Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục về sức khỏe sinh sản cho con cái trong độ tuổi dậy thì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.17 KB, 26 trang )

VAI TRÒ CỦA CHA MẸ TRONG VIỆC GIÁO DỤC
VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN CHO CON CÁI
TRONG ĐỘ TUỔI DẬY THÌ
PHẦN MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Như ta đã biết gia đình là một môi trường vi mô có vai trò quan trọng nhất trong giai
đoạn xã hội hóa ban đầu của trẻ em, nhưng quá trình xã hội hóa đó không chỉ dừng lại ở
việc nuôi nấng, chăm sóc, rèn luyện các thói quen, kỹ năng, kinh nghiệm xã hội từ khi
còn nhỏ mà còn diễn ra suốt cả cuộc đời đứa trẻ với tư cách là một quá trình liên tục. Gia
đình tham gia vào tất cả các giai đoạn xã hội hóa trong chu trình sống của đứa trẻ. Ở giai
đoạn tuổi ấu thơ thì gia đình là môi trường xã hội hóa và tác nhân xã hội hóa duy nhất,
giúp đứa trẻ bắt đầu hòa nhập vào thế giới xung quanh. Đến giai đoạn mẫu giáo nhi đồng:
ngoài môi trường gia đình thì đứa trẻ bắt đầu có mối quan hệ bên ngoài xã hội như bạn
bè, thầy cô. Đến lứa tuổi thiếu niên thì trẻ em tiếp xúc đa dạng với thế giới xung quanh
bước đầu hình thành những giá trị, chuẩn mực thiết lập những mối quan hệ xã hội phức
tạp tiến tới hình thành nhâ cách độc lập. Ở giai đoạn này gia đinh giúp đỡ và cung cấp
cho các em những kinh nghiệm xã hội trong quan hệ và ứng xử và những người xung
quanh, động viên, thông cảm, nâng đỡ các em, giúp đỡ các em những kiến thức hiểu biết
cần thiết để tự chủ ở giai đoạn tiền dậy thì khi cơ thể có những thay đổi lớn. Khi trưởng
thành cá nhân bắt đầu phát triển bản sắc cái tôi, hình thành những kinh nghiệm xã hội ổn
định, chuẩn bị bước vào những nhóm làm việc, tổ chức xã hội mới. Lúc này gia đình giúp
các cá nhân trưởng thành có định hướng nghề nghiệp, giá trị, hôn nhân. Như vậy, gia đình
đống một vai trò xuyên suốt trong các giai đoạn sống của mỗi cá nhân.
Trong quá trình giáo dục trẻ em, có nhiều vấn đề mà gia đình cần phải quan tâm: đạo
đức, ứng xử, truyền thống, hướng nghiệp, giới tính, sức khỏe sinh sản Đặc biệt là giáo
dục về sức khỏe sinh sản có một vai trò quan trọng giúp đưa trẻ có những hiểu biết để
phát triển tâm sinh lý hoàn thiện hơn, đồng thời có những nhận thức và hành vi đúng đắn
hơn. Tuy nhiên, việc giáo dục sức khỏe sinh sản không phải giai đoạn nào cũng cần thiết,
mà gia đình nên lựa chọn giai đoạn phù hợp với tâm sinh lý của đứa trẻ để chuẩn bị cho
đứa trẻ những hành trang thiết thực nhất về bản thân của chúng. Như vậy gia đình cần lựa
chọn giai đoạn dậy thì của con trẻ để cung cấp những kiến thức về vấn đề này. Vì tuổi dậy


thì là qúa trình chuyển giao về thể chất, sinh lý, nó là một bước ngoặt giúp đứa trẻ bước
vào tuổi trưởng thành. Trong lứa tuổi này, trẻ em đã có những suy nghĩ phức tạp, tò mò
về những diều chưa biết, muốn khám phá về những bạn khác giới, dấn đến những hành vi
lệch chẩn. Ngày nay, với đà đô thị hóa, công nghiệp hóa cùng sự giao lưu rộng rãi của các
phương tiện truyền thông đại chúng như truyền hình, phim ảnh, sách báo. Qua đó nó
truyền tải nhiều tri thức một cách ngẫu nhiên, tự phát đến trẻ ở tuổi dậy thì bao gòm cả
những tri thức về tình yêu, tình dục mang cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Qua những số
liệu điều tra cho thấy đáng báo động: 15% thanh niên Hà Nội, 20% thanh niên thành phố
Hồ Chí Minh, 37% thanh niên nông thôn có quan hệ tình dục trước hôn nhân. Hàng năm
nước ta có tới 1 đến 1,4 triệu ca nạo phá thai trong đó ước tính khoảng 20-30% là lứa tuổi
thanh thiếu niên. Ngoài ra còn nhiều vấn đề khác đang thực sự báo động ở lứa tuổi này
Cho nên việc giáo dục sức khỏe sinh sản cho thanh thiếu niên là rất quan trọng và nó có
thể từ xuất phát từ nhiều phía: Gia đình, nhà trường, xã hội Nhưng gia đình lại đóng một
vai trò quan trọng hơn cả trong việc giáo dục sức khỏe sinh sản cho con cái. Vì cha mẹ là
những người gần gũi nhất, hiểu rõ nhất về từng giai đoạn phát triển, tính cách, đặc điểm
tâm sinh lý của đứa trẻ.
Do vậy, vấn đề giáo dục giới tính, đặc biệt là giáo dục về sức khỏe sinh sản trẻ em ở
tuổi dậy thì là một vấn đề cấp thiết cần được xem xét một cách hệ thống, nghiêm túc trong
bối cảnh phát triển của xã hội hiện nay. Tất cả những gợi ý dó đã hướng cho chúng tôi
tiến hành đề tài nghiên cứu về: “ Vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục vấn đề sức khỏe
sinh sản cho con cái trong giai độ tuổi dậy thì”.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu vai trò của gia đình về việc giáo dục sức khỏe sinh sản cho con cái trong
tuổi dậy thì hiện nay
Đưa ra những nhận xét, khuyến nghị nhằm giúp cho các cha mẹ nhận thức và thực
hiện tốt vai trò của mình đồng thời cũng nâng cao vai trò của người cha và người mẹ.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thao tác hóa các khái niệm liên quan được sử dụng trong nghiên cứu :gia đình.giáo
dục , giáo dục gia đình, giáo dục SKSS,trẻ em
Tìm hiểu về thực trạng vấn đề giáo dục sức khỏe cho con cái của các gia đình hiện

nay (nhận thức của cha mẹ về giáo dục SKSS, giáo dục những kiến thức gì về sức khỏe
sinh sản, giáo dục ở mức độ và phương pháp như thế nào )
Phân tích các yếu tố tác động đến việc giáo dục SKSS của cha mẹ cũng như hành vi
tiếp nhận của trẻ
Tìm hiểu về những khó khăn của cha và mẹ trong việc giáo dục sức khỏe sinh sản
cho con cái.
So sánh vai trò giữa cha và mẹ trong việc giáo dục con cái ở tuổi dậy thì về vấn đề
sức khỏe sinh sản.
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi, mẫu nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Vai trò của cha mẹ về việc giáo dục sức khỏe sinh sản cho con cái trong độ tuổi dậy thì
hiện nay ở huyện Thanh Trì – Hà Nội.
4.2. Khách thể nghiên cứu
- Phụ huynh của các em học sinh trung học cơ sở (THCS) và học sinh trung học phổ
thông (THPT)
- Các em học sinh trong độ tuổi dậy thì ( Học sinh THCS và THPT)
4.3. Phạm vi nghiên cứu
Thời gian khảo sát: từ tháng 8 đến tháng 10 năm 2010
Địa bàn khảo sát: Hà Nội
Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu chỉ tập trung tìm hiểu vai trò của gia đình trong
việc giáo dục sức khỏe sinh sản cho con cái trong độ tuổi dậy thì.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu xã hội học
5.1. Phương pháp luận
Ở đề tài nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy
vật biện chứng làm phương pháp luận. Giáo dục sức khỏe sinh sản là một bộ phận của xã
hội hóa cá nhân, nó có lien quan mật thiết với các yếu tố khác . Chính vì vậy, khi nghiên
cứu vai trò của cha mẹ trong vấn đề giáo dục sức khỏe sinh sản cho con cái phải xem xét
từng trường hợp, từng điều kiện kinh tế,văn hóa,chính trị, xã hội của từng gia đình. Đồng
thời, chúng ta cũng phải đặt việc giáo dục sức khỏe sinh sản trong mối liên hệ với các
nhân tố khác như nhà trường, các nhóm xã hội, truyền thông đại chúng. Ngoài ra, chúng

ta cũng phải xem xét vấn đề đó trong một quá trình lich sử cụ thể để xem vai trò của cha
mẹ trong việc giáo dục sức khỏe sinh sản cho con cái từ trước đến nay có sự chuyển động
như thế nào.
5.2 Phương pháp nghiên cứu xã hội học
5.2.1.Phương pháp phân tích tài liệu
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã đọc và phân tích một số tài liệu liên quan đến
vấn đề giáo dục trong gia đình trong đó có giáo dục SKSS con cái trong giai đoạn dậy thì.
Đồng thời chúng tôi quan tâm đến báo cáo trên các tạp chí, sách, báo để đưa vào những
thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài.
5.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu
5.2.3.Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi:
CHƯƠNG 1
NỘI DUNG CHÍNH
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Lý thuyết cấu trúc chức năng của Robert Merton
Đối với đề tài này, chúng tôi áp dụng thuyết cấu trúc chức năng của Robert Merton
nhằm tìm hiểu vai trò của gia đình về giáo dục sức khỏe sinh sản cho con cái trong độ tuổi
dậy thì hiện nay.
Trong đó, cấu trúc được hiểu là mối quan hệ giữa con người và xã hội được định hình
một cách ổn định, bền vững và chức năng được xem như là nhu cầu, lợi ích, sự cần thiết,
sự đòi hỏi, hệ quả, tác dụng mà một thành phần, bộ phận tạo ra hay thực hiện để đảm bảo
sự tồn tại, vận hành của cả hệ thống
1
. Nhìn chung trong thuyết này, ông nhấn mạnh đến
sự loạn chức năng. Theo đó, ông cho rằng một hiện tượng xã hội đem lại những hệ quả tốt
đẹp cho sự phát triển cấu trúc xã hội. Mà mặt khác, nó cũng đem lại những sự tiêu cực, hể
hiện qua sự loạn- phản chức năng. Ngoài ra, ông cũng nhấn mạnh đến chức năng trội và
chức năng lặn, trong đó thể hiện về ý nghĩa về việc phân biệt về hai loại chức năng này
đối với xã hội. Đặc biệt, ông cho rằng người nghiên cứu không nên tin ngay vào những
1

Lê Ngọc Hùng- Lịch sử và lý thuyết xã hội học, NXB KHXH, 2008, trang 242
tuyên bố công khai về tác dụng, mục đích của hiện tượng mà cần phải đi tìm hiểu xem
thực tế ẩn chứa bên trong thì hiện tượng có chức năng ra sao và làm thay đổi cấu trúc ra
sao.
Áp dụng lý thuyết chúng tôi đưa ra nhận định gia đình là một thành phần của cấu trúc
xã hội, và là một loại thiết chế xã hội nó đảm nhiệm những chức năng cơ bản. Do vậy nó
phải thực hiện đầy đủ các chức năng để đáp ứng được các nhu cầu của từng thành viên
trong gia đình. Chúng tôi chú ý đến chức năng xã hội hóa của gia đình, trong đó là việc
giáo dục cho con cái về sức khỏe sinh sản.
1.1.2. Lý thuyết vai trò của Ralph Linton
Theo Ralph Linton, vai trò là một quan điểm cơ bản trong lý thuyết xã hội học nó
đánh giá cao những mong đợi xã hội gắn với những vị thế cụ thể và phân tích thực hiện
những mong đợi đó. Mỗi cá nhân có một loại vai trò được đem lại từ những hình mẫu xã
hội khác nhau mà anh ta tham dự. Trong tiến trình cuộc đời của mỗi cá nhân thực hiện
một số những vai trò khác nhau lần lượt hoặc đồng thời và tổng hợp tất cả các vai trò xã
hội của cá nhân đó thực hiện từ khi sinh ra cho đến lúc chết tạo thành nhân cách xã hội
của người đó. Ralph Linton nói chúng ta giữ các địa vị nhưng chúng ta đóng các vai trò.
Vai trò và địa vị không thể tách rời nhau. Sự phân biệt chúng chỉ trong nhận thức khoa
học. Không thể cso vai trò mà không có địa vị hoặc ngược lại. Vai trò trở thành một tập
hợp các quyền và nghĩa vụ đã được thể hóa có nghĩa là với vị trí mà các cá nhân xã hội
hay tổ chức nắm giữ thì chủ thể xã hội đó cần thực hiện tốt những mong đợi, bổn phận và
trách nhiệm ở vị trí đó.
2
Ở đề tài nghiên cứu này ta có thể thấy rằng địa vị của người cha, người mẹ gắn với
những vai trò nhất định, cía mà xã hội, con cái mong đợi. Đó chính là trách nhiệm nuôi
dưỡng, giáo dục phảm chất đạo đức cho con cái cũng như việc giáo dục sức khỏe sinh sản
cho con cái. Vai trò đó chỉ được thực hiện khi họ tham gia tích cực vào việc giáo dục nói
chung và giáo dục sức khỏe sinh sản nói riêng cho con cái. Và làm thỏa mãn những mong
muốn của xã hội, của con cái đối với trách nhiệm, nghĩa vụ cụ thể đối với từng cha mẹ
trong những hoàn cảnh cụ thể

1.2 KHÁI NIỆM CÔNG CỤ
1.2.1. Khái niệm “Gia đình”
Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng cho cả một đời người, là môi trường giáo dục nếp
sống và hình thành nhân cách sống có tình có nghĩa, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau, có ý
thức trách nhiệm của công dân, tôn trọng pháp luật và giữ gìn đạo lý
3
Gia đình là khái niệm được dùng để chỉ một nhóm xã hội hình thành trên cơ sở
quan hệ hôn nhân( quan hệ tính giao và quan hệ tình cảm) và quan hệ huyết thống nảy
sinh từ quan hệ hôn nhân đó (cha me, con cái, ông bà, họ hàng nội ngoại ). Gia đình có
thể hiểu như là một đơn vị xã hội vi mô, nó chịu sự chi phối của xã hội song có tính ổn
2
Nguyễn Thị Huệ, Giáo dục giá trị truyền thống cho trẻ ở xã Trường Yên- Hoa Lư- Ninh Bình, 2004,
khóa luận tốt nghiệp
3
Từ điển Xã hội học, Thanh Lê, NXB KHXH, 2004, trang 532
định độc lập tương đối. Nó có quy luật phát triển riêng với tư cách là một thiết chế xã hội
đặ thù. Những thành viên trong gia đình được gứ bó với nhau về trách nhiệm và quyền lợi
kinh tế, văn hóa, tình cảm một cách hợp pháp được nhà nước thừa nhận và bảo hộ
4
1.2.2. Khái niệm “vai trò”
Vai trò là một tập hợp những kỳ vọng ở trong một xã hội gắn với hành vi của những
người mang các địa vị Ở mức độ này thì mỗi vai trò riêng là một tập hợp hay nhóm các
kỳ vọng, hành vi (Dahrandorf)
5
1.2.3. Khái niệm “giáo dục”
Giáo dục là hoạt động nhằm tác động đến một cách hệ thong đến sự phát triển thể
chất tinh thần của một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng đó có những phẩm chất và
năng lực yêu cầu đề ra .Chức năng cơ bản của giáo dục là xã hội hóa thế hệ trẻ , duy trì
tính liên tục văn hóa của xã hội , sự truyền đạt những kinh nghiệm lịch sữ xã hội được
tích lũy trong quá trình phát triển của con người nhằm đảm bảo quá trình tái sản xuất xã

hội , đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hôi. Giáo dục con cái trong gia đình diễn ra trong
phạm vi gia đình khác với các thiết chế khác , nó dựa trên huyết thống , tình cảm thiêng
liêng và tính cá biệt của đối tượng giáo dục
5
1.2.4. Khái niệm “Sức khỏe sinh sản”
Theo tổ chức Y tế thế giới, SKSS là trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần và xã
hội của tất cả những gì liên quan tới bộ máy sinh sản chứ không phải là không có bệnh
hay khuyết tật của bộ máy đó.
Như vậy SKSS bao hàm ý nghĩa là mọi người đều có thể có một cuộc sống tình dục
được thỏa mãn, có trách nhiệm và an toàn đồng thời họ phải có khả năng sinh sản và sự tự
do lựa chọn việc có sinh con hay không, thời điểm sinh con và số con. Định nghĩa này
cũng bao hàm cả quyền của phụ nữ và nam giới phải được thông tin, tư vấn đầy đủ và
được tiếp cận với các biện pháp kế hoạch hóa gia đình an toàn, hiệu quả, phù hợp với khả
năng và chấp nhận được theo sự lựa chọn của bản thân họ, và quyền tiếp cận các dịch vụ
chăm sóc sức khỏe phù hợp cho người phụ nữ mang thai cũng như sinh đẻ an toàn.
6
1.2.5. Khái niệm “ Tuổi dậy thì”
Tuổi dậy thì thường được hiểu trùng với khái niệm "tuổi mới lớn" trong tâm lí học lứa
tuổi. Quan điểm chung của các nhà tâm lí đều thống nhất rằng tuổi dậy thì là thời kì
4
Trung tâm nghiên cứu khoa học về phụ nữ và gia dình, nay dổi thành viện phụ nữ khoa học và gia đình
5
Lý thuyết xã hội học, Vũ Quang Hào, NXB KHXH, 2000, trang
5
Nguyễn Thị Tố Quyên – LA TS HV Chính tri Quốc Gia Hồ Chí Minh
6
/>thanh-nien-vit-nam-tinh-hinh-va-cac-chinh-sach.html
chuyển tiếp từ giai đoạn trẻ thơ sang giai đoạn trưởng thành được đánh dấu bằng sự
trưởng thành về mặt sinh dục trong sự phát triển cơ thể của các em thiếu niên
Tuổi dậy thì bắt đầu từ 10 – 13 tuổi và kết thúc vào 17 – 19 tuổi ( trẻ em gái thường dậy

thì sớm hơn trẻ em trai 1- 2 năm)
Tuổi dậy thì là giai đoạn chuyển tiếp của sự phát triển con người từ trẻ con thành người
lớn. Đặc trưng của giai đoạn này là sự phát triển đạc biệt mạnh mẽ cả về thể chất , tâm lý,
tình cảm và khả năng hòa nhập xã hội , cộng đồng.
7
Khi nói đến tuổi dậy thì bạn trẻ cần quan tâm đến sự thay đổi về tâm sinh lý. Với
những thay đổi này, cần có hiểu biết đầy đủ để tránh những sai lầm không đáng có làm
ảnh hưởng đến việc phát triển về tinh thần, thể chất và bệnh tật có thể xảy đến.
8
CHƯƠNG 2
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2. 1. NHẬN THỨC CỦA CHA MẸ VỚI VẤN ĐỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA
CON CÁI
Tìm hiểu về nhận thức của cha mẹ về SKSS cho con cái mình ở tuổi dậy thì thì ta có
thể tìm hiểu trên rất nhiều phương diện, đó là mức độ hiểu biết, quan niệm, suy nghĩ, sự
quan tâm, mức độ quan tâm của họ về giáo dục SKSS.
Nhận thức là cơ sở để tạo nên hoạt động, có nhận thức đúng thì mới có hành động đúng,
phù hợp, nhận thức sai sẽ khiến chúng ta có những hành động lệch lạc. Nhận thức của cha
mẹ trong vấn đề SKSS có đúng, có tốt thì việc giáo dục cho con cái họ mới được nâng
cao về chất lượng để tác động vào suy nghĩ và tình cảm của chúng trong quá trình phát
triển tâm sinh lí.
2.1.1 Sự quan tâm của cha mẹ về việc giáo dục SKSS cho con cái:
Trước khi đi vào tìm hiểu về nhận thức của cha mẹ về việc giáo dục SKSS cho con
em họ thì ta cần phải xem họ có quan tâm đến vấn đề này không, để từ đó họ sẽ có sự
quan tâm ra sao? Những hành động giáo dục ra sao?
Khi được hỏi rằng: “Ông/bà có quan tâm đến vấn đề giáo dục SKSS cho con mình
không?” thì số người trả lời là “có” chiếm 98%, còn 2% là “không quan tâm”. Như vậy
bước đầu tiên ta khẳng định rằng phần lớn các bậc cha mẹ đều có sự quan tâm đến vấn đề
giáo dục SKSS cho con họ. Nhưng còn một số ít lại nói rằng họ không quan tâm. Điều
này cũng khẳng định một điều rằng vẫn còn một số cha mẹ còn thiếu hụt kiến thức và coi

đây là vấn đề không đáng quan tâm.
Thông qua điều tra bằng bảng hỏi về sự quan tâm của cha mẹ với con cái về SKSS ta có:
7
/>8
/>Bảng 1: Tương quan giữa giới và sự quan tâm đến giáo dục SKSS của cha mẹ
Nam
Nữ
Số người
%
Số người
%

39
95.1
61
100
Không
2
4.9
0
0
Tổng
41
100
61
100
Chỉ có 2 người nam là không quan tâm đến giáo dục SKSS cho con. Hầu hết dù là cha
hay mẹ thì họ sự quan tâm của họ về giáo dục SKSS là khá đồng đều.
Trong rất ít những người không quan tâm đến giáo dục SKSS cho con cái thì chỉ có nam
giới. Chứng tỏ vẫn có sự khác nhau giữa nhận thức của cha và mẹ về việc giáo dục SKSS

cho con cái.
Bước đầu ta đã biết được rằng hầu hết các cha mẹ đều có sự quan tâm đến vấn đề SKSS
của con cái. Bên cạnh đó, có một số ít cho rằng đây là việc bình thường.
2.1.2 Mức độ đánh giá của cha mẹ về việc giáo dục cho con cái về SKSS:
Để đánh giá được nhận thức của cha mẹ trong việc giáo dục SKSS cho con cái, ta cần tìm
hiểu cả mức độ dánh giá về sự cần thiết của giáo dục SKSS. Vì chỉ khi cha mẹ đánh giá
đúng tầm quan trọng của việc giáo dục SKSS này thì họ sẽ có cách quan tâm, giáo dục
khác nhau. Sự đánh giá này sẽ cho ta thấy rõ hơn những suy nghĩ của cha mẹ ở mỗi bậc
thang khác nhau.
Bảng 2: Tương quan giữa giới với mức độ đánh giá về sự cần thiết của
việc giáo dục SKSS
0 20 40 60 80
Nam
Nữ
Không cần thiết
Bình thường
Cần thiết
Rất cần thiết
Qua bảng số liệu trên ta thấy tỉ lệ nữ đánh giá việc rất cần thiết của việc giáo dục
SKSS cho con là 67.2%, nam là 58.5% ít hơn nữ là 8.7%. Phụ nữ luôn đánh giá cao mức
độ quan trọng và cần thiết của việc giáo dục hơn đàn ông. Nhưng so với chính nam giới
với nhau thì tỷ lệ nam giới đánh giá việc giáo dục SKSS cho con là rất cần thiết lại chiếm
một tỷ lệ cao, hơn 50% trong số họ đánh giá cao về việc giáo dục SKSS cho con mình.
Còn đánh giá về sự cần thiết thì nam giới chiếm 24.4% (trong 100% nam giới) và nữ đánh
chiếm 26.2% (trong 100% nữ giới). Điều này thể hiện nhận thức giữa hai bên nam và nữ
về sự cần thiết trong giáo dục con cái về SKSS có sự cân xứng khá đồng đều. Đáng mừng
là chỉ có một số ít người cho rằng việc giáo dục SKSS cho con mình là bình thường và rất
ít người cho rằng không cần thiết.
Vậy, nữ giới vẫn hiểu được tầm quan trọng trong việc giáo dục con cái về SKSS hơn nam
giới.

2.1.3 Mức độ quan tâm của cha mẹ về việc giáo dục SKSS cho con cái
Qua bảng 1 ở trên ta thấy các bậc cha mẹ đều nói rằng mình quan tâm, nhưng họ
quan tâm với mức độ như thế nào là một điều ta cần bàn tới. Bởi vì mức độ quan tâm của
cha mẹ sẽ ảnh hưởng đến nội dung, phương pháp mà họ giáo dục cho con cái họ. Mức độ
quan tâm cũng thể hiện một phần nhận thức của cha mẹ được biểu hiện ra bằng hành động
để giáo dục cho con cái họ.
0
20
40
60
80
Nam Nữ
Bảng 3: Tương quan giữa giới và mức độ quan tâm giáo dục SKSS của
cha mẹ
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Ít khi
Không bao giờ
Nam
Nữ
Mức độ quan
tâm
Số người
%
Số người
%
Thường xuyên
10
25.6
29

47.6
Thỉnh thoảng
27
60.2
28
45.9
Ít khi
1
2.6
3
4.9
Không bao giờ
1
2.6
1
1.6
Tổng
39
100
61
100
Ở mức độ thường xuyên thì cha chiếm 25.6%, mẹ chiếm 47.6%. Ta thấy rằng nam
giới cũng thường giáo dục con về SKSS nhưng vẫn ít hơn nữ giới. Nhưng ở mức độ tỉnh
thoảng thì lại có sự tương đồng giữa nam và nữ (nam chiếm 60.2%, nữ chiếm 45.9%).
Với mức độ thỉnh thoảng, chứng tỏ cha mẹ chỉ cảm thấy khi nào cần thiết hoặc tùy từng
thời điểm thì cha mẹ mới giáo dục cho con về SKSS. Đó là do trong thời đại hiện nay, các
bậc cha mẹ thường bạn rộn với công việc, Con cái thường phải học cả ngày ở trường nên
ít có thời gian chia sẻ với con. Hơn nữa, đây cũng là một vấn đề mà cha mẹ quan tâm
nhưng họ lại không muốn nói quá nhiều về SKSS, họ cho rằng con mình vẫn còn nhỏ để
biết, một số gia đình cho rằng việc giáo dục về SKSS phải do nhà trường.

Qua đó, ta thấy rằng hầu như cả cha và mẹ đều có giáo dục cho con về SKSS
nhưng không thường xuyên. Do rất nhiều lí do như đã nêu trên.
2.1.4 Nhận thức của cha mẹ về giai đoạn giáo dục cho con cái:
Tuy đề tài này nói về vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục SKSS cho con cái trong
độ tuổi dậy thì nhưng ở phần 2.1 này, do nói về nhận thức của cha mẹ nên chúng tôi
muốn đưa vào thêm một số nội dung như là theo các bậc cha mẹ thì việc giáo dục cho con
về SKSS trong giai đoạn nào là tốt nhất? Và giáo dục cho con trai hay con gái là quan
trọng hơn? Chính những điều trên sẽ làm rõ hơn về nhận thức của các bậc phụ huynh để
giáo dục con được tốt hơn khi họ lựa chọn được thời điểm giáo dục, và họ có nhận thức
như thế nào trong việc lựa chọn đứa con nào để giáo dục (nam hay nữ).
Khi được hỏi “Theo ông/bà giáo dục SKSS cho con ở giai đoạn nào là tốt nhất?” thì bảng
số liệu sau sẽ cho thấy các bậc cha mẹ đánh giá giai đoạn nào là thời điểm tốt nhất để giáo
dục.
Bảng 4: Nhận thức của cha mẹ về giai đoạn giáo dục SKSS
30
68
2
Trước tuổi dậy thì
Trong tuổi dậy thì
Sau tuổi dậy thì
Có 68% các bậc cha mẹ cho rằng nên giáo dục con trong giai đoạn tuổi dậy thì, 30%
đồng y giáo dục con trước khi dậy thì là tốt nhất và chỉ có 2% nghĩ rằng giáo dục cho con
sau dậy thì mới là tốt.
Con số 68% đã cho thấy hầu như đối với mỗi cha mẹ thì giáo dục cho con về SKSS
trong thời điểm này là thích hợp, bởi ở lứa tuổi này các em đang có rất nhiều những
chuyển biến, thay đổi về tâm sinh lí, các em lại chưa có đủ kiến thức để trang bị cho mình
những hiểu biết nhất định về SKSS nhưng lại rất tò mò, và cũng rất ngại bàn về SKSS.
Theo các bậc cha mẹ, nên giáo dục con trong độ tuổi khoảng 13-18 là tốt nhất tùy
vào từng cha mẹ mà chọn thời điểm giáo dục. Những điều cha mẹ lo lắng cho con trong
độ tuổi dậy thì là các em vẫn “còn non”, “đang lớn”, sợ rằng nếu không giáo dục các em

sẽ tò mò quá mà ảnh hưởng đến học tập.
Trong bảng hỏi thì 30% cha mẹ cho rằng giáo dục cho con trước tuổi dậy thì. Ngày
nay, các em có một cuộc sống phát triển toàn diện, được nuôi nấng, chăm sóc đầy đủ. Vì
vậy, có nhiều em đã dậy thì trước tuổi. Và điều đó đã khiến các bậc cha mẹ phải có sự
chuẩn bị trước cho các em một số kiến thức về SKSS.
Đây là một quan điểm thể hiện sự nhận thức của cha mẹ còn hạn chế. Giáo dục cho
con về SKSS là một quá trình. Nếu không giáo dục con trong đúng giai đoạn phát triển
của các em thì sẽ khiến cho các em không có sự hiểu biết rõ ràng về cơ thể mình, về
những gì mình muốn biết. Liệu rằng, đợi đến mai sau có gia đình thì các em mới được
hiểu về về SKSS có quá muộn không?
* Nhận thức của cha mẹ về việc giáo dục SKSS cho con trai hay con gái là quan trọng
Trong thời đại hiện nay, sự phân biệt giữa nam và nữ vẫn còn tồn tại trong rất nhiều vấn
đề, lĩnh vực của đời sống. Đề tài của chúng tôi muốn tìm hiểu thêm rằng cha mẹ có phân
biệt giữa việc giáo dục ai là quan trọng hay không? Dù là con trai hay con gái thì việc
giáo dục SKSS cũng là một vấn đề nên giáo dục cho cả hai giới.
Với bảng số liệu sau ta sẽ thấy các bậc cha mẹ có nhận thức như thế nào về việc giáo dục
cho con trai hay con gái.
Bảng 5:
Nhận thức của cha mẹ về việc giáo dục cho con trai hay con gái quan trọng hơn
Bảng 5: Nhận thức của cha mẹ về việc giáo dục SKSS con trai hay con gái là
quan trọng hơn
0
27
73
Con trai
Con gái
Cả hai
Slice 4
Qua bảng số liệu trên ta thấy có một điều đáng mừng là mọi người đều cho rằng nên giáo
dục cả nam lẫn nữ chiếm 73%. Đặc biệt, nên giáo dục con gái quan trọng hơn chiếm 27%.

Còn đối với việc giáo dục cho riêng con trai thì không ai cho rằng đó là quan trọng. Cha
mẹ đã có nhận thức tốt hơn trong việc lựa chọn ai là người nên được giáo dục về SKSS,
cha mẹ không phân biệt nhiều giữa nam và nữ nữa.
 Những y kiến trên phần nào thể hiện rõ nhận thức của các bậc cha mẹ, họ đã có những
nhận thức về giai đoạn giáo dục, mức độ giáo dục, và có sự hiểu biết khá sâu sắc khi cho
rằng phải giáo dục cả con trai và gái nhưng với nội dung giáo dục khác nhau. Khác với
những quan niệm trước kia là chỉ chú trọng vào giáo dục cho con gái vì quan niệm có con
gái trong nhà như “quả bom nổ chậm”, còn con trai thì không đáng lo. Điều này thể hiện
được các cha nẹ đã coi giáo dục SKSS là một nhiệm vụ quan trọng bên cạnh việc dạy dỗ
học hành, hướng nghiệp cho con cái.
2.2. NỘI DUNG GIÁO DỤC
Gia đình với tư cách là một thiết chế đóng vai trò quan trọng trọng đời sống xã hội, là môi
trường xã hội hóa đầu tiên của mỗi cá nhân.Gia đình có các chức năng như: điều chỉnh
hành vi tình dục và giới, duy trì sự tái sinh sản từ thế hệ này sang thế hệ khác,chăm sóc và
bảo vệ trẻ em, xã hội hó trẻ em, đảm bảo cung cấp kinh tế gia đình Trong đó, việc giáo
dục trẻ em nằm trong quá trình xã hội hóa trẻ em là một chức năng quan trọng của gia
đình. Giáo dục của gia đình không chỉ dừng lại ở việc định hướng lựa chọn nghề ngiệp,
giáo dục đạo đức, lối sống, giá trị cảu gia đình cho con cái mà các gia đình còn cần phải
nên giáo dục cho con cả về giới tính và SKSS. Có như vậy việc giáo dục mới toàn diện và
giúp trẻ phát triển tốt hơn để có kiến thức vào đời. Trong phần này chúng tôi tìm hiểu về
những nội dung giáo dục của cha mẹ, cha mẹ thường giáo dục cho con trai có những nội
dung như thế nào, con gái có những nội dung như thế nào, và trình độ học vấn hay vai trò
của bố mẹ có ảnh hưởng ra sao đến nội dung giáo dục cho con cái. Cha mẹ thường tìm
hiểu những nội dung đó ở những nguồn nào?
* Những nội dung về SKSS mà cha mẹ giáo dục cho con cái
Theo nghiên cứu “Vai trò và trách nhiệm của nam giới trong gia đình và chăm sóc
SKSS” của tổ chức Path Canada tại Việt Nam: cha mẹ thường giải thích về sự thay đổi
tâm lí (42.6% với con trai và 35% với con gái); hướng dẫn vệ sinh thân thể (15.8% với
con trai và 35.3% với con gái); chỉ dẫn con tìm hiểu qua sách báo (11.3% với con trai và
6% với con gái); chỉ có rất ít cha mẹ hướng dẫn con về tình dục an toàn (6.5% với con trai

và 3.1 %với con gái). Có tới hơn 30% cha mẹ chỉ dừng ở hướng dẫn con chung chung
như “tình bạn trong sáng”.Trên đây là những số liệu mà chúng tôi có được thông qua tìm
hiểu về những nội dung giáo dục của cha mẹ dàh cho con cái trên báo “Phụ nữ thủ đô”,
hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, số 51, 989, ngày 23/12/2009. Nội dung giáo dục thể hiện
trong cuộc điều tra của chúng tôi được thông qua bảng số liệu sau
Bảng 6: Nội dung giáo dục SKSS của cha mẹ
28.5
27.7
29.7
14.1
0
Thay đổi cơ thể trong giai
đoạn dậy thì
Thay đổi về tâm sinh lí
Quan hệ bạn bè, người yêu
Quan hệ tình dục và các
biện pháp phòng tránh
(thai, các bệnh lây lan về
tình dục)
Khác
Ở đây ta thấy cha mẹ thường giáo dục cho con cái mình trên một số nội dung về sự
thay đổi của cơ thể, tâm sinh lí, quan hệ bạn bè người yêu, quan hệ tình dục. Cha mẹ
không chỉ giáo dục một nội dung mà họ có thể giáo dục nhiều nội dung xen kẽ lẫn nhau
và các nội dung mà cha mẹ lựa chọn để giáo dục cho con mình thì chiếm khá đồng đều, ít
có phần nội dung nào là quan trọng nhất và chiếm phần lớn so với các nội dung khác.
Nhìn vào trong biểu đồ ta thấy rằng, số cha mẹ chọn về nội dung giáo dục cho con về
quan hệ bạn bè, người yêu chiếm nhiều nhất là 29.7%. , tiếp đó là những thay đổi cơ thể
trong giai đoạn dậy thì chiếm 28.5%, và thay đổi về tâm sinh lí chiếm 27.7%. Nhưng về
quan hệ tình dục và các biện pháp phòng tránh (thai, bệnh lây lan qua đường tình dục ) là
được giáo dục ít nhất, chỉ chiếm 14.1%.

Tuy nhiên để thể hiện rõ hơn về vấn đề này ta cần làm rõ hơn về vai trò của từng
người trong gia đình khi giáo dục những nội dung nào cho con cái họ về SKSS.
0
10
20
30
40
Nam Nữ
Bảng 7: Tương quan giới với những nội dung giáo dục SKSS cho
con cái
Thay đổi cơ thể
Thay đổi tâm sinh lí
Quan hệ bạn bè, người
yêu
Quan hệ tình dục và
các biện pháp phòng
tránh
Qua bảng trên ta thấy được sự đồng đều trong giữa nam và nữ trong việc giáo dục
con cái về SKSS. Trong quan niệm trước đây việc giáo dục trong gia đình thường là trách
nhiệm của người phụ nữ, đặc biệt với vấn đề giáo dục “tế nhị” này. Nhưng thực tế hiện
nay trách nhiệm giáo dục cho con cái không chỉ riêng vai trò của người phụ nữ mà vai trò
của người cha chũng rất quan trọng. Người cha cùng người mẹ tham gia vào giáo dục cho
con về những vấn đề SKSS.
Ở nội dung giáo dục là “thay đổi cơ thể” thì tỷ lệ người mẹ vẫn là người chủ đạo
trong việc giáo dục con, chiếm 29.5%, còn người cha chỉ chiếm 26.3%. Ở nội dung “thay
đổi tâm sinh lí” tương ứng với tỉ lệ 26.3% của cha và 28.3% của mẹ. Về “quan hệ bạn bè,
tình yêu” thì cha có tỉ lệ là 36.8%, mẹ là 26.6%. Về “quan hệ tình dục và các biện pháp
phòng tránh” thì tỷ lệ người cha chỉ là 10.8%, mẹ là 15.6%. Như vậy việc giáo dục SKSS
trong các gia đình hiện nay có sự chia sẻ, tham gia của cha lẫn mẹ. Mặc dù tùy vào từng
đứa con mà có những nội dung giáo dục riêng, có sự giáo dục giữa cha và mẹ khác nhau.

Những nội dung giáo dục thường chỉ xoay quanh việc thay đổi tâm sinh lí và quan hệ bạn
bè, tình yêu. Nhưng ta thấy các bậc cha mẹ ít giáo dục về quan hệ tình dục và các biện
pháp phòng tránh. Họ nghĩ rằng con mình còn nhỏ, không nên nói tới vấn đề này quá
sớm.
Chủ yếu các cha mẹ thường giáo dục về vệ sinh như thế nào và xem cơ thể con mình có gì
thay đổi không.
Thông qua phỏng vấn sâu ta thấy các bậc phụ huynh đều giáo dục con mình ở
những nội dung khá cần thiết và sát thực. Khi các em đang lớn thì hầu như các em đều có
những thắc mắc về bản thân, về các mối quan hệ. Trong tầm tuổi này, đối với các cha mẹ
thì các em vẫn chưa đủ lớn để biết về quan hệ tình dụng và các biện pháp phòng tránh. Vì
vậy nên việc lựa chọn nội dung giáo dục của cha mẹ chịu ảnh hưởng từ nhận thức của họ
và sự thắc mắc của con cái họ.
Trình độ học vấn của cha mẹ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến những nội dung
mà họ giáo dục cho con cái họ. Trình độ học vấn thể hiện một phần nhận thức của cha
mẹ. Chúng tôi muốn xem với trình độ học vấn như thế nào thì cha mẹ sẽ giáo dục con ở
nội dung ra sao? Vì vậy, chúng tôi đưa ra bảng sau để thể hiện điều đó.
0
10
20
30
40
THPT TCCN CĐ-ĐH
Bảng 8: Tương quan giữa giới với nội dung giáo dục SKSS cho
con cái
Thay đổi cơ thể
Thay đổi tâm sinh lí
Quan hệ bạn bè, người
yêu
Quan hệ tình dục và các
biện pháp phòng tránh

Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng trình độ học vấn của cha mẹ THPT , TCCN, CĐ-
ĐH là có sự khác nhau về nội dung giáo dục SKSS. Về nội dung “thay đổi cơ thể” thì
39.1% tỷ lệ cha mẹ có trình độ THPT, 34.2% trình độ TCCN, 26.6% trình độ CĐ-ĐH.
Nội dung “thay đổi tâm sinh lí”, 26.1% tỷ lệ cha mẹ có trình độ THPT, 27.6% trình độ
TCCN, 25.5% trình độ CĐ-ĐH. Nội dung quan hệ bạn bè, người yêu có 23.9% trình độ
THPT, 32.9% trình độ TCCN, 25.5% trình độ CĐ-ĐH. Nội dung “quan hệ tình dục và các
biện pháp phòng tránh” tỷ lệ là 10.7% trình độ THPT, 5.3% trình độ TCCN, 22.4% trình
độ CĐ-ĐH.
Ta nhận thấy ở trình độ CĐ-ĐH, thì các nội dung giáo dục được giáo dục khá đồng
đều và chú trọng cả bốn nội dung. Nhưng đối với cha mẹ ở THPT và TCCN thì họ lại để
y ít đến nội dung quan hệ tình dục và các biện pháp phòng tránh (10.7% trình độ THPT và
chỉ có rất ít người có trình độ TCCN chọn nội dung này, chiếm 5.3%).
Nội dung quan hệ bạn bè, người yêu lại được cha mẹ có trình độ TCCN chọn phần lớn là
32.9%. Còn cha mẹ có trình độ THPT và CĐ-ĐH lại chọn ít hơn và gần bằng nhau về tỷ
lệ.
Còn nội dung thay đổi tâm sinh lí được các bậc phụ huynh đều chú trọng và không
có sự phân biêt lớn giữa trình độ học vấn của họ với nội dung này. Có thể hiểu rằng vì
hầu hết các cha mẹ luôn quan tâm đến những biến đổi tâm sinh lí của con, va đó cũng là
nội dung cơ bản mà các cha mẹ thường chọn để giáo dục con em mình.
Để có được những nội dung, những hiểu biết về SKSS thì các bậc cha mẹ
thường phải có một quá trình tích lũy.Từ đó mới có thể giáo dục cho đứa con của mình về
những gì mình nhận được. Ở đây, chúng tôi muốn tìm hiểu xem những nội dung giáo dục
của cha mẹ dành cho con cái được lấy ở những nguồn thông tin nào.
0
5
10
15
20
25
30

35
Nam Nữ
Bảng 9: Tương quan giữa giới với những phương tiện để tìm
hiểu nguồn thông tin về SKSS
Phương tiện truyền
thông đại chúng
Qua gia đình, bạn bè,
đồng nghiệp
Qua kinh nghiệm bản
thân
Qua giáo viên của con
Qua các hình thức
nghệ thuật
Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng các bậc cha mẹ thường tìm hiểu những nội
dung về SKSS để giáo dục cho con mình thông qua những hình thức sau: phương tiện
truyền thông đại chúng,gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, kinh nghiệm bản thân, giáo viên
của con và các hình thức nghệ thuật. Nhưng tùy từng quan niệm của nam và nữ mà việc
tìm hiểu các nguồn thông tin này lại có sự khác nhau. Nhìn vào bảng ta có thể thấy được
chủ yếu các cha mẹ đều tìm hiểu thông tin về SKSS qua các phương tiện truyền thông đại
chúng. Vì hiện nay các phương tiện thông tin như báo đài đều rất phát triển, và có rất
nhiều các chương trình đang nói về SKSS. Tỷ lệ tương ứng của nam là 34.7%, nữ là 25%.
Còn qua thông tin từ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp thì tương ứng với nó là tỷ lệ
nam chiếm 18.7%, nữ chiếm 21.4%. Bởi đặc điểm về tâm lí của phụ nữ, phụ nữ thường
hay trao đổi và nói chuyện nhiều hơn nam giới nên khi họ tìm hiểu về SKSS họ cũng tìm
hiểu chủ yếu qua những người xung quanh mình nhiều hơn nam giới.
Qua những kinh nghiệm bản thân cũng là một điều mà các bậc phụ huynh dựa
vào những điều mình đã trải qua để giáo dục cho con mình. Tương ứng với nó là tỷ lệ
nam chiếm 28%, nữ chiếm 31.8%. Những người mẹ thường áp dụng những kinh nghiệm
của bản thân vào giáo dục cho con mình nhiều hơn người cha.
Qua giáo viên của con thì được các bậc cha mẹ ít quan tâm hơn. Tỷ lệ nam

tương ứng chỉ chiếm khoảng 12%, nữ là 13.5%. Điều này cho thấy các cha mẹ ít có sự
trao đổi với thầy cô giáo và nhà trường về SKSS. Chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia
đình và nhà trường.
Và cuối cùng là việc tìm hiểu SKSS thông qua các hình thức nghệ thuật là thấp
nhất. Tương ứng với tỷ lệ nam chiếm 6.6%, nữ chiếm 8.3%. Có hai lí do để lí giải điều
này.Thứ nhất, đó là do các hình thức nghệ thuật vẫn ít hướng tới nội dung SKSS, Thứ hai
là quan niệm của cha mẹ rằng các hình thức nghệ thuật không phù hợp với chủ đề SKSS.
Dù tìm hiểu trên bất kỳ kênh thông tin nào thì cha mẹ cũng nên có những lựa chọn phù
hợp với những nội dung mà con cái họ cần được giáo dục. Hiện nay, có rất nhiều những
phương tiện, kiến thức mở ra để phục vụ cho các bậc phụ huynh và con cái mình tìm hiểu,
đặc biệt là những nội dung SKSS. Bên cạnh những mặt tích cực là những mặt tiêu cực.
Các bậc phụ huynh nên giáo dục cho con mình nhiều nội dung hơn trong vấn đề SKSS để
tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra khi chính những bậc phụ huynh lại không đủ kinh
nghiệm, kiến thức để giáo dục cho con cái mình.
2.3. GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN CỦA CON CÁI TRONG ĐỘ TUỔI DẬY
THÌ THÔNG QUA CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC
Giáo dục sức khỏe sinh sản cho con cái ở giai đoạn dậy thì là một trong những vấn
đề rất quan trọng của mỗi một gia đình. Và mỗi một gia đình sẽ có những nội dung cũng
như hình thức giáo dục khác nhau. Và để cho việc giáo dục sức khỏe sinh sản cho con cái
đạt hiệu quả cao thì cần phải có những phương pháp giáo dục phù hợp với từng đối tượng,
từng thời kỳ. Giáo dục là một hoạt động có tính liên tục và có tính hệ thống giữa nội dung
và hình thức cần truyền đạt. Chính vì vậy, việc lựa chọn các phương pháp giáo dục hiệu
quả là vô cùng quan trọng. Do vậy, cha mẹ phải có phương pháp giáo dục hiệu quả nhất
để có thể truyền đạt, chuyển giao những kiến thức, kinh nghiệm của bản thân một cách tốt
nhất cho con cái của mình. Tuy nhiên việc tìm ra phương pháp giáo dục tốt nhất là một
điều khó khăn đối với mỗi một gia đình. Vì mỗi một đứa con sẽ có một tính cách cũng
như tâm sinh lý khác nhau. Ngoài ra , trong một gia đình thì giữa người cha và người mẹ
lại có những cách hay những phương pháp giáo dục khác nhau. Do đó, việc lựa chọn
phương pháp giáo dục cho con cái về vấn đề sức khỏe sinh sản cần phải được xem xét,
cân nhắc để đạt hiệu quả cao nhất.

Khi được hỏi về cách thức giáo dục sức khỏe sinh sản của cha mẹ đối với con cái thì
kết quả thu được như sau:
0
5
10
15
20
25
30
35
Nam Nữ
Bảng 10: Tương quan giữa giới với cách thức giáo dục SKSS cho con cái
(%)
Trao đổi trực
tiếp với con cái
Mua sách báo
cho con tự tìm
hiểu
Thông qua bạn
bè thân thiết của
con
Cho con tham gia
các khóa học về
SKSS
Cho con tham gia
các CLB liên
quan đến vấn đề
SKSS
Tự cho con tìm
hiểu

Khác
Như kết quả ở trên cho thấy, nội dung giáo dục về quan hệ tình dục là rất ít. Hầu
như các bậc cha mẹ đều ngần ngại khi trao đổi những vấn đề đó với con cái, sợ khi nói
cho con cái biết chúng sẽ tò mò làm theo. Cha mẹ không biết rằng giai đoạn dậy thì là giai
đoạn mà trẻ có những thay đổi về tâm sinh lý, quan hệ tình bạn, tình yêu và có những tò
mò về những điều mà các em chưa biết. Chính vì vậy, cha mẹ càng cấm đoán, càng lảng
tránh thì các em càng có xu hướng tìm hiểu, hành động ngược lại với sự cấm đoán của
cha mẹ để thảo mãn sự tò mò của mình. Do đó, cha mẹ không nên lảng tránh, cấm đoàn
mà nên nhình thẳng vào vấn đề đó, phải thường xuyên cung cấp những thông tin, kiến
thức, kinh nghiệm của mình cho con biết để chúng có những nhận thức và hành vi đúng
đắn. Điều quan trọng nhất là cha mẹ phải biết cách cung cấp, phân tích, giảng giải cho các
em hiểu. Đây chính là phương pháp giáo dục của cha mẹ. Vai trò của cha mẹ thể hiện như
thế nào trong việc lựa chọn phương pháp giáo dục sức khỏe sinh sản cho con cái. Sauk hi
điếu tra thì kết quả cho thấy phương pháp giáo dục được nhiều cha mẹ lựa chọn nhất
chính là trò chuyện trực tiếp với con cái. Đây chính là phương pháp mà cha mẹ cho rằng
sẽ có hiệu quả cao nhất khi giáo dục sức khỏe sinh sản cho con cái. Trong đó có 33,7%
nam giới và 30,1% nứ giới lựa chọn phương pháp này.
Giáo dục sức khỏe sinh sản cho con cái là một vấn đề mà trước đây ít gia đình quan tâm.
Đến nay thì thực trạng trên đã thay đổi, các gia đình đã chú trọng và quan tâm nhiều hơn,
coi đây là một trong những nội dung giáo dục quan trọn. Tuy nhiên, vấn đế sức khỏe sinh
sản là một vấn đề nhạy cảm và tế nhị nên phương pháp trò chuyện, tâm sự với con là một
phương pháp phù hợp. Cha mẹ là những ngưòi gần gũi nhất và có thể chia sẻ mọi vấn đề
với con cái. Khi cha mẹ gần gũi với con, họ sẽ tạo được sự yêu thương, sự sẻ chia những
thắc mắc trong cuộc sống vói cha mẹ. Và những đứa con sẽ cảm thấy thoải mái và dễ
dàng bộc bạch những tâm sự, những vướng mắc của mình với cha mẹ.
Nếu cha mẹ càng gần gũi, quan tâm trò chuyện, trao đổi trực tiếp với con cái thì
việc giáo dục sức khỏe sinh sản cho con cái ngày càng dễ dàng hơn. Con cái sẽ không
cảm thấy khó khăn, ngại ngùng khi trao đổi những vấn đề đó với cha mẹ vì cha mẹ cũng
thường xuyên trao đổi trực tiếp . Khi cả cha mẹ và con cái đã có sự trao đổi, trò chuyện,
tam sự với nhau thì cả hai bên đều cảm thấy vấn đề đó cũng không có gì là khó khăn để

nói ra. Vì vậy, qua phương pháp này thì việc giáo dục sức khỏe sinh sản cho con cái trở
lên dễ dàng và đạt hiẹu quả cao hơn.
Ngoài ra, phương pháp giáo dục bằng cách mua sách báo về cho con tự tìm hiểu cũng là
một trong những phương pháp mà được lựa chọn nhiều thứ hai với tỷ lệ là 22.9% nam
giới và 20,7% nữ giới. Nhiều gia đình ngoài việc giáo dục trực tiếp thì còn mua các sách
báo về cho con tìm hiểu thêm để nâng cao nhận thức. Các con có thể láy thêm những
thông tin mà cha mẹ chưa cung cấp hết hay những thông tin mà cha mẹ giảng giải, phân
tích chưa kỹ. Tuy nhiên, cách thức trò chuyện, trao đổi trực tiếp vẫn được nhiều gia đình
lựa chọn nhất. Đối với họ việc giáo dục một cách tốt nhất để con cái có thể tiếp thu một
cách nhanh nhất và hiệu quả nhất. Tuy nhiên thì việc mua sách báo cho con tìm hiểu thêm
cũng là một phương pháp hay. Nó giúp con cái đọc thêm để có thể kết hợp với những kiến
thức của cha mẹ cung cấp tạo thành một nguồn thông tin đầy đủ. Tuy vậy, nó vẫn không
được nhiều gia đình lựa chọn nhiều. Có thể là do nhiều gia đình không có điều kiện kinh
tế để mua sách báo cho con. Hay cũng có thể là do cha mẹ thấy rằng hiện nay sách báo có
nhiều cái không tốt, không phù hợp với các em nên gia đình không mua để tránh việc các
em dễ bị kích động và làm theo dẫn đến những hành vi xấu. Hiện nay trên nhiều phương
tiện truyền thông đại chúng có nhiều nội dung xấu làm cho các em dễ bị lôi kéo. Do vậy,
cha mẹ cấn phải trang bị cho các em những kiến thức đầy đủ về vấn đề giáo dục sức khỏe
sinh sản một cách đầy đủ nhất để giúp các em phòng và tránh được những hành vi sai
lệch. Ngoài những nội dung đó thì cha mẹ cũng phải giáo dục hậu quả của những vấn đề
đó khi nó xảy ra, phải quan tâm, kiểm soát chặt chẽ hơn với con.
Thông qua bạn bè thân thiết của con để giáo dục sức khỏe sinh sản cho con cái là
một phương pháp cũng được nhiều gia đình lựa chọn. Có tới 14,6% nam giới và 16,6% nữ
giới lựa chọn. Vì không phải lúc nào cha mẹ cũng ở bên cạnh con mình được và không
phải chuyện gì con cái cũng trao đổi với cha mẹ, mà thay vào đó là những người bạn thân
thiết nhất. Vì họ là những người bạn cùng lứa tuổi, có cùng cách suy nghĩ cũng như tâm
lý giống như con của mình. Cho nên, chúng dễ dàng trao đổi và chuyện trò một cách vô
tư, thoải mái hơn. Tuy nhiên, đây cũng không phải là cách hay vì không phải người bạn
nào cũng tốt,cũng có kiến thức về sức khỏe sinh sản. Cho nên, gia đình phải có sự kiểm
soát chặt chẽ và có sự chọn lọc nhưữn ngươờ bạn thân thiết và có sự hiểu biết để tránh

tình trạng bị rủ rê, lôi kéo bởi những người bạn không tốt.
Hiện nay, nhà trường và các tổ chức xã hội đã mở nhiều khóa học tìm hiểu về các vấn đề
sức khỏe sinh sản. Và cũng rất nhiều gia đình cho con tham gia vào các khóa học đó để
cho con tìm hiểu một cách kỹ lưỡng nhất về vấn đề đó. Ngoài ra, các gia đình đều không
có nhiều thời gian để trao đổi với con, giảng giải cho con mọi lúc nên họ đã đăng kí cho
con mình tham gia vào các khóa học như vậy. Theo kết quả điều tra thì có tới 8,4% nam
giới và 15% nữ giới lựa chọn phương pháp như vậy. Và qua số liệu trên cho thấy hiện
nay cha mẹ đã quan tâm rất nhiều đến vấn đề giáo dục sức khỏe sinh sản cho con. Họ
không chỉ giáo dục cho con ở nhà, không chỉ phó mặc cho nhà trường mà họ đã bỏ tiền ra
để cho con tham gia vào các khóa học với một chương trình giáo dục bài bản và hệ thống
như vậy. Và với phương pháp giáo dục như vậy thì hiệu quả giáo dục cũng sẽ rất cao.
Bên cạnh việc cho con tham gia các khóa học thì các gia đình đã kết hợp cả phương
pháp cho con tham gia các câu lạc bộ liên quan đến vấn đề sức khỏe sinh sản như câu lạc
bộ sức khỏe sinh sản hay những câu lạc bộ ở trung tâm giáo dục sức khỏe cho trẻ ở giai
doạn dậy thì…. Có tới 10,9% nam giới và 15% nữ giới lựa chọn phương pháp này
Cách thức tự cho con tìm hiểu ít được các bậc phụ huynh tìm hiểu. Chỉ có 9,6% nam giới
và 2,6% nữ giới lựa chọn. Ở đây, nam giới có tỉ lệ lựa chọn cao hơn nữ giới vì người mẹ
lúc nào cũng quan tâm hơn người cha trong vấn đề giáo dục sức khỏe sinh sản. Vì nam
giới có phần e ngại hơn nữ giới. Tuy nhiên, phương pháp này không phải là một phương
pháp hay vì hiện nay nguồn thông tin rất là phong phú. Tuy nhiên, những thông tin đó lại
có cả mặt tốt và mặt xấu mà các em lại chưa có sự hiểu biết , chưa có kinh nghiệm gì nên
dễ bị ảnh hưởng bởi những thông tin không tốt và sẽ dẫn tới những hành vi xấu. Ngoài
các phương pháp trên thì hầu hết các gia đình không có những phương pháp giáo dục nào
khác nữa.
Khi hỏi các bậc cha mẹ phương pháp nào là quan trọng nhất thì kết quả thu được là
86% cha mẹ lựa chọn phương pháp trao đổi trực tiếp, có 2% lựa chọn phương pháp mua
saác báo cho con tim hiểu và 2% là phương pháp thông qua bạn bè thân thiết của con.
Còn có tới 5% cha mẹ cho rằng cho con tham gia các khóa học về vấn đề sức khỏe sinh
sản và 5% cho con tham gia vào các câu lạc bộ sức khỏe sinh sản là phương pháp quan
trọng nhất. Không có một ai lựa chọn phương pháp tự cho con tìm hiểu là quan trọng

nhất
Bảng11: Phương pháp giáo dục được coi là quan trọng nhất (%)
86
2
5
5
2
0
0
Trao đổi trực tiếp với con cái
Mua sách báo cho con tự tìm hiểu
Cho con tham gia khóa học về SKSS
Cho con tham gia các CLB liên quan đến vấn đề SKSS
Thông qua bạn bè thân thiết của con
Tự cho con tìm hiểu
Khác
Như vậy, phương pháp giáo dục được các bậc cha mẹ lựa chọn nhiều nhất đó
chính là trao đổi trực tiếp với con. Phương pháp này khi kết hợp cũng với các phương
pháp khác sẽ làm cho hiệu quả giáo dục được tốt hơn. Tất cả những điều trên cho thấy vai
trò của cha mẹ là vô cùng quan trọng trong việc giáo dục sức khỏe sinh sản cho con cái.
Và nó cũng cho thấy các bậc phu huynh đã quan tâm nhiều hơn đến vấn đề đó.
Phương pháp giáo dục là một trong những yếu tố dẫn đến sự thành công của việc giáo dục
sức khỏe sinh sản cho con cái. Tuy nhiên các cha mẹ có trình độ học vấn khác nhau cũng
sẽ dẫn tới việc lựa chọn phương pháp khác nhau. Nó được thể hiện rõ qua bản tương quan
giữa trình độ học vấn và phương pháp giáo dục sức khỏe sinh sản cho con cái.
0
10
20
30
40

THPT TCCN CĐ - ĐH
Bảng 12: Tương quan giữa trình độ học vấn với phương pháp giáo dục SKSS
Trao đổi trực tiếp với con cái
Mua sách báo cho con cái tự tìm hiểu
Thông qua bạn bè thân thiết của con
Cho con tham gia các khóa học về SKSS
Cho con tham gia các CLB liên quan vấn đề SKSS
Tự cho con tìm hiểu
Khác
Ở đây, kết quả thu được cho thấy các bậc cha mẹ đều học từ phổ thông trung học
trở lên, không có ai không đi học hoặc không có ai học hết bậc tiểu học hay trung học mà
bỏ học. Và kết quả thu được là phương pháp trao đổi trực tiếp với con cái là phương pháp
mà hầu hết các cha mẹ ở mọi trình độ học vấn đều lựa chọn. Nhưng cao nhất vẫn là ở các
cha mẹ ở trình độ trung cấp chuyên nghiệp chiếm tới 34,2% tiếp theo đó là ở trình độ cao
đẳng- đại học chiếm 30,6%, còn trình độ trung học phổ thông là thấp nhất chỉ có 29,5%.
Còn với phương pháp mua sách báo cho con tự tìm hiểu thì những người ở trình độ học
vấn cao có xu hướng cho con tìm hiểu thêm thông tin từ những tạp chí hay sách báo liên
quan để các em có thêm kiến thức cho mình. Như là ở cấp trung học chuyên nghiệp là
26,6% và cao đẳng- đại học là 23.6% còn ở trình độ trung học phổ thông chỉ là 15,2%.
Như vậy, ta có thể nhận thấy một điều rằng những người có trình độ học vấn cao thì thì
cách thức, phương pháp truyền đạt của họ có sự khoa học và sáng tạo hơn. Họ không chỉ
dừng lại ở những việc trao đổi trực tiếp mà họ còn mua sách báo về cho con tìm hiểu
thêm. Một điều quan trọng nữa là các bậc cha mẹ ở tất cả các trình độ học vấn đề đã quan
tam đến con mình nhiều hơn trong vấn đề giáo dục sức khỏe sinh sản. Ngoài việc trao đổi
trực tiếp thì họ đã trò chuyện, tâm sự với những người bạn thân của con để lấy thêm thông
tin về con mình về những vấn đề tình bạn, tình yêu, những điều mà cha mẹ không thể
kiểm soát được. Và cũng có nhiều em thường ít tâm sự với cha mẹ mà thường sẻ chia với
những ngưòi bạn thân nhất của mình. Và cũng có những điều mà các em ngại không nói
với cha mẹ mà chỉ nói với bạn thân.Có 15,2% trình độ trung học phổ thông, 12,7% trình
độ trung học chuyên nghiệp và 20% trình độ cao đẳng đại học lựa chọn việc thông qua

bạn bè thân thiết của con để giáo dục. Tuy nhiên ở đây thì các cha mẹ ở trình độ cao
đẳng- đại học là lựa chọn cao nhất. Có lẽ là do họ quá bận rộn nên không cso nhiều thời
gian ở bên con, nắm bắt những thông tin về con nên họ chọn việc thông qua bạn bè của
con để tìm hiểu thêm về những suy nghĩ cũng như tình cảm của con. Vì vậy, phương pháp
này cũng rất hiệu quả và có thể kiểm soát được con một cách chặt chẽ hơn. Phương pháp
cho con tham gia vào các khóa học liên quan đến vấn đề sức khỏe sinh sản thì tương
đương nhau ở tất cả các trình độ học vấn. Nó chênh nhau không đáng kể không đáng kể.
Ở trình độ trung học phổ thông có 13,4%, trung học chuyên nghiệp có 13,9% và 11,8% ở
trình độ cao đẳng- đại học. Khác với những phương pháp trên thì phương pháp cho con
tham gia vào các câu lạc bộ liên quan đến vấn đề sức khỏe sinh sản được các cha mẹ ở
trình độ trung học phổ thông lựa chọn nhiều nhất chiếm 18,8% còn ở trình độ trung cấp
trung học chuyên nghiệp và cao đẳng- đại học lần lượt là 10,1% và 10,6%. Còn ở phương
pháp tự cho con tìm hiểu thì có tới 7,9% cha mẹ ở trình độ trung học phổ thông lựa chọn,
2,5% và 2,3% lần lượt ở các cha mẹ có trình độ học vấn trung học chuyên nghiệp và cao
đẳng - đại học. Qua số liệu này cho thấy các bậc phu huynh có trình độ học vấn trung học
phổ thông có tỉ lệ lựa chọn cao nhất phương pháp này. Và nó cũng thể hiện rõ một điều
rằng những người có trình độ học vấn thấp hơn sẽ ít quan tâm hơn đến con cái trong vấn
đề giáo dục sức khỏe sản. Họ sẽ tự cho con tìm hiểu lấy một mình những vấn đê đó. Hiện
tượng đó cũng do nhiều nguyên nhân gây nên nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là trình độ
học vấn còn thấp. Từ nguyên nhân đó kéo theo hàng loạt các nguyên nhân khác như
không có đầy đủ kiến thức, không nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề đó…Còn ở
các trình độ cao hơn như trung cấp chuyên nghiệp hay cao đẳng - đại học thì tỉ lệ này rất
thấp. Điều này cho thấy họ đã nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục sức khỏe
sinh sản cho con cái và thấy được vai trò quan trọngcủa những người cha, người mẹ trong
vấn đề giáo dục đó. Họ cho thấy rằng, con cái vẫn còn nhỏ và không tự mình có thể tìm
hiểu được những vấn đề đó một mình có sự chia sẻ, hướng dẫn của cha mẹ.
Như vậy, trình độ học vấn của cha mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến việc lựa chọn
phương pháp giáo dục sức khỏe sinh sản của con cái. Những cha mẹ có trình độ học vấn
cao thì sẽ biết cách lựa chọn những phương pháp giáo dục phù hợp. Và qua cách lựa chọn
phương pháp giáo dục cũng cho chúng ta biết được mức độ quan tâm như thế nào của cha

mẹ, vai trò của cha mẹ trong vấn đề giáo dục sức khỏe sinh sản cho con cái.
Hiện nay, việc giáo dục sức khỏe sinh sản cho con cái không phải là một chuyện đơn giản
nhưng cũng không phải là quá khó đối với các bậc phụ huynh. Vì hiện nay, cha mẹ có sự
hỗ trợ rất nhiều của các tổ chức xã hội liên quan đến vấn đề đó cũng như các phương tiện
truyền thông đại chúng. Tuy nhiên, họ phải biết cách lựa chọn phù hợp các phương pháp
giáo dục đối với từng đối tượng, từng giai đoạn khác nhau. Có như vậy thì việc giáo dục
sức khỏe sinh sản cho con cái ở độ tuổi dậy thì mới hiệu quả cao được. Và ở đây hầu hết
các bậc cha mẹ đã lựa chọn phương pháp trò chuyện trực tiếp với con cái.
2.4. Mức độ giáo dục sức khỏe sinh sản của cha mẹ đối với con cái trong độ tuổi dậy
thì
Giáo dục con cái đặc biệt là vấn đề giáo dục sức khỏe sinh sản là một trong những
chức năng vô cùng quan trọng của mỗi một gia đình. Và đó là một quá trình lâu dài trong
suốt cuộc đời của một đứa trẻ từ khi sinh ra cho đến khi mất đi. Tuy nhiên quá trình đó có
thể diễn ra ở những mức độ khác nhau. Nó tùy thuộc vào tùng hoàn cảnh cụ thể của mỗi
một gia đình, mỗi một người. Và cũng như vậy, mức độ giáo dục của cha mẹ đối với con
cái ở mỗi gia đình là khác nhau, giữa vợ và chồng là khác nhau. Nó được thể hiện rõ qua
các bảng số liệu sau đây.
Khi được hỏi ông( bà) quan tâm đến vấn đề giáo dục sức khỏe sinh sản cho con cái
ở mức độ nào thì kết quả thu được:
0
10
20
30
40
50
60
70
Nam Nữ
Bảng13: Tương quan giữa giới với mức độ quan tâm giáo dục
SKSS của cha mẹ đối với con cái

Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Ít khi
Không bao giờ
Hầu hết các bậc cha mẹ đều rất quan tâm đến vấn đề đó. Tuy nhiên mức độ quan
tam thì lại ccos sự phân biệt giữa cha và mẹ. Ở mức độ thường xuyên thì có 25,6% nam
giới và có tới 46,7% nữ giới . Số liệu này cho thấy, người mẹ vẫn là người đóng một vai
trò quan trọng và thường xuyên quan tâm đến vấn đề giáo dục sức khỏe sinh sản cho con
cái. Tuy nhiên, thì người cha cũng rất thường xuyên quan tâm đến vấn đó. Điều này cho
thấy ngưòi cha cũng đã chia sẻ công việc mà trước đây chỉ có phụ nữ mới làm. Họ đã tích
cực tham gia vào công việc giáo dục sức khỏe sinh sản cho con cái, gánh một phần gánh
nặng cho người vợ. Và khi được sự quan tâm của cả cha và mẹ thì việc giáo dục sức khỏe
sinh sản cho con cái đạt được hiệu quả cao hơn. Họ cũng đã nhận ra một điều rằng, công
việc đó không chỉ của một mình người vợ mà họ cũng phải có một phần trách nhiệm. Tuy
nhiên, việc giáo dục sức khỏe sinh sản ở mức độ thường xuyên chỉ xảy ra ở một số người
còn đâu phần đông mới chỉ tham gia vào công việc đó với mức độ thỉnh thoảng. Nó
chiếm tỉ lệ cao nhất đó là 69,2%. Còn ở phụ nữ thì mức độ này cũng khá cao 45,9% tuy
nhiên vẫn thấp hơn mức độ giáo dục thường xuyên.Đây cũng là một con số đáng mừng vì
người chồng đã hiểu được trách nhiệm và vai trò của mình trong việc giáo dục con cái về
vấn đề sức khỏe sinh sản. Tuy vậy, người cha nên nâng cái mức độ thường xuyên quan
tâm đến việc giáo dục vấn đề đó cho con cái hơn nữa để có thể giúp con mình có những
hiểu biết đúng đắn và có những hành vi hợp lí nhất đề bước vào một giai đoạn mới. Còn ở
mức độ quan tâm ít khi thì cũng không nhiều, chỉ có 2,6% nam giới và 4,9% nữ giới. Ở
đây, mức độ ít khi quan tâm của người mẹ cao hơn người cha có thể là do một số người
mẹ quá bận rộn với công việc hàng ngày của mình nên không có nhiều thoòi gian quan
tâm đên con cái một cách thường xuyên hơn. Và công việc đó có thể chia sẻ đỡ cho người
chồng.
Ở mức độ không bao giờ thì chiếm một tỉ lệ ít nhất nam giới chỉ có 2,6%, nữ có
1,6%. Tuy nhiên, tỉ lệ nam giới không quan tâm vẫn cao hơn nữ giới.
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do một số cha mẹ vẫn chưa nhận thức

được rằng việc giáo dục sức khỏe sinh sản không phải chỉ khi nào đến lúc mới cần mà
chúng ta phải thường xuyên quan tâm ngay từ khi chúng còn nhỏ để có thể trang bị những
hành trang đầy đủ nhất về sức khỏe sinh sản. Và việc mà nam giới không thường xuyên
quan tâm cũng là do họ e ngại khi nói những vấn đề đó với con đặc biệt là với con gái.
Như vậy, việc giáo dục sức khỏe sinh sản cho con cái ở tuổi dậy thì đã được cả cha và mẹ
quan tâm nhưng mới chỉ ở mức độ thỉnh thoảng. Còn người mẹ đã thường xuyên quan
tâm đến vấn đề này hơn người cha. Điều này cũng cho thấy người mẹ đóng một vai trò
quan trọng trong việc giáo dục sức khỏe sinh sản cho con cái.
Một điều quan trọng trong việc giáo dục sức khỏe sinh sản cho con cái đó chính là sự chủ
động của cha mẹ. Vì khi cha mẹ chủ động trước sẽ làm cho con cái không cảm thấy ngại
hi nói chuyện và tâm sự. Và khi đó thì cha mẹ có thể thường xuyên nắm bắt thông tin của
con mình hơn. Tuy nhiên, cha mẹ đã chủ động đặt vấn đề đó trước với con cái hay không
hay là chỉ khi nào con cái thắc mắc, hỏi han điều gì thì mới trả lời. Và giữa người cha và
ngưòi mẹ thì ai thường xuyên chủ động làm công việc đó, có sự phân biệt giữa cha và mẹ
không. Kết quả điều tra cho thấy:
0
20
40
60
80
100
Nam Nữ
Bảng 14: Tương quan giữa giới với sự chủ động trao đổi với con cái về
vấn đề SKSS (%)

Không
Số liệu trên cũng cho thấy là cả cha và mẹ đều quan tâm, chủ động trao đổi với
con. Tuy nhiên, nữ giới là người chủ động trao đổi những vấn đề đó với con nhiều hơn
nam giới chiếm 90% còn nam giới chỉ có 75%.
Còn chỉ có 25% nam giới và 10% nữ giới là không chủ động trao đổi với con. Có thể

là do không có thời gian, cũng có thể là do cha mẹ không có nhiều kiến thúc và cũng có
thể cha mẹ ngại nói với con về vấn đề đó, những vấn đề nhạy cảm , tế nhị.
Qua đó, chúng ta có thể nhận thấy một điều rằng người mẹ vẫn đóng một vai trò đặc
biệt quan trọng và người cha cũng đã quan tâm hơn đến vấn đề giáo dục sức khỏe sinh sản
cho con cái. Tuy nhiên, họ vẫn còn e ngại trong vấn đề này.
Vai trò của cha mẹ còn được thể hiện thông qua mức độ chủ động tham gia giáo dục
sức khỏe sinh sản cho con cái.
0
20
40
60
80
Nam Nữ
Bảng 15: Tương quan giữa giới với mức độ chủ động trao đổi của cha
mẹ với con cái (%)
Thường
xuyên
Thỉnh
thoảng
Ít khi
Có thể nhận ngay ra một điều rằng cả cha và mẹ đều chủ động trao đổi trực tiếp với
con cái nhưng mới chỉ dừng lại ở mức độ thỉnh thoảng. Và không có sự khác biệt giữa
nam và nữ. Tỉ lệ lần lượt là 76,7% nam giới và 74,1% nữ giới. Còn ở mức độ thường
xuyên thì nữ giới chiếm một tỉ lệ cao là 22,2% và nam giới là 3.3%. Phải chăng, người
mẹ thường xuyên gần gũi với con cái nên thường xuyên chủ động trao đổi với con nhiều
hơn.
Còn ở với mức độ ít khi chủ động trao đổi thì có 20% nam giới và chỉ có 3.7% nữ
giới. Nhưng tỉ lệ nam giới ít khi chủ động trao đổi với con là lớn hơn nữ giới rất nhiều.
Tóm lại từ các số liệu trên cho thấy, các gia đình đã có sự quan tâm nhiều hơn đến việc
giáo dục sức khỏe sinh sản cho con cái. Trong gia đình, cần phải có sự chia sể vai trò của

cha và me trong việc giáo dục con cái.Họ nhận thấy sự cần thiết của vấn đề đó trong thời
gian hiện nay. Cho nên, các bậc phụ huynh đã thường xuyên quan tâm nhiên hơn.Qua đó,
cho chúng ta thấy một điều rằng trách nhiệm và vai trò của người cha ngày càng được
nâng cao. Người cha đã biết quan tâm, chia se nhièu hơn với con về vấn đề này. Tuy
nhiên, con số này không lớn lắm mà đa số họ mới chỉ dừng lại ở mức độ thỉnh thoảng. Và
việc trao đổi trực tiếp với con cái cũng vậy thì cả nam và nữ đều nhận thấy sự cần thiết
phải trao đổi trực tiếp với con. Nhưng ngược lại thì hành động tức là mức độ chủ động
trao đổi thì lại không thường xuyên lắm. Mà họ cũng mới chỉ thỉnh thoảng trao đổi với
con thôi. Không những vậy, qua số liệu đó chúng ta còn nhận ra một điều rằng, sự quan
tâm cũng như mức độ trao đổi trực tiếp vấn đề sức khỏe sinh sản với con là có dự khác
nhau giữa người cha và người cha. Người mẹ thường xuyên quan tâm cũng như trao đổi
trực tiếp nhiều hơn với con. Và nó cho chúng ta thấy vị trí của người mẹ thật quan trọng.
Người mẹ dễ dàng chia sẻ, trò chuyện hơn với con trong mọi chuyện.
CHƯƠNG 3
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1 KẾT LUẬN
Thông qua tìm hiểu “Vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục SKSS cho con cái trong
độ tuổi dậy thì hiện nay” chúng tôi đã rút ra một số kết luận sau:
Các bậc cha mẹ bước đầu đã có những nhận thức khá đầy đủ trong việc giáo dục SKSS
như việc giáo dục SKSS có cần thiết hay không, giáo dục cho ai là quan trọng, giáo dục ở
mức dộ như thế nào… Hầu hết, các cha mẹ đều nhận thấy rằng việc giáo dục SKSS cho
con ở độ tuổi dậy thì là rất cần thiết. Và họ ít có sự phân biệt việc giáo dục cho con trai
hay con gái là quan trọng hơn, đặc biệt là trong giai đoạn dậy thì. Nắm bắt được sự thay
đổi về thể chất và tinh thần của các em trong giai đoạn này nên chủ yếu các bậc cha mẹ
đều giáo dục con trong giai đoạn dậy thì. Các bậc cha mẹ đều cho rằng cần phải giáo dục
cả con trai và con gái nhưng quan trọng là phù hợp với từng giới tính, độ tuổi và giai đoạn
phát triển của các em. Từ những nhận thức đúng đắn các bậc cha mẹ sẽ có những hành
động phù hợp. Họ không chỉ quan tâm đến việc giáo dục cái gì mà họ còn lựa chọn cho
mình những phương thức giáo dục tốt nhất.
Bên cạnh đó vẫn còn một số cha mẹ chưa nhận thức rõ và chưa có sự quan tâm

đúng mức đến giáo dục SKSS cho con cái với tâm lí là con còn quá nhỏ, đang tuổi học
hành và đưa trách nhiệm giáo dục này cho nhà trường hoặc người khác. Như vậy sẽ dẫn
tới việc con cái thiếu sự hiểu biết về vấn đề đó và gây ra những hậu quả làm ảnh hưởng
tới bản thân, gia đình và xã hội.
Về nội dung thì có rất nhiều vấn đề cần phải giáo dục và cha mẹ cũng đã chủ động trao
đổi với con về vấn đè này. Tuy nhiên, cha mẹ chỉ mới tập trung vào một số nội dung như
vệ sinh thân thể, thay đổi tâm sinh lí, quan hệ bạn bè, tình yêu. Nhưng các nội dung về
quan hệ tình dục, các biện pháp phòng tránh thai và các bệnh truyền nhiễm thì chưa được
cha mẹ nói tới nhiều. Với một số lí do như ngần ngại, không đủ kiến thức, sợ vẽ đường
cho hươu chạy…
Một điều nữa cho ta thấy những cha mẹ có trình độ học vấn cao thì sẽ có những nội
dung giáo dục đầy đủ hơn những người có trình độ học vấn thấp.
Về phương pháp giáo dục: Có rất nhiều cách thức để giáo dục con cái nhưng phương
pháp mà cha mẹ lựa chọn nhiều nhất đó là lựa chọn trò chuyện trực tiếp với con. Đây
được coi là phương pháp tối ưu nhất mà cha mẹ cho rằng việc giáo dục SKSS cho con cái
sẽ đạt hiệu quả cao nhất. Ngoài ra không có sự phân biệt giữa trình độ học vấn khác nhau
của cha và mẹ trong việc lựa chọn các phương pháp giáo dục SKSS cho con cái. Cha mẹ
đều nhận thấy rằng phương pháp tự cho con tìm hiểu là không hoàn toàn hợp lí, bởi vì con
cái ở độ tuổi này chưa có kiến thức và kinh nghiệm đầy đủ để có thể tự mình tìm hiểu.
Trong xu thế hiện nay thì các cha mẹ đã cho con tham gia vào các khóa học cũng như các
câu lạc bộ liên quan đến vấn đề SKSS, để giúp con nâng cao nhận thức.
Trong quá trình giáo dục con cái thì cha mẹ gặp rất nhiều khó khăn như: không có thời
gian, không đủ kiến thức, ngần ngại, không biết phương pháp, sợ vẽ đường cho hươu
chạy… Nhưng tập trung ở hai khó khăn cơ bản là không có thời gian và ngần ngại. Đây là
những khó khăn có thể khắc phục được nếu cha mẹ biết cách sắp xếp thời gian cho con
cái.
Trong quá trình giáo dục có sự phân biệt vai trò giữa người cha và người mẹ. Phần
lớn các bậc cha mẹ cho rằng việc giáo dục đều phải cần có cả hai cha mẹ. Nhưng đa số họ
đều cho rằng người mẹ có vai trò quan trọng nhất.
3. 2.KHUYẾN NGHỊ

3. 2.1 Đối với cha và mẹ
Các bậc cha mẹ nên có nhận thức về vai trò của mình trong việc giáo dục SKSS cho
con cái. Cha mẹ nên tìm hiểu và trang bị cho mình những kiến thức về SKSS. Giữa cha
và mẹ nên có sự chia sẻ với nhau để giảm bớt gánh nặng cho người mẹ, cùng phối hợp
với nhau làm sao cho việc giáo dục SKSS cho con cái đạt hiệu quả cao nhất.
Cha mẹ cần khắc phục những khó khăn mà mình gặp phải trong quá trình giáo dục
cho con về SKSS. Khắc phục ngay trong nhận thức không đúng của cha mẹ như “vẽ
đường cho hươu chạy”, ngầ ngại, coi đó là vấn đề “tế nhị”, và có gắng dành nhiều thời
gian quan tâm đến con cái nhiều hơn.
Cha mẹ nên tạo lấp mối dây liên hệ tình cảm gần gũi giữa cha mẹ và con cái, tăng
sự tiếp xúc thường xuyên giữa các thành viên trong gia đình. Muốn vậy, cha mẹ phải làm
gương cho con cái, hướng dẫn, chỉ bảo cho con những vấn đề cụ thể, những thắc mắc mà
con cái họ gặp phải. Cha mẹ phải lắng nghe, thấu hiểu những tâm tư tình cảm của con để
có phương pháp và nội dung giáo dục hợp nhất.
Cha mẹ không nên cấm đoán con cái quá gắt gao trong việc tìm hiểu về SKSS.
Nhưng đồng thời cũng phải kiểm soát những thông tin mà con cái họ tiếp nhận. Biết đưa
những nội dung giáo dục và những hình thức giáo dục phù hợp, phong phú để giảng giải
cho con cái.
Cha mẹ cần có sự liên kết chặt chẽ với nhà trường và các tổ chức xã hội.
3. 2.2 Đối với nhà trường
Thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa về SKSS(kể chuyện, đóng kịch,
hát, múa…). Đưa giáo dục SKSS vào giảng dạy kết hợp với các môn học.
Thầy cô không nên cấm đoán hay e dè khi các em hỏi về SKSS. Nên giải thích cho
các em hiểu rõ hơn về SKSS là như thế nào.
Nhà trường cũng nên có những buổi họp mặt với gia đình và cùng gia đình giáo dục
và trao đổi với các em học sinh về SKSS.
3. 2.3 Đối với tổ chức xã hội
Tích cực tuyên truyền các vấn đề liên quan đến SKSS.

×