta đã phát quang rừng, đốt cành
nhánh và canh tác cây lương thực mục đích là để tận dụng dinh dưỡng của đất
rừng. Tuy nhiên kiểu canh tác này không phổ biến và tồn tại lâu dài, nhưng ở
Phần Lan và Đức kiểu canh tác này tồn tại đến mãi những năm 1920.Du canh
được đánh giá là phương thức canh tác cổ xưa nhất lúc này con người đã tích
lũy được ít nhiều những kiến thức sơ đẳng về tự nhiên. Loài người đã vượt
qua được các thời kỳ này bằng các cuộc cách mạng về kỹ thuật và chăn nuôi,
trồng trọt, song không phải tất cả các nước mà có không ít các nước vận động
rất chậm trong cuộc cách mạng này [59].
Sau du canh sự ra đời của phương thức Taungya ở vùng nhiệt đới được
xem như là một sự báo trước cho phương thức NLKH sau này. Theo Blanford
(1858) (dt Phạm Quang Vinh và cộng sự, 2005) [48] nguồn gốc của phương
thức này là từ ngôn ngữ của địa phương Myanma: Taung nghĩa là canh tác, ya
là đồi núi, như vậy Taungya là phương thức canh tác trên đất đồi núi, điều đó
cũng đồng nghĩa với phương thức canh tác trên đất dốc. Sau đó hệ thống
Taungya được đưa vào sử dụng rất sớm ở Ấn Độ và được truyền bá rộng rãi
qua Châu Á, Châu Phi và Mỹ La Tinh. Ngày nay hệ thống Taungya được biết
đến với những tên gọi khác nhau, ở một số nước nó được gọi như là một sự
biểu tượng đặc biệt của phương thức du canh ở Inđônêxia người ta gọi là
Tumpansary, ở Philippin là Kaingyning, ở Malaixia là Ladang… Qua nhiều
năm, nhiều khái niệm khác nhau được phát triển để diễn tả hiểu biết rõ hơn về
NLKH. Sau đây là một số khái niệm về NLKH khác nhau được phát triển cho
đến ngày nay.
NLKH là một hệ thống quả lý đất vững bền làm gia tăng sức sản xuất
tổng thể của đất đai, phối hợp sản xuất các loại hoa màu (kể cả cây trồng lâu
năm), cây rừng và/hay với gia súc cùng lúc hay kế tiếp nhau trên 1 diện tích
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
5
đất, và áp dụng các kỹ thuật canh tác tương ứng với các điều kiện văn hóa xã
hội của dân cư địa phương [51].
NLKH là một hệ thống quản lý đất đai trong đó các sản phẩm của rừng
và trồng trọt được sản xuất cùng lúc hay kế tiếp nhau trên các diện tích đất
thích hợp để tạo ra các lợi ích kinh tế, xã hội và sinh thái cho cộng đồng dân
cư tại địa phương [17].
NLKH là một hệ thống sử dụng đất trong đó phối hợp cây lâu năm với
hoa màu và/ hay vật nuôi một cách thích hợp với điều kiện sinh thái và xã hội,
theo hình thức phối hợp không gian và thời gian, để gia tăng sức sản xuất tổng
thể của thực vật trồng và vật nuôi một cách bền vững trên một đơn vị diện
tích đất, đặc biệt trong các tình huống có kỹ thuật thấp và trên các vùng đất
khó khăn [63].
NLKH là tên chung của những hệ thống sử dụng đất trong đó các cây
lâu năm (cây gỗ, cọ, tre, hay cây ăn quả, cây công nghiệp ) được trồng có
suy tính trên cùng 1 đơn vị diện tích qui hoạch đất với hoa màu và/hoặc với
vật nuôi dưới hệ thống xen theo không gian hay theo thời gian. Trong các hệ
thống NLKH có mối tác động hỗ tương qua lại về cả mặt sinh thái lẫn kinh tế
giữa các thành phần của chúng [61].
Các khái niệm trên đơn giản mô tả NLKH như là một loạt các hướng
dẫn cho một hệ thống sử dụng đất liên tục. Tuy nhiên, NLKH như là một kỹ
thuật và khoa học đã được phát triển thành một điều gì khác hơn là các hướng
dẫn. Ngày nay nó được xem như là một ngành nghề và một cách tiếp cận về
sử dụng đất trong đó đã phối hợp sự đa dạng của quản lý tài nguyên tự nhiên
một cách bền vững [60].
Vào năm 1997, Trung tâm Quốc tế nghiên cứu về NLKH (ICRAF) đã
xem lại khái niệm NLKH và phát triển nó rộng hơn như là một hệ thống sử
dụng đất giới hạn trong các nông trại. Ngày nay nó được định nghĩa như là
một hệ thống quản lý tài nguyên đặt trên cơ sở đặc tính sinh thái và năng động
nhờ vào sự phối hợp cây trồng lâu năm vào nông trại hay đồng cỏ để làm đa
dạng và bền vững sự sản xuất cho gia tăng các lợi ích về xã hội, kinh tế và
môi trường của các mức độ nông trại khác nhau từ kinh tế hộ nhỏ đến „„kinh
tế trang trại” [4], [17].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
6
ICRAF đã định nghĩa nó như là một hệ thống quản lý tài nguyên tự
nhiên năng động và lấy yếu tố sinh thái làm chính, qua đó cây được phối hợp
trồng trên nông trại và vào hệ sinh thái nông nghiệp làm đa dạng và bền vững
sức sản xuất để gia tăng các lợi ích kinh tế, xã hội và sinh thái cho người canh
tác ở các mức độ khác nhau.
Các định nghĩa trên chỉ ra những đặc trung cơ bản của NLKH đó là:
- Thông thường có hai hoặc nhiều loài cây (có thể gồm cả động vật)
nhưng ít nhất một trong chúng phải là những cây gỗ sống lâu năm.
- Một hệ thống NLKH luôn có hai hoặc nhiều sản phẩm đầu ra.
- Chu kỳ của một hệ thống NLKH dù đơn giản nhất vẫn phức tạp hơn
hệ thống độc canh cả về phương diện kinh tế cũng như sinh thái học (bao gồm
cả cấu trúc và chức năng sinh thái học).
Hơn thế ở đây còn có ba đặc tính mà xét về phương diện lý luận thì tất
cả các hệ thống NLKH đều phải có đó là: Khả năng sản xuất; Tính bền vững;
Tính khả khi [27], [29], [32], [50], [52].
Như vậy bản chất của hệ thống NLKH là hệ thống sử dụng đất để canh
tác nông nghiệp nhưng có sự kết hợp giữa cây (hoặc/và) con nông nghiệp với
cây lâm nghiệp trên cùng một đơn vị diện tích, đơn vị kinh doanh. Tuy nhiên
sự kết hợp này có thể diễn ra đồng thời hoặc cũng có thể kế tiếp nhau về mặt
không gian hay thời gian. Xét về thành phần một hệ thống NLKH gồm có:
- Các cây thân gỗ sống lâu năm.
- Các cây thân thảo (Cây nông nghiệp hoặc cỏ )
- Vật nuôi (gia súc, gia cầm, thủy sản ) [50], [52].
Tóm lại: Mục đích cuối cùng của các hệ thống NLKH là tận dụng triệt
để đất đai về mặt không gian và thời gian cũng như là một biện pháp canh tác
bảo vệ đất, vấn đề đặt ra là con người chúng ta sử dụng các hệ thống này như
thế nào cho hợp lý để canh tác lâu bền trên đất dốc, đó là nhiệm vụ mà các
nhà khoa học cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu
1.1.2. Phân loại NLKH trên thế giới
NLKH được coi là một trong những hệ thống sử dụng đất lâu đời nhất
trên trái đất, nhưng những thông tin về hệ thống này thường bị hạn chế khi
mô tả hoặc đánh giá hiệu quả. Để có thể xây dựng được một hệ thống phân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
7
loại có cơ sở chắc chắn được chấp nhận như là tài liệu ban đầu cho việc cải
tiến và xây dựng các hệ thống NLKH mới có hiệu quả hơn, tháng 9 năm 1982
chương trình „„Điều tra thống kê các hệ thống NLKH” được đưa vào hoạt
động. Kết quả thu thập được của A.F.S.I đã cho phép ICRAF có đủ dữ kiện và
thông tin trong việc xây dựng và trình bày hệ thống phân loại của các hệ
thống sử dụng đất trên thế giới. Đây là những căn cứ để đánh giá các hệ thống
và phát hiện những thiếu sót trong nghiên cứu.
Những tiêu chuẩn phân loại phổ biến thường được áp dụng dựa vào các
cơ sở: Cấu trúc, chức năng, tương quan kinh tế - xã hội, trình độ quản lý và
ảnh hưởng sinh thái học của hệ thống.
Từ những cơ sở phân loại trên mà các nhà nghiên cứu về NLKH trên
thế giới đã chia ra thành một số kiểu hệ thống chính:
- Hệ thống nông – lâm: cây trồng gồm cả cây gỗ, cây bụi và các cây
thân thảo (những cây nông nghiệp, công nghiệp và lâm nghiệp).
- Hệ thống lâm – súc: Cây gỗ, đồng cỏ và chăn thả gia súc dưới tán các cây gỗ.
- Hệ thống nông - lâm – súc: Gồm cây nông nghiệp, cây lâm nghiệp,
kết hợp với đồng cỏ chăn nuôi gia súc.
Các hệ thống NLKH đặc biệt: Nuôi ong với cây rừng kết hợp với cây
ăn quả, nuôi trồng thủy sản ở các vùng ngập mặn
Từ những kiểu hệ thống NLKH chính này mà hình thành nên nhiều
kiểu NLKH khác nhau, mỗi hộ nông dân có sản xuất đa thành phần trong diện
tích canh tác được coi là mô hình NLKH hộ gia đình [50], [62], [67].
1.1.3. Tình hình phát triển NLKH trên thế giới hiện nay
Trên thế giới hiện nay NLKH ngày càng phát triển và thực sự là
phương thức canh tác mang lại hiệu quả nhiều mặt cho người dân vùng đồi
núi. Các nhà khoa học trên thế giới đã tập trung nghiên cứu hệ thống canh tác
ở vùng đồi núi theo hướng đa dạng hóa cây trồng, bảo vệ đất, chống xói mòn,
xây dựng hệ thống canh tác lâu bền trên đất dốc trong đó chủ yếu bằng các
phương thức NLKH. Hệ canh tác nương rẫy, vườn rừng NLKH mà trong đó
các thành phần gồm cây lâm nghiệp, cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày
được đưa vào kinh doanh trong các hộ gia đình góp phần tăng thu nhập và bảo
vệ đất đai [62], [67].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
8
NLKH ở Ấn Độ:
Ấn Độ nổi tiếng thế giới với cuộc „„cách mạng xanh” về canh tác
NLKH trong đó canh tác trong các vườn gia đình, vườn rừng được áp dụng
phổ biến. Nhờ cuộc cách mạng này mà Ấn Độ từ một nước đông dân chẳng
những không bị thiếu mà còn xuất khẩu lương thực. Trong các cây trồng của
Ấn Độ, dừa là cây đáng chú ý, người ta gọi nó là cây của Chúa trời (Tree of
heaven) hoặc cây bách dụng (Tree of hundred uses). Hồ tiêu, Cà phê, Ca cao,
Cao su cũng là các loài cây được chú ý, nó được trồng kết hợp trong các hộ
gia đình. Các mô hình thường gặp là:
- Dừa – Sắn – cà phê – Hồ tiêu – đai bảo vệ
- Dừa – Khoai sọ - đai bảo vệ
- Dừa – ca cao
- Dừa – chuối – đai bảo vệ [64].
NLKH ở Indonesia
Từ 1972 hoạt động NLKH ở nước này do các công ty lâm nghiệp, nông
nghiệp tổ chức và quản lý. Việc chọn đất khai hoang để trồng cây lâm nghiệp,
nông dân được các cán bộ kỹ thuật công ty hướng dẫn trồng cây lâm nghiệp
kết hợp với cây nông nghiệp. Sau khi trồng cây nông nghiệp hai năm nông
dân bàn giao lại rừng cho công ty, sản phẩm nông nghiệp do họ toàn quyền sử
dụng. Với phương thức này tại khu rừng trồng ở Savadan trên diện tích 300
ha người ta đã thu được 1426 tấn Lúa, 126 tấn Sắn, 73 tấn Ngô và 19,5 tấn
Đậu đỗ. Tổng giá trị thành tiền 155.000 USD, thực lãi 116.000 USD (bình
quân 385 USD/ha/ vụ) [48]. Các mô hình trồng xen chủ yếu là:
- Sầu riêng – cây gỗ - Quế - Cà phê.
- Vườn cà phê – 2 hoặc 3 tầng cây gỗ hoặc xen cây ăn quả.
- Cây lấy gỗ - Nhục Đậu khấu – Quế.
- Cây ăn quả - cây gỗ - công nông nghiệp.
NLKH ở Philippin
Philippin được nhiều người biết đến với các mô hình canh tác trên đất
dốc (SALT). SALT là phương thức canh tác đồng thời các cây ngắn ngày với
các cây lâu năm giữa các hàng Keo dậu, các hàng này được trồng rất dày tạo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
9
ra các băng xanh có tác dụng ngăn chặn dòng chảy, hạn chế xói mòn và cải
tạo đất. Hiện nay SALT đã được phát triển theo nhiều mức độ và loại hình
khác nhau như: SALT 1, SALT 2, SALT 3, SALT 4 [4], [48], [50].
NLKH ở Brazil:
Ở Brazil NLKH phổ biến là:
- Cây Doi (Syzygium romatium) kết hợp với Hồ tiêu đen (Pipper
nirgrum), lúc đầu Doi được trồng dưới tán Hồ tiêu leo trên cột gỗ, sau 4-6
năm Hồ tiêu chết Doi bắt đầu cho sản phẩm.
- Ca cao thường được trồng xen với Doi và Quế trong các vườn gia đình.
- Ca cao kết hợp với cao su, ở Brazil có khoảng 200.000 ha trồng kết
hợp giữa Ca cao và Cao su.
Ngày nay NLKH đang ngày một phát triển mạnh ở nhiều nước trên thế
giới đặc biệt là các nước nhiệt đới và các nước á nhiệt đới [42].
Như vậy NLKH trên thế giới đã được hình thành và phát triển từ khá
lâu và ngày càng được các nhà khoa học quan tâm, đi sâu nghiên cứu để tìm
ra những giải pháp và hướng đi đúng đắn trong việc tái sử dụng nguồn tài
nguyên đất dốc.
1.1.4. M
ộ
t s
ố
ph
ươ
ng ph
á
p
đá
nh gi
á
hi
ệ
u qu
ả
kinh t
ế
trong N
ô
ng l
â
m k
ế
t h
ợ
p
Hiệu quả kinh tế trong kinh tế học là một vấn đề khá phức tạp. Khi
nghiên cứu về nguyên lý kinh tế nông nghiệp nhiều tài liệu đã dùng công trình
của Farrell làm cơ sở để nói về hiệu quả một cách trực tiếp hay gián tiếp.
Theo Farrell: „„Ta chỉ có thể ước tính đầy đủ hiệu quả theo nghĩa tương đối”.
Farrell cũng tự giới thiệu sự khác biệt giữa hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân
phối và hiệu quả kinh tế [3], [34]. Hiệu quả kinh tế là mối quan hệ về mặt
kinh tế giữa các yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra. Lợi nhuận tối đa là mục
đích của việc xem xét tính toán hiệu quả kinh tế [5], [23]. Để xác định các chỉ
tiêu về hiệu quả kinh tế, nhiều tác giả cho rằng hiệu quả kinh tế là mối tương
quan so sánh giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra. Kết quả thu được có thể
là giá trị sản xuất, doanh thu, thu nhập Chi phí bỏ ra có thể là chi phí trung
gian, chi phí sản xuất, Với quan điểm như vậy nên khi nghiên cứu hiệu quả
kinh tế trong hệ thống NLKH mà nền tảng là cơ sở là kinh tế hộ nông dân, có
2 phương pháp tính: Thứ nhất là hệ thống chỉ tiêu căn cứ vào hệ thống tài
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
10
khoản quốc gia (SNA) [10], [31]. Thứ hai là hệ thống chỉ tiêu theo tài liệu về
phát triển hệ thống canh tác của FAO [25].
Trong hệ thống NLKH chủ yếu sử dụng yếu tố nguồn lực của hộ nông
dân mà sản xuất chủ yếu bằng sức lao động của gia đình, rất dùng ít lao động
làm thuê vì vậy tổng thu nhập là chỉ tiêu cơ bản dùng để tiến hành phân tích
kinh tế trong hệ thống NLKH [25]. Để phù hợp với điều kiện phân tích hệ
thống NLKH trên đất dốc miền núi, cũng có thể áp dụng một số chỉ tiêu đánh
giá hiệu quả kinh tế theo tài liệu phát triển hệ thống canh tác của tổ chức FAO
đã được các tác giả Lê Trọng Cúc và Cs (2001) [7], [25], dịch và biên soạn.
Việc xác định giá cây đứng tại vườn NLKH, các chi phí từ vườn đến nơi tiêu
thụ và mức độ sinh khối của cây lâm nghiệp được thu thập từ nông dân, cán
bộ huyện, xã ở tại khu vực nghiên cứu và một số tài liệu liên quan theo giá
bán hiện tại [19], [34], [41].
1.1.5. Nghiên cứu khả năng tích lũy carbon trên thế giới
Nghiên cứu lượng carbon lưu trữ trong rừng trồng nguyên liệu giấy,
Romain Pirard (2005) [69], đã tính lượng carbon lưu trữ dựa trên tổng sinh
khối tươi trên mặt đất, thông qua lượng sinh khối khô (không còn độ ẩm)
bằng cách lấy tổng sinh khối tươi nhân với hệ số 0,49, sau đó nhân sinh khối
khô với hệ số 0,5 để xác định lượng carbon lưu trữ trong cây.
Nghiên cứu sự biến động carbon sau khai thác rừng một số nhà khoa
học đã cho thấy rằng:
- Lượng sinh khối và carbon của rừng nhiệt đới châu Á bị giảm khoảng
22 - 67% sau khai thác. Tại Philippines, ngay sau khi khai thác lượng carbon bị
mất là 50%, so với rừng thành thục trước khai thác ở Indonesia là 38 - 75% [68].
Theo Rodel D. Lasco (2003) [68], lượng carbon tích luỹ bởi rừng
chiếm 47% tổng lượng carbon trên trái đất, nên việc chuyển đổi đất rừng
thành các loại hình sử dụng đất khác có tác động mạnh mẽ đến chu trình
carbon. Các hoạt động lâm nghiệp và sự thay đổi phương thức sử dụng đất,
đặc biệt là sự suy thoái rừng nhiệt đới là một nguyên nhân quan trọng làm
tăng lượng CO
2
trong khí quyển, ước tính có khoảng 1,6 tỷ tấn/năm trong
tổng số 6,3 tỷ tấn khí CO
2
/năm được phát thải ra do các hoạt động của con
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
11
người. Vì vậy, rừng nhiệt đới và sự biến động của nó có ý nghĩa rất to lớn
trong việc hạn chế quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu.
Một số năm gần đây các nhà khoa học và chuyên gia kinh tế trên thế
giới đã quan tâm đến việc tích tụ carbon trong rừng để làm giảm bớt khả năng
tích tụ khí gây hiệu ứng nhà kính trong bầu khí quyển [57].
Theo Mc Kenzie (2001) [65], carbon trong hệ sinh thái rừng thường tập
trung ở bốn bộ phận chính: thảm thực vật còn sống trên mặt đất, vật rơi rụng,
rễ cây và đất rừng. Việc xác định lượng carbon trong rừng thường được thực
hiện thông qua xác định sinh khối rừng.
Theo báo cáo của IPCC (2000) [68], nông lâm kết hợp có một vai trò
quan trọng trong giảm thiểu sự tích tụ các khí nhà kính (GHG) vào khí quyển.
Nông lâm kết hợp có khả năng cao trong hấp thụ carbon bởi các loài
thực vật, trong đó đáng kể nhất là thực vật thân gỗ sống lâu năm. Hệ thống
nông lâm kết hợp làm giảm tính dễ bị tổn thương của nông dân và giúp họ
thích nghi với điều kiện thay đổi ở quy mô nhỏ, thường đáp ứng được để
trồng rừng, tái trồng rừng đủ điều kiện trong cơ chế phát triển sạch (CDM).
Sự tương tác của các thành phần khác nhau của các hệ thống nông lâm
kết hợp có thể giúp hấp thụ và cô lập carbon dioxide và các khí nhà kính khác
từ khí quyển. Các nghiên cứu đã cho thấy khoảng 5,7 triệu ha của hệ thống
nông lâm kết hợp ở Philippines có thể cô lập khoảng 1,37 đến 26 triệu tấn
carbon mỗi năm.
Một trong những vai trò quan trọng của Nông lâm kết hợp trong việc
giảm tác động của biến đổi khí hậu là khả năng tích tụ carbon thông qua hệ
thống nông lâm kết hợp nhằm giảm thiểu thay đổi khí hậu.
Nông lâm kết hợp có một vai trò đặc biệt trong việc giảm thiểu tích tụ
khí nhà kính trong khí quyển theo IPCC (2000) [68]. Phân tích các thay đổi sử
dụng đất trong báo cáo của IPCC, cho thấy nông lâm kết hợp có tiềm năng
cao nhất trong việc hấp thụ carbon, bởi vì hiện tại tổng diện tích đất được sử
dụng theo hướng Nông lâm kết hợp chiếm diện tích lớn.
Một nghiên cứu của Joyotee Smith và Sara J.Scherr (2002) đã định
lượng được lượng carbon lưu giữ trong các kiểu rừng nhiệt đới và trong các
loại hình sử dụng đất ở Brazil, Indonesia và Cameroon, bao gồm sinh khối
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
12
thực vật và dưới mặt đất từ 0-20 cm. Kết quả nghiên cứu cho thấy lượng
carbon lưu giữ trong thực vật giảm dần từ kiểu rừng nguyên sinh đến rừng
phục hồi sau nương rẫy và giảm mạnh đối với các loại đất nông nghiệp. Trong
khi đó phần dưới mặt đất lượng carbon ít biến động hơn, nhưng cũng có xu
hướng giảm dần từ rừng tự nhiên đến đất không có rừng [69].
Lượng carbon tích lũy trong thực vật giảm dần từ rừng nguyên sinh đến
thứ sinh, rừng sau nương rẫy, đến nông lâm kết hợp và kém nhất là loại hình
sử dụng đất trồng cây nông nghiệp hàng năm và đồng cỏ. Nói cách khác sự
suy giảm lượng carbon tích lũy trong sinh khối thực vật từ trạng thái rừng
nguyên sinh đến đồng cỏ diễn ra rất mạnh. Về vấn đề này, Maine van
Noorwijk đưa ra nhận định: „„Một ha đất nông nghiệp thoái hóa hoặc một ha
đất đồng cỏ không hấp thụ được dù chỉ là một chút khí carbonic, nhưng nếu
chuyển sang canh tác nông lâm kết hợp, một ha có thể giữ được 50 – 100 tấn
carbon‟‟. Vì vậy, cần phải có những giải pháp hữu hiệu để bảo vệ rừng tự
nhiên nói chung rừng nhiệt đới nói riêng và những chương trình khuyến khích
nông dân sử dụng đất theo hướng nông lâm kết hợp.
1.2. Những nghiên cứu về NLKH ở Việt Nam
1.2.1. Lịch sử nghiên cứu về NLKH ở Việt Nam
Người dân miền núi trước đây chủ yếu canh tác theo hình thức du canh,
thông thường có hai hình thức du canh:
- Du canh không quay vòng: Đó là kiểu tương tác liên tục trên các đám
nương rẫy, cho đến khi năng suất cây trồng bị suy giảm đến mức thấp nhất,
thậm chí không cho thu hoạch thì người dân phải đi tìm đất mới. Kiểu du
canh này thường gắn với du cư phá hoại mạnh mẽ môi trường đất.
- Du canh quay vòng: Đó là kiểu canh tác nương, rẫy sau 4-5 năm cho
đất nghỉ, đến khi đất có độ phì được phục hồi thì trở lại canh tác trên mảnh
đất đó. Hiện nay do dân số tăng nhanh việc trở lại canh tác trên mảnh đất cũ
ban đầu thì thời gian cho đất nghỉ thường 7-10 năm, nay còn 3-4 năm thậm
chí chỉ 1-2 năm. Do vậy mà độ phì được tái lập lại không đủ và xói mòn ngày
càng mạnh. Do canh tác bất hợp lý ở đất nương rẫy như vậy mỗi năm bề mặt
đất mất từ 1,5-4 cm [50].