Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Giáo dục thẩm mỹ cho học sinh tiểu học bằng ca dao, tục ngữ thông qua môn học Tiếng Việ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.17 KB, 32 trang )

Đề tài: GDTM cho HSTH ca dao, tục ngữ thông qua môn học Tiếng Việt
MỤC LỤC
A.PHẦN MỞ ĐẦU
1. I/ Lý do chọn đề tài 2
2. II/ Mục đích nghiên cứu 3
3. III/ Nhiệm vụ nghiên cứu 3
4. IV/ Đối tượng nghiên cứu 4
5. V/ Phạm vi và giới hạn nghiên cứu 4
6. VI/Phương pháp nghiên cứu 4
7. VII/ Đóng góp của đề tài 4
B.PHẦN NỘI DUNG
8. I/ Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 4
9. 1. Các khái niệm liên quan 4
10. 2. Vai trò, nhiệm vụ và nội dung GDTM cho HSTH 6
12. a. Vai trò của GDTM cho HSTH 6
13. b. Nhiệm vụ GDTM cho HSTH 6
14. c. Nội dung GDTM cho HSTH 7
15. 3. Bản chất của GDTM 7
16. II/ Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 8
17. 1. Đặc điểm nhân cách của HSTH 8
18. 2. Thực trạng 10
19. 3. Nguyên nhân 18
20. a. Nguyên nhân khách quan 18
21. b. Nguyên nhân chủ quan 18
22. 4. Một số giáo án về phân môn luyện từ cà câu ở Tiểu học 19
23. III/ Đề xuất một số giải pháp 25
26. 1. Đối với xã hội 25
27. 2. Đối với ngành GD 26
28. 3. Đối với nhà trường 27
29. 4. Đối với giáo viên 28
30. 5. Đối với gia đình 28


C.PHẦN KẾT LUẬN
D.TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
SVTH: Nguyễn Thị Tường Vi - 1 - GVHD: Th.s Võ Đình Dũng
Đề tài: GDTM cho HSTH ca dao, tục ngữ thông qua môn học Tiếng Việt
A.PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài:
Bác Hồ của chúng ta đã từng nói: “Non sông Việt Nam có trở nên
tươi đẹp được hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang
để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ
phần lớn ở công học tập của các cháu” (Thư gửi các học sinh). Lời khẳng
định đó đã thể hiện rõ quan điểm của người về sự phát triển của đất nước:
muốn đất nước phát triển mạnh thì phải chăm lo phát triển giáo dục nhất
là đối với thế hệ trẻ. Bởi vì chỉ có giáo dục mới làm cho con người thay
đổi và thế hệ trẻ là đối tượng dễ tác động nhất. Nếu con người được chăm
lo giáo dục từ nhỏ thì trong tương lai người đó sẽ được phát triển một
cách toàn diện, sẽ trở thành người có ích cho xã hội. Đó cũng là cái đích
mà nền giáo dục Việt Nam đang hướng đến.
Ngày nay, trong thời kì công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước, để
xây dựng một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh” thì nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là phải giáo duc
con người trên tất cả các lĩnh vực: trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ, thể chất và
thái độ lao động. Luật giáo dục năm 2005 cũng đã nhấn mạnh: “Mục tiêu
giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức,
tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ, nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc
lập dân tộc và CNXH ” và “ Quan tâm đầy đủ đến phẩm chất, đạo đức, ý
thức công dân, giáo dục sức khoẻ và thẩm mỹ cho học sinh là yêu cầu
chiến lược phát triển giáo dục trong giai đoạn mới của nước ta”. Có thể
nói, cùng với trí, đức, thể, lao, giáo dục thẩm mỹ (GDTM) là một trong
những con đường hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện đại.
Trong hệ thống giáo dục quốc dân thì giáo dục tiểu học (GDTH) là

điều kiện cơ bản để nâng cao dân trí, là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng
cho việc đào tạo trẻ em trở thành công dân tốt của đất nước. Để nhấn
mạnh vai trò của giáo dục tiểu học (GDTH), Luật phổ cập GDTH, điều 2,
chương I qui định: “ GDTH là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục
quốc dân, có nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình cảm, đạo đức, trí tuệ,
thẩm mỹ và thể chất của các em, nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự
phát triển toàn diện nhân cách con người VN XHCN”. Đồng thời “GDTH
phải đảm bảo cho học sinh nắm vững các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết,
tính toán, có những hiểu biết cần thiết về thiên nhiên, xã hội và con
người, có lòng nhân ái, hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ, yêu quí anh chị
em, kính trọng thầy cô giáo, lễ phép với người lớn tuổi, giúp đỡ bạn bè và
SVTH: Nguyễn Thị Tường Vi - 2 - GVHD: Th.s Võ Đình Dũng
Đề tài: GDTM cho HSTH ca dao, tục ngữ thông qua môn học Tiếng Việt
các em nhỏ; yêu lao động; có kỉ luật, có nếp sống văn hoá, có thói quen
rèn luyện thân thể và giữ gìn vệ sinh, yêu quê hương đất nước, yêu hoà
bình.” (Điều 3, chương I – Luật phổ cập GDTH ). Đó chính là mục đích
giáo dục mà nền giáo dục Việt Nam đã, đang, và sẽ phấn đấu để thực
hiện.
Trong chúng ta, ai cũng biết rằng cái đẹp là hình mẫu lý tưởng, mẫu
mực mà con người luôn luôn hướng tới, lấy nó làm mục tiêu phấn đấu,
làm tiêu chuẩn để tu dưỡng bản thân. Muốn đạt được mục đích này con
người đã phải rèn luyện, học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm để chắt lọc, sắp
xếp “ cái đẹp” thành một hệ thống chặt chẽ.Đó là sản phẩm quý giá nhất
của con người và được con người gìn giữ, bảo vệ để truyền đạt cho thế hệ
mai sau. Trong hệ thống “cái đẹp” đó thì ca dao, tục ngữ là hai loại hình
văn học dân gian gần gũi, quen thuộc nhất đối với học sinh tiểu học
(HSTH). Do đó, việc đưa ca dao, tục ngữ vào chương trình GDTH là điều
cần thiết.
Trước sự phong phú, đa dạng của cuộc sống, với học sinh tiểu học,
các em chưa có khả năng để phân biệt chân chính với cái đẹp phi văn

hoá. Các em cảm nhận theo hứng thú, theo nhu cầu bản thân mà chưa có
nhận thức đúng đắn. Vì vậy, việc giáo dục thẩm mỹ cho học sinh tiểu học
là vấn đề cấp bách. Ở bậc tiểu học, việc GDTM thông qua các môn học
như: vẽ, hát nhạc, lao động kĩ thuật, truyện đọc…… đều giúp các em có
những hiểu biết về cái đẹp.Từ đó, nhằm hình thành ở các em nhận thức
đúng đắn trong cách nhìn nhận về cái đẹp, về thiên nhiên, về cuộc sống
và trong các mối quan hệ với mọi người.
Những năm qua, trong sự nghiệp phát triển đất nước thì GDTM đã
được chú ý đến nhưng chưa phát huy hết tác dụng của nó đối với học
sinh. Nhiều nơi, nhiều lúc còn chưa được quan tâm mà nhất là việc
GDTM bằng ca dao, tục ngữ còn hạn chế. Do yêu cầu thực tế đặt ra,
người dạy và người học chỉ xem đó là một phần nhỏ trong phân môn
Tiếng Việt nên giáo viên chưa có sự đào sâu năng lực thẩm mỹ của học
sinh.
Chính vì những lý do trên mà tôi chọn đề tài: “Giáo dục thẩm mỹ
cho học sinh tiểu học bằng ca dao, tục ngữ thông qua môn học Tiếng
Việt.”
II. Mục đích nghiên cứu:
- Thông qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn nhằm đưa ra một số giải
pháp cho việc giáo dục thẩm mỹ cho học sinh tiểu học bằng ca dao, tục
ngữ thông qua môn học Tiếng Việt.
III. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Tìm hiểu cơ sở lý luận của vấn đề.
SVTH: Nguyễn Thị Tường Vi - 3 - GVHD: Th.s Võ Đình Dũng
Đề tài: GDTM cho HSTH ca dao, tục ngữ thông qua môn học Tiếng Việt
- Tìm hiểu thực trạng việc GDTM cho HSTH bằng ca dao, tục ngữ
thông qua môn học Tiếng Việt.
- Đề xuất một số giải pháp.
IV. Đối tượng nghiên cứu:
- GDTM cho HSTH bằng ca dao, tục ngữ.

V. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu:
- Giáo dục thẩm mỹ cho học sinh tiểu học.
- Giáo dục bằng ca dao, tục ngữ.
VI. Phương pháp nghiên cứu:
- Đọc tài liệu và phân tích, tổng hợp, khái quát vấn đề cần nghiên cứu.
- Trò chuyện.
- Lấy ý kiến chuyên gia.
VII. Đóng góp của đề tài:
Đề tài góp phần đưa ra một số ý kiến chia sẻ với đồng nghiệp về
việc GDTM cho HSTH bằng ca dao, tục ngữ. Từ đó nhằm thu hút học
sinh đến với “cái đẹp”, bồi dưỡng tích cực cho học sinh những hiểu biết
nhất định về việc giữ gìn và bảo vệ “cái đẹp”, đưa “cái đẹp” vào trong
cuộc sống hằng ngày.
B.PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu:
1. Các khái niệm liên quan:
a. Giáo dục là gì?
Giáo dục là sự truyền thụ những và lĩnh hội hệ thống kinh nghiệm
xã hội bao gồm: tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, niềm tin, hành vi, thói quen đạo
đức, kĩ năng lao động, kinh nghiệm ứng xử, những hiểu biết và thói quen
về cuộc sống, những kinh nghiệm hoạt động sáng tạo và các kĩ năng thích
nghi (theo giáo dục học). Đó là một quá trình hình thành nhân cách toàn
vẹn, được tổ chức một cách có mục đích và kế hoạch thông qua các hoạt
động và các quan hệ giữa người giáo dục và người được giáo dục,nhằm
chiếm lĩnh những kinh nghiệm và hội của con người. Vì thế, giáo dục là
một nhu cầu tất yếu của xã hội và sự xuất hiện của hiện tượng giaó dục
trong xã hội là nhu cầu tất yếu của lịch sử.
b.Thẩm mỹ là gì?
Theo giáo dục học, thẩm mỹ là cảm quan về cái đẹp, là sự hiểu
biết và thưởng thức cái đẹp. Thẩm mỹ có được là nhờ con người biết nhìn

nhận, biết liên tướng rộng rãi, có cảm xúc, có tình cảm mạnh mẽ đối với
SVTH: Nguyễn Thị Tường Vi - 4 - GVHD: Th.s Võ Đình Dũng
Đề tài: GDTM cho HSTH ca dao, tục ngữ thông qua môn học Tiếng Việt
sự vật hiện tượng. Theo đó, thẩm mỹ là sản phẩm được tạo thành từ hai
yếu tố:
- Yếu tố con người nhận thức cái đẹp từ thiên nhiên.
- Yếu tố thiên nhiên tác động đến con người làm nảy sinh cái
đẹp.
Từ khái niệm thẩm mỹ thì “cái đẹp” được xem là đối tượng của
thẩm mỹ. Bản thân cái đẹp dễ gây hứng thú và tác động mạnh mẽ vào
tâm hồn con người. Một khi tinh thần phát triển sẽ thúc đẩy các hoạt
động của con người và xã hội cũng phát triển theo.Chúng ta biết rằng cái
đẹp không chỉ là màu sắc, là hình dạng muôn vẻ của sự vật hiện tượng,
đó chỉ là cái đẹp về hình thức. Cái đẹp thực sự là cái đẹp bên trong của
nó, đó là những hành vi, phẩm chất đạo đức tốt đẹp, những kinh nghiệm,
tinh hoa văn hoá của loài người.
Trong cuộc sống, cái đẹp là khởi đầu của mọi sinh hoạt. Sự nhộn
nhịp, tất bật của công việc, những công trình, những tác phẩm nghệ thuật
như hội hoạ, điêu khắc……… do con người tạo ra đều nhằm tô thêm vẻ
đẹp cho đời, làm cho cuộc sống sinh động, hấp dẫn hơn.
c. Giáo dục thẩm mỹ là gì?
Theo quan điểm giáo dục học thì giáo dục thẩm mỹ trong phổ
thông là quá trình giáo dục nhằm bồi dưỡng cho học sinh sự hiểu biết,
cảm thụ, phát hiện, đánh giá đúng cái đẹp trong tự nhiên, trong cuộc
sống, trong nghệ thuật. Hình thành ở học nhu cầu và năng lực sáng tạo
cái đẹp trong cuộc sống.
GDTM trong nhà trường phổ thông là quá trình giáo dục cho HS
có trình độ văn hoá thẩm mỹ phổ thông gồm các bộ phận sau:
- Nhãn quan thẩm mỹ gồm các tri thức, quan niệm, tư
tưởng về những giá trị thẩm mỹ.

- Tình cảm thẩm mỹ gồm những rung cảm thẩm mỹ,
những phản ứng nhanh chóng và tinh tế về mặt xúc cảm
và tình cảm, tính nhạy cảm đối với cái đẹp và cái không
đẹp.
- Lý tưởng thẩm mỹ gồm quan điểm về cái đẹp một cách
hoàn thiện nhất, kiểu mẫu nhất, lôi cuốn con người vươn
tới.
- Hứng thú và nguyện vọng xây dụng cái đẹp theo qui luật
cái đẹp.
- Năng lực sáng tạo cái đẹp là trình độ, khả năng sáng tạo
ra cái thẩm mỹ.
d. Ca dao là gì?
SVTH: Nguyễn Thị Tường Vi - 5 - GVHD: Th.s Võ Đình Dũng
Đề tài: GDTM cho HSTH ca dao, tục ngữ thông qua môn học Tiếng Việt
Xét trên lĩnh vực văn học thì ca dao là phần lời của dân ca dùng để
chỉ những bài thơ được sáng tác theo phong cách nghệ thuật của ca dao
truyền thống. Đó là những câu hát trữ tình, êm ả viết về tình yêu quê
hương, đất nước, về tình cảm gia đình, về lao động và nếp ứng xử trong
cuộc sống. Tất cả đều là những tâm tư, tình cảm của ông cha ta đối với
nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Những tình cảm ấy luôn gắn với ruộng
đồng, với nghề nông truyền thống, nó mộc mạc, chất phát và chân quê.Ca
dao là một hình thức truyền miệng trong dân gian nhưng vẫn giữ được
cái thần, cái hồn vốn có của nó.
e.Tục ngữ là gì?
Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, thường có vần nhằm
đúc kết tri thức, những kinh nghiệm, những lời khuyên răn về đạo lý làm
người, về cách cư xử với thiên nhiên, về lối ứng xử với mọi người xung
quanh, về tình yêu đối với lao động……… Người ta có thể gọi tục ngữ
là một hình thức nghệ thuật truyền miệng nhưng lại là một thể loại triết lý
dân gian độc đáo.

f. Học sinh tiểu học là gì?
Tâm lý học định nghiã rằng học sinh tiểu học là lứa tuổi từ 6 đến
11 tuổi. Các em là những thực thể hồn nhiên, tiềm tàng khả năng phát
triển. Khi bước vào bậc tiểu học thì các em thực hiện bước chuyển từ
hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo sang hoạt động học là hoạt động
chủ đạo. Điều này có vai trò và ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển tâm
lý của học sinh tiểu học. Đối với các em, tất cả còn ở phía trước, các em
sống luôn hướng tới tương lai chứ chưa bị níu kéo bởi quá khứ. Do đó
người ta gọi học sinh tiểu học là phạm trù tương lai.
2.Vai trò, nhiệm vụ và nội dung giáo dục thẩm mỹ cho HSTH:
a.Vai trò của GDTM trong trường tiểu học:
Giáo dục thẩm mỹ là một bộ phận của nội dung giáo dục toàn diện.
Nó sẽ hoà quyện, hỗ trợ cho các mặt: giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ,
giáo dục lao động, giáo dục thể chất, góp phần tạo ra con người mới, phát
triển toàn diện và đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Nhu cầu thẩm mỹ là
yếu tố kích thích, thúc đẩy sự phát triển xã hội, làm cho cuộc sống vui
tươi hơn, tình cảm con người ngày càng phong phú hơn, làm tăng năng
suất lao động, có tác dụng xây dựng thuần phong mỹ tục.
b.Nhiệm vụ của GDTM cho HSTH:
- Truyền đạt và lĩnh hội những tri thức, những quan niệm đúng đắn
về cái đẹp và cái chưa đẹp. Trên cơ sở đó, bồi dưỡng năng lực tri giác,
cảm thụ cái đẹp trong tự nhiên, trong sinh hoạt xã hội và trong nghệ
thuật. Nhà giáo dục cần làm cho HS hiểu được bản chất của cái đẹp, biết
được sự thống nhất giữa cái đẹp nội dung và cái đẹp hình thức. Ngoài ra,
SVTH: Nguyễn Thị Tường Vi - 6 - GVHD: Th.s Võ Đình Dũng
Đề tài: GDTM cho HSTH ca dao, tục ngữ thông qua môn học Tiếng Việt
giáo viên phải tổ chức cho HS tham gia tranh luận về cái đẹp, phân tích,
so sánh và đưa ra kết luận đúng đắn, có sự đánh giá những hiện tượng
xung quanh.
- Bồi dưỡng tình cảm thẩm mỹ: Đi từ sự nhận thức, cảm thụ cái

đẹp của bản thân mà chúng ta hình thành năng lực cảm thụ cái đẹp, giúp
học sinh có những rung cảm thẩm mỹ nhất định. Từ đó, phát triển những
rung cảm thành tình cảm thẩm mỹ cho học sinh. Có tình cảm thì con
người mới có động lực để tìm tòi chân lý, hướng tới cái đẹp trong cuộc
sống.
- Bồi dưỡng cho học sinh có nhu cầu và khả năng sáng tạo cái đẹp.
Hiểu biết về cái đẹp, rung động và có tình cảm sâu sắc, mạnh mẽ về cái
đẹp sẽ nảy sinh mong muốn xây dựng cho mình một cuộc sống tốt đẹp.
Giúp học sinh biết thưởng thức cái đẹp và có nhu cầu đưa cái đẹp vào
trong cuộc sống của mình. Đồng thời chúng ta còn phải giúp học sinh
biết sáng tạo nghệ thuật, sáng tạo những đồ vật và những sản phẩm có giá
trị thẩm mỹ cũng như đưa cái đẹp vào trong quan hệ hằng ngày của cuộc
sống người học sinh.
- Phát hiện và bồi dưỡng năng lực sáng tạo thẩm mỹ: phát hiện
sớm và chính xác những trẻ em có năng khiếu thông qua các hoạt động
thẩm mỹ đa dạng và phong phú là sự mở đầu quan trọng cho quá trình
đào tạo nhân tài trong các lĩnh vực của hoạt động thẩm mỹ.Tạo điều kiện
thuận lợi cho trẻ học tập và rèn luyện để phát triển năng lực và những
phẩm chất cần thiết cho lĩnh vực hoạt động mà trẻ có năng khiếu cần
được quan tâm khi trẻ còn là HSTH. Các thầy cô giáo cần giúp đỡ, định
hướng và khuyến khích học sinh phát huy năng khiếu thẩm mỹ của mình.
c.Nội dung giáo dục thẩm mỹ cho HSTH:
- Giáo dục lòng biết ơn, sự kính trọng đối với ông bà, cha mẹ và
thầy cô giáo.
- Giao dục tình cảm yêu thương, gắn bó giữa anh chị em trong gia
đình.
- Giáo dục tình yêu đối với làng xóm, quê hương, đất nước.
- Giaó dục cách ứng xử đối với mọi người xung quanh.
- Giáo dục tinh thần tương thân, tương ái, giúp đỡ những người
gặp khó khăn trong cuộc sống.

- Giáo dục tình yêu đối với lao động, biết quí trọng sản phẩm lao
động và công sức của người lao động.
3. Bản chất của giáo dục thẩm mỹ:
GDTM về bản chất là bồi dưỡng lòng khao khát đưa cái đẹp vào
cuộc sống tạo nên sự hài hoà giữa xã hội – con người – tự nhiên, nâng
cao năng lực thụ cảm và sáng tạo ở con người, làm cho con người được
SVTH: Nguyễn Thị Tường Vi - 7 - GVHD: Th.s Võ Đình Dũng
Đề tài: GDTM cho HSTH ca dao, tục ngữ thông qua môn học Tiếng Việt
phát triển một cách hài hoà trong mọi hoạt động cũng như nghỉ ngơi,
trong quan hệ gia đình cũng như xã hội.
Cũng như mọi hoạt động giáo dục khác, GDTM vừa là một thể thống
nhất giữa các hình thức hoạt động khác nhau của con người, chịu sự tác
động của toàn bộ quan hệ xã hội lại vừa có mục tiêu, phương tiên và nội
dung riêng biệt.
Chúng ta không thể sống, lao động, học tập và chiến đấu tốt mà
không được trang bị các kiến thức thẩm mỹ phong phú, đúng đắn của loài
người. Mác thường nói: “Con người nhào nặn vật chất theo qui luật của
cái đẹp”, thì bản thân con người , một mặt, trong lao động của mình hình
thành những thước đo cho cái đẹp; mặt khác, những tri thức về cái đẹp lại
luôn luôn cổ vũ cho con người sáng tạo. Vì vậy, nguyên lý GDTM của
chủ nghĩa Mác – Lênin luôn quan tâim đến việc trau dồi tri thức thẩm mỹ
cho con người được giáo duc và đặt ra những vấn đề phương pháp luận
để mỗi người tự trau dồi tri thức cho mình. Rõ ràng là muốn vươn tới
đỉnh cao của cái đẹp trong lao động, trong học tập, trong sáng tạo, trong
đánh giá, trong thưởng thức……….thì bước đi đầu tiên của mỗi người là
phải được trau dồi những tri thức thẩm mỹ cần thiết.
Để đạt được mục đích khởi đầu của GDTM : “xây dựng những tình
cảm thẩm mỹ tốt đẹp” thì công tác truyền thụ kiến thức thẩm mỹ phải đạt
đến sự nhuần nhuyễn và phối hợp hài hoà giữa các tri thức về cái đẹp
truyền thống và hiện đại, dân tộc và thế giới, kinh nghiệm và lý luận……

Ngoài ra, để có thể giáo dục con người phát triển một cách toàn diện thì
cùng với việc bồi dưỡng và ổn định khả năng thưởng thức cái đẹp,
GDTM phải tạo khả năng sản xuất ra cái đẹp, không những chỉ phản ánh
đúng cái đẹp, GDTM phải tạo khả năng sản xuất ra cái đep, không những
chỉ phản ánh cái đẹp của thế giới mà còn cần sáng tạo thêm cho thế giới
những cái đẹp mới.
II.Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:
1. Đặc điểm nhân cách của HSTH:
*Tính cách:
HSTH thường có nhiều nét tính cách tốt như: hồn nhiên, ham hiểu
biết, có lòng thương người , lòng vị tha hồn nhiên trong quan hệ với mọi
người, với thầy cô, với người lớn, với bạn bè. Vì hồn nhiên nên các em
rất dễ tin người, niềm tin của các em còn cảm tính, chưa có lý trí soi sáng
dẫn dắt. Tuy nhiên HSTH cũng có một số nhược điểm : hay bất thường,
bướng bỉnh. Ở lứa tuổi này, tính bắt chước của các em còn đậm nét. Các
em thường bắt chước những cử chỉ, hành động , của những người mà các
em xem là thần tượng. Tính bắt chước của trẻ lợi hại như con dao hai
lưỡi, cũng có thể tích cực cũng có thể “lợi bất cập hại”. Do đó, khi giáo
SVTH: Nguyễn Thị Tường Vi - 8 - GVHD: Th.s Võ Đình Dũng
Đề tài: GDTM cho HSTH ca dao, tục ngữ thông qua môn học Tiếng Việt
dục các em cần phải hiểu biết thấu đáo và tận dụng tính bắt chước của trẻ
để nâng cao hiêu quả.
*Nhận thức:
Nhu cầu nhận thức hình thành và phát triển ở trẻ em từ tuổi thơ ,đến
lớp mẫu giáo, thì nhu cầu này phát triển mạnh. Bước sang lứa tuổi tiểu
học, nhu cầu nhận thức của các em thể hiện rõ nét nhất, đặc biệt là nhu
cầu tìm hiểu thế giới xung quanh, khát vọng hiểu biết mọí thứ có liên
quan. Nhu cầu này có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển của trẻ em .
Nếu không có nhu cầu thì HSTH cũng không có tính tích cực trí tuệ.
Thường thì nhu cầu nhận thức là nhu cầu tự nhiên của trẻ nhưng nếu nội

dung và phương pháp không phù hơp với sinh lý trẻ, các em không nhận
đươc sự quan tâm từ phía giáo viên trong quá trình học tập hay các
phương tiện, điều kiện học tập thiếu thốn thì nhu cầu này có thể bị ức
chế, bị dập tắt từ chính việc học của các em.
*Tình cảm:
Đối với HSTH, tình cảm có vị trí đặc biệt vì nó là khâu trọng yếu
gắn chặt với hoạt động của trẻ em. Tình cảm tích cực sẽ kích thích trẻ em
nhận thức và thúc đẩy trẻ em hoạt động. Xúc cảm, tình cảm của HSTH
thường nảy sinh từ các tác động của những người xung quanh, từ các sự
vật hiện tượng cụ thể, sinh động. Nhìn chung, HSTH dễ bị kích động bởi
hệ thống tín hiệu thứ nhất (sự vật, hiện tượng với các thuộc tính của nó)
hơn là hệ thống tín hiệu thứ hai ( tiếng nói, chữ viết). Ở lứa tuổi này, tình
cảm của các em có hai đặc trưng sau:
 HSTH rất dễ xúc cảm, xúc động và khó kìm hãm cảm
xúc của mình.
 Tình cảm của HSTH còn mỏng manh, chưa bền vững,
chưa sâu sắc.
Trẻ em ở lứa tuổi HSTH là thực thể đang lớn, đang hoàn thiện về
cơ thể (sinh lý) và đang phát triển về tâm hồn (tâm lý). HSTH là nhân
cách đang hình thành chứ chưa phải là một cá nhân đã định hình đầy đủ,
định hình đầy đủ, ổn định (dù chỉ là tương đối), chưa trưởng thành đạt độ
chín muồi như một nhân cách công dân. HSTH chưa đủ ý thức, chưa đủ
phẩm chất và năng lực để tồn tại như một công dân trong xã hội, mà các
em luôn cần sự bảo trợ, giúp đỡ của người lớn, của nhà trường, của gia
đình và của xã hội.
Sự phát triển thể chất ở HSTH diễn ra những biến đổi cơ bản về hệ
cơ xương, về hệ thần kinh làm cơ sở cho những biến đổi tâm lý, nhân
cách ở lứa tuổi tiểu học. Cùng với việc lĩnh hội, tiếp thu một hệ thống tri
thức về các môn học, trẻ em học cách học, học kĩ năng sống trong môi
trường trường học và môi trường xã hội.Cùng với sự ảnh hưởng khá lớn

SVTH: Nguyễn Thị Tường Vi - 9 - GVHD: Th.s Võ Đình Dũng
Đề tài: GDTM cho HSTH ca dao, tục ngữ thông qua môn học Tiếng Việt
của môi trường giáo dục gia đình và quan hệ bạn bè cùng độ tuổi, cùng
lớp và cùng cấp học, HSTH lĩnh hội các chuẩn mực và qui tắc đạo đức
của hành vi. Những biến đổi cơ bản quan trọng trong sự phát triển tâm lý
của HSTH chuẩn bị cho các em những bước ngoặt quan trọng trong cuộc
sống ở tuổi thiếu niên – tuổi học sinh THCS. Vì thế, chúng ta cần có sự
quan tâm, định hướng đúng đắn tác động đến trẻ nhằm hình thành và phát
triển nhân cách cho trẻ một cách tốt nhất.
2.Thực trạng:
Đồng chí Lê Duẩn – Tổng bí thư của Đảng từng nói: “Cái đẹp là
yêu cầu sống, là cái đẹp góp phần tạo ra ý chí và tình thương một cách
bền vững và sâu sắc……”(Báo Nhân dân ngày 29 tháng 12 năm 1978).
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng cũng đã đặt vấn đề:
“Đưa cái đẹp vào trong lao động sản xuất và đời sống hằng ngày.”
Nhưng làm thế nào để đưa cái đẹp vào trong lao động sản xuất và đưa cái
đẹp vào trong đời sống hằng ngày? Đó chính là công việc nặng nề của
toàn bộ sự nghiệp cách mạng hiện nay, trong đó sự nghiệp GDTM giữ
vai trò khá quan trọng.
Như chúng ta đã biết, trong những năm qua, sự nghiệp giáo dục đã
thu được những thành tích đáng kể trong công tác bồi dưỡng tri thức và
giáo dục tư tưởng. Tuy nhiên, về công tác giáo dục đạo đức và đặc biệt là
GDTM chúng ta triển khai chưa mạnh, chưa sâu và hiệu quả còn thấp. Vì
thế mà chưa chuẩn bị tốt về phẩm chất và tài năng cho mỗi thế hệ trong
lao động sản xuất, trong xây dựng CNXH với tư cách là ngừơi làm chủ.
Những hiện tượng tiêu cực, lối sống thiếu văn minh, các hành động vô
văn hoá còn xảy ra trong xã hội đòi hỏi chúng ta phải đưa cái đẹp vào
trong lao động sản xuất, vào đời sống hằng ngày, hơn bao giờ hết phải
tăng cường sự nghiệp GDTM cho thế hệ trẻ nước ta.
Khi nói về năng khiếu âm nhạc của mình, cố nhạc sĩ Trịnh Công

Sơn từng nói: “Nhờ vào giờ học âm nhạc, hội hoạ ở nhà trường từ rất
sớm mà tôi tự thấy mình có năng khiếu về nghệ thuật”. Quả thật, những
giờ hát nhạc,vẽ,…….đã có ảnh hưởng rất lớn dến quá trình học sinh tiếp
xúc với cái đẹp, cảm thụ cái đẹp, rèn luyện cảm xúc và óc tưởng tượng.
Nhưng hiện nay, thật đáng lo khi thị hiếu thẩm mỹ của phần lớn học sinh
như “con thuyền không bến”, trôi dạt từ bé, thậm chí còn lệch chuẩn với
cái đẹp.Một thực tế đáng lo ngại rằng: “Phương diện GDTM bị coi nhẹ
nhất ở trường tiểu học, thậm chí ở một số nơi, các môn dạy về nghệ thuật
bị hi sinh hoàn toàn để nhường chỗ cho các môn khác.Một tiến sĩ đã bày
tỏ lo lắng của mình: “Không được học đầy đủ các môn nghệ thuật, các
thế hệ học sinh vào đời mang theo những khiếm khuyết về tình cảm tâm
SVTH: Nguyễn Thị Tường Vi - 10 - GVHD: Th.s Võ Đình
Dũng
Đề tài: GDTM cho HSTH ca dao, tục ngữ thông qua môn học Tiếng Việt
hồn và nhân cách, về tri thức và thị hiếu thẩm mỹ - nghệ thuật, đó là chưa
nói đến năng khiếu thẩm mỹ không có điều kiện nuôi dưỡng.”
Thực tế đó cho thấy: trong lĩnh vực âm nhạc và hội hoạ mà học sinh
còn không được tiếp xúc thường xuyên thi đối với ca dao, tục ngữ - một
phần nhỏ trong môn tiếng Việt các em lại càng không có cơ hội tìm hiểu
nhiều hơn.
Khi tìm hiểu ca dao – tục ngữ trong sách giáo khoa tiểu học, tôi
nhận thấy rằng tần suất xuất hiện của ca dao tục ngữ còn hạn chế. Phần
lớn là xuất hiện trong phân môn luyện từ và câu. Hầu hết mỗi quyển sách
chỉ có vài ba câu, số lượng rất ít. Riêng trong sách Tiếng Việt lớp 4 và
lớp 5 thì ca dao – tục ngữ mới xuất hiện nhiều hơn.
Nói đến ca dao – tục ngữ thì trong chúng ta ai cũng biết rằng đây là
kho tàng quí báu của nền văn học dân tộc. Đặc biệt giá trị thẩm mỹ chính
là cái gốc, cái hồn để những câu ca dao – tục ngữ ấy tồn tại đến ngày nay.
Tuy rằng trong SGK tiểu học nó xuất hiện không nhiều nhưng những nội
dung giáo dục của nó vẫn trọn vẹn và đầy đủ.

Như chúng ta đã biết thì cái đẹp không chỉ là những biểu hiện bên
ngoài của sự vật, hiện tượng mà còn là những phẩm chất đạo đức tốt đẹp
của con người. Chính vì lẽ đó mà GDTM luôn hướng tới việc hòan thiện
nhân cách cho HSTH. Để đạt được mục đích đó thì GDTM trước tiên
phải giáo dục cho các em có lòng biết ơn đối với ông bà, cha mẹ và thầy
cô. Vì họ là những người đã có công sinh thành, chăm sóc và dưỡng dục
các em nên người.
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.”
Những câu ca dao này đã rất quen thuộc với các em HSTH. Nếu
như thầy cô giáo biết tận dụng nó trong giờ dạy của mình thì sẽ đem lại
hiệu quả rất cao. Thế nhưng trên thực tế thì những bài học chứa đựng
trong ca dao – tục ngữ chưa được phát huy hết tác dụng. Ví dụ như câu
ca dao:
“Muốn sang thì bắc cầu Kiều
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy.”
(Tiếng Việt 5 – tập 2, trang 92)
Trong sách TV lớp 5 – tập 2 câu ca dao trên xuất hiện trong phần
luyện từ và câu, tên bài là: “Mở rộng vốn từ: Truyền thống”. Với nội
dung giảng dạy mà giáo viên đã sọan trong giáo án thì chỉ đề ra yêu cầu
là các em học sinh phải làm quen và ghi nhớ được các câu tục ngữ đã nêu
trong bài. Để thực hiện yêu cầu đó thì giáo viên sẽ cho các em tham gia
SVTH: Nguyễn Thị Tường Vi - 11 - GVHD: Th.s Võ Đình
Dũng
Đề tài: GDTM cho HSTH ca dao, tục ngữ thông qua môn học Tiếng Việt
trò chơi điền từ còn thiếu vào các câu ca dao – tục ngữ để hòan chỉnh nó,
đồng thời điền từ đó vào ô chữ đã được kẻ sẵn. Như thế thì giáo viên sẽ
không giải thích gì thêm về nội dung của các câu ca dao – tục ngữ đó.

Qua tiết dạy đó thì giáo viên đã giúp học sinh làm quen và ghi nhớ thêm
một số câu ca dao – tục ngữ để làm phong phú sự hiểu biết của các em.
Tuy nhiên các em sẽ không biết được nội dung giáo dục chứa đựng trong
các câu ca dao – tục ngữ ấy, đôi khi các em còn hiểu chúng theo “nghĩa
đen” thể hiện trên từng câu chữ. Như vậy thì ca dao – tục ngữ chưa được
khai thác tối đa tác dụng của mình. Do đó khi sọan giáo án thì giáo viên
nên chú ý đến ý nghĩa của các câu CD – TN có trong bài. Bên cạnh đó thì
nên tìm thêm những câu có ý nghĩa tương tự. Trên cơ sở đó, khi lên lớp
thì giáo viên sẽ giải thích thêm cho học sinh hiểu được nội giáo dục chứa
trong các câu CD – TN ấy. Từ đó, giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh đạt
được những chuẩn mực đạo đức nhất định, dạy cho học có thái độ lễ
phép và biết vâng lời ông bà, cha mẹ, thầy cô. Không những thế giáo viên
có thể chỉ cho học sinh cách bộc lộ tình cảm, lòng biết ơn của mình đối
với những người đã dưỡng dục, nuôi nấng chúng ta thành tài.
Những câu tục ngữ như:
“Con có cha như nhà có nóc
Con không cha như nòng nọc đứt đuôi.”
(Tiếng Việt lớp 5 – tập 2 – trang 92)
Hoặc
“Cá không ăn muối cá ươn
Con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư”
(Tiếng Việt lớp 2 – tập 1 – trang 93)
Sẽ giúp cho học sinh hiểu được tầm quan trọng của cha mẹ, từ đó điều
chỉnh hành vi đạo đức của mình cho phù hợp. Các em hiểu được rằng
mình phải vâng lời cha mạ, có như thế mới trở thành con ngoan, trò giỏi
được. Trên thực tế thì HSTH được xem là lứa tuổi ngoan ngoãn nhất
trong các bậc học. Các em luôn làm vui lòng ông bà, cha mẹ và thầy cô.
Chỉ có một số rất ít các em còn hư hỏng, thiếu lễ phép, không biết vâng
lời …….Đó cũng là vấn đề đặt ra cho nền giáo dục Việt Nam.
Bên cạnh việc giáo dục lòng biết ơn, sự kính trọng đối với ông bà,

cha mẹ thì việc giáo dục tình cảm yêu thương gắn bó giữa anh chị em
trong gia đình cũng là một nội dung khá quan trọng. Tục ngữ có câu:
“Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.”
Anh chị em là những người cùng chung huyết thống, cùng sống
trong một gia đình. Vì lẽ đó mà anh chị em cần phải thương yêu nhau,
nhường nhịn và giúp đỡ lẫn nhau. Do đó, giáo viên cần giúp các em có
SVTH: Nguyễn Thị Tường Vi - 12 - GVHD: Th.s Võ Đình
Dũng
Đề tài: GDTM cho HSTH ca dao, tục ngữ thông qua môn học Tiếng Việt
thái độ đúng đắn đối với mối quan hệ giữa anh chị em trong gia đình. Là
anh trai, chị gái thì phải biết nhường nhịn em nhỏ; là em thì phải biết
vâng lời và thương yêu anh chị.Có như vậy thì gia đình mới hòa thuận và
vui vẻ được. Để làm được điều đó thì gia đình và giáo viên phải có sự
định hướng cho các em từ bây giờ, chỉnh sửa ngay trong cách xưng hô.
Nhiều gia đình hiện nay không quan tâm đến việc đó, thế nhưng chính
cách xưng hô lại thể hiên được mối quan hệ giữa anh chị em trong gia
đình. Có xưng hô đúng vai vế thì mới cư xử đúng mực được.
Người ta thường nói: “Thương nhau như chị em gái”
(Tiếng Việt lớp 4 – tập 1 – trang 33)
Hay
“Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”
(Tiếng Việt lớp 3 – tập 1 – trang 54)
Điều này cho thấy rằng mối quan hệ giữa anh chị em trong gia đình là
một vấn đề quan trọng. Vì thế, trong giờ học thì giáo viên nên giải thích,
làm rõ nghĩa các câu CD – TN có liên quan nhằm giúp học sinh có được
thái độ đúng đắn trong mối quan hệ với anh chị em trong gia đình.
Một khía cạnh khác trong vấn đề GDTM cho HSTH thông qua CD
– TN là giáo dục tình yêu làng xóm, quê hương, đất nước. Hai tiếng “quê

hương” từ lâu đã đi vào sâu trong tâm thức của người dân Việt Nam. Quê
hương là nơi “chôn nhau cắt rốn” của mỗi người, gắn bó với cuộc sống,
với tuổi thơ, với thời thơ ấu của chúng ta. Chính vì thế mà hai tiếng “quê
hương” đối với người Việt Nam lúc nào cũng thân thương, nó vừa thiêng
liêng lại vừa gần gũi. Trong sách Tiếng Việt lớp 4 – tập 1 – phân môn
luyện từ và câu trang 74 có bài ca dao:
“Rủ nhau chơi khắp Long Thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai
Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai
Hàng Buồm, Hàng Thiếc,Hàng Hài, Hàng Khay
Mã Vĩ, Hàng Điếu, Hàng Giày
Hàng Lờ, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn
Phố Mới, Phúc Kiến, Hàng Than
Hàng Mã, Hàng Mắm, Hàng Ngang, Hàng Đồng
Hàng Muối, Hàng Nón, Cầu Đông
Hàng Hòm, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng Bè
Hàng Thùng, Hàng Bát, Hàng Tre
Hàng Vôi, Hàng Giấy, Hàng The, Hàng Gà
Quanh quanh về đến Hàng Da
Trải xem phường phố thật là đẹp xinh.”
SVTH: Nguyễn Thị Tường Vi - 13 - GVHD: Th.s Võ Đình
Dũng
Đề tài: GDTM cho HSTH ca dao, tục ngữ thông qua môn học Tiếng Việt
Vì bài ca dao này xuất hiện trong bài: “Luyện tập viết tên người,
tên địa lí Việt Nam nên yêu cầu cần đạt được là học sinh phải viết đúng
tên các địa danh ở thủ đô Hà Nội. Do đó giáo viên chỉ hướng dẫn học
sinh cách viết danh từ riêng chứ không giải thích gì thêm. Như vậy thì
học sinh sẽ không biết được đặc điểm nổi bật của vùng đó. Thế nên theo
bản thân tôi thì giáo viên nên tìm hiểu thêm về các địa danh trong bài ca
dao đó, có thể dùng tranh, ảnh minh họa tè đó tác động đến nhãn quan

thẩm mỹ của các em, vừa giới thiệu cho các em biết thêm về đất nước lại
vừa nâng cao lòng tự hào dân tộc, tự hào về những truyền thống tốt đẹp
của quê hương trong các em.
Không những thế học sinh còn được giáo dục cách ứng xử với mọi
người xung quanh.
“Người thanh tiếng nói cũng thanh
Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu.”
(Tiếng Việt lớp 4 – tập 1 – trang 49)
Trên thế giới này, con người sống với nhau cốt ở tấm lòng và cách
cư xử hợp tình, hợp lý. Chính vì thế mà việc cư xử trong các mối quan hệ
xã hội cần được quan tâm, chú trọng. Với HSTH thì việc xây dựng các
mối quan hệ lành mạnh, tốt đẹp là cơ sở quan trọng để các em phát triển
một cách toàn diện, đầy đủ. Do đó, trong quá trình giảng dạy thì giáo
viên cần phải chú trọng đến việc giáo dục ứng xử cho các em.
Qua câu tục ngữ trên giáo viên phải tác động đến ý thức của các
em một cách triệt để, phải ho học sinh biết được tầm quan trọng của việc
ứng xử. Đồng thời có thể đưa ra thêm một số câu CD – TN giáo dục cách
ứng xử để các em hiểu rõ hơn về vấn đề này. Chẳng hạn như:
“Chim khôn kêu tiếng rảnh ran
Người khôn nó tiêng diu dàng dễ nghe”
Hay
“Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
Có như thế thì học sinh mới có thể điều chỉnh hành động lời nói
của mình trong cách ứng xử của mình cho phù hợp. Nhưng điều quan
trọng hơn nữa là giáo viên cần phải làm gương cho học sinh noi theo.
Người dạy không thể hướng học sinh của mình đến những điều tốt đẹp
mà bản thân lại có những cư xử không đúng. Làm như thế học sinh sẽ
không tôn trọng và sẽ không vâng lời.
Trên trên thực tế thì HSTH rất hồn nhiên, hòa đồng, do vậy mà

trong cư xử các em cũng rất hồn nhiên, vô tư. Tuy nhiên nếu người lớn
không để ý khiến trẻ em tiếp xúc với những điều không hay trong cuộc
ống thì sẽ ảnh hưởng đến trẻ rất nhiều.
SVTH: Nguyễn Thị Tường Vi - 14 - GVHD: Th.s Võ Đình
Dũng
Đề tài: GDTM cho HSTH ca dao, tục ngữ thông qua môn học Tiếng Việt
Đó là trong cách cư xử với bạn bè cùng trang lứa. Ngoài ra giáo
viên còn phải giáo dục co các em tính lễ phép, đúng mực trong cư xử với
những người lớn nhỏ trong xã hội. HSTH cần phải biết “kính trên
nhường dưới”;biết “đi thưa về trình”………phải biết cư xử linh họat,
khéo léo. Như thế thì mới tạo được sự yêu mến đối với mọi người xung
quanh.
Không chỉ có vậy, nội dung giáo dục tinh thần tương thân tương ái,
biết giúp đỡ những người gặp khó khăn trong cuộc sống cũng có trong
CD – TN như:
“Nhường cơm sẻ áo”
Hay
“Lá lành đùm lá rách”
(Tiếng Việt lớp 4 – tập 1 – trang 34”
Ông bà xưa có câu: “Một miếng khi đói bằng một góí khi no”. Lúc
khó khăn, vất vả thì một sự giúp đỡ dù là nhỏ nhoi cũng trở nên to lơn,
quí báu đối với chúng ta. Sự yêu thương, đùm bọc giữa những người lớn
trong xã hội là yếu tố quan trọng để làm cho xã hội phát triển một cách
bền vững. Chính vì lẽ đó mà con người trong cuộc sông này cần phải
đùm học, thương yêu giúp nhau khi gặp khó khăn. Đối với GDTM thì
việc giáo dục tính nhân đạo cho học sinh là điều quan trọng. Giáo viên
cần dạy cho học sinh tính cảm thông, biết chia sẻ những khó khăn, vất vả
của những người xung quanh mình. Khi gặp người đang lâm vào cảnh
khốn khó thì phải đồng cảm và giúp đỡ họ vuợt qua khó khăn đó.
Thực tế thì các em học sinh đã có những biểu hiện rất rõ nét trong

việc giúp đỡ, quan tâm, chia sẻ với những hòan cảnh kho khăn trong cuộc
sống. Đó là một nền tảng tốt đẹp chho việc hòan thiện nhân cách của các
em sau này. Giáo viên cần phải biết tận dụng nó, đồng thời trong quá
trình giảng dạy phải có sự tác động tích cực đến tình cảm thẩm mỹ của
các em. Không những dạy lý thuyết suông mà giáo viên cần phải đưa ra
những việc làm cụ thể những hoạt động thực tế để các em có thể tiếp cận
thực tế. Từ đó rút ra bài học cho bản thân.
Trong những năm qua, công tác giáo dục tinh thần tương thân
tương ái cho HSTH đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Nhiều
trường tiểu học hiện nay đã xây dựng quỹ nhân đạo hằng tuần và mỗi lớp
trong trường đều tham gia rất tích cực. Các em đã biết tiết kiệm tiền quà
vặt mỗi ngày để đóng góp quỹ đó vào cuối tuần hoặc đóng góp đồ dùng
học tập, sách giáo khoa cũ, quần áo cũ … để giúp đỡ các bạn vùng lũ lụt,
vùng biên giới, hải đảo….Những việc làm đó rất thiết thực, thể hiện được
nét đẹp trong tâm hồn của các em. Đồng thời, với những hoạt động đó,
tinh thần của các em sẽ được nuôi dưỡng tạo thành một nền tảng trong
SVTH: Nguyễn Thị Tường Vi - 15 - GVHD: Th.s Võ Đình
Dũng
Đề tài: GDTM cho HSTH ca dao, tục ngữ thông qua môn học Tiếng Việt
việc hình thành tình thương yêu, sự đồng cảm đối với những số phận kém
may mắn trong cuộc sống.
Tuy nhiên bên cạnh những hoạt động nhân đạo ấy vẫn còn một số
em có những hành động không tốt trong việc đối xử với những người gặp
khó khăn trong cuộc sống. Nhiều em học sinh khi thấy người tàn tật,
người lang thang xin ăn thì lại trêu chọc, đùa giỡn với ý khinh miệt, xem
thường. Việc này đã gây ra ác cảm đối với những người xung quanh, họ
sẽ cho rằng học sinh ngày nay không còn được giáo dục tốt nữa…… Đó
là nhữn vấn đề đáng lo ngại đối với GDTM, giáo dục đạo đức nói riêng
và đối với giáo dục tiểu học nói chung.
Làm thế nào để HSTH ngày càng có những hành động đẹp trong

việc đối xử với những người gặp khó khăn là vấn đề đạt ra cho ngành
giao dục Việt Nam hiện nay.
Một nội dung giáo dục nữa cũng góp phần không nhỏ vào việc
giáo dục thẩm mỹ cho HSTH đó là giáo dục tình yêu đối với lao động,
biết quý trọng sản phẩm và công sức của người lao động.
Ai trong chúng ta cũng đều phải lao động để sống và công hiến.
Lao động là hoạt động tất yếu của con người, chỉ có lao động thì con
người mới có thể tồn tại được. Chính lao động tạo ra những sản phẩm vật
chất và cả tinh thần phục vụ cho đời sống, làm cho cuộc sống ngày một
phát triển hơn. Vì vậy các em HSTH cần phải được giáo dục tình yêu đối
với lao động, có thái độ đúng đắn đối với học tập (vì học tập cũng là lao
động – lao động trí óc). Giáo viên cần phải hướng dẫn cho học sinh có
nhận thức rõ rệt về việc học, không được lơ là, lười biếng trong học tập.
Các câu tục ngữ như:
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”
(Tiếng Việt lớp 5 – tập 2 – trang 93)

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn gạo mhớ kẻ đâm. Xay, giần, sàng”
(Tiếng Việt lớp 5 – tập 2 – trang 93)
Đều nằm trong bài; “Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Truyền thống”.
Do đó giáo viên cần phải nêu lên được tầm quan trọng của lao động trong
cuộc sống, đồng thời giáo dục các em phải biết ghi nhớ công ơn của
những người đã làm ra của cải, những người đã góp công sức to lớn của
mình vào việc xây dựng cuộc sống tốt đẹp. Ngoài ra giáo viên cũng phải
nhấn mạnh với các em về tư tưởng “nhớ nguồn” – đó là một truyền thống
tốt đẹp của cha ông ta từ xưa đến nay.
SVTH: Nguyễn Thị Tường Vi - 16 - GVHD: Th.s Võ Đình
Dũng

Đề tài: GDTM cho HSTH ca dao, tục ngữ thông qua môn học Tiếng Việt
Bác Hồ của chúng ta đã từng nói: “Đẩy mạnh hơn nữa việc giáo
dục lao động trong nhà trường là khâu chủ yếu trong toàn bộ sự nghiệp
giáo dục XHCN nhằm đào tạo thế hệ trẻ không những có kiến thức khoa
học mà còn có kiến thức cơ bản về kĩ thuật sản xuất công nghiệp và nông
nghiệp, những thói quen lao động sẵn sàng bước vào công cuộc xây dựng
CNXH (Theo văn hóa nghệ thuât là một mặt trận – HCM.NXB Văn học
Hà Nội năm 1981, trang 252). Chính vì thế mà ở trường tiểu học các em
đã được nhà trường tổ chức lao động sân trường hoặc đường phố. Từ
những hoạt động đó, HSTH sẽ được giáo dục tình yêu đối với lao động.
Đồng thời các em sẽ có cái nhìn rõ nét hơn về việc giữ gìn vệ sinh đường
phố, trường học xanh – sạch – đẹp.
Tuy nhiên bên cạnh đó nhiều em vẫn chưa có ý thức về lao động.
Các em thiếu sự tôn trọng đối với những người lao công, những người
buôn bán ve chai……Do đó giáo viên cần phải chấn chỉnh học sinh tiểu
học trong vấn đề này, phải khuyên bảo các em không được xem thường
những người lao động trên hè phố. Tất cả những việc làm đó đều đem lại
cuộc sống tốt đẹp cho chúng ta nên phải biết quí trọng và ghi nhớ.
Mặt khác, lao động không chỉ là công việc quét dọn, làm vệ sinh
đường phố, làm việc trong công sở hay công truờng mà học tập cũng là
lao động. Trên thực tế HSTH đã được giáo dục tinh thần học tập rất tốt,
nhiều em đã có tinh thần học tập. Mặc dù không được bố mẹ, anh chị
nhắc nhở nhưng các em vẫn học tập xuất sắc, rất đáng khen. Thế nhưng,
bên cạnh những thành tích đã đạt được thì ngành giáo dục cúng đã gặp
phải một thực tế đáng lo ngại rằng: tỉ lệ học sinh bỏ học ngày càng nhiều.
Theo ông Phạm Ngọc Đình – Phó vụ trưởng vụ GDTH, Bộ GD - ĐT cho
biết: “Sau khi khai giảng năm học 2008 – 2009 đã có 61 trên 63 tỉnh,
thành phố báo cáo về tình trạng học sinh bỏ học ở cấp Tiểu học. Theo đó,
ngay từ đầu năm học 2008-2009 đã có 18701 học sinh bỏ học trên tổng
số 6,6 triệu hoc sinh chiếm tỉ lệ 0,28%. Tuy nhiên so với năm học trước

thì tỉ lệ bỏ học đã giảm đi nhiều. Bộ GD-ĐT thống kê, đến hết ngày 31-5-
2009, số học sinh bỏ học là 34938 em trên tổng số 6,9 triệu học sinh,
chiếm tỉ lệ 0,49%.
Từ đó ta thấy rằng công tác giáo dục tư tưởng cho các em còn hạn
chế. Đồng thời, công tác giáo dục thẩm mỹ cũng chưa được phát huy.
Các em không thấy được niềm vui khi đến trường, không nhận thức được
ý nghĩa của việc học với những điều bổ ích tốt đẹp mà việc học đem lại.
Nhìn chung việc giáo dục thẩm mỹ cho HSTH bằng CD – TN
thông qua môn Tiếng Việt trong trường Tiểu học hiện nay đã có nhiều
kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn những biểu hiện
trái với thuần phong mỹ tục. Và đây là vấn đề đặt ra đối với các cấp
SVTH: Nguyễn Thị Tường Vi - 17 - GVHD: Th.s Võ Đình
Dũng
Đề tài: GDTM cho HSTH ca dao, tục ngữ thông qua môn học Tiếng Việt
ngành có liên quan, đối với nhà trường Tiểu học, các bậc phụ huynh, giáo
viên và tòan xã hội.
3.Nguyên nhân:
a.Nguyên nhân khách quan:
Trong thời đại hiện nay, trước nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
ngày càng mạnh mẽ; tác động chuyển biến của nền kinh tế thị trường,
hiện tượng xa rời, phai nhạt lý tưởng Cách mạng; sa sút về phẩm chất đạo
đức, chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng cơ hội, thực dụng có chiều hướng phát
triển. bên cạnh các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm đang tàn phá tuổi
trẻ học đường thì một “bóng ma” khác đang lén lút, kín đáo và tinh vi
hơn, lặng lẽ hơn đang tìm cách phá họai, nhuộm đen những tâm hồn trẻ
thơ trong trắng. Đó là những ấn phẩm đồi trụy và bạo lực, tuy mới xuất
hiện nhưng đã sớm phổ biến trong các trường học. Chính điều này đã
khiến cho một bộ phận học sinh có lối sống thực dụng, dẫn đến tình trạng
đối phó, gian lận, thiếu trung thực, trước hết là trong học tập.
Các trò chơi điện tử bạo lực, đồi trụy, những cuốn truyện tranh

mang tính phản giáo dục xuất hiện ngày càng nhiều. Hàng lọat những
lọai “phim đen” trên mạng đã cuốn hút học sinh hơn là những bài CD –
TN.Tất cả những tệ nạn đó đã làm cho HSTH quên đi nhiệm vụ học tập
của mình, ngày càng xa rời các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của
dân tộc.
b.Nguyên nhân chủ quan:
 Ca dao – tục ngữ là những kinh nghiệm, những tình cảm gắn bó,
tha thiết đối với quê hương mà ông cha ta để lại. Đó là một kho
tàng quí báu. Thế nhưng trong chương trình học của HSTH, ca dao
– tục ngữ xuất hiện rất hạn chế. Việc này khiến cho HSTH không
có sự tiếp xúc thường xuyên, không được có cơ hội tìm hiểu kĩ về
ca dao tục ngữ. Do đó, đối với ca dao, tục ngữ - một nét đẹp riêng
của văn học dân tộc, các em chưa thật sự được cọ xát; tình yêu đối
với ca dao – tục ngữ còn chưa được hình thành.
 Các thầy cô giáo chưa phát huy hết vai trò của ca dao – tục ngữ
trong giờ học, chưa đưa ca dao – tục ngữ đến gần với các em do đó
chưa tác động đến tình cảm thẩm mỹ của các em một cách sâu sắc.
 Giữa gia đình, nhà trường và xã hội thiếu sự đồng bộ trong việc
phối hợp với nhau để tạo thành một hệ thống quản lý các em. Chưa
có sự định hướng rõ ràng để các em xa rời những yếu tố phi văn
hóa, đồi trụy để quay về với những cái đẹp chân chính.
SVTH: Nguyễn Thị Tường Vi - 18 - GVHD: Th.s Võ Đình
Dũng
Đề tài: GDTM cho HSTH ca dao, tục ngữ thông qua môn học Tiếng Việt
 Các em học sinh còn thụ động trong việc tìm hiểu về ca dao, tục
ngữ. Các em chưa để ý đến những cảnh đẹp xung quanh mình,
những hành vi ứng xử tốt đẹp hay những việc làm mang ý nghĩa
nhân đạo sâu sắc, chưa có sự rèn luyện, khám phá để trau dồi năng
lực thẩm mỹ của mình.
4.Một số giáo án về phân môn luyện từ và câu ở tiểu học:

*Giáo án 1:
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn : Tiếng Việt lớp 4.
Phân môn : Luyện từ và câu.
Bài : Mở rộng vốn từ: Nhân hậu – Đòan kết.
Số tiết : 1 tiết.
I. Mục tiêu:
- Mở rộng vốn từ thao chủ điểm : Nhân hậu – Đòan kết.
- Rèn luyện để sử dụng tốt vốn từ trên.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu bài tập ghi bài tập 1 trang 93
Hiền Ác

- Bảng con học sinh.
III. Hoạt động dạy học:
Nội dung Hoạt động của giáo viên Họat động của học sinh
1. Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài
cũ.
- Kiểm tra sỉ số.
- Cho lớp hát.
- Gọi HS nhắc lại tên bài học
trước.
- Gọi HS lên kiểm tra.
- Giáo viên nhận xét- ghi điểm.
- Lớp trưởng báo cáo sỉ
số.
- Lớp hát.
- Một HS nhắc lại.
- Một HS lên trả lời.

SVTH: Nguyễn Thị Tường Vi - 19 - GVHD: Th.s Võ Đình
Dũng
Đề tài: GDTM cho HSTH ca dao, tục ngữ thông qua môn học Tiếng Việt
3. Bài mới
a.Giới thiệu
bài.
b.Phát triển
bài.
* Bài tập 1:
* Bài tập 2:
- GV giới thiệu bài.
-GV yêu cầu HS đọc yêu cầu
bài tập 1.
- GV chia 4 nhóm và tổ chức
thảo luận.
- GV phát phiếu học tập.
- GV yêu cầu đại diện nhóm
lên báo cáo kết quả.
- GV cho các nhóm nhận xét
và chốt lại.
Hiền Ác
Hiền dịu
Hiền đức
Hiền hậu
Hiền lành
……
Hung ác
Độc ác
Ác ôn
Ác nghiệt

……
- Gọi một HS đọc yêu cầu bài
tập 2.
- Treo bảng phụ phần bài tập 2.
- GV chia lớp thành 2 nhóm.
- GV phổ biến luật chơi.
+ Nhóm 1 ghi các từ thể hiện
lòng nhân hậu và tinh thần
đòan kết(ghi vào cột có dấu +).
+ Nhóm 2 ghi các từ có nghĩa
trái với nhân hậu, đoàn kết (ghi
vào cột có dấu - )
- Tổ chức cho HS chơi.
- GV cho HS lên bảng trình
bày.
- GV cho lớp nhận xét và chốt
lại.
- HS lắng nghe.
- Một HS đọc.
- Lớp chia nhóm để thảo
luận.
- Lớp nhận phiếu.
- Đại diện nhóm báo cáo.
- Các nhóm nhận xét.
- HS theo dõi.
- Một HS đọc.
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe.
- HS tham gia chơi.
- Đại diện nhóm lên trình

bày.
- HS theo dõi.
SVTH: Nguyễn Thị Tường Vi - 20 - GVHD: Th.s Võ Đình
Dũng
Đề tài: GDTM cho HSTH ca dao, tục ngữ thông qua môn học Tiếng Việt
* Bài tập 3:
* Bài tập 4:
+ -
Nhân hậu - Nhân từ
- Nhân ái
- Hiền
hậu
- Phúc
hậu
- Đôn
hậu
- Trung
hậu.
- Độc ác
- Tàn ác
- Hung ác
- Tàn bạo
Đòan kết - Cưu
mang
- Che chở
- Đùm
bọc
- Bất hòa
- Lục
Đục

- Chia rẽ
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập
3.
- Cho HS thảo luận nhóm đôi.
- GV gọi HS trả lời.
- GV cho HS nhận xét.
- GV nhận xét và chốt lại.
+ Hiền như Bụt.
+ Lành như đất.
+ Dữ như cọp.
+ Thương nhau như chị em gái
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập
4.
- GV gợi ý cho HS thực hiện
yêu cầu bài tập 4.
+Muốn hiểu các câu tục ngữ,
thành ngữ các em phải hiểu
được nghĩa đen và nghĩa bóng
của chúng.
- Một HS đọc.
- HS thảo luận.
- Một HS trả lời.
- Lớp nhận xét.
- HS lắng nghe.
- Một HS đọc.
- HS lắng nghe.
- GV gọi HS giải nghĩa.
- GV cho HS nhận xét.
- GV nhận xét và chốt lại.
- HS trả lời.

- Lớp nhận xét.
- HS lắng nghe.
SVTH: Nguyễn Thị Tường Vi - 21 - GVHD: Th.s Võ Đình
Dũng
Đề tài: GDTM cho HSTH ca dao, tục ngữ thông qua môn học Tiếng Việt
Câu Nghĩa
đen
Nghĩa
bóng
1. Môi hở
răng lạnh
Môi và
răng là hai
bộ phận
trong
miệng
người.Môi
che
chở,bao
bọc bên
ngoài
răng.Môi
hở thì
răng lạnh.
-Những
người ruột
thịt,gần gũi
thì phải che
chở, đùm
bọc nhau.

2.Máu
chảy ruột
mềm.
Máu chảy
thì đau tận
trong ruột
gan.
Người thân
gặp nạn thì
mọi người
đều lo lắng.
3.Nhường
cơm sẻ
áo.
Nhường
cơm áo
cho nhau
Giúp đỡ,
san sẻ cho
nhau khi
gặp khó
khăn họan
nạn.
4.Lá lành
đùm lá
rách
Lấy lá
lành bọc
lá rách
cho khoi

hở
Người khỏe
mạnh, cưu
mang, giúp
đỡ người
yếu.Người
may mắn
giúp đỡ
người bất
hạnh.Người
giàu có
giúp đỡ
người
ngheo khó.
4. Củng cố,
dặn dò
- GV tổng kết nhận xét tiết học
- Dặn dò các em về đọc lại các câu
thành ngữ và giải nghĩa các câu
thành ngữ đó.
-HS lắng nghe.
- HS thực hiện.
SVTH: Nguyễn Thị Tường Vi - 22 - GVHD: Th.s Võ Đình
Dũng
Đề tài: GDTM cho HSTH ca dao, tục ngữ thông qua môn học Tiếng Việt
- Liên hệ giáo dục HS.
- Yêu cầu HS về học thuộc lòng
các câu thành ngữ, tục ngữ ở bài
tập 3 và 4,
- Chuẩn bị bài cho tiết học sau.

*Giáo án 2:
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn : Tiếng Việt lớp 5.
Phân môn : Luyện từ và câu.
Bài : Mở rộng vốn từ : Truyền thống.
Số tiết : 1 tiết.
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh mở rộng và hệ thống hóa, tích cực hóa vốn từ gắn
với chủ điểm nhớ nguồn.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giấy khổ to, bút dạ, bảng phụ bài tập 2.
- từ điển Tiếng Việt Tiểu học.
III. Họat động dạy học:
Nội dung Họat động của giáo viên Họat động của học
sinh
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài

- Kiểm tra sỉ số
- Cho lớp hát.
- Gọi HS nhắc lại tên bài học
trước.
- Gọi HS lên kiểm tra bài cũ.
- GV cho lớp nhận xét.
- GV nhận xét và ghi điểm.
- Lớp trưởng báo cáo
sỉ số.
- Lớp hát.
- Một HS nhắc lại.
- Một HS lên trả lời.

- Lớp nhận xét.
3. Bài mới
a. Giới thiệu
bài.
b. Hướng dẫn
- GV giới thiệu bài. - HS lắng nghe.
SVTH: Nguyễn Thị Tường Vi - 23 - GVHD: Th.s Võ Đình
Dũng
Đề tài: GDTM cho HSTH ca dao, tục ngữ thông qua môn học Tiếng Việt
làm bài tập.
*Bài tập 1:
* Bài tập 2:
- Gọi một HS đọc yêu cầu bài
tập 1.
- Cho HS thảo luận nhóm
đôi.
- Gọi 3 HS lên bảng làm bài
tập.
- GV cho HS nhận xét bài
làm trên bảng.
- GV nhận xét, kết luận, tìm
lời giải đúng.
*GV minh họa:
- Yêu nước: “Giặc đến nhà,
đàn bà cũng đánh”.
- Lao động cần cù: “Có làm
thì mới có ăn
Không dưng ai dễ mang
phần đến cho”.
- Đòan kết: “Một cây làm

chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi
cao”.
- Nhân ái: “Thương người
như thể thương thân”.
- Gọi một HS đọc yêu cầu bài
tập 2.
- Treo bảng phụ có ô chữ bài
tập 2.
- GV chia lớp thành 2 nhóm
- Cho HS chơi trò chơi: “Ô
chữ kì diệu”.
- GV phổ biến luật chơi.
- Bắt đầu cho lớp chơi.
- Một HS đọc.
- HS thảo luận.
- 3 HS lên bảng làm
bài.
- HS nhận xét, bổ
sung.
- HS lắng nghe.
- HS theo dõi.
- Một HS đọc yêu cầu
bài tập 2.
- Lớp chia thành 2
nhóm.
- HS lắng nghe.
- Lớp chơi.
- GV đọc lần lượt các câu
CD-TN còn khuyết từ và cho

HS tìm.
- GV gọi tên nhóm đã tìm ra
- HS lắng nghe, tìm từ
còn thiếu, điền vào ô
chữ cho phù hợp.
- Cử đại diện nhóm
SVTH: Nguyễn Thị Tường Vi - 24 - GVHD: Th.s Võ Đình
Dũng
Đề tài: GDTM cho HSTH ca dao, tục ngữ thông qua môn học Tiếng Việt
4.Củng cố, dặn
dò.
kết quả.
- GV nhận xét đúng – sai.Nếu
đúng thì cho điền vào ô
chữ.Nếu sai thì bỏ qua và cho
tìm từ tiếp theo.
- GV nhận xét và tuyên
dưong nhóm thắng cuộc,và
đưa ra đáp án cuối cùng.
- GV cho HS đọc lại toàn bộ
những câu CD-TN trong bài.
- GV giải thích nghĩa của các
câu CD-TN và liên hệ giáo
dục phải biết “nhớ nguồn”,
ghi nhớ công ơn của những
người đã đem lại ấm no, hạnh
phúc cho cuộc sống.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn các em học thuộc lòng
những câu CD-TN trong bài.

- Chuẩn bị bài sau.
trình bày.
- HS làm theo.
- HS theo dõi.
- HS đọc.
- HS lắng nghe và có
thể ghi chép vào sổ tay
cá nhân.
- HS lắng nghe và thực
hiện.
III.Đề xuất một số giải pháp:
Nhân cách không phải sinh ra đã có sẵn mà phải được hình thành
và phát triển do nhiều yếu tố. Năng lực thẩm mỹ xủa HSTH cũng vậy.
Các em khong thể sinh ra là đã biết nhận thức về cái đẹp mà quá trình
nhận thức đó phải diễn ra lâu dài. Tuy nhiên bản thân các em không thể
một mình làm được điều đó mà phải có sự dạy dỗ, định hướng từ phía
nhà trường, gia đình, xã hội và các cấp ngành liên quan. Do đó vai trò
của các nhân tố này là rất quan trọng đối với việc GDTM cho các em
thông qua CD-TN. Trong bài viết này tôi xin đề xuất một số giải pháp để
góp phần vào công cuộc GDTM cho HDTH được tốt hơn.
1. Đối với xã hội:
Muốn GDTM ở tuổi thanh niên tốt thì trước hết ở tuổi thiếu nhi và
thiếu niên phải được giáo dục tốt. Ở đây, gia đình, nhà trường và các
đoàn thể có trách nhiệm rất cơ bản. Đương nhiên là gia đình, nhà trường
và các đòan thể cũng không thể tách rời môi trường xã hội, Điều kiện xã
hội với sự phát triển nhịp nhàng và cân đối của nó có ảnh hưởng rất to
lớn đối với sự hình thành cách sống và năng lực sáng tạo của con người.
SVTH: Nguyễn Thị Tường Vi - 25 - GVHD: Th.s Võ Đình
Dũng

×