Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

thực trạng ứng dụng cntt vào dạy học ở trường thpt hai bà trưng, tp huế, tỉnh tt huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (374.07 KB, 66 trang )

Chương 2
THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CNTT VÀO DẠY HỌC Ở
TRƯỜNG THPT HAI BÀ TRƯNG, TP HUẾ, TỈNH TT HUẾ
2.1. Một vài nét về trường THPT Hai Bà Trưng, TP Huế, tỉnh TT
Huế
Trường THPT Hai Bà Trưng, TP Huế, tỉnh TT Huế là một trong những
ngôi trường lớn ở miền Trung và trên toàn quốc. Được thành lập ngày 15
tháng 7 năm 1917, lúc đó trường mang tên Đồng Khánh. Trải qua bao thăng
trầm của lịch sử, trường được mang nhiều tên gọi khác nhau. Từ 1919 đến
1954, trường mang tên Cao đẳng tiểu học Đồng Khánh. Từ 1955 đến 1975,
trường mang tên trường Nữ trung học Đồng Khánh gồm hai cấp: Đệ Nhất cấp
và Đệ Nhị cấp. Sau ngày thống nhất đất nước, trường được mang tên Trường
cấp III Trưng Trắc. Từ năm 1981 đến nay, trường được đổi tên thành Trường
THPT Hai Bà Trưng.
Trường THPT Hai Bà Trưng là một địa chỉ giáo dục có uy tín, 100%
giáo viên có trình độ Đại học và trên Đại học. Tỷ lệ tốt nghiệp THPT hàng
năm trên 95%. Tỷ lệ đậu vào các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học
chuyên nghiệp trên 70%. Thường xuyên giữ những thứ hạng cao trong các kỳ
thi Học sinh Giỏi của tỉnh cũng như các cuộc thi nghề phổ thông. Liên tục dẫn
đầu trong các kỳ Hội khỏe Phù Đổng toàn tỉnh và nhiều giải thưởng cao trong
các kỳ thi khác.
Trường được trang bị hệ thống cơ sở vật chất, phòng học, trang thiết bị
phục vụ dạy học tương đối tốt. Là một trường điểm, có uy tín nên trường Hai
Bà Trưng luôn nhận được sự quan tâm đầu tư của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh
TT Huế, cùng với sự huy động đóng góp của phụ huynh học sinh giúp nhà

1


trường có điều kiện trang bị thêm nhiều trang thiết bị dạy học hiện đại, trong
đó có 3 phòng máy và 5 phòng dạy học đa chức năng.


Trường THPT Hai Bà Trưng - TP Huế - TT Huế cũng là một trường
luôn đi đầu trong nhiều lĩnh vực, nhiều hoạt động của nghành giáo dục, trong
đó, lĩnh vực ƯDCNTT vào dạy học là một lĩnh vực được quan tâm thường
xuyên nhất của BGH cũng như giáo viên và học sinh của nhà trường.
Trong quá trình hình thành và phát triển, trường đã được đón nhận
những phần thưởng cao quý:
+ Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam tặng Huân chương lao động hạng
III.
+ Bộ giáo dục tặng bằng khen đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua
yêu nước ngành Giáo dục (Trong Hội nghị tổng kết thi đua 5 năm của ngành,
từ 2001 đến 2005).
+ UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế tặng cờ "Đơn vị thi đua xuất sắc".
+ Chi bộ Đảng nhà trường được Đảng bộ Thành phố Huế tặng giấy
khen và công nhận "Chi bộ trong sạch vững mạnh".
+ Liên tục các năm, từ 2000 - 2001 đến 2007 - 2008, trường đạt danh
hiệu Trường tiên tiến xuất sắc cấp Tỉnh.
+ Cơng đồn nhà trường liên tục được cơng nhận là "Cơng đồn cơ sở
vững mạnh". Được Cơng đồn giáo dục Việt Nam tặng bằng khen liên tục
trong nhiều năm.
+ Đồn TNCS Hồ Chí Minh, Liên đội TNTP Hồ Chí Minh liên tục đạt
danh hiệu Vững mạnh, Trung ương Đoàn và Hội đồng Đội Trung ương tặng
bằng khen.
2.2. Thực trạng ứng dụng CNTT vào dạy học ở trường THPT Hai
Bà Trưng, TP Huế, tỉnh TT Huế

2


2.2.1. Nhận thức của giáo viên và học sinh về vai trò của việc ứng
dụng CNTT vào dạy học

Để việc ƯDCNTT vào dạy học diễn ra đạt hiệu quả cao thì cần phải có
sự nhận thức đúng đắn về vai trò của nó. Nhận thức này không những của
riêng giáo viên hay học sinh mà cả hai phía đều phải có sự nhìn nhận đúng
đắn về vai trò của việc ứng dụng này. Do đó, chúng tôi cùng tìm hiểu nhận
thức của giáo viên và học sinh qua cùng một câu hỏi.
2.2.1.1. Nhận thức của giáo viên
Giáo viên là người có vai trò cực kì quan trọng, quyết định hiệu quả của
việc ƯDCNTT vào dạy học. Hơn ai hết, họ phải có nhận thức đúng đắn về vai
trò của việc ứng dụng này. Để nghiên cứu nhận thức của giáo viên trường
THPT Hai Bà Trưng - TP Huế - TT Huế về vai trò của việc ƯDCNTT vào dạy
học, chúng tôi sử dụng câu hỏi “Theo thầy (cô), việc ƯDCNTT vào dạy học
có vai trị như thế nào?”. Kết quả thu được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1a: Nhận thức của giáo viên về vai trò của việc ứng dụng CNTT
TB
Mức độ
SL
TL%
2 Rất cần thiết
11
44
1 Cần thiết
12
48
3 Không cần thiết lắm
2
8
4 Không cần thiết
0
0
Quan sát bảng trên chúng ta thấy có 23 giáo viên, chiếm 92% giáo viên

được hỏi cho rằng việc ƯDCNTT vào dạy học là rất cần thiết và cần thiết.
Trong đó có 11 giáo viên, chiếm 44% cho là rất cần thiết và 12 giáo viên,
chiếm 48% cho là cần thiết. Điều này cho thấy hầu hết thầy cô giáo, những
người đang trực tiếp giảng dạy tại trường THPT Hai Bà Trưng - TP Huế - TT
Huế đều có nhận thức rất cao về vai trò của việc ƯDCNTT vào dạy học. Đây
là điều kiện cơ bản đầu tiên để việc ƯDCNTT vào dạy học ở trường THPT
Hai Bà Trưng diễn ra có hiệu quả.

3


Nhận thức trên theo chúng tôi xuất phát từ vai trò của CNTT đối với
việc đổi mới nội dung, phương pháp, phương thức dạy và học. Nhận thức
được sự cần thiết của CNTT đối với dạy và học, đặc biệt, sau chủ trương của
Bộ Giáo dục và Đào tạo lấy chủ đề năm học 2008 - 2009 là năm học
ƯDCNTT, BGH trường THPT Hai Bà Trưng đã phát động một phong trào
ƯDCNTT vào dạy học và được sự ủng hộ của hầu hết các giáo viên trong
trường. Phong trào đã mang lại những hiệu quả thiết thực góp phần khẳng
định một lần nữa vai trò của CNTT đối với công tác dạy học.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn 2 giáo viên, chiếm 8% số giáo viên
được hỏi cho rằng việc ƯDCNTT vào dạy học là không cần thiết lắm. Khi
được hỏi lý do thì những giáo viên này phát biểu rằng: “Bao năm nay chúng
tôi không hề có ƯDCNTT vào dạy học, vậy mà hiệu quả dạy học vẫn cao,
chúng tôi vẫn có những học sinh đi thi học sinh giỏi, học sinh của chúng tôi
vẫn đậu vào các trường Đại học, Cao đẳng…” và “Tôi thấy trong thời gian
bấy nhiêu lâu hô hào ƯDCNTT mà hiệu quả dạy học có tiến triển gì lắm đâu,
thậm chí còn làm hư hỏng máy móc nhà trường, tốn hàng chục triệu đồng”.
Rõ ràng họ chưa nhận thức được đúng đắn vai trò của việc ƯDCNTT. Nguyên
nhân của hiện tượng này có thể xuất phát từ chính bản thân những người giáo
viên đó do họ chưa thực sự có khả năng ứng dụng để mang lại hiệu quả cao,

mặt khác theo chúng tôi thấy thì ngay thực trạng việc ứng dụng này vẫn chưa
thực sự thuyết phục họ để họ tin vào vai trò của CNTT đối với việc nâng cao
chất lượng dạy học, giáo dục học sinh.
Như vậy, đại đa số giáo viên của trường THPT Hai Bà Trưng - TP Huế TT Huế đều nhận thức được đúng đắn vai trò của việc ƯDCNTT vào dạy học,
chính nhận thức này sẽ thúc đẩy họ đẩy mạnh hoạt động ƯDCNTT vào dạy
học mang lại hiệu quả cao. Song bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận giáo viên
chưa thực sự nhận thức hết được vai trò của việc ƯDCNTT vào dạy học.
4


Chúng ta phải có những biện pháp kịp thời, phù hợp nhằm nâng cao nhận thức
cho bộ phận giáo viên đó.
2.2.1.2. Nhận thức của học sinh
ƯDCNTT có thể cho phép giáo viên đổi mới nội dung, phương pháp,
hình thức tổ chức dạy học. Nhưng mục đích cuối cùng vẫn là nâng cao chất
lượng và hiệu quả dạy học. Việc ứng dụng đó phải nâng cao hứng thú học tập,
tăng cường tính tích cực tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, nâng cao
hiệu quả tiếp thu tri thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo ở người học. Chính và
vậy mà theo chúng tôi, nhận thức của chính học sinh về vai trò của việc
ƯDCNTT vào dạy học có một vai trò cực kì quan trọng đối với việc thành
công hay không thành công của hoạt động này. Việc nâng cao nhận thức cho
học sinh cũng là một việc làm hết sức cần thiết. Muốn vậy, chúng ta phải nắm
được tình hình nhận thức của học sinh trường THPT Hai Bà Trưng để có
những tác động phù hợp nâng cao nhận thức cho các em. Để làm được điều
này, chúng tôi sử dụng câu hỏi: Theo bạn, trong việc dạy và học hiện nay ở
trường phổ thơng, việc ƯDCNTT có vai trị như thế nào? Kết quả chúng tơi
thu được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1b. Nhận thức của học sinh về vai trò của việc ƯDCNTT
vào dạy học
TB

1
2
3
4

Mức độ
Rất cần thiết
Cần thiết
Không cần thiết lắm
Không cần thiết

5

SL
173
99
16
12

TL
57.7
33
5.3
4


Kết quả có 173 học sinh chiếm 57,7 % học sinh được hỏi cho rằng việc
ƯDCNTT vào dạy học là rất cần thiết, có 99 học sinh chiếm 33 % học sinh
được hỏi cho là cần thiết. Đây là những con số tương đối cao thể hiện rằng các
em học sinh trường THPT Hai Bà Trưng - TP Huế - TT Huế hầu hết đã nhận

thức được một cách đúng đắn vai trò của CNTT đối với hoạt động dạy và học
ở nhà trường mà trước hết là đối với hoạt động học tập của các em. Khi chúng
tôi tham khảo ý kiến của các em, nhiều học sinh nói rằng, sở dĩ chúng em thấy
nó là cần thiết bởi vì thời đại bây giờ là thời đại của CNTT, cái gì cũng cần
đến máy tính nên em nghĩ nó là cần thiết trong cả dạy học nữa. Một số em
khác cho ý kiến rằng: “Trường em đã phát động phong trào đưa CNTT vào sử
dụng trong dạy học thì em nghĩ chắc chắn nó phải có vai trò chứ?”. Còn một
số em thì nói: “Em thấy một số tiết dạy có ƯDCNTT của một số thầy cô làm
cho bọn em đỡ căng thẳng hơn và cảm thấy thích học hơn, dễ tiếp thu bài hơn,
nhớ lâu hơn”. Đây là một lý do chúng tôi mong chờ nhưng tiếc thay là chỉ
“một số” tiết dạy của “một số” thầy cô mà thôi.
Như vậy, chúng ta thấy rằng hầu hết các em học sinh trường THPT Hai
Bà Trưng - TP Huế - TT Huế được điều tra đều cho rằng việc ƯDCNTT vào
dạy học là rất cần thiết, nó phản ánh sự mong chờ của các em đối với các tiết
dạy có ƯDCNTT. Tuy nhiên, nhận thức của nhiều em chúng tôi thấy còn rất
mơ hồ. Muốn củng cố và nâng cao nhận thức của các em để các em thực sự có
hứng thú đối với các tiết dạy có ƯDCNTT thì phải có biện pháp thích hợp để
nâng cao hiệu quả của hoạt động này ngay trong chính nhà trường.
Bên cạnh những học sinh có nhận thức đúng đắn về vai trò của việc
ƯDCNTT vào dạy học thì một bộ phận học sinh cũng chưa nhận thức được
vai trò của việc ứng dụng này. Có 16 học sinh chiếm 5,3 % số học sinh được
điều tra cho rằng không cần thiết lắm, 12 học sinh chiểm 4 % số học sinh
được hỏi khẳng định là không cần thiết. Điều này nói lên rằng các em chưa
6


thấy được hiệu quả thực sự từ những tiết học đã có ƯDCNTT đối với hứng
thú học tập, đối với hiệu quả tiếp thu bài học của các em. Thực trạng này có
liên quan đến động cơ, hứng thú học tập của riêng bản thân các em nhưng
cũng phải kể đến việc ứng dụng của thầy cô giáo nữa. Chúng ta phải đặt ra câu

hỏi là làm thế nào để nâng cao nhận thức của các em về vai trò của việc
ƯDCNTT để giúp các em có hứng thú hơn đối với những tiết dạy có
ƯDCNTT.
Từ những số liệu thu được, tuy tỉ lệ học sinh lựa chọn không cần thiết
lắm và không cần thiết chiếm tổng cộng 9,3 % nhiều hơn số giáo viên lựa
chọn những phương án này là 1 %, nhưng chúng tôi thấy không có sự khác
biệt nào đáng kể trong nhận thức của giáo viên và học sinh về vai trò của việc
ƯDCNTT vào dạy học.
Như vậy, hầu hết giáo viên cũng như học sinh của trường THPT Hai Bà
Trưng - TP Huế - TT Huế đều nhận thức được đúng đắn vai trò của việc
ƯDCNTT vào dạy học. Đây là cơ sở để việc ƯDCNTT vào dạy học ở trường
diễn ra thuận lợi và mang lại hiệu quả. Song bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận
không chỉ học sinh mà cả giáo viên, những người đi đầu trong việc ƯDCNTT
vào dạy học chưa nhận thức được một cách đầy đủ, đúng đắn vai trò của việc
ứng dụng này. Chúng tôi thấy cần phải có những biện pháp phù hợp để nâng
cao nhận thức của bộ phận này, tạo cơ sở nâng cao hiệu quả ƯDCNTT vào
dạy học ở trường THPT Hai Bà Trưng - TP Huế - TT Huế.
2.2.2. Các điều kiện để ƯDCNTT vào dạy học
Chỉ với một chiếc máy tính thì không thể đưa CNTT ứng dụng vào dạy
học một cách có hiệu quả được. Các yếu tố vật chất, con người, tài chính và
chính sách đều ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của việc ứng dụng CNTT vào
dạy học trong nhà trường. Trường THPT Hai Bà Trưng - TP Huế - TT Huế có
điều kiện đến đâu trong việc này và nó có ảnh hưởng như thế nào đến hiệu
7


quả của việc ƯDCNTT vào dạy học của trường? Trong các yếu tố, các điều
kiện được đưa ra thì yếu tố nào là quan trọng nhất? Vì sao? Để làm rõ các vấn
đề nêu trên, chúng tôi sử dụng câu hỏi: “Theo thầy cô (theo bạn) điều quan
trọng nhất trong việc ứng dụng CNTT vào dạy học là gì?” Kết quả thu được

phản ánh ở hai bảng sau:
Bảng 2a. Các điều kiện để ƯDCNTT vào dạy học
Các điều kiện
Có cơ sở vật chất (máy tính, mạng, máy
chiếu…) đầy đủ
Giáo viên có ý thức sử dụng trong giảng
dạy
Học sinh có kĩ năng sử dụng máy tính
tốt
Học sinh tích cực tự học, tự nghiên cứu
Giáo viên có kĩ năng sử dụng tốt

Giáo viên
Học sinh
SL TL TB SL TL TB
14 56
1 17 57. 1
2
3
10 40
2 58 19. 5
3
0
0
4 61 20. 4
3
9
36
3 11 38. 2
5

3
10 40
2 10 36. 3
9
3
0
0
4 22 7.3 6

Nhà trường yêu cầu (bắt buộc) giáo viên
sử dụng
Trước hết, chúng ta cần nhìn nhận rằng, các điều kiện trên, ở những
mức độ nhất định đều có vai trò quan trọng đối với hiệu quả của việc
ƯDCNTT vào dạy học, tuy nhiên điều kiện nào giữ vai trò quan trọng hơn và
vì sao?
Nhìn vào hai bảng trên chúng ta thấy rằng, có 14 giáo viên chiếm 56 %
số giáo viên được hỏi chọn phương án “Có cơ sở vật chất (máy tính, mạng và
máy chiếu…) đầy đủ” là điều kiện quan trọng nhất cho việc ƯDCNTT vào
dạy học xếp ở vị trí thứ nhất. Với phương án này, chúng ta cũng có 172 học
sinh chiếm 57,3 % số học sinh được hỏi lựa chọn và cũng đứng ở vị trí thứ
nhất.

8


Như vậy, theo ý kiến đánh giá của giáo viên cũng như học sinh thì cơ sở
vật chất đầy đủ bao gồm một hệ thống máy tính nối mạng, các phòng dạy học
đa chức năng có trang bị máy tính và màn hình chiếu là điều kiện cần thiết
nhất để việc ƯDCNTT vào dạy học mang lại hiệu quả cao. Đây cũng là ý kiến
hợp lý bởi muốn ƯDCNTT thì những điều kiện vật chất nêu trên là những

điều kiện đầu tiên không thể thiếu nếu muốn ƯDCNTT. Đó cũng là lý do mà
rất nhiều trường THPT hiện nay không thể ƯDCNTT vào dạy học một cách
thường xuyên và hiệu quả.
Trường THPT Hai Bà Trưng - TP Huế - TT Huế là một trong những
trường điểm của TP Huế nói riêng và của tỉnh TT Huế nói chung. Trường có
hệ thống cơ sơ vật chất tương đối đầy đủ. Từ năm học 2002 – 2003, nhà
trường đã bắt đầu trang bị cơ sở vật chất phục vụ thử nghiệm dạy học bằng
giáo án điện tử. Với điều kiện lúc bấy giờ, nhà trường được trang bị 1 tivi màn
hình, vì vậy mà tiêu chí dành cho mỗi giáo viên là 1 tiết trên 1 năm. Đến năm
2006, với dự án đầu tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cùng với sự tham gia
đóng góp của phụ huynh học sinh, trường THPT Hai Bà Trưng - TP Huế - TT
Huế được trang bị tương đối đầy đủ về cơ sở vật chất bao gồm 3 phòng máy,
mỗi phòng trên 40 máy tính có kết nối mạng internet; 5 phòng học đa chức
năng trong đó có 3 phòng được trang bị máy tính, máy chiếu projector và màn
chiếu, 2 phòng học sử dụng tivi màm hình rộng (32 inch), đặc biệt là 1 phòng
được trang bị màn chiếu từ ActivBoard cho phép giáo viên có thể dùng bút từ
để thực hiện các thao tác ngay trên màn chiếu nhày như dùng chuột điều
khiển, đây là loại màn chiếu hiện đại nhất hiện nay chỉ có ở hai trường trên địa
bàn TP Huế là Hai Bà Trưng và trường Nguyễn Huệ. Với loại màn chiếu này,
giáo viên có thể tăng cường giao tiếp với học sinh do không bị gò bó bởi máy
tính, góp phần tăng hiệu quả của tiết dạy. Với hệ thống cơ sở vật chất nêu trên,
trường THPT Hai Bà Trưng - TP Huế - TT Huế trở thành một trong số ít
9


trường được trang bị khá đầy đủ ở TP Huế nói riêng và tỉnh TT Huế nói
chung.
Quả thật, nếu thiếu điều kiện vật chất nêu trên thì hoạt động ƯDCNTT
không thể diễn ra có hiệu quả.
Ngoài điều kiện vật chất nêu trên, một điều kiện cực kì quan trọng đối

với hoạt động ƯDCNTT vào dạy học đó chính là yếu tố con người. Trong việc
ứng dụng này, yếu tố con người thể hiện rõ ở ý thức, kĩ năng sử dụng CNTT
của giáo viên, ý thức tự học, tự nghiên cứu và kĩ năng CNTT của học sinh.
Có 10 giáo viên chiếm 40 % số giáo viên được hỏi lựa chọn phương án
“Giáo viên có ý thức sử dụng trong giảng dạy”, cũng có 10 giáo viên chiếm
40 % số giáo viên được hỏi lựa chọn phương án “Giáo viên có kĩ năng sử
dụng tốt” . Rõ ràng, giáo viên của trường đã xác định được vai trò của mình
trong việc ƯDCNTT vào dạy học. Quả thật, hoạt động ƯDCNTT vào dạy học
muốn thực hiện tốt thì trước hết người thực hiện phải có ý thức tự giác. Chỉ
khi giáo viên, người trực tiếp ƯDCNTT vào dạy học xác định được vai trò của
mình mới có thể thúc đẩy họ vượt qua khó khăn, nâng cao tri thức, rèn luyện
kĩ năng ƯDCNTT của mình. Ngoài việc nhận thức được vai trò của mình đối
với việc ƯDCNTT vào dạy học, thì kĩ năng CNTT của giáo viên là một điều
kiện không thể thiếu khi đưa CNTT vào giảng dạy trong nhà trường. Giáo
viên trường THPT Hai Bà Trưng đã xác định được sự cần thiết của kĩ năng
CNTT của bản thân mình, là điều kiện không thể thiếu trong việc ứng dụng
CNTT vào trong dạy học. Ý kiến của học sinh cũng có đến 109 học sinh
chiếm 36,3 % số học sinh được hỏi cho rằng “Giáo viên có kĩ năng sử dụng
tốt” là điều kiện quan trọng nhất để việc ƯDCNTT vào dạy học.
Trong khi giáo viên đánh giá cao điều kiện về ý thức của giáo viên
trong giảng dạy cũng như kĩ năng sử dụng CNTT của mình thì học sinh trường
THPT Hai Bà Trưng - TP Huế - TT Huế cũng đã đánh giá điều kiện quan
10


trọng để ƯDCNTT vào dạy học đó chính là học sinh tích cực tự học, tự nghiên
cứu. Có đến 115 học sinh chiếm 38,3 % học sinh được hỏi lựa chọn phương
án này.
Mục đích cuối cùng của việc ƯDCNTT vào dạy học là nâng cao chất
lượng và hiệu quả dạy học. Muốn vậy, phải phát huy được tính tích cực tự

học, tự nghiên cứu của học sinh. Với việc ƯDCNTT vào dạy học, học sinh sẽ
có điều kiện khai thác ng̀n thơng tin tốc độ cao, nhất qn, chính xác và ổn
định thông qua mạng internet. Tuy nhiên nó cũng đòi hỏi ở học sinh tính tích
cực tự học, tự nghiên cứu để có thể khai thác có hiệu quả nguồn thông tin đó.
Việc các em học sinh trường THPT Hai Bà Trưng - TP Huế - TT Huế đánh giá
và lựa chọn điều kiện này là điều kiện quan trọng nhất sẽ tạo cơ sở cho việc
ƯDCNTT vào việc nâng cao tính tích cực học tập của người học, góp phần
nâng cao chất lượng dạy và học của trường.
Tuy nhiên, trong khi học sinh đánh giá việc “học sinh có kĩ năng sử
dụng máy tính tốt” là điều kiện quan trọng thứ 4 để ƯDCNTT vào dạy học (có
61 học sinh chiếm 20,3 % học sinh được hỏi) thì lại không có một giáo viên
nào cho rằng đây là điều kiện để ƯDCNTT mang lại hiệu quả. Khi được
chúng tôi hỏi về vấn đề này, có một số giáo viên cho rằng, việc soạn giáo án,
giảng dạy là của giáo viên, kĩ năng sử dụng CNTT của giáo viên là cực kì
quan trọng, còn kĩ năng CNTT của học sinh thì có ý nghĩa không đáng kể.
Theo chúng tôi, những suy nghĩ nêu trên chỉ phù hợp khi ƯDCNTT trong
phạm vi các tiết học. Còn nếu khi giáo viên ƯDCNTT nhằm mục đích hướng
dẫn học sinh tự học, tự nghiên cứu hoặc tiến hành trả bài thì kĩ năng CNTT
của học sinh lại là rất cần thiết. Khi chúng tôi hỏi học sinh vì sao bạn chọn
“Học sinh có kĩ năng sử dụng máy tính tốt” là điều kiện cần thiết cho
ƯDCNTT thì một số học sinh cho rằng: mỗi khi thầy cô ra bài thảo luận, học
nhóm thì chúng em nhiều khi rất cần tìm kiếm thông tin trên mạng, có khi còn
11


soạn cả Powerpoint để trình bày nữa. Nhờ vậy mà các em cho rằng mình cần
có kĩ năng sử dụng máy tính.
Một vấn đề nữa là cả giáo viên cũng như học sinh đều thấy điều kiện
thuận lợi để ƯDCNTT vào dạy học đó chính là có cơ sở vật chất đầy đủ. Số
lượng giáo viên cũng như học sinh lựa chọn phương án này chiếm tỉ lệ lớn

nhất, trong khi điều kiện về ý thức, kĩ năng CNTT của giáo viên và học sinh
chỉ đứng ở vị trí sau. Điều này theo chúng tôi là không phù hợp lắm. Bởi điều
kiện vật chất là rất cần thiết nhưng điều kiện về con người theo chúng tôi vẫn
giữ vai trò quyết định hơn cả.
Ngoài ra, yếu tố pháp lý như “ Nhà trường yêu cầu (bắt buộc) giáo viên
sử dụng” cũng là điều kiện quan trọng. Có 22 học sinh chiếm 7,3 % học sinh
được hỏi lựa chọn phương án này. Tuy nhiên, giáo viên lại không ai lựa chọn
phương án này.
Như vậy có nhiều điều kiện nhằm đảm bảo thành công cho việc
ƯDCNTT vào dạy học. Trong đó, theo giáo viên cũng như học sinh của
trường THPT Hai Bà Trưng - TP Huế - TT Huế thì cơ sở vật chất của nhà
trường vẫn giữ vai trò quan trọng nhất.
2.2.3. Mức độ ứng dụng CNTT
Nghiên cứu thực trạng ƯDCNTT vào dạy học ở trường THPT Hai Bà
Trưng - TP Huế - TT Huế, chúng tôi muốn tìm hiểu mức độ của việc
ƯDCNTT trong các tiết học, mức độ sử dụng các phần mềm dạy học và mức
độ khai thác internet.
2.2.3.1. Mức độ ứng dụng trong các tiết lên lớp
Để tìm hiểu mức độ thường xuyên của việc ứng dụng trong dạy học nói
chung, chúng tôi sử dụng câu hỏi: “Thầy cô đã quan tâm ƯDCNTT ở mức độ
nào?” kết quả thu được như sau:
Bảng 3. Mức độ ƯDCNTT vào dạy học
12


Mức độ
Rất thường xuyên
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Không bao giờ


SL
2
11
12
0

Giáo viên
TL
TB
8
3
44
2
48
1
0
4

Học sinh
SL
TL
16
5.3
80
26.7
202 67.3
2
0.7


TB
3
2
1
4

Nhìn vào bảng trên, chúng ta thấy, có 12 giáo viên, chiếm 48 % giáo
viên được hỏi cho rằng việc ƯDCNTT vào dạy học ở trường THPT Hai Bà
Trưng - TP Huế - TT Huế diễn ra với mức độ “thỉnh thoảng”, xếp ở vị trí thứ
nhất. Có 11 giáo viên, chiếm 44 % giáo viên được hỏi lựa chọn phương án
thường xuyên. Có 2 giáo viên chiếm 8 % giáo viên được hỏi lựa chọn phương
án rất thường xuyên và không có ý kiến nào lựa chọn phương án “chưa bao
giờ”.
Cũng tương tự, chúng ta có 202 học sinh, chiếm 67,3 % học sinh được
hỏi cho rằng việc ƯDCNTT vào dạy học ở trường THPT Hai Bà Trưng - TP
Huế - TT Huế diễn ra với mức độ “thỉnh thoảng”, xếp ở vị trí thứ nhất. Có 80
học sinh, chiếm 26,7 % học sinh được hỏi lựa chọn phương án “thường
xuyên”. Có 16 học sinh chiếm 5,3 % học sinh được hỏi lựa chọn phương án
rất thường xuyên và có 2 ý kiến của học sinh chiếm 0,7 % lựa chọn phương án
“chưa bao giờ”.
Việc ƯDCNTT vào dạy học có thể được xem là cách làm mới cho nên
chúng ta không thể thực hiện một cách đại trà nhanh chóng, nhất là trong điệu
kiện về cơ sở vật chất còn có những hạn chế nhất định. Cho nên, cũng dễ hiểu
khi số giáo viên cũng như học sinh cho rằng mức độ ƯDCNTT vào dạy học
chỉ ở mức độ thỉnh thoảng. Bởi trong quá trình nghiên cứu bằng phương pháp
phỏng vấn chúng tôi được biết, theo rất nhiều giáo viên cũng như học sinh,
việc ƯDCNTT vào dạy học chỉ bó gọn trong các tiết dạy bằng giáo án điện tử.
Nếu xét như vậy, thì trong 1 tuần, số tiết dạy có sử dụng giáo án điện tử chỉ
13



chiếm tỉ lệ rất nhỏ so với tổng số tiết. Thế nhưng việc ƯDCNTT vào dạy học
không chỉ bó gọn trong phạm vi tiến hành hoạt động dạy học trên lớp mà còn
có thể sử dụng để thiết kế bài giảng, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học
sinh, hướng dẫn học sinh tự học, tự nghiên cứu. Nếu như vậy thì việc
ƯDCNTT vào dạy học hoàn toàn có thể sử dụng thường xuyên, thậm chí là rất
thường xuyên để nhằm nâng cao hiệu quả dạy học, nâng cao tính tích cực học
tập và hoạt động độc lập, sáng tạo của học sinh.
Điều đáng nói hơn là ngoài việc sử dụng giáo án điện tử ra thì giáo viên
rất ít hướng dẫn học sinh tự học, tự nghiên cứu hoặc sử dụng CNTT như một
phương tiện giao tiếp giữa giáo viên và học sinh nhằm giúp các em học tập, ví
dụ như trả lời, giải đáp thắc mắc qua e-mail, lập trang Web riêng để hướng dẫn
học sinh tự học…Vấn đề này chúng tôi sẽ làm rõ hơn ở phần sau.
Như vậy, mức độ ƯDCNTT vào dạy học ở trường THPT Hai Bà Trưng
- TP Huế - TT Huế vẫn ở mức hạn chế. Thực trạng này có liên quan đến nhận
thức của học sinh và chính của bản thân giáo viên về phạm vi ƯDCNTT vào
dạy học là chưa phù hợp. Tuy nhiên, một biểu hiện mà chúng tôi thấy được đó
là nhận thức của giáo viên về vấn đề này cao hơn so với học sinh và đang có
xu hướng được cải thiện dần. Ngay trong kết quả điều tra bằng phiếu cũng cho
thấy điều đó. Có đến 44 % giáo viên lựa chọn phương án “thường xuyên”
trong khi chỉ có 26,7 % học sinh lựa chọn phương án này. Qua phỏng vấn, trò
chuyện chúng tôi có thể thấy được mối tương quan thuận giữa kết quả này với
vấn đề nhận thức nêu trên.
Để làm rõ hơn mức độ ƯDCNTT vào dạy học ở trường THPT Hai Bà
Trưng - TP Huế - TT Huế, chúng tôi sử dụng câu hỏi: “Số tiết dạy có
ƯDCNTT vào dạy học chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng số các tiết
dạy của thầy cô?”. Kết quả chúng tôi thu được như sau:
Bảng 4. Tỉ lệ các tiết dạy có ƯDCNTT vào dạy học
14



% số tiết dạy
100% số tiết dạy
75% số tiết dạy trở lên
50% đến 74% số tiết
dạy
25% đến 49% số tiết
dạy
Dưới 25% số tiết dạy
Khơng có tiết dạy nào
Bảng sớ liệu trên cho

Giáo viên
SL
TL
0
0
0
0

TB
4
4

Học sinh
SL
TL
0
0
17

5.7

TB
6
4

1

4

3

35

11.7

3

16

64

1

131

43.7

1


8
32
2
113
37.7
2
0
0
4
4
1.2
5
chúng ta thấy cả giáo viên và học sinh trường

THPT Hai Bà Trưng - TP Huế - TT Huế đều có sự lựa chọn tương đương
nhau. Phương án được lựa chọn nhiều nhất vẫn là từ 25 % đến 49 % số tiết
dạy với 16 (chiếm 64 %) giáo viên và 131 (chiếm 43,7 %) học sinh lựa chọn.
Tiếp theo là phương án dưới 25 % số tiết dạy với 8 giáo viên (chiếm 32 %) và
113 học sinh (chiếm 37,7 %). Số người lựa chọn phương án từ 50 % tiết dạy
trở lên là rất ít.
Quan sát bảng đăng kí sử dụng phòng máy của giáo viên, chúng tôi
nhận thấy mỗi tuần có khoảng từ 25 – 30 tiết/tuần, số tiết này so với tổng số
tiết/tuần thì có thể xem là ít.
Như vậy trên thực tế, số tiết dạy có ƯDCNTT chiếm tỉ lệ khoảng từ
10% - 15% tổng số tiết dạy của giáo viên. Với việc sử dụng giáo án điện tử
như vậy chỉ có thể được xem xét ở mức độ trung bình, chưa thực sự cao, nhất
là so với hệ thống cơ sở vật chất của nhà trường.
Tuy nhiên, tại thời điểm chúng tôi về trường làm công tác điều tra,
nghiên cứu đề tài này thì tỉ lệ các tiết dạy có sử dụng giáo án điện tử có xu
hướng giảm dần. Qua tìm hiểu nguyên nhân, chúng tôi thấy thực trạng này có

liên quan mật thiết đến những thuận lợi và khó khăn của giáo viên và học sinh
cũng như của BGH trường THPT Hai Bà Trưng - TP Huế - TT Huế. Vấn đề
này chúng tôi sẽ làm rõ ở phần sau.
15


Như chúng tôi đã nói ở trên, không phải lúc nào, tiết học nào cũng có
thể ƯDCNTT vào dạy học. Vậy các thầy cô giáo của trường THPT Hai Bà
Trưng - TP Huế - TT Huế sẽ căn cứ vào đâu để quyết định mình sẽ sử dụng
giáo án điện tử hay không? Chúng tôi muốn làm rõ vấn đề này thơng qua câu
hỏi điều tra: “Các tiết dạy có ứng dụng CNTT thường là:” và chúng tôi đã
thu được những kết quả nhất định, thể hiện ở bảng sau:
Bảng 5: Các tiết dạy thường được ƯDCNTT nhiều nhất
Các tiết dạy
Tất cả các tiết dạy
Các tiết dạy thao giảng
Các tiết dạy có thanh tra
dự giờ
Các tiết dạy mà nội dung
bài học cần phải ứng dụng

Giáo viên
SL
TL
TB
1
4
3
3
12

2

Học sinh
SL
TL
TB
8
2.7
4
63
21
2

0

0

4

34

11. 3

3

21

84

1


195

65

1

Kết quả phản ánh ở bảng trên cho kết quả tương đối thống nhất và phản
ánh đúng thực trạng tại trường THPT Hai Bà Trưng - TP Huế - TT Huế.
Về phía giáo viên, có 21 ý kiến của giáo viên chiếm 84 % giáo viên
được hỏi cho rằng các tiết dạy có ƯDCNTT thường là các tiết dạy mà nội
dung dạy học cần phải ứng dụng, xếp ở vị trí thứ nhất trong bảng giáo viên.
Xếp thứ hai là “các tiết dạy thao giảng” với 3 giáo viên lựa chọn chiếm tỉ lệ
12%. Đặc biệt, có 1 giáo viên cho rằng mình đã ƯDCNTT vào dạy học trong
tất cả các tiết lên lớp. Qua tìm hiểu thì chúng tôi được biết đó là một giáo viên
giảng dạy môn Tin học.
Cũng tương tự như giáo viên, có đến 195 học sinh, chiếm 65% học sinh
được hỏi cho rằng các tiết dạy có ứng dụng thường là những tiết mà nội dung
môn học cần phải ứng dụng, đứng ở vị trí thứ nhất. Phương án đứng thứ hai đó
chính là “Các tiết dạy thao giảng” của các thầy cô giáo, có 63 học sinh lựa

16


chọn phương án này, chiếm 21 % số học sinh được hỏi. Có 34 học sinh chiếm
11,3 % học sinh được hỏi lựa chọn phương án “Các tiết có thanh tra dự giờ”.
Từ kết quả thu được thông qua phiếu điều tra, kết hợp với phỏng vấn,
trao đổi với một số giáo viên và rất nhiều các em học sinh ở trường THPT Hai
Bà Trưng, chúng tôi thấy rằng kết quả trên là hoàn toàn khách quan. Quả thực,
các thầy cô giáo của trường đã biết lựa chọn, ƯDCNTT vào những tiết dạy mà

nội dung dạy học thực sự cần đến CNTT. Đó thường là những nội dung khó,
đòi hỏi phải trình bày bằng trực quan giúp học sinh dễ tiếp thu bài hơn…Hoặc
có những bài dạy mà buộc giáo viên phải biểu diễn rất nhiều hình vẽ, sơ đồ ,
bảng biểu, biểu đồ ….phức tạp thì rất nhiều giáo viên đã lựa chọn phương án
soạn giảng bằng giáo án điện tử để hạn nâng cao hiệu quả giờ dạy của mình.
Nhưng cũng phải nhìn nhận một điều rằng, có những tiết dạy mà giáo viên sử
dụng giáo án điện tử trong khi nội dung dạy học không thực sự cần thiết dẫn
đến tình trạng hầu như toàn bộ nội dung giảng giải được hiện hết lên các slide
và học sinh phải cố ghi bài cho kịp tốc độ trình chiếu của giáo viên mà không
kịp nghe lời giảng từ phía họ. Như vậy, có thể thấy rằng, nội dung dạy học
cũng là một tiêu chí để các thầy cô giáo lựa chọn việc ứng dụng hay không
ứng dụng? Và nếu ƯDCNTT thì nên ở mức độ nào?
Một thực tế chúng tôi thấy được đó chính là các tiết dạy thao giảng, các
tiết dạy thi giáo viên dạy giỏi hay các tiết dạy có thanh tra dự giờ thì các thầy
cô giáo cũng lực chọn hình thức soạn giảng bằng giáo án điện tử.
Nhằm làm rõ hơn thực trạng ƯDCNTT vào dạy học ở trường THPT Hai
Bà Trưng - TP Huế - TT Huế, chúng tôi cũng tìm hiểu làm rõ mức độ
ƯDCNTT vào dạy học các môn học. Để làm nổi bật vấn đề này, chúng tôi sử
dụng câu hỏi “Những môn học nào được thầy cô sử dụng CNTT nhiều
nhất?” và dùng để điều tra học sinh nhằm có cái nhìn tổng quan hơn. Kết quả
chúng tôi thu được như sau:
17


Bảng 6: Mơn học được sử dụng nhiều nhất
Mơn học
Tốn

Hố
Sinh

Các Môn

SL
62
20
17
99

TL
20.7
6.7
5.7
33

TB
5
6
9
2

Môn học
Văn
Sử
Địa
Ngoại Ngữ

SL
18
18
85

67

TL
6
6
28.3
22.3

TB
7
8
3
4

151
50.3
1
học khác
Do phiếu điều tra được phát cho cả 3 khối lớp 10, 11 và 12 nên chúng
tôi chỉ ghi vào phiếu những môn học chính. Kết quả cho thấy mức độ
ƯDCNTT vào dạy học của các thầy cô giáo phụ trách các môn học là tương
đối đồng đều.
Chiếm nhiều lựa chọn của học sinh nhất vấn là phương án “ Các môn
học khác” với 151 ý kiến chiếm 50,3 % số học sinh được hỏi. Trong đó, nó
bao hàm rất nhiều môn học như môn Tin, môn Công nghệ, Giáo dục công dân,
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp…
Xếp ở vị trí thứ hai về mức độ ứng dụng theo các môn học đó chính là
môn Sinh học với 99 học sinh lựa chọn, chiếm 33 % số học sinh được hỏi.
Ở vị trí thứ 3 là môn Địa lý với 85 ý kiến chiếm 28,3 %.
Thứ 4 là môn Ngoại ngữ với 67 ý kiến chiếm 22,3 %.

Thứ 5 là môn Toán với 62 ý kiến chiếm 20,7 %.
Ở các vị trí tiếp theo lần lượt là Lý, Văn, Sử, Hoá với lần lượt 20
(6,7%), 18 (6 %), 18 (6 %), 17 (5,7 %) ý kiến.
Từ việc phân tích những kết quả điều tra trên đây, có thể thấy rằng, mức
độ ƯDCNTT vào dạy học nói chung còn hạn chế. Tuy nhiên, mức độ ứng
dụng vào các tiết lên lớp là tương đối phù hợp, nhấn mạnh vào những nội
dung giảng dạy cần đến sự hỗ trợ nhiều của CNTT nhằm nâng cao hứng thú,
tính tích cực và khả năng nắm bắt bài của học sinh. Các môn học hầu hết đều

18


có sự ƯDCNTT vào dạy học ở các mức độ khác nhau. Sự khác biệt này một
phần do tính chất môn học đó quy định.
2.2.3.2. Mức độ sử dụng các phần mềm dạy học
Cùng với chủ trương đưa CNTT vào trong dạy học, giáo dục, các công
ty sản xuất phần mềm đã thiết kế ra rất nhiều phần mềm dạy học khác nhau.
Có thể nói, mỗi môn học đều có 1 hoặc thậm chí nhiều phần mềm dạy học có
thể dử dụng trong việc thiết kế giáo án điện tử. Tuy nhiên, không phải giáo
viên nào cũng biết sử dụng, sử dụng thành thạo các phần mềm dạy học của bộ
môn mình phụ trách. Để tìm hiểu mức độ sử dụng các phần mềm dạy học ở
trường THPT Hai Bà Trưng - TP Huế - TT Huế, chúng tôi sử dụng câu hỏi:
“Thầy cô đã từng sử dụng phần mềm nào trong quá trình dạy học của
mình?” và thu được kết quả như sau:
Bảng 6a: Mức độ sử dụng các phần mềm dạy học
(kết quả điều tra giáo viên)
TB

Phần mềm


Mức độ
RTX

1
3
5
4
5
5
5
5
2
5

SL
Powerpoint
19
Violet
0
Flash
0
Crocodile Physic 0
Pakma
0
Crocodile
0
chemistry
Mapple (phần
0
mềm giải tốn)

Geometer’s
SketchPad (phần 0
mềm vẽ hình)
Latex (phần
mềm soạn thảo
2
văn bản Toán)
GéospacW
0

TX

TT

TL
76
0
0
0
0

SL
5
4
0
0
0

TL
20

16
0
0
0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

8
0

CBG

SL
0

18
25
24
25

TL
0
72
100
96
100

0

25

100

0

0

25

100

0

0


0

25

100

5

20

0

0

18

72

0

0

0

0

25

100


19

SL TL
1
4
3
12
0
0
1
4
0
0


5
5
5

Hero Audio3000
Total animated
Gifts 99
Earth Explorer
DEM 3.5 (phần
mềm xem và tra
cứu bản đồ thế
giới)
Quan sát bảng trên,

0


0

0

0

0

0

25

100

0

0

0

0

0

0

25

100


0

0

0

0

0

0

25

100

chúng ta thấy mức độ sử dụng các phần mềm dạy

học của giáo viên là rất thấp và thiếu tính đa dạng.
Phần mềm được sử dụng ở mức độ cao nhất đó mà Microsoft office
Powerpoint. Có 19 giáo viên (chiếm 76 %) lựa chọn phương án “Rất thường
xuyên” sử dụng, 5 giáo viên (chiếm 20 %) lựa chọn phương án “Thường
xuyên” và không có giáo viên lựa chọn phương án “Chưa bao giờ”.
Đứng thứ 2 về mức độ sử dụng là phần mềm Latex (phần mềm hỗ trợ
soạn thảo văn bản trong toán). Có 2 giáo viên (chiếm 8 %) rất thường xuyên, 5
giáo viên (chiếm 20 %) thường xuyên, 18 giáo viên (chiếm 72 %) chưa bao
giờ sử dụng.
Xếp ở vị trí thứ 3 về mức độ sử dụng là phần mềm Violet. Tuy không có
giáo viên nào rất thường xuyên sử dụng nhưng vẫn có 4 giáo viên (chiếm

16%) thường xuyên và 3 giáo viên (chiếm 12 %) thỉnh thoảng sử dụng phần
mềm này. Còn có đến 18 giáo viên (chiếm 72 %) lại chưa bao giờ sử dụng.
Vị trí thứ 4 là Crocodile Physic – phần mềm dạy học sử dụng trong môn
Vật lý. Có 1 giáo viên (chiếm 4 %) thỉnh thoảng sử dụng. 24 giáo viên còn lại
chưa bao giờ sử dụng phần mềm này.
Các phần mềm dạy học khác giáo viên chưa bao giờ sử dụng.
Bảng 6b: Mức độ sử dụng các phần mền dạy học
(Kết quả điều tra học sinh)
SX

Phần mềm

Mức độ
RTX

TX

20

TT

CBG


1
10
8
7
13
11

6
2
5
9
12
4
3

SL TL SL TL SL TL SL
Powerpoint
131 43.7 131 43.7 31 10.3 7
Violet
1
0.3 20 6.7 42 14 231
Flash
3
1
20 6.7 57 19 220
Crocodile Physic
5
1.7
4
1.3 25 8.3 266
Pakma
1
0.3
3
1
19 6.3 277
Crocodile chemistry 1

0.3
5
1.7 30 10 264
Mapple (phần mềm
8
2.7 22 7.3 40 13.3 230
giải tốn)
Geometer’s
27
9
29 9.7 43 14.3 201
SketchPad (phần
mềm vẽ hình)
Latex (phần mềm
14 4.7 39
13 40 13.3 207
soạn thảo văn bản),
GéospacW
3
1
8
2.7 19 6. 3 270
Hero Audio3000
1
0.3
5
1.7 22 7. 3 272

TL
2.3

77
73.3
88.7
92.3
88
76.7
67
69
90
90.
7
86.
7
86

Total animated
19 6.3
2
0.7 19 6. 3 260
Gifts 99
Earth Explorer
21
7
4
1.3 17 5. 7 258
DEM 3.5 (phần
mềm xem và tra cứu
bản đồ thế giới)
Quan sát bảng kết quả điều tra của học sinh chúng tôi thấy phần mềm


sử dụng thường xuyên nhất vẫn là Microsoft office Powerpoint. Có 262 học
sinh chiếm 47,4 % học sinh được hỏi cho rằng thầy cô giáo rất thường xuyên
và thường xuyên sử dụng phần mềm này; có 31 học sinh chiếm 10,3 % học
sinh được hỏi cho rằng giáo viên thỉnh thoảng mới sử dụng phần mềm này. 7
học sinh (chiếm 2,3 %) vẫn cho rằng giáo viên chưa bao giờ sử dụng
powerpoint trong dạy học. Mức độ này phù hợp với ý kiến của giáo viên.
Xếp thứ 2 về mức độ sử dụng theo ý kiến của học sinh là phần mềm
Geometer’s SketchPad (phần mềm vẽ hình). Có 56 học sinh (chiếm 18,9 %)
lựa chọn phương án thường xuyên và rất thường xuyên.

21


Xếp thứ tự tiếp theo về mức độ sử dụng là các phần mềm Earth
Explorer DEM 3.5 (phần mềm xem và tra cứu bản đồ thế giới); Total
animated Gifts 99; Latex (phần mềm soạn thảo văn bản); Mapple (phần mềm
giải tốn); Crocodile Physic; …
Như vậy, mức đợ sử dụng phần mềm Microsoft office Powerpoint vẫn
cao nhất. Đây là điều dễ hiểu bởi Powerpoint là phần mềm xuất hiện từ lâu, dễ
sử dụng và có thể sử dụng cho mọi môn học.
Quan sát bảng 6a và bảng 6b chúng ta thấy ý kiến của học sinh về mức
độ sử dụng các phần mềm dạy học khác là cao hơn so với giáo viên. Tuy
nhiên, qua thực tế điều tra, các em đều không biết về các phần mềm dạy học
trên. Phần mềm mà các em biết và thầy cô nào cũng sử dụng đó là powerpoint,
“Câu này chúng em chỉ đành bừa vào các phần mềm khác thôi”.
Điều đó cho thấy rằng, các phần mềm dạy học sử dụng trong dạy học
mà giáo viên trường THPT Hai Bà Trưng - TP Huế - TT Huế đã sử dụng là rất
thiếu tính đa dạng. Bảng 6a phản ánh ý kiến của giáo viên về vấn đề này đã
chứng minh điều đó. Chỉ có 7 giáo viên công nhận đã từng sử dụng Violet.
Đây là phần mềm dạy học tương đối đơn giản, rất dễ để sử dụng, giáo viên có

thể tải phần mềm này từ trang và sử dụng để soạn thảo
các câu hỏi trắc nghiệm rất nhanh chóng. Giáo viên sẽ phải mất 1 đến 2 giờ
đồng hồ để soạn các câu hỏi trắc nghiệm bằng Powerpoint nhưng họ chỉ mất
10 phút để soạn thảo với Violet. Ngoài ra, các nội dung soạn thảo bằng Violet
có thể dễ dàng nhúng vào powerpoint để sử dụng thuận tiện hơn.
Trong số 25 giáo viên mà chúng tôi tiến hành điều tra đang tiến hành
giảng dạy hầu hết các bộ môn. Tuy nhiên, chỉ có 1 giáo viên dạy môn Vật lý
thỉnh thoảng mới sử dụng. Các giáo viên thuộc các môn học khác thì chưa
từng sử dụng, thậm chí chưa từng biết đến các phần mềm dạy học bộ môn của
mình. Nhiều giáo viên, nhất là những giáo viên có độ tuổi tương đối cao lại
22


nhầm tưởng Latex - phần mềm soạn thảo văn bản sử dụng trong dạy học môn
Toán học, Hoá học là phần mềm soạn thảo văn bản thông thường (Microsoft
office Word). Vì vậy mà đã có 28 % giáo viên được điều tra trả lời thường
xuyên và rất thường xuyên sử dụng phần mềm này mặc dù họ dạy học các bộ
môn khác trong trường.
Như vậy, bằng việc sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu khác
nhau, chúng tôi rút ra kết luận rằng, có rất ít các phần mềm dạy học bộ môn
được các thầy cô giáo của trường THPT Hai Bà Trưng - TP Huế - TT Huế sử
dụng. Phần mềm thường xuyên được sử dụng nhiều nhất vần là Microsoft
office Powerpoint. Tuy nhiên, powerpoint chỉ là sử dụng như là một công cụ
để trình chiếu. Muốn nâng cao hiệu quả ƯDCNTT vào dạy học nhằm nâng
cao hứng thú, phát huy tính tích cực chủ động tự học, tự nghiên cứu của học
sinh cũng như hỗ trợ giáo viên đổi mới phương pháp dạy học thì phải có các
biện pháp nhằm giúp giáo viên, học sinh tiếp cận và sử dụng tốt các phần
mềm dạy học bộ môn.
2.2.3.3. Mức độ khai thác internet
Để hoạt động ƯDCNTT vào dạy học mang lại hiệu quả cao thì người

giáo viên phải biết khai thác và hướng dẫn học sinh khai thác những nguồn
thông tin, tài liệu tư internet. Do vậy, để phản ánh tốt hơn thực trạng, làm cơ
sở để đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả ƯDCNTT vào dạy học ở
trường THPT Hai Bà Trưng - TP Huế - TT Huế, chúng tôi tìm hiểu mức độ
khai thác internet của giáo viên và học sinh thông qua câu hỏi: “Trong dạy
học, thầy (cô) thường khai thác internet nhằm mục đích gì?” dành cho giáo
viên và câu hỏi: “Thầy cơ thường hướng dẫn bạn khai thác internet nhằm
mục đích gì? ” Kết quả chúng tơi thu được như sau:
2.2.3.3.a. Mức độ khai thác internet của giáo viên

23


Muốn biên soạn một giáo án điện tử, muốn hướng dẫn học sinh khai
thác thông tin tốt, muốn trả bài, hướng dẫn học sinh tự học bằng CNTT thì
ngoài những tri thức chuyên môn thì luôn cần và phải biết sử dụng, sử dụng
thường xuyên, thành thạo máy tính điện tử có kết nối internet. Do vậy, khi
nghiên cứu thực trạng ƯDCNTT vào dạy học ở trường THPT Hai Bà Trưng TP Huế - TT Huế chúng tôi phải làm rõ mục đích khai thác và mức độ khai
thác, sử dụng internet của giáo viên. Bảng kết quả điều tra sau đây phản ánh
những nội dung nêu trên.
Bảng 7a: Mức độ khai thác iternet của giáo viên
TB
3
2
5
1
4
6

Mục đích khai

thác

Mức độ
RTX

SL
5

TX

TL
20

SL
6

TT

TL
24

SL
12

CBG

TL
84

SL

2

TL
8

Tra cứu tài liệu
phục vụ dạy học
Khai thác hình ảnh,
6
24
3
6
5
20
11
44
clip, sơ đồ, mơ
hình….
Trả lời thắc mắc cho 0
0
0
0
1
4
24
96
học sinh thơng qua
e-mail
Tìm kiếm thông tin
7

28
12
48
2
8
4
16
phục vụ dạy học
Trao đổi chuyên
0
0
0
0
2
8
23
92
môn với đồng
nghiệp
Dạy học trực tuyến
0
0
0
0
0
0
25
0
(online education)
Mục đích khai thác internet của giáo viên trường THPT Hai Bà Trưng -


TP Huế - TT Huế hướng vào mục đích dạy học là tương đối đa dạng và có
mức độ khác nhau.
Tìm kiếm thông tin phục vụ dạy học thông qua internet được giáo viên
sử dụng với mức độ thường xuyên nhất. Có 7 giáo viên, chiếm 28 % số giáo

24


viên được hỏi lựa chọn “rất thường xuyên”, 12 giáo viên, chiếm 48 % giáo
viên lựa chọn “thường xuyên”.
Đây là mức độ tương đối cao. Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện
nay, người giáo viên vẫn đóng vai trò là nguồn thông tin, nguồn tri thức cơ
bản nhất của học sinh. Muốn vậy, bản thân người giáo viên phải không ngừng
thu thập thông tin, nhất là những thông tin có liên quan đến nội dung môn học
mà bản thân đang phụ trách.
Cùng với sự ra đời và phát triển của mạng internet với nhiều trang Web
thuộc rất nhiều các lĩnh vực khác nhau sẽ giúp cập nhật những thông tin nhanh
nhất, mới nhất và có độ chính xác cao. Giáo viên muốn nâng cao hứng thú cho
học sinh trong dạy học, muốn nâng cao chất lượng lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ
xảo của học sinh thì phải không ngừng tự hoàn thiện mình, tự làm mới thêm,
phong phú thêm bài giảng của mình bằng những nội dung mới. Do vậy, ngoài
các phương tiện tìm kiếm thông tin khác, giáo viên phải biết khai thác triệt để
nguồn thông tin từ internet. Việc số giáo viên khai thác internet nhằm mục
đích tìm kiếm thông tin phục vụ dạy học với mức độ thường xuyên là phù
hợp.
Để làm rõ thêm vấn đề này, chúng tôi đã đưa ra câu hỏi: “Các thầy cô
thường khai thác thông tin, tải thông tin từ những trang wed nào?” và thấy
rằng: hầu hết các thầy cô giáo của trường THPT Hai Bà Trưng - TP Huế - TT
Huế đều sử dụng công cụ tìm kiếm phổ biến trên internet đó là

. Đây là một công cụ tìm kiếm thông tin khá nhanh
chóng và hiệu quả. Ngoài ra, một số giáo viên còn sử dụng các trang Web như
; ;…song số lượng không
nhiều và mức độ còn thấp.
Tuy nhiên, vẫn còn 4 giáo viên chưa bao giờ sử dụng internet vào mục
đích tìm kiếm thông tin phục vụ dạy học. Qua nghiên cứu chúng tôi thấy, đây
25


×