ĐỀ TÀI
“Đánh giá những tác động của người dân xã
Sảng Mộc đến tài nguyên rừng tại khu bảo tồn
thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng, tỉnh
Thái Nguyên”
Giáo viên hướng dẫn :
Họ tên sinh viên :
1
2
MỤC LỤC
Trang
3
PHẦN 1.
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Với trên 70% diện tích rừng tự nhiên là nơi cư trú ít nhất 1/3 dân số
quốc gia, vùng rừng núi Việt Nam giữ một vị trí quan trọng trong sự phát triển
của đất nước, là nơi đã và đang được sự quan tâm của nhà nước. Đây cũng là
nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc thiểu số với nguồn lợi sinh kế phụ
thuộc trực tiếp vào tài nguyên thiên nhiên trong đó chủ yếu là tài nguyên rừng
(TNR) và đất rừng. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên hiện nay đang dần cạn kiệt
và suy thoái nghiêm trọng. Năm 1943, diện tích rừng Việt Nam ước tính có
khoảng 14,3 triệu ha với tỷ lệ che phủ là 43,8% trên mức an toàn sinh thái là
33%. Năm 1976, giảm xuống còn 11 triệu ha với tỷ lệ che phủ còn 34%. Năm
1985, còn 9,3 triệu ha và tỷ lệ che phủ là 30%. Năm 1995, còn 8 triệu ha và tỷ
lệ che phủ là 28%. Trong thời kỳ 1945 – 1975 cả nước mất khoảng 3 triệu ha
rừng, bình quân 100.000 ha/năm. Quá trình mất rừng diễn ra nhanh hơn ở giai
đoạn 1975 – 1990 mất 2,8 triệu ha, bình quân 140.000ha/năm. Nguyên nhân
chính làm mất rừng là do dân số tăng nhanh, nạn đốt nương làm rẫy tràn lan,
chăn thả gia súc bừa bãi , (Dẫn theo Hương Thảo, 2010).[6]
Việt Nam được coi là một trong những trung tâm về đa dạng sinh học
(ĐDSH) của khu vực cũng như của thế giới. Song cùng với những tác động
tiêu cực của con người đặc biệt là cộng đồng các dân tộc thiểu số, vùng cao đã
làm cho tài nguyên rừng ở Việt Nam bị suy thoái nghiêm trọng kéo theo đó là
nhiều loài động thực vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng cao và đang rất
cần được bảo vệ. Chính vì vậy mà các Khu bảo tồn thiên nhiên và các Vườn
quốc gia được thành lập nhằm bảo vệ đa dạng sinh học.
Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng được thành lập theo
Quyết định số 3841/QĐ - UB của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, ngày
01 tháng 12 năm 1999. Khu bảo tồn được quy hoạch theo ranh giới trên địa
bàn 6 xã và 1 thị trấn gồm: Đình Cả, Phú Thượng, Thượng Nung, Thần Sa,
Sảng Mộc, Vũ Chấn, Nghinh Tường, với tổng diện tích tự nhiên là 18.858,9
ha và đã được Ủy ban nhân tỉnh Thái Nguyên phê duyệt tại Quyết định số
4
1563/QĐ - UB ngày 08 tháng 8 năm 2007. Trong đó rừng tự nhiên là 17.639
ha; rừng trồng 197,3 ha; diện tích không có rừng trên 1.000ha do Ban quản lý
khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng trực tiếp quản lý và bảo vệ.
Là khu rừng nguyên sinh đặc dụng, được Nhà nước công nhận di tích khảo cổ
quốc gia từ nhiều năm nay, Khu Bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng
thuộc địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên có ý nghĩa rất nhiều về mặt
du lịch và sinh thái. Tuy nhiên, tình hình khai thác và tác động của người dân
vào rừng vẫn còn nhiều, không chỉ người dân ở trong khu bảo tồn mà còn có
nhiều cộng đồng dân cư sống ở vùng đệm của khu bảo tồn cũng có những tác
động không nhỏ làm ảnh hưởng xấu đến tài nguyên rừng. Để giải quyết vấn
đề này được hiệu quả thì việc khuyến khích người dân bản địa tham gia vào
công tác bảo vệ rừng, bảo vệ đa dạng sinh học sẽ là lựa chọn tối ưu. Trong
những năm qua, người dân vào rừng khai thác tài nguyên, canh tác nương rẫy
rất phổ biến, đặc biệt tại các khu vực vùng đệm quanh khu bảo tồn, những
năm gần đây hiện tượng này có giảm song vẫn còn rất nhiều tác động của
người dân gây ảnh hưởng xấu đến rừng. Bởi vậy cần có các hoạt động điều tra
tác động của người dân để từ đó làm căn cứ đề xuất các giải pháp cụ thể phù
hợp với khu vực.
Sảng Mộc là một xã miền núi nằm trong khu vực vùng đệm của Khu
bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng với tập quán canh tác và sống
chủ yếu dựa vào rừng, người dân trong xã từ xưa đến nay vẫn có thói quen
khai thác nguồn tài nguyên rừng để phục vụ cuộc sống. Do diện tích đất lâm
nghiệp của xã lớn, lại là xã vùng cao khí hậu nhiệt đới nên hệ thực vật khá
phong phú có nhiều loại gỗ quý từ nhóm II đến nhóm VI, song đến nay trữ
lượng không còn nhiều. Rừng già và rừng trung bình chiếm tỷ lệ thấp, chủ yếu
là ở các vùng sâu, vùng xa. Ngoài rừng gỗ còn có rừng tre, nứa, vầu Trong
9.107,74 ha rừng có: Rừng phòng hộ: 3.014,63 ha, Rừng đặc dụng: 1.904,55
ha, Rừng sản xuất: 4.188,56 ha. Hệ động vật tương đối phong phú, đa dạng,
gồm các loại thú rừng, bò sát, chim…Trong thời gian qua người dân xã Sảng
Mộc đã có những tác động không nhỏ đến tài nguyên rừng của Khu bảo tồn
Xuất phát từ thực tiễn trên tôi tiến hành thực hiện chuyên đề: “Đánh giá
5
những tác động của người dân xã Sảng Mộc đến tài nguyên rừng tại khu
bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng, tỉnh Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Điều tra những tác động của người dân xã Sảng Mộc đến tài nguyên
rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng, tỉnh Thái Nguyên
từ đó đề xuất các biện pháp nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực và phát huy
các tác động tích cực của người dân đến tài nguyên rừng.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được những tác động tích cực của người dân tới tài nguyên
rừng của khu bảo tồn
- Đánh giá được những tác động tiêu cực của người dân tới tài
nguyên rừng của khu bảo tồn
- Đề xuất biện pháp nhằm làm giảm thiểu tác động tiêu cực và phát huy
những tác động tích cực của người dân tới tài nguyên rừng
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Được thực tập kỹ năng giao tiếp, điều tra phỏng vấn người dân, kỹ
năng tổng hợp số liệu qua các đợt thực tập nghề nghiệp.
- Là cơ sở để củng cố những kiến thức đã học trong nhà trường vào hoạt
động thực tiễn
1.4.2. Trong thực tiễn sản xuất
- Đánh giá được thực trạng Quản lý bảo vệ rừng và tình hình sử dụng tài
nguyên thiên nhiên tại khu vực nghiên cứu. Biết được tác động của người dân
tới tài nguyên rừng từ đó đưa ra các biện pháp bảo tồn tránh sự suy giảm đa
dạng sinh học
- Đưa ra các biện pháp giúp người dân sống trong rừng, gần rừng và phụ
thuộc vào rừng cải thiện sinh kế, giảm thiểu những tác động tiêu cực đến tài
nguyên rừng.
6
PHẦN 2.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
Rừng là nguồn tài nguyên vô cùng phong phú. Rừng có ý nghĩa to lớn
về mặt sinh thái, lịch sử, kinh tế, văn hóa. Để duy trì và phát triển nguồn tài
nguyên này con người cần không ngừng nỗ lực để bảo vệ phát triển rừng, con
người và rừng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình phát triển.
Đặc biệt sự tác động của con người có ý nghĩa to lớn quyết định tới rừng. Để
đánh giá một cách đúng đắn vấn đề, người ta đã tiến hành nhiều cuộc nghiên
cứu điều tra trên nhiều góc độ về sự ảnh hưởng của con người tới các khu
rừng ở nhiều nơi trên thế giới.
2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Tổng diện tích rừng của thế giới bị mất đi hàng năm là 20 triệu ha.
Trong đó diện tích rừng bị lấy gỗ là 45.000 ha/năm, rừng lấy củi là 25.000
ha/năm, rừng chăn thả gia súc là 20.000 ha/năm, rừng khai hoang và làm rẫy
160.000 ha/năm ( Lê Mộng Chân và cs, 1996 ).[7].
CIFOR (Centrer for Internationl Forestry Resarch) thành lập năm 1993,
trụ sở chính tại Bogor, Indonesia với hoạt động chính là hướng tới một thế
giới mà ở đó rừng được trú trọng trong các định hướng chính sách, và con
người nhận thức được giá trị thực sự của rừng trong việc bảo đảm sinh kế và
các dịch vụ từ rừng
Trong 30 năm (1960- 1990) độ che phủ rừng trên toàn thế giới đã giảm
đi gần 13%, tức diện tích rừng đã giảm đi từ 37 triệu km2 xuống 32 triệu km2,
với tốc độ giảm bình quân 160.000km2/năm. Sự mất rừng lớn nhất xảy ra ở
các vùng nhiệt đới, ở Amazone (Braxin) trung bình mỗi năm rừng bị thu hẹp
19.000km2 trong suốt hơn 20 năm. Bốn loại rừng bị hủy diệt khá lớn là rừng
hỗn hợp và rừng ôn đới lá rộng 60%, rừng lá kim khoảng 30%, rừng ẩm nhiệt
đới khoảng 45% và rừng khô nhiệt đới lên đến khoảng 70%. Châu Á là nơi
mất rừng nguyên sinh lớn nhất, khoảng 70% ( Dẫn theo Hương Thảo, 2010).
7
[6] Có nhiều nguyên nhân dẫn đến làm mất rừng trên thế giới, tập trung chủ
yếu vào các nhóm nguyên nhân như: mở rộng diện tích đất nông nghiệp, thu
chặt củi, chăn thả gia súc, khai thác gỗ và các lâm sản từ rừng , Cụ thể: Ở
Châu Mỹ La Tinh, có khoảng 35% rừng bị chặt phá do những người sản xuất
nông nghiệp, phần còn lại do chăn thả gia súc. Ở Malaisia, rừng nguyên sinh
che phủ gần như toàn bộ đất nước vào năm 1990, đến năm 1960 đã có trên 1/2
diện tích rừng bị khai thác gỗ cho xuất khẩu. Còn ở Philippine, đến năm 1980
rừng đã bị phá hủy khoảng 2/3 diện tích, trong đó khai thác gỗ cho xuất khẩu
chiếm một phần lớn. Ở Bănglađes, vấn đề xây dựng chiến lược, thể chế với sự
trợ giúp của lâm nghiệp xã hội đã nổi lên từ những năm 1967. Những vấn đề
pháp lý không tìm được câu trả lời như quyền chiếm hữu không chắc chắn và
mâu thuẫn giữa tư nhân và sở hữu công về rừng, đất rừng, quyền quản lý đất
đai theo truyền thống xảy ra bởi sự kiện những người sống về đất, những
người thiếu đất và việc dân chủ hóa là nguyên nhân chính của việc phá hoại
nguồn tài nguyên rừng và mất đa dạng sinh học. Ở Pakistan và Srilanka, công
nghệ viễn thám được kết hợp với đo đếm hiện trường. Ở Kenia, phương pháp
được ưa thích là quy trình mẫu 2 giai đoạn: ảnh hàng không được sử dụng ở
giai đoạn 1 và đo đếm hiện trường ở giai đoạn 2. Việc kết hợp giữa công nghệ
viễn thám và GIS với điều tra hiện trường tỏ ra là sự lựa chọn tốt nhất.
Ở một số nước đã tiến hành nhiều cuộc nghiên cứu nhằm đưa mối quan
hệ giữa con người lên một mức độ khác. Qua đó con người có những tác động
tích cực vào rừng đem lại hiệu quả về mặt quản lí, rừng không bị suy giảm,
con người được hưởng lợi nhiều từ rừng. Trong các chương trình các nước
quy định quyền sử dụng đất của người dân. Tại Ấn Độ, nhà nước chỉ giao đất
không có rừng cho các cộng đồng địa phương, đất Lâm nghiệp do nhà nước
quản lý hoặc theo hình thức cộng quản. Hiện nay Philippines, Thái Lan, Trung
Quốc đã cấp giấy phép sử dụng đất cho các cá nhân theo các chương trình lâm
nghiệp xã hội.
Các tổ chức hợp tác bảo vệ rừng như chương trình hợp tác của TFAP
(Tropical Forestry Action Plan), kế hoạch hành động bảo vệ rừng nhiệt đới và
ITTA, Hiệp ước quốc tế về gỗ nhiệt đới. Các công ước quốc tế đã được ký kết
8
nhằm mục đích bảo vệ tài nguyên rừng và bảo tồn đa dạng sinh học như: công
ước Cites 1973, IUCN (International Union for Conservation of Nature and
Natural Resources) - liên minh quốc tế về bảo tồn nguồn tài nguyên thiên
nhiên. Nghị định Thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng Ozon (1987).
Tháng 9 năm 1991, hội nghị lâm nghiệp thế giới lần thứ X tại Pari đã vạch ra
chiến lược toàn cầu hóa về bảo vệ rừng. Năm 1991, Hiệp hội thế giới về bảo
vệ thiên nhiên (IUCN) và quỹ bảo vệ động vật hoang dã (WWF) đã đưa ra đề
xuất tăng diện tích rừng được bảo vệ lên 10% vào thế kỷ XXI. Những công
ước quốc tế đã được kí kết nhằm mục đích bảo vệ tài nguyên rừng và bảo tồn
đa dạng sinh học trên thế giới như: Công ước bảo vệ di sản văn hóa thế giới
(1973), công ước về buôn bán các loài đang có nguy cơ tuyệt chủng (Công
ước Cites 1973), công ước bảo vệ các vùng đất ướt Ramar, Nghị định thư
montreal về các chất làm suy giảm tầng Ozone (1987), ngày 5/6/1992 Công
ước đa dạng sinh học được kí kết và có 170 nước tham gia.
Các mô hình sử dụng đất rừng bền vững cũng được con người nghiên
cứu và đề xuất. Một số mô hình sử dụng đất đang được sử dụng phổ biến ở
nhiều Quốc gia như: Hệ thống canh tác trên đất dốc (salt 1), hệ thống nông –
lâm – đồng cỏ (salt 2), hệ thống canh tác nông – lâm bền vững (salt 3), hệ
thống Taungya Các mô hình này có ý nghĩa rất to lớn trong việc bảo vệ và
phát triển bền vững tài nguyên rừng và giảm dần sự tác động tiêu cực của
người dân đến rừng.
2.3. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Có nhiều các chương trình, chính sách của Chính Phủ về bảo tồn thiên
nhiên và phát triển các khu vực khó khăn. Đặc biệt là đồng bào dân tộc miền
núi thông qua các dự án, các kế hoạch trên toàn quốc. Đồng thời đánh giá
được một số tác động của người dân khu vực sống ở trong Khu bảo tồn, gần
Khu bảo tồn như:
*) Vấn đề tăng dân số
Tăng dân số tự nhiên mặc dù không ồ ạt và gây ảnh hưởng mạnh như
tăng dân số cơ học nhưng cũng là một trong những vấn đề đáng quan tâm, đặc
9
biệt đối với các cộng đồng dân tộc thiểu số ở các địa phương vùng đệm của
các Khu bảo tồn thiên nhiên. Việc vận động sinh đẻ có kế hoạch gặp khó khăn
do tập quán, nên tỷ lệ sinh đẻ ở các địa phương này vẫn giữ ở mức cao. Dân
số tăng dẫn đến các nhu câu thiết yếu cho đời sống cũng tăng, ví dụ như nhu
cầu làm nhà, tách hộ, đất canh tác, đã làm cho các cộng đồng tiếp tục tiến
sâu vào rừng hoặc lén lút khai thác trái phép tài nguyên rừng. Điều này đã gây
nhiều trở ngại cho công tác quản lý tài nguyên rừng tại các khu bảo tồn.[9].
Tác động của phân bổ lại dân cư, gia tăng dân số chủ yếu lên các vùng
rừng sản xuất, đối với rừng đặc dụng với quy chế quản lý nghiêm ngặt thì gia
tăng dân số trong các vùng được bảo vệ. Tuy nhiên, một vấn đề chưa được
quan tâm phát triển kinh tế xã hội của vùng đệm gắn với quản lý rừng vùng
lõi. Phân bổ dân cư, quy hoạch phát triển vùng đệm thường do dân địa
phương tổ chức và ít có sự phối hợp với các ban quản lý rừng đặc dụng.
Trong thực tế cũng có nhiều dự án cho các vùng đệm quan trọng, nhằm giảm
áp lực của người dân đến rừng, tuy nhiên một chiến lược lâu dài để quản lý
bền vững vẫn chưa có giải pháp giải quyết thỏa đáng. Hiện trạng quản lý các
khu bảo tồn cho thấy, nếu chỉ quan tâm bảo vệ nghiêm ngặt vùng lõi thì rất
khó quản lý những tác động cư dân vùng đệm và xa hơn nữa. Quan điểm cần
cải tiến ở đây là cần xem vùng đệm và sự phát triển dân cư, kinh tế xã hội
trong vùng này là một bộ phận hữu cơ của hệ thống bảo tồn, có như vậy mới
giải quyết toàn diện việc bảo tồn và phát triển.[9].
Tính đến năm 2000, 3/4 trong số 78 triệu người dân Việt Nam sống ở
vùng nông thôn, 20 triệu dân sống trong vùng núi đá và ước tính có đến 10%
số đó vẫn đang khai hoang, phá rừng làm đất nông nghiệp. Ở vùng Đông Bắc,
5,3 triệu người sống ở nông thôn và nhiều người trong số họ sống nhờ vào
rừng để lấy củi, thuốc chữa bệnh, làm nhà và các nhu cầu khác để sống. Vùng
Đông Bắc Việt Nam là nơi sản xuất củi lớn nhất của Việt Nam. Quản lý rừng
trên các vùng núi là rất cần thiết và quan trọng đối với lợi ích quốc gia, bởi
với 4/5 trong tổng số 33 triệu ha đất đai của Việt Nam là đồi núi, cao nguyên
và vùng đầu nguồn. Vùng kinh tế sinh thái Đông Bắc chiếm 11% trong số
10,9 triệu ha rừng cả nước. Phần lớn các diện tích rừng ở Đông Bắc là rừng tự
10
nhiên. Chính phủ đặc biệt quan tâm đến tầm quan trọng của núi đá vôi vì:
Chúng chiếm 369.200ha hoặc 5% của rừng tự nhiên còn lại cả nước; chúng
chứa nhiều loài động, thực vật quý hiếm và đặc hữu; Hầu hết các khu vực núi
đá vôi đang gặp khó khăn về nước để trồng trọt và cho sinh hoạt hàng ngày.
Vùng Đông Bắc Việt Nam vẫn giữ được 45-65% thảm thực vật trên núi đá
vôi. Tuy nhiên, rừng đá vôi vùng Đông Bắc đang chịu sức ép lớn và là một
trong những nơi đang bị suy thoái nhất Việt Nam, ở đây chỉ còn lại 18% rừng
đá vôi nguyên sinh.[9].
Một khía cạnh thuộc vấn đề kinh tế xă hội cũng cần được đề cập đến ở
đây là tình trạng nghèo đói. Đây là tình trạng chung của hầu hết các khu vực
trên thế giới. Ở Việt Nam, theo đánh giá về tình trạng nghèo đói được thực
hiện trong năm 2003 đã thể hiện rõ một điều là các tác động của sự xuống cấp
về môi trường - bao gồm mất rừng, mất chức năng bảo vệ đầu nguồn và xói
mòn đất thường xuất phát từ nguyên nhân nghèo đói.[3]
*) Vấn đề khai thác, sử dụng tài nguyên và đất canh tác
Ở Việt Nam, theo Trần Đình Đàn (1998) trong một bài báo nói về việc
rà soát và sắp xếp lại hệ thống rừng đặc dụng ở Việt Nam đã đề cập " Bảo
vệ các khu bảo tồn là hết sức khó khăn và hầu như khu bảo tồn gồm có VQG,
khu bảo tồn thiên nhiên nào cũng có xung đột với nhân dân địa phương về
quyền sử dụng đất, quyền hưởng dụng tài nguyên trong khu bảo tồn, dẫn đến
các tài nguyên trong khu bảo tồn dần dần bị suy giảm, đất đai bị lấn chiếm,
sinh cảnh bị thu hẹp và khu bảo tồn bị đe dọa".[2].
Trường hợp này không chỉ xảy ra riêng đối với Việt Nam, mà nó là thực
tế chung trên toàn thế giới. Khai thác khoáng sản, dầu mỏ, ở các nước
Argentina, Bolivia, Guatemala (Châu Mỹ La Tinh), Gabon (Châu Phi), Ấn Độ
(Châu Á) là những minh chứng sống động cho vấn đề khai thác tài nguyên
ảnh hưởng đến các khu bảo vệ. Đây cũng là một trong số các chủ đề được tổ
chức Oilwatch và WRM tập hợp và phổ biến tại hội nghị lần thứ VII của các
thành viên tham gia công ước ĐDSH được tổ chức tại Kuala Lumpur,
Malaysia năm 2004.[16].
11
Ở Việt Nam, việc tổ chức đào đãi vàng, quặng sắt và một số loại
khoáng sản khác theo cách tự phát, thô sơ không theo quy hoạch và tổ chức
đã góp phần làm suy thoái nhanh chóng nguồn tài nguyên đất, nước và sinh
vật của một số địa phương như: Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Quảng
Nam, Ngay trong một số khu bảo tồn, như việc khai thác vàng tại Bản Ná
(xã Thần Sa) thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa – Phượng Hoàng cũng
đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường và nguồn tài nguyên bảo tồn tại
đây.[3].
Phá rừng lấy đất sản xuất và trồng các loại cây công nghiệp cũng là một
trong những nhân tố tác động lớn đến bảo tồn ĐDSH. Ở Việt Nam, lý do này
liên quan mật thiết với chính sách kinh tế vĩ mô với 2 giai đoạn: Giai đoạn
trước đổi mới, việc khai thác không hạn chế các tài nguyên thiên nhiên trong
đó có tài nguyên sinh vật để đáp ứng nhu cầu tái thiết đất nước. Rừng tiếp tục
bị chặt phá để lấy sản xuất nông nghiệp, gỗ tiếp tục được khai thác mạnh để
phục vụ cho nhu cầu xây dựng và xuất khẩu. Giai đoạn đổi mới, nhiều nghiên
cứu cho thấy sự liên quan giữa một số chính sách đổi mới và sự suy thoái
ĐDSH. Ví dụ đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp để thu ngoại tệ đã
là nguyên nhân có ý nghĩa làm suy thoái ĐDSH. Từ năm 1986, lợi nhuận kinh
tế cao của việc xuất khẩu nông sản đã kích thích cả hai thành phần kinh tế tập
thể và tư nhân đầu tư vào việc phá rừng ngập mặn để nuôi tôm và mở rộng
diện tích đất canh tác các cây xuất khẩu.
Ngoài việc rừng bị phá hủy, nguyên nhân quan trọng nữa gây khó khăn
cho công tác bảo tồn ĐDSH, đó là mâu thuẫn giữa cung và cầu. Tài nguyên
thiên nhiên th́ì có hạn mà nhu cầu của con người thì ngày càng tăng, một mặt
là để đáp ứng cuộc sống do tăng dân số quá nhanh, mặt khác là mức độ tiêu
dùng và thị hiếu của mỗi người cũng tăng thêm không ngừng. Điều này lý
giải một phần lý do tại sao lại ở hầu hết khu bảo tồn việc khai thác gỗ trái
phép, săn bắt lén lút và khai thác quá mức các nguồn tài nguyên rừng đã trở
thành mối lo ngại lớn, thường xuyên và lâu dài của các ban quản lý.
Ngoài các tác động kể trên, việc chăn nuôi gia súc với quy mô lớn, đánh
12
bắt cá đã góp phần làm cho thu nhập và tăng trưởng kinh tế ở một số địa
phương. Cũng với cái lợi thấy rõ này, tại một số khu bảo tồn nó đã trở thành
vấn đề nan giải như: tình trạng cho thuê đất khu bảo tồn để chăn thả gia súc ở
KBTTN Ea Sô, hoạt động đánh bắt cá thiếu tổ chức ở Hồ Lăc (KVH-LS-MT
Hồ Lawawk), kỹ thuật đánh bắt cá mang tính hủy diệt như sử dụng chất
xianua để đánh bắt loài cá mú, sử dụng đèn có độ chiếu sáng mạnh, đă làm
ảnh hưởng tiêu cực đến ĐDSH ở VQG Côn Đảo và còn nhiều ví dụ về kiểu
tác động tương tự đối với các KBT khác ở Việt Nam.[3].Đó là chưa nói đến
tập quán chăn thả rông gia súc của nhiều cộng đồng sống ở bên trong hoặc
vùng đệm các khu bảo tồn, cũng đă tác động đến bảo tồn ĐDSH ở đây, mặc
dù nó có thể là một trong những nguồn thu nhập khá lớn đối với một bộ phận
người người dân trong cộng đồng.
*) Cộng đồng phụ thuộc vào rừng
Hầu hết các khu rừng đặc dụng ở Việt Nam đều có dân cư phân bố
trong vùng đệm và một số xen lẫn trong vùng lõi. Họ là những người dân
sống lâu đời ở đây và có đời sống phụ thuộc vào rừng cao. Khi Chính phủ
khoanh các khu rừng này để bảo vệ thì một vấn đề nảy sinh là giảm đi nguồn
sinh kế của cộng đồng dân cư đó. Vì vậy đã có nhiều nghiên cứu tìm kiếm
giải pháp cải thiện, thay thế sinh kế cho người nghèo phụ thuộc vào rừng. Tuy
nhiên, vấn đề này còn nhiều khó khăn và cần có những nghiên cứu tiếp theo
để giải quyết không chỉ về mặt kinh tế mà còn là sự công bằng trong hưởng
lợi từ bảo tồn.
Thực tế cho thấy có nhiều tranh luận trong việc giải quyết nơi cư trú
cũng như sinh kế cho các cộng đồng hiện đang sống trong các khu bảo vệ. Có
nhiều lựa chọn đã được đưa ra như: di dời ra khỏi khu bảo vệ, cải thiện sinh
kế bằng cách thay thế các nguồn thu nhập truyền thống bằng hệ thống sản
xuất khác, thu hút sự tham gia của cộng đồng trong quản lý bảo tồn và chia sẻ
lợi ích một cách công bằng.
Nghiên cứu về sự phụ thuộc của các cộng đồng địa phương vào phân
khu phục hồi sinh thái Vườn quốc gia Ba Vì, Nguyễn Bá Ngãi (2003), thấy
13
rằng sự phụ thuộc của 7 xã vùng đệm vào VQG Ba Vì là rất lớn về các mặt:
đất đai để sản xuất lương thực, trồng cây làm nguyên liệu cho chế biến các
sản phẩm tinh bột như sắn, dong riềng tạo việc làm cho cộng đồng.[13].
Không thể có phương án loại cộng đồng ra khỏi quyền hưởng lợi từ
VQG mà cần xác định lại tiềm năng về đất đai, khả năng của cộng đồng để
tìm phương án sử dụng đất trong khu phục hồi sinh thái vừa đáp ứng mục tiêu
quản lý của VQG vừa đảm bảo cuộc sống của cộng đồng. Nằm trong khu vực
vùng đệm của Vườn quốc gia Ba Bể, xã Khang Ninh là một xã còn gặp nhiều
khó khăn hầu hết người dân sinh sống ở đây là dân tộc thiểu số với tập quán
canh tác lạc hậu và sống chủ yếu dựa vào tài nguyên rừng. Chất đốt đã và
đang là vấn đề cần được quan tâm vì kể từ khi Vườn quốc gia được thành lập,
vấn đề gỗ củi trở nên khó khăn hơn, trong khi đó nhu cầu về gỗ củi của người
dân khá cao. Kết quả điều tra tác giả Lê Thu Hiền và Võ Đại Hải cho thấy
trung bình một ngày mỗi hộ gia đình cần 20,3kg củi (một người cần 4,1kg).
Như vậy trong một năm xã Khang Ninh cần 5.357.470kg, tương đương với
khoảng 14.670 ste. Đem so sánh với nhu cầu gỗ củi với mức tăng trưởng hàng
năm của rừng tự nhiên là 2 - 4m
3
/ha/năm (FAO, 1992) thì đây là một con số
rất đáng báo động. Khi tiến hành thu hút cộng đồng vào cùng quản lý và sử
dụng đất trong khu vực phục hồi sinh thái theo hình thức giao khoán, cần xác
định quỹ đất bình quân cho mỗi hộ gia đình là 2ha ở những khu vực có thể
thực hiện các mô hình nông lâm kết hợp. Đối với các gia đình trung bình và
nghèo, VQG và địa phương cần có giải pháp để họ có khả năng đầu tư trên 3
triệu đồng/ha/năm vào các diện tích đất trong khu phục hồi sinh thái được
giao khoán sẽ cho thu nhập ổn định, đảm bảo cuộc sống.
Những tác động của con người đến VQG là mối đe dọa lớn đến tính đa
dạng sinh học của tự nhiên và làm suy giảm nguồn gen động thực vật quý
hiếm, từ đó dẫn đến môi trường sống bị tàn phá và ảnh hưởng đến cuộc sống
của nhân loại. Chính vì vậy Trần Duy Rương (2001), đã tiến hành điều tra
trực tiếp tại VQG Bến En, Thanh Hóa. Bằng cách lập tuyến điều tra tác động
theo đường mòn hướng từ làng vào rừng với khoảng cách từ 120m đến 150m,
trên các khoảng cách đó có ghi chép các dấu vết tác động của con người và
14
vật nuôi lên sinh cảnh. Kết quả cho thấy, ở một số xã thuộc huyện Như Thanh
nằm trong vùng đệm và nằm trong VQG Bến En, thì những tác động của con
người ở mức phổ biến. Qua đó tác giả cũng đưa ra một số giải pháp.[14].
Nguyễn Thị Thoa và cs (2010), khi đánh giá những tác động tiêu cực
của người dân xã Vũ Chấn tới tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên
Thần Sa - phượng hoàng, tỉnh Thái Nguyên thấy rằng do đời sống nhân dân
còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập thấp, nên tình trạng xâm hại tài nguyên
rừng hiện nay vẫn còn xảy ra. Các tác động chính là: tự do vào rừng khai thác
gỗ về làm nhà cửa, chuồng trại, khai thác củi đun; xẻ gỗ quý hiếm đem bán,
đốt rừng làm nương rẫy, các loại lâm sản ngoài gỗ khác như: cây thuốc, săn
bắt động vật, lấy măng, lấy rau trong đó hoạt động khai thác và vận chuyển
lâm sản là tác động mạnh nhất.[12].
2.4. Điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu
2.4.1. Điều kiện tự nhiên
2.4.1.1. Vị trí địa lí
Xã Sảng Mộc là xã vùng sâu, vùng xa miền núi cao đặc biệt khó khăn
nằm ở phía Tây Bắc huyện Võ Nhai, cách trung tâm huyện khoảng 42 km, với
tổng diện tích đất tự nhiên là 9.650.19 ha.
Phía Bắc giáp huyện Chợ Mới, Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.
Phía Tây giáp xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.
Phía Nam giáp xã Thượng Nung và xã Vũ Chấn, huyện Võ Nhai, tỉnh
Thái Nguyên.
Phía Đông giáp xã Nghinh Tường, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.
15
Bảng 2.1 Tổng hợp hiện trạng sử dụng đất toàn xã năm 2011
TT Chỉ tiêu Mã
Diện tích
(ha)
Cơ cấu
Tổng diện tích tự nhiên 9650,19
1 Đất nông nghiệp NNP 9.345,58 96,84%
1.1 Đất lúa nước DLN 102,71
1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 0,18
1.3 Đất trồng cây hàng năm còn lại HNK 68,12
1.4 Đất trồng cây lâu năm CLN 64,58
1.5 Đất rừng phòng hộ RPH 3.014,63
1.6 Đất rừng đặc dụng RDD 1.904,55
1.7 Đất rừng sản xuất RSX 4.188,56
1.8 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 2,25
1.9 Đất làm muối LMU
1.10 Đất nông nghiệp khác NKH
2 Đất phi nông nghiệp PNN 274,48 2,84%
2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 0,79
2.2 Đất quốc phòng CQP
2.3 Đất an ninh CAN
2.4 Đất khu công nghiệp SKK
2.5 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh SKC
2.6 Đất sản xuất vật liệu xây dựng gốm sứ SKX
2.7 Đất cho hoạt động kháng sản SKS
2.8 Đất di tích danh thắng DDT
2.9 Đất xử lý, chôn lấp chất thải DRA
2.10 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN
2.11 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 0,82
2.12 Đất sông suối và mặt đất chuyên dùng SMN 227,96
2.13 Đất phát triển hạ tầng DHT 24,87
2.14 Đất phi nông nghiệp khác PNK
3 Đất chưa sử dụng DCS 30,13 0,31%
4 Đất khu du lịch DDL
5 Đất khu dân cư nông thôn DNT 20,04
(Theo thuyết minh quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới 3/2012)
16
Căn cứ vào bảng 2.1 hiện trạng sử dụng đất của xã Sảng Mộc tính được diện
tích sử dụng như sau:
- Đất nông nghiệp là 9.345,58 ha chiếm 96,8% tổng diện tích tự nhiên toàn xã.
- Đất lâm nghiệp tại xã là 9.107,74 ha chiếm 94,38% diện tích đất tự nhiên
toàn xã. Trong đó có 3.014,63 ha là rừng phòng hộ, 1.904,55 ha là rừng đặc
dụng, còn lại 4.188,56 ha là diện tích rừng sản xuất.
- Đất sản xuất nông nghiệp là 235,59 ha chiếm 2,52% diện tích đất nông
nghiệp.
- Đất trồng lúa nước là 102,71 ha chiếm 43,59% so với tổng diện tích đất sản
xuất nông nghiệp.
- Đất trồng cây hàng năm là 68,12 ha chiếm 28,9% so với tổng diện tích đất
sản xuất nông nghiệp.
- Đất trồng cây lâu năm là 64,58 ha chiếm 27,4% so với tổng diện tích đất sản
xuất nông nghiệp.
Xã Sảng Mộc diện tích đất sản xuất nông nghiệp của xã là 235,59 ha bao
gồm: đất lúa nước, đất cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm và đất
trồng cây lâu năm. Tính bình quân diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên đầu
người là 0,09 ha/người.
2.4.1.2. Địa hình và thổ nhưỡng
Sảng Mộc là một xã phía bắc của huyện Võ Nhai, địa hình chủ yếu là
đồi núi cao bị chia cắt mạnh bởi hệ thống núi đá, phần lớn là núi đá vôi
(chiếm 72%), độ dốc lớn (đa phần từ 25 độ trở lên), với nhiều dãy núi chạy
dọc theo hướng đông tây, cùng với hệ thống sông suối phức tạp tạo ra địa hình
chia cắt mạnh và các dòng chảy tự nhiên tạo thành khe lạch và những thung
lũng nhỏ hẹp. Cao độ địa hình thay đổi rất mạnh, diện tích phân bố theo cao
độ được thống kê như sau:
Bảng 2.2. Địa hình xã Sảng Mộc
Khu Vực Đồi núi Sườn đồi Thung lũng
Cao độ (m) 200 - 680 110 - 200 65 - 100
Diện tích (ha) 6.272 2.316 1.062
Tỷ lệ (%) 65% 24% 11%
17
Các loại đất chính trên địa bàn xã gồm:
1. Đất phù sa ngòi suối (P) phân bố ở phía nam xã, có diện tích là 30
ha, độ dốc <3˚ chiếm 0,31% tổng diện tích tự nhiên. Đây là loại đất có diện
tích ít nhất, đất tốt thích hợp trồng lúa và một số cây ngắn ngày khác.
2. Đất dốc tụ (D) phân bố ở rải rác trong xã, có diện tích là 100 ha, độ
dốc <8˚ chiếm 1,04% tổng diện tích tự nhiên.
3. Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa (Lf) phân bố ở rải rác trong xã có
diện tích là 50 ha, độ dốc <3˚ chiếm 0,52% tổng diện tích đất tự nhiên
4. Đất đỏ vàng trên đá sét tầng trung bình (Fsy) phân bố ở phía bắc và
đông bắc xã có diện tích là 8.800 ha, độ dốc >15˚ chiếm 91,19% tổng diện tích
đất tự nhiên. Đây là loại đất có diện tích lớn nhất trong toàn xã. Đây là loại đất
dốc thích hợp với việc phát triển các cây hoa màu (ngô, khoai, sắn…),cây chè,
cây ăn quả và trồng rừng.
5. Đất vàng nhạt trên đá cát tầng dày (Fqx) phân bố ở phía đông nam xã có
diện tích là 300 ha, có độ dốc 15˚- 25˚ chiếm 3,1% tổng diện tích đất tự nhiên. Đất
chua thích hợp với sản xuất nông – lâm kết hợp.
Tóm lại: tài nguyên đất của xã Sảng Mộc khá đa dạng về loại đất, nhưng
các loại đất thích hợp cho sản xuất lúa và cây trồng hàng năm chiếm tỷ lệ rất
ít, vì thế nên có quy hoạch sử dụng đất để tiết kiệm loại đất này nhằm đảm
bảo an ninh lương thực. Diện tích đất thích hợp với trồng cây lâu năm, cây ăn
quả và cây lâm nghiệp chiếm hầu hết tỷ lệ rất lớn vì thế cũng cần có các kế
hoạch để sử dụng hiệu quả các diện tích đất.
2.4.1.3. Điều kiện khí hậu, thời tiết, thủy văn
Xã nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa nóng mưa nhiều từ
tháng 4 đến tháng 10, mùa lạnh từ tháng 11 đến hết tháng 3. Trong năm có 2
mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 4 đến hết tháng 10 và mùa khô ít mưa từ tháng
11 đến hết tháng 3 năm sau.
Lượng mưa trung bình đạt 1.941mm/năm. Tuy nhiên, lượng mưa phân
bố không đều trong năm. Mùa mưa chiếm tới 91% lượng mưa cả năm.
18
Nằm trong vùng khí hậu trung du của tỉnh Thái Nguyên, nhiệt độ cao
trung bình, tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và
phân phối tương đối đều cho các tháng trong năm.
Độ ẩm trung bình trên địa bàn xã dao động từ 80% đến 87%. Lượng bốc
hơi trung bình nhiều năm là 985,5mm.
2.4.1.4. Các nguồn tài nguyên khác
* Tài nguyên rừng
Do diện tích đất lâm nghiệp của xã lớn,lại là xã vùng cao khí hậu nhiệt
đới nên hệ thực vật khá phong phú có nhiều loại gỗ quý từ nhóm II đến nhóm
VI, song đến nay trữ lượng không còn nhiều. Rừng già và rừng trung bình
chiếm tỷ lệ thấp, chủ yếu là ở các vùng sâu, vùng xa. Ngoài rừng gỗ còn có
rừng tre, nứa, vầu
Trong 9.107,74 ha rừng có:
Rừng phòng hộ: 3.014,63 ha,
Rừng đặc dụng: 1.904,55 ha,
Rừng sản xuất: 4.188,56 ha.
Hệ động vật tương đối phong phú, đa dạng, gồm các loại thú rừng, bò
sát, chim…Nhưng hiện nay số lượng động vật đang bị suy giảm nhiều do nạn
săn bắt bừa bãi và chặt phá rừng làm mất nơi cư trú.
* Tài nguyên khoáng sản
Xã Sảng Mộc có 2 mỏ đa kim trữ lượng khá lớn chủ yếu là phốt pho,
thiếc, chì và vàng. Tuy nhiên, trữ lượng vàng ở đây là rất nhỏ và chủ yếu là
vàng sa khoáng.
* Tài nguyên nước
Trong xã có nhiều khe, suối nhỏ do đó nguồn nước mặt tương đối phong
phú nhưng phân bố không đều. Qua điều tra thăm dò khảo sát thì nguồn nước
ngầm tương đối phong phú, chất lượng tốt đảm bảo phục vụ cho sinh hoạt và
sản xuất.
2.4.2. Điều kiện dân sinh kinh tế - xã hội
2.4.2.1. Tình hình dân số, dân tộc
19
Tính đến tháng 12/2011 xã Sảng Mộc có 2633 nhân khẩu, trên 612 hộ
dân, cư trú tại 10 xóm. Có 4 dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn là: Kinh,
Dao, Tày, Hmông.
Bảng 2.3. Dân số xã Sảng Mộc năm 2011
TT Dân tộc Số hộ Số nhân khẩu Ghi chú
Số lượng
(hộ)
Tỷ lệ (%) Số lượng
(khẩu)
Tỷ lệ (%)
1 Tày 284 46,4% 1236 46,9%
2 Dao 253 41,3% 1019 38,7%
3 Hmông 54 8,8% 302 11,5%
4 Dân tộc khác 21 3,5% 76 2,9%
Tổng 612 100% 2633 100%
Bảng 2.3 cho thấy dân tộc Tày có 284 hộ với 1236 khẩu chiếm 46,9%
số khẩu của cả xã, dân tộc Dao có 253 hộ với 1019 khẩu chiếm 38,7% số
khẩu, dân tộc Hmông có 54 hộ với 302 khẩu chiếm 11,5%, còn lại là các dân
tộc khác. Mỗi dân tộc trong cộng đồng sinh sống ở xã đều có những nét đặc
trưng về tập quán sản xuất, phương thức canh tác riêng.
2.4.2.2. Hoạt động nông lâm nghiệp
* Nông nghiệp
Trong năm 2011 xã đã có nguồn thu từ các cây nông nghiệp như sau: Cây lúa
trồng được 142,50 ha, năng suất đạt 50 tạ/ha, sản lượng đạt 712,5 tấn. Cây
ngô: Trồng được 213,72 ha, năng suất đạt 45 tạ/ha, sản lượng đạt 961,74 ha
tấn. Cây lạc: Trồng được 9,4 ha, năng suất đạt 12 tạ/ha, sản lượng đạt 11,2
tấn. Đỗ tương: Trồng được 9,4 ha, năng suất đạt 12,5 tạ/ha, sản lượng đạt
11,75 tấn. Đậu đỗ các loại trồng được 5,50 ha, năng suất đạt 11 tạ/ha, sản
lượng đạt 6,05 tấn. Cây sắn: Trồng được 26,24 ha. Khoai sọ: Trồng được 6,35
ha
* Chăn nuôi
- Tổng đàn trâu bò khoảng: 528 con; chăn nuôi nhỏ lẻ theo hộ gia đình
- Tổng đàn lợn là: 1.336 con; chăn nuôi nhỏ lẻ theo hộ gia đình
- Tổng đàn gia cầm: 16.510 con; chăn nuôi nhỏ lẻ theo hộ gia đình
20
- Hiện tại xã có 2,25 ha đất nuôi trồng thủy sản nhưng năng suất chất
lượng kem không đem lại hiệu quả kinh tế.
* Lâm nghiệp
Cấp phép cho khai thác các loại gỗ được phép khai thác được 637,38
m3, trong đó:
+ Gỗ xoan vườn nhà được: 123,18 m3
+ Gỗ trẩu được: 45,600 m3
+ Gỗ quế được: 13,310 m3
+ Gỗ mỡ được: 6,160 m3
+ Khai thác gỗ tạp tròn được 132 m3 từ việc giải phóng mặt bằng đường
Bản Chấu đi Yên Hân. Cấp phép cho khai thác tận thu, tận dụng ở các xóm
được 449,13 m3
* Thu nhập của người dân từ hoạt động nông lâm nghiệp:
Chủ yếu nguồn thu chính là từ trồng trọt và chăn nuôi còn những thu
nhập khác không đáng kể. Về trồng trọt thu nhập chủ yếu từ lúa, ngô, sắn….
Về chăn nuôi chủ yếu là nuôi Trâu, Bò lấy sức kéo, còn Lợn, Gà, Vịt…chăn
nuôi nhỏ lẻ. Nhìn chung các hoạt động sản xuất nông nghiệp ở đây hiệu quả
kinh tế không cao nhưng nhu cầu chi phí sinh hoạt hàng ngày lại đòi hỏi rất lớn:
Bình quân lương thực cần thiết cho một người là 15kg/tháng. Tại thời
điểm điều tra giá cả một số mặt hàng tại khu vực nghiên cứu như sau: Thóc
6.000đ/kg, Gạo 10.000đ/kg, Ngô 6.000đ/kg, Sắn 6.000đ/kg, lợn thịt
80.000đ/kg, Trâu, Bò dao động từ 6 triệu – 12 triệu/con. Đạm 10.000đ/kg,
Kali 13.000đ/kg, Lợn giống 1,8 triệu – 2 triệu/1 đôi lợn giống (khoảng từ 12 –
15kg/con), vịt giống 13.000đ/con…
Tổng số hộ trong xã là 612 hộ, trong đó có 585 hộ làm nông nghiệp, 22
hộ làm dịch vụ thương mại, 15 hộ làm phi nông nghiệp. Qua điều tra phỏng
vấn thu nhập của 25 hộ trong 5 xóm của xã Sảng Mộc tính bình quân thu nhập
là 35 triệu/hộ bao gồm thu nhập từ trợ cấp, tiền lương của cán bộ, việc trồng
lúa, ngô, chăn nuôi lợn, gà và thu nhập từ việc tham gia quản lý bảo vệ rừng.
Thu nhập bình quân đầu người theo báo cáo của xã năm 2011 là 8,2
triệu/người/năm.
21
Bảng 4.1. Thu nhập của xã Sảng Mộc năm 2011
Nghành nghề Năm 2011
Doanh thu (triệu đồng) Cơ cấu (%)
Tổng cộng toàn xã 19245,5
Nông lâm nghiệp, thuỷ sản 16358,6 85%
Công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp và xây dựng
962,3 5%
Thương mại, dịch vụ 1924,5 10%
Thu nhập bình quân đầu người 8,2
2.4.2.3. Giao thông thủy lợi
* Giao thông
Hiện tại xã đã hoàn thành dự án đường giao thông liên xã từ xã Nghinh
Tường đến trung tâm xã Sảng Mộc và đang triển khai 2 tuyến từ trung tâm xã
đi Thượng Nung và tuyến đường từ trung tâm xã đi Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn,
đây là những tuyến đường quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế của
xã. Ngoài ra trong xã đã mở được các tuyến đường đến trung tâm các xóm
trong xã.
* Thủy lợi
Hệ thống kênh mương chủ yếu là mương đất. Công trình hồ, đập ngăn
nước có 2 đập là đập Bản Chương và đập Bản Chấu. Số tổ đội thủy nông là 2
đội. Tổng chiều dài kênh mương là 4 km.
2.4.2.4. Văn hóa, giáo dục, y tế
* Công tác giáo dục và đào tạo:
Tổ chức triển khai tốt các kế hoạch của trường và cấp trên đã đề ra, thực
hiện tốt các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của giáo viên và
học sinh. Tính đến thời điểm 30/11/2011 tổng số giáo viên, lớp học và học
sinh các trường cụ thể:
- Trường mầm non: Cán bộ và giáo viên là 19 người với 12 lớp và 185 cháu.
- Trường tiểu học: Cán bộ và giáo viên là 26 người với 16 lớp và 151 em
- Trường THCS: Cán bộ và giáo viên là 15 người với 4 lớp và 97 em.
22
- Trường Tiểu học và THCS Tiên Sơn: Cán bộ và giáo viên là 24 người
với 9 lớp và 104 em.
- Tổng số sinh viên đang học ở các trường chuyên nghiệp là 18 người,
trong đó: Trung cấp là 6 người, Cao đẳng là 4 người và Đại học là 8 người.
* Công tác y tế, dân sốKHHGĐ và trẻ em
- Hiện nay trạm y tế xã có 5 cán bộ, trong đó có 01 bác sỹ, 01 y sỹ, 01
nữ hộ sinh và 02 điều dưỡng. Thường xuyên thực hiện tốt công tác trực khám
và chữa bệnh cho nhân dân, cấp phát thuốc theo BHYT được quy định với
tổng số tiền là: 136.469.936đ, Tổng số lần khám và chữa bệnh trong năm
2011 là: 3.995 lượt người, đạt 49,94% kế hoạch.
* Công tác văn hóa thông tin
- Công tác văn hóa thông tin: Hiện nay cụm loa phát thanh ở trung tâm
xã và ở một số xóm như: Nà Ca, Phú Cốc, Bản Chương và Nghinh Tác hiện
vẫn đang hoạt động
* Công tác chính sách xã hội
- Thực hiện việc chi trả cho các đối tượng chính sách và xã hội hàng
tháng theo đúng thời gian.
- Thực hiện theo Quyết định số 268 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ
tiền điện thắp sáng cho các hộ nghèo cho 337 hộ, với tổng số tiền là:
40.440.000đ (hỗ trợ 30.000đ/tháng) và Quyết định 471 của Thủ tướng chính
phủ về trợ cấp khó khăn cho các hộ nghèo cho 337 hộ, với tổng số tiền là:
84.250.000đ (hỗ trợ 250.000đ/hộ).
- Làm thẻ BHYT bổ xung cho dân tộc thiểu số được 36 thẻ, sửa và cấp
lại được 39 thẻ. Làm thẻ mới cho trẻ em dưới 6 tuổi được 45 thẻ, sửa và cấp
lại được 5 thẻ.
- Tổng số vốn vay ngân hàng Chính sách xã hội huyện Võ Nhai năm
2011 là: 6.039.900.000đ, tổng số hộ vay vốn là 387 hộ.
23
PHẦN 3.
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: là những hoạt động sản xuất, khai thác của
người dân xã Sảng Mộc ảnh hưởng đến tài nguyên rừng thuộc khu bảo tồn
thiên nhiên Thần Sa – Phượng Hoàng, tỉnh Thái Nguyên.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài điều tra tất cả các hoạt động của người dân
có ảnh hưởng làm suy giảm tính đa dạng sinh học: khai thác sử dụng gỗ và
các loại lâm sản ngoài gỗ, đánh giá mức độ tác động của con người lên sinh
cảnh. Và một số hoạt động tích cực như trồng rừng, trồng một số loại LSNG,
…
3.2. Địa điểm và thời gian
3.2.1. Địa điểm
Xã Sảng Mộc, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
3.2.2. Thời gian
- Thời gian : Từ tháng 1/2012 đến tháng 5/2012
3.3. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu đặt ra cần thực hiện được các nội dung sau:
3.3.1. Sơ lược công tác quản lí bảo vệ rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên
Thần Sa Phượng Hoàng
3.3.2. Đánh giá mức độ tác động của người dân tới khu bảo tồn và các hoạt
động có ảnh hưởng đến tài nguyên rừng của người dân
3.3.2.1. Điều tra đối tượng sử dụng tài nguyên
3.3.2.2. Điều tra tình hình khai thác sử dụng gỗ và các loại lâm sản ngoài gỗ
3.3.2.3. Đánh giá mức độ tác động của con người lên sinh cảnh
3.3.3. Phân tích nguyên nhân của các tác động tiêu cực tới tài nguyên rừng
3.3.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực và
phát huy những tác động tích cực
3.4. Phương pháp nghiên cứu
24
Thu thập số liệu sử dụng phương pháp kế thừa, một số công cụ PRA
trong điều tra kinh tế xã hội và phỏng vấn người dân, khai thác lâm sản điều
tra, lập tuyến, lập ô điều tra thực địa.
3.4.1. Phương pháp kế thừa số liệu
- Tham khảo, kế thừa các số liệu, tài liệu có sẵn liên quan đến vấn đề
nghiên cứu. Kế thừa các tài liệu, số liệu điều tra về điều kiên tự nhiên và điều
kiện kinh tế của khu vực nghiên cứu.
- Tiến hành thu thập số liệu từ trạm kiểm lâm xã và hạt kiểm lâm
huyện, số liệu từ các dự án về đa dạng sinh học, bảo tồn thiên nhiên, điều
tra dân số. Số liệu về hiện trạng công tác quản lý bảo vệ của khu bảo tồn
tại địa phương.
3.4.2. Sử dụng câu hỏi phỏng vấn người dân
- Phương pháp phỏng vấn người dân có tham gia khai thác và sử dụng
các nguồn tài nguyên rừng theo phiếu điều tra được tiến hành tại các xóm
trong xã.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi được áp dụng cho điều tra một số
người dân và hộ gia đình.
+ Xã Sảng Mộc có 10 xóm, đề tài chọn 5 xóm gần rừng để điều tra
( Bản Chương, Bản Chấu, Nà Ca, Khuổi Mèo, Phú Cốc), phỏng vấn 5hộ/xóm
là những hộ có người hay vào rừng khai thác tài nguyên.
Bảng 3.1 Bảng hỏi về việc sử dụng tài nguyên
Ngày điều tra:
Tên chủ hộ: dân tộc
Địa chỉ:
Xin ông (bà) vui lòng cho biết một số thông tin về tình hình sử dụng tài
nguyên của gia đình ta.
1. Nguồn thu nhập của gia đình từ các nguồn trong năm vừa qua (2010):
Nguồn thu Thu nhâp
Nông nghiệp
Cây công nghiệp
Lâm nghiệp
Chăn nuôi
25