Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Bài 1. Lớp Bồi dưỡng LLCT dành cho Đối tượng kết nạp đảng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (336.3 KB, 23 trang )

Khái quát lịch sử ĐCSVN 1
Bài 1: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
* MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam và vai trò của Nguyễn Ái Quốc.
- Những thành tựu vẽ vang của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng.
- Nắm vững các truyền thống quý báu của Đảng cộng sản Việt Nam
- Qua đó xác định được trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn và phát huy
những turyền thống của Đảng.
* NỘI DUNG ( gồm 03 phần cơ bản)
I. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI BƯỚC NGOẠT QUYẾT ĐỊNH
CÁCH MẠNG VIỆT NAM
1. Tình hình xã hội Việt Nam trước khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời.
2. Phong trào đấu tranh của nhân dân ta trước khi Đảng ra đời.
3.Lãnh tựu Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước và sự ra đời của Đảng
cộng sản Việt Nam
II. NHỮNG THÀNH TỰU VĨ ĐẠI CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM DƯỚI
SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG
1. Đảng lãnh đạo và tổ chức các cuộc đấu tranh cách mạng khởi nghĩa giành
chính quyền cách mạng tháng 8/1945
2. Đảng lãnh đạo nhân dân đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng và tiến
hành thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân pháp và đế quốc Mỹ xâm lược
(1945-1975)
a. Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng (1945-1946)
b. Đảng lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
xâm lược (1946-1954)
c. Đảng lãnh đạo nhân dân ta, tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược
(1954-1975)
3. Đảng lãnh đạo công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN từ
năm 1975 đến nay
III. NHỮNG TRUYỀN THỐNG QUÝ BÁU CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT


NAM
C. PHƯƠNG PHÁP
Nghe giảng kết hợp nghiên cứu tài liệu và thảo luận trên lớp
D. THỜI GIAN: 05 TIẾT
Duyệt của giám đốc TTBDCT




Ý kiến nhận xét của tổ giáo viên

.


Khái quát lịch sử ĐCSVN 2
Bài 1: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
* Nhận thức về Đảng
1. Đảng cộng sản là gì?
Đảng cộng sản là một tổ chức chính trị bao gồm những người ưu tú về nhận thức
và hành động cách mạng, mang bản chất của giai cấp công nhân, lấy chủ nghĩa Mác –
Lênin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động; Được tổ chức chặt chẽ
theo nguyên tắc tập trung dân chủ, phấn đấu cho lý tưởng cộng sản chủ nghĩa.
2. Đảng cộng sản Việt Nam?
ĐCS Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên
phong của nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lịch
ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc.
3. Mục đích của Đảng: Là xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu
mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Không có người bóc lột người, thực hiện thành
công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản.

ĐCSVN là đảng cầm quyền. Đảng là lãnh tụ chính trị, hạt nhân lãnh đạo hệ thống
chính trị ở nước ta. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu toàn
quốc.
Vậy thì đảng cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo cách mạng Việt Nam đạt
được những thành tựu gì? chúng ta cùng nghiên cứu nội dung đầu tiên
I. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI BƯỚC NGOẶT QUYẾT ĐỊNH
CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Để làm rõ nội dung trên chúng ta cùng tìm hiểu xem
1. Tình hình xã hội Việt Nam trước khi Đảng CSVN ra đời.
Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống dựng nước và giữ nước mấy nghìn năm,
từ thời vua Hùng dựng nước Văn Lang, đến nước Âu Lạc thời An Dương Vương, đã
hình thành và phát triển “nền văn minh Sông Hồng” rực rở. Thế kỷ thứ X với chiến
thắng Bạch Đằng năm (938) do Ngô Quyền lãnh đạo đã chấm dứt 1000 năm đô hộ
của Phong kiến phương bắc. mở ra một kỷ nguyên độc lập và phát triển của dân tộc.
Năm 1804 nước ta mang tên nước Việt Nam, các nước phương Tây từ rất sớm đã
tìm cách xâm nhập vào nước ta.
Đêm 31/8/1858 thực dân Pháp nổ phát súng đầu tiên tại bán đảo Sơn Trà – Đà
Nẳng mở đầu xâm lược nước ta.
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, thực dân pháp về cơ bản đã đặt được nền móng
thống trị trên đất nước ta. Việt Nam từ một xã hội độc lập trở thành một nước thuộc
điạ của thực dân Pháp, đồng thời chế độ phong kiến vẫn duy trì, đó là chế độ thuộc
địa nửa phong kiến. Sự kết hợp giữa đế quốc và phong kiến đã trở thành đặc trưng cơ
bản của các nước thuộc địa lúc bấy giờ.
Vậy thì sau khi đặt được nền móng thống trị trên đất nước ta thực dân pháp có
những chính sách cai trị như thế nào?
Khái quát lịch sử ĐCSVN 3
Về chính trị: Sau khi kết thúc đàn áp phong trào Cần Vương (1885-1896) năm
1897 chính phủ Pháp cử P.Đume làm toàn quyền Đông Dương, hoàn thiện bộ máy cai
trị. Thực dân Pháp thực hiện ở Việt Nam chính sách cai trị chuyên chế phản động về
chính trị, biến triều đình Nhà Nguyễn thành bù nhìn tay sai cho chúng, thực hiện

chính sách chia để trị ở Việt Nam và ở cả Đông Dương (chia đất nước ta thành 3 kỳ
để trị), với chiêu bài “Khai hóa văn minh”, chiêu bài “Tự do, bình đẳng, bác ái”,
song trên thực tế chúng không cho dân ta hưởng bất cứ một quyền tự do dân chủ nào,
chúng thẳng tay đàn áp và khủng bố khóc liệt các tư tưởng hoạt động yêu nước làm
cho nhân dân ta lâm vào tình trạng ngột ngạc về chính trị.
Về kinh tế: chúng tiến hành chương trình khai thác thuộc địa với quy mô lớn để
phục vụ lợi ích cuả giai cấp tư sản Pháp, chúng bóc lột tàn bạo nhân dân ta. Thực hiện
chính sách độc quyền về kinh tế kìm hãm sự phát triển độc lập cảu nền kinh tế nước
ta, làm cho nhân dân ta bị bần cùng hóa, nền kinh tế què quặt lệ thuộc vào kinh tế
pháp, để lại hậu quả nghiêm trọng kéo dài.
Về văn hóa – xã hội: Thực dân pháp thực hiện chính sách ngu dân, lập nhà tù
nhiều hơn trường học, đầu độc dân ta bằng rượu cồn và thuốc phiện.
Việt Nam từ một xã hội độc lập, trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến,
dân tộc Việt Nam bị mất độc lập, tự do, kinh tế không phát triển, đời sống của nhân
dân vô cùng cực khổ.
Dưới sự thống trị của Thực dân pháp tình hình giai cấp trong xã hội Việt Nam có
những biến đổi sâu sắc. Ngoài 2 giai cấp cũ là giai cấp nông dân và giai cấp địa chủ
phong kiến lúc bấy giờ xã hội Việt Nam lại xuất hiện 2 giai cấp mới đó là giai cấp
công nhân và giai cấp tư sản.
Giai cấp công nhân: mới ra đời nhưng nhanh chống trưởng thành, trước chiến
tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) giai cấp công nhân Việt Nam chỉ có 10 vạn
người, nhưng đến thời kỳ khai thác thuộc đại lần thức hai của thực dân pháp (1919-
1929) thì giai cấp công nhân lên đến 22 vạn người chiến 1,2% dân số, đây là lực
lượng lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
* Các giai cấp trong xã hội Việt Nam đều mang thân phận người dân mất nước
và ở những mức độ khác nhau đều bị thực dân pháp đàn áp, bóc lột. Trong xã hội
nước ta lúc bấy giờ ngoài mâu thuẫn cơ bản của nhân dân, chủ yếu là nông dân với
giai cấp địa chủ phong kiến đã nãy sinh mâu thuẫn vừa cơ bản, vừa chủ yếu và ngày
càng gay gắt trong đời sống dân tộc đó là: Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt
Nam với đế quuốc và tay sai.

Hai mâu thuẫn này có quan hệ mật thiết quy định tác động lẫn nhau, giải quyết
đúng đắn 2 mâu thuẫn này sẽ tạo điều kiện cho cách mạng Việt Nam phát triển.
Từ 2 mâu thuẫn đó quy định nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ gồm
2 nhiệm vụ chiến lượt:
Thứ nhất: Nhiệm vụ dân tộc: Chống đế quốc và phong kiến tay sai giành độc
lập dân tộc (đây là nhiệm vụ chủ yếu)
Thứ hai: Nhiệm vụ dân chủ: Chống phong kiến phản động đòi tự do và ruộng
đất.
Khái quát lịch sử ĐCSVN 4
Hai nhiệm vụ này có mối quan hệ biện chứng quy định tác động lẫn nhau, trong
đó nhiệm vụ hàng đầu là chống đế quốc và bọn phong kiến tay sai giành độc lập dân
tộc.
Việc nhận thức và giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa nhiệm vụ dân tộc và
nhiệm vụ dân chủ có ý nghĩa quyết định đến toàn bộ quá trình cách mạng ở Việt Nam
đương thời.
Nhận thức được các mâu thuẫn và nhiệm vụ nêu trên các phong trào đấu tranh
trước khi có đảng diễn ra như thế nào?
Chúng ta qua phần
2. Phong trào đấu tranh của nhân dân ta trước khi có Đảng
Trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp và sự bạc nhược của Triều đình nhà
Nguyễn, cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX xã hội Việt Nam dấy lên nhiều phong trào
yêu nước với 2 khuynh hướng tư tưởng chủ yếu là Tư tưởng Phong kiến và tư tưởng
tư sản:
- Các phong trào yêu nước theo tư tưởng phong kiến
Sau khi triều đình nhà Nguyễn ký hiệp định Patơnốp (6/6/1884) phong trào đấu
tranh chống pháp của nhân dân ta ngày càng mạnh mẽ, tiêu biểu nhất là phong trào
Cần Vương (1885-1896) hưởng ứng chiếu Cần vương do vua hàm nghi phát động
(13/7/1885). Phong trào Cần vương lan rộng khắp cả nước với hàng loạt các cuộc
khởi nghĩa vũ trang chống pháp. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Hương Khê của Phan
Đình Phùng (1885-1896), Ba Đình (Thanh Hóa) của Phạm Bành và Đinh Công

Tráng, Bình Định của Mai Xuân Thưởng (1886-1887), Bãi sậy (Hưng Yên) của
Nguyễn Thiện Thuật (1885-1892), Phong trào nông dân Yên Thế (Bắc Giang) do
Hoàng Hoa Thám lãnh đạo kéo dài 30 năm từ năm (1883-1913)…
Tuy nhiên phong trào khởi nghĩa trên thiếu sự chỉ huy thống nhất trong cả nước;
lực lượng bị phân tán, thời gian khởi nghĩa khác nhau. Nghĩa quân rất dũng cam
nhưng chưa được huấn luyện quân sự, vũ khí trang bị lạc hậu và thiếu thốn. Những
người lãnh đạo phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến hầu hết là quan
lại, sĩ phu yêu nước nên chịu ảnh hưởng nhiều của tư tưởng phong kiến, họ chưa có
điều kiện khách quan và khả năng để đoàn kết tập hợp mọi lực lượng cả nước thành
một khối thống nhất để chống Pháp. Cuộc khủng hoảng đường lối cứu nước ở nước ta
ngày càng diễn ra sâu sắc.
- Các Phong trào đấu tranh theo khuynh hướng tư tưởng tư sản
Đầu thế kỷ XX, các luồng tư tưởng dân chủ tư sản trên thế giới đã truyền đến
Việt Nam. Nhiều người yêu nước ở Việt Nam theo dõi, nghiên cứu con đường cứu
nước của Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc để tìm con đường mới giải phóng dân tộc
phong trào yêu nước theo tư tưởng tư sản ở nước ta phát triển mạnh mẽ.
Tiêu biểu nhất là phong trào do Phan Bội Châu phát động. Ông lập ra hội Duy
Tân (1904), tổ chức phong trào Đông Du (1906-1908) dựa vào Nhật để đánh Pháp.
Sau khi phong trào thất bại, năm 1912, ông về Trung Quốc lập ra Việt Nam Quang
phục Hội, tập hợp lực lượng yêu nước với mục tiêu chống Pháp, giải phóng dân tộc.
Tháng 6/1925 Phan Bội Châu bị thực dân Pháp bắt tại Thượng Hải và đưa về giam
lõng ở Huế.
Khái quát lịch sử ĐCSVN 5
Cụ Phan Chu Trinh chủ trương cải cách “Khai dân trí, trấn dân khí, hậu dân
sinh” theo khuynh hướng dân chủ tư sản Ấn Độ trong khuôn khổ hợp pháp, buộc
Pháp phải trao trả độc lập chop Việt Nam. Năm 1908, cụ bị Pháp bắt và bị đưa sang
Pháp vào năm 1911.
Những năm 1907-1908 phong trào Đông kinh- nghĩa thục và phong trào chống
thuế ở trung kỳ diễn ra mạnh mẽ nhưng nhanh chóng thất bại.
Nhìn chung các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản đầu thế

kỷ XX tiếp tục phản ánh tinh thần dân tộc, thức tỉnh và thu hút một bộ phận trí thức,
tư sản, thanh niên Việt Nam đấu tranh. Nó cũng cổ vũ mạnh mẽ mở mang dân trí, dân
chủ góp phần xóa bỏ các tập tục lạc hâu, tập dượt quần chúng tham gia đấu tranh
bằng hình thức phong phú.
Sự thất bại của tất cả các phong trào đó đã phản ánh tính chất non yếu và không
vững chắc của giai cấp tư sản Việt Nam. Nó chứng tỏ rằng khuynh hướng dân chủ tư
sản không đáp ứng được nhu cầu khách quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc ở
nước ta.
Tóm lại nguyên nhân thất bại của các phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX, đầu
thế kỷ XX phản ánh hạn chế khách quan của giai cấp phong kiến và tư sản Việt Nam.
Hai giai cấp đó đều không thể lãnh đạo giải quyết vấn đề độc lập dân tộc. Cách mạng
Việt Nam lúc bấy giờ đang ở thời kỳ “như trong đêm tối không có đường ra”. Khủng
hoảng, bế tắc về đường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo cách mạng.
Thực tế đó đòi hỏi phải có một đường lối cách mạng đúng đắn và một tổ chức
cách mạng có khả năng đưa phong trào yêu nước đi đến thắng lợi.
Trong số biết bao nhiêu người Việt Nam ra đi tìm đường cứu nước duy nhất có
Nguyễn Ái Quốc tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn.
Chúng ta qua phần
3. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước và sự ra đời của Đảng
cộng Sản Việt Nam.
Khái quát lịch sử ĐCSVN 6
Khái quát lịch sử ĐCSVN 7
Khái quát lịch sử ĐCSVN 8
Khái quát lịch sử ĐCSVN 9
Năm 15 tuổi, Người đã có những suy nghĩ về con đường cứu nước của các bậc
cha anh. Mặc dù rất khâm phục tinh thần yêu nước của các vị cách mạng tiền bối,
nhưng người muốn tìm một con đường khác.
Ngày 5 tháng 6 năm 1911, Người ra đi tìm đường cứu nước với ý định xem các
nước làm thế nào rồi về nước giúp đồng bào mình.
Tháng 7/1911 Người qua nước Pháp rồi đến Châu Phi, tận mắt chứng kiến những

cảnh khổ cơ cực của người dân lao động da đen. Năm 1912 Người đến sống ở Mỹ,
năm 1914 về sống ở Anh. Người kiên trì chịu đựng gian khổ, nghĩ về những điều mắt
thấy, tai nghe. Người rút ra kết luận ở đâu trên thế giới cũng chỉ có 2 loại người là số
ít người bóc lột sống no đủ, sung sướng còn đa số người bị bóc lột sống nghèo khổ cơ
cực.
Tháng 7/1917 Người từ Anh trở về Pháp hoạt động trong những người Việt Nam
yêu nước, tham gia các hoạt động chính trị - xã hội, văn hoá và hoạt động ủng hộ
nước Nga Xô Viết.
Năm 1918 người vào Đảng xã hội Pháp. Đầu năm 1919 với tên gọi Nguyễn Ái
Quốc, Người gửi tới hội nghị Quốc tế tại Vecxây bản yêu sách của nhân dân An Nam
gồm 8 điểm vạch trần tội ác của thực dân Pháp, nói lên tiếng nói chính nghĩa của dân
tộc Việt Nam.
Ngày 17/7/1920, Nguyễn Ái quốc đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất luận cương về
vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin Người Viết: “Bản luận cương của Lênin làm
cho tôi cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! tôi vui mừng đến phát khóc
lên, ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to như đang nói trước quần chúng đông
đảo: “hởi đồng bào bị đọa đài đau khổ, đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con
đường giải phóng chúng ta”. Từ đó người hoàn toàn tin theo Lênin và tin theo quốc tế
III”.
Từ người yêu nước chân chính Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước
theo chủ nghĩa Mác-Lênin Người nói: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không
có con đường nào khác là con đường cách mạng vô sản”.
Cuối tháng 12/1920, tại Đại hội lần thứ 18 Đảng xã hội Pháp họp tại thành phố
Tua (Pháp) Người đã tán thành gia nhập quốc tế cộng Sản.
Đối với Người đây là một bước ngoặt từ chủ nghãi yêu nước đến chủ nghãi cộng
sản, từ chiến sĩ giải phóng dân tộc trở thành chiến sĩ cộng sản quốc tế. Và là người
cộng sản Việt Nam đầu tiên.
Sau năm 1920 Nguyễn Ái Quốc tiếp tục hoạt động và đi sâu nghiên cứu chủ
nghĩa Mác- Lênin. Người phụ trách ban nghiên cứu thuộc địa, là đại biểu chính thức
của Đại hội I (1920), Đại hội II (1922), đại hội III (1923) Đảng xã hội Pháp. Người

sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa ra tờ báo Người cùng khổ (Le paria).
Tháng 6/1923 Nguyễn Ái Quốc sang Liên Xô làm việc ở Ban phương Đông của
Quốc tế Cộng sản, năm 1924 người về Quảng châu (Trung Quốc)
Tháng 6/1925 Người sáng lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
Từ năm 1925-1927 Hội đã mở nhiều lớp huấn luyện cho cán bộ cách mạng Việt
Nam. Người trực tiếp giảng bài cho các lớp huấn luyện. Các bài giảng của Người
được Bộ tuyên truyền của Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức xuất bản thành tác
phẩm “Đường cách mệnh” năm 1927. Tác phẩn chỉ rỏ cách mạng Việt Nam là một bộ
Khái quát lịch sử ĐCSVN 10
pận của cách mạng thế giới. Ai làm cách mạng trên thế giới đều là đồng chí của dân
tộc An Nam.
Tác phẩm đường cách mệnh đã đề cập những vấn đề cơ bản của cương lĩnh
chính trị, trực tiếp chuẩn bị về tư tưởng chính trị cho việc thành lập chính Đảng của
giai cấp công nhân Việt Nam đồng thới có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn đối với
cách mạng Việt Nam.
Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản diễn ra mạnh mẽ yêu cầu
thành lập đảng xuất hiện.
Tháng 3 năm 1929 tại số nhà 5D, phố Hàm Long (Hà Nội) đã thành lập chi bộ
cộng sản đầu tiên gồm 7 đảng viên do Trần Văn Cung làm Bí thư chi bộ.
Ngày 17/6/1929 tại số nhà 312 Khâm Thiên Hà Nội Đông Dương cộng sản
Đảng được thành lập ở Bắc kỳ. Đã ra tuyên ngôn, điều lệ và phát hành báo Búa Liềm
của đảng.
Tháng 8/1929 An Nam cộng sản Đảng được thành lập ở Nam Kỳ.
Ngày 01/01/1930 Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn được thành lập ở Trung kỳ.
Phong trào công nhân có tổ chức lan rộng cả nước có tính tự giác và giai cấp
ngày càng rõ nét. Từ tháng 4/1929-4/1930 đã có 43 cuộc bãi công lớn của công nhân
trên khắp cả nước
Chỉ từ tháng 6 năm 1929 đến tháng 01/1930 ở nước ta đã có 3 tổ chức Cộng sản
là chính đảng của giai cấp công nhân ra đời. Tuy chung mục đích chống đế quốc,
phong kiến và xây dựng xã hội cộng sản nhưng hoạt động riêng rẽ, phân tán về tổ

chức có ảnh hưởng xấu đến phong trào cách mạng trong cả nước. Yêu cầu bức thiết
lúc bấy giờ là chấm dứt tình trạng chia rẽ, thống nhất các tổ chức cách mạng thành
một Đảng duy nhất.
Từ ngày 6/1 đến ngày 7/02/1930 vào đúng dịp Tết Canh Ngọ tại xóm nhỏ của
những người lao động ở Bán đảo Cửu Long, Hương Cản (Trung Quốc) Nguyễn Ái
Quốc đã chủ trì hợp nhất 3 tổ chức Đảng thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.
Hội nghị thông qua Chánh cương vắn tắt, điều lệ vắn tắt, chương trình vắn tắt
thông qua 2/1930 được gọi là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản
Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo.
Tóm lại: Hội nghị hợp nhất các Đảng cộng sản thành Đảng CSVN có tầm vóc
lịch sử như Đại hội thành lập Đảng.
Đến đây chúng ta có thể khẳng định:
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đánh dấu bước ngoặt vĩ đại của lịch sử cách
mạng nước ta, chấm dứt thời ký khủng hoảng về đường lối cứu nước và giai cấp lãnh
đạo cách mạng đầu thế kỷ XX ở nước ta. Nó chứng tỏ rằng giai cấp công nhân Việt
Nam đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng.
Đảng ra đời là sự kiện có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ quá trình phát triển
của cách mạng nước ta. Đây là điều kiện cơ bản quyết định mọi thắng lợi của cách
mạng Việt Nam.
Đảng ra đời mở ra một thời kỳ mới cho sự phát triển của dân tộc, thời kỳ độc lập
dân tộc tiến lên chủ nghãi xã hội. Đảng ra đời trở thành ngọn cờ đoàn kết các yếu tố
giai cấp, dân tộc, quốc tế, tạo thành sức mạnh tổng hợp cho cách mạng thắng lợi.
Khái quát lịch sử ĐCSVN 11
Điều đó được khẳng định qua những thành tựu của cách mạng Việt Nam dưới sự
lãnh đạo của Đảng.
II. NHỮNG THÀNH TỰU VẺ VANG CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM
DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG
1. Đảng lãnh đạo và tổ chức các cuộc đấu tranh cách mạng khởi nghĩa giành
chính quyền cách mạng tháng 8/1945
Từ khi thành lập đến năm 1945 Đảng đã lãnh đạo nhân dân trải qua 3 cao trào

lờn
- Cao trào 1930-1931
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 nổ ra trong hệ thống các nước Tư
bản, chấm dứt thời kỳ ổn định tạm thời của CNTB. Các nước đế quốc tăng cường bóc
lột nhân dân chính quốc và các nước thuộc địa. Mâu thuẫn giữa công nhân với Tư
bản, nông dân với địa chủ, các nước đế quốc với đế quốc ngày càng trở nên gay gắt
hơn.
Mở đầu phong trào đấu tranh của thời kỳ này là cuộc bãi công của 5ngàn công
nhân đồn điền Phú Riềng (Nam Bộ); ngày 10/2/1930 bãi công của công nhân cao su
Dầu Tiến (Thủ dầu Một), ngày 25/3/1930 bãi công cuả công nhân nhà máy cưa, nhà
máy diêm Bến Thủy (thành phố Vinh), cuộc đấu tranh ngày 1/5/1930 của công nhân
đòi tăng lương, giảm giờ làm, giảm su, hoãn thuế cho nông dân để thiết thực trào
mừng Ngày quốc tế lao động 1/5.
Cuộc đầu tranh ngày 1/5/1930 là bước ngoặt phát triển của cao trào cách mạng
1930-1931. Phong trào cách mạng của quần chúng nổ ra từ xí nghiệp, nhà máy ở Hà
Nội, Hải Phòng, Nam Định, Sài Gòn, Cẩm Phả, Vinh, Bến Thủy… đến các vùng
nông thôn ở Gia Định, Vĩnh Long, Sa Đéc, Mỹ Tho, Bến Tre, Cần Thơ, trà Vinh, thủ
Dầu Một (Nam Bộ), Quảng Ngãi, Quảng Trị, Hà Tỉnh, Nghệ An…(Trung Bộ), Cao
bằng, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định… (Bắc Bộ)
Từ ngày 1/5/1930 ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tỉnh các cuộc đấu trnah của quần
chúng diễn ra liên tục, ngày càng mạnh mẽ và quyết liệt làm cho thực dân Pháp hoảng
sợ.
Ngày 12/9/1930 gần 8ngàn nhân dân Hưng Nguyên nổi dậy đánh chiếm nhà Ga
Yên Xuân, tiến vào huyện lỵ, Thực dân pháp đã dùng máy bay ném bom làm chết 217
người và 125 người bị thương. Sau này ngày 19/2 được lấy làm ngày Xô Viết –
Nghệ Tỉnh. Xô Viết –Nghệ Tỉnh là đỉnh cao của Phong trào 1930-1931.
- Cao trào 1936-1939
Bối cảnh: Khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 và nguy cơ khủng khủng
hoảng kinh tế mới làm cho mâu thuẫn vốn có càng trở nên sâu sắc hơn. Các nước đế
quốc thực dân đi vào con đường chuyên chính Phát xít, đây là nền chuyên chính độc

tài nhất, tàn bạo nhất, dã mang nhất, hiếu chiến nhất của bọn tư bản tài chính phản
động, dùng chủ nghĩa phát xít để giải nguy cho cuộc khủng hoảng. Nguy cơ chiến
tranh thế giới thứ 2 bùng nổ, nhân dân đang đứng trên bờ vực thẩm của thảm họa
chiến trnah.
Công nhân đấu tranh đòi tự do lập nghiệp đoàn, đòi tăng lương, giảm giờ làm.
Chỉ riêng 6 tháng cuối năm 1936 đã có 361 cuộc đấu tranh, trong đó có 263 cuộc
đấu tranh của công nhân. Năm 1937 có gần 400 cuộc đấu tranh của công nhân đấu
Khái quát lịch sử ĐCSVN 12
tranh đòi cứu tế nạn đói, giảm tô, giảm tức, phụ nữ đòi việc làn …. Trong năm 1937
đã có 150 cuộc đấu tranh của nông dân đòi chia lại ruộng đất.
Đặc biệt năm 1938 cuộc mít tinh của khu Đấu Xảo (Hà Nội) với hơn 25 ngàn
người tham gia, là một thắng lợi lớn nói lên trình độ giác ngộ, ý thức tổ chức, đoàn
kết đấu tranh của nhân dân ta.
Cao trào cách mạng 1936-1939 là thời kỳ vận động dân chủ soi nổi chưa
từng thấy ở thời Pháp trị.
- Cao trào 1939-1945 và cách mạng tháng Tám thành công
Ngày 1/9/1939 Phát xít đức tấn công Ba Lan, chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ.
Chiến tranh thế giớ thứ 2 đã ảnh hưởng mạnh mẽ và trực tiếp đến nước ta. Ở Đông
Dương Pháp điên cuồng tấn công vào Đảng cộng sản, một số quyền tự do, dân chủ
vừa giành được trong thời kỳ 1936-1939 đã bị thủ tiêu. Đảng chủ trương chuyển toàn
bộ tổ chức vào hoạt động bí mật.
Ngày 27/9/1940 nổ ra cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn
Ngày 23/11/1940 Khởi nghĩa Nam kỳ bùng nổ
Ngày 13/01/1941 nổ ra cuộc binh biến chợ Rạng (Đô Lương – Nghệ An)
Ngày 28/01/1941 Nguyễn Ái Quốc từ nước ngoài về Cao Bằng xây dựng căn cứ
địa cách mạng.
Ngày 12/3/1945 BCH TW Đảng họp ra chỉ thị: “Nhật pháp bắn nhau và hành
động của chúng ta”
Ngày 9/8/1945 quân đội Xô – viết chia làm 4 mũi tên đánh quân đội phát xít
Nhật tại Đông Bắc Trung Quốc.

Đế quốc Mỹ vội ném 2 quả bom nguyên tử xuống Hi-rô-si-ma và na-ga-sa-ki.
Trưa ngày 15/8/1945 đài phát thanh Tôkyo truyền bản tuyên bố Nhật Hoàng Hi-
rô-hi-tô chấp nhận đầu hàng Liên Xô và các nước đồng minh vô điều kiện. chiến
tranh thế giới thứ 2kết thúc.
Ngay lúc này HCM Kêu gọi đồng bào cả nước: “Giờ quyết định cho vận mệnh
dân tộc đã đến, toàn bộ đồng bào hãy đúng dậy, lấy sức ta mà giải phóng cho ta”
Từ sáng sớm ngày 19/8/1945 cả Hà Nội vùng dậy thắng lợi.
Sau khởi nghĩa Hà nội từ ngày 19/8/1945- đến ngày 26/8/1945 là cao điểm của
của cuộc tổng khởi nghĩa. Khởi nghãi nổ ra thắng lợi ở hai tỉnh Hà Tiên và Đồng Nai,
ngày 28/8/1945 đánh dấu sự thắng lợi của cuộc tổng khởi nghĩa trên phạm vi cả
nước.
Như vậy chỉ trong vòng nửa tháng, cuộc tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 đã lật
đổ ách thống trị của đế quốc gần trăm năm và của phong kiến hàng nghìn năm.
Ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập
khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Dân tộc ta bước sang một kỷ nguyên
mới kỷ nguyên độc lập dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Bác viết: “Chẳng những giai cấp lao đông và nhân dân Việt Nam ta có thể tự
hào, mà giai cấp lao động và dân tộc bị áp bức ở nơi khác cũng có thể tự hào rằng:
lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của dân tộc thuộc địa và nửa thuộc
Khái quát lịch sử ĐCSVN 13
địa, một đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền
toàn quốc”.
Thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945 là một trong 3 thắng lợi vĩ đại của
nhân dân ta trong thế kỷ XX. Đại hội lần thứ IX của Đảng khẳng định: “Thắng lợi
của cách mạng tháng Tám/1945 và việc thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.
Đây là kết quả tổng hợp của phong trào cách mạng liên tục diễn ra trong 15 năm sau
ngày thành lập Đảng, từ cao trào Xô Viết –Nghệ Tỉnh, cuộc vận động dân chủ 1936-
1939, đến phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945, mặc dù cách mạng có những
lúc bị dìm trong máu lửa. Chế độ nửa phong kiến ở nước ta bị xóa bỏ, một kỷ nguyên
mới mở ra, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”

Khi có được chính quyền có được độc lập đòi hỏi phải bảo vệ và duy trì nền độc
lập ấy, vì vậy
2. Đảng lãnh đạo nhân dân đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng và tiến
hành thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân pháp và đế quốc Mỹ xâm lược
(1945-1975)
a. Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng (1945-1946)
Sáng 3 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ tọa phiên họp đầu tiên của
Hội đồng chính phủ. Người đề ra một loạt công việc cần làm:
- Tăng gia sản xuất chống nạn đói;
- Chống nạn mù chữ;
- Tổ chức tổng tuyển cử;
- Vận động thực hiện cần, kiệm, liêm, chính;
- Bỏ ngay ba thứ thuế: thuế thân, thuế chợ, thuế đò;
- Cấm hút thuốc phiện;
- Ra tuyên bố tự do tín ngưỡng và lương giáo đoàn kết
Một khó khăn lúc này là sau khi tiếp nhận chính quyền nền tài chính quốc gia
hầu như trống rổng, thuế không thu được, Ngân hàng Đông Dương vẫn nằm trong tay
bọn tư Bản Pháp. Chính quyền cách mạng chỉ tiếp quản được kho bạc với 1.233.000đ,
trong đó 586.000đồng tiền rách. Sản xuất đình trệ, công nhân không có việc làm, 50%
ruộng đất bỏ hoang, hơn 2 triệu người chết đối.
Đấu tranh bảo vệ chính quyền phải đối mặt với 3 thứ giặc:
- Giặc đói: Hơn 2 triệu người chết đói. (Từ cuối năm 1944 đầu 1945khoản 2
triệu đồng bào chết đói, ở tỉnh Nam Định hơn 30 vạn người chết đói, ở tỉnh Thái Bình
28 vạn, có làng không còn một ai sống sót)
- Giăc dốt: các tàn dư văn hóa lạc hậu chế độ thực dân, phong kiến để lại rất
nặng nề, hơn 90% dân số không biết chữ, TNXH, mê tín dị đoan, rượu chè, cờ bạc là
gánh nặng của Nhà nước non trẻ
- Giặc ngoại xâm: Cuối tháng 8 đầu tháng 9/1945 20 vạn quân Tưởng do tường
Lư Hán chỉ huy kéo và đóng quân ở Hà Nội và các tỉnh biên giới Việt – Trung đến vĩ
tiến 17, quân tưởng ngang nhiên không thừa nhận chính quyền cách mạng của ta. Lư

hán nói: “Thời gian quân Tưởng ở Việt nam là Vô hạn định”.
Vậy thì để đói phó với 3 loại giặc đó đảng ta có những chủ trương như thế nào?
Khái quát lịch sử ĐCSVN 14
Đối với giặc đói:
CT.HCM nói: “Giặc đói và giặc dốt là đồng minh của giặc ngoại xâm” vì vậy
cần phải được giải quyết ngay.
Để chống giặc đói Đảng quyết định tăng gia sản xuất chống giặc đói, thi đua sản
xuất với khẩu hiệu “tất đất, tất vàng”, “không một tất đất bỏ hoang”. CT. HCM ra lời
kêu gọi: “Tăng gia sản xuất, tăng gia sản xuất ngay, tăng gia sản xuất nữa!”
Khắp nơi nổi lên phong trào “Hũ gạo tiết kiệm”, “ngày đồng tâm”, không dùng
gạo, ngô nấu rượu… nghe lời kêu gọi của CT. HCM “Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa,
mỗi tháng nhịn 3 bữa (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo”. (câu truyện về Bác Hồ)
Theo thống kê của Bộ canh nông chỉ tính ở Bắc Bộ năm 1946 tổng sản lượng lúa
1.925.000tấn (một triệu chín trăm hai mươi lăm nghìn tấn), hoa màu đạt 617.000 tấn,
nạn đói được đẩy lùi.
Để giải quyết khó khăn về tài chính, chính phủ ra sắc lệnh xây dựng quỹ độc lập
và phát động tuần lễ Vàng (từ ngày 17-24/9/1945) Một cụ già 80 tuổi đem góp số
vàng gia bảo nặng 17 lạng, có cặp vợ chồng mới cưới đem tặng cả đôi nhẫn cưới.
Một cụ già góp đôi khuyên tai mà bà đã mua được từ thời con gái. đồng bào Chàm ở
phan Rí đem tặng một chiếc mũ quý của một bà Hoàng Hậu Chàm sống cách đây đã
mấy trăm năm. Trong một tuần đồng bào cả nước tự nguyện đóng góp 370kg vàng và
hơn 60 triệu đồng.
- Ngày 7/9/1945 Hồ Chí Minh ký sắc lệnh bãi bỏ thuế thân, một thứ thuế đánh
vào từng người đàn ông từ 18 tuổi (có nơi từ 16 tuổi) trở lên. Dưới chính quyền thực
dân thuế thân chiếm tới 60% tổng số thuế thực thu. Giờ đây chính quyền và nhân dân
cương quyết bãi bỏ.
Ngày 31/1/1946 sắc lệnh ban hành tiền Việt Nam.
Ngày 23/11/1946 Quốc hội quyết định ban hành tiền Việt Nam trong cả nước.
Để giải quyết giặc dốt:
Ngày 8/9/1945 CT. HCM ký sắc lệnh lập cơ quan bình dân học vụ và kêu gọi

toàn dân tham gia phong trào xóa mù chữ. Người cho rằng “Một dân tộc dốt là một
dân tộc yếu”, Người kêu gọi: “Những người đã biết chữ dạy cho người chưa biết chữ,
người biết chữ nhiều dạy cho người biết chữ ít, những người chưa biết chữ gắng sức
mà học cho biết”.
Đầu tháng 3/1946 riêng miền Bắc và trung Bộ có gần 3 vạn lớp học, với 81 vạn
học viên, chỉ trong 1 năm đã có 2,5 triệu người biết đọc, biết viết.
Giặc ngoại xâm:
b. Đảng lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
xâm lược (1946-1954)
Ta chưa có thời gian củng cố chính quyền thì đồng bào Miền Nam phải cầm
súng kháng chiến chống Pháp. Trong khí ấy ném một đội quân gần 20 vạn sang đây,
bọn Tưởng đã lộ rõ dã tâm là: "diệt cộng sản, bắt Hồ Chí Minh, phá chính quyền Việt
Minh, lập chính quyền thân Hoa" trên miền Bắc.
Nếu bây giờ đánh Tưởng, ta sẽ gặp khó khăn không lường trước được. "kẻ thù
chính của chúng ta lúc này là thực dân Pháp xâm lăng", ta đang cần thời cơ để củng
cố, giữ vững chính quyền, xây dựng lực lượng, chuẩn bị cả nước kháng chiến nếu
Khái quát lịch sử ĐCSVN 15
chúng mở rộng chiến tranh ra miền Bắc. Vì vậy lúc này phải hòa hoãn với Tưởng,
khôn khéo tránh xung đột, thực hiện khẩu hiệu "Hoa- việt thân thiện". Bác nói: "Ta
cân nhắc kỹ lợi hại, chọn cái nào ít hại nhất thì làm. Nếu không ta bị kẹp giữa hai kẻ
thù, bọn thực dân Pháp xâm lăng và bọn quân phiệt Tưởng".
Đảng ta chủ trương hòa với Tưởng ở Miền Bắc, chủ trương chống thực dân Pháp
xâm lược ở miền Nam (9/1945-3/1946)
Bọn Tưởng ngày càng có nhiều hành động trắng trợn; ra báo chống chính phủ,
kích động nhân dân biểu tình
Bác nói: "Quân Tưởng đang như cây gỗ chắn ngang dòng nước. Bao nhiêu rác
rưởi dồn lại, bám lấy cây gỗ, làm cản thêm dòng nước. Ta nhặt cái này ném đi, cái
khác lại bám vào. Chi bằng ta dốc sức, tìm cách hất cây gỗ đi. Lúc đó những rác rưởi
sẽ bị cuốn sạch".
Sau đó Đảng ta chủ trương hòa với pháp để đẩy nhanh quân Tưởng về nước

(3/1946-12/1946)
Ngày 9/3/1946 BTVTW Đảng ra chỉ thị : “Hòa để tiến” vạch ra lý do để hòa với
Pháp là:
1. Tránh thế bất lợi phải cô lập chiến đấu cùng một một lúc với lực lượng phản
động (thực dân Pháp, tàu Trắng, bọn phản cách mạng torng nước)
2. Bảo toàn thực lực, giành lấy giây phút nghỉ ngơi và củng cố vị trí đã chiếm
được, chấn chỉnh đội ngũ cách mạng, bổ sung cán bộ, bồi dưỡng và củng cố phong
trào”.
Ngày 6/3/1946 ký hiệp định sơ bộ cho 15 ngàn quân pháp vào Miền Bắc và rút
về trong 5 năm (mỗi năm rút 1/5 quân về nước)
Ngày 14/9/1946 ký tạm ước Việt – Pháp với nội dung 2 bên đình chỉ xung đột,
tạm ước là sự lựa chọn cần thiết và duy nhất trong tình hình pháp – Việt Đang căng
thẳng.
Tháng 11/1946 CT. HCM viết : “Công việc khẩn cấp bây giờ” chuẩn bị chống
thực dân pháp.
Ngày 19/12/1946 CT. HCM ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, lời kêu gọi
khẳng định: “Sự áp bức và bóc lột vô nhân đạo của thực dân pháp làm cho đồng bào
ta hiểu rằng có cách mạng thì sống, không có cách mạng thì chết”
Với đường lối đúng đắn ngày 7/05/1954 quân và dân ta đã tiêu diệt được tập
đoàn cứ điểm Điệp Biên Phủ.
Bác Hồ nói: "cố ráng sức qua khỏi mùa đông lạnh lẽo, thì ta sẽ gặp mùa xuân"
Chính năm đã trôi qua. Đúng là quân và dân ta đã vượt qua một mùa đông đầy
thử thách năm 1946 để bước vào một mùa xuân thắng lợi – mùa xuân Điện Biên Phủ
năm 1954.
Ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Pháp Bác Hồ ghi rõ: “Lần này là lần đầu
tiên trong lịch sử một nước thuộc địa nhỏ yếu đáng thắng một nước thực dân hùng
mạnh. đó là chiến thắng vẽ vang của dân tộc Việt Nam, đồng thời cũng là thắng lợi
của lực lượng hòa bình, dân chủ và chủ nghĩa xã hội trên thế giới”.
Khái quát lịch sử ĐCSVN 16
(Với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, cách mạng Việt Nam

bước vào một thời kỳ mới với đặc điểm là đất nước tạm thời chia cách làm 2 miền với
2 chế độ chính trị đối lập nhau vậy Đảng ta phải lãnh đạo cách mạng như thế nao để
thống nhất đất nước?) chúng ta qua phần:
c. Đảng lãnh đạo nhân dân ta, tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược
(1954-1975)
Với chiến thắng Điện Biên Phủ nhân dân ta đã làm chủ một nửa đất nước, một
miền đất liền khoảnh, có rừng núi và đồng bằng, có thành thị và nông thôn, có tài
nguyên đa dạng và một số cơ sở công nghiệp, với gần 15 triệu dân cần cù, dũng cảm,
đoàn kết thành một khối vững chắc dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Hội nghị lần thứ 8 vào tháng 8/1955 Ban chấp hành Trung ương Đảng nhận
định: "Muốn thống nhất nước nhà, điều cốt yếu là phải ra sức củng cố miền Bắc đồng
thời giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh của nhân dân miền nam Việt Nam
Khi đất nước tạm thời chia cách thành 2 miền đảng xác định con đường tất yếu
của cách mạng Việt Nam là tiến hành 2 nhiệm vụ chiến lược:
Thứ nhất: Tiến hành cách mạng XHCN ở miền Bắc, xây dựng miền Bắc thành
căn cứ địa vững chắc cho cả nước.
Thứ hai: Tiến hành cách mạng dân tộc, dân chủ, nhân dân ở Miền Nam chống
đế quốc Mỹ và tay sai thống nhất nước nhà.
Đảng lãnh đạo nhân dân ta đánh thắng 5 đời Tổng thống và 4 kiểu chiến tranh:
chiến lược chiến tranh đặc biệt (1961- giữa 1965); Chiến tranh cục bộ (1965-
1968) bằng cuộc tổng tiến công nổi dậy Tết Mậu thân 1968; chiến lược Việt Nam
hóa chiến tranh (1969-1973) dúng người Việt đánh người Việt;
Chống chiến tranh phá hoại ở miền Bắc (bắn rơi 735 máy bay, trong đó 61 máy
bay B52, 10 máy bay phản lực F111, bắn cháy 125 tàu chiến)
5 ĐỜI TỔNG THỔNG:
- Dwight Eisenhower (1890-1969) tổng thống thứ 34 của nước Mỹ, nhiệm kỳ từ
20/1/1953 đến 20/01/1961. Eisenhower đề ra chiến lược "chiến tranh đơn phương"
Mỹ dựng nên chính quyền Ngô Đình Diệm, phá hoại hiệp định Giơnevo 1954.
- John F. Kennedy (1917-1963), tổng thống thứ 35 của Mỹ. nhiệm kỳ 20/1/1961
đến 22/11/1963. kennedy đề ra chiến lược "chiến tranh đặc biệt", mỹ xây dựng quân

đội của chế độ Sài gòn mạnh, với vũ khí trang bị và cố vấn Mỹ tiến hành "bình định
nông thôn" và quốc sách "ấp chiến lược", nhằm tiêu diệt cách mạng Miền Nam trong
vòng 18 tháng.
- Lyndon B. Johnson (1908-1973) tổng thống thứ 36 của Mỹ. Nhiệm kỳ
22/11/1963 đến 20/01/1969. Johnson vẫn tiếp tục theo đuôi "chiến tranh đặc biệt" của
kennedy. Đến năm 1965 "chiến tranh đặc biệt" phá sản, quân đội giải phóng làm chủ
gần như toàn bộ vùng nông thôn và miền núi ở Việt Nam. Mỷ tiến hành "chiến tranh
cục bộ", đưa quân đội Mỹ vào miền Nam chiến đấu cùng với quân đội sài gòn và một
số lính đồng minh như Úc, Thái Lan, Hàn quốc, New Zeland. Nhằm tiêu diệt quân
giải phóng Miền Nam, phá hoại miền bắc bằng không quân với chiến dịch "Sấm
Rền". "Chiến tranh cục bộ" bị phá sản hòan toàn sau cuộc "tổng tiến công tết Mậu
thân 1968".
Khái quát lịch sử ĐCSVN 17
-Richard M. Nixon (1913-1994), tổng thống thứ 37 của Mỹ, nhiệm kỳ từ
(20/01/1969 đến ngày 9/8/1974). Nixon đề ra chiến lược "Việt Nam Hóa chiến tranh"
"dùng người Đông Dương giết người Đông Dương" bằng vũ khí của Mỹ. Mục tiêu
của Việt Nam hóa là: Mỹ rút quân, chỉ để lại cố vấn chỉ huy, cung cấp vũ khí, trang
bị, lương thực, tiền của cho các chính phủ do Mỹ lập nên. làm đảo chính lật đổ
Sihanouk, lập nên chính quyền Lon nol thân Mỹ ở Capuchia. Tiến hành đánh phá
miền bắc trên quy mô lớn bằng B52, vào các thành phố Hà Nội, hải Phòng và các
thành phố khác, phong tỏa cảng, hải cảng, bến sông tất cả đều bị thất bại. Các chiến
thắng của quân giải phóng trên chiến trường miền Nam và hàng chục máy bay B52 và
máy bay các loại bị bắn rơi ở Miền Bắc, phong trào chống chiến tranh Việt Nam ngày
một rộng lớn trên khắp nước Mỹ và trên toàn thế giới. bắt buộc mỹ ký hiệp định Paris
về Việt Nam ngày 21/01/1973.
-Gerald R. Ford (1913-2006) tổng thống thứ 38 của Mỹ. Nhiệm kỳ 9/8/1974 đến
20/01/1977. Ford tiếp tục theo đuổi chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh", nhưng
"Chiến dịch Hồ Chí Minh", giải phóng toàn Miền Nam Việt Nam, khiến Mỹ phải rút
khỏi miền Nam Việt Nam torng đau đớn và tuey6t5 vọng. Không thể cứu nổi chính
quyền Sài Gòn ngày 30/4/1975. tổng thống Mỹ Ford ký lệnh di tán.

4 loại chiến tranh:
-Chiến tranh đơn phương; -chiến tranh đặc biệt; -Chiến tranh cục bộ; -Việt
Nam hóa chiến tranh;
Ngày 26/4/1975 chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử bắt đầu, quân ta tấn công giải
phòng Sài Gòn, gia Định. Vào 11giờ 30 phút ngày 30/4/1975 tổng thống cuối cùng
của chính quyền Sài Gòn Dương Văn Minh phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.
Hơn 1 triệu quân ngụy và chính quyền sài gòn và cả bộ máy ngụy quyền sài Gòn bị
đập tan, chế độ thực dân mới của Mỹ hoàn toàn bị sụp đổ. Kháng chiến chống Mỹ
cứu nước hoàn toàn thắng lợi.
Trải qua 21 năm đấu tranh kiên cường, dưới sự lãnh đạo của Đảng quân và dân
ta lần lược đánh thắng các chiến lược của đế quốc Mỹ ở miền Nam, chiến tranh phá
hoại bằng không quân, hải quân ở miền Bắc bằng cuộc tổng tiến công nổi dậy mùa
xuân 1975 với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giải phóng miền Nam thống nhất đất
nước. Kết thúc vẽ vang 30 đấu tranh giải phóng dân tộc.
3. Đảng lãnh đạo công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN từ
năm 1975 đến nay
-Từ 1975-1985 thời kỳ trước đổi mới
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 4 ( từ ngày 14 đến ngày 20/12/1976)
Áp dụng cơ chế tập Trung bao cấp cho toàn bộ nền kinh tế.
Bước vào thời kỳ cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, cách mạng Việt Nam có
những thuận lợi, song cũng có không ít khó khăn. Khó khăn lớn nhất là nền kinh tế
sản xuất nhỏ, năng suốt lao động thấp, hậu quả nặng nề do chiến tranh để lại. Trong
quan hệ quốc tế, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động bên ngoài tìm mọi cách
phá hoại, bao vây cấm vận gây khó khăn cho cách mạng Việt Nam.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong 10 năm (1975-1985), nước ta đã vượt qua
những khó khăn, trở ngại, thu được những thành tựu quan trọng. Trên các lĩnh vực
kinh tế - văn hóa – xã hội, nhân dân ta đã có những cố gắng to lớn trong công cuộc
Khái quát lịch sử ĐCSVN 18
khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, bước đầu bình ổn sản xuất và đời
sống nhân dân.

Củng cố vững chắc hệ thống chính trị, bảo vệ biên giới Tây Nam, làm tròn
nhiệm vụ quốc tế với Campuchia.
Đảng ta thực hiện cơ chế bao cấp cho nền kinh tế đã mang lại nhiều thành tựu
như: xây dựng được một số cơ sở vật chất quan trọng cho CNXH, tập trung và huy
động được sức sản xuất, đặc biệt trong giai đoạn chiến tranh thì cơ chế này giúp ta
huy động được toàn bộ sức người sức của cho kháng chiến.
Tuy nhiên, do duy trì quá lâu cơ chế tập trung quan liêu bao cấp cho nền kinh tế
làm kiềm hãm nền kinh tế nước ta.
- Từ 1986 đến nay. Thời kỳ sau đổi mới
Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật. tại Đại
hội lần thứ VI (12/1986) của Đảng. Đảng ta nghiêm khắc kiểm điểm, khẳng định
những mặt làm được, phân tích rõ nhưng sai lầm, khuyết điểm, đặc biệt là khuyết
điểm chủ quan duy ý chí trong lãnh đạo kinh tế. Đại hội đã đề ra đường đường lối
đổi mới toàn diện, mở ra bước ngoạt trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
nước ta. (Tại Đại hội này đồng chí Nguyễn văn Linh làm tổng bí thư)
Năm 1991 khi hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông âu sụp đổ.
Đảng ta đã tiến hành Đại hội Đảng lần thứ VII (Từ ngày 24-27/6/1991), đồng chí Đổ
Mười được bầu làm tổng bí thư
Đảng ta đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên
chủ Nghĩa xã hội ở Việt Nam. Tại đây Đảng ta đã đưa ra mô hình xã hội chủ nghĩa
của Việt Nam xây dựng gồm 6 đặc trưng và đề ra 6 phương hướng (bài 2 các đồng
chí sẽ được nghiên cứu); Đây là bước phát triển tư duy lý luận và thực tiễn của Đảng
ta; Khẳng định chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng,
kim chỉ nam cho hành động cách mạng của Đảng. đại hội thông qua chiến lược ổn
định và phát triển kinh tế -xã hội đến năm 2000 và nhiệm vụ kinh tế - xã hội 5 năm
từ 1991-1995; khẳng định phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành
theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Từ Đại hội 8,9,10 Đảng ta điều có bổ sung và sửa đổi cho phù hợp. Đặc biệt Đại
hội lần thứ XI của Đảng (từ ngày 11 đến ngày 19/01/2011) đã tiến hành tổng kết 20
năm thực hiện Cương lĩnh 1991, 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế xã

hội 2001-2010 và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010. Đặc biệt Đại
hội đã bổ sung vào Cương lĩnh xây dựng đất nước torng thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội ở nước ta (gọi tắt là cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011) đã đưa ra mô
hình xây dựng CNXH ở VN gồm 8 đặc trưng và 8 phương hướng đi lên CNXH.
8 đặc trưng gồm:
- Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh;
- Do nhân dân làm chủ;
- Có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ
sản xuất tiến bộ phù hợp;
Khái quát lịch sử ĐCSVN 19
- Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;
- Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn
diện;
- Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ nhau
cùng tiến bộ;
- Có nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân
dân, do Đảng cộng sản lãnh đạo.
- Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới.
(các đồng chí sẽ được nghiên cứu sâu hơn trong chuyên đề 2)
Đại hội đã nêu ra 5 bài học kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt
Nam
Một là, trong bất kỳ điều kiện và tình huống nào, phải kiên trì thực hiện đường
lối và mục tiêu đổi mới, kiên định và vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và hủ nghĩa xã hội.
Hai là, Phải thực sự coi trọng chất lượng, hiệu quả tăng trưởng và phát triển bền
vững;
Ba là, phải coi trọng việc kết hợp chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện
tiến bộ và công bằng xã hội;
Bốn là, đặc biệt chăm lo củng cố, xây dựng Đảng cả về chính trị, tư tưởng và tổ
chức;

Năm là, trong công tác lãnh đạo và chỉ đạo phải rất nhạy bén, kiên quyết, sáng
tạo, bám sát thực tiễn của đất nước.
III. NHỮNG TRUYỀN THỐNG QUÝ BÁU CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT
NAM
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng đảng ta được tôi luyện trưởng thành và đã
xây dựng được nhiều truyền thống quý báu:
1. Bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu, lý tưởng của Đảng
từ khi thành lập Dảng ngày 3/2/1930 đến năm 1991 khi hệ thống các nước
XHCN ở Đông Âu và Liên xô sụp đổ Đảng ta vẫn kiên trì đường lối đổi mới và xây
dựng chủ nghĩa xã hội.
2. Tinh thần độc lập, tự chủ và sáng tạo.
3. Kiên định với chủ nghãi Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nắm vững
ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
Đảng ta là Đảng cộng sản mà đảng cộng sản thì lấy chủ nghãi Mác- lênin làm
gốc, đảng ta luôn xác định trong cương lĩnh xây dựng đất nước từ năm 1930 đến nay
là lấy Chủ tịch HCM nói “ngày nay chủ nghĩa nhiều học thuyết nhiều, nhưng … chủ
nghĩa TT HCN sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong TT của người là độc lập dân tộc và chủ
Khái quát lịch sử ĐCSVN 20
nghĩa xã hội vì chỉ có độc lập dân tộc mới xây dựng được chủ nghãi xã hội và chỉ có
chủ nghãi xã hội mới có độc lập dân tộc thật sự.
4. Trung thành với lợi ích giai cấp, lợi ích dân tộc, gắn bó mặt thiết với nhân
dân
Đảng hoạt động theo cương lĩnh và ĐLĐ và, Điều lệ Đảng cộng snả Việt Nam
khẳng định “Đảng cộng sản việt Nam là đội tiên phong của g/c công nhân, nhân dân
lao động và của cả dân tộc Việt Nam. Đại biểu trung thành lịch ích của giai cấp công
nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc”.
5. Kiên định nguyên tắc tập turng dân chủ trong tổ chức và sinh hoạt đảng
Được tổ chức chặt chẽ theo nguyên tắc tập trung dân chủ, phấn đấu cho lý tưởng
cộng sản chủ nghĩa.
6. Giữ gìn đoàn kết nội bộ, đoàn kết quốc tế

TT HCM luôn khẳng định trong công tác xây dựng Đảng “Phải giữ gìn đoàn kết
như giữ con ngươi của mắt mình”
Kết luận: Học tập, nghiên cứu lịch sử và truyền thống của Đảng để chúng ta tự
hào vì có Đảng, góp phần giữ vững, kế thừa và phát huy những truyền thống của
Đảng, làm cho Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo
và sức chiến đấu của Đảng ngang tầm thời đại mới.
Khái quát lịch sử ĐCSVN 21
1. Đại hội đại biểu lần thứ I (Từ ngày 27 đến ngày 31/3/1935) họp tại Quan
Công, Ma Cao (Trung quốc), tham dự có 13 đại biểu.
Đại hội đề ra 3 nhiệm vụ chủ yếu toàn đảng trong thời gian trước mắt là: Củng
cố và phát triển Đảng, thu phục quảng đại quần chúng, chống chiến tranh đế quốc.
Đồng chí Lê Hồng Phong được bầu làm tổng Bí thư.
2. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II ( từ ngày 11 đến ngày 19/2/1951) Đại
hội họp tại xã Vĩnh Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. Đại hội bầu đồng
chí Hồ chí Minh làm chủ tịch Đảng và đồng chí Trường Chinh làm tổng Bí thư.
3. Đại hội lần thứ 3 của Đảng (từ ngày 5 đến ngày 10/9/1960) Đại hội tiến
hành ở thủ đô Hà Nội. Đại hội bầu đồng chí: Hồ Chí Minh làm chủ tịch Đảng và đ/c
Lê Duẫn làm Tổng bí thư thứ nhất BCHTW Đảng.
4. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 4 ( từ ngày 14 đến ngày 20/12/1976)
Áp dụng cơ chế tập Trung bao cấp cho toàn bộ nền kinh tế.
(Câu truyện Bà Đinh Thị Vận)
Đại hội được tiến hành tại thủ đô Hà Hội sau Đại thắng mùa Xuân 1975 và quá
trình thống nhất đất nước trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa,xã hội. Đại hội bầu
đồng chí Lê Duẫn làm tổng Bí thư Ban chấp hành TW Đảng.
5. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng (từ ngày 27 đến ngày
31/3/1982) tại Hà Nội. Đại hội nêu rõ Đảng phải lãnh đạo nhân dân ta thực hiện hai
nhiệm vụ chiến lược: “Một là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội; hai là sẵn sàng
chiến đấu, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN”
Đại hội tiếp tục bầu đồng chí Lê Duẫn làm Tổng Bí thư BCHTW Đảng. Tháng
7/1986 đồng chí Lê Duẫn từ trần, đồng chí Trường Chinh được BCHTW Đảng

bầu làm tổng Bí thư BCHTW Đảng.
6. Địa hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (từ ngày 15 đến ngày 18/12/1986)
Địa hội được tổ chức tại Hà Nội.
Đại hội khẳng định quyết tâm đổi mới công tác lãnh đạo của Đảng theo tinh thần
cách mạng và khoa học. Đại hội đưa ra 4 bài học kinh nghiệm. Trên cơ sở phân tích,
đánh giá tình hình đất nước, tự phê bình về những sai lầm, khuyết điểm, những kết
quả đổi mới tư duy lý luận qua nhiều tìm tòi khảo nghiệm từ thực tiễn, Đại hội đề ra
đường lối đổi mới.
Đại hội bầu đồng chí Nguyễn văn Linh làm tổng bí thư.
7. Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng ( Từ ngày 24-27/6/1991) tại thủ đô
Hà Nội.
Đại hội lần thứ 7 của Đảng diễn ra trong bối cảnh quốc tế và torng nước đang có
những biến đổi phức tạp. Đại hội thông qau cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội đến
năm 2000.
Đại hội bầu đồng chí Đổ Mười làm tổng bí thư.
8. Đại hội đại biều toàn quốc lần thứ VIII (từ ngày 28/6 đến1/7/1996)
Khái quát lịch sử ĐCSVN 22
Đại hội đánh giá 10 năm thực hiện đường lối đổi mới toàn diện và 5 năm thực
hiện nghị quyết Đại hội VII. Đại hội khẳng định: “công cuộc đổi mới 10 năm qua đã
thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa rất quan trọng. Nhiệm vụ do đại hội VII
đề ra 5 năm từ năm 1991 -1995 đã được hoàn thành về cơ bản… nước ta đã ra khỏi
cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội… tuy còn một số mặt chưa vững chắc”
Đại hội xác định nhiệm vụ từng bước đẩy mạnh công nghiệp hóa, phấn đấu đến
năm 2020 đưa nước ta cơ bản thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Đại hội bầu đ/c Lê Khả phiêu giữ chức vụ tổng bí thư.
9. Đại hội đại biểu toàn quốc lần tứ IX ( Từ ngày 19 đến ngày 22 tháng
4/2001)
Đ/c: Nông Đức Mạnh được bầu làm tổng bí thư.
10. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (từ ngày 18 đến ngày 25/4/2006)

với chủ đề: “trí tuệ, đổi mới, đoàn kết và phát triển bền vững”
Bầu BCH Tw gồm 160 ủy viên chính thức và 21ủy viên dự khuyết, bộ chính trị
gồm 14 đồng chí, bầu ban Bí thư gồm 8 đồng chí, bầu đồng chí Nông Đức Mạnh là
tổng Bí thư
11.Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI ( từ ngày 11 đến ngày 19/01/2011)
Chủ đề của Đại hội: “Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của
Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo
nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng
hiện đại”.
Đại hội bầu BCHTW gồm 175 đ/c chính thức và 25 đ/c dự khuyết. Bộ chính trị
khóa XI có 14 đồng chí, trong đó 9 đồng chí là UV Bộ chịnh trị khóa X tái cử gồm
các đồng chí: Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Phùng Quang Thanh, Nguyễn
Tấn Dũng, Nguyễn Sinh Hùng, Lê Hồng Anh, Lê Thanh Hải, Tô Huy Rứa, Phạm
Quang Nghị, Trần Đại Quang, Tòng Thị Phóng, Ngô Văn Dụ (chủ nhiệm UBKT
TW), Đinh Thế Huynh, Nguyễn Xuân Phúc. Đại hội tín nhiệm bầu đồng chí: Nguyễn
Phú Trọng làm Tổng Bí thư BCHTW Đảng khóa XI

×