Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Sáng kiến Kinh nghiệm GDCD 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.64 KB, 17 trang )

HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI
TRONG GIẢNG DẠY BÀI “CHÍNH SÁCH DÂN SỐ & GIẢI QUYẾT
VIỆC LÀM” ( Sách GK GDCD 11)
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. 1. Lý do chọn đề tài
Điều 2 Luật Giáo dục khẳng định : Mục tiêu giáo dục là đào tạo con
người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ
và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ;
hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp
ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nhằm thực hiện mục tiêu trên, môn Giáo dục công dân lớp 11 góp phần
củng cố, phát triển ở học sinh lý tưởng sống đúng đắn, những phẩm chất và
năng lực cơ bản của con người Việt Nam thời kỳ CNH, HĐH, đó chính là
những năng lực cơ bản tự hoàn thiện bản thân, giao tiếp và ứng xử, tổ chức
quản lý, hoạt động chính trị - xã hội, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, định
hướng lao động nghề nghiệp xã hội sau khi ra trường
Trong chương trình giáo dục công dân lớp 11 hiện hành, phần “ Công
dân với các vấn đề chính trị - xã hội” được tập trung vào học kỳ II, trong đó
các chính sách của Nhà nước ta tập trung ở các bài cuối học kỳ.
Đây là những bài có nội dung không khó, nhưng là những nội dung
trong nghị quyết của Đảng được thể chế hóa thành các chính sách của Nhà
nước vì vậy, kiến thức các bài thường được trình bày theo một mạch giống
nhau là đi từ thực trạng đến mục tiêu rồi đến phương hướng tạo nên sự khô
khan, khó áp dụng các phương pháp dạy học tích cực.
1
Một trong những trăn trở của các giáo viên khi dạy các bài về đường lối
chính sách của Đảng và Nhà nước ta là làm sao để bài giảng trở nên sinh động
hơn, lôi cuốn được học sinh tham gia vào các hoạt động học tập do giáo viên
thiết kế, thông qua đó giáo dục các kỹ năng sống cho các em học sinh.
Qua thực tiễn giảng dạy trên lớp tôi thấy phương pháp đóng vai là
phương pháp hữu hiệu, có tính khả thi cao, lôi cuốn được rất nhiều học sinh


tham gia, các tiết học diễn ra rất sôi nổi, khắc phục được sự khô khan trong
giảng dạy các bài về đường lối chính sách. Chính vì vậy, tôi mạnh dạn chọn đề
tài : “ Hiệu quả của việc sử dụng phương pháp đóng vai trong giảng dạy bài
Chính sách dân số và giải quyết việc làm (GDCD 11)”.
1. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Sử dụng phương pháp dạy học tích cực và giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh là một yêu cầu cấp thiết trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học
hiện nay ở nhà trường phổ thông nhằm phát huy tình tích cực, chủ động và
sáng tạo của người học, hình thành cho các em các kỹ năng sống tích cực qua
đó thực hiện thành công mục tiêu bài học.
Thời gian qua, đã có khá nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về đổi
mới phương pháp dạy học với mục tiêu lấy học sinh là “trung tâm” ứng dụng
các phương pháp dạy học tích cực vào trong các bài cụ thể v.v Song, các bài
viết đó mới chỉ dừng lại ở việc áp dụng các phương pháp dạy học truyền thống
kết hợp với phương pháp dạy học tích cực hoặc có đổi mới thì chỉ dừng lại
phương pháp dạy học trực quan, nêu vấn đề, thảo luận nhóm , chưa có bài viết
nào đề cập phương pháp đóng vai trong giảng dạy một bài chính sách cụ thể.
Trong giảng dạy, đã có một số giáo viên sử dụng phương pháp đóng vai theo
kiểu “diễn kịch” để giúp học sinh tìm hiểu sâu sắc một đơn vị kiến thức nhất
định, chưa có giáo viên nào mạnh dạn chọn đóng vai cho cả lớp cũng như tất cả
các đơn vị kiến thức của một bài (một tiết).
2
Trong khuôn khổ bài viết này, tôi xin được giới thiệu đến các đồng chí,
đồng nghiệp một cách làm mới mà cá nhân tôi đã áp dụng khá thành công
trong nhiều năm qua, đem lại hiệu quả thực sự trong đổi mới phương pháp dạy
và học, rèn luyện các kỹ năng trên nguyên tắc chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm
bảo mục tiêu bài học.
1. 3. Mục tiêu, phạm vi nghiên cứu
Đề tài này được chúng tôi nêu lên với mục tiêu trao đổi cùng với các
đồng nghiệp nhằm tìm ra hướng đi hiệu quả nhất cho việc đổi mới phương

pháp giảng dạy môn Giáo dục công dân hiện nay, đặc biệt là giảng dạy phần
chính trị - xã hội và pháp luật.
Phương pháp dạy học được giới thiệu tại đề tài này là phương pháp đóng
vai – một trong những phương pháp dạy học tích cực hiện nay. Với cách thể
hiện hoàn toàn mới đã được áp dụng khá thành công ở cơ sở. Trong khuôn khổ
đề tài này chúng tôi chỉ áp dụng vào một bài cụ thể của chương trình GDCD 11
phần công dân với các vấn đề chính trị xã hội, cụ thể là bài Chính sách dân số
và giải quyết việc làm.
1. 4. Giả thiết khoa học
Nếu đề tài này được áp dụng rộng rãi, chúng tôi tin rằng sẽ tạo ra những
hiệu quả thực sự trong dạy và học bài Chính sách dân số và giải quyết việc làm
và các bài về đường lối chính sách khác.
1. 5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích, tổng
hợp; phương pháp khái quát hóa, trừu tượng hóa và phương pháp điều tra,
phương pháp phỏng vấn.
1. 6. Cấu trúc của đề tài
Đề tài gồm 3 phần:
Phần I. Đặt vấn đề
3
1. 1. Lý do chọn đề tài
1. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
1. 3. Mục tiêu, phạm vi nghiên cứu
1. 4. Giả thiết khoa học
1. 5. Phương pháp nghiên cứu
1. 6. Cấu trúc của đề tài
Phần II. Nội dung, gồm 2 chương.
Chương 1. Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học.
1.1. Quan niệm về đổi mới phương pháp dạy học (PPDH)
1.2. Phương pháp đóng vai

1.3. Thực trạng giảng dạy các bài về đường lối, chính sách
Chương 2. Các bước thực hiện và hiệu quả bước đầu của việc thực hiện
phương pháp đóng vai.
2.1. Các bước tiến hành phương pháp đóng vai
2.2. Những hiệu quả bước đầu khi sử dụng phương pháp đóng vai
Phần 3. Kết luận, kiến nghị, đề xuất
4
PHẦN II. NỘI DUNG
CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG
PHÁP DẠY HỌC
1.1 Quan niệm về đổi mới phương pháp dạy học (PPDH)
Gần đây, trên các diễn đàn khoa học giáo dục xuất nhiều quan điểm về
phương pháp dạy học (PPDH) “lấy học sinh làm trung tâm” và “tích cực” được
bàn luận rất sôi nổi. Theo đó, đổi mới phải bắt đầu từ giáo viên, chỉ cho học
sinh cách học, áp dụng PPDH tích cực để các em chủ động trong nhận thức ;
hoặc, đổi mới PPDH cần khắc phục tình trạng làm cho HS học tập thụ động
trong nghe giảng, ghi chép và trả lời đúng như thầy giảng, sách viết khi kiểm
tra Đồng thời, phải tổ chức cho các em tự mình phát hiện được vấn đề, tự đề
xuất được cách giải quyết và tự giải quyết…
Trong các phương pháp dạy học tích cực được giới thiệu và áp dụng gần
đây gồm các phương pháp dạy học nêu vấn đề (xử lý tình huống), phương pháp
đóng vai, phương pháp thảo luận nhóm/ lớp, phương pháp dự án, phương pháp
nghiên cứu trường hợp điển hình
I.2. Phương pháp đóng vai
Phương pháp dạy học theo hình thức đóng vai là một trong những phương
pháp dạy học tích cực được áp dụng khá phổ biến trong thời gian gần đây.
Đóng vai (sắm vai) là phương pháp dạy học nhằm tổ chức cho học sinh
thực hành, “làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả
định. Đây là phương pháp nhằm giúp cho học sinh suy nghĩ, tranh luận sâu sắc
5

về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự việc cụ thể mà các em vừa thực
hiện hoặc quan sát được. Việc “diễn” không phải là phần chính của phương
pháp này mà điều quan trọng là sự thảo luận sau phần diễn ấy.
Đóng vai trong giảng dạy bài “Chính sách dân số và giải quyết việc làm”
(GDCD 11) rất dễ thực hiện bởi vì: Bài học gồm có 4 đơn vị kiến thức cơ bản,
đó là: mục tiêu của chính sách dân số; phương hướng của chính sách dân số;
mục tiêu của chính sách việc làm; phương hướng giải quyết việc làm, đây là
những vấn đề khá quen thuộc đối với học sinh, qua các môn học khác và trên
các phương tiện thông tin đại chúng các em thường xuyên được tiếp cận ở
nhiều gốc độ khác nhau. Mặt khác, đóng vai được áp dụng theo cách của chúng
tôi không tốn nhiều thời gian vì các em đã được quan sát từ trước, trên ti vi, tức
là giáo viên và học sinh không phải tập “diễn” trước như khi đóng một tiểu
phẩm, một tình huống mà chỉ cần quán triệt ít phút sau khi kết thúc bài học ở
tiết trước là các em có thể “diễn” được. Đóng vai ở bài này được thực hiện
trong toàn bộ nội dung của bài học chứ không dừng lại ở một đơn vị kiến thức.
Vì vậy, giáo viên không phải chuẩn bị các phương pháp dạy học khác, chỉ cần
chuẩn bị các phương tiện, tư liệu để hỗ trợ các em khi cần thiết.
Quá trình thực hiện phương pháp này, các em học sinh được tranh luận
thoải mái với nhau, tạo nên không khí giờ học sôi nổi, hấp dẫn qua đó rèn
luyện cho các em kỹ năng tự tin, kỹ năng lắng nghe và kỹ năng trình bày trước
đám đông.
2.3. Thực trạng giảng dạy các bài về đường lối, chính sách
Trong dạy học, để dạy thành công một bài đường lối chính sách là diều
không đơn giản, người dạy phần lớn là áp dụng phương pháp thuyết trình do
đặc trưng đây là những bài khô khan, càng khô hơn khi chương trình giảm tải
bỏ đơn vị kiến thức “tình hình, thực trạng” nên các giáo viên gặp không ít khó
khăn. Gần đây có rất nhiều bài viết, sáng kiến được giới thiệu nhằm góp phần
6
đổi mới phương pháp dạy học môn giáo dục công dân, trong đó có các bài về
chính trị-xã hội, các phương pháp dạy học được đưa ra khá da dạng, phong phú

gồm phương pháp truyền thống, phương pháp hiện đại, phương pháp tích cực
Tuy nhiên, phương pháp dạy học tích cực được giới thiệu áp dụng trong giảng
dạy các bài này là không nhiều, qua nghiên cứu các tài liệu chúng tôi thấy chủ
yếu là phương pháp dạy học thuyết trình, vấn đáp và thảo luận nhóm. Nếu các
phương pháp này cứ áp dụng cho các bài sẽ dẫn đến nhằm chán cho cả người
dạy và người học, hiệu quả giáo dục không cao.
Thời gian qua, trong những chuyến đi công tác, những lần gặp gỡ bạn
bè, đồng nghiệp chúng tôi thường nghe rất nhiều người tâm sự “không thích”
dạy các bài về đường lối chính sách (GDCD 11), họ cho rằng những bài này
kiến thức rất khô khan, dạy và học “cứ như đi học nghị quyết” vì vậy, các giờ
học thường thiếu sôi nổi, không cuốn hút được người học.
Đúng vậy, các bài về đường lối chính sách thường chứa lượng kiến thức
khá dài, đặc biệt là bài Chính sách dân số và giải quyết việc làm. Ở bài này,
giáo viên và học sinh trong một thời gian ngắn phải dạy và học hai chính sách
xã hội cơ bản là chính sách dân số và chính sách giải quyết việc làm, để không
bị “cháy giáo án” khi dạy các giáo viên thường phải đẩy nhanh tốc độ, có
những đơn vị kiến thức chỉ lướt qua mà không thể áp dụng được các phương
pháp dạy học tích cực, cho nên bài giảng trở nên xơ cứng, thiếu lôi cuốn người
học, không tạo được tính hấp dẫn, hiệu quả đạt được không cao, nhất là ở
những ngày cuối năm học, khi nắng hạ trở nên gay gắt.
Để khắc phục thực trạng trên, trong những năm gần đây trong quá trình
giảng dạy chúng tôi thường áp dụng phương pháp đóng vai, thông qua việc tổ
chức lớp học thành một “phiên họp Quốc hội”, coi việc dạy - học bài học này
là một phiên báo cáo công tác trước Quốc hội, chất vấn ý kiến và trả lời ý kiến
chất vấn, từ đó giúp học sinh từng bước làm rõ nội dung bài học. Với cách làm
7
này đã góp phần làm cho bài dạy trở nên sinh động, hào hứng, thu hút được
một lượng đông đảo học sinh tham gia phát biểu ý kiến.

CHƯƠNG 2. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN VÀ NHỮNG HIỆU

QUẢ BƯỚC ĐẦU CỦA VIỆC THỰC HIỆN PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI
2.1. Các bước tiến hành phương pháp đóng vai.
Chúng ta biết rằng, trong nhiều năm qua các phiên họp Quốc hội của
nước ta thường được truyền hình trực tiếp trên các phương tiện thông tin đại
chúng, trong đó hoạt động chất vấn của các đại biểu và trả lời chất vấn của các
bộ trưởng luôn là phần hấp dẫn nhất trong các phiên họp. Một số em học sinh
thường theo dõi hoạt động này, vì vậy, khi “diễn xuất” các em thường “bắt
chước” và thực hiện rất tốt, đây là điều thuận lợi để học sinh đóng vai. Chúng
ta có thể thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Giáo viên chia lớp học thành 4 nhóm, trong mỗi nhóm cử ra một
người có khả năng trả lời tốt nhất đóng vai trò là “bộ trưởng” (để buổi học trở
nên sinh động chúng tôi thường đặt tên các bộ trưởng là: “Bộ trưởng bộ dân
số”, “bộ trưởng bộ kế hoạch hóa gia đình”, “bộ trưởng bộ việc làm” và “bộ
trưởng bộ chống thất nghiệp”) thành viên của nhóm đóng vai trò là các đại biểu
của “quốc hội”.
Bước 2: Giao nhiệm vụ cho từng nhóm (từng bộ), mỗi nhóm có nhiệm
vụ tìm hiểu hai đơn vị kiến thức – một đơn vị kiến thức được chuẩn bị để trả
lời các câu hỏi chất vấn của nhóm khác và một đơn vị kiến thức được chuẩn bị
để chất vấn nhóm khác.
+ “Bộ trưởng bộ dân số” báo cáo trước “quốc hội” (lớp) vài nét về tình
hình dân số (phần này giảm tải nên chỉ trình bày vài nét cơ bản) và mục tiêu
8
của chính sách dân số; giao nhiệm vụ cho các thành viên bộ KHHGĐ chất vấn
bộ trưởng bộ dân số.
+ “Bộ trưởng bộ kế hoạch hóa gia đình” báo cáo trước quốc hội
phương hướng thực hiện chính sách dân số; giao cho các thành viên của bộ
“việc làm” chất vấn bộ kế hoạch hóa gia đình.
+ “ Bộ trưởng bộ việc làm” báo cáo trước quốc hội vài nét về tình hình
việc làm và mục tiêu của chính sách việc làm ; giao cho “bộ chống thất nghiệp”
chất vấn bộ việc làm.

+ “Bộ trưởng bộ chống thất nghiệp” báo cáo về phương hướng giải
quyết việc làm ; giao các thành viên bộ dân số chất vấn bộ thất nghiệp.
Bước 3: Giáo viên mời các “bộ trưởng” lên trước lớp (chuyển 1 bộ bàn
ghế học sinh ra trước lớp) để các bộ trưởng chủ trì điều hành phiên họp đồng
thời mời bộ trưởng bộ dân số báo cáo trước, các đại biểu đến từ bộ Kế hoạch
hóa giá đình chuẩn bị chất vấn, cứ như thế lần lượt tiến hành cho đến hết. Giáo
viên đánh giá kết quả và giảng giải thêm khi bộ trưởng từng bộ trả lời chất vấn
xong, vạch ra các ý để lớp ghi bài.
- Yêu cầu:
+ Việc đặt tên các “bộ” nhằm mục tiêu tạo nên sự hấp dẫn và sôi nổi,
không nên đặt tên trùng với các bộ thuộc Chính phủ nước ta hiện nay.
+ Yêu cầu các em khi chất vấn và trả lời phải diễn đạt giống như một bộ
trưởng thực thụ hoặc một đại biểu quốc hội nhằm tăng tính hấp dẫn. (Ví dụ:
đối với bộ trưởng: thưa quốc hội, thay mặt bộ dân số tôi xin trả lời ý kiến của
đại biểu bộ KHHGĐ như sau Đối với đại biểu: thưa quốc hội, thưa bộ trưởng
cho phép tôi được hỏi bộ trưởng bộ câu hỏi là )
+ Để bảo đảm thời gian và bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng và mục tiêu
bài học giáo viên yêu cầu các em trong khi hỏi và trả lời câu hỏi phải thảo luận,
chuẩn bị trước để câu hỏi được ngắn gọn, súc tích có nội dung trong sách giáo
9
khoa và các vấn đề liên quan nhằm làm sáng tỏ nội dung bài học. Mỗi nhóm
chỉ được hỏi từ 3 đến 4 câu. Giáo viên dành thời gian cho các em chuẩn bị; khi
nghe câu hỏi yêu cầu các em phải ghi vào giấy để trả lời được hết các câu hỏi
(Ví dụ: có học sinh hỏi như sau. Thưa bộ trưởng bộ KHHGĐ, bộ trưởng
nói phải làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền cho nhân dân. Xin hỏi bộ
trưởng chúng ta phải thông tin tuyên truyền cho nhân dân những vấn đề gì ?)
Đây là câu hỏi rất hay, được học sinh đặt ra mà chúng tôi thường gặp khi dạy.
Bộ trưởng trả lời cũng cần ngắn gọn, đầy đủ, sau đó giáo viên củng cố
thêm kiến thức cho các em.
Để học sinh hào hứng tham gia, có các câu hỏi hay và trả lời tốt giáo

viên cần tiến hành cho điểm theo nhóm (ghi điểm lên bảng), mỗi câu hỏi hay sẽ
được 1 điểm, mỗi câu trả lời đúng theo các yêu cầu được 1 điểm. Nếu một
nhóm làm việc tốt sẽ có tổng điểm từ 8-9 điểm. Với cách làm này, trong thực tế
chúng tôi đã tạo ra được không khí học tập rất sôi nổi, các nhóm có khi “tranh
nhau” chất vấn và có em còn muốn trả lời thay cho bộ trưởng khi thấy bộ
trưởng trả lời không tốt.
Nhằm rèn luyện các kỹ năng cho học sinh giáo viên cần hướng các em
tập trung vào nội dung sách giáo khoa, và các vấn để liên quan bên ngoài, hỏi
và trả lời ngắn gọn, sửa chữa kỹ thuật hỏi và trả lời cho các em, nếu thấy cần
thiết; giáo viên phải củng cố lại kiến thức, biểu dương tinh thần làm việc cho
các em và cho điểm lên bảng.
2.2. Những hiệu quả bước đầu khi sử dụng phương pháp đóng vai
2.2.1 Một số kỹ năng học sinh đạt được qua bài học
- Kỹ năng tự tin
Tự tin là một trong những kỹ năng quan trọng nhất của học sinh. Dù là
công việc hay trong cuộc sống thì luôn luôn cần đến sự tự tin. Nó đem đến cho
10
học sinh thái độ sống tốt hơn, cách nhìn nhận vấn đề đơn giản hơn và sẽ dẫn
đến thành công.
Bằng cách giáo dục cho học sinh kỹ năng tự tin, các em sẽ không còn
lúng túng, hay run rẩy khi phát biểu trước lớp hay nói chuyện trước người lạ.
Qua bài học này sẽ giúp cho học sinh nói lên những điều mà em biết và nói
những điều mà các bạn khác và giáo viên đang muốn nghe.
Với cách làm này, qua bài học thường có khoảng 20 câu hỏi được các
em đặt ra (gồm câu hỏi do các nhóm và các câu hỏi tự phát) và có từ 6 đến 10
em sẽ trả lời. Nếu giáo viên quy định chỉ một học sinh được hỏi một câu, và
mời một số em cùng giúp bộ trưởng trả lời thì tiết học sẽ có từ 25-30 học sinh
được hỏi và trả lời trực tiếp, đây là con số không nhỏ trong một giờ học.
Từ hoạt động hỏi và trả lời câu hỏi được tiến hành thường xuyên, được
rèn luyện kỹ thuật đặt câu hỏi, được rèn luyện cách trả lời trước lớp, đã góp

phần hình thành trong các em kỹ năng tự tin, kỹ năng nói chuyện trước đám
đông, kỹ năng hợp tác rất tốt.
- Kỹ năng lắng nghe
Lắng nghe tích cực là lắng nghe cẩn thận, chăm chú có tóm tắt lại những
gì vừa nghe được. Lắng nghe tích cực là khả năng ngừng suy nghĩ và làm việc
của mình để hoàn toàn tập trung vào những gì mà ai đó đang nói. Khi lắng
nghe tích cực, các em không chỉ nghe để hiểu nghĩa mà còn thể hiện sự tôn
trọng và hiểu biết của mình về người nói. Khi các em chăm chú lắng nghe, các
em sẽ có thể cảm nhận được tốt hơn những gì đang diễn ra trong nội tâm của
người nói để có thể đáp lại một cách hiệu quả.
Ở bài học này, mỗi em học sinh được sắm một vai diễn khác nhau (“đại
biểu” hoặc “bộ trưởng”) và liên tục có các câu hỏi (chất vấn), những câu hỏi
này được các em chuẩn bị cẩn thận trước khi hỏi vừa nhằm mục đích để hỏi
vừa nhằm mục đích ghi điểm ; những học sinh được chất vấn phải chăm chú
11
lắng nghe, tóm tắt được ý người hỏi và tìm câu trả lời ngắn gọn đầy đủ nhất
dưới sự điều khiển của giáo viên. Đây chính là dịp tốt nhất để các em rèn luyện
cho mình kỹ năng lắng nghe tích cực.
- Kỹ năng trình bày trước đám đông
Thông qua bài học này, một bộ phận học sinh được giáo viên chỉ định là
người trả lời các câu hỏi mà các bạn trong lớp đã chất vấn, các em sẽ lựa chọn
những nội dung phù hợp nhất để trả lời, nội dung trả lời có thể dựa vào sách
giáo khoa cũng có thể từ những thông tin các em có được trong cuộc sống.
Bằng cách này, nhiều em đã thực sự trưởng thành qua các lần trả lời chất vấn.
- Kỹ năng hợp tác
Để tìm ra những câu hỏi hay, và trả lời tốt các câu hỏi đòi hỏi do các
nhóm chất vấn mỗi nhóm phải làm việc rất tích cực, khẩn trương. Mặt khác,
điểm số của các nhóm được giáo viên công bố công khai trên bảng tạo ra sự
tranh đua quyết liệt giữa các nhóm, thúc đẩy các nhóm phát huy hết trí tuệ tập
thể để ghi về cho nhóm mình tổng điểm cao nhất. Với cách làm này đã tạo ra

sự thi đua rất sôi nổi, đòi hỏi từng nhóm phải tích cực thảo luận, bàn bạc với
nhau và với quy định mỗi học sinh chỉ được hỏi một câu nên trong nhóm có sự
phân công lẫn nhau để chuẩn bị câu hỏi, hoạt động này đã hình thành ở các em
sự hợp tác tích cực trong nhóm, khắc phục được tính hình thức trong thảo luận
nhóm ở một số tiết trước.
2. 2.2 Về đổi mới phương pháp.
Ở bài này, chúng tôi chỉ áp dụng hai phương pháp chính là phương pháp
thuyết trình và phương pháp đóng vai, trong đó phương pháp đóng vai là chủ
đạo được áp dụng cho toàn bài học, quá trình áp dụng rất thành công, không
gặp khó khăn, tao nên tiết học sôi nổi, hào hứng hoàn thành mục tiêu bài học.
12
Qua đây, chúng tôi cho rằng trong đóng vai chúng ta không nên chỉ bó
hẹp trong một số tình huống, trong một cách ứng xử nhất định, trong một đơn
vị kiến thức nhất định và đóng vai đôi khi không nhất thiết phải “tập diễn”
trước – đây là hạn chế dẫn đến một số giáo viên rất ít vận dụng vì sợ tốn thời
gian. Ở đây chỉ vài hành động “bắt chước” và sự hướng dẫn rất nhanh của giáo
viên các em có thể diễn rất tốt.
Áp dụng PPDH đóng vai theo hình thức họp quốc hội mà chúng tôi giới
thiệu ở đây qua giảng dạy được rất nhiều em học sinh yêu thích, nhiều em trình
bày các phần nội dung kiến thức rất mạch lạc, rõ ràng, kiến thức được các em
đưa ra rất phong phú, sinh động, tạo niềm tin trong các bạn và giáo viên. Ví dụ
Khi báo cáo về các phương hướng thực hiện chính sách dân số, một học sinh
lớp 11A đã chất vấn Bộ trưởng Bộ KHHGĐ như sau: “ thưa bộ trưởng, tôi
nghe nói hiện nay Nhà nước ta có chủ trương người sinh con một bề là nữ sẽ
được hộ trợ kinh phí sinh đẻ và nuôi dưỡng có phải không”? Bộ trưởng trả lời
: “ Hiện nay quốc hội và chính phủ đang bàn bạc, sắp tới sẽ thông qua chủ
trương này” Đây là câu hỏi và câu trả không có sự giúp đỡ của giáo viên
nhưng học sinh đã thể hiện rất tốt, qua đó chúng ta thấy được khả năng độc lập
suy nghĩ và sáng tạo của các em.


2. 2.3. Về kết quả học tập của các em
Phương pháp đóng vai vừa được chúng tôi áp dụng ở 7 lớp. Trong đó, có
lớp 11A – Ban khoa học tự nhiên; Lớp 11C Ban KHXH&NV và lớp
11B,11D,11E,11G, 11H – Ban cơ bản. Xin giới thiệu bảng số liệu về điểm
được giáo viên cho trực tiếp trên lớp khi dạy và qua kiểm tra 15 phút như sau:
2.2.3.1. Cho điểm qua thi đua chất vấn và trả lời chất vấn
Với quy ước mỗi câu hỏi hay (xoáy vào nội dung SGK, phù hợp, giúp
làm sáng tỏ kiến thức bài học) được cộng 1điểm, mỗi câu trả lời hay được cộng
13
1điểm. Dưới đây là tổng điểm các nhóm được ghi trên bảng của 5 lớp đại diện
cho 3 ban.
Lớp
11A 11B 11C 11D 11E
SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL
Giỏi
8-9đ
34/45
75%
20/40
50%
45/45
100
%
25/35
71
%
28/42
67
%
Khá


11/45
25%
20/40
50%
0 0 10/35
29
%
14/42
33
%
TB
5-6đ
0 0 0 0 0
Yếu
<5đ
0 0 0 0 0
Từ bảng điểm trên ta thấy các lớp đều dành được điểm khá và giỏi, trong
đó điểm giỏi chiếm số lượng lớn hơn, thể hiện kết quả làm việc, tiếp thu bài
của học sinh là tích cực và am hiểu kiến thức, phản sánh đúng thực trạng học
sinh và sự phân hóa giữa các lớp học sinh.
2.2.3.2. Qua kiểm tra 15 phút
Trước khi dạy bài tiếp theo, chúng tôi đã giành thời gian 15 phút để
kiểm tra khả năng nhận thức của toàn bộ học sinh sau khi áp dụng đóng vai.
Với đề ra gồm một câu duy nhất: “Thực hiện tốt chính sách dân số và
giải quyết việc làm sẽ có tác dụng gì đối với quá trình xây dựng và phát triển
đất nước” ?
Kết quả cho thấy:
Lớp
11A 11B 11C 11D 11E

SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL
Giỏi
8-9đ
29/45
64.5
%
15/40
37.5
%
31/45
68%
11/35
31
%
10/42
23.8
%
Khá

16/45
35.5
%
17/40
42.5
%
14/45
32%
14/35
40
%

17/42
40.4
%
14
TB
5-6đ
0 8/40
20%
0 10/35
29
%
15/42
35.7
%
Yếu
<5đ
0 0 0 0 0

Kết quả kiểm tra viết cho thấy tỉ lệ học sinh đạt điểm giỏi, khá chiếm tỉ
lệ lớn, học sinh ở các lớp cơ bản có trình độ nhận thức yếu hơn đều làm bài đạt
điểm trung bình trở lên, không có điểm yếu. Điều này chứng tỏ đa số học sinh
hiểu bài và vận dụng tốt vào đời sống xã hội.
15
PHẦN III: KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Trong giảng dạy chương trình GDCD lớp 11 nói chung, các bài về
chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước nói riêng các giáo viên có thể áp
dụng rất nhiều phương pháp khác nhau, có phương pháp truyền thống, có
phương pháp hiện đại. Tuy nhiên, để chọn lựa được phương pháp dạy học phù
hợp, tạo ra hứng thú và hiệu quả thực sự là vấn đề không đơn giản, trong khuôn

khổ bài viết này chúng tôi muốn giới thiệu đến các đồng chí, đồng nghiệp một
phương pháp có tên gọi không mới, nhưng được tiếp cận, thiết kế khá đặc biệt
được chúng tôi áp dụng thí nghiệm trong nhiều năm qua và được áp dụng đại
trà trong năm học 2012-2013 đã thu được kết quả vượt lên cả mong muốn của
chúng tôi, mang lại hiệu quả thực sự ấn tượng, được đông đảo học sinh yêu
thích, kết quả học tập thực sự khá lên. Nếu được áp dụng chúng tôi tin rằng các
đồng chí sẽ đồng tình với chúng tôi.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song bài viết chắc chắn còn mang tính
chủ quan, rất mong được các đồng chí, đồng nghiệp góp ý để chúng ta có thể
xây dựng nên hệ thống phương pháp dạy học phù hợp nhất góp phần nâng cao
chất lượng dạy học bộ môn Giáo dục công dân hiện nay.
3.2. Đề xuất, kiến nghị
3.2.1. Đối với đồng nghiệp
Để môn học Giáo dục công dân ngày càng lôi cuốn học sinh, đảm bảo
mục tiêu kiến thức, kỹ năng và thái độ, chúng tôi mong muốn các đồng nghiệp
tích cực đổi mới phương pháp dạy học, mạnh dạn tìm tòi những hướng đi mới,
phù hợp cùng giới thiệu hi vọng chúng tôi sẽ được học hỏi thêm góp phần làm
phong phú nhóm các phương pháp dạy học bộ môn nhằm nâng cao chất lượng
dạy và học.
3.2.2. Đối với Bộ giáo dục và Đào tạo
16
Do bài “Chính sách dân số và giải quyết việc làm” là một trong những
bài có nội dung dài nên chương trình giảm tải đã chuyển phần “Tình hình dân
số nước ta” sang đọc thêm vì cho rằng đây là những nội dung học sinh đã biết.
Chúng tôi kiến nghị đối với hai phần này là rất quan trọng, nó là điều kiện, là
tiền đề, là thực trạng để Nhà nước ta đề ra chính sách, mục tiêu phương hướng,
nếu bỏ những phần này sẽ gây khó khăn cho người dạy và người học. Nên
chăng, cần đưa vào nhưng viết lại thành những nét cơ bản nhất. Đặc biệt là
Tình hình tài nguyên và môi trường trong bài “ Chính sách tài nguyên và bảo
vệ môi trường”.

17

×