Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

tác động của khói bụi công nghiệp đến môi trường sống của người dân (nghiên cứu cụ thể tại hn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.52 KB, 36 trang )

Họ tên: Vũ Duy Long
Lớp: K52 Xã hội học
Đề tài: Ảnh hưởng của khói bụi từ nhà máy xi măng đến môi
trường sống và sức khỏe của người dân. (Nghiên cứu cụ thể tại khu dân cư xung
quanh nhà máy xi măng Sài Sơn – xã Sài Sơn – Quốc Oai – HN)
Phần 1: Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài:
Kinh tế phát triển kéo theo sự phát triển về cơ sở hạ tầng nên nhu cầu về vật
liệu xây dựng là rất lớn. Chính vì vậy, ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng
luôn là nghành được đầu tư, ưu tiên phát triển trước. Và trên thực tế ở nước ta, việc
đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng luôn gắn liền với sự phát triển của đất nước, mạnh nhất
là từ khi thống nhất đất nước (1975) đến nay.
Từ sau đại hôị Đảng lần thứ 6 (1986), quan điểm của Đảng và nhà nước ta là
phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của
nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Với mục tiêu cơ bản là làm cho dân giàu,
nước mạnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu về mặt vật chất và tinh thần của nhân
dân trên cơ sở giải phóng mọi năng lực sản xuất, phát huy mọi tiềm năng của các
thành phần kinh tế. Chính sách này tạo điều kiện để nhiều nghành kinh tế phát triển,
điều đó đòi hỏi cơ sở hạ tầng phải được đầu tư rất lớn. Chính vì vậy, công nghiệp sản
xuất vật liệu xây dựng là ngành có vai trò quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế phát
triển.
Bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được về mặt kinh tế thì những hệ lụy
về môi trường, đến sức khỏe con người do tác động của quá trình sản xuất vật liệu
xây dựng đang là những thách thức lớn đối với nước ta.
Là một bộ phận quan trọng của nghành sản xuất vật liệu xây dựng, công
nghiệp sản xuất xi măng đã phát triển từ rất sớm và ngày càng được đầu tư công nghệ
hiện đại để nhằm nâng cao năng lực sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nhằm
đáp ứng cho nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên, ở một số vùng hiện nay, việc sản xuất xi
măng vẫn còn áp dụng công nghệ lò đứng (là công nghệ đã cũ và lạc hậu), một công
nghệ phát thải khói bụi trực tiếp ra không khí mà không qua xử lý, gây ô nhiễm môi
trường sống tại vùng đồng thời, để lại những hậu quả tiêu cực cho sức khỏe của con


người và xã hội.
Cách trung tâm Hà Nội 20km về phía tây, nhà máy xi măng Sài Sơn là một ví
dụ điển hình phản ánh những hệ lụy mà công nghiệp khai thác và chế biến xi măng
mang lại. Việc nằm giữa một vùng dân cư đông đúc, lại sử dụng công nghệ đã cũ từ
những năm 1958 với tần suất hoạt động liên tục suốt ngày đêm là nguyên nhân
khiến môi trường sống nơi đây ngày càng xấu đi Chính vì vậy, là người sống trong
vùng, tôi quyết định chọn đề tài: “Ảnh hưởng của khói bụi nhà máy xi măng đến
môi trường sống và sức khỏe của người dân” (Nghiên cứu cụ thể tại xã Sài Sơn,
Quốc Oai, Hà Nội)
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
2.1. Ý nghĩa khoa học
Môi trường sống và sức khỏe là những thứ quy giá nhất của con người, bởi
vậy, đây là đối tượng nghiên cứu của nhiều nghành khoa học khác nhau như Y tế,
khoa học môi trường, xã hội học… Trong Xã hội học, vấn đề này được nghiên cứu
theo nhiều khía cạnh xã hội như: xã hội học sức khỏe, xã hội học môi trường….Đã có
nhiều nhà xã hội học đã bỏ công sức về vấn đề nghiên cứu như: T.Parsons hay cả
những nhà xã hội học Macxit mà điển hình là F.Engel đã có nhiều quan điểm liên
quan đến vấn đề sức khỏe của con người.
Môi trường sống và sức khỏe của người dân đang là những vấn đề xã hội đặt
ra cho các nhà quản lý sản xuất, các cơ quan chức năng liên quan quan tâm và giải
quyết.
Là một sinh viên Xã hội học, việc chọn đề tài này để nghiên cứu giúp cho việc
nhận thức và vận dụng lý thuyết xã hội học đại cương và các lý thuyết xã hội học
chuyên nghành như: Thuyết hệ thống xã hội của T.Parson, chuyên nghành Xã hội học
sức khỏe, xã hội học môi trường một cách tốt hơn vào nghiên cứu và giải quyết các
vấn đề tồn tại trong thực tế xã hội.
Đồng thời, việc hoàn thành nghiên cứu sẽ đóng góp một phần nào chứng minh
cho những lý luận mà các nhà khoa học đi trước đã đưa ra.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu góp phần khẳng định tính ưu việt của việc sử dụng các phương

pháp nghiên cứu xã hội học thực nghiệm như (phương pháp thu thập thông tin bằng
bảng hỏi, phương pháp quan sát, phương pháp phân tích tài liệu, phương pháp quan
sát) cùng các cách tiếp cận xã hội học trong nghiên cứu các vấn đề xã hội. Để từ đó
xem xét, đánh giá, nhận thức những tác hại từ hoạt động sản xuất xi măng theo công
nghệ cũ đến sức khỏe của người dân,
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu:
Làm rõ những ảnh hưởng tới môi trường sống và sức khỏe đến người dân xung
quanh do khí thải từ hoạt động của nhà máy xi măng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu về thực trạng và mức độ ảnh hưởng do hoạt động của nhà máy xi
măng theo đến môi trường sống của dân cư.
- Đánh giá sự tác động của các yếu tố môi trường (do ảnh hưởng của nhà máy
xi măng) đến sức khỏe của người dân trong vùng.
Chỉ ra những nguy cơ của ảnh hưởng do hoạt động của nhà máy xi măng đến
sức khỏe của cư dân.
4. Đối tượng nghiên cứu, khách thể và mẫu nghiên cứu:
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài này hướng đến xem xét những ảnh hưởng từ hoạt động của nhà máy xi
măng đến môi trường và sức khoẻ của người dân trong vùng.
4.2 Khách thể nghiên cứu:
+ Người dân định cư xung quanh nhà máy Sài Sơn bao gồm: Cư dân của 3
thôn,1 trại (trên tổng số 5 thông, 7 trại) của xã Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội. Do đây là
những nơi (trong đó tập trung vào làng Khánh Tân, nơi mà nhà máy xi măng đặt ngay
giữa làng nên là vùng chịu nhiều ảnh hưởng nhất)
+ Công nhân và cán bộ trong nhà máy
5. Mẫu nghiên cứu:
Dự kiến:
100 mẫu phỏng vấn bằng bảng hỏi với cơ cấu như sau:
+ 50 mẫu tại thôn Khánh tân

+ 30 mẫu tại thôn Đa phúc
+ 30 mẫu tại thôn Phúc Đức (là thôn chịu ít ảnh hưởng của nhà máy xi măng
nhất – kết quả tại đây được dùng để so sánh với 2 thôn chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ
khói bụi xi măng)
10 biên bản phỏng vấn sâu cá nhân và hộ gia đình (5 mẫu ở thôn Khánh Tân, 2
ở thôn Đa Phúc, 2 người là cán bộ, công nhân nhà máy, 1 người là cán bộ y tế ở địa
phương.)
6. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Từ 28-02-2011 đến 28-03-2011
- Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại xã Sài Sơn, Quốc Oai
– TP HN.
7. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
7.1. Phương pháp phân tích tài liệu:
Để báo cáo được hoàn thành về cả mặt lý luận cũng như sự phong phú thêm về
mặt thông tin, đề tài nghiên cứu đã sử dụng phương pháp này để thể hiện qua việc thu
thập và phân tích các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu như: Các Sách, báo,
tạp chí, các chuyên đề, báo cáo của Phường, thành phố… qua đó nắm được những
kiến thức cơ bản liên quan tới nghiên cứu như: các nghiên cứu đi trước, các lý thuyết
và hệ thống khái niệm cụ thể…
7.2. Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân
Để có được những đánh giá khách quan từ chính những người dân nơi đây về
ảnh hưởng từ hoạt động của nhà máy xi măng đến sức khỏe và môi trường, phương
pháp phỏng vấn sâu là một trong những phương pháp chủ yếu được vận dụng. Đồng
thời, qua những thông tin định tính thu được trong quá trình phỏng vấn có những so
sánh, kết hợp với các thông tin, số liệu thu được từ các phương pháp nghiên cứu xã
hội học khác nhằm mô tả thực trạng vấn đề nghiên cứu tại địa phương và đưa ra
những kết luận cụ thể trong báo cáo.
7.3. Phương pháp quan sát
Qua quá trình khảo sát, phỏng vấn tiếp xúc trực tiếp với người dân trong
phường, tác giả nghiên cứu đã thực hiện quan sát các điều kiện về môi trường (nước

thải, không khí, tiếng ồn,…) từ đó đối chiếu đánh giá với các số liệu, các thông tin thu
thập được từ nhằm làm phong phú thêm cho các giả thuyết và phần kết quả trong báo
cáo.
7.4. Phương pháp thu thập thông tin bằng bảng hỏi
Việc thực hiện thu thập thông tin bằng bảng hỏi là lựa chọn hợp lý để thu thập
nguồn thông tin định lượng một cách có hiệu quả. Thông qua phương pháp này, việc
phân tích kết quả định lượng kết hợp với những thông tin định tính thu được sẽ là kết
quả cuối cùng cho đề tài.
8. Giả thuyết nghiên cứu
Với công nghệ sản xuất theo mô hình lò đứng (2 ống xả khí) đã lạc hậu so với
công nghệ ngày nay, khí thải ra từ nhà máy không qua quá trình xử lý đã khiến cho
môi trường nơi đây trở nên ô nhiễm vì khói bụi và nước thải.
Mặc dù gần đây nhà máy đã ngưng sản xuất, nhưng với trên 50 năm sống
trong khói bụi và ô nhiễm như vậy, đã gây nên nhiều tác động xấu tới sức khỏe người
dân trong vùng.
Phần lớn những bệnh ở đây là bệnh về hô hấp, bệnh ngoài da, đau mắt do khói
bụi và tiếng ồn từ nhà máy gây ra.
 Từ giả thuyết của đề tài xin đưa ra khung lý thuyết.
Phần 2: Nội dung chính
Chương 1: Cơ sở lý luận, thực tiễn của đề tài
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã
hội
Khai thác và sản xuất xi măng
Ô nhiễm môi trường
Tiếng ồn Nguồn nước
Sức khỏe của người dân
Không khí
Thể chất Tinh thần
môi trường tự nhiên môi trường xã hội

giao thôngcảnh quan
Trong những năm gần đây, nhiều căn bệnh lạ xuất hiện, khiến sức khoẻ người
dân càng giảm sút. Một trong những nguyên nhân cơ bản đó là do môi trường sống
của con người ngày càng bị ô nhiễm bên cạnh sự phát triển của kinh tế, khoa học kỹ
thuật. Để tìm cách khắc phục, trên thế giới và cả ở Việt Nam đã có rất nhiều công
trình nghiên cứu cả về lý luận cũng như thực tiễn về vấn đề ô nhiễm môi trường và
tác động của nó, tới bệnh tật, sức khoẻ của con người như: Các nghiên cứu về sức
khoẻ bệnh tật và hệ thống y tế từ cách tiếp cận nhân học của tác giả Selimonique
Bernardhours…
Ở Việt Nam, cũng có khá nhiều nghiên cứu về tác động của ô nhiễm môi
trường đến sức khoẻ con người.
Cuốn sách “Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải” của GS.TS Trần Ngọc Chấn
(NXB KHKT)” bên cạnh những chỉ số toán học chi tiết, cuốn sách còn là tập hợp
những nghiên cứu của GS về các vấn đề xã hội có mối quan hệ với ô nhiễm môi
trường. Đặc biệt là các yếu tố về môi trường sống, về sức khỏe của con người do ảnh
hưởng từ khói bụi công nghiệp.
Cũng nghiên cứu về vấn đề môi trường và sức khỏe, “ Trung tâm môi trường
lao dộng” thuộc Viện khoa học lao động và các vấn đề xã hội là nơi thực hiện rất
nhiều nghiên cứu. Các dự án, nghiên cứu ở đây tập trung nghiên cứu tới vấn đề ảnh
hưởng của môi trường sống đến sức khoẻ con người. một trong các dự án tiêu biểu
đó là dự án cấp nhà nước : “Đời sống, việc làm của người lao động làm các nghề
nặng nhọc, nguy hiểm”. Dự án này có đề cập đến vấn đề môi trường sống ô nhiễm
gây ảnh hưởng cho sức khoẻ của công nhân. Tuy nhiên, tất cả khách thể nghiên cứu
trong các dự án này chỉ tập trung vào người lao động.
Một nghiên cứu khác đó là “Chuyên đề giáo dục môi trường” (thuộc sở GD &
ĐT tỉnh Quảng Ninh 03/2009) cũng là một nghiên cứu khá cụ thể về vấn đề môi
trường và ảnh hưởng của môi trường đến sức khỏe con người
Chuyên đề này đi sâu vào những tác động xấu của hoạt động khai khác khoáng
sản (bao gồm khai thác đá, cát, đất, than…) đến môi trường ở Quảng Ninh. Bằng việc
đưa ra các số liệu chi tiết đã qua đo lường, chuyên đề đã chỉ ra được những hậu quả

nghiêm trọng của hoạt động khai thác khoáng sản đến môi trường tự nhiên như: Sự ô
nhiễm không khí do khói bụi, mùi hôi thối và nồng độ các chất độc hại có trong
không khí, ô nhiễm đất do nhiễm các hóa chất độc hại, ô nhiễm nguồn nước do nhiễm
kim loại và các hóa chất. Ngoài ra còn có những hậu quả về mặt xã hội như: gia tăng
về tệ nạn xã hội.v.v… Tuy nhiên, chuyên đề này phân tích vấn đê quá rộng. Việc
đánh giá phần lớn chỉ dựa vào các chỉ số đo lường chứ không thu thập từ ý kiến đánh
giá của người dân xung quanh.
Tóm lại, các nghiên cứu lớn về vấn đề này thường tập trung vào việc đưa ra
các thông số vật lý để mô tả hiện tượng, hơn nữa, các nghiên cứu trên đều không tập
trung vào một vấn đề nghiên cứu cụ thể mà chỉ nói qua loavề ảnh hưởng do khói bụi
công nghiệp đến môi trường sống và sức khoẻ con người.
Ngoài ra, còn có rất nhiều báo cáo cũng như các bài báo đề cập tới vấn đề ô
nhiễm môi trường và ảnh hưởng của nó, tuy nhiên, tất cả chỉ dừng lại ở phương diện
phản ánh chung chung và chưa cụ thể.
1.2. Cơ sở lý luận
Để nhìn nhận vấn đề một cách sâu sắc và toàn diện, đề tài được thực hiện trên
cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch
sử.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử được coi là phương
pháp luận chung nhất, có ý nghĩa to lớn trong nhận thức và trong thực tiễn xã hội.
Triết học Macxit cho rằng: “cần xem xét mọi sự vật hiện tượng một cách
khách quan, toàn diện nằm trong mối quan hệ phổ biến và phát triển.” Nguyên lý này
khẳng định sự vật không tồn tại một cách biệt lập mà chúng nằm trong mối quan hệ
tác động qua lại với nhau để tạo ra sự phát triển.
Marx cho rằng: “phải xem xét sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng
theo một quá trình trong những giai đoạn lịch sử phát triển khác nhau để tìm ra tính
tất yếu, tìm ra những quy luật chi phối đến sự vận động phát triển của chúng. Mặt
khác, luôn nhìn nhận sự vật trong một thể thống nhất của các mặt đối lập, mâu thuẫn
với nhau đấu tranh để hình thành một chỉnh thể mới.” Đó chính là nguồn gốc bên
trong của sự phát triển và vận động. Mối liên hệ của sự vật luôn được đặt trong mối

quan hệ nhân quả vì bản thân mỗi vấn đề luôn chứa đựng trong nó những nguyên
nhân và kết quả của một quá trình tác động dẫn đến tình trạng đó.
Theo chủ nghĩa duy vật lịch sử, tất cả các hiện tượng nảy sinh trong xã hội
đều có quá trình phát sinh, phát triển. Trong mỗi hoàn cảnh cụ thể của xã hội việc
khai thác than trái phép sẽ có các yếu tố khác nhau tác động đến môi trường sống.
Việc tìm hiểu ảnh hưởng từ khí thait nhà máy xi măng đến môi trường sống phải
được đặt trong mối quan hệ biện chứng với đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội , Theo đó, môi trường là nơi cung cấp các nhu cầu về tài nguyên cho con người.
Tất cả các tài nguyên này đều do môi trường cung cấp và giá trị của tài nguyên phụ
thuộc và mức độ khan hiếm và giá trị của nó trong xã hội. Đồng thời, môi trường là
nơi chứa đựng, đồng hóa các chất thải của con người trong quá trình sử dụng các tài
nguyên thải vào môi trường. Các tài nguyên sau khi hết hạn sử dụng, chúng bị thải
vào môi trường dưới dạng các chất thải. Các chất thải này bị các quá trình vật lý, hóa
học, sinh học phân hủy thành các chất vô cơ, vi sinh quay trở lại phục vụ con người.
Tuy nhiên chức năng là nơi chứa đựng chất thải của môi trường là có giới hạn. Nếu
con người vượt quá giới hạn này thì sẽ gây ra mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi
trường. Đó có thể coi đó là kết quả của một quá trình tác động bởi một tập hợp các
nguyên nhân phức tạp.
1.2.1 Lý thuyết áp dụng: Lý thuyết cạnh tranh chức năng môi trường
Cơ sở sinh thái học của suy thoái môi trường có lẽ được miêu tả tốt nhất trong
ba sự canh tranh chức năng môi trường của Cantton và Dunlap. Mô hình Cantton và
Dunlap chỉ rõ ba chức năng chung mà môi trường phục vụ cho con người: Trạm cung
cấp, không gian sống, và Kho chưa rác thải. Được sử dụng như một trạm cung cấp,
môi trường là nguồn tài nguyên thiên nhiên tái sinh và không tái sinh (không khí,
nước, rừng, nguyên liệu rắn) thiết yếu cho cuộc sống. Sự lạm dụng những nguồn tài
nguyên đó sẽ dẫn đến sự thiếu hụt hoặc sự khan hiếm. Không gian sống, hoặc môi
trường, cung cấp nhà cửa, hệ thống giao thông, và các thứ thiết yếu khác của đời sống
hàng ngày. Lạm dụng chức năng này dẫn đến sự quá tải về dân số, sự tắc nghẽn và
suy thoái môi trường sống của các loài khác. Với chức năng kho chứa rác thải, môi
trường thẩm thấu rác thải, ô nhiễm công nghiệp và rác thảu loại khác. Vượt quá chức

năng của hệ sinh thái trong việc hấp thu rác thải sẽ dẫn tới vấn đề bệnh tật từ rác thải
đọc hại và phá vỡ hệ sinh thái. Thêm nữa, các chức năng cạnh tranh nhau để chiếm
khoảng không gian, và thường va chạm nhau. Sự chồng chéo, và do đó xung đôt giữa
ba chức năng của môi trường đã phát triển nhanh chóng.
Như vậy, có thể thấy rằng theo mô hình của Cantton và Dunlap, các chức năng
của môi trường luôn xung đột lẫn nhau, nhất là trong điều kiện hiện nay khi mà các
vấn đề về môi trường và sức khỏe đang ngày càng trở nên gay gắt. Theo đó, cùng với
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, việc xây dựng và phát triển hàng loạt các cơ
sở sản xuất và thu hẹp phạm vi sống của dân cư, sinh vật, đã dẫn đến những xung đột
và vấn đề gay gắt về môi trường và sức khỏe. Sự lạm dụng để xây dựng các khu nhà
máy, (nhà máy xi măng) trong khi thiếu sự quy hoạch, đồng thời đã tận dụng quá lớn
nguồn lực môi trường, vượt ngưỡng chịu đựng của không khí đã dẫn đến tình trạng
quá tải sinh thái, và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Với sự ô nhiễm nước,… đặc
biệt là môi trường không khi với lương khói bụi nguy hại do nhà máy xi măng xả ra
đã ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Và điều đó như là một biểu hiện rõ ràng,
rõ nét cho sự xung đột chức năng môi trường mà Cantton và Dunlap đã nêu trong sơ
sơ đồ, lý thuyết tiếp cận về cạnh tranh chức năng của môi trường của mình.
1.2.2 Các khái niệm công cụ
• Môi trường sống
Theo (Điều 1, Luật Bảo Vệ Môi Trường Việt Nam, 1993): Môi trường bao gồm
các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao
quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của
con người và thiên nhiên .
Môi trường sống là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con
người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con người
như: không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người và các thể chế.
Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại:
- Môi trường tự nhiên: bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học,
sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của
con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất,

nước Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng
cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản
xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp
để giả trí, làm cho cuộc sống cong người thêm phong phú.
- Môi trường xã hội: là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Môi
trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo
nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người
khác với các sinh vật khác
Nói chung, môi trường của một khách thể bao gồm các vật chất, điều kiện
hoàn cảnh, các đối tượng khác hay các điều kiện nào đó mà chúng bao quanh khách
thể này hay các hoạt động của khách thể diễn ra trong chúng.
• Ô nhiễm môi trường sống
Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu
chuẩn môi trường.
Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc
năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khoẻ con người,
đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân ô
nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn)
chứa hoá chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ,
bức xạ.
Tuy nhiên, môi trường chỉ được coi là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng,
nồng độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động xấu đến
con người, sinh vật và vật liệu. (nguồn: Hoàng Hưng, Nguyễn Thị Kim Loan, sách
“Con người và môi trường”, NXB ĐHQG TPHCM, 2005).
• Các dạng ô nhiễm môi trường sống
 Ô nhiễm môi trường nước: Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi
các tính chất vật lý – hoá học – sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể
lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật.
Ô nhiễm nước có nguyên nhân từ các loại chất thải và nước thải công nghiệp
được thải ra lưu vực các con sông mà chưa qua xử lí đúng mức; các loại phân bón hoá

học và thuốc trừ sâu ngấm vào nguồn nước ngầm và nước ao hồ; nước thải sinh hoạt
được thải ra từ các khu dân cư ven sông.
 Ô nhiễm không khí: Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một
sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch
hoặc gây ra sự tỏa mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhin xa do bui Hàng năm con
người khai thác và sử dụng hàng tỉ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt, đồng thời cũng thải
vào môi trường một khối lượng lớn các chất thải khác nhau như: chất thải sinh hoạt,
chất thải từ các nhà máy và xí nghiệp làm cho hàm lượng các loại khí độc hại tăng lên
nhanh chóng.
 Ô nhiễm tiếng ồn:
Tiếng ồn là tập hợp những âm thanh có cường độ và tần số khác nhau, sắp xếp
không có trật tự, gây cảm giác khó chịu cho người nghe, ảnh hưởng đến quá trình làm
việc và nghỉ ngơi của cong người. Hay là những âm thanh phát ra không đúng lúc,
không đúng nơi, âm thanh phát ra với cường độ quá lớn, vượt quá mức chịu đựng của
con người. (Theo luật bảo vệ môi trường nước CHXHCN khóa IX, kì họp thứ 4 từ
ngày 6-30/12/1993)
• Khái niệm sức khỏe:
Trạng thái hoàn toàn khỏe mạnh về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không
phải chỉ bao gồm tình trạng không có bệnh hay thương tật (WHO, Hiến chương
Ottawa, 1974).
Sức khỏe của con người không chỉ phụ thuộc vào yếu tố sinh học mà còn chịu
ảnh hưởng của các yếu tố tâm lý, xã hội khác.cho dùng thuốc.
Quan điểm của y học lâm sàng: cá nhân bị bệnh/ốm là do bị nhiễmkhuẩn hoặc
nhiễm vi rút.
Quan điểm của xã hội học sức khỏe: chỉ bị nhiễm vi khuẩn hoặc vi rút thì chưa
đủ điều kiện phát triển thành bệnh (được khẳng định qua nghiên cứu về bệnh lao
phổi).
Quan điểm chủ chốt của các nhà xã hội học sức khỏe là chính các đặc điểm xã
hội của cá nhân mới là yếu tố quyết định sức khỏe của họ.
Khi gặp một người bệnh, các nhà xã hội học quan tâm đến nhóm xã hội mà cá

nhân đó là thành viên và các điều kiện trong nhóm.
Đối với các nhà xã hội học, yếu tố làm cho cá nhân bị bệnh hay bị tử vong
không chỉ được giải thích đơn giản bằng đặc điểm về tính cách hay về sinh học.
Chương 2: Kết quả nghiên cứu
1. Tổng quan địa bàn nghiên cứu
1.1. Vài nét chung về địa bàn nghiên cứu
Huyện Quốc Oai thuộc đại phận tỉnh Hà Tây cũ (nay là Hà Nội) nằm cách
trung tâm thành phố Hà Nôi khoảng 20km về phía Tây.
Huyện bao gồm có 1 thị trấn và 20 xã: Phú Mãn, Phú Cát, Hoà Thạch, Tuyết
Nghĩa, Đông Yên, Liệp Tuyết, Ngọc Liệp, Ngọc Mỹ, Cấn Hữu, Nghĩa Hương, Thạch
Thán, Đồng Quang, Sài Sơn, Yên Sơn, Phượng Cách, Tân Phú, Đại Thành, Tân Hoà,
Cộng Hoà, Đông Xuân. Với tổng diện tích 147km2, dân số là 163.355 người, mật độ
dân số là 1111 người /km2(1/4/2009).
Với vị trí gần thủ đô, cộng với một nguồn tài nguyên đá vôi tương đối lớn,
Huyện Quốc Oai đã là nơi được chọn xây dựng nhà máy xi măng thứ 2 của nước ta
(11/1958, chỉ sau nhà máy xi măng Hải Phòng). Nhà máy được đạt trên địa bàn thôn
Khánh Tân, xã Sài Sơn thuộc huyện Quốc Oai.
Xã sài Sơn là một trong những xã có diện tích và dân số lớn nhất trong huyện,
Xã bao gồm 06 thôn: Đa Phúc, Thụy Khuê, Khánh Tân, Sài Khê, Phúc Đức và Năm
Trại.
Tuy là một xã có nguồn tài nguyên đá vôi dồi dàovới hàng chục núi đá vôi,
nhưng đất đai ở vùng vẫn tương đối bằng phẳng với diện tích đất nông nghiệp khá
lớn. Một thế mạnh nữa là về du lịch, tại xã có nhiều ngôi chùa cổ, đặc biệt là Chùa
Thầy, thắng cảnh nổi tiếng đã được công nhận là Thắng cảnh quốc gia.
Với nguồn lực trên, cơ cấu kinh tế của xã chủ yếu dựa vào nông nghiệp và dịch
vụ du lịch. Công nghiệp của xã gần như không phát triển, ngoại trừ khu tổ hợp nhà
máy sản xuất xi măng Sài Sơn được xây dựng từ năm 1958.
Thôn Khánh Tân (là nơi được chọn để xây dựng nhà máy xi măng năm 1958)
bao gồm hơn 300 hộ với trên 1000 nhân khẩu. Sự phân bố dân cư trong thôn theo
hướng mô hình tập trung, tức là toàn bộ dân cư cùng tập trung tại một vùng. Đa phần

người dân trong thôn gắn bó với nghề trồng lúa và hoa màu. Một bộ phận nhỏ được
nhận vào làm công nhân trong nhà máy xi măng.
Thôn Sài Khê, là thôn sát với thôn Khánh Tân, với dân số khoảng 1200 người.
Tương tự với thôn Khánh Tân, do Sài Khê chỉ cách nhà máy xi măng khoảng 700m
nên cũng là thôn phải chịu nhiều ảnh hưởng từ nhà máy xi măng (chủ yếu là khói bụi
và tiếng ồn). Tuy nhiên, người dân thôn này không nhận được sự ưu tiên trong việc
xin vào làm công nhân trong nhà máy xi măng, nên phần lớn người dân gắn bó với
nghề làm ruộng, 1 bộ phận làm dịch vụ và đi làm xa nhà.
Tóm lại, đây là hai thôn phải chịu những tác động nhiều nhất từ ảnh hưởng của
nhà máy xi măng Sài Sơn. Ngoài ra còng một số thôn cũng chịu nhiều ảnh hưởng
khác là: thôn Thụy Khuê, thôn Đa Phúc và năm Trại, nhưng mức độ nhẹ hơn nhiều.
I.2 Nhà máy xi măng Sài Sơn
Công ty Cổ phần Xi măng Sài Sơn tiền thân là Xí nghiệp Xi măng Sài Sơn
được thành lập từ ngày 28/11/1958 dưới sự quản lý của Tổng cục Hậu cần Quân đội
nhân dân Việt Nam. Đây là cơ sở sản xuất xi măng lò đứng đầu tiên của Việt Nam và
là cơ sở sản xuất xi măng thứ hai của Việt Nam sau xi măng Hải Phòng.
Năm 1964, Xí nghiệp Xi măng Sài Sơn được chuyển sang khối kinh tế được sự
quản lý của Ty Kiến trúc tỉnh.
Tháng 12/1996, Xí nghiệp Xi măng Sài Sơn được đổi tên thành Công ty Xi
măng Sài Sơn.
Tháng 11/1998, Công ty Xi măng Sài Sơn đã đầu tư xong dây chuyền sản xuất
xi măng lò đứng cơ giới hoá của Trung Quốc với công suất thiết kế 60.000 tấn xi
măng/năm tại xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Tây cũ. Ngay từ năm đầu tiên vận
hành dây chuyền sản xuất mới, Công ty đã đạt được 70.000 tấn/năm vượt công suất
thiết kế. Cùng với hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001, chất
lượng sản phẩm được ổn định và nâng cao, có uy tín trên thị trường và được người sử
dụng tin dùng, nhu cầu đối với sản phẩm của Công ty ngày một tăng.
Từ năm 2002 - 2003, Công ty đầu tư thêm một dây chuyền sản xuất đồng bộ,
nâng tổng công suất thiết kế của hai dây chuyền lên 120.000 tấn/năm. Tổng vốn đầu
tư của dây chuyền thứ hai bằng 1/3 vốn đầu tư dây chuyền thứ nhất. Do đó, chi phí

quản lý doanh nghiệp, quản lý phân xưởng và chi phí nhân công/tấn sản phẩm giảm
so với dây chuyền thứ nhất, ví dụ tiêu hao điện/tấn sản phẩm giảm 25% dẫn đến giá
thành sản phẩm giảm. Năm 2005, Công ty sản xuất và tiêu thụ 205.000 tấn.
Tháng 4/2006, Công ty đã thuê trạm nghiền công suất 150.000 tấn/năm ở Xuân
Mai – Chương Mỹ – Hà Tây và thành lập Chi nhánh Chương Mỹ. Chi nhánh sản xuất
xi măng hiệu Xi măng Sài Sơn PCB 30 và Xi măng Nam Sơn PCB 40. Năm 2006,
Công ty sản xuất và tiêu thụ 257.000 tấn xi măng. Năm 2007, Công ty dự kiến sản
xuất và tiêu thụ trên 300.000 tấn xi măng các loại cung cấp chủ yếu cho thị trường Hà
Tây, Hà Nội và các vùng lân cận.
Để nâng cao năng lực sản xuẩt, Công ty đã quyết định đầu tư xây dựng nhà
máy xi măng Nam Sơn công suất 1.000 tấn clinker/ngày tại xã Nam Phương Tiến –
Huyện Chương Mỹ – Tỉnh Hà Tây. Dự án đã được UBND tỉnh Hà Tây cấp giấy
chứng nhận đầu tư số 02121000002 ngày 15/11/2006. Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây
đã giao 163.156 m2 đất tại xã Nam Phương Tiến cho công ty để thực hiện dự án theo
quyết định số 11/QĐ-UBND ngày 3/1/2007. Hiện nay dự án đã hoàn thành khâu san
lấp mặt bằng, xây tường bao và đang tiến hành tổ chức đấu thầu EPC xây dựng nhà
máy.
Ngày 13/11/2003, UBND tỉnh Hà tây có Quyết định số 2368 QĐ/UB về việc
phê duyệt phương án cổ phần hoá và chuyển Công ty Xi măng Sài Sơn thành Công ty
CP Xi măng Sài Sơn. Công ty cổ phần Xi măng Sài Sơn đăng ký kinh doanh lần đầu
ngày 25/12/2003 và đăng ký thay đổi lần thứ nhất ngày 08/03/2007.
2 Kết quả nghiên cứu
2. 1 Thực trạng ảnh hưởng của nhà máy xi măng Sài Sơn tới môi trường
Do sử dụng công nghệ lò đứng trong sản xuất xi măng (nay đã lạc hậu) nên
trong quá trình hoạt động không bảo đảm về vệ sinh môi trường. Đặc biệt, từ những
năm 1996 - 1997 cho tới nay, tình trạng ô nhiễm khói bụi do Nhà máy xi măng Sài
Sơn gây ra ngày càng nặng. Vào những ngày gặp hướng gió chính thổi qua, làn khói,
bụi màu trắng từ các ống khói của Công ty CP Xi măng Sài Sơn tràn xuống bao phủ
cả khu dân cư tạo nên màn sương mù dày đặc. Cây cối, nhà cửa ở đây đều được phủ
một lớp bụi trắng ám lại lâu ngày. Kể cả khi các hộ gia đình đã che chắn cửa kỹ càng

thì những hạt bụi mịn và nhỏ vẫn len lỏi vào từng nhà, phủ trắng nền nhà và tất cả đồ
đạc kèm theo mùi khói hăng hắc, khét lẹt. Hàng chục năm qua, các hộ dân thuộc các
thôn Khánh Tân, Thụy Khuê, Đa Phúc, Năm Trại của xã Sài Sơn hiếm có một ngày
yên ổn vì phải sống chung với bụi khói phả ra từ Nhà máy xi măng Sài Sơn, kéo theo
nhiều nỗi lo về sức khỏe và môi trường. Trong đó, chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ hoạt
động của nhà máy xi măng là 2 thôn Khánh Tân và Sài Khê. Người dân ở 2 thôn này
quanh năm ngày tháng phải sống chung với khói, bụi nên bị ảnh hưởng sức khỏe rất
nhiều do bị các bệnh về mắt, đường hô hấp, tiêu hóa. Dù có bịt hết cửa lại cho đỡ bụi
thì vẫn không chắn được tiếng ồn rất khó chịu do nhà máy gây ra.
Được biết, những năm qua, lãnh đạo công ty đã có nhiều biện pháp nhằm hạn
chế ảnh hưởng đến các hộ dân xung quanh, như xây dựng ống khói cao lên, cải tạo hệ
thống xử lý nước thải nhưng chưa hiệu quả và triệt để. Thực tế cho thấy, ngoài hàng
trăm hộ dân ở thôn Khánh Tân đang trực tiếp bị khói, bụi xi măng "bủa vây", hàng
trăm hộ dân khác ở các thôn Đa Phúc, Năm Trại… của xã cũng bị ảnh hưởng nặng
nề.
Theo kết quả thu được từ 100 mẫu tại 2 thôn Khánh Tân và Sài Khê về hoạt
động của nhà máy xi măng, ta thu được kết quả sau:
Bảng 1: Đánh giá của người dân về các hoạt động của nhà máy xi măng
ảnh hưởng tới môi trường (100 mẫu)
Hoạt động Số người lựa chọn Tỉ lệ (%)
Xả khói bụi 90 90
Gây tiếng ồn 83 83
Xả nước thải 63 63
Hoạt động khác 03 03
Bảng 2: Tần suất hoạt động của nhà máy xi măng .
Hoạt động Số người lựa chọn Tỉ lệ (%)
Cả ngày đêm 89 89
Chỉ làm ca ngày 3 3
½ ngày 8 8
Khác 00 00

Tổng 100 100
Dựa trên bảng số liệu có thể thấy mức độ ảnh hưởng đến môi trường từ các
hoạt động từ nhà máy xi măng là rất lớn. Trong tổng số 100 người được hỏi, có tới
100%, tức tất cả họ đều cho rằng, hoạt động của nhà máy xi măng có những ảnh
hưởng xấu đến cuộc sống của họ. Xét trên từng biểu hiện cụ thể, mỗi biểu hiện có
mức ảnh hưởng nhiều hay ít khác nhau, cụ thể:
Xả ra khói bụi là biểu hiện được nhiều người lựa chọn nhất (100%), với tỉ lệ
tuyệt đối như vậy, nhà máy lại nằm trong vùng dân cư đông đúc, hẳn chúng ta đã
thấy được mức độ ảnh hưởng rất lớn từ hoạt động của nhà máy xi măng đến môi
trường. Cùng với khói bụi, tiếng ồn (83% người lựa chọn) và nước thải (63%) là các
yếu tố có ảnh hưởng to lớn đến môi trường sống của người dân.
Mặt khác, cùng với những yếu tố trên, thì tần suất hoạt động của nhà máy đã
góp phần làm mức độ ảnh hưởng đến nhà máy trở nên nặng nề hơn. Trong 100 người
được hỏi, có đến 89% người được chọn cho rằng: “nhà máy hoạt động suốt ngày
đêm”.
Khi được hỏi về thời gian hoạt động của nhà máy xi măng, một người dân trả
lời rằng: “Nhà tôi ở gần, con lại là công nhân nhà máy nên tôi khẳng định với anh
rằng, nhà máy làm việc cả ngày lẫn đêm. Con trai cả tôi làm ca đêm, còn thằng út
làm ca ngày, nếu chia ca như vậy thì chắc chắn là hoạt động cả ngày đêm rồi…”
(Nguyễn Văn Tám 60 tuổi – thôn Khánh Tân)
Với công suất hoạt động như vậy, cộng với tuổi đời trên 50 năm hoạt động và
sán xuất tại đây, có thể thấy được những ảnh hưởng của nhà máy xi măng này đến đời
sống của người dân lớn đến như thế nào.
Từ kết quả thu thập được khi tìm hiểu về các biểu hiện của sự ảnh hưởng do
nhà máy xi măng gây ra, có được bảng sau:
Bảng 3: Đánh giá của người dân về những ảnh hưởng đến môi trường do
hoạt động của nhà máy xi măng
Ảnh hưởng Số người lựa chọn Tỉ lệ (%)
Gây ô nhiễm môi trường 94 94
Làm xấu cảnh quan 68 68

Khó khăn trong giao
thông, đi lại
46 46
Tác động xấu tới sức
khỏe
73 73
Khác 13 13
Từ kết quả trên cho thấy, môi trường sống của người dân trong vùng phải chịu
những ảnh hưởng tầm trọng từ hoạt động của nhà máy xi măng. 94% người được hỏi
cho rằng: hoạt động của nhà máy xi măng khiến môi trường bị ô nhiễm, 73% cho
rằng hoạt động của nhà máy xi măng gây nên hoặc làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tật
của họ. Tiếp theo là những ảnh hưởng đến cảnh quan (68%), tiếp theo là “gây khó
khăn trong đi lại” 46%.
Các số liệu trên đã cho thấy những ảnh hưởng của nhà máy xi măng là như thế
nào, trong đó, “khói bụi” chính là nguyên nhân gây ra nhiều hậu quả nhất. Đây cũng
là yếu tố có phạm vi ảnh hưởng rộng, do dễ phát tán và bị các yếu tố tự nhiên tác
động đến như gió, mưa. Hơn nữa, khói bụi cũng là yếu tố góp mặt ở mọi biểu hiện
ảnh hưởng đến môi trường. Trong khi đó, mức độ ảnh hưởng trong giao thông, đi lại
mặc dù được khá nhiều người lựa chọn, nhưng mức ảnh hưởng lại chỉ đứng thứ ba.
Điều này gắn với vị trí nhà dân và tầm ảnh hưởng của nhà máy, khi người dân ở gần
nhà máy, mức độ ảnh hưởng nặng nề hơn, nên họ thường phải đối mặt với nhiều hình
thức ảnh hưởng khác nhau.
2.2 Ảnh hưởng của hoạt việc xả thải của nhà máy xi măng đến môi trường sống.:
Với 100% người lựa chon cho rằng, “hoạt động của nhà máy xi măng ảnh
hưởng đến môi trường sống của họ” đã mô tả hình ảnh môi trường sống của một vùng
quê chịu nhiều ảnh hưởng từ hoạt động công nghiệp nặng.
Việc đánh giá những tác động đến môi trường sống muốn được làm rõ cần
được phân tích sâu vào các khía cạnh của vấn đề. Theo định nghĩa, môi trường sống
bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Để phân tích cụ thể được vấn đề
đặt ra, cần phải làm rõ được mức độ ảnh hưởng của nhà máy xi măng đến từng thành

phần của môi trường.
2.2.1: Ô nhiễm môi trường tự nhiên
Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh
học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con
người. Trên phương diện những tác động có thể đến từ hoạt động của nhà máy xi
măng, kết quả nghiên cứu đã thống kê được các dạng ô nhiễm môi trường tự nhiên do
ảnh hưởng của nhà máy xi măng như sau:
Bảng 4: Đánh giá của người dân về thực trạng ô nhiễm môi trường tự nhiên ở
địa phương
Tình trạng Số người lựa chọn Tỉ lệ (%)
Ô nhiễm nguồn nước 79 79
Ô nhiễm không khí 90 90
Ô nhiễm âm thanh 74 74
Ô nhiễm đất 31 31
Từ kết quả trên cho thấy, không khí là yếu tố chịu nhiều ảnh hưởng nhất từ
hoạt động của nhà máy xi măng với 90% số người được hỏi cho rằng: môi trường
của họ đang bị ô nhiễm. Các ảnh hưởng tiếp theo lần lượt là ô nhiễm môi trường nước
(70%), ô nhiễm âm thanh do tiếng ồn (74%) và ô nhiễm đất là 31%. Sở dĩ ô nhiễm đất
ít chịu ảnh hưởng hơn các yếu tố khác là do đất đai thường chỉ bị ô nhiễm ở khu vực
sát với nhà máy, do chất thải rắn, nước và khí thải có nồng độ ô nhiễm cao hơn.
Đánh giá vấn đề ô nhiễm môi trường, khi quan sát, có thễ dễ dàng nhận ra các
biểu hiện của vấn đề này bằng mắt thường. Chỉ cần tìm một vị trí quan sát tốt, ai cũng
có thể nhìn thấy những quầng khói, những mái nhà, cây cối đầy bụi, hay nguồn nước
đặc quánh và mùi clinker nồng nặc.
Để khách quan hơn, dựa trên kết quả thu được từ quá trình nghiên cứu, có biểu
đồ sau:
Biểu đồ: biểu đồ thể hiện mức độ ảnh hưởng của nhà máy xi măng đến môi
trường qua ý kiến người dân.
94
51

56
43
3
0
20
40
60
80
100
khói
bụi
tiếng
ồn
nước
thải
mùi hôi
thồi
khác
3-D Column 1
Thông qua biểu đồ, có thể thấy rõ, nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi
trường khói bụi (94%) tiếp theo là nước thải (56%). Tiếng ồn 51%, mùi hôi thối 43 %
và cuối cùng là các nguyên nhân khác, bao gồm sỉ than, vật liệu rơi… chiếm 3%.
Để làm rõ và phân tích cụ thể được vấn đề đặt ra, cần phải làm rõ được mức
độ ảnh hưởng của nhà máy xi măng đến từng thành phần của ô nhiễm môi trường.
o Ô nhiếm môi trường không khí:
Với sự ảnh hưởng rất lớn từ khói bụi, cùng với các yếu tố khác, môi trường
không khí trong vùng được người đánh giá là rất trầm trọng. Từ bảng 4 ta có thể thấy
90% là tỉ lệ người lựa chọn cho rằng, không khí trong vùng họ sinh sống đang bị ô
nhiễm trầm trọng.
Một thực tế là, nếu chỉ cần đứng ở một vị trí không bị khuất tầm nhìn, thì dù

đứng cách khu vực này cả chục km, vẫn có thể nhìn thấy những cột khói, cùng một
khoảng trắng bởi khói xi măng bao trùm. Nếu đến sát với địa bàn, có thể thấy được
một loại mùi hắc hắc trộn lẫn với mùi Clinker tuy không nặng mùi nhưng gây ra cảm
giác rất khó chịu.
Ngoài hiện tượng có thể dễ dàng quan sát đó, còn có những hiện tượng khác,
nhưng phải qua những khoảng thời gian nhất định mới có thể nhận ra được. Một trong
những hiện tượng đó chính là sự ngột ngạt khi trời oi nóng, hay hiện tượng khói
không tan do trời lặng gió, khi không khí có độ ảm cao.
Khi được hỏi về mức độ ảnh hưởng do ô nhiễm không khí, bác Hoa chia sẻ:
Bác kể:
“Tính đến nay nhà tôi đã có ba đời sống chung với cái nhà máy bụi này.
Quanh năm suốt tháng, hầu như ngày nào khói cũng toả mù trời. Nhất là mùa đông,
nhiều lúc giữa trưa mà có cảm tưởng như buổi sáng sớm bởi khói phủ trắng như
sương. Nhà tôi đóng cửa suốt ngày. Bọn trẻ không đứa nào dám ở nhà vào ban ngày.
Đêm đến thì ngột ngạt không sao chịu nổi. Khổ lắm anh à. (nữ, 63 tuổi, thôn Khánh
Tân))
Mặt khác, khi được hỏi về mức độ ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến môi
trường sống, thu được kết quả sau:
Biểu đồ thể hiện cơ cấu đánh giá của người dân về mức độ ảnh hưởng của
ô nhiễm không khí đến đời sống.
63
31
6
0
ảnh hưởng rất nhiều
anh hưởng nhiều
ảnh hưởng ít
không ảnh hưởng
Qua biểu đồ trên cho thấy, có đến 100% người dân cho rằng, ô nhiễm không
khí có ảnh hưởng đến cuộc sống của họ nhưng với những mức độ khác nhau. Trong

đó, tỉ lệ lựa chọn câu trả lời là ảnh hưởng rất nhiều lớn nhất với 63%, tiếp theo là ảnh
hưởng nhiều với 31 %. 6% là tỉ lệ cho rằng ô nhiễm không khí chỉ ảnh hưởng ít,
nhóm này chủ yếu tập trung vào những gia đình nằm xa nhà máy xi măng nhất.
Một người dân được hỏi về tình trạng ô nhiễm không khí ở địa phương trả
lời: Hàng ngày mỗi khi ra khỏi nhà là mọi người phải dùng đến khẩu trang. Khi nhà
máy hoạt động, khói bụi tràn xuống, không khí nơi đây mù mịt và âm u hẳn đi. Có khi
hai người đứng cách xa 12 - 15m không thể nhìn thấy nhau". (Nữ, 36 tuổi, thôn
Khánh Tân)
Hay: “Mới tháng trước tôi vừa quét dọn trên này. Chỗ bụi này là mới hình
thành. Cứ 3 tuần đến 1 tháng là tôi phải tôi phải quét dọn 1 lần". (Nam. 58 tuổi,
người làng Khánh Tân)
Những câu trả lời của người dân một lần nữa cho thấy rõ hơn tình trạng ô
nhiễm môi trường tại địa phương.Điều đó đã góp phần minh chứng cho sự ô nhiễm
không khí nơi đây.
Tóm lại, với việc xả khí thải, nước thải cùng với khói bụi từ các phương tiện
cơ giới làm việc trong nhà máy đã khiến bầu không khí nơi đây trở nên ô nhiễm trầm
trọng.
o Ô nhiễm môi trường nước
Nhiều đời nay, người dân tại xã Sài Sơn đã quen sử dụng nước mưa cho sinh
hoạt, ăn uống. Nguồn nước ngọt đồng thời cũng là yếu tố quan trọng trong công tác
sản xuất, do đa số người dân trong vùng gắn bó với nông nghiệp. Tuy nhiên, tác động
của nhà máy xi măng đã khiến cho nguồn nước nơi đây bị ô nhiễm, đặc biệt là đối với
các khu dân cư nằm sát với nhà máy xi măng.
Mỗi khi mưa, phải đợi ít nhất là nửa giờ đồng hồ, chúng tôi mới dám bắc ống
hứng nước mưa vào bể để sử dụng. Đồng thời tôi còn phải làm hệ thống bể lọc nữa.
Chứ cứ để vậy mà ăn thì sợ bệnh lắm. Làng này từ trước đến nay ối người ung thư
đấy…”(nam 55tuổi, thôn Khánh Tân) Một người dân khi được hỏi về tình hình ô
nhiễm nguồn nước ở địa phương trả lời.
Hay: Cháu nhìn cái ao trước mắt mà xem, xung quanh nhà máy còn mấy cái
nữa đấy, từng đám cặn bẩn vón cục, nổi lều phều trên mặt nước, người dân cũng

không còn dám thò chân, tay xuống rửa. Đấy là chưa kể đến mùa hè nóng bức, mùi
hôi, mùi Clinker nồng nặc, khó chịu lắm cháu à. (nữ 54 tuổi, thôn Khánh Tân)
Việc tồn tại một nhà máy xi măng giữa khu dân cư mà không đảm bảo điều
kiện vệ sinh môi trường như hiện nay quả là vấn đề cấp bách. Nguồn nước luôn là
yếu tố có vai trò quan trọng trong đời sống của người dân, do vậy, khi nguồn nước bị
ô nhiễm, cuộc sống của người dân chắc chắn sẽ phải chịu những ảnh hưởng tiêu cực.
Dựa trên những đánh giá của người dân, có biểu đồ sau:
Biểu đồ thể hiện cơ cấu đánh giá của người dân về mức độ ảnh hưởng của
ô nhiễm nguồn nước đến đời sống.
39
27
18
16
ảnh hưởng rất nhiều
anh hưởng nhiều
ảnh hưởng ít
không ảnh hưởng
Từ biểu đồ trên cho thấy, mức độ ảnh hưởng của ô nhiễm nguồn nước
đến môi trường sống của người dân là rất lớn. Tổng cộng có đến 84% số người trả lời
nhận định rằng, nguồn nước bị ô nhiễm ảnh hưởng đến cuộc sống của họ. 16% còn
lại cho rằng nguồn nước của họ không bị ảnh hưởng do nhà họ cách khá xa nhà máy.
Trong số % chịu ảnh hưởng trên, cũng có những mức độ khác nhau. Đáng báo
động là phương án :ảnh hưởng rất nhiều và nhiều” lại là những đánh giá được chọn
nhiều nhất (39% và 27%). Điều đó cho thấy, một bộ phận lớn người dân đang phải
đối mặt với những ảnh hưởng nặng nề do nguồn nước bị ô nhiễm.
Từ những kết quả trên cho thấy, nguồn nước bị ô nhiễm do hoạt động của nhà
máy xi măng đang là một vấn đề cấp bách, gây ra những ảnh hưởng xấu đến môi
trường sống của người dân.
o Ô nhiễm tiếng ồn:
Với đặc thù là vùng nằm sát với nhà máy xi măng (điểm gần nhất chỉ cách

30m, điểm xa nhất là 800m, nên những ảnh hưởng do tiếng ồn từ máy móc nhà máy
và các phương tiện cơ giới làm việc cho nhà máy đến đời sống người dân hai thôn
Khánh Tân và Sài Khê đang là một vấn đề gây bức xúc.

×